Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án tổng hợp Lịch sử 9 tuần 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.95 KB, 7 trang )

Ngày soạn: 23/08/2015

Tuần 4
Tiết 4
Chương II

CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA – TINH
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 3

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
và sự tan rã ưcủa hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ La – tinh:
những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công
cuộc xây dựng đất nước ở các nước này.
2. Tư tưởng:
- Thấy rõ cuộc đấu trnh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước Á,
Phi, Mĩ La-tinh vì sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc.
- Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các dân tộc Á, Phi, Mĩ La-tinh,
tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu trnh chống kẻ thù
chung là CNĐQ – thực dân.
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân ta đã giành được những thắng
lợi to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong nửa
sau thế kỉ XX như một đóng góp to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải
phóng dân tộc.
3. Kĩ năng:
Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, cũng như


phân tích sự kiện; rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ về kinh tế, chính trị ở
các châu và thế giới.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, một số tranh ảnh về các nước Á, phi, Mĩ La-tinh
từ sau CTTG II đến nau, bản đồ treo tường: châu Á, châu Phi và châu Mĩ
La-tinh.
HS: SGK, tìm hiểu nội dung, trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.


2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu quá trình khủng hoảng và sụp đổ của các nước XHCN Đông
Âu.
? Theo em, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của
các nước Đông Âu là gì.
3. Bài mới:
GTB: Sau CTTG II tình hình chính trị ở châu Âu có nhiều sự biến đổi với sự
ra đời của hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu. Còn ở châu Á, Phi, Mĩ
La-tinh có gì biến đổi không? Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra như
thế nào? Hệ thống thuộc địa CNĐQ tan rã ra sao? → vào bài.
Hoạt động của GV

Hoạt động của
Nội dung
HS
- Gợi cho HS nhớ lại những tác động - Nghe, nhớ lại
của chến tranh thế giới thứ hai tác kiến thức cũ.
động đến phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh.

I. Giai đoạn từ năm
1945 đến giữa những
năm 60 của thế kỉ XX:
- Sử dụng bản đồ thế giới để giới thiệu - Theo dõi
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của
CNĐQ, nhấn mạnh nơi khởi đầu là
ĐNÁ, trong đó tiêu biểu là VN, In-đô- Đông Nam Á: 3 nước
nê-xi-a và Lào.
lần lượt tuyên bố giành
độc lập:
+ Ở In-đô-nê-xi-a, bác sĩ Xu-các-nô
+ In-đô-nê-xi-a (17-8đọc tuyên ngôn độc lập thành lập cộng
1945)
hòa In-đô.
+ Ở VN, ai là người đọc tuyên ngôn  Chủ tịch HCM + Việt Nam (2-9-1945)
độc lập khai sinh ra nước VNDCCH, đọc tuyên ngôn
vào thời gian nào, ở đâu?
độc lập vào
ngày 2.9.1945
tại
Quãng
trường Ba Đình.
+ Lào (12-10-1945)
? Theo em, phong trào đấu tranh ở - Nêu nhận xét.
ĐNÁ có tác dụng như thế nào đến các


nước thuộc địa trên thế giới.
- Tiếp tục sử dụng bản đồ giới thiệu - Theo dõi

phong trào đấu tranh lan rộng sang
Nam Á, Bắc Phi và Mĩ La-tinh.

- Giải thích thêm:
- Nghe
+ Năm 1960, 17 nước châu Phi dành
độc lập cho nên người ta gọi đó là
“năm châu Phi”.
- Có thể cho HS xem hình Phi-đen
Cát-tơ-rô, người lãnh đạo cách mạng
Cu-ba giành thắng lợi
- Gọi HS lên bảng xác định vị trí các
nước đã giành độc lập ở châu Á, Phi,
Mĩ La-tinh trên bản đồ thế giới.
? Em có nhận xét gì về hệ thống thuộc
địa của CNĐQ thực dân vào những
năm cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX
- Kết luận và nhấn mạnh: tới giữa
những năm 60 hệ thống thuộc địa của
CNĐQ về cơ bản đã bị sụp đổ (năm
1967 chỉ con 5.2 triệu km2 với 35 triệu
dân, tập trung chủ yếu ở Nam châu
phi. Lúc này hệ thống thuộc địa của
CNĐQ chỉ còn tồn tại dưới 2 hình
thức: các nước thuộc địa của BĐN,
chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)
phần lớn ở miền Nam châu Phi.
- Nói thêm:
+ Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa
15 (1960) đã thông qua văn kiện

“tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ
nghĩa thực dân” trao tả độc lập cho
các quốc gia và dân tộc thuộc địa.
+ Năm 1963, LHQ thông qua tuyên

- Theo dõi

- Nam Á và Bắc Phi
nhiều nước giành độc lập:
+Ấn Độ (1946 - 1950)
+ Ai Cập (1952)
+ An-giê-ri (1954 –
1962)
- Năm 1960, 17 nước
Châu Phi tuyên bố độc
lập (Năm châu Phi).
- Mĩ La-tinh: 1-1-1959
cách mạng Cu-ba giành
thắng lợi.

- Thực hiện theo
yêu cầu của GV.
- Nêu nhận xét
→ Cuối những năm 60
của thế kỉ XX hệ thống
thuộc địa của CNĐQ về
cơ bản sụp đổ.


ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình

thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
II. Giai đoạn từ giữa
những năm 60 đến giữa
những năm 70 của thế kỉ
XX:
- Sử dụng bản đồ giới thiệu phong trào - Theo dõi
đấu tranh giành độc lập của nhân dân:
An-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bítxao.
- Khẳng định: Sự tan rã các thuộc địa
của BĐN là một thắng lợi quan trọng
của phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Phi
- Gọi HS lên bảng xác định vị trí của 3 - Lên bảng xác
nước này trên bản đồ châu Phi.
định.

- Trình bày (sgk / 14)

- Nghe

- Giải thích khái niệm “chế độ phân - Nghe
biệt chủng tộc (Apacthai)”: (tiếng
anh Apacthai có nghĩa là sự tách biệt
dân tộc) là một chính sách phân biệt
chủng tộc cực đoan và tàn bạo của
Đảng quốc dân, chính đảng của thiểu
số da trắng cầm quyền ở Nam Phi
thực hiện từ 1948, chủ trương tước
đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị,
kinh tế xã hội của người da đen ở đây

và các dân tộc châu Á đến định cư,
đặc biệt là người Ấn Độ. Nhà cầm
quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo
luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền
làm người của dân da đen và da màu,
quyền bóc lột của người da trắng đối
với người da đen được ghi vào hiến
pháp. Các nước tiến bộ trên thế giới

Ba nước tiến hành đấu
tranh vũ trang và giành
độc lập là Ghi-nê Bít-sao
(9-1974), Mô-dăm-bích
(6-1975) vàĂng-gô-la(111975).

III. Giai đoạn từ giữa
những năm 70 đến giữa
những năm 90 của thế kỉ
XX:
- Cuối những năm 70,
CNTD tồn tại dưới hình
thức là chế độ phân biệt
chủng tộc (Apácthai).


đã lên án gay gắt chế độ Apacthai.
Nhiều văn kiện của LHQ coi Apacthai
là một tội ác chống nhân loại, vi phạm
luật pháp quốc tế và hiến chương
LHQ.

- Sau đó, GV chỉ trên bản đồ 3 nước
phía nam châu Phi: cộng hòa Nam
Phi, Dim-ba-bu-ê và (Na-mi-bi-a) Tây
Nam Phi vẫn tồn tại chế độ Apacthai.
- Yêu cầu HS thảo luận:
? Cuộc đấu tranh của nhân dân châu
Phi chống chế độ Apacthai diễn ra
như thế nào.

- Theo dõi trên
bản đồ.

- Thảo luận (3/), - Người dân da đen đã
trình bày.
đấu tranh và giành được
thắng lợi thông qua cuộc
bầu cử và thành lập chính
quyền:
+ Cộng hòa Dim-ba-bu-ê
(1980).
+ Cộng hòa Nam-mi-bi-a
(1990).
- Nghe
+ Cộng hòa Nam Phi
(1993 xóa bỏ chế độ phân
- Nhận xét, bổ sung:
biệt chủng tộc ở Nam
Tháng 11-1939, với sự nhất trí của
Phi).
21 chính đảng, bản dự thảo hiến pháp

cộng hòa Nam Phi được thông qua,
chấm dứt 341 năm tồn tại của chế độ
Apacthai.
Tháng 4-1991, Nen-xơn Man-đê-la
trở thành tổng thống da đen đầu tiên
của cộng hòa Nam Phi.
 Thắng lợi này
? Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử
có ý nghĩa lịch
sử quan trọng,
đánh dấu sự tan
rã của chế độ
phân biệt chủng
tộc đầy dã man
và bất công.
→ lịch sử các
? Sau khi chế độ Apacthai bị xóa bỏ ở dân tộc Á, Phi,
Nam Phi, hệ thống thuộc địa của Mĩ La-tinh đã
CNĐQ đã bị sụp đổ hoàn toàn, nhiệm chuyển
sang


vụ của các nước ở châu Á,phi, Mĩ La- chương mới với
tinh là gì.
nhiệm vụ là
củng cố nền độc
lập, xây dựng và
phát triển đất
nước nhằm khắc
phục tình trạng

nghèo nàn, lạc
hậu.
- Minh họa thêm: Tình hình kinh tế - Nghe
của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh còn
gặp nhiều khó khăn. Nợ nước ngoài
chồng chất, khó có khả năng thanh
toán:
+ 1965: 28,1 tỉ USD.
+ Những năm 80: 451 tỉ USD.
+ Đầu những năm 90: 1300 tỉ USD.
+ Công nghiệp và xuất khẩu của các
nước này là: 10 →12% của thế giới.
+ Dân số chiếm 70% của thế giới.
Tuy vậy, hiện nay đã có một số nước
vươn lên thoát khỏi nghèo đói, thành
nước NIC.
4. Củng cố:
? Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ
sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
 ? Nhận xét về đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau
năm 1945.
→ Có thể nêu lên những đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân
tộc từ sau năm 1945 là:
+ Phong trào đã diễn ra với khí thế sôi nổi, mạnh mẽ không gì ngăn
nổi. Khởi đầu từ ĐNÁ, Tây Á, châu Phi, tới Mĩ La-tinh.
+ Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân tham gia: công nhân,
nông dân, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc. Lực lượng chue yếu và đi đầu
là công nhân và nông dân.
+ Giai cấp lãnh đạo: ở một số nước, phong trào diến ra dưới sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân; phần lớn ở các nước là giai cấp tư sản dân tộc.

Điều này phụ thuộc lực lượng so sánh giai cấp trong mỗi nước.


+ Hình thức đấu tranh đa dạng, phong phú như biểu tình, bãi công, nổi
dậy, ... ở một số nước, nhân dân đã tiến hành đấu tranh giành chính quyền
như TQ, VN, An-giê-ri, cu-ba,...
- GV nhấn mạnh: từ giữa những năm 90 của thế kỉ XX, các dân tộc Á,
Phi, Mĩ La-tinh đã đập tan được hệ thống thuộc địa của CNĐQ, thành lập
hàng loạt nhà nước trẻ tuổi. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi
căn bản bộ mặt của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
5. Hướng dẫn:
Học bài, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi bài 4 “Các nước châu Á”.
6. Lưu ý:
Câu hỏi  dành cho lớp chọn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Trình ký: 29/08/2015
............................................................................................
............................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................

Huỳnh Thị Thanh Tâm



×