Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án tổng hợp Lịch sử 9 tuần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.77 KB, 6 trang )

Ngày soạn 15/9/2015

Tuần 7
Tiết 7
Bài 6:

CÁC NƯỚC CHÂU PHI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý chính sau:
- Tình hình chung của các nước châu Phi sau CTTG thứ hai: cuộc đấu
tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi.
- Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Cộng hòa Nam Phi.
2. Tư tưởng:
Giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân
dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chống đói nghèo.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng lược đồ châu Phi và bản đồ thế giới,
hướng dẫn HS khai thác tài liệu, tranh ảnh để các em hiểu thêm về châu Phi.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, bản đồ thế giới và bản đồ châu Phi; một số tranh
ảnh về châu Phi.
HS: SGK, tìm hiểu nội dung, trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức
ASEAN.
3. Bài mới:
GTB: Là một lục địa, dân số đông. Từ sau CTTG thứ hai phong trào đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập của các dân tộc châu Phi
diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đến nay hầu hết các nước châu Phi đã giành


được độc lập. Sau khi giành độc lập các nước châu Phi ra sức phát triển
kinh tế văn hóa để thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Để hiểu cuộc đấu tranh
của các dân tộc các nước châu Phi và công cuộc phát triển kinh tế diễn ra
như thế nào? → vào bài.
Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS

- Sử dụng bản đồ châu Phi giới thiệu: - Theo dõi
với các đại dương và biển bao bọc ở

Nội dung
I.
Tình
chung:

hình


các phía đông, tây, nam, bắc với diện
tích rộng tới 30,3 triệu km2, dân số 839
triệu người (2002).
- Nhấn mạnh: từ sau CTTG thứ hai
phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở
khắp châu Phi.
? Nêu nét chính cuộc đấu tranh của
nhân dân châu Phi.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận và trình

bày cho HS hiểu rõ: phong trào nổ ra
sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, bởi vì ở
đây có trình độ cao hơn các vùng
khác.

- Nhấn mạnh: nét nổi bật cuả châu Phi
là luôn trong tình thế bất ổn: xung đột,
nội chiến, đói nghèo, nợ chồng chất và
bệnh tật (từ 1987 – 1997 có tới 14
cuộc xung đột và nội chiến, ở Run-anđa có tới 800 nghìn người chết và 1,2
triệu người phải lang thang, chiếm
1/10 dân số).
? Hiện nay các nước châu Phi đang
gặp những khó khăn gì trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất
nước.
- Minh họa thêm: Hiện nay các nước
châu Phi còn rất khó khăn trong công
cuộc xây dựng đất nước và phát triển
kinh tế - xã hội, là châu lục nghèo và
kém phát triển nhất thế giới. Sản lượng

- Nghe
- Dựa vào nội
dung sgk trả - Sau CTTG II,
lời.
phong trào đòi độc
- Nghe
lập diễn ra sôi nổi
→ giành lại được

độc lập và chủ
quyền.
- Cuối những năm
80 của TK XX,
nhiều nước vẫn
trong tình trạng đói
- Đọc đoạn nghèo, lạc hậu,
chữ nhỏ / 26 xung đột, nội chiến
- Nghe
đẫm máu.

- Trao đổi
nhóm,
liên
hệ, trả lời
theo
hiểu
biết.
- Nghe


lương thực bình quân đầu người hiện
nay chỉ bằng 70% của những năm 70.
Vào đầu những năm 60, châu Phi đã
tự túc được lương thực và có xuất
khẩu. Hiện nay 2/3 dân số châu Phi
không đủ ăn, ¼ dân số đói kinh niên
(150 triệu người). Châu Phi tỉ lệ dân
số cao nhất thế giới (VD: Ru-an-đa
5,2%/năm, Awnggola, Nigiera, Mali là

5,1%/năm. Tỉ lệ người mù chữ cao
nhất thế giới: ghi-nê 70%, Môritani
69%, Xênêgan 68%, Maroc 64%,
Cộng hòa Nam Phi 50%, Angieri 46%.
- Kết luận: Có thể nói rằng: Cuộc đấu
tranh để xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu ở
châu Phi còn lâu dài và gian khổ hơn
là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Theo dõi

- Giới thiệu trên bản đồ vị trí của Nam
Phi và giới thiệu những nét cơ bản về
đất nước Nam Phi: diện tích 1,2 triệu
km2, dân số 43,6 triệu người (2002),
trong đó có 75,2% người da đen,
13,6%người da trắng, 11,2% người da
màu.
- Gợi cho HS nhớ lại quá trình xâm
lược của thực dân Hà Lan và Anh xâm
lược Nam Phi; cuộc đấu tranh của nhân
dân Nam Phi. (sgk / 26)
- Nhấn mạnh: Kéo dài hơn 3 thế kỉ (kể
từ năm 1662, khi người Hà Lan tới
đây), chế độ phân biệt chủng tộc (Apác-thai) đã thống trị cực kì tàn bạo
đối với người da đen và da màu ở Nam
Phi.

- Nhớ lại,
trình bày
- Nghe


- Đọc đoạn
chữ nhỏ / 28
- Nghe

- Hiện nay, các
nước châu Phi
thành lập tổ chức
thống nhất châu
Phi, gọi là Liên
minh châu Phi
(AU).
II. Cộng hòa Nam
Phi:


- Giải thích về chế độ phân biệt chủng
tộc “A-pác-thai”: là chính sách của
chính quyền thiểu số người da trắng
nhằm phân biệt chủng tộc và đối xử dã
man với người da đen ở một số nước
miền Nam châu Phi. Họ lập luận rằng
người da đen không thể bình đẳng với
người da trắng. Ở Cộng hòa Nam Phi,
nhà cầm quyền da trắngđã ban bố trên
70 đạo luật phân biệt đối xử và tước
bỏ quyền làm người của người da đen
và da màu, quyền bóc lột được ghi vào
hiến pháp nước này. Các nước tiến bộ
trên thế giới đều lên án gay gắt chính

sách A-pác-thai. LHQ coi A-pác-thai
là “một tội ác chống nhân loại”.

- Thảo luận
nhóm
(3/),
trình bày.
- Nghe, ghi
vào vở.

- Chính quyền thực
dân thực hiên chế
độ phân biệt chủng
tộc tàn bạo.

- Dưới sự lãnh đạo
của “Đại hội dân
tộc Phi” (ANC),
? Cuộc đấu tranh chống chế độ phân
người da đen đấu
biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi - Quan sát, tranh kiên trì chống
diễn ra như thế nào, kết quả, ý nghĩa. theo dõi.
chủ nghĩa A-pác- Nhận xét, bổ sung và kết luận.
thai → năm 1993
chế độ A-pác-thai
bị xóa bỏ.

- Giới thiệu H.13 về tổng thống đầu
tiên (người da đen) của Cộng hòa Nam
Phi: Nen-xơn Man-đê-la sinh năm

1918, nhà hoạt động chính trị Nam
Phi. Sinh tại Tơ-ran-xkay – khu tự trị
dành riêng cho người Phi. Năm 1944,
gia nhập đại hội dân tộc Phi (ANC),
sau giữ chức Tổng thư kí ANC. Năm → chứng tỏ
1964, bị nhà cầm quyền Nam Phi bắt rằng chế độ


giam và kết án tù chung thân. Sau 27
năm bị giam giữ, trước áp lực đấu
tranh của nhân dân tiến bộ trong và
ngoài nước, ngày 11-2-1990, chính
quyền Nam Phi buộc phải trả tự do
cho ông. Sau khi ra tù, N.Man-đê-la
được bầu làm Phó chủ tịch ANC; ngày
5-7-1991, Hội nghị tòn quốc ANC đã
bầu làm chủ tịch. Sau cuộc bầu cử
toàn quốc đa sắc tộc 1993, Man-đê-la
làm tổng thống nước Cộng hòa Nam
Phi.
? Ông Nen-xơn Man-đê-la được bầu
làm Tổng thống, sự kiện này có ý
nghĩa gì.

phân
biệt
chủng tộc đã
bị xóa bỏ sau
hơn 3 thế kỉ
tồn tại.


- Dựa vào nội
dung sgk trả
lời.
- Nghe
- Đề ra “Chiến
lược kinh tế vĩ mô”
→ phát triển sản
xuất, cải thiện đời
sống, xóa bỏ “chế
độ A-pác-thai về
kinh tế”.

- Nói thêm: Năm 1993, ông đã được
tặng giải thưởng Nô-ben về hòa bình.
Ông được nhân dân châu Phi và thế
giưới ngưỡng mộ như người anh hùng
chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Năm 1999, ông rời khỏi chức vụ này.
? Hiện nay Nam Phi đưa ra chủ trương
phát triển kinh tế như thế nào.
- Cung cấp cho HS biết: Nam Phi là
một nước giàu có tài nguyên thiên
nhiên như vàng, uranium, kim cương,
khí tự nhiên ...
- Nhận xét, bổ sung và kết luận.
4. Củng cố:
? Hãy trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các
nước châu Phi sau CTTG thứ hai.
→ Phát triển kinh tế nhưng vân chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo,

lạc hậu; bệnh dịch hoành hành; nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo;
thành lập liên minh châu Phi.


- GV khái quát lại: qua các sự kiện lịch sử, nhấn mạnh tinh thần bất
khuất, quả cảm của người da đen trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apác-thai.
5. Hướng dẫn:
Học bài, tìm hiểu nội dung bài Các nước Mĩ La-tinh.
IV. Rút kinh nghiệm:
BGH ký duyệt:
....................................................................................
19/9/2015
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................

Huỳnh Thị Thanh Tâm



×