BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN VĂN THÁI
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN TÂY YÊN TỬ HUYỆN SƠN
ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN VĂN THÁI
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN TÂY YÊN TỬ HUYỆN SƠN
ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Chuyªn ngµnh: Lâm học
M· sè: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỒNG THANH HẢI
Hà Nội, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
bất cứ một luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Văn Thái
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm nghiệp
tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, nhằm vận dụng những kiến thức đã
được học vào thực tiễn sản xuất, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm
nghiệp, Khoa Sau đại học, tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá vai trò của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học tại
khu bảo tồn Tây Yên Tây Yên Tử - Sơn Động – Bắc Giang”.
Hoàn thành bản luận văn này, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ quý
báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp. Nhân dịp này,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan và cá nhân:
- Trường Đại học Lâm nghiệp:
Ban Giám hiệu và toàn thể các thầy cô giáo trong trường;
TS Đồng Thanh Hải, giáo viên hướng dẫn khoa học của luận văn;
- BQL BT Tây Yên Tử:
Ông Nguyễn Văn Quyền, Giám đốc;
Nguyễn Thanh Hùng Trưởng phòng QLBV
UBND các xã An Lạc, Thanh Luận, Tuấn Mậu, Lục Sơn và UBND
TT Thanh Sơn và bà con nông dân các thôn.
Do hạn chế về nhân lực, tài chính, các điều kiện nghiên cứu cũng như
năng lực của bản thân nên bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Văn Thái
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn …………………………………………………………………..ii
Mục lục …………………………………………………………………….iii
Danh mục các từ viết tắt ……………………………………………………v
Danh mục các bảng ………………………………………………………….vi
Danh mục các hình …………………………………………………………vii
Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 7
1.3. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động – Bắc Giang .......... 10
Chương 2: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ........ 12
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 12
2.1 Đặc Điểm Tự Nhiên............................................................................... 12
2.1.1 Vị trí địa lý....................................................................................... 12
2.1.2. Địa hình - Địa thế, Địa chất và Thổ nhưỡng ................................. 13
2.2 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội: ....................................................... 13
2.2.1 Dân tộc: ........................................................................................... 13
2.2.2 Dân số và lao động: ........................................................................ 14
2.2.3 Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu: ........................................... 16
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
3.4.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan .............................. 21
iv
3.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (sơ đồ VENN)....... 22
3.4.3.Phương pháp xác định thuận lợi, khó khăn, thách thức và mối đe
dọa đến ĐDSH.......................................................................................... 23
3.3.4. Điều tra thực địa ............................................................................ 24
3.3.5. Nội nghiệp: ..................................................................................... 25
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 26
4.1 Đánh giá vai trò của người dân trong quản lý đa dạng sinh học ........... 26
4.2. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức của cộng đồng trong công tác
quản lý ĐDSH.............................................................................................. 34
4.3 . Xác định các đe dọa, các giải pháp và các hoạt động làm giảm thiểu
các đe dọa..................................................................................................... 38
4.3.1 Phân tích các mối đe dọa đối với khu bảo tồn ................................ 38
4.3.2 Các giải pháp và các hoạt động làm giảm thiểu các đe dọa .......... 39
4.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của cộng đồng trong quản
lý bảo tồn ĐDSH.......................................................................................... 48
4.4.1 Nhóm các giải pháp về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng ........ 48
4.4.2. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ. ............................................ 50
4.4.3. Nhóm giải pháp kinh tế .................................................................. 56
4.4.4. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách ................................................ 59
4.4.5. Nhóm giải pháp giám sát đánh giá ................................................ 61
4.4.6. Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục .......................................... 63
4.4.7. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư ....................................................... 64
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 66
1. Kết luận .................................................................................................... 66
2. Tồn tại ...................................................................................................... 70
3. Kiến nghị.................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BQL
Ban quản lý
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
CNA
Đánh giá nhu cầu bảo tồn
CBNV
Cán bộ nhân viên
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
BQLR:
Ban quản lý rừng
FAO:
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới
FFI:
Tổ chức động thực vật thế giới
GSĐG:
Giám sát đánh giá
IUCN:
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BVNN:
Bảo vệ nghiêm ngặt
PHST:
Phục hồi sinh thái
PRA:
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
RRA:
Đánh giá nhanh nông thôn
UBND:
Uỷ ban nhân dân
METT
Công cụ đánh giá hiệu quả quản lý
QĐ-UB
Quyết định ủy ban
Ha
Hecta
HHs
Hộ gia đình
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng
TT
Trang
3.1
Thành phần dân tộc sinh sống trong khu vực
14
3.2
Mật độ và dân số các xã
14
3.3
Lao động và phân bố lao động của các xã
15
3.4
Các loại đất đai trong khu vực
16
4.1
Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan
32
4.2
Kết quả phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức
35
4.3
Mô tả các đe dọa đến đa dạng sinh học KBT
40
4.4
Đề xuất các giải pháp làm giảm nhẹ các đe dọa
43
4.5
So sánh một số mục tiêu bảo tồn và mối quan tâm của người dân
50
4.6
Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loại lâm sản
58
4.7
Khung giám sát đánh giá các hoạt động đồng quản lý
63
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
Sơ đồ VENN thể hiện vai trò của từng nhóm đối tượng tới việc
4.1
4.4
quản lý sử dụng TNTN tại khu bảo tồn Tây Yên Tử
Xây dựng cơ chế chính sách đồng quản lý
26
59
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học(ĐDSH) trên trái đất đã và đang bị suy thoái. theo quĩ
quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) thì suy thoái ĐDSH trên thế giới diễn ra
với tốc độ ngày càng nhanh. Suy thoái ĐDSH không những đã gây nên nhiều tổn
thất nặng nề về tính mạng, của cải mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường
sinh thái toàn cầu. Nhằm ngăn chặn sự suy thoái ĐDSH ngày càng tăng, toàn
thể nhân loại, đặc biệt là các tổ chức của liên hợp quốc và nhiều tổ chức phi
chính phủ (NGO) suốt thời gian qua đã đầu tư nhiều công sức cũng như tài chính
cho sự nghiệp bảo tồn.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ
vùng gần xích đạo tới giáp cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã
tạo nên tính ĐDSH. Một giải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng
phong phú đã được hình thành, những khu rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng
khô cây họ Dầu, rừng tre nứa đến những khu rừng Tràm Nam bộ rộng lớn. Sự
gia tăng dân số, nhu cầu về lương thực, nạn săn bắn bừa bãi, buôn bán, xuất
khẩu các loài động thực vật quí hiếm cùng với sự yếu kém trong công tác
quản lý.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tây Yên Tử với tổng diện tích của
khu bảo tồn(KBT) là 13.023 ha. Nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn nguồn gen và
sự đa dạng của khu hệ động thực vật rừng nhiệt đới, các giá trị khoa học, địa
chất và cảnh quan môi trường. Đây là nơi tập trung rừng tự nhiên lớn nhất của
tỉnh Bắc Giang, nối liền với diện tích rừng thường xanh của tỉnh Quảng Ninh
và Hải Dương thuộc vùng Đông Bắc việt Nam.
Từ trước tới nay, việc xây dựng KBT Tây Yên Tử cũng như xây dựng
kế hoạch quản lý và hoạt động ở đây vẫn thường được tiếp cận từ trên xuống,
chưa quan tâm đến người dân sống trong và gần các khu rừng đặc dụng. Điều
này đã đặt người dân với vai trò là người ngoài cuộc trong công tác bảo tồn
2
thiên nhiên. Tiềm năng to lớn của người dân về lực lượng, về những hiểu biết
và kinh nghiệm lâu đời trong quản lý, sử dụng tài nguyên chưa được khai
thác ứng dụng. Trong khi đó, bảo tồn thiên nhiên thường mâu thuẫn với
những lợi ích của người dân vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên
rừng. Nhiều nơi, thay vì tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên, người dân đã đối
đầu với lực lượng quản lý bảo vệ rừng của chính quyền.
Để giảm các áp lực đối với các khu rừng đặc dụng, chia sẻ gánh nặng
đối với chính quyền các cấp trong tình trạng trên thì việc tham gia của người
dân trong công tác bảo tồn thiên nhiên là rất cần thiết. Sự tham gia của người
dân không chỉ dừng lại ở mức tham gia một cách thụ động, mà cần phải nâng
cao hơn nữa để người dân chủ động tham gia quản lý rừng đặc dụng. Từ đó
mới đánh giá đúng đắn vai trò của người dân trong công tác bảo tồn thiên
nhiên về quản lý, sử dụng và chia xẻ lợi ích. Trên cơ sở đó người dân mới
thực sự tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn, cũng như những hiểu biết
và kinh nghiệm của người dân mới được ứng dụng ngay trên mảnh đất hàng
ngày họ đang sinh sống.
Cho tới nay, nhiệm vụ quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại đây chủ
yếu được thực hiện bởi Ban quản lý và các cán bộ kiểm lâm địa bàn. Để giảm
các áp lực đối với các khu rừng đặc dụng, chia sẻ gánh nặng đối với chính
quyền các cấp trong tình trạng trên thì việc tham gia của người dân trong công
tác bảo tồn thiên nhiên là rất cần thiết. Một trong cách tiếp cận hiện nay của
khu bảo tồn là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công
tác bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, từ khi thực hiện mô hình này vẫn chưa có đánh giá
đầy đủ về vai trò của cộng đồng hay nói cách khác việc tham gia của cộng đồng
có thực sự ý nghĩa trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học hay không. Do vậy tôi
thực hiện đề tài “Đánh giá vai trò của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh
học tại khu bảo tồn Tây Yên Tây Yên Tử - Sơn Động – Bắc Giang”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Khái niệm tham gia quản lý rừng nói chung (Joint Forest Management)
lần đầu tiên được biết đến ở ấn Độ. Tuy nhiên, đồng quản lý (hay hợp tác
quản lý) khu rừng bảo vệ (Co-management of Protected Areas) mới chỉ được
tiến hành từ cuối những năm của thế kỷ 20 và nhanh chóng lan rộng tới các
quốc gia thuộc các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu á.
Nghiên cứu của Wild và Mutebi, 1996 [71] tại vườn quốc gia Bwindi
Impenetrable và MgaHinga Gorilla thuộc Uganda, thì hợp tác quản lý được
thực hiện giữa ban quản lý Vườn quốc gia(VQG) và cộng đồng dân cư. Hai
bên thoả thuận ký kết quy ước cho phép người dân khai thác bền vững một số
lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
trên địa bàn của cộng đồng.
Ở Nam Phi, Moenieba Isaacs và Najma Mohamed - 2000, [61] trong
báo cáo “Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi: Phạm vi vận động” đã
nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại VQG Richtersveld là khu vực
giàu có về tài nguyên thiên nhiên và mỏ kim cương. Các cộng đồng dân cư ở
đây là những người di cư từ tỉnh Cape tới chủ yếu làm nghề khai thác kim
cương. Tuy nhiên đời sống của người dân vẫn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng
thấp kém, điều kiện làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm. Người dân nhận
thức chưa cao về bảo tồn thiên nhiên, trong khi đó công việc của họ làm ảnh
hưởng tới đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. Ban quản lý VQG đã phải
nghiên cứu phương thức bảo tồn trong nhiều năm và cho đến năm 1991 mới
chính thức tìm ra được phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư.
Phương thức này chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên
4
(Contractual Agreement). Trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh
học trên địa phận của mình, còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân
xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác. Tương
tự, tại VQG Kruger (Reid, 2000 [67]), người dân trước đây đã chuyển đi từ
Makuleke, khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở laị vùng
đất truyền thống để sinh sống. Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người
dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực VQG, đồng thời
họ cũng được chia xẻ lợi ích thu được từ du lịch. Từ những kết quả đạt được
về đồng quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã trở thành bài học kinh nghiệm cho
các nước đang phát triển khác.
Ở Canada, trong bài viết của Sherry, 1999 [70] về đồng quản lý VQG
Vutut, vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hoá của
người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã
huy động được lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi
chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của VQG. Đồng
quản lý ở đây đã kết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa
với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý VQG giúp về kỹ thuật xây dựng các mô
hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, còn dân bản địa có thể
thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu
thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của người
dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các
di sản văn hoá. Đồng quản lý ở VQG Vutut được đánh giá là rất thành công,
theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế
giới” Nhà nước văn minh và thổ dân.
Shuchenmann 1999 [69] đã đưa ra một ví dụ ở VQG Andringitra, là
VQG thứ 14 của nước cộng hoà Madagascar. VQG là một vùng núi có mối
liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng
5
như di tích văn hoá. Chính phủ có nghị định đảm bảo các quyền của người
dân như: quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử
dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể
giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Để đạt được những thoả thuận trên,
người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong
khu vực. Ngoài ra, có nhiều bên liên quan tham gia trong ban đồng quản lý
như du lịch, chính quyền.
Theo báo cáo của Prasad 1999 [62], tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan
ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một số các
bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của
cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được từ
du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài nguyên
rừng phục vụ du lịch ở vùng đệm.
Về chính sách lâm nghiệp, Sheppherd (1986) cho rằng đối với cộng
đồng dân cư sống trong và gần các khu bảo tồn thiên nhiên, một giải pháp đề
nghị là cho phép người dân địa phương củng cố quyền lợi của họ theo cách
hiểu của các hệ quản lý nông nghiệp hiện đại, bằng cách trồng cây, cho và
nhận đất, Nhà nước cần xác định rõ các quyền lợi chính trị của dân trên mảnh
đất mà họ nhận, với mục đích tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và
giảm tác động đến tài nguyên rừng 23.
Gilmour (1999) lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính kém
hiệu quả của các chương trình dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên là chưa
giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa lợi
ích cộng đồng địa phương với lợi ích Quốc gia, do đó chưa phát huy được
năng lực nội sinh của các cộng đồng cho quản lý tài nguyên. Vì vậy, quản lý
tài nguyên cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo tồn và phát
6
triển tài nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống
người dân, thống nhất lợi ích của người dân với lợi ích Quốc gia trong hoạt
động bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng 37.
Thái Lan là một nước Châu á được đánh giá đạt được nhiều thành tựu
trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ.
Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường rất
thành thạo khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia quản lý khu
bảo tồn. Poffenberger và McGean 1993 [64] trong báo cáo “Liên minh cộng
đồng: đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại vườn quốc
gia Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu rừng Phòng hộ Nam Sa ở phía bắc
Thái Lan. Đó là những vùng quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh
học, đồng thời cũng là những vùng có nhiều đặc điểm độc đáo về kinh tế, xã
hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa phương trong quản
lý và sử dụng tài nguyên. Tại Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả
năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp
với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn
định về môi trường sinh thái, cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong
khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng dân cư cũng rất thành công trong công tác
quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định rằng nếu chính phủ có chính sách
khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong
việc kiểm soát các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các
hoạt động phá rừng và tác động tới môi trường. Đồng quản lý ở Thái Lan có
thể trở thành bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, bởi Thái Lan cũng
là một nước trong vùng Đông Nam á, có một số đặc điểm tương đồng với
Việt Nam về điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội.
7
1.2. Tại Việt Nam
Từ những năm 1980, chính phủ đã bắt đầu có những quan tâm đặc biệt
tới phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
nhiều văn bản pháp qui liên quan đến các khu bảo tồn đã được ban hành,
nhiều dự án, chương trình lớn được thực hiện đã tạo ra nền tảng để nâng cao nhận
thức và các hoạt động bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự hiểu biết về bảo
tồn thiên nhiên(BTTN) nói chung và KBT nói riêng còn rất nhiều bất cập, nhất là
đối với các cộng đồng sinh sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa.
Để ngăn chặn việc khai thác, sử dụng trái phép tài nguyên thiên nhiên
(TNTN) ngày càng gia tăng do yêu cầu ở trong nước và xuất khẩu, tạo sự liên
kết và hỗ trợ của quốc tế, chính phủ Việt Nam cũng đã tham gia vào 4 trong 5
công ước quốc tế liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH, quản lý khu bảo tồn
và quản lý các loài động thực vật hoang dã.
Đánh giá hiệu quả của công tác bảo vệ các khu bảo tồn ở Việt Nam
Nguyễn Bá Thụ (1997) nhận định: công tác này phụ thuộc rất nhiều vào việc
giải quyết những vấn đề tồn tại tồn tại trên vùng đệm gồm nâng cao đời sống
của nhân dân vùng đệm; chuyển đổi hoặc thay thế tập quán dùng củi, gỗ bừa
bãi và lãng phí của người dân sống trên vùng đệm; nâng cao trình độ kỹ thuật
canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất
cây trồng, nhanh chóng từ bỏ lối canh tác du canh, quảng canh; nâng cao trình
độ hiểu biết về bảo tồn, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên cho người dân
địa phương 26.
Báo cáo kết quả dự án bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nông thôn
dự án khu BTTN Chư Mom Ray đã kết luận bảo vệ tính đa dạng sinh học của
khu bảo tồn thiên nhiên trước hết là làm giảm sự phụ thuộc của người dân lên
vùng được bảo vệ, đảm bảo được mức độ cao hơn về an toàn lương thực, gia
tăng thu nhập hộ gia đình, xoá nạn mù chữ, cải thiện vấn đề sức khoẻ tạo ra
8
các cơ hội và giúp các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, bản địa phát triển các
yếu tố truyền thống văn hoá. Bằng việc phát triển phúc lợi xã hội của các
cộng đồng sống trong vùng đệm, khuyến khích các hoạt động nông nghịêp
bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 12.
Việc xây dựng vùng đệm Kỳ Thượng ở khu BTTN Kẻ Gỗ được Võ Quí
và Đồng Nguyên Thụy nghiên cứu trong đề tài KT02-08-1992. Nghiên cứu
chỉ ra rằng để có thể bảo vệ đựơc rừng thì điều cần thiết phải cộng tác với
nhân dân địa phương, động viên họ bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng cuộc
sống của họ bằng cách giúp họ nâng cao năng suất lúa với giống mới phù hợp
với địa phương, thực hiện nông lâm kết hợp, tổ chức trồng cây ăn quả, nuôi
ong, xây dựng thuỷ điện nhỏ cho gia đình… huấn luyện nhân dân cách xây
dựng và quản lý vùng đệm, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, giảm bớt sức
ép lên rừng 17.
Năm 1998 khi nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bảo vùng cao
trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên Hoàng Xuân Tý và Lê
Trọng Cúc đã khẳng định tầm quan trọng của kiến thức bản địa trong quản lý
tài nguyên thiên nhiên. Chính những cộng đồng địa phương là những người
hiểu biết sâu sắc nhất về những tài nguyên thiên nhiên nơi họ sinh sống, về
cách thức giải quyết những mối quan hệ kinh tế- xã hội trong cộng đồng. Họ
có khả năng phát triển những loài cây trồng vật nuôi cho hiệu quả cao và bền
vững trong hoàn cảnh sinh thái của địa phương. Cộng đồng dân cư địa
phương vừa là người thực hiện các chương trình quản lý tài nguyên, vừa là
người hưởng lợi từ hoạt động quản lý tài nguyên, nên những giải pháp quản lý
tài nguyên phù hợp với những phong tục, tập quán, những nhận thức, kiến
thức của họ sẽ có tính khả thi cao 31.
Báo cáo tại hội thảo Quốc gia năm 1999 “để cuộc sống và môi trường
của người dân miền núi được bền vững”, Võ Quý cho rằng để duy trì cuộc
9
sống, nhiều người sinh sống trong các khu bảo tồn buộc phải khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây mà đáng ra họ phải góp phần bảo vệ. vì
vậy, để giải quyết mâu thuẫn nói trên phải chú ý đến vấn đề kinh tế xã hội
phức tạp mà chủ yếu là tìm các biện pháp hữu hiệu để cải thiện mức sống của
người dân, nhất là những người dân nghèo, đồng thời phải nâng cao nhận thức của
họ về bảo vệ thiên nhiên và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Với kết quả Dự án xây dựng và phát triển vùng đệm VQG YokĐôn, Hà
Đình Nhật (2001) khẳng định khoán bảo vệ rừng là biện pháp có hiệu quả
nhất đối với cộng đồng vùng đệm tại VQG này. Mọi người dân đều được giao
nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và được hưởng quyền lợi mà Nhà nước trả tuy
không lớn nhưng đây thực sự là đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và
Nhà nước.
Người ta nhận thấy rằng, sự tham gia của các cộng đồng đã góp phần
làm giảm những mâu thuẫn về lợi ích trong sử dụng tài nguyên. Khi nghiên
cứu ở vùng lòng hồ sông Đà Hoà Bình, Vương Văn Quỳnh và các cộng sự
(1998) cho thấy thiếu sự tham gia của các cộng đồng địa phương đã không
giải quyết hợp lý được mối quan hệ về lợi ích giữa Quốc gia và cộng đồng
dân cư địa phương. Sự kém hiệu quả của Dự án 747 “ổn định dân cư phát triển
kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà” trong những năm đầu triển khai và thực
hiện dự án có một phần quan trọng là thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc
xây dựng những giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên 22.
Ulrich Apel, Maxwell và các tác giả 2002 [35] đã có nghiên cứu về phối
hợp quản lý và bảo tồn ở khu BTTN Pù Luông. Các tác giả đánh giá nghịch lý
về sử dụng đất đai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số
thôn bản vùng đệm khu BTTN Pù Luông. Nghiên cứu này mới đưa ra được
một số phân tích về sự phụ thuộc của người dân đối với tài nguyên rừng và
đánh giá một số thể chế, chính sách hiện nay đối với công tác quản lý rừng
10
đặc dụng. Nghiên cứu chưa đánh giá được đầy đủ tiềm năng về đồng quản lý
cũng như chưa đưa ra được nguyên tắc và giải pháp thực hiện.
Nhưng để có một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết ổn định tình hình
kinh tế xã hội ở địa phương, giảm cơ bản sự phụ thuộc của người dân vào
rừng thì nghiên cứu cụ thể là rất cần thiết. Đây là lý do vì sao việc nghiên
cứu nhằm xây dựng giải pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham
gia của cộng đồng dân cư địa phương đang được đặt ra như một trong những
nhiệm vụ cấp bách của đề tài nghiên cứu.
1.3. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động – Bắc Giang
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo Quyết định
số 117/QĐ-UB ngày 22 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Bắc Giang trên cơ
sở tổ chức, sắp xếp lại Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ trước đây,
Tiểu khu Thanh Sơn thuộc Lâm trường Sơn Động II và Tiểu khu Chía – Nước
Vàng thuộc Lâm trường Mai Sơn, với tổng diện tích là 13.023 ha. Có nhiệm
vụ chủ yếu là bảo tồn nguồn gen và sự đa dạng của khu hệ động thực vật rừng
nhiệt đới, các giá trị khoa học, địa chất và cảnh quan môi trường. Đây là khu
rừng tự nhiên tập trung lớn nhất của tỉnh Bắc Giang nối liền với diện tích
rừng thường xanh của tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương thuộc vùng Đông Bắc
việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, có tới 728 loài thực vật và 285 loài
động vật rừng đã được ghi nhận ở KBTTN Tây Yên Tử. Trong số đó có hàng
chục loài động thực vật quý hiếm, điển hình về thực vật như Pơ mu, Thông
tre, Sến mật, Táu mật, Thông nàng...; Về động vật như Cu li lớn, Voọc đen
má trắng, Rùa vàng... Đặc biệt, một số loài mới và ghi nhận mới đã được phát
hiện ở núi Yên Tử trong vài năm trở lại đây.
Từ khi thành lập đến nay, KBTTN Tây Yên Tử là địa điểm nghiên cứu
khoa học lý tưởng, đã tiếp đón nhiều cơ quan và tổ chức trong nước và quốc
tế về nghiên cứu. Tuy chưa có những nghiên cứu đầy đủ, nhưng trong thực tế
11
cho thấy đồng quản lý các khu rừng đặc dụng là một trong những xu hướng
phù hợp với điều kiện bảo tồn thiên nhiên ở nước ta.
Các kết quả nghiên cứu hầu hết điều tra về thành phần động thực vật
và phát hiện bổ sung danh lục chưa có nghiên cứu về đánh giá sự tham gia
của cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH. Những người dân sống gần
rừng, phụ thuộc vào rừng ở đây có vai trò hết sức quan trọng trong công bảo
tồn đa dạng sinh học trong khi đó họ lại đang bị đẩy ra ngoài cuộc. Việc đánh
giá vai trò của người dân trong công tác bảo tồn ĐDSH làm cơ sở để đưa ra
các giải pháp bảo tồn ĐDSH là lý do để đề tài thực hiện tại khu bảo tồn Tây
Yên Tử.
12
Chương 2
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc Điểm Tự Nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trên 4 xã, Thị trấn là: Xã An
Lạc, Thị trấn Thanh Sơn, Xã Thanh Luận, Xã Tuấn Mậu (huyện Sơn Động)
và Xã Lục Sơn (huyện Lục Nam). Có toạ độ địa lý:
Từ 21o09’ đến 21o13’ vĩ độ Bắc, từ 106o33’ đến 107o02’ kinh độ Đông.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm ở vùng núi Yên Tử Tây, thuộc
Cánh cung Đông Triều. Ranh giới: Khu bảo tồn có:
+ Phía Bắc giáp các xã: Hữu Sản, Vân Sơn, Bồng Am, Tuấn Đạo
(huyện Sơn Động) và xã Bình Sơn (huyện Lục Nam), tỉnh Bắc Giang.
+ Phía Đông giáp các xã: Lâm Ca (huyện Đình Lập), tỉnh Lạng Sơn, xã
Long Sơn (huyện Sơn Động), tỉnh Bắc Giang, xã Lương Mông (huyện Ba
Chẽ) và xã Tân Dân (huyện Hoành Bồ), tỉnh Quảng Ninh.
+ Phía Nam giáp các xã: Dương Hưu (huyện Sơn Động), tỉnh Bắc
Giang, xã Thượng Yên Công, Phường Vàng Danh (Thị xã Uông Bí), xã Bình
Khê và Tràng Lương (huyện Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh.
+ Phía Tây giáp các xã: An Châu, An Lập, Lệ Viễn (huyện Sơn Động)
và xã Trường Sơn (huyện Lục Nam), tỉnh Bắc Giang.
Khu BTTN Tây Yên Tử tách thành 2 Phân khu riêng biệt, giữa 2 khu
xen kẽ là rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm; Phân Khu Khe Rỗ thuộc
xã An Lạc huyện Sơn Động, diện tích 5.456,9 ha và Phân Khu Thanh - Lục
Sơn thuộc 3 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Thanh Sơn, xã Thanh Luận, xã Tuấn
13
Mậu thuộc huyện Sơn Động và xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam, diện tích
7.565,8 ha.
2.1.2. Địa hình - Địa thế, Địa chất và Thổ nhưỡng
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trong lưu vực Yên Tử Tây,
được bao bọc bởi dãy Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều, có đỉnh núi Yên
Tử cao 1.068m. Địa thế thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đá vôi
cao dốc, chia cắt phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng, khu vực giáo ranh
tỉnh Quảng Ninh có độ dốc bình quân 35-400. Với địa hình đa dạng như vậy,
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có những khu vực còn tương đối
nguyên vẹn với một quần thể sinh vật phong phú, đa dạng.
2.2 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội:
Dân số sinh sống ở khu vực giáp ranh và bên trong KBT là 21.310
người. Các dân tộc chủ yếu là Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Sán chí. Trình độ
dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn nên họ sống
phụ thuộc nhiều vào rừng và các sản phẩm từ rừng. Điều này là đặc biệt đúng
đối với các hộ dân nghèo ở vùng sâu vùng xa, những người có thể phải sống
thiếu ăn 4 tháng trong năm. Những áp lực về sinh kế trên địa bàn này đang tạo
ra một sức ép lớn đối với tài nguyên của Khu bảo tồn và có tác động tiêu cực
đối với tài nguyên thiên nhiên KBT. Chính vì vậy, KBTTN Tây Yên Tử đánh
giá nhu cầu bảo tồn và kế hoạch các hoạt động trình tự ưu tiên, trình lên Quỹ
bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam xin hỗ trợ kinh phí nhằm làm giảm thiểu sự
tác động của cộng đồng vào tài nguyên thiên nhiên KBT.
2.2.1 Dân tộc:
Có 5 dân tộc chính đang sinh sống trong vùng đệm và bên trong khu
bảo tồn là: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Sán Chí, chiếm 98,8%. Các dân tộc
khác chỉ chiếm một số lượng rất ít 1,2% tổng dân số.
14
Bảng 3.1: Thành phần dân tộc sinh sống trong khu vực
Số khẩu
Tỉ lệ
(người)
(%)
Kinh
12.509
58,7
2
Tày
4.752
22,3
3
Dao
3.154
14,8
4
Cao Lan
341
1,6
5
Sán Chí
298
1,4
6
Các dân tộc khác
256
1,2
21.310
100
TT
Tên dân tộc
1
Tổng cộng
2.2.2 Dân số và lao động:
Dân số nằm trong vùng đệm KBT có 757 hộ với 3.815 nhân khẩu. Dân
số phân bố tương đối đồng đều giữa các xã trong khu vực.
Bảng 3.2: Mật độ và dân số các xã
Xã
An
Lạc
Lục
Sơn
Thanh
Luận
Thanh
Sơn
Tuấn
Mậu
Tổng
cộng
Dân số chia theo dân tộc (người)
Tổng
số hộ
Tổng
dân số
Tày
Hoa
Dao Kinh H’Mông
DT
khác
12
1832
8047
5162
282
1166 1228
209
17
6929
6929
1837
6
2012
905
109
28
4
1263
5756
4145
112
526
849
25
99
6
698
3182
2212
7
731
206
23
3
6
1413
6529
3691
2333
128
208
169
82
6.227
28.411
17.047
6768 3316
365
508
Thôn
407
15
Số lượng nhân khẩu tập trung đông nhất ở các xã Lục Sơn huyện Lục
Nam, xã An Lạc, Thanh Luận và thị trấn Thanh Sơn huyện Sơn Động chiếm
85,4%, cho thấy sức ép của người dân từ các xã này vào rừng là rất lớn. Trung
bình mỗi hộ gia đình có từ 4 –5 người. Như vậy các gia đình có con thứ 3 thứ
4 vẫn còn phổ biến, có thể tạo ra thêm áp lực về dân số và giải quyết việc làm
trong những năm tiếp theo.
Lực lượng lao động và sự phân bố lao động theo giới trong 05 xã thuộc
KBT thống kê tại biểu sau:
Bảng 3.3: Lao động và phân bố lao động của các xã
Đơn vị hành chính
Tổng số
Nữ
Nam
Số người
Tỉ lệ (%)
Số người
Tỉ lệ (%)
An Lạc
3.436
1.745
50,8
1.691
49,2
Thanh Luận
3.705
1.845
49,8
1.860
50,2
Thanh Sơn
4.136
2.076
50,2
2.060
49,8
Tuấn Mậu
3.104
1.605
51,7
1.499
48,3
Lục Sơn
6.929
3.423
49,4
3.506
50,6
21.310
10.695
Tổng
10.615
Lực lượng lao động trong khu vực phần lớn là sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp. Diện tích trồng lúa chủ
yếu 2 vụ trên năm, một số diện tích trên cao trồng vải thiều, sắn. Tính trung
bình, thu nhập của người dân địa phương còn thấp.
Một số ít trong số lao động này làm trong các lĩnh vực khác như giáo
dục, y tế, dịch vụ, công nhân khai thác mỏ than, công nhân nhà máy Nhiệt
điện. Với lực lượng lao động nhiều nhưng cơ cấu ngành nghề khá đơn điệu
(chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, năng suất lao động thấp) dẫn
đến dư thừa lao động và nhiều thời gian nông nhàn gây thêm sức ép đến tài
16
nguyên rừng. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế bằng chăn nuôi gia súc theo
phương thức thả tự do vào rừng cũng là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đối với
ĐDSH ở KBT Tây Yên Tử.
2.2.3 Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu:
Bảng 3.4: Các loại đất đai trong khu vực
Đất trồng
Tổng
Đất Nông
Đất Lâm
(ha)
nghiệp
nghiệp
An Lạc
11.961
469
11.216
16
260
Thanh Luận
4.908
135
4.352
58
363
Thanh Sơn
1.981
842
677
43
419
Tuấn Mậu
5.489
445
4860
110
74
Lục Sơn
9.668
637
8.208
658
165
34.007
2.528
29.313
885
1.281
Xã
Tổng
cây Công
Đất khác
nghiệp
Từ số liệu trên ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp trong vùng khá lớn,
bằng 29.313 ha chiếm 86% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đó ta thấy rằng
vai trò của hoạt động sản xuất lâm nghiệp là khá lớn trong chiến lược phát
triển kinh tế vùng. Đất nông nghiệp của 05 xã là 2.528 ha chiếm 7,4%, tổng
diện tích tự nhiên. Như vậy đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá thấp và phân bố
không đồng đều, nơi có nhiều đất nông nghiệp nhất là thị trấn Thanh Sơn
(huyện Sơn Động) 842 ha, xã có ít là Thanh Luận (huyện Sơn Động) 135 ha.
Đất sản xuất cây công nghiệp (Vải thiều, Trám, Sắn, Chè,…) chiếm 2,6%
phân bố không tập trung. Chưa được quy hoạch sử dụng đất dài hạn, phần lớn
là sản xuất tự phát với trình độ sản xuất lạc hậu, dẫn đến năng suất cây trồng
thấp hiện nay.