Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia nampuy, tỉnh sayaboury nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

MONGXIONG NOPO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN
TẠI VƯỜN QUỐC GIA NAMPUY, TỈNH SAYABOURY
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

MONGXIONG NOPO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN
TẠI VƯỜN QUỐC GIA NAMPUY, TỈNH SAYABOURY


NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số:60. 62 .02 .01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình

Hà Nội, 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
hề được sử dụng, được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
ĐHLN, tháng 4 năm 2016
Người làm cam đoan

Mongxiong Nopo


ii
LỜI CẢM ƠN
Được học tập ở trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam là cơ hội đối với bản
thân tôi trong việc tiếp cận các kiến thức trình độ thạc sỹ về chuyên ngành Lâm học.
Sau hai năm học tập và rèn luyện, tôi đã tích lũy được vốn kiến thức quý báu và tiến
hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng
thái rừng tự nhiên tại Vườn Quốc Gia NamPuy, tỉnh Sayaboury nước CHDCND
Lào”Đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý
và các thầy cô giáo của trường Đại học Lâm nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ và truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt 2 năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình
đã hướng dẫn tôi định hướng nghiên cứu, giúp tôi biết thu thập số liệu và hoàn thiện
bản Luận văn này.
Xin cảm ơn Đại sứ quán Lào ở Việt Nam, các bạn bè đồng du học đã ủng hộ
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian từ khi tôi chuẩn bị đến Việt Nam và ở Việt Nam.
Đây là sự cổ vũ rất lớn cho tôi về mặt tinh thần và giúp tôi thích ứng với cuộc sống
ở Việt Nam được tốt.
Xin cảm ơn Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã tạo điều kiện cho
chúng tôi được học tập rèn luyện ở Việt Nam. Tôi mong sự hợp tác của hai nước
ngày càng bền chặt, thắm thiết, ổn định và lâu dài.
Bản luận văn này là sự nỗ lực của tôi từ thu thập số liệu đến hoàn thiện báo
cáo tại Vườn Quốc Gia NamPuy. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn bản Luận
văn cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi mong nhận được sự đóng
góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội,ngày 02 tháng 6 năm 2016
Tác giả

Mongxiong Nopo


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii

MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Trên Thế giới.......................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................... 3
1.1.2.Nghiên cứu về tái sinh rừng...................................................................... 7
1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc tại CHDCND Lào ............................. 8
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân loại thảm thực vật ...................... 8
1.2.2. Một số nghiên cứu về rừng ở Vườn Quốc Gia NamPui .......................... 11
1.3. Thảo luận ............................................................................................. 11
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 13
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 13
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 13
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ................................................................. 14
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ...................................................... 14
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 17
Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................. 29
3.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 29
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 29


iv
3.1.2. Địa chất - Thổ nhưỡng .......................................................................... 30

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 31
3.2.1. Đặc điểm dân sinh, kinh tế .................................................................... 31
3.2.2. Quy hoạch quản lý vườn quốc gia NamPuy ........................................... 32
3.2.3. Tình hình sử dụng đất đai trong vườn quốc gia NamPuy ....................... 32
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 34
4.1 Phân loại các trạng thái rừngnghiên cứu ................................................... 34
4.2.Đặc điểm cấu trúc và đa dạng tầng cây cao ............................................... 36
4.2.1 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao............................................................... 36
4.2.2 Đặc trưng về mức độ phong phú và đa dạng loài ................................... 39
4.2.3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây gỗ của các trạng thái rừng .... 44
4.3. Đặc điểm tái sinh rừng........................................................................... 55
4.3.1. Tổ thành cây tái sinh ............................................................................. 55
4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tái sinh rừng........................................................ 57
4.3.3. Mối quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao với tổ thành tầng cây tái sinh . 64
4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu .......... 65
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ............................................................. 67
5.1. Kết luận .............................................................................................. 67
5.2. Tồn tại ................................................................................................. 68
5.3. Khuyến nghị ......................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
2.1:
2.2:
2.3:

2.4:
4.1:
4.2:
4.3:
4.4:
4.5:
4.6:
4.7:
4.8:
4.9.
4.10.
4.11:
4.12:
4.13:
4.14:
4.15:
4.16:

Tên bảng
Mẫu biểu điều tra tầng cây cao
Phiếu điều tra cây tái sinh
Phân bố cây tái sinh theo cỡ chiều cao
Phân bố cây tái sinh theo cỡ đường kính
Phân loại trạng thái rừng nghiên cứu
Trích dẫn công thức tổ thành của một số OTC
Một số chỉ tiêu trong công thức tổ thành
Chỉ số phong phú của loài
Mức độ đa dạng của loài
Kết quả tính chỉ số Simpson
Độ tàn che của các QXTV khu vực nghiên cứu

Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 theo hàm khoảng
cách
Kết quả mô phỏng phân bố N/Hvn
Công thức tổ thành cây tái sinh ở các ÔTC
Mật độ cây tái sinh
Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Phân bố cây tái sinh theo cấp đường kính Doo (cm)
Hình thái phân bố cây tái sinh
Mối quan hệ giữa tổ thành tầng cây caovới tổ thành
tầng cây tái sinh

Trang
16
17
27
28
34
37
38
39
41
43
49
51
54
56
57
59
61

61
64
65


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

4.1:

Chỉ số phong phú R của các trạng thái rừng nghiên cứu

41

4.2:

Mức độ đa dạng H của các trạng thái rừng nghiên cứu

42

4.3:

Chỉ số Simpson của các trạng thái rừng nghiên cứu


44

4.4.

Điều tra trên ÔTC thực trạng thái rừng IIIA3

45

4.5.

Trắc đồ rừng trạng thái IIIA3

46

4.6.

Điều tra trên ÔTC thực trạng thái rừng IIIB

46

4.7.

Trắc đồ rừng trạng thái IIIB

47

4.8.

Điều tra trên ÔTC thực trạng thái rừng IV


48

4.9.

Trắc đồ rừng trạng thái IV

49

4.10.

Độ tàn che của các trạng thái rừng

50

4.11:

Mô phỏng phân bố N/D1.3 OTC 01

53

4.12:

Mô phỏng phân bố N/Hvn OTC 01

55

Phân bố cây tái sinh theo cỡ chiều cao Hvn và cỡ
4.13:

dường kính Doo


63


vii
CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BQL

Giải thích nghĩa
Ban quản lý

CHDCND
CHXHCN

Cộng hòa dân chủ nhân dân
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CITES
CTTT
ĐDSH
ĐTQH

Công ước về buôn bán động vật hoang dã quốc tế
Công thức tổ thành
Đa dạng sinh học
Điều tra quy hoạch

IUCN
KBT


Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
Khu bảo tồn

KBTTN
KBTLVSC

Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh

NXL
KH

Nam Xuân Lạc
Khoa học

MV


Mẫu vật
Nghị định

NXB
OTC

Nhà xuất bản
Ô tiêu chuẩn

mtg
mut


QS
SC
SĐVN
STT
UBND
Hvn
D1.3
Dt

Số loài tham gia công thức tổ thành
Số loài ưu thế trong công thức tổ thành
Quyết định
Quan sát
Sinh cảnh
Sách đỏ Việt Nam
Số thứ tự
Ủy ban nhân dân
Chiều cao vút ngọn
Đường kính ngang ngực
Đường kính tán

ODB

Ô dạng bản


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên quan điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng thể hiện rõ
nét những mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và
giữa chúng với môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng nhằm duy trì rừng
như một hệ sinh thái ổn định, có sự hài hoà của các nhân tố cấu trúc, lợi dụng
tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy tối đa các chức năng có
lợi của rừng cả về kinh tế, xã hội và sinh thái.Như vậy, để quản lý rừng có
hiệu quả thì một trong những công việc không thể thiếu là nghiên cứu về cấu
trúc rừng. Mặc dù vậy, cho đến nay những nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh
rừng vẫn chưa thể bao quát cho mọi khu rừng, chưa thể làm nổi bật những
điển hình và đặc thù của mọi loại hình rừng ở một khu vực cụ thể, đặc biệt là
rừng tự nhiên ở một số địa phương miền Bắc nước CHDCND Lào.
Trong thời gian qua, việc khai thác và sử dụng quá mức, công tác quản
lý bảo vệ rừng kém hiệu quả ở nhiều địa phương khiến các khu rừng, đặc biệt
là rừng Vườn Quốc Gia NamPuy, giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và
chất lượng. Những tác động này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tồn tại của
rừng, làm xáo trộn các quy luật cấu trúc của rừng, diễn thế rừng làm cho, rừng
có sức sản xuất thấp và kém ổn định. Từ đó, cuộc sống và phát triển kinh tế
của các cộng đồng dân cư trong khu vực bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho
công tác phát triển rừng, Địađiểm nghiên cứu của đề tài, nơi còn tồn tại các
khu rừng của Vườn Quốc Gia NamPuy cũng đang trong tình trạng như trên.
Vì vậy, việc xác định các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm
phục hồi và phát triển những diện tích rừng Vườn Quốc Gia NamPuybị tắc
đọng là một nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, để có được những biện pháp kỹ
thuật tác động chính xác và hiệu quả thì những hiểu biết về đặc điểm lâm học,
trong đó có đặc điểm cấu trúc được xem là những cơ sở quan trọng nhất.


2

Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của

một số trạng thái rừng tự nhiên tại Vườn Quốc Gia NamPuy, tỉnh
Sayaboury nước CHDCND Lào”được thực hiện nhằm góp phần bổ sung
những hiểu biết mới về cấu trúc rừng, tính đa dạng sinh vật và hướng phát
triển bền vững hệ sinh thái rừng tại miền Bắc nước CHDCND Lào.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
a. Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng:
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài mối quan hệ qua lại bên
trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên
cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của
quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
Trong một thời gian dài, vấn đề duy trì và điều tiết cấu trúc rừng đã
được bàn luận và có rất nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là việc đề xuất
các tác động xứ lý đối với rừng tự nhiên nhiệt đới. Nhiều phương thức lâm
sinh ra đời và được thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới như phương thức
chặt cải thiện tái sinh (RIF, 1927), phương thức rừng đều tuổi của Malaysia
(MUS, 1945), T.S.S của Nigeria (1944, 1961),…
Baur G.N. (1962)[9] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học
nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng,
trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt
lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý
đều có hai mục tiêu rõ rệt:
“Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn
loài và không đồng tuổi bằng cách đảo thải những cây quá thành thục và vô

dụng để tạo không gian thích hợp cho các cây còn lại sinh trưởng. Mục tiêu
thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân
tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở trạng thái ngủ để thay thế
cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm sóc nuôi
dưỡng rừng sau đó”.


4

Từ đó, tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các
nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng
không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
Catinot (1965)[4] nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc
biểu diễn các phẩu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông
qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến…
Odum E.P (1971)[25] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
Khi nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục, Evans, J.
(1984) [23]xác định cơ tới 70 – 100 loài cây gỗ trên 1 ha, nhưng hiếm có loài
nào chiếm hơn 10% tổ thành loài.
b. Về mô tả hình thái cấu trúc rừng:
Nguyễn Duy Chuyên (1988) [5], đã khái quát đặc điểm phân bố của nhiều
loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý thuyết. Từ đó làm cơ
sở định hướng cho các giải pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất nguyên liệu.
Kraft (1884) đã tiến hành phân chia những cây rừng trong một lâm
phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của
cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây rừng, tiêu
chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng

thuần loài đều tuổi.
Richards P. W (1952)[26] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa
nhiệt đới là tuyệt đại bộ phân thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mưa thường
có nhiều tầng (thường có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ).
Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có


5

nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh
trên thân hoặc cành cây. “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và
cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây”.
Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả có ý
kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng, kiểu
rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards P W. (1952)[26] phân chia
rừng ở Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 –12m, 12–18m,
18-24m, 24-30m, 30-36m và 36-42m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp
chiều cao. Odum E.P. (1971)[25] nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ
cao dưới 600m ở Puecto - Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở
một tầng riêng biệt nào cả.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
c. Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng:
Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng
cấu trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các công thức và hàm toán học để mô
hình hoá cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của
rừng.

Raunkiaer (1934) đã đưa ra công thức xác định phổ dạng sống chuẩn
cho hàng nghìn loài cây khác nhau. Theo đó, công thức phổ dạng sống chuẩn
được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của tong dạng sống
so với tổng số cá thể trong một khu vực. Để biểu thị tính đa dạng về loài, một
số tác giả đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài như
Simpson (1949), Margalef (1958), Menhinik (1964)…và để dánh giá mức độ
phân tán hay tập trung của các loài, đặc biệt là lớp thảm tươi, Đrude đã đưa ra


6

khái niệm độ nhiều và cách xác định. Đây là những nghiên cứu mang tính
định lượng nhưng xuất phát từ những cơ sở sinh thái nên được đề tài lựa chọn
và vận dụng.
Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi
các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu
lâm phần. Rollet B. (1972) [21] đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và
đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường
kính tán bằng các dạng phân bố xác suất, Belly (1973) sử dụng hàm Weibull
để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông…Tuy nhiên, việc sử
dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái
giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các
phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng
trong đề tài.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc
phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu
hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một
đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống
phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Shimper (1903),
Aubreville (1949), UNESCO (1973)… Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu

hướng này, khi nghiên cứu ngoại mạo của Quần xã thực vật đã không tách
khỏi hoàn cảnh sinh thái của nó, từ đó hình thành xu hướng phânloại rừng
theo ngoại mạo sinh thái.
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều
công trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
rừng. Tuy nhiên, chưa thấy một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đặc
điểm cấu trúc rừng tự nhiên và rừng trên núi. Cấu trúc rừng trên núi thường


7

được đề cập cùng với các đối tượng rừng khác nên chưa làm nổi bật những
đặc điểm khác biệt về cấu trúc của loại rừng này so với các loại rừng khác. Do
đó, sở khoa học việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật cho rừng trên núi vẫn còn
nhiều vấn đề chưa được lâm sáng tỏ.
1.1.2.Nghiên cứu về tái sinh rừng
Do sự phát triển công nghiệp thế kỷ XIX, trong ngành lâm nghiệp của
thế giới đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo
năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Nhưng sau thất bại về
tái sinh nhân tạo ở Đức và một số nước nhiệt đới mà Beard (1947) đã gọi là
“bệnh sởi trồng rừng” do thiếu sinh tố sinh thái học, nhiều nhà khoa học đã
nghĩ tới việc quay trở lại với tái sinh tự nhiên.
Khi đề cập vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng
cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với ô đo đếm tra
tái sinh có diện tích từ 1 đến 4m2 diện tích ô điều tra nhỏ nên việc đo đếm gặp
nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu
rừng mới phản ánh trung thực tình tái sinh rừng.
Trong phương thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945), nhiệm vụ
đầu tiên được ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000 mẫu

Anh (4 m2) để biết xem tái sinh có đủ hay không và sau đó mới tiến hành các
tác động tiếp theo.
Richards P.W (1952) )[26] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các
ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong
khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp
“điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo
giai đoạn phát triển của cây tái sinh.
Van Steenis (1956)[27] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến
của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ


8

trống). Hai đặc điểm này không chỉ thấy rừng nguyên sinh mà còn thấy cả ở
rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây phần nào làm
sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên nói chung
và rừng nhiệt đới nói riêng. Đó là những cơ sở để lựa chọn cho việc nghiên
cứu cấu trúc và tái sinh rừng trong đề tài này. Việc nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc và tái sinh tự nhiên là việc làm hết sức quan trọng nên với từng đối tượng
cụ thể, cần có những phương pháp nghiên cứu phù hợp.
1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc tại CHDCND Lào
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân loại thảm thực vật
Lào có diện tích rừng và đết rừng tự nhiên xấp xỉ 15.954.601 ha, chiếm
47% diện tích cả nước. tổng đó rừng tự nhiên cưả nước Lào đã phên chia
thành 3 loài chính, rừng đặc dụng có diện tích 4.705.809 ha, chiếm 29,49
%,rừng phòng hộ có diện tích 8.045.169 ha, chiếm 50,43 % và rừng sản xuất
có diện tích 3.203.623 ha, chiếm 20,08 %.
Hệ thống phân loại rừng ở Lào đã thực hiện với 2 công trình:
JULES VIDAL (1959)[17] là người đầu tiên đã xây dựng hệ thống

phân loại thảm thực vật trên quan điểu sinh thái, tắc giả phân chia rừng nước
Lào thành 12 loại: 7 loại hình rừng ở vùng thấp và 5 loại hình rừng ở vùng
cao.
Năm (1982-1992)[10] Cục Lâm nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp Lào tiến
hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên rừng quốc gia cũng chia tha6m thảm
thực vật rừng nước Lào thành 3 loài rừng như: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng. Ngoài ra đó còn phân kiểu rừng thành 7 kiểu rừng như: (1).
kiểu rừng thường xanh, (2). rừng thường xanh vùng thấp, (3). rừng thường
xanh vùng cao, (4). rừng thường xanh khô, (5). rừng thường xanh khô vùng
thấp,

(6). rừng thường xanh khô vùng cao, (7). rừng nửa rụng lá vùng thấp.


9

Nhưng đã chọn 7 loại hình rừng chính để vận dụng cho tương hợp với công
trình nghiên cứu của mình như sau:
Rừng thường xanh
Rừng thường xanh có tỷ lệ cây gỗ không rụng lá trên 80%, cây gỗ cao
hơn 30 m, với diện tích khoảng 85.000 ha.
Rừng thường xanh vùng thấp
Rừng thường xanh vùng thấp thường phân bố dọc sông Mê Kông. Các
nhân tố sinh thái phát sinh loại rừng này là tầng đất sâu, thành phần cơ giới
đất là sét, độ pH5-6, lượng mưa 1300-2600 mm, mùa khô không dài hơn 5
tháng trong năm; loại rừng này thường phân bố từ Trung xuống Nam Lào.
Các loại cây ưu thế ở tầng vượt tán là các loại cây họ Dầu
Dipterocarpaceae (bao gồm các loài cây như: Dipterocarpus alatus, D.
turbinatus, D. costatus, Hopea odorata …)
Tầng 2 thường gặp các loại cây thuộc họ Burseraceae (Canarium

subulatum, C. bengalense); họ Sonneratiaceae (Duabanga grandiflora) và họ
Meliaceae.
Các loài cây bụi ưu thế thuộc họ Anonaceae (Polyathia sp, Uvaria sp);
họ Rubiaceae (Ixora sp, Rothmannia sp) và họ Euphobiaceae (Mallotus sp,
Alchornea sp, Microdesmis sp)...
Rừng thường xanh vùng cao
Rừng thường xanh vùng cao thường gặp ở độ cao 900-2000 m, nhiệt độ
trung bình năm 20˚C, thuộc loại đất Feralit mầu đỏ vàng, tầng đất sâu, lượng
mưa 2000-3000 mm, tán rừng thưa hơn loại rừng vùng thấp.
Cấu trúc rừng thường gồm 3 tầng chính với đặc điểm như sau
- Tầng vượt tán: Các loài cây thường phân bố là họ Dẻ Fagaceae
(Castanopsis tribuloides, C. acuminatissima …); họ Lauraceae (Litsea


10

cubeba); họ Magnoliaceae (Michelia alba); họ Theaceae (Schima
wallichii)....
- Tầng tán chính: Là tầng tán chính trong rừng Các loài cây thường gặp là
Melia azedarach, Gmelina arborea…
- Tầng cây bụi thảm tươi: Công trình Vidal (1959) nghiên cứu ở Lào,
Uthit-K (1999) nghiên cứu ở Thái Lan, cũng như của chính tác giả đã nghiên
cứu các loại rừng ở Lào đều cho biết các loại cây bụi thảm tươi thường có các
họ Urticaceae; Acanthaceae; Rubiaceae và Liliaceae.
Rừng thường xanh khô
Vidal công bố kết quả nghiên cứu năm 1959, Uthit-K thông báo kết quả
nghiên cứu rừng Thái Lan năm 1999 trùng với kết quả tìm hiểu kĩ của chúng
tôi, Khamleck X. (2000) và Khamleck X. (2001-2002) đối với rừng thường
xanh khô, có tỷ lệ cây không rụng lá chiếm 50-80%, được phân biệt do một số
loài cây ưu thế; nhân tố phát sinh loại rừng này là khí hậu, do mùa khô kéo

dài khoảng 4 tháng trong năm; tầng đất sâu, nhưng khả năng giữ nước kém
hơn rừng thường xanh; lượng mưa 1000-1600 mm năm.
Rừng thường xanh khô vùng thấp
Các loại cây rụng lá và không rụng lá tương tự như ở rừng vùng cao.
Cấu trúc rừng đã phân thành 3 tầng:
- Tầng vượt tán: Cây gỗ cao 20-40 m, phần lớn là loài Hopea ferrea và
Dipterocarpus turbinatus.
- Tầng tán chính: Các loại cây thường gặp là Anisoptera costata,
Lagerstroemia calyculata, L. tomentosa, Dalbergia cochinchinensis và vân …)
Tầng cây bụi thảm tươi: Các loại thực vật phân bố như Streblus
taxoides, Ixora cribdela, Mallotus barbatus và một số loài thuộc họ
Zingiberaceae...


11

Rừng thường xanh khô vùng cao
Loại rừng này thường gặp ở độ cao 800-1400 m, các loại cây phân bố
đặc trưng là Dẻ Quercus griffithii hỗn giao với cây Chukrasia tabularis,
Melia azedarach và Styrax tonkinensis.
Rừng nửa rụng lá
Rừng nửa rụng lá được nhận biết bởi một số loài cây thuộc họ Tre mọc
hỗn giao với các loài cây gỗ, tỷ lệ loài rụng lá khoảng 50%. Loại rừng này ở
Lào có diện tích khoảng 864.500 ha:
1.2.2. Một số nghiên cứu về rừng ở Vườn Quốc Gia NamPuy
Sở Nông-Lâm nghiệp tỉnh SayaBouRy đã tiến hành nghiên cứu đặc
điểm sinh trưởng của một số loài cây trên rừng Vườn Quốc Gia NamPuy như
sau: Các cây gỗ Trâm vối, Sâng, Chặc kế, Dui, Phay, Chò nuí, Gõ đỏ, Giáng
hương, Sau sau, Gụ mật, Bằng lăng, Cuống vàng… (Ngành lâm nghiệp của
tỉnh SayaBouRy năm 2000) ngoài ra còn có cục lâm nghiệp đã nghiên cứu về

sự phong phú và kỹ thuật phục hồi rừng ở khu vực Vườn (Cục Lâm nghiệp
năm 2002) và Sở nông-lâm nghiệp của tỉnh đã nghiên cứu về quản lý và điều
tra quy hoạch rừng về sự phong phú của rừng và lâm sản ngoài gỗ. Trong đó
đã nghiên cứu sâu về các cây gỗ và sản phẩm ngoài gỗ trong khu bảo tồn đó
Sở Nông-Lâm nghiệp của tỉnh năm 2009).
1.3. Thảo luận
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở nước Lào về các
vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên rất phong phú
và được các tác giả quan tâm đến nhiều lĩnh vực như: cơ sở sinh thái rừng, mô
tả hình thái cấu trúc rừng,... Các quy luật cấu trúc lâm phần đã được mô tả
nhiều hơn bằng các mô hình toán học, làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ
thuật lâm sinh cho từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, so với


12

rừng trồng thì các công trình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài khác
tuổi, đa dạng và phức tạp thuộc vùng nhiệt đới còn rất ít và chưa đầy đủ, đặc
biệt là những nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp lâm sinh để phát triển
rừng bền vững.
Các công trình nghiên cứu về tái sinh tự nhiên khá đa dạng và phong
phú về nội dung, phương pháp, đối tượng nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu
đã góp phần làm sáng tỏ các lý luận về tái sinh vùng nhiệt đới của Van
Steenis (1956), G.N.Baur (1964, 1976) P.W.Richard (1959, 1968, 1970) ...
Mặc dù đã có rất nhiều các kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên được công
bố. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề liên quan đến tái sinh tự nhiên cần có
các nghiên cứu sâu hơn góp phần phục hồi các hệ sinh thái rừng theo các mục
tiêu khác nhau.
Tại nước Lào, chủ đề cấu trúc rừng ngày càng được quan tâm nghiên

cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn rất ít và chưa đầy đủ. Đặc
biệt chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng và tái
sinh rừng tại Vườn Quốc Gia NamPuy.
Như vậy, nghiên cứu về rừng tự nhiên luôn là chủ đề gay cấn nhưng rất
hấp dẫn, luôn lôi cuốn đối với nhiều nhà nghiên cứu lâm nghiệp trên khắp thế
giới. Đó không phải chỉ là giải pháp thuần túy về mặt khoa học đối với rừng
tự nhiên nguyên vẹn mà là những giải pháp khoa học phục hồi, nuôi dưỡng
đối với rừng tự nhiên đã bị tác động nhiều lần và ít tuân theo một quy tắc
nhất quán. Trong đề tài này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề về cấu
trúc rừng từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển bền vững rừng
tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học
quan trọng để Chính phủ, Bộ Nông - Lâm nghiệp và Ban quản lý Vườn Quốc
Gia NamPuy có những định hướng phù hợp để quản lý, bảo vệ và phát triển
tốtvườn quốc gia hiện tại và tương lai.


13

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Xác định được một sốđặc điểm cấu trúc và đa dạng của các trạng thái
rừngtự nhiên tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật
bảo tồn và phát triển rừng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật tại Vườn
Quốc Gia NamPuy.
- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển rừng thuộc khu

bảo vệ nghiêm ngặt Vườn Quốc Gia NamPuy.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn 3 trạng thái rừng tự nhiên(IV, IIIB và
IIIA3)đặc trưng tại Vườn Quốc Gia NamPuy.
Về địa điểm: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Nặm
Puy tỉnh Sayaboury nước CHDCND Lào.
Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 10/2015
đến tháng 5/2016).
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Phân loại các trạng thái rừngtại khu vực nghiên cứu
2.3.2.Đặc điểm cấu trúc và đa dạng tầng cây cao
2.3.2.1 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao
2.3.2.2 Đặc trưng về mức độ phong phú và đa dạng loài
2.3.2.3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây gỗ của các trạng thái rừng
2.3.3. Đặc điểm tái sinh rừng


14

2.3.3.1. Tổ thành cây tái sinh
2.3.3.2. Đánh giá tái sinh rừng
2.3.3.3. Mối quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao với tổ thành tầng cây tái
sinh.
2.3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung và đối
tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách báo, giáo
trình, tạp chí, các tài liệu khoa học đã công bố, mạng internet, cụ thể như:
các kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng từ trước tới nay tại khu vực nghiên

cứu, các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu
vực nghiên cứu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu liên quan đến cấu trúc rừng.
Từ các tài liệu này, những thông tin hữu ích và quan trọng sẽ được kế thừa
có chọn lọc để phục vụ những nội dung nghiên cứu của đề tài như phân loại
cấu trúc rừng, đặc điểm cơ bản của khu vực, công tác quản lý và phát triển
rừng ở Vườn Quốc Gia NamPuy.
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1 Thiết lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm khu vực nghiên cứu, bản đồ hiện trặng rừng và kết
qủa điều tra sơ bộ khu vực bản Navean tác giả đã tiến hành lập 20ÔTC điển
hình, mỗi ô có diện tích 1000m2(40x25m) cho 3 trạng thái rừng (IV,IIIB và
IIIA3) để thu thập những thông tin theo phương pháp điều tra lâm học.
2.4.2.2 Điều tra trên ô tiêu chuẩn
Số liệu được thu thập trên các ÔTC, trong đó điều tra các tiêu chí sau:
* Với tầng cây cao
Xác định tên loài cho từng cây, đo D1.3, Hvn, Dt, xác định phẩm chất cây, cụ thẻ:


15

- Xác định tên loài
Tên loài cây được xác định trên rừng và ghi vào phiếu thu thập, cây
không biết tên phải lấy tiêu bản để gửi giám định.
- Đo D1,3 dùng thước kẹp kính
- Đo chiều cao vút ngọn bằng thước đo cao Blumeleiss đơn vị đo tính lấy
tròn đến 0,2m (ví dụ 14,2 m; 14,4 m; 14,6 m).
- Đường kính tán lá (Dt): dùng thước dây đo hình chiếu tán cây theo 2
chiều Đông Tây – Nam Bắc. Sau đó lấy trị số trung bình với độ chính
xác đến cm.
- Xác định phẩm chất cây

Cây phẩm chất A: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối,
không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.
Cây phẩm chất B: Cây có đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể
có u biếu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và
phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số
khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc
lợi dụng gỗ.
Cây phẩm chất C: Là những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng
(sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn …) hầu như không có khả năng lợi
dụng gỗ; hoặc những cây chưa trưởng thành có nhiều khiếm khuyết (sâu
bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn, sinh trưởng không bình thường …) khó
có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành. Kết
quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao theo mẫu (biểu 2.1).


16

Mẫu biểu 2.1: Phiếu điều tra tầng cây cao
OTC số:......... ............Diện tích OTC:...........

Loại rừng:.......................................

Địa hình:................... Độ dốc:...........

Hướng dốc:....................................

Tọa độ (GPS):................................. Ngày điều tra:......
STT

D1.3(cm)


Loài
cây

ĐT

NB TB

Hvn(m)

Hdc(m)

Người điều tra:...............
Dt(m)

Phẩm chất

ĐT NB TB

(A,B,C)

- Xác định độ tàn che
Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm bằng máy KB-2. xác định độ tàn
che Trên mỗi ÔTC, xác định 100 điểm phân bố đều, nhìn vào kính của máy đo
cường độ xác định độ tàn che nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm
đó ghi 1, nếu không có gì che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi ngờ
thì ghi 1/2.
* Với tầng cây tái sinh
Mỗi ÔTC đặt 5 ÔDB, mỗi ô diện tích 25m2, bố trí 5 ô 4 góc còn 1 ô ở
giữa. Trong ÔDB điều tra cây tái sinh như sau: Xác định tên loài cây tái sinh

theo 7 cấp chiều cao (< 0,5m, 0,6 đến 1m, 1,1 đến 1,5m, 1,6 đến 2,0m, 2,1
đến 3,0m, 3,1 đến 5,0m, > 5,0m), các loài được phân theo chất lượng (khoẻ,
yếu, trung bình), phân theo nguồn gốc (chồi, hạt) cho từng loài, ghi theo cách
bỏ phiếu, hàng tổng ghi bằng chữ số Ả rập. Kết quả ghi vào phiếu điều tra theo
mẫu (biểu 2.2).


×