Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

giao an 12 cac bai 1,2,3,4,5,6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.72 KB, 158 trang )

Bài 1
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính
trò, đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.
2.Về kiõ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn
mực của pháp luật.
3.Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy đònh của pháp luật.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Khái niệm pháp luật (bao gồm đònh nghóa pháp luật , các đặc trưng của pháp luật).
- Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.
- Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trò và đạo đức.
- Vai trò của pháp luật đối với Nhà nư ớc, xã hội và mỗi công d ân.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
a) Đònh nghóa pháp luật:
Do những nguyên nhân khác nhau, cho đến nay, nhiều người vẫn thường nghó rằng pháp luật
chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt…, từ đó hình thành
trong một bộ phận dân cư thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của Nhà
nước… Để giúp HS có nhận thức và thái độ, tình cảm đúng đắn đối với pháp luật, cần nhấn
mạnh: Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung , do nhà nước xây
dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Trong trường hợp cá nhân,
tổ chức nào đó vi phạm thì sẽ bò xử lí nghiêm minh, kể cả bò áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Tuy nhiên, pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy
đònh về những việc đưpợc làm, phải làm và không được làm. Mục đích xây dựng và ban hành
pháp luật của nhà nước chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn đònh và phát triển,


bảo đảm cho các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
b) Các đặc trưng của pháp luật phản ánh nguồn gốc , bản chất của pháp luật.
+ Tính quy phạm phổ biến phản ánh nguồn gốc xã hội, bản chất xã hội của pháp luật . Trong
cuộc sống giao lưu dân sự hàng ngày , mỗi cá nhân tham gia vào rất nhiều mối quan hệ xã hội
khác nhau, vì vậy , xét về bản chất xã hội , Mác đã coi “ bản chất của con người là tổng hoà
tất cả những quan hệ xã hội ”. Từ các mối quan hệ xã hội lặp đi lặp lại nhiều lần qua một
quá trình sàn lọc lâu dài trong những điều kiện kinh tế - xã hội , văn hoá cụ thể, đã dần hình
thành các quy tắc xử xự đáp ứng ở mức độ nhất đònh các nhu cầu , lợi ích chung của những cá
nhân , những cộng đồng người khác nhau khi tham gia vào các hoạt động xã hội .Ví dụ , xét từ
góc độ của hoạt động sản xuất xã hội , Ăng-ghen đã phân tích , tại một giai đoạn phát triển
nhất đònh của lực lượng sản xuất , của phân công lao động đã “ phát sinh nhu cầu phải tập hợp
dưới một quy tắc chung , những hành vi sản xuất, phân phối, trao đổi s ản phẩm, những hành
vi này cứ tái diễn hàng ngày và phải làm thế nào để mọi người phải phục tùng những điều
kiện chung của sản xuất và trao đổi . Quy tắc đó trước tiên là thói quen , sau thành “ pháp luật

Như vậy, xét từ nguồn gốc xã hội , pháp luật là sự mô hình hoá, khuôn mẫu hoá những thói
quen , tập quán , những quy tắc xử sự được hình thành từ chính nhu cầu khách quan của con
người khi tham gia vào các quan hệ xã hội trong các lónh vực khác nhau của đời sống.
+ Tính quyền lực , tính bắt buộc chung phản ánh bản chất giai cấp của pháp luật. Không
phải mọi quy tắc xử sự , mọi tập quán hình thành từ các quan hệ xã hội đều trở thành pháp
luật. Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn
tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau, vì vậy, không phải lúc nào xã hội cũng
có khả năng, tự điều chỉnh để tìm ra khuôn mẫu chung cho hành vi ứng xử của các cá nhân ,
cộng đồng . Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trò để thực hiện
các chức năng quản lí nhằm duy trì xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trò trong xã
hội. Pháp luật chính là công cụ để nhà nước điều ch ỉnh c ác quan hệ xã hội phát triển trong
một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trò . Một mặt, Nhà nước lựa chọn những
quy tắc xử sự đã phù hợp hoặc sửa đổi cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trò để ban
hành thành các quy phạm pháp luật có giá trò bắt buộc thực hiện chung đối với mọi thành viên
trong xã hội . Mặt khác , khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi , xuất hiện những loại

quan hệ xã hội mới chưa có tiền lệ, Nhà nước phải chủ động nắm bắt thực tiễn, dự báo nhu
cầu để xây dựng các mô hình, khuôn mẫu mới nhằm hướng các quan hệ xã hội đó phát triển
theo ý chí của mình đồng thời phù hợp với quy luật khách quan , thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nhà
nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy , pháp luật do Nhà nước ban hành mang tính
quyền lực , tính bắt buộc chung và phải được thực hiện trong đời sống xã hội .
Như vậy , pháp luật là hiện tượng vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp .
Thuộc tính quy phạm phổ biến và thuộc tính quyền lực nhà nước không thể tách rời nhau làm
nên đặc trưng riêng của quy phạm pháp luật so với các quy phạm xã hội, quy phạm đạo đức.
+ Ngoài ra, pháp luật còn có Tính xác đònh chặt chẽ về mặt hình thức.
c) Bản chất của pháp luật thể hiện qua mối quan hệ biện chứng , hai chiều giữa pháp luật
và kinh tế , pháp luật và chính trò, pháp luật và đạo đức theo quan điểm của triết học Mác-Lê-
nin.
Chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật; chính trò là biểu hiện tập trung của kinh tế , do đó ,
đường lối chính trò của giai cấp cầm quyền trước hết thể hiện trong các chính sách kinh tế và
được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật ( nội dung của chính sách kinh tế thể hiện dưới
hình thức các văn bản quy phạm pháp luật). Mặt khác, trong một xã hội đa dạng , đa tầng về
lợi ích kinh tế , chính trò thể hiện mối tương quan giai cấp, do đó, Nhà nước phải căn cứ vào sự
tương quan lực lượng giữa các giai cấp để ghi nhận và bảo hộ bằng pháp luật các quyền và lợi
ích cơ bản của cá nhân, cộng đồng, các tầng lớp xã hội khác nhau (một lần nữa giáo viên khắc
sâu bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật ).
Cũng liên quan đến bản chất xã hội và bản chất giai cấp của pháp luật trong mối quan hệ
với đạo đức , một điều cần lưu ý là trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều quan niệm, quy tắc
đạo đức khác nhau , trong đó , một mặt , pháp luật luôn thể hiện quan điểm đạo đức chính
thống của giai cấp cầm quyền, mặt khác, không thể không phản ánh những quan niệm, chuẩn
mực ứng xử của những tầng lớp xã hội , những cộng đồng dân cư khác nhau, đặc biệt là những
quan niệm đạo đức mang tính truyền thống dân tộc sâu sắc .Chính yếu tố đạo đức trong nội
dung pháp luật làm cho pháp luật trở nên gần gũi hơn, dễ được người dân chấp nhận và tuân
thủ một cách tự nguyện hơn.
d ) Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
+ Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước

Trong sách giáo khoa đã phân tích kó vai trò của pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lí
xã hội và cách thức để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật ( thông qua các quá trình làm ra
pháp luật , tổ chức thi hành pháp luật , bảo vệ pháp luật). Bên cạnh vai trò phản ánh ý chí, vai
trò công cụ của pháp luật , cần lưu ý đến vai trò kiến thiết của pháp luật đối với Nhà nước và
xã hội. Như trên đã trình bày , pháp luật tốt là pháp luật có khả năng dự báo đúng xu thế vận
động , phát triển của xã hội trong những giai đoạn lòch sử nhất đònh, từ đó , góp phần tạo lập và
đònh hướng cho các quan hệ kinh tế , chính trò , xã hội mới . Một hệ thống pháp luật đầy đủ ,
toàn diện , đồng bộ, thống nhất và phù hợp là cơ sở tin cậy để nâng cao hiệu lực , hiệu quả của
quyền lực nhà nước , củng cố độ tin cậy và uy tín của Nhà nước trong mối quan hệ với công
dân , với xã hội và với các quốc gia khác trên trường quốc tế .
+ Vai trò của pháp luật đối với công dân
Pháp luật không chỉ là công cụ để Nhà nước ghi nhận , khẳng đònh các quyền , lợi ích và
nghóa vụ cơ bản của công dân mà còn là phương tiện để công dân được thực hiện và bảo vệ
các quyền , lợi ích hợp pháp của mình trước mọi sự xâm phạm kể cả những vi phạm từ phía cơ
quan , công chức nhà nước. Sách giáo khoa đã đề cập đến trong Bài 1 và các bài sau về nội
dung các quyền , nghóa vụ cơ bản và cách thức để công dân thực hiện , bảo vệ quyền và nghóa
vụ của mình.
Trong nhà nước pháp quyền của dân , do dân ,vì dân, quan hệ giữa Nhà nước và công dân
là mối quan hệ trách nhiệm pháp lí qua lại – trên cơ sở pháp luật và đảm bảo bằng pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, ngược lại ,
Nhà nước có quyền yêu cầu công dân phải thực hiện các nghóa vụ đối với Nhà nước và xã hội ,
trong trường hợp công dân không thực hiện đúng các quyền và nghóa vụ của mình, Nhà nước
có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy đònh để buộc công dân phải thay
đổi cách ứng xử của mình và khắc phục các hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra. Chỉ khi
cả hai mặt của mối quan hệ trách nhiệm này được thực thi, pháp luật mới thực sự làm tròn
được vai trò điều chỉnh và kiến tạo của mình trong đời sống xã hội.
III.PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn đònh tổ chức lớp :
2. Giảng bài mới:
GV cho HS xem một đoạn phim về tình hình trật tự, an toàn giao thông ở nước ta hiện nay rất
phức tạp. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. Giới thiệu bài học.
Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
Đơn vò kiến thức 1: Khái niệm pháp luật
 Mức độ kiến thức:
HS hiểu được:
Pháp luật là gì? Chủ thể ban hành và bảo đảm
thực hiện pháp luật.
Các đặc trưng của pháp luật: Tính quy phạm phổ
biến; Tính quyền lực bắt buộc chung; Tính xác
1. Khái niệm pháp luật:
đònh chặt chẽ về mặt hình thức.
 Cách thực hiện: GV có thể sử dụng phương
pháp thuyết trình, tình huống có vấn đề, đàm
thoại,…
 Pháp luật là gì?
GV hỏi:
Em hãy kể tên một số luật mà em đã được biết .
Những luật đó do cơ quan nào ban hành?
Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?
Nếu không thực hiện pháp luật có sao không?
HS trả lời.
GV giảng:
Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghó rằng pháp
luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự

do cá nhân, là việc xử phạt..., từ đó hình thành thái
độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là
việc của nhà nước...
Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán,
mà pháp luật bao gồm các quy đònh về :
- Những việc được làm.
- Những việc phải làm.
- Những việc không được làm.
VD: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo
quay đònh của pháp luật đồng thời có nghóa vụ nộp
thuế.
Mục đích của nhà nước xây dựng và ban hành
pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm
cho xã hội ổn đònh và phát triển, bảo đảm các
quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công
dân.
GV nhấn mạnh: Pháp luật là những quy tắc xử sự
chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà
nước mới được phép ban hành.
 Các đặc trưng của pháp luật
 Tính quy phạm phổ biến
GV hỏi :
Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
Tìm ví dụ minh hoạ
HS trả lời.
GV giảng:
Nói đến pháp luật là nói đến những quy phạm của
nó, và những quy phạm này có tính phổ biến.
Tính quy phạm : những nguyên tắc, khuôn mẫu,
quy tắc xử sự chung.

Tuy nhiên, trong xã hội không phải chỉ pháp luật
mới có tính quy phạm. Ngoài quy phạm pháp luật,
các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các
a) Pháp luật là gì ?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung
do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực
hiện bằng quyền lực nhà nước.
b) Các đặc trưng của pháp luật:
Tính quy phạm phổ biến : Pháp luật được áp
dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi
người, trong mọi lónh vực đời sống xã hội.
quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy
phạm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của
các tổ chức chính trò – xã hội, của các đoàn thể
quần chúng. Cũng như các quy phạm pháp luật,
các quy phạm đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo,
quy phạm của tổ chức chính trò - xã hội đều có các
quy tắc xử sự chung.
Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp
luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến.
GV hỏi:
Tại sao nói, pháp luật có tính quy phạm phổ
biến ?
HS trả lời.
GV giảng:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những
khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi
tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.
Pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng hơn, bao
quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau,

với mọi thành viên trong xã hội. Trong khi đó, các
quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng đối với
từng tổ chức (ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Điều lệ công đoàn…). Đây chính
là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại
quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trò -
xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp
dụng đối từng tổ chức riêng biệt. Chẳng hạn, Điều
lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều
lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng bao gồm
các quy phạm nhưng chỉ được áp dụng đối với tổ
chức của mình nên nó không có tính quy phạm
phổ biến như quy phạm pháp luật.
Ví dụ : Pháp luật giao thông đường bộ quy đònh :
Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều của
đường một chiều.
 Tính quyền lực, bắt buộc chung
GV hỏi:
Tại sao pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc
chung? Ví dụ minh hoạ.
HS trả lời.
GV giảng:
Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và các
tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những
lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nhà
nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trò để thực hiện các chức năng quản lí nhằm
Tính quyền lực , bắt buộc chung: Pháp luật được
đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực
nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng

trong xã hội.
duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai
cấp thống trò trong xã hội. Nhà nước là đại diện
cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do Nhà nước
ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc
chung, nghóa là pháp luật do nhà nước và bảo đảm
thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân,
bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm
cũng đều bò xử lí nghiêm theo quy đònh của pháp
luật.
VD: Luật giao thông đường bộ quay đònh : chấp
hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu ,
vạch kẻ đường …
GV hỏi:
Em có thể phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật
với quy phạm đạo đức?
HS trả lời.
GV giảng:
+ Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa
vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bò dư
luận xã hội phê phán.
+ Việc thực hiện pháp luật là bắt buộc đối với mọi
người, ai vi phạm pháp luật thì sẽ bò xử lí theo các
quy phạm pháp luật tương ứng. Việc xử lí này thể
hiện quyền lực nhà nước và mang tính cưỡng chế
(bắt buộc).
 Tính chặt chẽ về mặt hình thức:
GV giảng:
Thứ nhất, hình thức thể hiện của pháp luật là các

văn bản quy phạm pháp luật, được quy đònh rõ
ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh sự
hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pháp luật.
Thứ hai, thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ
quan nhà nước được quy đònh trong Hiến pháp và
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật nằm
trong một hệ thống thống nhất : Văn bản của cơ
quan cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ
quan cấp trên.
VD: Hiến pháp năm 1992 quay đònh nguyên tắc
“Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân
biệt đối xử giữa các con “ (Điều 64). Phù hợp với
Hiến pháp , Luật hôn nhân gia đình năm 2000
khẳng đònhh quay tắc chung “Cha mẹ không được
phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 34)
( GV có thể giới thiệu nhanh sơ đồ “Hệ thống
Tính chặt chẽ về hình thức: các văn bản quy
phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban
hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được
trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp
trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội
dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp
không được trái Hiến pháp.
pháp luật Việt Nam” khi giảng phần này)
GV giới thiệu cho HS về một luật và một số điều
khoản của luật, sau đó cho các em nhận xét về
mặt nội dung, hình thức.

GV có thể lấy ví dụ minh hoạ khi phân tích các
đặc trưng của pháp luật: Luật Hôn nhân và Gia
đình.
Thứ nhất, về mặt nội dung: Trong lónh vực hôn
nhân và gia đình, nam nữ tự nguyện kết hôn trên
cơ sở tình yêu hoặc sự phù hợp, kết hôn giữa
những người không có vợ, không có chồng để đảm
bảo gia đình một vợ, một chồng, vợ chồng bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau đã trở thành các quy tắc
xử sự chung, có tính phổ biến trong toàn xã hội
Việt Nam hiện nay, đồng thời phù hợp với sự tiến
bộ xã hội, phù hợp với khát vọng về tình yêu,
hạnh phúc, về quyền được tôn trọng nhân phẩm và
bình đẳng của mỗi con người ngay trong tổ ấm gia
đình. Các quy tắc đó phù hợp với ý chí của Nhà
nước, với đường lối và mục tiêu phát triển của xã
hội Việt Nam văn minh, dân chủ, tiến bộ, vì con
người. Do đó, Nhà nước “quy phạm hoá” các quy
tắc xử sự này thành nguyên tắc cơ bản của pháp
luật hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, về tính hiệu lực bắt buộc thi hành của
pháp luật, các quy tắc ứng xử trong quan hệ hôn
nhân và gia đình tưởng như rất riêng tư, nhưng khi
đã trở thành điều luật thì đều có hiệu lực bắt buột
đối với mọi công dân.
Thứ ba, về mặt hình thức thể hiện, các quy tắc xử
sự trong lónh vực hôn nhân và gia đình nói chung,
các quy tắc cụ thể như kết hôn tự nguyện, gia đình
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng được thể
hiện thành các điều khoản một cách nhất quán

trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ( Hiến
pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và Gia đình; Bộ
luật Dân sự; Bộ luật Hình sự).
Tiết 2:
Đơn vò kiến thức 2: Bản chất của pháp luật
 Mức độ kiến thức:
HS hiểu được:
Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật
(pháp luật của ai, do ai và vì ai?)
 Cách thực hiện:
GV phát vấn yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa
trên việc tham khảo SGK.
2. Bản chất của pháp luật
 Bản chất của pháp luật:
 Về bản chất giai cấp của pháp luật
GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu
cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham
khảo SGK:
Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước
(GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản
chất của giai cấp nào?
Theo em, pháp luật do ai ban hành?
Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí,
nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ?
Nhà nước ta ban hành pháp luật nhằm mục đích
gì?
HS trả lời: Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể
hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của giai cấp công nhân
và đa số nhân dân lao động vì bản chất của Nhà
nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, là

Nhà nước của dân, do dân , vì dân.
GV nhận xét và kết luận: Pháp luật mang bản
chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại
diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm
thực hiện.
Phần GV giảng mở rộng:
Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai
cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp.
Nhà nước, theo đúng nghóa của nó, trước hết là
một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai
cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực
hiện sự thống trò giai cấp, thiết lập và duy trì trật
tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trò.
Cũng như nhà nước, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại
và phát triển trong xã hội có giai cấp, bao giờ
cũng thể hiện tính giai cấp. Không có pháp luật
phi giai cấp.
Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ,
pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trò.
Nhờ nắm trong sức mạnh của quyền lực nhà nước,
thông qua nhà nước giai cấp thống trò đã thể hiện
và hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý
chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong
các văn bản pháp luật của nhà nước.
Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ
kiểu pháp luật nào (pháp luật chủ nô, pháp luật
phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ
nghóa), nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những
biểu hiện riêng của nó.
a) Bản chất giai cấp của pháp luật

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
mà nhà nước đại diện .

- Pháp luật chủ nô quy đònh quyền lực vô hạn của
chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.
- Pháp luật phong kiến quy đònh đặc quyền, đặc
lợi của đòa chủ phong kiến và các chế tài hà khắc
đối với nhân dân lao động.
- So với pháp luật chủ nô và pháp luật phong
kiến, pháp luật tư sản có bước phát triển mới, tiến
bộ, quy đònh cho nhân dân được hưởng các quyền
tự do, dân chủ trong các lónh vực của đời sống xã
hội. Với biểu hiện này, tính giai cấp của pháp luật
tư sản thật không dễ nhận thấy, làm cho nhiều
người lầm tưởng rằng pháp luật tư sản là pháp luật
chung của xã hội, vì lợi ích chung của nhân dân,
không mang tính giai cấp. Nhưng suy đến cùng,
pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư
sản và trước hết phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư
sản - lợi ích của thiểu số người trong xã hội.
- Pháp luật xã hội chủ nghóa thể hiện ý chí của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quy đònh
quyền tự do, bình đẳng, công bằng cho tất cả nhân
dân.
 Về bản chất xã hội của pháp luật:
GV hỏi:
Theo em, do đâu mà nhà nước phải đề ra pháp
luật? Em hãy lấy ví dụ chứng minh.
GV lấy ví dụ thông qua các quan hệ trong xã hội

để chứng minh cho phần này và kết luận: Pháp
luận mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn
từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của
xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
GV sử dụng ví dụ trong SGK để giảng phần này.
Sau khi phân tích ví dụ, GV kết luận: Một đạo luật
chỉ phát huy được hiệu lực và hiệu quả nếu kết
hợp được hài hoà bản chất xã hội và bản chất giai
cấp. Khi nhà nước – đại diện cho giai cấp thống trò
nắm bắt được hoặc dự báo được các quy tắc xử sự
phổ biến phù hợp với quy luật khách quan của sự
vận động, phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai
đoạn lòch sử và biến các quy tắc đó thành những
quy phạm pháp luật thể hiện ý chí, sức mạnh
chung của nhà nước và xã hội thì sẽ có một đạo
luật vừa có hiệu quả vừa có hiệu lực, và ngược lại.
Phần GV giảng mở rộng:
+ Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
Pháp luật bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống
xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
b) Bản chất xã hội của pháp luật:
Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn
đời sống xã hội.
Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong
thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của
xã hội.
Ví dụ : Pháp luật về bảo vệ môi trường quy đònh
nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí
đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc, chất phóng
xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính

là vì quy đònh này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống
xã hội : Cần có đất và nguồn nước trong sạch để
bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con người
và của toàn xã hội.
Ví dụ :
+ Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của giai tầng
khác nhau trong xã hội
Trong xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trò
còn có các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác. Vì
thế, pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai
cấp thống trò mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích,
nguyện vọng của các giai cấp và các tầng lớp dân
cư khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tính giai cấp
của nó, pháp luật còn mang tính xã hội.
Ví dụ : pháp luật của các nhà nước tư sản, ngoài
việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn phải thể
hiện ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác
trong xã hội như giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, đội ngũ trí
thức,…
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong
thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã
hội
Không chỉ có giai cấp thống trò thực hiện pháp
luật, mà pháp luật do mọi thành viên trong xã hội
thực hiện, vì sự phát triển chung của toàn xã hội.
Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở mức độ
ít hay nhiều, ở phạm vi rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc
vào tình hình chính trò trong và ngoài nước, điều
kiện kinh tế - xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ

lòch sử nhất đònh của mỗi nước.
Đơn vò kiến thức 3: Mối quan hệ giữa pháp luật
với kinh tế, chính trò, đạo đức.
 Mức độ kiến thức:
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trò,
đạo đức.
 Cách thực hiện:
GV sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải.
GV xuất phát từ nguồn gốc, bản chất và các đặc
trưng của pháp luật để đi vào phân tích mối quan
hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trò, đạo đức.
 Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
GV giảng:
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế,
chính trò, đạo đức:

Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan
hệ biện chứng, hai chiều, xâm nhập vào nhau, tác
động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.
Trước hết, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, nội
dung pháp luật do các điều kiện kinh tế quy đònh.
Pháp luật không hình thành một cách chủ quan,
nằm ngoài các điều kiện kinh tế – xã hội của một
nước. Nội dung pháp luật chính là bản sao của
quan hệ kinh tế. Nói cách khác, quan hệ kinh tế
thế nào thì có nội dung pháp luật như thế. Pháp
luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của
kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn cũng
như không được khác với trình độ phát triển của
kinh tế.

Ví dụ: trong nền kinh tế thò trường, quan hệ giữa
các chủ thể kinh tế là quan hệ bình đẳng, tự thoả
thuận thì nội dung của pháp luật cũng phải thể
hiện nguyên tắc bình đẳng, tự thoả thuận của các
chủ thể, không được quy đònh theo quan hệ hành
chính - mệnh lệnh.
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế còn thể
hiện ở chỗ, tuy sinh ra từ các điều kiện, tiền đề
kinh tế nhưng pháp luật không phản ánh một cách
thụ động mà có tác động trở lại đối với sự phát
triển của kinh tế. Pháp luật tác động đến kinh tế
theo các hướng sau :
- Hướng tích cực : Nếu pháp luật có nội dung tiến
bộ, được xây dựng phù hợp với các quy luật kinh
tế, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế
thì nó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh
tế, kích thích kinh tế phát triển.
- Hướng tiêu cực : Nếu pháp luật có nội dung lạc
hậu, không phù hợp với các quy luật kinh tế thì nó
sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ.
 Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trò
GV giảng:
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trò,
pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện chính trò
của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu
hiện của chính trò, ghi nhận yêu cầu, nội dung,
mục đích chính trò của giai cấp cầm quyền. Mối
quan hệ giữa pháp luật và chính trò được thể hiện
tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối, chính

sách của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà
nước. Thông qua pháp luật, đường lối, chính sách
a) Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
Các quan hệ kinh tế quyết đònh nội dung của
pháp luật, sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm
hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung
của pháp luật.
Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh
tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

b) Quan hệ giữa pháp luật với chính trò:
Đường lối chính trò của đảng cầm quyền chỉ đạo
việc xây dựng và thực hiện pháp luật . Thông qua
pháp luật , ý chí của giai cấp cầm quyền trở
thành ý chí của nhà nước .
Đồng thời , pháp luật còn thể hiện ở mức độ
nhất đònh đường lối chính trò của giai cấp và các
tầng lớp khác trong xã hội .

của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.
GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ.
 Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
GV giảng:
Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp
với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của
một cộng đồng, được hình thành trên cơ sở những
quan niệm, quan điểm của một cộng đồng người
về cái thiện, cái ác, sự công bằng, về nghóa vụ,
lương tâm, nhân phẩm, danh dự và về những phạm
trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội.

Trong xã hội luôn tồn tại nhiều loại quy phạm đạo
đức khác nhau, bởi vì mỗi cộng đồng người, mỗi
giai cấp, mỗi lực lượng xã hội đều có những quan
điểm, quan niệm riêng của mình. Trong xã hội có
giai cấp, giai cấp nắm quyền lực nhà nước luôn
tìm mọi cách để đưa những quan niệm đạo đức của
giai cấp mình vào trong các quy phạm pháp luật;
vì vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai
cấp cầm quyền.
Tuy nhiên, ngoài quan niệm đạo đức của giai cấp
cầm quyền, trong xã hội còn có quan niệm về đạo
đức của các giai cấp, tầng lớp khác. Vì thế, ngoài
đạo đức của giai cấp cầm quyền, pháp luật còn thể
hiện quan niệm đạo đức của các giai cấp và các
lực lượng khác nhau trong xã hội.
GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ.
GV lấy ví dụ trong thực tế về những quan niệm
đạo đức truyền thống trước đây được Nhà nước
đưa vào thành các quy phạm pháp luật để HS khắc
sâu kiến thức.
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghóa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hoặc:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên
thành quy phạm pháp luật tại Điều 35 Luật Hôn

nhân và Gia đình năm 2000: “Con có bổn phận
yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ,
lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha
mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia
đình.”
GV kết luận:
b) Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm
đạo đức có tính phổ biến , phù hợp với sự phát
triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp
luật.
Khi ấy, các giá trò đạo đức không chỉ được tuân
thủ bằng niềm tin , lương tâm của cá nhân hay
do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà
nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền
lực nhà nước .

+ Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế,
pháp luật do các quan hệ kinh tế quy đònh. Pháp
luật vừa phụ thuộc vào kinh tế lại vừa tác động trở
lại kinh tế theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu
cực.
+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trò,
cầm quyền, nên pháp luật vừa là phương tiện để
thực hiện đường lối chính trò, vừa là hình thái biểu
hiện của chính trò, ghi nhận yêu cầu, quan điểm
chính trò của giai cấp cầm quyền.
+ Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước
luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đứccó tính
phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã

hội vào trong các quy phạm pháp luật. Trong hàng
loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các
quan điểm đạo đức. Chính những giá trò cơ bản
nhất của pháp luật như công bằng, bình đẳng, tự
do, lẽ phải cũng đều là những giá trò đạo đức cao
cả mà con người luôn hướng tới.
Tiết 3:
Đơn vò kiến thức 4: Vai trò của pháp luật trong
đời sống xã hội
 Mức độ kiến thức:
HS hiểu được chức năng kép của pháp luật: Vừa là
phương tiện quản lí của Nhà nước vừa là phương
tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
 Cách thực hiện:
 Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã
hội
GV hỏi:
Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp
luật?
GV cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu HS lấy ví
dụ minh hoạ cho phần thảo luận của nhóm mình.
Hoặc GV nêu câu hỏi tình huống:
Có quan cho rằng, chỉ cần phát triển kinh tế thật
mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu
cực trong xã hội, vì vậy, quản lí xã hội và giải
quyết các xung đột bằng các công cụ kinh tế là
thiết thực nhất, hiệu quả nhất !
GV tổng kết ý kiến tranh luận của HS, phân tích
những mặt hợp lí, chưa hợp lí đối với việc sử dụng

phương tiện quản lí một chiều nếu không được sử
dụng phối hợp với các phương tiện khác.
GV giảng ( Kết hợp phát vấn HS):
Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác,
4. Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội
a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước
quản lí xã hội
Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu
bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện
khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư
tưởng, đạo đức,…Nhờ có pháp luật, nhà nước
phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra,
kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân,
tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của
mình .
Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí
dân chủ và hiệu quả nhất , vì:
+ Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt
buộc chung , phù hợp với lợi ích chung của các
giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được
nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện
hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có
thể thay thế được. Không có pháp luật, xã hội sẽ
không có trật tự, ổn đònh, không thể tồn tại và phát
triển được.
Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật
?
Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu
bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác
như kế hoạch, tổ chức, giáo dục... Nhờ có pháp

luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình
và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của
mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh
thổ của mình.
Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân
chủ và hiệu quả nhất, vì sao?
Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và
bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm
bảo dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung
của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo
được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực
hiện pháp luật.
Pháp luật do nhà nước làm ra để điều chỉnh các
quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn
quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền
lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế
nào ?
Quản lí xã hội bằng pháp luật nghóa là nhà nước
ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời
sống của từng người dân và của toàn xã hội. Muốn
người dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm
cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghóa vụ
của mình. Do đó, nhà nước phải công bố công
khai, kòp thời các văn bản quy phạm pháp luật,
tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến,
giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo,
đài, truyền hình ; đưa giáo dục pháp luật vào nhà
trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường,

thò trấn, ở các cơ quan, trường học để “dân biết”
và “dân làm” theo pháp luật.
 Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
+ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện
của mình
GV giảng:
sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện
pháp luật.
+ Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một
cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo
đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên
hiệu lực thi hành cao.
Quản lí xã hội bằng pháp luật nghóa là nhà nước
ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật trên quy mô toàn xã hội .
Ở nước ta, các quyền con người về chính trò, kinh
tế, dân sự, văn hoá và xã hội được tôn trọng, được
thể hiện ở các quyền công dân, được quy đònh
trong Hiến pháp và luật.
Hiến pháp quy đònh các quyền và nghóa vụ cơ bản
của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia
đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục… cụ thể
hoá nội dung, cách thức thực hiện các quyền của
công dân trong từng lónh vực cụ thể.
Như vậy, thông qua các quy đònh trong các luật và
văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của
công dân trong các lónh vực của đời sống xã hội.
Căn cứ vào các quy đònh này, công dân thực hiện
quyền của mình.

GV yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ
GV cung cấp thêm ví dụ :
Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp quy đònh quyền
tự do kinh doanh của công dân. Trên cơ sở các quy
đònh này, công dân có thể thực hiện quyền kinh
doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của
mình.
+ Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình
GV giảng:
Thông qua các luật về lao động, hành chính, hình
sự, tố tụng, trong đó quy đònh thẩm quyền, nội
dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thảo luận tình huống :
Chò Hiền và anh Thiện yêu nhau đã được hai năm
và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế
nhưng, bố chò Hiền thì lại muốn chò kết hôn với
anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết
phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên
bố sẽ cản trở đến cùng nếu chò Hiền cứ nhất đònh
xin kết hôn với anh Thiện.
Trình bày mãi với bố không được, cực chẳng đã,
chò Hiền đã nói : Nếu bố cứ cản trở con là bố vi
phạm pháp luật đấy !
Giật mình, bố hỏi chò Hiền : Tao vi phạm thế nào ?
Tao là bố thì tao có quyền quyết đònh việc kết hôn
của chúng mày chứ !
Khi ấy, chò Hiền trả lời : Bố ơi ! Khoản 3 Điều 9

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy đònh :
Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết đònh,
b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực
hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình:
Hiến pháp quy đònh các quyền và nghóa vụ cơ
bản của công dân ; các luật về dân sự , hôn nhân
và gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục
,…cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các
quyền của công dân trong từng lónh vực cụ thể.
Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của
mình.
Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, … quy
đònh thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục
giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các
vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ
được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ;
không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Thế bố cản
trở con thì bố có vi phạm pháp luật không nhỉ ?
Câu hỏi :
Hành vi cản trở của bố chò Hiền có đúng pháp luật
không ?
Tại sao chò Hiền phải nêu ra Luật Hôn nhân và gia
đình để thuyết phục bố ?
Trong trường hợp này, pháp luật có cần thiết đối
với công dân không ?
Thảo luận tình huống :
Anh X là nhân viên của Công ti H. Tháng trước,
anh xin nghỉ phép vào miền Nam để thăm người

em ruột đang bò ốm. Do trục trặc về vé tàu nên
anh không thể trở ra miền Bắc và đến cơ quan làm
việc ngay sau khi hết phép được. Anh X đã gọi
điện thoại đến Công ti nêu rõ lí do và xin được
nghỉ thêm 3 ngày. Sau đó, Giám đốc Công ti H đã
ra quyết đònh sa thải anh X với lí do : Tự ý nghỉ
làm việc ở Công ti. Anh X đã khiếu nại Quyết
đònh của Giám đốc vì cho rằng, căn cứ vào Điều
85 Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006),
Quyết đònh sa thải anh là không đúng pháp luật.
Câu hỏi :
Qua tình huống trên, theo em, pháp luật có vai trò
như thế nào đối với công dân ?
Tại sao anh X lại căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Lao
động để khiếu nại Quyết đònh của Giám đốc Công
ti H ?
Nếu không dựa vào quy đònh tại Điều 85 Bộ luật
Lao động, anh X có thể bảo vệ được quyền và lợi
ích hợp pháp của mình không ?
Như vậy, pháp luật không những quy đònh quyền
của công dân trong cuộc sống mà còn quy đònh rõ
cách thức để công dân thực hiện các quyền đó
cũng như trình tự, thủ tục pháp lí để công dân bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bò xâm
phạm.
GV kết luận:
GV nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong đời
sống xã hội: Là phương tiện để Nhà nước quản lí
xã hội; Là phương tiện để công dân thực hiện và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

3. Củng cố:
 Pháp luật là gì? Tại sao lại cần phải có pháp luật ?
 Em hãy nêu các đặc trưng của pháp luật . Theo em, nội quy nhà trường , Điều lệ Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
(Gợi ý : Nội quy nhà trường và Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không phải văn
bản quy phạm pháp luật
Nội quy nhà trường do Ban Giám Hiệu ban hành có giá trò bắt buộc phải thực hiện đối với học
sinh, giáo viên thuộc phạm vi nhà trường nhưng không phải văn bản quy phạm pháp luật theo quy
đònh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là sự thoả thuận cam kết thi hành của những người tự
nguyện gia nhập tổ chức Đoàn , không phải văn bản quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhà
nước )
 Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật .
 Em hãy trình bày nguồn gốc, nội dung, hình thức thể hiện, phương thức tác động của đạo đức và
pháp luật.
Gợi ý: Kẻ bảng và điền nội dung:
Đạo đức Pháp luật
Nguồn gốc (hình thành từ đâu?) Hình thành từ đời sống Các quy tắc xử sự trong đời sống
xã hôi, được nhà nước ghi nhận
thành các quy phạm pháp luật
Nội dung Các quan niệm, chuẩn mực
thuộc đời sống tinh thần,
tình cảm của con người (về
thiện, ác, công bằng, danh
dự, nhân phẩm, nghóa vụ,…)
Các quy tắc xử sự (việc được
làm, việc phải làm ,việc không
được làm)
Hình thức thể hiện Trong nhận thức, tình cảm
của con người.

Văn bản quy phạm pháp luật
Phương thức tác động Dư luận xã hội Giáo dục, cưỡng chế bằng
quyền lực nhà nước
 Em hãy sưu tầm 3-5 câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về đạo đức đã Nhà nước ghi nhận thành
nội dung các quy phạm pháp luật , qua đó phân tích quan hệ giữa pháp luật với đạo đức .
( Gợi ý: Một quy tắc đạo đức đồng thời là một quy phạm pháp luật :
Ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn
Nghóa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha.....”
Điều 35, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy đònh : “ Con có bổn phận yêu quý , kính
trọng , biết ơn , hiếu thảo với cha mẹ , lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ , giữ
gìn danh dự , truyền thống tốt đẹp của gia đình .
Con có nghóa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ ” )
 Thế nào la quản lí xã hôi bằng pháp luật ? Muốn quản lí xã hôi bằng pháp luật , Nhà nước phải
làm gì?
 Em và gia đình đã bao giờ có những bất đồng, tranh chấp với hàng xóm liên quan đến quyền và
lợi ích hợp pháp của mình chưa? Nếu có rồi thì em và gia đình đã giải quyết như thế nào ?
Tại xã, phường hay thò trấn nơi em ở có Tủ sách pháp luật không? Theo em, Tủ sách pháp luật
có ý nghóa gì đối với nhân dân trong xã?
 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:
a) Vi phạm quy tắc đạo đức.
b) Vi phạm pháp luật hình sự.
c) Vi phạm pháp luật hành chính.
d) Bò xử phạt vi phạm hành chính.
e) Phải chòu trách nhiệm hình sự.
g) Phải chòu trách nhiệm đạo đức.
h) Bò dư luận xã hội lên án.
4. Dặn dò:

- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
- Đọc trước bài 2.
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008)
Bài 2
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lí.
2.Về kiõ năng:
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3.Về thái độ:
- Có thái độ tôn trọng pháp luật ,
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy
đònh pháp luật .
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Thực hiện pháp luật:
+ Khái niệm thực hiện pháp luật.
+ Các giai đoạn, các hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật tiến hành để đưa pháp
luật vào đời sống.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
+ Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật; khái niệm vi phạm pháp luật.
+ Khái niệm trách nhiệm pháp lí.
+ Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:

a) Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi
được ban hành. Nếu như việc xây dựng và ban hành một quy phạm pháp luật hay cả một đạo
luật là quá trình mô hình hóa các quy tắc xử sự có tính đại diện cho những hành vi phổ biến
trong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình có
chiều hướng ngược lại, tức là các mô hình xử sự đã được quy phạm hoá bằng quyền lực Nhà
nước để áp trở lại như khuôn mẫu, như thước đo các hành vi cụ thể của những cá nhân, tổ chức
khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật. Vì vậy, có thể coi xây
dựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật còn thực hiện pháp luật là đưa pháp
luật trở lại với đời sống.
- Các hình thức thực hiện pháp luật
Hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức rất đa dạng, được thực hiện qua nhiều hình thức.
Trong các tài liệu khoa học pháp lí hiện nay thường nói tới bốn hình thức thực hiện pháp luật,
cụ thể là:
Sử dụng pháp luật: các cá nhân, tổ chức chủ động sử dụng các quyền, tự do của mình, không
phụ thuộc vào ý chí của người khác. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy
đònh các quyền tự do, dân chủ của công dân, các quyền của tổ chức. Ví dụ: công dân chủ động
sử dụng quyền tự do kinh doanh để tổ chức làm ăn theo quy đònh của pháp luật.
Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức bằng hành động cụ thể chủ động thực hiện các
nghóa vụ ( những việc phải làm) theo quy đònh của pháp luật. Đây là hình thức thực hiện các
quy phạm pháp luật quy đònh các nghóa vụ của cá nhân, tổ chức. Ví dụ: cá nhân, tổ chức kinh
doanh chủ động thực hiện nghóa vụ đóng thuế theo quy đònh của pháp luật.
Tuân thủ pháp luật: các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc vò pháp luật cấm.
Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật có tính chất cấm đoán. Ví dụ: cá nhân, tổ
chức không kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng bò cấm theo quy đònh của pháp luật như
không sản xuất, buôn bán ma tuý, chất gây nghiện thuộc danh mục cấm…
p dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để
ra các quyết đònh liên quan tới việc thực hiện các quyền, nghóa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy đònh phải có sự tham gia, can thiệp của
Nhà nước trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, nghóa vụ của mình. Ví dụ: cơ

quan kế hoạch - đầu tư các cấp phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh để họ có thể thực
hiện quyền tự do kinh doanh theo quy đònh của pháp luật.
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật trên thì hình thức sử dụng pháp luật khác với các
hình thức con lại ở chỗ: chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thưcï hiện quyền được
pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bò ép buộc phải thực hiện.
Bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức) thực hiện pháp luật có vai trò rất quan trọng. Giữa các
hình thức thực hiện pháp luật có mối liên hệ lôgic phụ thuộc vào sự nhận thức và hành động
của các chủ thể. Ví dụ, nếu cá nhân, tổ chức không tự giác thi hành hay tuân thủ pháp luật (tức
là không tự giác thực hiện thực hiện các nghóa vụ, không kiềm chế để không làm những việc bò
cấm) thì cơ quan nhà nước sẽ phải áp dụng các biện pháp can thiệp như xử lí vi phạm, buộc các
cá nhân, tổ chức phải thực hiện đúng các qui đònh của pháp luật hoặc phải gánh chòu những
hậu quả bất lợivì những vi phạm đó. Như vậy, từ những hình thức thực hiện pháp luật không
cần sự tham gia của Nhà nước có thể sẽ dẫn đến những hình thức áp dụng pháp luật – Nhà
nước phải can thiệp để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đó chính là đặc
trưng về tính quyền lực, tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện trong quá trình thực hiện
pháp luật.
-Các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật, như trên đã phân tích, là quá trình đưa pháp lụât vào cuộc sống. Qúa
trình đó gồm nhiều giai đoạn với sự tham gia của các chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức bao
gồm cả cơ quan nhà nước) và đựơc thực hiện bằng những hình thức khác nhau thông qua các
quan hệ pháp luật cụ thể.
-Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội đựơc điều chỉnh bằng pháp luật. Một quan hệ pháp
luật được xác lập, thay đổi hay chấm dứt phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó ( điều kiện tiên quyết);
+ Các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm
năng lực pháp luật ( khả năng của cá nhân, tổ chức có quyền hoặc nghóa vụ theo quy đònh của
Nhà nứơc) và năng lực hành vi (khả năng của cá nhân tổ chức bằng hành vi của chính mình để
xác lập và thực hiện các quyền và nghóa vụ pháp lí).
+ Phải có sự kiện pháp lí, tức là phải có những sự kiện thực tế mà theo quy đònh của pháp

luật gắn với sự xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất đònh. Sự kiện pháp lí có
thể là sự kiện tự nhiên (ví dụ: sự kiện một con người đựơc sinh ra là sự kiện pháp lí vì nó gắn
với việc xuất hiện các quan hệ pháp luật mới như quan cha mẹ – con, ông, bà - cháu, quan hệ
khai sinh giữa cha mẹ đứa trẻ với cơ quan nhà nước…); cũng có thể là sự kiện xảy ra theo ý chí
của cá nhân, tổ chức (ví dụ: sự kiện đăng ký kết hôn xảy ra theo ý chí của các bên có nguyên
vọng, mong muốn kết hôn; sự kiện này làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân giữa vợ và
chồng).
Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật có thể thực hiện bằng nhiều hình thức. Ví dụ:
+ Các cá nhân tổ chức tự thực hiện bằng hình thức sử dụng, thi hành, tuân thủ pháp luật (ví
dụ: trong sách giáo khoa, người lao động và người sử dụng lao động sử dụng quyền của mình
theo qui đònh của pháp luật để cùng nhau thoả thuận về việc làm, ký kết hợp đồng lao động,
xác lập quan hệ lao động giữa các bên);
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc áp dụng pháp luật để xác lập quan hệ
giữa cá nhân, tổ chức với Nhà nước hoặc giữa cá nhân, tổ chức với nhau. Ví dụ: Uỷ ban nhân
dân xã, phường xác lập quan hệ pháp luật hôn nhân giữa hai người nam, nữ có nguyện vọng
kết hôn bằng việc cấp giấy công nhận đăng kí kết hôn. Đây là kết quả của quá trình áp dụng
pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã, phường sau khi đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy
đònh của pháp luật như kiểm tra giấy tờ liên quan đến nhân thân của người nộp giấy đăng kí
kết hôn, kiểm tra không có khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm điều kiện kết hôn…
- Giai đoạn các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện các quyền, nghóa vụ của mình: Đây chính
là giai đoạn quan trọng và chủ yếu nhất để đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống thông
qua các hành vi hợp pháp của các chủ thể. Trong rất nhiều trường hợp thực tế, nếu các chủ thể
thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quyền, nghóa vụ của mình thì đây cũng là giai đoạn kết thúc
của quá trình thực hiện pháp luật.
- Giai đoạn xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của quan hệ pháp
luật, đây không phải là giai đoạn bắt buộc phải có trong mọi quá trình thực hiện pháp luật mà
chỉ trong những trường hợp của các chủ thể không thực hiện đúng các quyền, nghóa vụ của
mình hoặc khi phát sinh những sự kiện pháp lí nhất đònh. Để đảm bảo cho pháp luật đựơc thực
hiện đúng, để khôi phục các quyền, tự do bò xâm phạm, các chủ thể của quan hệ pháp luật có
thể sử dụng nhiều biện pháp, hình thức do pháp luật quy đònh để giải quyết như thương lượng,

dàn xếp với nhau; thông qua người thứ ba để hoà giải các tranh chấp theo phương thức thoả
thuận; yêu cầu cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cuối cùng, khi
nhà nứơc can thiệp cũng tức là bắt đầu một quá trình thực hiện pháp luật mới – quá trình áp
dụng pháp luật của cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền.
b) Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Như trên đã phân tích, mặc dù pháp luật là những khuôn mẫu có tính bắt buộc chung nhưng
do những ích lợi, động cơ, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên các chủ thể khi tham gia vào
quan hệ pháp luật vẫn có thể có những cách ứng xử khác nhau – hoặc là phù hợp với quy đònh
của pháp luật ( hành vi hợp pháp) hoặc là trái pháp luật ( hành vi bất hợp pháp). Kết quả của
các hành vi đó là pháp luật đựơc thực hiện hoặc pháp luật bò vi phạm.
Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản:
- Là hành vi trái pháp luật, hành vi xác đònh của con người cụ thể (nếu là tổ chức vi phạm
pháp luật thì cũng phải thông qua hành vi của người đại diện cho tổ chức đó)
- Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể hành vi trái pháp luật.
- Lỗi của chủ thể hành vi trái pháp luật. Lỗi thể hiện thái độ của chủ quan của chủ thể đối
với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi có thể là lỗi cố ý
( chủ thể nhận thức rõ tính nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng
mong muốn hoặc cố ý để cho hậu quả xảy ra); hoặc là lỗi vô ý do quá tự tin ( nên không ngăn
chặn được hậu quả xảy ra) lỗi vô ý do cẩu thả ( chủ thể, do cẩu thả nên không nhận thức được
hậu quả nguy hiểm của hành vi mặc dù có thể và cần phải nhận thức được).
Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu cơ bản này thì sẽ không có vi phạm pháp luật. Ví dụ: Nếu
một người mới chỉ có suy nghó chống đối hay lẫn tránh pháp luật nhưng chưa thể hiện thành
hành vi thì chưa thể bò coi là vi phạm pháp luật. Một người có hành vi trái pháp luật nhưng
không có năng lực trách nhiệm pháp lí ( Ví dụ: Một người bò mất trí ) thì hành vi đó cũng
không phải là vi phạm pháp luật. Thậm chí, nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi thì trong đại đa số trường hợp hành
vi đó cũng vẫn không phải là vi phạm pháp luật. Ví dụ: Người gây thiệt hại về tài sản, sức
khoẻ cho người khác do phải phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết ( thiên tai, hoả
hoạn).
Trách nhiệm pháp lí được xem xét dưới hai góc độ:

- Là trách nhiệm, nghóa vụ được giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện. Đây là nghóa tích cực,
ví dụ: “ Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng
rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trò di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trò di sản văn hoá trong nhân dân” ( Điều 11,
Luật Di sản văn hoá).
- Là trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật phải thực hiện các nghóa vụ và gánh chòu
hậu quả bất lợi do bò áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Trong bài này, trách nhiệm pháp lí được đề cập tới theo góc độ thứ hai, trách nhiệm pháp lí
gắn liền với vi phạm pháp luật và các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Mục đích của việc xác lập ( thừơng gọi là truy cứu) trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi
phạm pháp luật là để nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà
nước và xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển đúng hướng điều chỉnh của
pháp luật, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo bản thân người vi phạm.
Tuỳ theo tính chất của vi phạm pháp luật thường xác đònh các loại trách nhiệm pháp lí khác
nhau:
Trách nhiệm hình sự ( đối với người có hành vi phạm tội). Phạm tội là hành vi vi phạm pháp
luật nghiêm trọng nhất nên trách nhiệm hình sự cũng là trách nhiệm nghiêm khắc nhất và chỉ
do một cơ quan duy nhất xem xét, quyết đònh áp dụng, đó là Toà án.
Trách nhiệm hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các
chủ thể vi phạm hành chính.
Trách nhiệm dân sự áp dụng đối với người vi phạm pháp luật trong lónh vực dân sự.
Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm do cơ quan, tổ chức áp dụng đối với với cán bộ, công
chức, viên chức của mình do vi phạm các quy đònh về kỉ luật lao động và công vụ nhà nước với
các hình thức: cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
III.PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn đònh tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên do
điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc có
thể sai (vi phạm pháp luật). Vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể làm ra pháp luật và dùng pháp
luật làm phương tiện quản lí xã hội sẽ làm gì để bảo đảm quá trình đưa pháp luật vào đời sống xã
hội đạt hiệu quả và xử lí các vi phạm pháp luật nảy sinh như thế nào?Đó là nộidung bài 2
Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
Đơn vò kiến thức 1:
Khái niệm , các hình thức và các giai đoạn
thực hiện pháp luật
 Mức độ kiến thức:
HS nêu được các nội dung cơ bản:
- Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên
trong cuộc sống của các cá nhân, tổ chức, cơ quan,
bao gồm 4 hình thức cụ thể: sử dụng pháp luật, thi
hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp
luật.
- Hai giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật.
 Cách thực hiện:
 Khái niệm thực hiện pháp luật
GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống ở đoạn Cùng
1. Khái niệm , các hình thức và các giai đoạn
thực hiện pháp luật
a) Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có
quan sát trong SGK, sau đó hướng dẫn HS khai

thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi sau:
Trong tình huống 1: Chi tiết nào trong tình huống
thể hiện hành động thực hiện Luật Giao thông
đường bộ một cáh có ý thức (tự giác), có mục
đích? Sự tự giác đã đem lại tác dụng như thế nào?
Trong tình huống 2: Để xử lí 3 thanh niên vi
phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng
pháp luật: xử phạt hành chính)
Mục đích của việc xử phạt đó là gì? (Răn đe
hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục hành vi
thực hiện đúng pháp luật cho 3 thanh niên).
Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi
đến khái niệm trong SGK.
GV giảng mở rộng:
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức. Vậy, Thế nào là hành vi
hợp pháp ?
Hành vi hợp pháp là hành vi không trái, không
vượt quá phạm vi các quy đònh của pháp luật mà
phù hợp với các quy đònh của pháp luật, có lợi cho
Nhà nước, xã hội và công dân :
-Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
-Làm những việc mà pháp luật quy đònh phải làm.
-Không làm những việc mà pháp luật cấm.
Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, có rất
nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau, với
những cách thực thực hiện khác nhau. Có thể đó là
cách xử sự chủ động (hành động) : Làm những
việc mà pháp luật quy đònh được làm hoặc nghóa
vụ phải làm ; có thể đó là cách xử sự thụ động

(không hành động) : Kiềm chế không làm những
điều mà pháp luật cấm.
 Các hình thức thực hiện pháp luật.
GV kẻ bảng: Các hình thức thực hiện pháp luật.
Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân
công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các
hình thức thực hiện pháp luật trong SGK . Yêu cầu
mỗi nhóm trong thời gian thảo luận 3 phút phải
nêu ra nội dung và ví dụ minh hoạ cho hình thức
thực hiện mà mình được giao. Sau đó, lần lượt các
nhóm lên điền vào bảng do GV kẻ sẵn.
GV kẻ sẵn một bảng tổng hợp ở nhà để củng cố
cho HS hiểu 4 hình thức thực hiện pháp luật.
Các ví dụ minh hoạ:
+ Sử dụng pháp luật
mục đích làm cho những quy đònh của pháp luật
đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức.
b) Các hình thức thực hiện pháp luật
Ví dụ : Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc
Công ty khi bò kỷ luật cảnh cáo nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bò vi phạm.
Trong trường hợp này, công dân A đã sử dụng
quyền khiếu nại của mình theo quy đònh của pháp
luật, tức là công dân A sử dụng pháp luật.
Đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật : Chủ
thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực
hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của
mình mà không bò ép buộc phải thực hiện.
+ Thi hành pháp luật (xử sự tích cực)

Ví dụ : Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dòch vụ xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý
chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Đây là việc
làm của cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động thực
hiện công việc mà mình phải làm theo quy đònh tại
khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm
2005. Thông qua việc làm này, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dòch vụ đã thi hành pháp luật về bảo
vệ môi trường.
+ Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động)
Ví dụ : Không tự tiện chặt cây phá rừng ; không
săn bắt động vật quý hiếm ; không khai thác, đánh
bắt cá ở sông, ở biển bằng phương tiện, công cụ có
tính huỷ diệt (ví dụ : mìn, chất nổ,...).
+ Áp dụng pháp luật
Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm
quyền ban hành các quyết đònh cụ thể.
Ví dụ : Chủ tòch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết
đònh về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và
Đào tạo sang Sở Văn hoá - Thông tin. Trong
trường hợp này, Chủ tòch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã
áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức.
Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết đònh xử lý
người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh
chấp giữa các cá nhân, tổ chức.
Ví dụ : Toà án ra quyết đònh tuyên phạt cải tạo
không giam giữ và yêu cầu bồi thường thiệt hại
người đốt rừng, phá rừng trái phép ; Cảnh sát giao
thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm là
100.000 đồng.

Để khắc sâu kiến thức, phát triển tư duy HS, GV
yêu cầu các em phân tích điểm giống nhau và
khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật.
GV lưu ý:
+ Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục
Sử dụng pháp luật : Các cá nhân, tổ chức sử
dụng đúng đắn các quyền của mình , làm những
gì mà pháp luật cho phép làm.
Thi hành pháp luật : Các cá nhân , tổ chức thực
hiện đầy đủ những nghóa vụ, chủ động làm
những gì mà pháp luật quy đònh phải làm.
Tuân thủ pháp luật : Các cá nhân , tổ chức kiềm
chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.
Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức nhà
nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra
các quyết đònh làm phát sinh, chấm dứt hoặc
thay đổi việc thực hiện các quyền , nghóa vụ cụ
thể của cá nhân, tổ chức.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×