Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Một số giải pháp triển kinh tế trang trại theo hướng dẫn sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyên ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 115 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Sau 3 năm học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo thạc sỹ,
chuyên ngành kinh tế nông nghiệp tại trường Đại học Lâm Nghiệp. Đến nay
tôi đã hoàn thành chương trình khoá học và hoàn thiện bản luận văn tốt
nghiệp này. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học cùng các thầy cô giáo trường ĐH
Lâm Nghiệp
UBND huyện Ba Vì, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, phòng Tài
nguyên môi trường Huyện Ba Vì và các chủ trang trại nơi tôi trực tiếp điều tra.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sĩ
Nguyễn Thị Xuân Hương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Những nội
dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Liên


ii

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa
Mục lục ............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................. v
Danh mục các bảng ........................................................................................ vi
Danh mục các hình ....................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và kinh tế trang trại theo hướng sản
xuất hàng hóa ................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm và bản chất về kinh tế trang trại .............................................. 4
1.1.2. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại ........................................................ 8
1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại .............................................................. 11
1.1.4. Tiêu chí nhận diện trang trại .................................................................... 12
1.1.5. Điều kiện ra đời và phát triển của kinh tế trang trại .............................. 13
1.1.6.Những điều kiện để phát triển kinh tế trang trại...................................... 16
1.1.7. Phân loại kinh tế trang trại ....................................................................... 27
1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ............................................. 29
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 36
2.1.Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội Huyện Ba Vì .................................. 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 50
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 50
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 52
2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 53


iii


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 57
3.1 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành
phố Hà Nội ................................................................................................... 57
3.1.1. Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên trên địa bàn Huyện Ba Vì, từ
năm 2009 đến nay................................................................................................. 57
3.2. Thực trạng phát triển trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa ở Ba Vì............. 60
3.2.1. Thực trạng qui mô sản xuất các trang trại .............................................. 60
3.2.2. Qui mô đàn vật nuôi .................................................................................. 61
3.2.3. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại....................................... 61
3.2.4.Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của các trang trại....................... 66
3.2.5. Thực trạng nguồn vốn của các mô hình trang trại .............................. 67
3.2.6. Tình hình sử dụng trang thiết bị đầu tư cơ sở vật chất của các trang trại 69
3.2.7. T×nh h×nh ¸p dông c¸c tiÕn bé kü thuËt trong s¶n xuÊt cña c¸c
trang tr¹i ................................................................................................................ 70
3.2.8.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại...................................... 73
3.2.9. Kết quả HĐSXKD, hiệu quả xã hội và môi trường ................................ 79
3.3. Đánh giá chung về xu hướng phát triển kinh tế trang trại theo hướng
sản xuất hàng hóa tại Ba Vì ......................................................................... 84
3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại theo hướng
sản xuất hàng hóa tại Ba Vì ......................................................................... 86
3.4.1.Vấn đề thị trường và giá cả tiêu thụ nông sản phẩm............................. 86
3.4.2.Vấn đề về vốn sản xuất kinh doanh.......................................................... 88
3.4.3.Vấn đề về lao động trong các trang trại ................................................... 89
3.4.4.Vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ trong
sản xuất ................................................................................................................. 90
3.4.5.Vấn đề qui hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở............................. 90
3.4.6.Vấn đề về công nghệ chế biến sản phẩm và sau thu hoạch .................. 90



iv

3.5. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Ba Vì ................................................................................................. 91
3.5.1.Giải pháp về vốn ......................................................................................... 91
3.5.2. Giải pháp về lao động ............................................................................... 92
3.5.3.Giải pháp về đất đai.................................................................................... 93
3.5.4.Giải pháp về công tác khuyến nông và đưa tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất .......................................................................................................... 95
3.5.5. Nâng cao trình độ chuyên môn của các chủ trang trại ......................... 96
3.5.6. Giải pháp hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản ............................... 96
3.5.7. Hình thành, phát triển quan hệ hợp tác, liên kết của các
trang trại............................................................................................................... 99
3.5.8. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại ........... 99
3.5.9.Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại ....................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
KTTT
KTTCN

Viết đầy đủ
Kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại chăn nuôi


TBCN

Tư bản chủ nghĩa

KHKT

Khoa học kỹ thuật

DS&KHHGĐ

Dân số và kế hoạch hoá gia đình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

GO
GTSX

Gross output (giá trị sản xuất)
Giá trị sản xuất

IC

Intermediate Cost (Chi phí trung gian)


VA

Intermediate Cost ( Giá trị gia tăng)

Tr.đ

Triệu đồng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
2.1
2.2
2.3

Lượng mưa hàng năm trên địa bàn huyện Ba Vì từ
năm 2008 đến 2011
Mực nước trung bình trên sông Đà từ năm 2008 đến 2011
Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ba Vì năm 2009
đến năm 2011

Trang
38
40
41


2.4

Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì 2009 – 2011

44

2.5

Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện năm 2011

45

2.6

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Ba Vì

49

2.7

Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu

51

3.1

3.2
3.3


Loại hình và cơ cấu trang trại của huyện trong giai
đoạn 2009-2011
Các loại hình trang trại của huyện Ba Vì phân bố theo
vùng sinh thái năm 2011
Quy mô diện tích của các trang trại năm 2011
Số lượng vật nuôi, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của

3.4

các trang trại năm 2011 (tính bình quân một trang
trại)

58

60
60
ERROR!
BOOKMARK
NOT
DEFINED.

Thực trạng nhân khẩu và lao động của các loại hình
3.5

trang trại Ba Vì năm 2011 (tính bình quân cho 1 trang

64

trại)
3.6


Thực trạng đất nông nghiệp của các mô hình trang trại
huyện Ba Vì năm 2011 (tính bình quân cho 1 trang

66


vii

trại)
Nguồn vốn SXKD của các mô hình trang trại năm
3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

3.12

3.13

2011 (Tính bình quân 1 trang trại)
Trang bị và sử dụng máy móc trong trang trại trên địa
bàn huyện Ba Vì năm 2011
Các biện pháp phòng bệnh trong trang trại chăn nuôi
trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2011

Các biện pháp xử lý dịch bệnh tại các trang trại trên
địa bàn huyện Ba Vì năm 2011.
Các biện pháp xử lý chất thải trong các trang trại
chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2010.
Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở các trang
trại ở Ba Vì năm 2011
Các yếu tố gây rủi ro và mức độ rủi ro đối với các
trang trại điều tra năm 2011

68

69

70

71

72

73

78
ERROR!

3.14

Giá trị sản xuất bình quân của các mô hình trang trại
phân theo cơ cấu nguồn thu - 2011

BOOKMARK

NOT
DEFINED.
ERROR!

3.15

Hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại ở Ba Vì
năm 2011(tính bình quân một trang trại)

BOOKMARK
NOT
DEFINED.

3.16

Khả năng tiếp cận thị trường của các trang trại năm
2011

87


viii

3.17

Giá cả, chất lượng và mức độ cạnh tranh của thị trường
nông nghiệp năm 2011

88



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

Trang

Các quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh

5

TT
1.1

doanh của trang trại
1.2

Mối quan hệ ba mặt cơ bản của trang trại

6

1.3

Tính hệ thống của trang trại

7

1.4


Ba yếu tố cơ bản hình thành và phát triển kinh tế trang trại

22

1.5

Tác động của yếu tố chính sách đến kinh tế trang trại

23

1.6

Quá trình phát triển của kinh tế nông hộ thành kinh tế trang trại

24

1.7

Tác động của nền kinh tế thị trường tới kinh tế trang trại

25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá là
xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ. Theo xu hướng này, một số
nông dân phát triển kinh tế thành công, tích luỹ được vốn, thuê mướn thêm lao

động, mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh, họ trở
nên ngày càng có xu thế hơn về năng lực và hiệu quả sản xuất so với các hộ
khác. sự phát triển kinh tế nông hộ sẽ dẫn tới xu hướng phân hoá về quy mô và
trình độ sản xuất… và kết quả làm xuất hiện loại hình kinh tế trang trại.
Trang trại là một hình thức sản xuất ngày càng phổ biến trong nông
nghiệp, là đối tượng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá. Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế
hộ không ngừng phát triển. Trang trại là loại hình sản xuất nông nghiệp
khá phổ biến và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp
ở nhiều các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, mô hình kinh tế trang trại phát triển từ đầu thập kỷ 90 sau
khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và luật đất đai ra đời (1993) với đầy đủ
5 quyền của người sử dụng đất: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế
và thế chấp.
Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp,
nông thôn hiện nay. Sự phát triển của trang trại đã góp phần khai thác thêm
nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất
hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm
cho người lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản
hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn,


2

tạo ra sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, nhằm phát triển một nền
nông nghiệp bền vững. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng
giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp cả nước, kinh tế trang trại của
Thành phố Hà Nội nói chung và kinh tế trang trại của huyện Ba Vì nói
riêng thực sự phát triển từ khi có chỉ thị 100 CT/TW (tháng 1 năm 1981) và

nghị quyết 10 của bộ chính trị (Tháng 4 năm 1998). Huyện Ba Vì là một khu
vực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hà Nội, nơi cung cấp lương
thực, thực phẩm, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Nơi đây hội tụ những
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại như: nguồn gốc trang
trại ở khu vực này đã có từ lâu, nhân dân cần cù lao động, phát triển kinh
tế trang trại đã được các cấp chính quyền quan tâm, giao thông thuận lợi cho
sự phát triển giao lưu hàng hóa, … tạo việc làm cho hàng trăm lao động cho
nông dân. Bên cạnh những thuận lợi còn gặp không ít những khó khăn làm
cản trở cho việc phát triển kinh tế trang trại như: chủ trang trại còn thiếu
kiến thức khoa học kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, lao
động trang trại chưa qua đào tạo.
Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm
giúp đỡ bằng các chính sách hợp lý, góp phần khai thác một cách có hiệu quả
và bền vững tiềm năng đất đai, lao động ở địa phương. Vì vậy, tôi chọn đề tài
“Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng
hóa trên địa bàn Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Ba Vì
hiện nay, tìm kiếm những giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn Huyện Ba Vì góp phần tăng thu nhập và
tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn Huyện.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo
hướng sản xuất hàng hóa.
+ Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn

Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các hoạt động phát triển kinh
tế trang trại trên địa bàn Huyện từ năm 2009 đến năm 2011.
4. Nội dung nghiên cứu
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và kinh tế trang trại theo
hướng sản xuất hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba
Vì, Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất phát triển kinh tế trang trại theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và kinh tế trang trại theo hướng
sản xuất hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và bản chất về kinh tế trang trại
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình
nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường
khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang
trại trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ

tiểu nông sau khi từ bỏ sản xuất tự cung tự cấp khép kín, vươn lên sản xuất
hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh[2], [40].
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển
trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả
vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại
sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
Về thực chất "trang trại" và "kinh tế trang trại" là những khái niệm không
đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất
và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang
trại, trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của
các quan hệ kinh tế đó[8, tr16]. Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá
trình tồn tại và phát triển của trang trại có thể tóm lược thành hai nhóm đó là
quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài và quan hệ giữa trang trại
với môi trường bên trong. Quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài
bao gồm hai cấp độ, môi trường vĩ vô (cơ chế, chính sách chung của Nhà
nước...) và môi trường vi mô (các đối tác, khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh
tranh...) các quan hệ nội tại bên trong trang trại rất đa dạng và phức tạp như
các quan hệ về đầu tư, phân bổ nguồn lực cho các ngành, các bộ phận trong


5

trang trại, các quan hệ lợi ích kinh tế liên quan đến việc phân phối kết quả
làm ra, trong đó lợi ích của chủ trang trại với tư cách là người chủ sở hữu tư
liệu sản xuất và lợi ích của người lao động làm thuê là rất quan trọng. Để
tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển thì các quan hệ về lợi ích
phải được giải quyết một cách thoả đáng. Các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình tồn tại và phát triển của trang trại được tóm lược ở hình 1.1

Trang trại

- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Thời tiết, khí hậu

-T
Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trìnhhoạt động r
a

SXKD của trang trại

n
Quan hệ bên ngoài
Thị trường vốn

g

Tìm kiếm hiệu quả hạn

Quan hệ bên trong

chế rủi ro

Thị trường lao động

Liên kết các trang trại

Thị trường TLSX

Quan hệ khách hàng, các


Thị trường thông tin

tổ chức trung gian

Các cơ quan quản lý nhà

Tìm kiếm thị trường, tiêu

Nước về kinh tế

thụ sản phẩm

Chính quyền địa phương

Đầu tư

t
Bố trí cơ cấur sản xuất
Lợi ích chủ ạtrang trại
Lợi ích người
i lao động
Vị
trí
đị
a

Trang trại phải đồng thời giải quyết tất cả các quan hệ kinh tế trênlýmột cách thoả đáng, hài hoà
Đị

Hình 1.1. Các quan hệ kinh tế trong quá trình hoạta động sản xuất kinh

doanh của trang trại


nh
Đ
ặc
đi



6

Ngoài mặt kinh tế, trang trại còn có thể được nhìn nhận từ mặt xã hội
và môi trường.
Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó các
mối quan hệ xã hội đan xen nhau.
Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại có quan hệ
chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng. Ba mặt trên
của trang trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Sự kết
hợp hài hoà ba mặt này sẽ bảo đảm cho kinh tế trang trại phát triển bền vững
và bảo vệ tốt môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn lực. Mối quan hệ ba mặt
cơ bản của trang trại được trình bày ở hình1.2.

XÃ HỘI

KINH TẾ

MÔI
TRƯỜNG

Phát triển bền vững
Hiệu quả tối ưu

Hình 1.2. Mối quan hệ ba mặt cơ bản của trang trại


7

Trong các mặt kinh tế - xã hội và môi trường của trang trại thì mặt kinh
tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại. Vì vậy trong
nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế của
trang trại, người ta gọi tắt là trang trại [2], [36], [42].
Theo quan điểm hệ thống có thể thấy trang trại như là một tổ chức kinh
tế mang tính hệ thống rõ rệt (xem hình 1.3). Quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của trang trại có quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và trải
qua ba công đoạn đó là đầu vào (inputs); quá trình (process) và đầu ra
(outputs).
Quá trình SX và chế biến

Yếu tố đầu vào
- Đất đai

- Bố trí cơ cấu sản xuất

- Vốn

- Tính toán đầu tư

- Lao động


- Tổ chức lao động

- Tư liệu sản xuất

- Áp dụng các biện pháp kỹ
thuật

- Kiến thức KHKT

Kết quả sản xuất
- Số lượng, chất lượng
và cơ cấu sản phẩm
- Hình thức, bao gói SP
- Tổ chức tiêu thụ SP
- Lợi nhuận

- Lập KH sản xuất và
hạch toán kinh tế
- Điều hành, tác nghiệp

- Thông tin thị trường

- Tổ chức chế biến

- Ba công đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại và
phụ thuộc lẫn nhau.

- Một trong ba công đoạn trên gặp trục trặc dẫn đến cả hệ thống bị
ngưng trệ


- Nghiên cứu kinh tế trang trại phải đồng thời xem xét trên cả ba
công đoạn của nó mới cho ta cái nhìn toàn diện và hệ thống về trang
trại và kinh tế trang trại

Hình 1.3. Tính hệ thống của trang trại


8

Có thể nói rằng trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng
hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình, hoàn
toàn tự chủ, sản xuất kinh doanh bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm
làm ra chủ yếu là để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình [7].
1.1.2. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại
1.1.2.1. Vị trí của kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết 03 năm 2000 của Chính phủ:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc
làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo,
phân bổ lại lao đông, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn
liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch
lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình
công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2.2. Vai trò của kinh tế trang trại nói chung.
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu,
có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp,có vai trò to

lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần
lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công
nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.
Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh tế trang
trại phải được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về mặt kinh
tế, xã hội và môi trường. Được thể hiện rõ trên các nội dung chủ yếu sau:


9

- Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần đưa sản xuất
nông nghiệp lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội, là
nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực kinh
tế hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp
hàng hoá, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối lượng lớn về nông
sản hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Kinh tế trang trại làm ra sản phẩm để bán theo yêu cầu của thị trường,
nên nó kích thích sản xuất và đòi hỏi cạnh tranh để tồn tại, phát triển. Để
giành thắng lợi trong cạnh tranh, các trang trại phải nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Muốn vậy, các trang trại phải biết đầu tư quy mô sản xuất hợp
lý, đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, tăng cường quản lý..., do
đó kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nhanh việc sản xuất hàng hoá trong
nông nghiệp nông thôn. Sự tập trung sản xuất đòi hỏi các trang trại tất yếu
phải tiến hành cơ giới hoá, điện khí hoá các khâu của quá trình sản xuất, vận
chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, kinh tế trang trại
đã tạo điều kiện để đưa nông nghiệp đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
tạo tiền đề đi lên sản xuất lớn.
- Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới

trong nông nghiệp và nông thôn. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại
ở nước ta hiện nay là xu hướng tất yếu của tập trung hoá, chuyên môn hoá và
thị trường hoá sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển các loại cây trồng, vật
nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, phân tán,
tạo nên những vùng chuyên canh hoá, tập trung hoá và thâm canh cao, tạo
điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển nhất là công nghiệp chế biến,


10

thương mại và dịch vụ, góp phần làm nông thôn phát triển, tạo thu nhập ổn
định trong một bộ phận dân cư làm nông nghiệp.
Nhiều chủ trang trại đã đầu tư hoặc tự giác hợp tác với nhau để đầu tư
mua sắm máy móc thiết bị công nghiệp để chế biến sản phẩm tạo ra những
bán thành phẩm nông sản hàng hoá cung cấp đầu vào cho các cơ sở chế biến
hàng xuất khẩu lớn hơn của Nhà nước.
Một số doanh nghiệp Nhà nước đã hợp tác với các trang trại thực hiện
đầu tư ứng trước vốn cho chủ trang trại và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, tạo
thế chủ động về nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh.
Một số lâm trường quốc doanh đã khoán khoanh nuôi, bảo vệ, chăm
sóc rừng cho các hộ dân, điều đó tạo ra sự phân công và hợp tác, làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Vai trò huy động, khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc
làm cho lao động xã hội, làm giàu cho nông dân, cho đất nước.
Kinh tế trang trại là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu
cầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nên các trang trại phải nỗ lực tìm mọi
biện pháp để phát huy tiềm năng đất đai. Huy động các nguồn lực về vốn, lao

động, kinh nghiệm, kỹ thuật trong dân một cách hợp lý, có hiệu quả để mở
rộng và phát triển sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Điều đó dẫn đến sự tích tụ và
tập trung đất đai, vốn đầu tư tạo quy mô sản xuất của các trang trại ngày một
lớn hơn, thu hút, sử dụng ngày càng nhiều lao động hơn [5].
- Vai trò sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước và cộng đồng còn thu được lợi ích
về tài nguyên và môi trường. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đất đai tài nguyên, đưa đất hoang


11

hoá vào phát triển sản xuất, nhất là đối với vùng trung du, miền núi, và ven
biển. Ngoài ra, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần tăng nhanh độ che
phủ rừng, bảo vệ môi trường tận dụng mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản...
1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Theo công văn số 216/KTTW ngày 04/09/1998 của Ban Kinh tế Trung ương
về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại đã sơ bộ xác định các đặc
trưng chủ yếu để nhận dạng kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là:
* Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp,
được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá
rõ rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi
nhuận nhiều hơn.
* Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng
hoá theo nhu cầu thị trường.
* Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của
một người chủ. Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh.
* Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập
trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.

* Lao động chính trong các trang trại chủ yếu là chủ trang trại và
những người trong gia đình và có thuê mướn lao động theo hình thức
công nhật hoặc thời vụ.
* Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức
quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu
biết nhất định về kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường.
* Trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ
sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên


12

tiếp cận thị trường.
* Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và
kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của gia đình.
* Kinh tế trang trại mang bản chất kinh tế hai mặt của kinh tế hộ nông
dân: vừa là đơn vị sản xuất mang tính chất gia đình; vừa mang dáng dấp của
một loại hình doanh nghiệp tư nhân một chủ sở hữu.
* Kinh tế trang trại còn có đặc trưng thể hiện sự phát triển cao hơn về
chất so với kinh tế nông hộ, điểm khác chủ yếu giữa kinh tế nông hộ với kinh
tế trang trại là mục tiêu và quy mô sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá là
đặc trưng có tính bản chất của kinh tế trang trại.
1.1.4. Tiêu chí nhận diện trang trại
* Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày
13/4/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí nhận dạng trang trại:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
(1). Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu 3,1 hécta.

b. Có giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 700 triệu đồng/năm trở lên.
(2). Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên, đồng thời thỏa mãn các điều kiện về quy mô đàn như sau:
a. Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,…; chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có
thường xuyên từ 20 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con
trở lên; trường hợp có cả chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống kê đầu
con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 2,5 con thịt bằng 1 con sinh sản và
ngược lại.
b. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,…; chăn nuôi sinh sản đối với lợn có
thường xuyên từ 30 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi


13

thịt đối với lợn có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê cừu
thịt từ 300 con trở lên; trường hợp có cả chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc
thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 3 con thịt bằng 1 con
sinh sản và ngược lại.
c. Chăn nuôi gia cầm: Đối với gà, vịt… thịt: có thường xuyên từ 5.000
con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi); đối với gà, vịt … đẻ
(trứng thương phẩm, con giống…) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên;
trường hợp có cả chăn nuôi đẻ và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính
như sau: quy đổi theo tỷ lệ 2,5 con sinh sản và ngược lại.
d. Đối với cơ sở chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm thì tiêu chí để xác
định kinh tế trang trại là giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm
trở lên.
(3). Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31
hécta và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
(4). Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản theo hình thức lồng bè thì tiêu
chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 700 triệu đồng/năm trở lên

1.1.5. Điều kiện ra đời và phát triển của kinh tế trang trại
Chúng ta đã biết trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản, Anh là nước tiến
hành công nghiệp hoá sớm nhất. Lúc bấy giờ người ta quan niệm một cách
đơn giản rằng trong nền kinh tế hàng hoá, nông nghiệp cũng phải xây dựng
như công nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn. vì vậy, ruộng đất được
tích tụ tập trung, xí nghiệp nông nghiệp tư bản được xây dựng, nhiều trang
trại gia đình bị phá sản hoặc phân tán và người ta hy vọng với mô hình này, số
lượng nông sản tạo ra nhiều hơn với giá rẻ hơn so với gia đình phân tán.
Nhưng người ta quên mất một đặc điểm cơ bản của nông nghiệp khác với
công nghiệp là nó tác động vào sinh vật, vào cây trồng cũng như vật nuôi,


14

điều đó không phù hợp với sản xuất tập trung quy mô lớn và việc sử dụng lao
động làm thuê tập trung chỉ đêm lại hiệu quả kinh tế thấp.
Chính C.Mác lúc đầu cũng nghĩ rằng trong công trình tư bản chủ nghĩa,
xây dựng các xí nghiệp chứa nước theo hướng quy mô lớn tập trung là tất yếu.
Nhưng về cuối đời C. Mác đã nhận định lại: "ngay ở nước Anh với nghành
công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải
là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không
dùng lao động làm thuê".
Cho đến cuối thế kỳ XIX, trang trại gia đình trở thành mô hình sản xuất
phổ biến nhất trong nền nông nghiệp thế giới. Loại hình kinh doanh này gồm
có người chủ cùng với gia đình hoặc có khi có một vài công nhân làn thuê ít
nhiều có tham gia sinh hoạt với gia đình. Loại hình kinh doanh này có sự
chống đỡ lớn trong các cuộc khủng hoảng.
Trang trại gia đình được hình thành, phát triển từ các hộ tiểu nông.
Một khi đã hội tụ được các điều kiện như vốn, kỹ thuật, thị trường thì
tiểu nông tự phá vỡ cái vỏ ốc tự cấp, tự túc của mình để dần dần đi vào quỹ

đạo của sản xuất hàng hoá. Sản xuất chính là đặc điểm cơ bản đánh dấu sự
khác biệt giữa trang trại với tiểu nông: trong khi người chủ trang trại bán toàn
bộ hay phần lớn sản phẩm của mình làm ra thì người tiểu nông tiêu dùng đại
bộ phận nông sản do mình sản xuất và đối vơí anh ta mua bán càng ít càng tốt.
Sau gần hai thế kỷ tồn tại và phát triển,vị trí của kinh tế trang trại gia
đình với quy mô nhỏ bé, phân tán sẽ không phù hợp với phương thức sản xuất
tư bản và sớm muộn cũng bị các xí nghiệp nông nghiệp tư bản đào thải dưới
sức ép của quy luật thị trường. Song trên thực tế, không những kinh tế trang
trại gia đình trụ lại được mà nó còn trở thành lực lượng nông nghiệp chủ yếu
ngay ở các nước nông nghiệp phát triển.


15

ở nước ta những loại hình sản xuất kinh doanh giống như trang trại gia
đình hiện nay đã được ra đời từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ XIII nhà Trần đã
khuyến khích phát triển những thái ấp, điền trang của các vương tôn quý tộc.
Năm 1266, nhà trần quyết định: " Cho các vương hầu, công chúa, phò mã,
cung tần triệu tập những người tiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai
khẩn ruộng hoang lập điền trang" (Đại việt sử ký toàn thư, Hà nội 1967 tập II
trang 33).
Đến khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng lại cho phép tư bản
thực dân phát triển đồn điền. Các công ty tài chính và bọn thực dân có quyền
thế đua nhau lập đồn điền. Năm 1927, chỉ riêng ở Bắc kỳ đã có 155 đồn điền
rộng từ 200 ha đến 8500 ha. ở Nam kỳ và cao nguyên Trung kỳ nhiều tên thực
dân đã có đồn điền rộng hàng vạn ha. Đến năm 1930, số ruộng đất do thực
dân chiếm đoạt để lập đồn là 1,2 triệu ha bằng 1/4 tổng diện tích đất canh tác
nước ta lúc bấy giờ.
Đồn điền được phân chia làm 2 loại: loại trồng lúa và loại trồng cây
công nghiệp.

Đến sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988 ),nông thôn nước ta đã có
sự phát triển mới. Mỗi hộ nông dân trở thành một đơn vị tự chủ trong sản xuất
kinh doanh. Cái lồng bao cấp được tháo gỡ từng phần, sản xýt hàng hoá dần
dần chiếm lĩnh trận địa tự cấp, tự túc mà từ bao đời nay người nông dân đã
dẫm chân tại chỗ. Tiếp sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị là Luật đất đai
(1993 ), luật này giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho người nông dân với
các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê thừa kế và thế chấp. Cùng
với Nghị quyết 10 và Luật đất đai, các chính sách thuế khoá, tín dụng, khuyến
nông đã là chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và hình thành các trang trại không chỉ ở những vùng đã quen sản xuất hàng
hoá, mà ở cả những vùng chỉ quanh quẩn sau hàng rào tự cấp,tự túc, tỷ suất


16

hàng hoá được nâng lên không chỉ ở những nơi có bình quân ruộng đất cao
mà cả nhưng nơi đất chật, người đông.sự tăng trưởng kinh tế nổi bật trong
nông nghiệp nước ta những năm qua không chỉ là hệ quả của sự gia tăng các
yếu tố sản xuất mà phần lớn là do sự thay đổi thể chế trong các hợp tác xã.
1.1.6.Những điều kiện để phát triển kinh tế trang trại
1.1.6.1. Phát triển kinh tế trang trại
- Vấn đề cơ bản của lý thuyết phát triển
Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo Raaman Weitz "Phát triển
là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân
phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội" [45].
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao
gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị của con
người, đó là "sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan
hệ với nhà nước, với cộng đồng” [46], [49]. Nhìn chung các ý kiến đều nhất trí

cho rằng mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân [37], [47], [52].
Phát triển kinh tế hiểu một cách chung nhất là một quá trình lớn lên hay
tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội
[3], [6], [12].
- Từ các quan niệm trên ta thấy vấn đề cơ bản nhất của phát triển kinh tế là:
sự tăng thêm về khối lượng sản phẩm, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu
kinh tế - xã hội; sự tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã
hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và
chất. Sự phát triển là một quá trình tiến hoá theo thời gian do những nhân tố nội


×