Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.85 KB, 88 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Kinh tế trang trại (KTTT) là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh
tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Thực tế đã chứng minh kinh tế trang trại đã phát huy được vai
trò to lớn, tạo ra sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông
thôn, phát triển KTTT đã khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật,
kinh nghiệm quản lí góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích
làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động, dân cư không
những vậy mà việc phát triển kinh tế trang trại còn góp phần vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây nhất là từ sau Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có những bước phát triển khá và
từng bước khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông
nghiệp có nhiều ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một
nền sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích phát
triển và bảo hộ KTTT như các Nghị định, Quyết định như: Nghị định số
51/1999/NĐ-CP, Nghị định số 30/1998/NĐ-CP- quy định chi tiết thi hành
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượng nộp thuế là
những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị
hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khích phát
triển kinh tế trang trại, Nghị định số 43/1999/NĐ-CP - hỗ trợ đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở
chế biến, ngoài ra còn rất nhiều các chính sách về thuế, khoa học - công nghệ,
1
môi trường, thị trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại đang
đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời.
Huyện Ba Vì là một địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế


trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi. Trong những năm gần đây trang trại
chăn nuôi đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, nên đã
cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân, làm thay đổi bộ mặt của vùng
nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên
bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch trang trại chăn nuôi( TTCN) còn giàn trải,
chưa đồng bộ, việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi( KTTTCN) cũng
gặp không ít những khó khăn như: chủ trang trại hầu hết còn thiếu kiến thức
khoa học kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn; lao động trang
trại chưa qua đào tạo, thị trường các yếu tố đầu vào, và đầu ra còn bấp bênh,
thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp
phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn huyện Ba
Vì - Thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá tổng quát nhất về tình hình TTCN
trên địa bàn huyện và đưa ra những giải pháp để phát triển ngành chăn nuôi
một cách hiệu quả, phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi trên
địa bàn huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn
để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm phát triển ngành chăn nuôi một cách
hiệu quả.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển KTTTCN trên địa bàn huyện Ba Vì.
Phân tích được những khó khăn thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển ngành chăn nuôi tại huyện Ba Vì
Xác định được những định hướng và giải pháp phát triển bền vững KTTTCN trên
địa bàn huyện.
2
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Bổ sung và hệ thống hóa một số kiến thức về trang trại và KTTT, các yếu

tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại.
Sinh viên có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng phát triển KTTT trên địa
bàn huyện Ba Vì, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó
khăn, tồn tại thúc đẩy phát triển KTTT.
Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa
học cho mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên tham gia nhiên cứu khoa học
về vấn đề kinh tế trang trại.
1.4.1. Ý nghĩa trong thực tiễn.
Đề tài có thể là cơ sở khắc phục những vấn đề bất cập mà các trang trại
đang gặp phải.
Đề tài có thể đưa ra những định hướng, giải pháp thiết thực giúp người
lao động, các chủ trang trại phát triển trang trại của mình.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo,
các ban ngành đưa ra phương hướng để phát huy những tiềm năng thế mạnh,
giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển kinh tế trang trại ngày
càng hiệu quả và bền vững.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
Hiện nay khái niệm về kinh tế trang trại đối với nước ta vẫn còn là vấn
đề tương đối mới. Tuy nhiên cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kinh tế
trang trại, mỗi tác giả có một góc nhìn khác nhau về loại hình kinh tế này. Tôi
xin đưa ra một số khái niệm về kinh tế trang trại như sau:
- Theo tác giả Trần Đức: “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức
sản xuất cơ sở trong nước có mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm hàng
hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người
chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô tập trung đủ lớn, với cách

thức tổ chức, quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và
luôn gắn với thị trường”.[9]
- Theo tác giả Lê Trọng: “ Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông lâm ngư
trại) là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ
sở hợp tác và phân công lao động xã hội. Bao gồm một số người lao động nhất
định được chủ trang trại tổ chức, trang bị những tư liệu sản xuất kinh doanh, phù
hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ” [4].
Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế
trang trại đã ghi rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng
hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở
rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
nông, lâm, thuỷ sản”.
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông
dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi
phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.[5]
4
Phần lớn các các nhà nghiên cứu đều cho rằng trang trại là một loại hình
tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, có mục đích chính là
sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu, hoặc quyền sử
dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng
đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và
luôn gắn với thị trường.
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển
trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả
vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra vài loại sản phẩm
hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
Để hiểu hơn về khái niệm kinh tế trang trại, trước hết cần phân biệt các
thuật ngữ “trang trại” và “kinh tế trang trại”. Trong tiếng Việt hiện nay hai
thuật ngữ này trong nhiều trường hợp được sử dụng không phân biệt, tuy

nhiên về thực chất “trang trại” và “kinh tế trang trại” là hai khái niệm không
đồng nhất.
Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan
hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Còn
trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các
quan hệ kinh tế đó.[7] Điểm chung của những khái niệm trên cho thấy kinh tế
trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá, nhưng quy mô sản xuất
hàng hoá đó phải đạt tới một mức độ tương đối lớn. Như vậy, trang trại là
hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu
sản xuất cơ bản của hộ gia đình, hoàn toàn tự chủ và bình đẳng với các tổ
chức kinh tế khác, sản phẩm làm ra chủ yếu để bán và tạo nguồn thu nhập
chính cho gia đình.
2.1.2. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại
Theo công văn số 216/KTTW ngày 04/09/1998 của Ban Kinh tế Trung
ương về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại đã sơ bộ xác định
các đặc trưng chủ yếu để nhận dạng kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là:
5
* Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp,
được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng
hoá rõ rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi
nhuận nhiều hơn.
* Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm
hàng hoá theo nhu cầu thị trường.
* Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của
một người chủ. Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh.
* Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập
trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
* Lao động chính trong các trang trại chủ yếu là chủ trang trại và
những người trong gia đình và có thuê mướn lao động theo hình thức

công nhật hoặc thời vụ.
* Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức
quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu
biết nhất định về kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường.
* Trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ
sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên
tiếp cận thị trường.
* Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và
kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của gia đình.
* Kinh tế trang trại mang bản chất kinh tế hai mặt của kinh tế hộ nông
dân: vừa là đơn vị sản xuất mang tính chất gia đình; vừa mang dáng dấp của
một loại hình doanh nghiệp tư nhân một chủ sở hữu.
* Kinh tế trang trại còn có đặc trưng thể hiện sự phát triển cao hơn về
chất so với kinh tế nông hộ, điểm khác chủ yếu giữa kinh tế nông hộ với kinh
tế trang trại là mục tiêu và quy mô sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá là
đặc trưng có tính bản chất của kinh tế trang trại.
6
2.1.3. Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại
* Về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại:
Theo Nghị quyết 03 năm 2000 của Chính phủ thì:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc
làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo,
phân bổ lại lao đông, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn
liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch

lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình
công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
* Vai trò của kinh tế trang trại nói chung.
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu,
có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp,có vai trò to
lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần
lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành
công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.
Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh tế trang
trại phải được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về mặt kinh
tế, xã hội và môi trường. Được thể hiện rõ trên các nội dung chủ yếu sau:
- Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần đưa sản xuất
nông nghiệp lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội, là
nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực kinh
tế hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp
hàng hoá, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối lượng lớn về nông
7
sản hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Kinh tế trang trại làm ra sản phẩm để bán theo yêu cầu của thị trường,
nên nó kích thích sản xuất và đòi hỏi cạnh tranh để tồn tại, phát triển. Để
giành thắng lợi trong cạnh tranh, các trang trại phải nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Muốn vậy, các trang trại phải biết đầu tư quy mô sản xuất hợp
lý, đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, tăng cường quản lý , do
đó kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nhanh việc sản xuất hàng hoá trong
nông nghiệp nông thôn. Sự tập trung sản xuất đòi hỏi các trang trại tất yếu
phải tiến hành cơ giới hoá, điện khí hoá các khâu của quá trình sản xuất, vận
chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, kinh tế trang trại
đã tạo điều kiện để đưa nông nghiệp đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, tạo tiền đề đi lên sản xuất lớn.
- Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới
trong nông nghiệp và nông thôn. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại
ở nước ta hiện nay là xu hướng tất yếu của tập trung hoá, chuyên môn hoá và
thị trường hoá sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún,
phân tán, tạo nên những vùng chuyên canh hoá, tập trung hoá và thâm canh
cao, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển nhất là công nghiệp chế
biến, thương mại và dịch vụ, góp phần làm nông thôn phát triển, tạo thu nhập
ổn định trong một bộ phận dân cư làm nông nghiệp.
Nhiều chủ trang trại đã đầu tư hoặc tự giác hợp tác với nhau để đầu tư
mua sắm máy móc thiết bị công nghiệp để chế biến sản phẩm tạo ra những
bán thành phẩm nông sản hàng hoá cung cấp đầu vào cho các cơ sở chế biến
hàng xuất khẩu lớn hơn của Nhà nước.
Một số doanh nghiệp Nhà nước đã hợp tác với các trang trại thực hiện
đầu tư ứng trước vốn cho chủ trang trại và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, tạo
8
thế chủ động về nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh.
Một số lâm trường quốc doanh đã khoán khoanh nuôi, bảo vệ, chăm
sóc rừng cho các hộ dân, điều đó tạo ra sự phân công và hợp tác, làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Vai trò huy động, khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc
làm cho lao động xã hội, làm giàu cho nông dân, cho đất nước.
Kinh tế trang trại là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu
cầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nên các trang trại phải nỗ lực tìm mọi
biện pháp để phát huy tiềm năng đất đai. Huy động các nguồn lực về vốn, lao
động, kinh nghiệm, kỹ thuật trong dân một cách hợp lý, có hiệu quả để mở

rộng và phát triển sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Điều đó dẫn đến sự tích tụ và
tập trung đất đai, vốn đầu tư tạo quy mô sản xuất của các trang trại ngày một
lớn hơn, thu hút, sử dụng ngày càng nhiều lao động hơn.[5]
- Vai trò sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước và cộng đồng còn thu được lợi ích
về tài nguyên và môi trường. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đất đai tài nguyên, đưa đất hoang
hoá vào phát triển sản xuất, nhất là đối với vùng trung du, miền núi, và ven
biển. Ngoài ra, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần tăng nhanh độ che
phủ rừng, bảo vệ môi trường tận dụng mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản
2.1.4 Một số các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống trang
trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng.
* Các nhân tố chủ quan
- Vốn đầu tư của chủ trang trại
Một trang trại muốn phát triển với quy mô lớn thì điều kiện tiên quyết là
vấn đề vốn đầu tư của trang trại. Với loại hình kinh tế trang trại nào, phương
thức huy động vốn ra sao, thì việc đầu tư vốn có hiệu quả và thể hiện triển
9
vọng sản xuất của trang trại là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ trang
trại diễn ra trong quá trình sản xuất.
Thiếu vốn dẫn đến :
+ Quy mô trang trại nhỏ gây sức ép với việc tăng năng suất lao động và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
+ Làm hạn chế việc áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại, ảnh
hưởng tới quá trình sản xuất.
+ Không đáp ứng được chất lượng các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ
thuật, vật tư, máy móc thiết bị…
+ Ảnh hưởng tới việc học tập và nâng cao trình độ của các chủ trang trại.
+ Thiếu vốn cũng ảnh hưởng dán tiếp đến việc xử lý chất thải trong sản
xuất, gây ô nhiễm môi trường.

- Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của các chủ trang trại.
Các chủ trang trại thường không được đào tạo, hoặc được đào tạo một
cách chắp vá ảnh hưởng tới việc quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất và tiếp cận thông tin thị trường…dẫn đến việc quản lý không tốt, trang
trại phát triển kém dễ bị tác động lớn từ các biến đổi của thị trường.
- Quy mô diện tích trang trại
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn tuy nhiên đất canh tác lại
thiếu vì dân cư tập chung đông tại các vùng đồng bằng thuận lợi trong sản
xuất và buôn bán. Quỹ đất trung du miền núi lớn nhưng chỉ phù hợp với phát
triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc, hơn nữa do giao thông đi lại khó
khăn nên việc phát triển các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở những vùng
này gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc tổ chức quy hoạch đất đai
nhằm phát triển hệ thống trang trại phù hợp, lâu dài, bền vững là vô cùng
quan trọng.
- Trình độ lao động trong trang trại
Trang trại đã giải quyết được một phần lao động nông nhàn ở nông thôn,
phân bố lại dân cư và lao động giữa các ngành và các vùng trong địa phương.
10
Tuy nhiên, hầu hết số lao động đều chưa qua đào tạo, trình độ kỹ thuật còn
hạn chế do đó ảnh hưởng rất lớn tới việc áp dụng KHKT vào sản xuất hạn chế
sự phát triển của các trang trại, vệ sinh và bảo vệ môi trường.
*Các nhân tố khách quan
- Nhân tố môi trường
+ Khí hậu( nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết…): Ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh
trưởng và phát triển của vật nuôi, tới việc bảo quản thức ăn, nguy cơ bùng
phát dịch bệnh…
+ Dịch bệnh: Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển
của mỗi trang trại. Nếu trang trại phòng trừ và chữa trị tốt vật nuôi khỏe mạnh
lớn nhanh sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho trang trại, tuy nhiên nếu không có biện
pháp phòng trừ hợp lý để dịch bệnh lây lan trên diện rộng không những làm

thiệt hại cho trang trại mà còn ảnh hưởng tới các trang trại xung quanh, cũng
như vấn đề vệ sinh môi trường các khu vực lân cận.
- Chính sách của nhà nước: Các chủ trương chính sách hợp lý thông
thoáng sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống trang trại, tăng cường lưu
thông hàng hóa phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do còn nhiều vướng mắc
chưa được tháo gỡ, các quy định của cơ quan nhà nước như thú y, kiểm soát
vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thức ăn gia súc còn những bất cập chưa
tạo điều kiện cần và đủ để trang trại phát triển bền vững.
Thời gian giao đất, cho thuê đất, thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều
khó khăn; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; chính sách
vay vốn còn hạn chế và nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư xây
dựng và phát triển của các trang trại.
- Tốc độ tăng dân số: Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển
bền vững. Không thể có sự phát triển bền vững nếu môi trường bị hủy hoại,
suy thoái, chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân bị sa sút. Sự phát
triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào công tác dân số và bảo vệ môi trường.
Nhiều khi giá phải trả cho chi phí về môi trường nhiều hơn những thứ con
11
người thu về từ thiên nhiên. Dân số, môi trường và phát triển tạo thành vòng
quay tuần hoàn khép kín ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Dân số tăng nhanh dẫn
đến nhu cầu về lương thực thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tăng nhanh
kích thích sự phát triển của hệ thống các trang trại, tuy nhiên nó cũng gây ra
sức ép rất lớn về vấn đề đất đai và môi trường. Chính vì vậy cần phải có
những chiến lược phát triển lâu dài mang tính bền vững cho ngành chăn nuôi
sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội.
- Khoa học kỹ thuật
Quy mô và đặc điểm đất đai của mỗi trang trại thường có sự thay đổi.
Tuy nhiên sự thay đổi này lại nằm trong một giới hạn nhất định, việc tăng hệ
số sử dụng đất cũng có giới hạn, con đường mở rộng tăng khối lượng và chất
lượng sản phẩm của trang trại chính là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,

áp dụng công nghệ mới, sử dụng các giống mới đưa năng suất cây trồng vật
nuôi tăng nhanh. Ngày nay, việc đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nông
nghiệp còn hứa hẹn nhiều hi vọng và kết quả khả quan trong thực tế sản xuất.
2.1.4. Phân loại các loại hình kinh tế trang trại
* Theo nguồn gốc hình thành
Có ba con đường chính hình thành trang trại:
- Trang trại được hình thành từ những khu đất từ thời phong kiến. Đây
là các trang trại hình thành từ các khu đất thuộc quyền sở hữu tư nhân của
tầng lớp quý tộc, địa chủ.
- Trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình: Quá trình sản xuất đã diễn
ra sự phân hoá giữa các hộ. Các hộ sản xuất kinh doanh thuận lợi sẽ phát triển
cao hơn về quy mô và kết quả sản xuất mà hình thành các trang trại.
- Trang trại hình thành theo kiểu xí nghiệp TBCN: Các nhà tư bản đầu
tư vốn vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, họ bỏ tiền mua máy móc thiết
bị, thuê đất đai và lao động, kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa hình thành
các trang trại.
12
* Theo hình thức quản lý
- Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của
hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh
doanh. Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính,
kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ.
Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp
thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các
loại hình sản xuất khác.
- Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại
gia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng
về vốn, tư liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh.
- Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang
trại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công

ty cổ phần. Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ
lâm sản.
- Nông trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho
bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác.
* Theo cơ cấu sản xuất
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh
nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành
nghề khác.
- Trang trại sản xuất chuyên môn hoá là trang trại tập trung sản xuất kinh
doanh một loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa,
chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản.
* Theo hình thức sở hữu
- Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia
đình) đây là loại hình phổ biến ở các nước.
- Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại phải đi
thuê người khác.
- Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh.
13
2.1.5. Các tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại
Thông tư số 74/2003/TT-BNN,ngày 04/7/2003 của bộ NN&PTNT về
việc thay thế thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK. Qua đó đưa ra
tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau:
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được
xác đinh là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí sau :về giá trị sản lượng
hàng hoá, dịch vụ bình quân một năm hoặc quy mô sản xuất phải tương đối
lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và
vùng kinh tế:
Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng
hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí

xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ bình quân năm
2.1.5.1. Giá trị sản lượng hàng hoá bình quân một năm
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
2.1.5.2 Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế
nông hộ tương ứng ngành sản xuất và vùng kinh tế
* Đối với trang tại trồng trọt
(1).Trang trại trồng cây hàng năm
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên
(2).Trang trại trồng cây lâu năm
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
+ Trang trại trồng hồ tiêu từ 0.5 ha trở lên
(3).Trang trại lâm nghiệp
+Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
*Đối với trang trại chăn nuôi
(1).Chăn nuôi gia súc ,trâu ,bò….
14
+ Chăn nuôi sinh sản lấy sữa thường xuyên từ 10 con trở lên
+ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên
(2).Chăn nuôi gia súc :lợn ,dê
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên từ 20 con trở lên đối với lợn và
có từ 100 con trở lên đối với cừu và dê
+ Chăn nuôi lợn thường xuyên có từ 100 con trở lên ( không kể lợn
sữa) dê thịt từ 200 con trở lên (không tính dê con dưới 7 ngày tuổi)
* Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích mặt nước để nuôi trông thuỷ sản có từ 2 ha trở lên( riêng đối
với nuôi tôm theo kiểu công nghiệp diện tích mặt nước từ 1 ha trở lên)
*Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp

Là những trang trại có từ 2 hoạt động sản xuất nông, lâm, và nuôi trồng
thuỷ sản khác nhau trở lên và mỗi hoạt động đều đạt về quy mô hoặc mức giá
trị hàng hoá và dịch vụ như quy định cho trang trại.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình phát triển trang trại trên thế giới
Trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại đã được khẳng
định là mô hình sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
lâm nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia, kinh tế trang trại rất đa
dạng cả về hình thức quản lý, quy mô và cơ cấu sản xuất.
Ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích
trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực
lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Thực tiễn đã
chứng minh rằng kinh tế trang trại có vai trò quan trọng ở các nước đang phát
triển (Hàn Quốc, Đài Loan,…) và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở những
nước có nền kinh tế phát triển cao (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,….). Kinh tế trang
trại gia đình đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nông
nghiệp thế giới, thúc đẩy ngành sản xuất nông sản hàng hoá và đưa nền nông
nghiệp tiến lên hiện đại.[3]
15
Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành công
nghiệp hoá sau đó, khi công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu
hướng giảm dần và quy mô trang trại có xu hướng tăng lên.
Ở những vùng đất mới như châu Mỹ, châu Úc thì quy mô trang trại là rất
lớn. Như ở Mỹ mỗi trang trại có diện tích bình quân từ 180-200 ha, ở Canađa
là 400-450 ha, ở Úc là 500 ha, thậm chí hàng nghìn ha…Họ gọi là trang trại
nhưng thực chất đó là những đồn điền được Nhà nước khuyến khích, bảo vệ
bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 151
ha/ trang trại, nhưng đến năm 1992 chỉ còn 1.925 nghìn trang trại với diện
tích bình quân là 198 ha/ trang trại.

Ở Anh năm 1950 có 453 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 36 ha,
đến 1987 còn 254 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 71 ha/ trang trại.
Ở Pháp năm 1955 có 2.285 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 14
ha/ trang trại, đến nay còn 952 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 19
ha/ trang trại.
ỞĐức năm 1960 có 1.709 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 10
ha/trang trại, đến năm 1985 còn có 983 nghìn trang trại với diện tích bình
quân là 15 ha/trang trại.
Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở
đối với phát triển kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Do vậy, kinh tế trang
trại cũng xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ, nhiều
nghiên cứu cho thấy quy mô trang trại nhỏ ở châu Á chiếm từ 60-70% về số
lượng, canh tác 30% diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nông nghiệp.
Ở Nhật Bản, trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong ngành nông
nghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nhật Bản có xu hướng
mở rộng quy mô trang trại lên từ 10-20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được.
Năm 1970 Nhật Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1
ha/trang trại, đến 1993 còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là
1.38 ha/trang trại.
16
Ở Đài Loan năm 1970 có 916 nghìn trang trại với diện tích bình quân là
0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình
quân là 1,21 ha/ trang trại.
Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là
0,90 ha/ trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình
quân là 1,20 ha/trang trại. Trang trại dưới 0.5 ha chiếm 29.7% từ 0,5 - 1 ha
chiếm 34.7%, trên 1 ha chiếm 35,6%.
Một số nước khác thuộc Châu Á như: Inđônêsia, Malaixia…đang trong
quá trình công nghiệp hoá nên luôn có sự biến động về số lượng và diện tích
bình quân của trang trại.

Ở Inđônêsia, năm 1963 có 744.000 trang trại với diện tích bình quân là
1.20 ha/trang trại đến năm 1973 có 808.000 trang trại với diện tích bình quân
là 1.14 ha/trang trại/ đến năm 1983 có 916.000 trang trại với diện tích bình
quân là 0.95 ha/trang trại
Ở Thái Lan, năm 1963 có 3.124.000 trang trại với diện tích bình quân
là 0.55 ha/ trang trại đến năm 1978 có 4.018.000 trang trại với diện tích bình
quân là 0.8 ha/trang trại.
Ngày nay, ở Châu Mỹ La tinh các đồn điền đang trong quá trình chia nhỏ
ruộng đất cho các công nhân nông nghiệp hình thành các trang trại nông nghiệp gia
đình có trình độ chuyên môn nông nghiệp mà vẫn tập trung được lượng nông sản
hàng hoá lớn. Họ thấy rằng hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa không thích hợp
với sản xuất nông nghiệp. Ở các nước xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình chia nhỏ
lại các xí nghiệp nông nghiệp và phát triển hình thức trang trại gia đình. Từ đó có thể
nhận thấy điểm tương đồng là “sản xuất lớn” không thể áp dụng có hiệu quả hơn so
với kinh tế trang trại trong gia đình nông nghiệp.
Sản lượng chăn nuôi năm 2009
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm
2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn
trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò
17
1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con,
gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con Tốc độ tăng về số
lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt
trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:
Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ
172,4 triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ
năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò.
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số
trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con,

bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con
và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một
là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt
Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn.
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia
1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513
triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới.
Chăn nuôi Vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84
triệu, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có
22,5 triệu con Vịt.
Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn
Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam
cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về
heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong nước.
* Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong nước
Hình thức kinh tế trang trại ở nước ta đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý,
Trần…, trải qua các thời kỳ lịch sử, kinh tế trang trại có các tên gọi khác nhau
18
như “Thái ấp”; “Điền trang”; Đồn điền”…Trước cách mạng và trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có trang trại, đồn điền của địa chủ, chủ
nông, chủ tây. Các trang trại này phần lớn sử dụng lao động làm thuê từ tá
điền, cũng là kiểu phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức
người, súc vật, sản xuất mang tính quảng canh, độc canh một số cây ngắn
ngày là chính. Bên cạnh đó còn có kinh tế trang trại của những nhà tư sản
trong nước và nước ngoài, một số tướng lĩnh thời nguỵ làm ăn kinh tế. Hình
thức trang trại ở dạng các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đồn điền
cao su, cà phê và những cây công nghiệp khác phục vụ cho mục đích làm giàu
của chúng.[5]

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, các trang trại trước đó
được cải tạo, tập thể hoá, quốc doanh hoá thành các cơ sở sản xuất tập thể và
Nhà nước dưới hình thức hợp tác xã, nông trường, trạm trại. Tiếp theo đó,
Nhà nước đã có những chủ trương mới về giao đất, giao rừng, thực hiện nông,
lâm kết hợp, khuyến khích di dân kinh tế mới, khai hoang, phục hoá tạo tiền
đề cho kinh tế trang trại phát triển. Đặc biệt, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm
1993, đã mở đường cho các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển
và từ đó xuất hiện ngày một nhiều các mô hình kinh tế trang trại trên khắp cả
nước. Bước sơ khai của kinh tế trang trại trong giai đoạn này chủ yếu mang
tính tự phát và cho đến nay phát triển kinh tế trang trại đã và đang trở thành
vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển.
Ngày 02/02/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-
CP về phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh
tế trang trại phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách
ưu đãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại.
Mặt khác, Nhà nước đã ban hành các tiêu chí xác định kinh tế trang trại
nhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích kinh tế trang trại phát
triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
19
Tháng 1/1981 Chỉ thị 100/CT-BBT ra đời đánh dấu quá trình đổi mới
trong nông nghiệp, nông thôn, thực sự giải phóng sức sản xuất cho nông dân.
Đại hội VII (tháng 12/1986) đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế nước
ta. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4/1987) về đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế nông nghiệp, khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ,
khuyến khích phát triển.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương tháng
12/1997 và Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về phát triển
nông nghiệp, nông thôn.
Luật đất đai 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà

nước quản lý. Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng ổn định, lâu dài với 5
quyền đó là: quyền sử dụng, thừa kế, thế chấp, trao đổi, chuyển nhượng.
+ Nghị định 64/CP (1993) quy định giao đất nông nghiệp cho hộ gia
đình và các cá nhân sử dụng lâu dài, thời hạn là 20 năm.
+ Nghị định 02/CP (1994) quy định giao đất nông nghiệp cho các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình thời hạn 50 năm.
+ Nghị định 01/CP (1994) quy định giao khoán kinh doanh rừng và
đất rừng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình.
+ Nghị quyết 03 ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.
+ Thông tư số 423/2000/QĐNHNN ngày 22/9/2000 về chính sách tín
dụng với kinh tế trang trại.
+ Thông tư 23/2000/TTBNĐXH hướng dẫn áp dụng một số chế độ
đối với người lao động làm việc trong trang trại.
+ Thông tư 69/2000/TTNB-BNN-TCTK và Thông tư số 62/TT-NBN-
TCTK ngày 20/5/2003 hướng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại.
Tính đến ngày 06/08/2009 cả nước có 120.699 trang trại, trong đó có
34.361 trang trại trồng cây hàng năm (28,44 %), 24.215 trang trại trồng cây
lâu năm (20,06 %), 17.635 trang trai chăn nuôi (14,61 %), 34.989 trang trại
nuôi trồng thuỷ sản ( 28,99 %). Các trang trại tập trung nhiều nhất ở Đồng
20
Bằng Sông Cửu long là 47,62 %, Đông Nam Bộ là 11,43 %, Đồng Bằng Sông
Hồng 14,24 %, Tây Nguyên 7,85 %, Trung du miền núi phía Bắc 3,67%, Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 15,09 %.
Ở nước ta điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mỗi vùng, mỗi miền là
khác nhau do đó sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại cung rất khác
nhau. Nhưng nhìn chung sản phẩm sản xuất từ các trang trại vẫn chủ yếu
được tiêu thụ dưới dạng thô, phụ thuộc nhiều về giá cả thị trường, khó tiêu
thụ, cơ cơ hạ tầng yếu kém cần có những chính sách đồng bộ, toàn diện cho
nền kinh tế trang trại phát triển.
21

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình sản xuất của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì
từ năm 2008 đến năm 2010.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 17/2/2011 đến ngày 25/5/2011
3.3. Nội dung nghiên cứu
-Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ba Vì
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng tới quá
trình sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi.
- Điều tra, nghiên cứu về tình hình sản xuất kinh doanh của một số trang
trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Ba Vì – Hà Nội
3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu.
Số lượng và quy mô của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì?
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn
huyện Ba Vì?
22
Các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì đang phát triển theo
chiều hướng nào?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các
trang trại chăn nuôi?
3.4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu thứ cấp là: thu thập những số liệu, thông tin liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến vần đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính
thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban
ngành của huyện, các báo cáo tổng kết liên quan đến vấn đề trang trại, thu
thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định…
- Thu thập số liệu thứ cấp trong đề tài này bao gồm:
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
+ Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của các trang trại trong 3 năm
2008 - 2010.
+ Báo cáo thực trạng điều tra kinh tế trang trại.
Các số liệu trên được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo
tổng kết của phòng Kinh tế huyện Ba Vì.
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp chọn điểm điều tra: Đề tài chọn 4 xã : Ba Trại, Vật Lại,
Tây Đằng, Vạn Thắng đại diện cho các vùng sinh thái trên địa bàn huyện.
- Chọn mẫu điều tra:
+ Lượng mẫu chọn điều tra cho các chỉ tiêu nghiên cứu là 35 trang trại.
Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
23
Bảng 3.1 : Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu
Loại hình TT
Số
lượng
(TT)
Cơ cấu
(%)

Phân bố
Vùng
miền núi
Tỷ lệ
(%)
Vùng đồng
bằng
Tỷ lệ
(%)
Chăn nuôi lợn 10 28.57 5 50 5 50
Chăn nuôi gia cầm 10 28.57 7 70 3 30
Chăn nuôi thủy cầm 5 14.29 0 0 5 100
Chăn nuôi tổng hợp 10 28.57 8 80 2 20
Tổng
35 100 20 57.14 15 42.86
( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
* Số lượng trang trại chăn nuôi điều tra tại các xã cụ thể như sau:
- Ba trại: 12
 Trang trại lợn: 5
 Trang trại gia cầm: 4
 Trang trại thủy cầm: 0
 Trang trại tổng hợp: 3
- Vật Lại: 8
 Trang trại lợn: 2
 Trang trại gia cầm: 3
 Trang trại thủy cầm: 0
 Trang trại tổng hợp: 3
- Tây Đằng: 10
 Trang trại lơn: 3
 Trang trại gia cầm: 3

 Trang trại thủy cầm: 2
 Trang trại tổng hợp: 2
24
-Vạn Thắng: 5
 Trang trại lợn: 0
 Trang trại gia cầm: 0
 Trang trại thủy cầm: 3
 Trang trại tổng hợp: 2
- Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA : Trực tiếp tiếp xúc với
chủ trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản
xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập
được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận
hành trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:
Phiếu điều tra chúng tôi có đủ thông tin về trang trại như nguyên nhân tạo
lập trang trại, kết quả sản xuất. Phiếu điều tra được xây dựng cho từng trang trại
và đã được chuẩn bị từ trước. Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại
như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, loại hình
trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất.
Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.
Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của
chủ trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị
trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ
của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành trực tiếp khi vào điều tra trang trại,
nhằm có cái nhìn tổng quát về trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu để
đánh giá độ chính xác các thông tin mà chủ trang trại cung cấp .
25

×