BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------
VŨ THỊ BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ TÂN TIẾN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------
VŨ THỊ BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ TÂN TIẾN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRẦN HỮU VIÊN
Hà Nội, 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao
học khoá 20 tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, cán bộ tại trường Đại học
Lâm nghiệp và khu vực nghiên cứu.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới GS.TS Trần Hữu Viên – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học
tập, công tác cũng như thực hiện luận văn.
Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại
học Lâm nghiệp, khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Lâm học, UBND xã Tân
Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, các cán bộ xã, trưởng thôn, người dân
nơi tác giả đến thực hiện đề tài, cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện,
động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá học.
Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng do hạn chế về trình độ
và thời gian nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà
khoa học và đồng nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả được trình bày trong luận văn là
trung thực, khách quan. Các hình ảnh minh họa trong luận văn là của tác giả.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ
Vũ Thị Bích Ngọc
ii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Những nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất trên thế giới ....................... 3
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng
đất cấp vĩ mô và cấp vi mô................................................................................... 3
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất có sự tham gia của người
dân
..................................................................................................................... 6
1.2. Những nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ........................ 7
1.2.1. Một số nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của QHSDĐ ................................ 7
1.2.2. Một số nghiên cứu đánh giá ban đầu về việc vận dụng phương pháp
quy hoạch sử dụng đất vào thực tiễn ở Việt Nam ............................................10
1.2.3. Một số chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước liên quan đến
quy hoa ̣ch sử du ̣ng đấ t cấp xã ............................................................................12
1.2.4. Đánh giá ban đầu về vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ............................13
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................15
iii
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 15
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................15
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
2.3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho QHSDĐ xã Tân Tiến ........15
2.3.2. Đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội, giai đoạn 2014 – 2020 ..........................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................16
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ...........................................20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 25
3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất ............................ 25
3.1.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất ...............................................25
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tân Tiến ...............................33
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Tiến ........................................................44
3.1.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất qua các thời kỳ xã Tân Tiến................49
3.1.5. Dự báo nhu cầu sử dụng đất các ngành, các lĩnh vực xã Tân Tiến đến
năm 2020..............................................................................................................58
3.2. Quy hoạch sử dụng đất xã Tân Tiến ........................................................ 62
3.2.1. Những căn cứ và nguyên tắc quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất 62
3.2.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất ............................................................63
3.2.3. Mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ..............................................64
3.2.4. Nhu cầu sử dụng các loại đất ...................................................................67
3.2.5. Quy hoạch từng loại đất ...........................................................................68
3.2.7. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch .......75
3.2.8. Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch sử dụng các loại đất xã Tân Tiến theo
từng giai đoạn ......................................................................................................77
iv
3.2.9. Hiệu quả của phương án quy hoạch ........................................................87
3.2.10. Các giải pháp thực hiện quy hoạch .......................................................88
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viế t đầ y đủ
Viế t tắ t
QHSDĐ
Food and Agriculture OrganiZation (Tổ chức Lương Nông liên
hiêp̣ quố c)
Quy hoa ̣ch sử du ̣ng đấ t
GĐLN
Giao đấ t lâm nghiêp̣
BĐHT
Bản đồ hiêṇ tra ̣ng
BĐQH
Bản đồ quy hoa ̣ch
TTCN
Tiể u thủ công nghiê ̣p
SXNN
Sản xuấ t nông nghiêp̣
SXLN
Sản xuấ t lâm nghiêp̣
NPV
Giá tri ̣hiêṇ ta ̣i của thu nhâ ̣p dòng
BCR
Tỷ lê ̣ thu nhâ ̣p so với chi phí
IRR
Tỷ lê ̣ hoàn vố n nô ̣i bô ̣
FAO
Viê ̣c phân tích các thế ma ̣nh, điể m yế u, những cơ hô ̣i, thách thức
SWOT
đố i với mô ̣t tổ chức. Đây là mô ̣t công cu ̣ trong lâ ̣p kế hoa ̣ch chiế n
lươ ̣c cho tổ chức.
VAC
Vườn ao chuồ ng
PRA
Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
KTXH
Kinh tế xã hô ̣i
UBND
Ủy ban nhân dân
TP
Thành phố
RRA
Đánh giá nhanh nông thôn
BĐSDĐ
Bản đồ sử du ̣ng đấ t
SALT
Mô hiǹ h sử du ̣ng đấ t lâu bề n/đấ t đồ i
vi
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
TT
Trang
3.1
Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Tiến giai đoạn 2005 – 2013
45
3.2
Sử dụng đất xã Tân Tiến
54
3.3
Lịch thời vụ xã Tân Tiến, huyê ̣n Chương My,̃ TP Hà Nô ̣i
55
3.4
Phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức
58
3.5
Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp xã Tân Tiến đến năm 2020
70
3.6
Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp xã Tân Tiến đến năm
2020
72
3.7
Quy hoạch đất ở nông thôn xã Tân Tiến
73
3.8
Diện tích đất chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch
75
3.9
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch
76
3.10 Phân kỳ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
77
3.11 Phân kỳ chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
79
3.12 Phân kỳ quy hoạch đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng
80
3.13 Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2014-2015
81
3.14 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch
82
3.15 Kế hoạch đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo từng năm
83
3.16
Danh mục các công trình dự án thực hiện trong kỳ quy hoạch
trên địa bàn xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, T.P Hà Nội
84
vii
DANH MỤC HÌNH
TT
3.1
Tên hình
Sơ đồ quy hoa ̣ch sử du ̣ng đấ t theo FAO (1993)
Trang
27
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là tài sản quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng
để con người sinh sống, thực hiện lao động để sinh tồn.
Tuy nhiên, tài nguyên đất lại là tài nguyên có hạn và đất có khả năng
canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa, trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu
ha) chỉ có 13.340 triệu ha đất canh tác. Trong đó, phần lớn diện tích đất có
nhiều hạn chế cho sản xuất do đất quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng hoặc
quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị hủy hoại do hoạt động sản xuất hoặc do
chiến tranh… Vì thế, diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có
3.030 triệu ha, hiện nay nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu ha. Mặt
khác, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên mỗi đầu người càng giảm do áp
lực tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh. Bình quân diện
tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23ha, ở nhiều
quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15ha, ở Việt Nam chỉ
còn 0,11ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình
độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm,
mỗi người cần có 0,4ha đất canh tác. Ước tính ở Việt Nam, hàng năm giảm
5m2 đất canh tác/người.
Trong thực tế, quy hoạch sử dụng đất các cấp là cơ sở để chính quyền
tổ chức quản lý, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Xác
định tầm quan trọng của vấn đề này, đồng thời cụ thể hóa Luật đất đai và các
luật có liên quan. Chính phủ và các Bộ, ngành đã kịp thời ban hành nhiều văn
bản pháp lý làm cơ sở của các cấp, tiến hành quy hoạch sử dụng đất như:
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, tái định cư;
Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
2
Môi trường quy định chi tiết về lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và nhiều văn bản pháp lý khác có liên quan.
Tân Tiến là một xã thuộc vùng bán sơn địa của huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã (theo thống kê năm 2013) là
1.270,88ha, xã có địa hình khá phức tạp. Nền kinh tế - xã hội của xã chưa
phát triển so với tiềm năng, hệ thống sơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu,
đời sống của người dân còn khó khăn, thiếu thốn nguyên nhân chính là do sử
dụng đất và các nguồn lực chưa hiệu quả, hợp lý. Vì vậy, cần phải tiến hành
kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để sử dụng đất và các tài nguyên của địa
phương được triệt để, hợp lý, hiệu quả nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa
phương một cách mạnh mẽ, bền vững, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần
của nhân dân.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề xuất quy hoạch
sử dụng đất hợp lý, có cơ sở cho xã Tân Tiến sẽ góp phần quan trọng trong
việc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân
dân, các ngành, đơn vị, các xã tập trung mở rộng sản xuất, đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững tại xã Tân Tiến.
Với những lý do trên và yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp cao học
tại trường đại học Lâm Nghiệp, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất quy
hoạch sử dụng đất xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, giai
đoạn 2014- 2020”. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để chính quyền và
nhân dân xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội tổ chức quản lý và sử
dụng đất khoa học, có hiệu quả trong thời gian tới.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
QHSDĐ có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng, nó tạo ra những
điều kiện cần thiết để tổ chức quản lý, sử dụng đất có hiệu quả cao, bền vững.
QHSDĐ là một hoạt động định hướng nhằm sắp xếp, bố trí sử dụng đất một
cách hợp lý vào thời điểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai.
QHSDĐ là tiền đề vững chắc cho bất kỳ giải pháp nào nhằm phát huy đồng
thời những tiềm năng to lớn, đa dạng và các điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã
hội khác. QHSDĐ là tiến hành phân chia, sắp xếp hợp lý sản xuất khác nhau,
làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu về mặt
Nông lâm sản cho nền kinh tế địa phương và Quốc dân. Đặc biệt trong sản
xuất Nông – lâm nghiệp, các phương pháp thâm canh trong Nông – lâm
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các giải pháp bảo vệ đất chống xói
mòn, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
QHSDĐ là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể phát triển
nông thôn. Do đó, công tác quy hoạch sử dụng đất cần có sự phối hợp chặt
chẽ, lồng ghép với quy hoạch phát triển nông thôn mới nhằm tránh sự chồng
chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực. Thực chất của công tác
quy hoạch là tổ chức về không gian và thời gian phát triển cho một ngành
hoặc một lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể.
Vấn đề QHSDĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế xã hội.
Ngày nay, trong điều kiện nhu cầu của xã hội về đất canh tác, đất xây dựng cơ
sở hạ tầng… ngày càng cao thì vấn đề QHSDĐ một cách bền vững càng trở
nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
1.1. Những nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng
đất cấp vĩ mô và cấp vi mô
Khoa học về đất đai đã trải qua hơn một trăm năm nghiên cứu và phát
triển, những thành tựu nghiên cứu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất đã
4
được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai
một cách hiệu quả.
Sự phát triển của QHSDĐ gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư bản chủ
nghĩa, với tốc độ phát triển mạnh của các ngành công nghiệp và giao thông
vận tải, Nông lâm nghiệp, sản xuất nguyên vật liệu,….., nhu cầu sử dụng đất
ngày càng tăng. Sản xuất bước vào thời đại kinh tế hàng hóa Tư bản chủ
nghĩa. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận QHSDĐ đã được hình thành
trong hoàn cảnh như vậy và đã được đề cập đến, được thực hiện một cách triệt
để, nghiêm túc, nhằm thỏa mãn nhu cầu của thực tế khách quan xã hội loài
người. Thời kỳ này đã có những công trình nghiên cứu về QHSDĐ, phần lớn
các công trình nghiên cứu này đều xuất phát tại Mỹ.
Tại Mỹ, năm 1929 bang Wiscosin đã ra đạo luật sử dụng đất đai trong
đó có quy định nguyên tắc sử dụng đất Lâm Nghiệp, tiếp theo là xây dựng kế
hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscosin, kế hoạch này đã
được xác định các diện tích cho sử dụng Lâm nghiệp, Nông nghiệp và nghỉ
ngơi giải trí. Năm 1966 Hội đất học và Hội nông dân học Mỹ cho ra đời
chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng
dụng QHSDĐ. Tại Đức tác giả Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu: “Khái
niệm về sử dụng đất khác nhau”, đây được coi là lý thuyết sinh thái về
QHSDĐ dựa trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh
thái cũng như sự ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh.
Từ những năm 1967, nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và
QHSDĐ đã được hội đồng Nông nghiệp Châu Âu phối hợp với FAO tổ chức.
Các hội nghị đều khẳng định rằng quy hoạch các ngành sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến loại nhỏ,…phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất
đai. Năm 1975, Wink đã phân 6 nhóm chính về dữ liệu của tài nguyên cần thu
thập cho QHSDĐ như: khí hậu, độ dốc, địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn đất, tài
nguyên nhân tạo như hệ thống tưới tiêu, thảm thực vật.
5
Năm 1988, Dent và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu về quy trình quy
hoạch. Ông khái quát QHSDĐ trên 3 cấp và mối quan hệ của các cấp khác
nhau: kế hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện), cấp cộng đồng
(xã, thôn). Ông còn đề xuất trình tự quy hoạch (gồm 4 giai đoạn và 10 bước).
FAO đã đề xuất phương pháp trong nghiên cứu đánh giá đất đai và sử
dụng đất trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và có tính
đến hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Quá trình đánh giá đất đai của
FAO cơ bản gồm các bước: xác định mục tiêu, thu thập số liệu, tài liệu liên
quan, xác định loại hình sử dụng đất, xác định và xây dựng bản đồ đất, đánh
giá mức độ thích hợp của loài hình sử dụng đất, xem xét tác động môi trường
tự nhiên, kinh tế xã hội, xác định loại hình sử dụng đất thích hợp. Nhìn vào
hướng dẫn trên khá đầy đủ, chặt chẽ, dễ vận dụng và được thừa nhận là
phương tiện tốt để đánh giá tiềm năng đất đai làm cơ sở cho QHSDĐ các cấp.
Năm 1988, ở Kenya văn phòng môi trường quốc gia hợp tác với đại học
Clack thực hiện RRA ở Mbusayi, một cộng đồng ở huyện Machkos. Một kế
hoạch quản lý tài nguyên cấp thôn, bản được xây dựng vào tháng 9/1988. Sau đó
người ta mô tả RRA này như là một PRA và đưa ra phương pháp trong 2 cuốn
sổ tay hướng dẫn. Ở Ấn Độ, chương trình hoạt động phát triển nông thôn Aga
Khan bắt đầu sử dụng PRA. Như vậy, PRA được hình thành từ năm 1988 cùng
với RRA. Những kết quả phân tích hệ thống canh tác tại Châu Á, Châu Phi và
Nam Mỹ đã xác nhận rằng phân tích hệ thống canh tác là một công cụ quy
hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất cấp địa phương. Năm 1990, Luning đã nghiên
cứu kết hợp đánh giá đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho QHSDĐ.
Hệ thống sử dụng đất cùng phương pháp tiếp cận nông thôn mới
trên thế giới có thể xem là cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng trong
QHSDĐ vi mô.
6
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất có sự tham gia của
người dân
Vấn đề QHSDĐ có sự tham gia của người dân đã được nhiều nhà khoa
học trên thế giới, trong nước nghiên cứu và công bố kết quả. Về QHSDĐ có
sự tham gia của người dân được đề cập khá đầy đủ và toàn diện trong tài liệu
hội thảo VFC-TVDresden, 1998 của Dr.Habil Holm Uibrig “Asociate
selection concerus for Vietnam”. Tác giả đề cập đến: (1) Quy hoạch rừng; (2)
Những nhận xét về phát triển nông thôn; (3) QHSDĐ; (4) Phân cấp hạng đất;
(5) Phương pháp tiếp cận mới trong QHSDĐ.
Cũng trong chương trình hội thảo quốc tế tại Việt Nam (1998) – Tài
liệu hội thảo về QHSDĐ của FAO đã đề cập một cách khá chi tiết khái niệm
về sự tham gia và đề xuất các chiến lược quy hoạch sử dụng đất và giao đất
cấp làng bản.
Vấn đề lập kế hoạch sử dụng và quản lý tài nguyên đất cũng được các
nhà khoa học và các quốc gia đặc biệt quan tâm. Năm 1990 tổ chức FAO đã
xuất bản cuốn Phát triển hệ thống canh tác (Farming system development).
Trong đó đã khái quát phương tiếp cận nông thôn trước đây là một phương
pháp tiếp cận một chiều (từ trên xuống), không phát huy được tiềm năng nông
trại và cộng đồng nông thôn.
Dựa trên những kết quả thực tiễn ở Ấn Độ. Giai đoạn từ năm 1970 đến
đầu những năm 1980, ở nhiều quốc gia trên thế giới, các phương pháp điều
tra, đánh giá truyền thống dần được thay thế bằng các phương pháp điều tra
đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) và đánh giá nhanh nông thôn
(RRA). Phương pháp này nhanh chóng thể hiện được ưu thế và hiệu quả nổi
trội của nó trong việc điều tra, đánh giá, lập kế hoạch, QHSDĐ nói chung và
đất Nông lâm nghiệp nói riêng.
Ngày nay, PRA và RRA đã dần dần được hoàn thiện và thể hiện được
vai trò không thể thiếu trong mọi hoạt động lập kế hoạch, QHSDĐ.Việt Nam
có thể áp dụng những thành tựu nghiên cứu về QHSDĐ trên thế giới, nhưng
7
phải thực hiện một cách linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đối với
từng cộng đồng nông thôn. QHSDĐ phải dựa trên nền tảng, kết hợp với quy
hoạch xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương. Trong đó, cần thực hiện
quy hoạch từ trên xuống bằng các định hướng chiến lược, đồng thời ưu tiên
nhu cầu và phạm vi của cộng đồng thông qua quy hoạch phát triển – xây dựng
kế hoạch cấp thôn bản. Hệ thống canh tác trên đất dốc, quan điểm sử dụng đất
bền vững là những giải pháp quan trọng và là cơ sở cho QHSDĐ cấp vi mô.
1.2. Những nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
1.2.1. Một số nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của QHSDĐ
Ở Việt Nam, từ thế kỷ 15 Lê Quý Đôn đã tổng kết kinh nghiệm của
mình về canh tác nông nghiệp trong “Vân đài loại ngữ” Ông đã khuyên nông
dân áp dụng luân canh với cây họ Đậu để tăng năng suất lúa trong sản xuất
Nông nghiệp. Trong thời kỳ Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu đánh giá
về QHSDĐ đã được các nhà khoa học Pháp nghiên cứu phát triển với quy mô
rộng lớn.
Giai đoạn 1955 – 1975, công tác điều tra phân loại đất đai đã được tổng
hợp một cách có hệ thống trong phạm vi miền Bắc. Nhưng đến sau năm 1975
các số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được thống nhất. Xung quanh chủ
đề phân loại đất đã có nhiều công trình khác nhau triển khai thực hiện trên các
vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986; Đỗ Đình Sâm, 1994…). Tuy nhiên, ở
nước ta vấn đề QHSDĐ cấp vi mô có sự tham gia của người dân mới được
nghiên cứu ứng dụng do đó những nghiên cứu trên vẫn còn hết sức tản mạn
và chưa có sự phân tích tổng hợp thành cơ sở lý luận để có thể áp dụng vào
thực tiễn.
Công trình “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững” của tác giả Nguyễn
Xuân Quát (1996) đã phân tích tình hình sử dụng đất đai cũng như mô hình sử
dụng đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt
Nam. Đồng thời đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử
dụng đất tổng hợp bền vững.
8
Tài liệu về “Đất rừng Việt Nam”, tác giả Nguyễn Ngọc Bình đã đưa ra
những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm
cơ bản của đất rừng Việt Nam.
Về luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối vụ để sử dụng hợp lý đất
đai đã được nhiều tác giả như: Phan Văn Chiểu 1964; Lê Trọng Cúc 1971;
Bùi Huy Đáp 1977; Nguyễn Ngọc Bình 1987; Vũ Tuyên Hoàng 1987; Bùi
Quang Toản 1991 đề cập tới nhằm mục đích lựa chọn hệ thống cây trồng phù
hợp trên đất dốc vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam.
Năm 1996, công trình QHSDĐ Nông nghiệp ổn định ở vùng trung du
và miền núi nước ta đã được tác giả Bùi Quang Toản đề xuất sử dụng đất
Nông nghiệp vùng đồi núi và trung du. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997)
trong chương trình tập huấn hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội của trường Đại học
Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ
thống và kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam.
Nghiên cứu hệ thống canh tác ở nước ta được đẩy mạnh hơn từ sau khi
đất nước thống nhất, Tổng cục địa chính đã tiến hành quy hoạch đất 3 lần vào
các năm 1978, 1985 và 1995. Căn cứ vào điều kiện tự đất đai, ngành Lâm
nghiệp đã phân chia đất đai toàn quốc thành 7 vùng sinh thái khác nhau.
Vấn đề hệ thống chính sách và những quy định về quản lý và sử dụng
đất đai cũng như hệ thống quản lý sử dụng đất các cấp được đề cập đến khá
đầy đủ và chi tiết trong báo cáo tóm tắt khảo sát đợt I về Lâm nghiệp xã hội,
nhóm luật và chính sách 1998 của trường Đại học Lâm nghiệp; Tài liệu tập
huấn “Những quy định và chính sách quản lý sử dụng đất” của Trần Thanh
Bình (1997); Tài liệu tập huấn “Các chính sách liên quan đến phát triển kinh
tế trang trại” của Trường đại học Lâm nghiệp (1997).
Về việc sử dụng đất gắn liền với bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi
trường ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Lê Vĩ (1996) đã nêu ra:
(1) Tiềm năng đất vùng trung du, (2) Hiện trạng đất vùng trung du và (3) Các
kiến nghị về sử dụng đất bền vững.
9
Qua nghiên cứu hệ thống Nông nghiệp tại khu vực đồng bằng Sông
Hồng Đào Thế Tuấn (1998) đã phát hiện được nhiều tồn tại, nguyên nhân của
nó và đã đề xuất các mục tiêu và giải pháp khắc phục.
Trên cơ sở tổng hợp các luận điểm về các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước của các tác giả Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Chí
Thành và Phạm Đức Viên (1993) đã xây dựng giáo trình hệ thống Nông
nghiệp. Ngoài phần hệ thống hóa nông nghiệp, các tác giả đã đề xuất chiến
lược phát triển, dự kiến cấu trúc và thứ bậc hệ thống nông nghiệp, công trình
hỗ trợ đắc lực cho công tác nông nghiệp trên các phương diện về lý luận và
thực tiễn.
Về định hướng QHSDĐ cho cả nước đến năm 2000, năm 1994 Tổng
cục Địa chính xây dựng định hướng QHSDĐ trên quy mô cả nước giai đoạn
1995 – 2000. Trong đó việc lập kế hoạch giao đất Nông nghiệp, Lâm nghiệp
có rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng được đề cập tới. Báo cáo đánh
giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển đến năm 2000
làm căn cứ để các ngành, các địa phương thống nhất triển khai công tác quy
hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. Chương trình tập huấn dự án hỗ trợ Lâm
nghiệp xã hội năm 1997 của trường Đại học Lâm nghiệp đã đề cập đến các
phương pháp tiếp cận có tham gia của người dân. Các tác giả Lý Văn Trọng,
Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần Ngọc Bình (1997) đã phối hợp
với các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn tài liệu với những vấn đề
như sau: (1) Các khái niệm và phương pháp tiếp cận trong quá trình tham gia;
(2) Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người
dân; (3) Tổ chức quá trình đánh giá nông thôn và (4) Thực hành tổng hợp.
Để làm cơ sở cho chiến lược sử dụng đất hợp lý có hiệu quả theo quan
điểm sinh thái và phát triển lâu bền, trong luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông
nghiệp Nguyễn Huy Phồn (1997), đã tiến hành đánh giá các loại hình đất chủ
yếu trong Nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung du
miền núi Bắc Bộ Việt Nam. Tác giả đã xây dựng bản đồ thích nghi sử dụng
10
đất tỷ lệ 1/250.000, đối với một số loại hình sử dụng đất bền vững phục vụ
các mục tiêu kinh tế và môi trường cho toàn vùng.
- Tài liệu tập huấn về QHSDĐ và GĐLN có sự tham gia của người dân
tác giả Trần Hữu Viên (1997). Trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp QHSDĐ
trong nước và phương pháp QHSDĐ của một số dự án quốc tế đang áp dụng
tại một số vùng có dự án ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đã nêu lên khái niệm,
nguyên tắc chỉ đạo, QHSDĐ có sự tham gia của người dân.
- Trong tài liệu hướng dẫn công tác QHSDĐ và GĐLN có sự tham gia
của người dân, Đoàn Diễm (1997) đã tập trung vào các chủ đề sau: (1)
Phương pháp QHSDĐ và GĐLN ở Việt Nam; (2) Phương pháp QHSDĐ và
GĐLN của dự án GCP/VIE/024/ITA; (3) Những tồn tại của QHSDĐ và
GĐLN ở Việt Nam và quốc tế; (4) Kiến nghị phương pháp đơn giản về
QHSDĐ và GĐLN có sự tham gia của người dân.
- Năm 1999, Trần Hữu Viên và Lê Sỹ Việt đã nêu rõ: xã là đơn vị quản
lý hành chính nhỏ nhất, là đơn vị quản lý và tổ chức sản xuất Lâm Nghiệp
trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Công tác quy hoạch cần giải
quyết những nội dung sản xuất, các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và xã hội thật
chi tiết và cụ thể.
Những tài liệu nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để tiến hành
QHSDĐ và GĐLN theo phương pháp người dân cùng tham gia ở nước ta.
1.2.2. Một số nghiên cứu đánh giá ban đầu về việc vận dụng phương pháp
quy hoạch sử dụng đất vào thực tiễn ở Việt Nam
Reichnberg (1992) và các nhà nghiên cứu trong nước đều cho rằng Việt
Nam chưa có QHSDĐ. Quy hoạch Nông nghiệp và lâm nghiệp cấp vĩ mô
được xây dựng trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của tất cả các ngành trong
tương lai. Vì vậy, việc tiến hành quy hoạch Nông lâm nghiệp còn thiếu cơ sở
thực hiện.
Reichnberg sau khi khảo sát năm tỉnh trung tâm miền núi phía Bắc cho
rằng Quy hoạch vi mô ở Việt Nam nên được nghiên cứu để phát triển khái
11
niệm quy hoạch cấp xã trên bốn khía cạnh bao gồm: phủ toàn bộ đất đai cấp
xã, nghĩa là Quy hoạch Nông lâm nghiệp dựa trên QHSDĐ trên toàn bộ diện
tích hành chính trong xã, phối hợp các kế hoạch và các hoạt động giữa các cơ
quan Nhà nước. Ở đó khi quy hoạch phải đề cập đến quy hoạch của các ngành
do cơ quan Nhà nước quản lý. QHSDĐ nhằm phục vụ cho giao đất và cấp
giấy chứng nhận để sử dụng đất tốt hơn.
Nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về QHSDĐ và GĐLN cấp xã được thực
hiện tại xã Tử Nê huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh
Hòa Bình do dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp được thực hiện từ
năm 1993. Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn và Vũ Văn Mễ (1996) cho rằng
QHSDĐ được cho là một nội dung chính và được thực hiện khi giao đất trên cơ
sở tôn trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và
giao đất có sự tham gia tích cực của người dân, già làng, trưởng bản, chính
quyền xã… Bản đánh giá về trường hợp Tử Nê cho thấy cần có một kế hoạch sử
dụng đất chi tiết hơn thì mới đáp ứng được yêu cầu, tránh được các mâu thuẫn của
cộng đồng phát sinh sau quy hoạch, cần có sự điều chỉnh và thời sự hóa kế hoạch.
Chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 1996 – 2001 trên
phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Phú Thọ đã
tiến hành thử nghiệm quy hoạch phát triển Nông lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở
xây dựng kế hoạch phát triển cấp thôn và hộ gia đình. Theo tác giả Bùi Đình
Toái và Nguyễn Hải Nam năm 1998, tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử
dụng PRA để tiến hành QHSDĐ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và lập kế hoạch
sử dụng đất 3 cấp: xã, thôn và HGĐ. Đến năm 1998, trên toàn vùng dự án có
76 thôn bản được QHSDĐ theo phương pháp cùng tham gia.
Từ kết quả thử nghiệm ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Gia Lai và
Sông Bé, tác giả Vũ Văn Mễ cho rằng quy hoạch cấp xã phải dựa trên tình
trạng sử dụng đất hiện tại, tiềm năng sản xuất của đất, các quy định của Nhà
nước và nhu cầu nguyện vọng của người dân,… xem xét mọi vấn đề liên quan
12
đến đất đai và sử dụng tài nguyên. Cách tiếp cận này phù hợp với xu thế
chung hiện nay về áp dụng các phương pháp quy hoạch tổng hợp.
Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác kỹ thuật Việt – Đức, dự
án phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà đã nghiên cứu và thử nghiệm
phương pháp QHSDĐvà GĐLN tại hai xã của hai huyện Yên Châu (Sơn
La) và Tủa Chùa (Lai Châu) trên cơ sở hướng dẫn của Cục kiểm lâm. Với
cách làm 6 bước và lấy cấp thôn bản làm đơn vị chính để quy hoạch. Sự
khác biệt ở đây là lấy cấp thôn bản làm đảm bảo quy hoạch phù hợp với kết
quả nghiên cứu xã hội và cộng đồng của Donovan và nhiều người khác
năm 1997 ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
1.2.3. Một số chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước liên quan đến
quy hoa ̣ch sử dụng đấ t cấp xã
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm
bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài” (Điều 18).
Luật đất đai năm 2003 quy định rõ 3 nhóm đất, trong đó nhóm đất nông
nghiệp gồm 8 loại đất, nhóm đất phi nông nghiệp gồm 10 loại đất và nhóm đất
chưa sử dụng. Luật cũng đã quy định cụ thể các quyền và trách nhiệm của người
sử dụng. Tùy theo từng loại đất và mục đích sử dụng mà được giao cho tổ chức,
cá nhân quản lý và sử dụng. Theo luật đất đai thì quy hoạch và kế hoạch việc sử
dụng đất đai là 1 trong 8 nội dung quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý
nước nhà về đất đai. Luật đất đai là cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho QHSDĐ
Nông lâm nghiệp.
Trong nghị định 64/CP, điều 15 có nêu một số quyền hạn của cấp xã
trong sử dụng đất công ích. Một số các văn bản pháp luật đã nêu rõ một số
điểm quan trọng trong QHSDĐ cấp xã đó là: để tiến hành quy hoạch sản xuất
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, chăn nuôi và đồng cỏ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản
xuất và đời sống, trên địa bàn xã phải làm rõ các loại đất trong nhóm đất nông
13
nghiệp như: về loại đất nông nghiệp phải làm rõ đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp; các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
và nhóm đấ t chưa sử dụng. Về loại đất lâm nghiệp phải làm rõ 3 loại đất rừng:
đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Gần đây nhất, luật đất đai 2013 được ban hành trong đó QHSDĐ là một
vấn đề quan trọng, các nội dung chủ yếu về QHSDĐ được quy định cụ thể trong
17 điều của chương IV, từ điều 35 đến điều 51.
Có thể nói, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến QHSDĐ Nông Lâm
nghiệp cấp địa phương và coi QHSDĐ là nền tảng cho các quy hoạch khác
đồng thời là cơ sở cho giao đất, lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựng các dự án
phát triển.
1.2.4. Đánh giá ban đầu về vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Đánh giá, phân tích các nghiên cứu và thử nghiệm về QHSDĐ ở Việt
Nam có thể rút ra một số kết luận sau:
- Hiện tại ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu, thử nghiệm liên quan
đến QHSDĐ cấp vi mô, nhưng những thử nghiệm này còn nhiều hạn chế, mới
nghiên cứu chủ yếu đối tượng đất phục vụ cho sản xuất.
- Phương pháp QHSDĐ còn nhiều hạn chế và thiếu sự thống nhất, mỗi
dự án sử dụng phương pháp riêng.
- Phương pháp QHSDĐ có sự tham gia của người dân, đã được áp
dụng ở một số địa phương, tuy đã đạt được một số thành công nhưng chưa
tổng kết xác định đối tượng cụ thể tham gia nên chưa xây dựng được phương
pháp chung nhất cho QHSDĐ.
- Thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành kinh tế trong việc xây dựng
phương án QHSDĐ dẫn tới việc lúng túng, chồng chéo trong sử dụng đất ở
nhiều địa phương, nhiều bản quy hoạch phải liên tục bổ sung cập nhật, nên
việc chỉ đạo và quản lý gặp nhiều khó khăn.
- Phương pháp quy hoạch dựa trên thuộc tính của đất đai, ít xét đến
tiềm năng đất đai, nhu cầu và khả năng của cộng đồng. Công tác quy hoạch
14
thường dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quy hoạch, thiếu sự đóng góp và
tham gia ý kiến của người dân. Chính vì vậy, không khai thác được kinh
nghiệm của người dân địa phương dẫn đến tính khả thi chưa cao.
- Trong công tác QHSDĐ còn thiếu các nghiên cứu cơ bản hỗ trợ cho
từng địa phương cụ thể, một số vấn đề cần tiến hành nghiên cứu trước như
đánh giá tiềm năng đất đai, nghiên cứu chiến lược thị trường tiêu thụ Nông
Lâm sản,…dẫn tới tính khả thi của phương án QHSDĐ không cao. Khắc phục
những hạn chế trên, đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản như:
phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân trong QHSDĐ, phương
pháp đánh giá đất đai, phân tích hệ thống canh tác, lựa chọn cơ cấu tập đoàn
cây trồng và tiến hành QHSDĐ trên địa bàn một cách khoa học, bền vững.
15
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất QHSDĐ xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội làm cơ
sở cho chính quyền và nhân dân xã Tân Tiến quản lý, sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả, bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của xã.
- Phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất,
đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả cao.
- Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của các ngành, tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
- Tạo cơ sở cho việc thu hút các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, mang
lại hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, giữ gìn cảnh
quan thiên nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất.
- Làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế và xã hội của xã;
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất;
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành và lĩnh vực;
- Các chính sách, pháp luật liên quan đến QHSDĐ.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội với diện tích 1.270,88ha.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho QHSDĐ xã Tân Tiến
16
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của QHSDĐ;
- Điều tra, phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã;
- Hiện trạng sử dụng đất xã;
- Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất qua các thời kỳ tại xã;
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất của ngành,
các lĩnh vực xã Tân Tiến.
2.3.2. Đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội, giai đoạn 2014 – 2020
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Kế thừa tài liệu có sẵn
- Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất Lâm nghiệp – Nông nghiệp
của xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
- Tình hình sản xuất Lâm – Nông nghiệp của xã từ năm 2000 – 2013.
- BĐHT, bản đồ GĐLN của xã tỷ lệ 1:10.000.
- Số liệu về thời tiết, khí hậu thu nhập tại trạm khí tượng thủy văn của
địa phương.
- Thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm trong địa bàn xã và khu vực
giáp ranh từ năm 2000 đến năm 2013.
- Các số liệu thống kê về đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất Lâm –
Nông nghiệp, thị trường, giá cả…được thu thập tại phòng Thống kê, phòng
Nông nhiệp và phát triển nông thôn huyện Chương Mỹ, xã Tân Tiến.
- Các tài liệu có liên quan: quy hoạch phát triển Nông lâm nghiệp,
QHSDĐ, quy hoạch tổng thể của tỉnh, rà soát, bổ sung quy hoạch Nông
nghiệp nông thôn của huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội đến năm 2020, các loại
BDSDĐ, GĐLN, phương pháp QHSDĐ đã và đang áp dụng tại huyện
Chương Mỹ, TP Hà Nội.
- Phương pháp phân loại 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ.