BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------
NGÔ QUÝ CÔNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG GIỐNG
VÀ VƯỜN GIỐNG LÁT HOA (Chukrasia tabularis A. Juss)
TRỒNG TẠI HOÀ NH BỒ, QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------
NGÔ QUÝ CÔNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG GIỐNG
VÀ VƯỜN GIỐNG LÁT HOA (Chukrasia tabularis A. Juss)
TRỒNG TẠI HOÀ NH BỒ, QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60620201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN
Hà Nội, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Công trình “Đánh giá khả năng sinh trưởng của
Rừng giố ng và Vườn giố ng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) trồ ng ta ̣i
Hoành Bồ , Quảng Ninh” này là đề tài của riêng tôi. Các số liệu thu thập, kết
quả tính toán trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ cuộc bảo vệ học vị nào. Quá trình thực hiện luận văn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Ngô Quý Công
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Đánh giá khả năng sinh trưởng của Rừng giố ng và Vườn
giố ng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) trồ ng ta ̣i Hoành Bồ , Quảng
Ninh” được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ, khóa 2012 - 2014
của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trường
Đại học Lâm nghiệp; Khoa đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp; Ban lañ h đa ̣o Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản
ngoài gỗ; Các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Lâm
sản ngoài gỗ, Trạm thực nghiệm Lâm sản ngoài gỗ Hoành Bồ, Quảng Ninh.
Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm
và giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS.
Nguyễn Huy Sơn, người thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm
quý báu, những ý tưởng trong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành
luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứu
chưa nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu
nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để
cho luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Ngô Quý Công
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục các bảng .................................................................................................. vii
Danh mục các hình .................................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.1. Trên thế giới ........................................................................................................3
1.1.1. Phân loại ............................................................................................................3
1.1.2. Thực vật học ......................................................................................................4
1.1.3. Phân bố ..............................................................................................................4
1.1.4. Sinh thái ............................................................................................................5
1.1.5. Sử dụng .............................................................................................................5
1.1.6. Kỹ thuật ha ̣t giố ng và gây trồng ........................................................................6
1.1.7. Tình hình sâu hại ...............................................................................................8
1.2. Ở Viê ̣t Nam ..........................................................................................................9
1.2.1. Phân loại ............................................................................................................9
1.2.2. Thực vật học ......................................................................................................9
1.2.3. Phân bố ............................................................................................................10
1.2.4. Sinh thái ..........................................................................................................11
1.2.5. Sử dụng ...........................................................................................................11
1.2.6. Kỹ thuật ha ̣t giố ng và gây trồ ng ......................................................................11
1.2.7. Tình hình sâu hại .............................................................................................14
1.3. Thảo luâ ̣n chung ................................................................................................15
iv
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................17
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................17
2.2. Nội Dung nghiên cứu .........................................................................................17
2.2.1. Nghiên cứu đă ̣c điể m lâm phầ n Lát hoa chuyể n hoá thành rừng giố ng ở Mô ̣c
Châu – Sơn La. ..........................................................................................................17
2.2.2. Đánh giá đă ̣c điể m những cây trô ̣i Lát hoa đã đươ ̣c tuyể n cho ̣n.....................17
2.2.3. Bước đầ u đánh giá khả năng sinh trưởng của rừng giố ng, vườn giố ng hữu tính
và vườn giố ng vô tiń h Lát hoa ta ̣i Hoành Bồ – Quảng Ninh. ...................................17
2.2.4. Đề xuấ t mô ̣t số biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t tác đô ̣ng nhằ m thúc đẩ y khả năng sinh
trưởng của rừng giố ng và vườn giố ng Lát hoa. ........................................................18
2.3. Giới hạn nghiên cứu ...........................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................18
2.4.1. Phương pháp chung .........................................................................................18
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................19
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................25
3.1. Vị trí địa lý .........................................................................................................25
3.1.1. Mô ̣c Châu ........................................................................................................25
3.1.2. Hoành Bồ ........................................................................................................25
3.2. Địa hình ..............................................................................................................26
3.2.1. Mô ̣c Châu ........................................................................................................26
3.2.2. Hoành Bồ ........................................................................................................26
3.3. Khí hậu ...............................................................................................................26
3.3.1. Mô ̣c Châu ........................................................................................................26
3.3.2. Hoành Bồ ........................................................................................................27
3.4. Thuỷ văn .............................................................................................................29
v
3.4.1. Mô ̣c Châu ........................................................................................................29
3.4.2. Hoành Bồ ........................................................................................................30
3.5. Đất đai thổ nhưỡng .............................................................................................30
3.5.1. Mô ̣c Châu ........................................................................................................30
3.5.2. Hoành Bồ ........................................................................................................31
3.6. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội ....................................................................31
3.6.1. Điều kiện dân sinh ở Hoành Bồ - Quảng Ninh ...............................................31
3.6.2. Điều kiện kinh tế .............................................................................................32
3.6.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................33
3.7. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn của nơi xây dựng mô hình ..............34
3.7.1. Thuận lợi .........................................................................................................34
3.7.2. Khó khăn .........................................................................................................35
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................36
4.1. Đă ̣c điể m của lâm phầ n Lát hoa chuyể n hoá thành rừng giố ng ở Mô ̣c Châu –
Sơn La. ......................................................................................................................36
4.1.1. Đă ̣c điể m lâm phầ n rừng giố ng trước khi chuyể n hoá. ...................................36
4.1.2. Đă ̣c điể m lâm phầ n rừng giố ng sau khi chuyể n hoá .......................................38
4.2 Đánh giá đă ̣c điể m những cây trô ̣i Lát hoa đã đươ ̣c cho ̣n...................................41
4.3. Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của Rừng giố ng, Vườn giố ng Lát hoa
ta ̣i Hoành Bồ – Quảng Ninh ......................................................................................48
4.3.1. Đă ̣c điể m khí hâ ̣u và đấ t đai khu vực trồ ng mô hình ......................................48
4.3.2. Đă ̣c điể m thực bì trước khi trồ ng và hiê ̣n ta ̣i sau khi trồ ng ( 3-4 năm tuổ i) ...48
4.3.3. Sinh trưởng vườn giống vô tính ......................................................................50
4.3.4. Sinh trưởng vườn giống hữu tính ....................................................................53
4.3.5. Sinh trưởng rừng giống ...................................................................................59
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giố ng, trồ ng và tác đô ̣ng nhằ m thúc
đẩ y sinh trưởng rừng giố ng, vườn giố ng Lát hoa. ....................................................61
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa
Bộ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
NN&PTNT
thôn
D13
Đường kính cây tại vị trí 1, 3 m
D00
Đường kính gốc cây
F
Hvn
Tiêu chuẩn kiểm tra của Fisher
Chiều cao vút ngọn
OTC
Ô tiêu chuẩn
ODB
Ô dạng bản
Sig
TB
Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn
kiểm tra
Trung bình
PTPS
Phân tích phương sai
Sh, Sd.
Sai tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính
Sh%, Sd%,
Hệ số biến động chiều cao, đường kính
PP
Phương pháp
E
Kinh độ Đông
N
Vĩ độ Bắc
N
Số cây
VGVT
Vườn giố ng vô tiń h
VGHT
Vườn giố ng hữu tin
́ h
RG
Rừng giống
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
STT
4.1
4.2
4.3
4.4
Tổ ng hơ ̣p các chỉ tiêu sinh trưởng của khu rừng trước
chuyể n hoá
Tổ ng hơ ̣p các chỉ tiêu sinh trưởng của khu rừng trung
bin
̀ h theo lô
Tổ ng hơ ̣p các chỉ tiêu sinh trưởng của khu rừng sau
chuyể n hoá
Tổ ng hơ ̣p các chỉ tiêu sinh trưởng của khu rừng trung
bin
̀ h theo lô sau khi chuyể n hoá
Trang
37
38
39
41
4.5
Bảng tổ ng hơ ̣p cây trô ̣i
42
4.6
Tổ ng hơ ̣p các chỉ số bình quân cây trô ̣i theo lô
46
4.7
Kết quả điều tra thực bì RG, VGHT, VGVT Lát hoa
49
4.8
4.9
4.10
Sinh trưởng VGVT Lát hoa, sau hơn 3 năm trồng (7/
2010 – 10/2013)
Sinh trưởng vườn giống hữu tính Lát hoa sau hơn 4
năm trồng (6/2009 – 10/2013)
Sinh trưởng rừng giống Lát hoa sau hơn 3 năm trồng
(tháng 6/2010 - 10/2013)
50
62
59
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
STT
Trang
4.1
Rừng giố ng chuyể n hoá Lát hoa
40
4.2
Cây trô ̣i Lát hoa (Mô ̣c Châu – Sơn La)
47
4.3
Vườn giố ng vô tính Lát hoa
53
4.4
Vườn giố ng hữu tiń h Lát hoa
58
4.5
Rừng giố ng Lát hoa
61
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê đến hết năm 2012, tổng diện tích rừng nước ta có
khoảng 13,862 triệu ha, trong đó khoảng 10,423 triệu ha rừng tự nhiên và
3,438 triệu ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ đạt 39,9% (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
2013) [2]. Tuy diện tích rừng đã tăng nhưng chất lượng rừng còn rất thấp,
chưa đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm gỗ của thị trường và khả năng phòng
hộ. Diện tích rừng trồng đang tăng khá nhanh, nhưng chủ yếu là rừng trồng
các loài cây mọc nhanh ngoại nhập như Keo, Bạch đàn,... nhằm đáp ứng nhu
cầu về gỗ nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp trọng điểm như chế biế n
bột giấy, ván nhân tạo,... còn rừng trồng các loài cây bản địa gỗ lớn chỉ chiếm
một tỷ lệ không đáng kể. Đa số rừng trồng các loài cây bản địa cung cấp gỗ
lớn, có giá trị cao nhưng sinh trưởng chậm nên chưa đáp ứng được nhu cầu về
gỗ lớn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ mộc xuất khẩu
hiện nay.
Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –
2020 đã đươ ̣c Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐTTg ngày 05/02/2007. Trong đó mục tiêu ưu tiên là tập trung phát triển 8,4
triê ̣u ha rừng sản xuất theo hướng thâm canh nhằ m đa ̣t sản lượng gỗ trong
nước từ 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), đáp ứng cơ bản
về nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy
và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiê ̣n nay trồ ng rừng gỗ lớn có những
ha ̣n chế nhất định như sinh trưởng châ ̣m, giố ng chưa đươ ̣c cải thiên.
̣ Một
trong những giải pháp chủ yếu là phải tập trung giải quyết vấn đề cải thiện
giống cây trồng lâm nghiệp, trong đó vấn đề chọn tạo giống các loài cây gỗ
bản địa có khả năng cung cấp gỗ lớn có chất lượng và năng suất cao để đưa
vào trồng rừng thâm canh trong giai đoạn tới cần được quan tâm hàng đầu.
2
Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) là cây bản đia,̣ gỗ lớn, chiều cao
bình quân lên tới 25 - 30m, đường kính ngang ngực có thể đa ̣t từ 120 130cm. Thân thẳng, hệ rễ và tán lá phát triển mạnh. Lát hoa có biên độ sinh
thái tương đối rộng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên các dạng
lập địa từ vùng đồi thấp, đất sâu, ẩm ven khe đến vùng núi cao, có đá vôi.
Trong rừng ẩm thứ sinh cây lá rộng ở vùng nhiệt đới thường mọc hỗn giao
với các loài khác. Gỗ Lát hoa có giác và lõi gần giống nhau,. Gỗ giác màu
hồng nhạt, óng ánh, gỗ lõi màu nâu đỏ có ánh hồng vân đẹp, thớ mịn, ít co
dãn, ít cong vênh, không bị mối mọt. Gỗ cứng, nặng trung bình rất được ưa
chuộng dùng để đóng đồ mộc cao cấp, các đồ dùng quý trong gia đình. Đây là
loài cây cho gỗ tố t, đep̣ và mo ̣c nhanh có thể đáp ứng đươ ̣c mu ̣c tiêu trồ ng
rừng gỗ lớn thâm canh của nước ta trong giai đoạn tới.
Dự án “Nâng cao chất lượng giống các loài cây bản địa phục vụ làm
giàu rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng giai đoạn 2006-2010” (gọi
tắt là Dự án giống) do Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ – Viê ̣n Khoa
ho ̣c Lâm nghiê ̣p Viê ̣t Nam thực hiện đã xây dựng thành công nhiều mô hình
của các loài cây khác nhau, trong đó có cây Lát hoa. Hiện trường triển khai tại
Trạm thực nghiệm Lâm sản ngoài gỗ Hoành Bồ, Quảng Ninh, đã xây dựng
được 10ha bao gồm vườn giống vô tính, vườn giống hữu tính và rừng giống
loài cây Lát hoa được tuyển chọn và có xuất xứ rõ ràng, chất lượng bước đầ u
đã đươ ̣c cải thiên.
̣ Dự án giố ng pha I thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2010 và
pha II tiế p tu ̣c đế n năm 2015. Tác giả của luâ ̣n văn là một thành viên của dự
án và đươ ̣c Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ phân công theo dõi,
đánh giá tình hình sinh trưởng của mô hình gây trồng cây Lát hoa. Đươ ̣c sự
đồ ng ý của Giám đố c Dự án giố ng và Ban giám đốc Trung tâm, tác giả đã kế
thừa số liê ̣u để hoàn thành luâ ̣n văn tốt nghiệp trình độ thạc sĩ với tên luận
văn:“Đánh giá khả năng sinh trưởng của Rừng giố ng và Vườn giố ng Lát
hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) trồ ng ta ̣i Hoành Bồ , Quảng Ninh”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là các nước
vùng Đông Nam Á và châu Mỹ La tinh đã quan tâm đến việc sử dụng các
loài cây bản địa vào trồng rừng cung cấp gỗ và các sản phẩm khác. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) còn ở
mức độ hạn chế, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu điển hình theo
các lĩnh vực sau đây:
1.1.1. Phân loại
Lát hoa thuô ̣c chi (genus) Chukrasia, đã đươ ̣c nhiề u nhà phân loa ̣i thực
vâ ̣t đă ̣t tên. Khi nghiên cứu ho ̣ Xoan (Meliaceae) W.P.Hiern (1875) [21] đã
cho ̣n tên do A. Juss đă ̣t năm 1830 với tên loài Lát hoa là Chikrasia tabularis.
F. Pellegrin (1911) [25] khi nghiên cứu ho ̣ Meliaceae cũng đã lấ y tên do A.
Juss đă ̣t năm 1830 và có sửa đổ i la ̣i là Chukrasia tabularis. Tương tự như vâ ̣y
danh pháp thực vâ ̣t quố c tế cũng lấ y tên Chukrasia tabularis A. Juss để đặt
cho cây Lát hoa.
Pierre (1897) mô tả thân, lá, hoa loài Chukrasia tabularis A. Juss và
chia 4 thứ (varietas) trong đó có 3 thứ mới do tác giả công bố : C. tabularis
Juss var attopenensis Pierre (Typ attopen); C. tabularis var dongnaiensis
Pierre (Typ Bien hoa); C. tabularis var microcarpa Pierre; C. tabularis var
velutina King. Tác giả lấ y đô ̣ lớn của lá, quả, điể m tuyế n trên quả, mảnh vỏ
của quả để phân chia 4 thứ. Ngoài ra chi Lát hoa có thể bao gồm hai loài
thuộc họ Xoan (Meliaceae) là Chukrasia tabularis và Chukrasia velutina
(Gunn et al, 2006) [20].
4
Song song với viêc̣ phân loa ̣i, nhiề u tác giả đã mô tả đă ̣c điể m hình thái
điể n hình như: W.P. Hiern (1875) [21] đã mô tả Lát hoa là loài gỗ lớn, lá kép
lông chim mô ̣t lầ n, hoa có màu vàng hoă ̣c đỏ. Tuy nhiên, do phầ n mô tả về
hình thái khá ngắ n go ̣n, nên rấ t khó nhâ ̣n biế t đươ ̣c cây Lát hoa trong thực tế .
F. Pellegrin (1911) [25] cũng mô tả loài Chukrasia tabularis và thừa
nhâ ̣n 4 thứ theo như mô tả của Pierre (1897). Những mô tả hình thái của F.
Pellegrin chi tiế t hơn và dễ phân biê ̣t các thứ trong loài Chukrasia tabularis.
1.1.2. Thực vật học
Về đă ̣c điể m thực vâ ̣t ho ̣c của loài C. tabularis đã có nhiề u tác giả quan
tâm nghiên cứu, điể n hiǹ h là mô ̣t số công trình đã đươ ̣c công bố như:
Lát hoa (Chukrasia tabularis) được thu mẫu và mô tả lần đầu tiên tại
Ấn Độ bởi A. de Jussieu năm 1830. Tác giả đã mô tả “hoa ngắn, 5 cánh, cánh
thẳng đứng, nhị 10, hình ống, hình trụ” (dẫn theo Gunn et al, 2006) [20]. Lát
hoa là cây gỗ lớn, rụng lá, thường cao từ 20-25m, và có thể cao đến 40m,
đường kính có thể đạt trên 120cm. C. velutina được đánh giá là cây gỗ nhỏ
hơn so với C. tabularis. Vỏ cây có màu nâu đến nâu sẫm, nứt dọc thân cây,
lõi gỗ màu vàng ánh đỏ. Lá kép lông chim một lần, lá chét hình trứng thuôn
dài, có từ 6-20 đôi lá chét. Hoa tự chùm đầu cành, bao hoa thuôn tròn, hoa 5
cánh, cánh hoa gần hình chữ nhật có màu vàng nhạt, dài 15-20mm, rộng 57mm, đỉnh cánh hoa gần tròn. Nhị đực 10, ống nhị hình trụ, nhẵn, có 10 bao
phấn. Bầu có 3-4 ngăn, mỗi ngăn có 25-50 noãn (Kalinganire and
Pinyopusarek, 2000) [23].
1.1.3. Phân bố
Phân bố loài Lát hoa trên thế giới cũng như ở Viê ̣t Nam đã đươ ̣c nhiề u
tác giả quan tâm nghiên cứu từ thế kỷ 19, điể n hiǹ h là các công trình đã đươ ̣c
công bố như:
Hiern (1875) [21] đã phát hiện Lát hoa có ở Western Peninsula;
5
Malacca, Ceylon; Andaman (Ấn Đô ̣). F.Pellegrin phát hiện Lát hoa phân bố ở
Đồng Nai, Hòa Bình (Việt Nam) và các tác giả khác phát hiện có ở Trung
Quốc, Thái Lan, Bruney, Malaysia, Mianamar, Bangladesh, Philippine và
Campuchia (dẫn theo Nguyễn Bá Chất, 1996) [6]
Những năm cuố i của Thế kỷ 20 các nhà khoa ho ̣c cũng đã phát hiêṇ Lát
hoa có phân bố khá rô ̣ng raĩ ở vùng Nam Á và Đông Nam Á tại các nước
Trung Quốc, Mianamar, Thái Lan, Malaysia, đảo Bruneo, Bangladesh, Nepal,
Ấn Độ, Sri Lanka, Lào, Campuchia và Việt Nam ở độ cao từ 150-1000m so
với mực nước biển (Ho and Noshiro, 1995 [22]; Kalinganire and
Pinyopusarek, 2000 [23])
1.1.4. Sinh thái
Đã có mô ̣t số công triǹ h nghiên cứu về sinh thái của loài Lát hoa có thể
điể m qua mô ̣t số nghiên cứu đã đươ ̣c công bố như sau:
Banerjee (1977) [17] khi nghiên cứu trong rừng mưa nhiệt đới Tây
Nam Arunchal Pradest, thấy rằng C. tabularis xuất hiện từ 10-15,8% trên
tổng số ô nghiên cứu và chiếm từ 1-1,5% độ phong phú ở các độ cao khác
nhau từ 600-1.000m so với mực nước biển.
Trong các khu phân bố tự nhiên, Lát hoa sinh trưởng và phát triển ở
những nơi có lượng mưa từ 1.100 - 3.800mm với một hoặc vài tháng mùa
khô, nhiệt độ trung bình năm từ 14 - 27oC, trên đất đỏ vàng và vàng nâu phát
triển trên đá Bazan, đá vôi, đá phiến và Mica. Lát hoa tái sinh tương đối tốt ở
những nơi có khoảng trống hoặc bìa rừng (Kalinganire and Pinyopusarek,
2000) [23].
1.1.5. Sử dụng
Các nghiên cứu về giá tri ̣ sử du ̣ng gỗ Lát hoa cũng đã đươ ̣c mô ̣t số tác
giả quan tâm nghiên cứu như:
Anon (1974) [15] cho rằ ng khối lượng thể tích từ 666 - 673kg/m3 ở độ
6
ẩm 12% và Ho and Noshiro (1995) [22] cho rằ ng khố i lươ ̣ng thể tích từ 625 880kg/m3 ở độ ẩm 15%. Như vâ ̣y có thể thấ y các tác giả nghiên cứu ở các đô ̣
ẩ m khác nhau nên khố i lươ ̣ng thể tích có sự khác nhau. Lát hoa có gỗ lõi màu
nâu đỏ, vân đẹp, thớ mịn, ít co dãn, cong vênh, không bị mối mọt. Gỗ cứng,
nặng trung bình nên gỗ Lát hoa rất được ưa chuộng để làm đồ mộc cao cấp,
nhạc cụ, ván sàn, cửa và để chạm khảm. Ngoài ra, còn được dùng làm tà vẹt
đường sắt, đóng tàu và làm vật liệu xây dựng nói chung. Vỏ cây chứa tannin
và được dùng làm thuốc (Gunn et al, 2006) [20].
1.1.6. Kỹ thuật ha ̣t giố ng và gây trồng
Về kỹ thuâ ̣t ha ̣t giố ng và gây trồ ng đã có nhiề u tác giả quan tâm nghiên
cứu, nhưng ở các góc đô ̣ khác nhau, có thể điể m qua kế t quả của mô ̣t số công
triǹ h điể n hình như sau:
Thời gian thu hái hạt ở các vùng có sự khác nhau nhưng chủ yếu từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Thu hái khi quả đã chuyển sang màu nâu, phơi
trong nắng nhẹ từ 2-3 ngày, đập để tách hạt. Hạt giống Lát hoa nhanh mất sức
nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm trung bình sau 3 năm bảo quản ở nhiệt độ trong
phòng (23oC) chỉ đạt 29% và đạt 79% khi bảo quản lạnh (Kalinganire and
Pinyopusarek 2000) [23].
Kế t quả từ thí nghiêm
̣ gieo ha ̣t cho thấ y nên gieo từ 7,5 - 30g hạt/m2 và
nên xử lý hạt trước khi gieo. Hạt thường nảy mầm sau 1 tuần với tỷ lệ từ 80 90%. Khi cây mạ có 2 cặp lá thì có thể cấy cây vào bầu. Cây con 6 - 7 tháng
tuổi, cao 30cm có thể đem trồng (Anon, 1974 [15]; Ho and Noshiro, 1995
[22]).
Kết quả thí nghiệm giâm hom cành sử dụng chất kích thích ra rễ IAA
và IBA (0,5 - 2ppm) cho thấy tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt được là 96% với cây 1
năm tuổi và chỉ đạt 65 - 70% với các nguồn hom lấy từ các cây 5 năm tuổi đã
được trẻ hóa từ cây 20 năm tuổi (Kalinganire and Pinyopusarek, 2000) [23].
7
Mật độ trồng rừng đã được thử nghiệm từ 2.500 - 3.000 cây/ha ở Ấn
Độ và Việt Nam trên các vùng đất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, sẽ không hiệu
quả với mật độ này khi không có thị trường gỗ nhỏ và cần phải tỉa thưa. Các
nghiên cứu cho thấy nên trồng với mật độ từ 400 - 1.100 cây/ha, bón lót từ
100 - 150g/hố phân NPK (15:15:15). Trong 3 năm đầu cần chăm sóc ít nhất 2
lần/năm. Lát hoa sinh trưởng tương đối nhanh trong những năm đầu, tăng
trưởng chiều cao có thể đạt 3m/năm trong điều kiện thuận lợi và trung bình
đạt 0,7 - 1m/năm ở điều kiện bình thường. Ở Ấn Độ, tăng trưởng chiều cao
đạt từ 2,7 - 5,5m sau 2 năm, 8,5 - 9,1m sau 5 năm và tăng trưởng đường kính
trung bình đạt 2,5cm/năm (Kalinganire and Pinyopusarek, 2000) [23].
Nghiên cứu về thử nghiê ̣m gây trồ ng cho thấ y Lát hoa đã được trồng
rừng thành công ở các nước như Úc, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Mianmar,
Thái Lan, Việt Nam và cũng đã được đưa vào thử nghiệm tại các nước:
Cameroon, Nigeria, Nam Phi, Puerto Rico & Costa Rica (Ho & Noshiro,
1995) [22].
Kết quả trồng thử nghiệm các loài cây gỗ năm 1998 tại Northern
Territory, Úc sau 3 năm tuổi cho thấy Lát hoa sinh trưởng chậm hơn các loài
cây khác nhưng có ưu thế về chiều cao và sinh trưởng rất triển vọng (Reilly et
al, 2006) [27].
Khảo nghiệm các xuất xứ Lát hoa đã được xây dựng tại Berry Springs,
gầ n Darwin, khu vực phía Bắ c nước Úc bao gồm các xuất xứ thu từ Úc, Lào,
Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm sau 5,3 tuổi cho thấy
các xuất xứ Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa và Tuyên Quang thuộc loài C.
tabularis của Việt Nam sinh trưởng chậm hơn các xuất xứ thuộc loài C.
velutina của Thái Lan và Myanmar nhưng ưu thế hơn về các chỉ tiêu độ thẳng
thân, độ nhỏ cành và tỷ lệ cây đơn thân cũng như có tỷ lệ cây bị sâu đục nõn
gây hại cũng thấp hơn các xuất xứ khác (Gunn et al, 2006) [20].
8
CSIRO, Úc đã sưu tập các xuất xứ Lát hoa với 252 gia đình có nguồn
gốc từ Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Sri Lanka, Thái
Lan và Việt Nam nhằm phục vụ nghiên cứu và bảo tồn. Các nghiên cứu về
chọn giống Lát hoa rất ít và chưa có nhiều công trình được công bố
(Kalinganire and Pinyopusarek, 2000) [23].
1.1.7. Tình hình sâu hại
Các nghiên cứu về tình hình sâu ha ̣i trên cây Lát hoa cũng đã đươ ̣c
nhiề u tác giả quan tâm nghiên cứu điể n hình là các công trình đã đươ ̣c công
bố như:
Kết quả trồng khảo nghiệm Lát hoa tập trung, không che bóng tại 5 địa
điểm ở Thái Lan cho thấy tỷ lệ cây bị sâu đục nõn Hypsipyla phá hại nơi thấp
nhất (Ratchaburi) từ 7 - 68%, nơi trung bình (Prachuap Khiri Khan) từ 21 77%, và nơi cao nhất (Kansanaburi) từ 98 - 100% (Pinyopusarerk and
Kalinganire, 2003) [26].
Việc trồng Lát hoa hỗn giao với các loài cây khác hoặc trồng dưới tán
rừng trồng để giảm thiểu sự phá hại của sâu đục chồi đã được thực hiện tại Ấn
Độ và cho kết quả khả quan (Anon, 1980; Boland, 2000) [18].
Ở Malaysia, Lát hoa dễ bị sâu đục nõn tấn công hơn so với các loài cây
họ Xoan khác. Sâu đục nõn cũng được ghi nhận tại Nam Châu Phi và ở Trung
và Nam châu Mỹ (Ho and Noshiro1995) [23]. Valera (1997) đưa ra giải pháp
kết hợp giữa kỹ thuật lâm sinh, sinh học và sử dụng hóa chất để kiểm soát sâu
đục nõn Hypsipyla. Nghiên cứu của Gripjma (1976) [19] nhằm chọn lọc các
cá thể có khả năng chống chịu sâu đục nõn đã được thực hiện.
Thí nghiệm nuôi sâu trên cây Lát hoa 1 năm tuổi trong vườn ươm thuộc
Đại học Queensland, Úc cho thấy sâu đục nõn Hypsipyla robusta rất thích đẻ
trứng trên bề mặt của thân cây, đặc biệt là ở những khe nứt của vỏ cây hoặc
tại những vết sẹo. Kết quả cũng cho thấy yếu tố loài cây và điều kiện ánh sáng
9
đã ảnh hưởng đến quá trình đẻ trứng của sâu trưởng thành: 71% số trứng tìm
thấy trên các cây thuộc loài C. tabularis và 29% trên các cây thuộc loài C.
velutina trong điề u kiê ̣n bi ̣ che bóng và tương ứng là 41% và 59% số trứng
đươ ̣c tìm thấ y trên các cây trồng trong điều kiện đầy đủ ánh sáng.
1.2. Ở Viêṭ Nam
Lát hoa cũng đã đươ ̣c nhiề u tác giả quan tâm nghiên cứu ở các liñ h
vực, góc đô ̣ khác nhau. Có thể điể m qua các công trình nghiên cứu đã đươ ̣c
công bố tâ ̣p trung theo các liñ h vực như sau:
1.2.1. Phân loại
Nghiên cứu về phân loa ̣i của Nguyễn Bá Chất (1996) [6] cho thấ y Lát
hoa thuộc chi Lát (Chukrasia), họ Xoan (Meliaceae). Chi Lát ở Việt Nam có
một loài Chukrasia tabularis A.Juss bao gồm 5 thứ (varietas):
1. C. tabularis A.Juss var attopenensis, cuống lá và lá có lông, phân bố
ở Nam Bộ, Côn Đảo;
2. C. tabularis A.Juss var velutina King, lá có lông;
3. C. tabularis A.Juss var microcarp Pierre, lá và quả nhỏ hơn 2 thứ
trên, quả có nhiều điểm tuyến;
4. C. tabularis A.Juss var dongnaiensis Pierre, lá kép lông chim 2 lần,
lá chét có gốc gần hình tim, quả ít chấm hơn, phân bố ở Biên Hòa, Côn Đảo;
5. C. tabularis A.Juss var quadrivalvis Pellegr, quả non hơi nhọn đầu,
bầu có 3-4 ô, phân bố ở Hòa Bình, Nghệ An, Sơn La..
1.2.2. Thực vật học
Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, có
bạnh vè nhỏ. Chiều cao cây đạt từ 35 - 37m, đường kính ngang ngực đạt từ
1,5 - 2m. Vỏ dày, nứt dọc, có rãnh sâu, màu nâu nhạt, có nhiều bì khổng nổi
rõ, lớp vỏ trong có màu đỏ tươi. Lá kép lông chim 1 lần, cây non dưới 4 tuổi
có lá kép giả 2 lần. Cuống lá hình trụ dài 30 - 50cm, gốc lá phình. Có từ 7 - 20
10
đôi lá chét, lá chét mọc so le, đôi khi mọc gần đối xứng. Phiến lá chét dài 10 12cm, rộng 5 - 6cm, lá chét hình lưỡi mác dài, thon nhọn, hẹp ở đỉnh, tròn ở
đáy, hai mép lệch nhau. Nách lá có lông, khi non có màu tím nhạt.
Hoa tự chùm đầu cành, hướng thẳng đứng, có nhiều nhánh, có lông
mịn. Bao hoa thuôn tròn, dài 14 - 16mm, cuống ngắn 6 - 10mm. Hoa 5 cánh
nở hình ngôi sao, cánh hoa gần hình chữ nhật có màu vàng nhạt, cánh hoa dài
15 - 20mm, rộng 5 - 7mm, đỉnh cánh hoa gần tròn. Nhị đực 10, nhẵn, bầu về
phía đáy, có 10 bao phấn, hình e líp tù quay vào trong, hợp với nhau phần đáy
mép ống. Đầu nhụy hình tròn, màu xanh nhạt nhô lên ngang với bao phấn.
Bầu có 3 - 4 ngăn, mỗi ngăn có 25 - 50 noãn.
Quả tròn, thuôn dài, đường kính từ 2 - 2,5cm, dài 3 - 3,5cm. Quả non
có màu nâu nhạt, bì khổng nổi rõ, quả có 3 - 4 ô, khi nứt thành 3 - 4 mảnh.
Hạt xếp ngang thành 2 hàng, so le. Hạt nhỏ, phẳng, hình e líp, có cánh mỏng
lệch một đầu, hạt dài 10 - 12mm, rộng 4mm. Hạt không có nội nhũ.
Lát hoa ra hoa từ tháng 4 - 5, đậu quả từ tháng 5 - 6, quả chín từ tháng
11 đến tháng 1 năm sau, hạt khó bảo quản và tái sinh tự nhiên kém. Vào mùa
khô Lát hoa rụng lá và ngừng sinh trưởng (Nguyễn Bá Chất, 1996) [6].
1.2.3. Phân bố
Ở Việt Nam, theo bản đồ vùng có điều kiện khí hậu thích hợp với Lát
hoa của Nguyễn Bá Chất (1996) [6] thì Lát hoa phân bố nhiều tại các tỉnh:
Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Ngoài các tỉnh nêu trên, Lát hoa còn được nhận định có phân bố ở Côn Đảo Vũng Tàu, Gia Lai, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Phú Thọ (Lê Xuân Ái 2002 [1]; Lê
Đình Khả và cộng sự 2003 [11]; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010
[14]).
11
1.2.4. Sinh thái
Về sinh thái loài Lát hoa có các công trình nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Văn Đinh
̣ (1992) [7]; Nguyễn Bá Chấ t (1996) [6]; Pha ̣m Đức Tuấ n
và cô ̣ng sự (2002) [13]; Lê Mô ̣ng Chân và Lê Thi ̣ Huyên (2000) [3] cho thấ y
Lát hoa mọc rải rác, sống hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng, tỷ lệ % trong
công thức tổ thành của chúng thường thấp (<3%). Thích hợp với các loại đất
Feralit có nguồn gốc đá mẹ: đá vôi, đá sét, đá Mác ma axít, đá Mác ma trung
tính, có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chua, với hàm lượng dinh dưỡng (N, P,
K, mùn...) trung bình trở lên. Cây thường mọc ở những nơi có độ cao từ 21 700m so với mực nước biển, đặc biệt ở Sa Pa (cao 1.450m vẫn thấy Lát hoa),
lượng mưa trung bình từ 1.185 - 1.945mm, nhiệt độ trung bình năm từ 21 27oC.
1.2.5. Sử dụng
Giá tri ̣ sử du ̣ng của loài Lát hoa cũng đã có mô ̣t số tác giả quan tâm
nghiên cứu điể n hiǹ h như:
Nghiên cứu của Phạm Đức Tuấn và cộng sự, (2002) [13] cho thấ y Lát
hoa (Chukrasia tabularis) là cây gỗ quý, có giá trị kinh tế và giá trị thương
mại cao, gỗ nặng, tỷ trọng từ 0,75 - 0,8, được xếp vào nhóm 1. Gỗ Lát hoa có
vân rất đẹp, thớ mịn, ít co giãn cong vênh, không bị mối mọt, gỗ giác màu
hồng nhạt, gỗ lõi màu đỏ có ánh đồng, được ưa chuộng để làm đồ mộc cao
cấp ở nước ta. Hiện nay, Lát hoa đã bị khai thác cạn kiệt, hầu như không còn
thấ y trong rừng tự nhiên và đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam (Lê Đình Khả
và cộng sự, 2003) [11].
1.2.6. Kỹ thuật ha ̣t giố ng và gây trồ ng
Về kỹ thuâ ̣t ha ̣t giố ng và gây trồ ng loài Lát hoa ở Viêṭ Nam đã đươ ̣c
khá nhiề u tác giả quan tâm nghiên cứu, có thể điể m qua mô ̣t số công trình
nghiên cứu điể n hiǹ h như sau:
12
Quả Lát hoa khi chín có màu nâu sẫm thì có thể thu hái để làm giống,
hạt chín có màu cánh gián. Quả thu về rải đều và phơi dưới nắng nhẹ, đập
tách vỏ để lấy hạt, phơi lại trong khoảng 2 ngày, đem cất trữ nơi thoáng mát
tránh ánh nắng trực tiếp hoặc bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 0 - 5oC. Cứ 14 15kg quả cho 1kg hạt, 1kg hạt có từ 60.000 - 62.000 hạt. Hạt mới thu hái có
tỷ lệ nảy mầm từ 70 - 80% (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010)
[14], hạt khó bảo quản, sau 12 tháng tỷ lệ nảy mầm giảm xuống còn 75% khi
bảo quản lạnh và còn 7% khi bảo quản khô kín (Nguyễn Bá Chất, 1996) [6].
Nguyễn Bá Chất (1996) [6] đã nghiên cứu và đề xuất kỹ thuật tạo cây
con từ hạt. Trước khi gieo ươm cần xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong nước
ấm 25 - 35oC trong 2 - 3 giờ, vớt ra để ráo nước rồi đem ủ, hàng ngày rửa
chua, sau 6 - 7 ngày hạt nứt nanh có thể đem gieo, gieo 1kg hạt trên diện tích
từ 100 - 150m2, lấp một lớp đất từ 0,3 - 0,5cm lên bề mặt luống gieo, phủ
rơm, rạ và giữ đủ ẩm. Khi cây mạ có từ 5 - 7 lá thì cấy vào bầu, cây con ở
vườn ươm cần che sáng 30% trong 5 tháng. Cây 7 - 8 tháng tuổi, cao 70 90cm, đường kính gốc 0,5 - 0,6cm, phát triển tốt đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
Khi nghiên cứu kỹ thuâ ̣t giâm hom Lát hoa, Lê Đình Khả và cô ̣ng sự
(2003) [11] cho thấy với hom lấy từ cây 2 tuổi (xuất xứ Sơn La), tỷ lệ ra rễ
chỉ đạt 50% ở công thức đối chứng, 50 - 70% khi xử lý TTG2, 80 - 90% khi
xử lý TTG1. Kết quả thí nghiệm tuổi hom giâm cho Lát hoa lấy từ Sơn La:
Xử lý hom bằng TTG 1% cho thấ y hom của cây 6 tháng tuổi có tỷ lệ ra rễ
95,6%, hom của cây 2 tuổi đạt 80%, hom của cây 5 tuổi đạt 75,2% còn hom
lấy từ chồi vượt của cây 20 tuổi đạt 70%.
Lát hoa có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cây trồng trong điều kiện
thuận lợi có thể đạt lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính từ 1,7 - 2,3cm
và 1,5 - 2,1m về chiều cao. Cây 15 tuổi đường kính đạt từ 30 - 32cm và chiều
cao đạt 17 - 22m. Cây trồng phân tán có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
13
(Nguyễn Bá Chất, 1994) [5]. Kết quả nghiên cứu một số phương thức trồng
Lát hoa của Nguyễn Bá Chất tại Nghĩa Đàn, Nghệ An cho thấy: (1) Có thể
trồng theo băng, băng trồng rộng 30m, băng chừa rộng 20m, cuốc hố
30x30x30cm và trồng vào vụ thu với mật độ 1.100 cây/ha (3 x 3m) là thích
hợp nhất; (2) Trồng Lát hoa có trồng xen lúa chịu hạn hoặc lạc 2 - 3 vụ trong
2 năm đầu đảm bảo tỷ lệ thành rừng (85 - 90%), cây sinh trưởng tốt và cần tỉa
cành ở năm thứ 2 và 3 (Nguyễn Bá Chất, 1996) [6].
Trong mô ̣t nghiên cứu khác của Nguyễn Bá Chấ t (1990) [4] cho rằ ng
phương thức trồng Lát hoa có triển vọng là hỗn giao với Mỡ, Keo, Bạch đàn...
hoặc trồng trong vườn chè, dứa với mật độ 200 cây/ha (Nguyễn Văn Định,
1992) [7]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về trồng rừng Lát hoa hỗn giao với các
loài cây khác còn mang tính chất thăm dò, cần nghiên cứu tiếp, tìm chọn cây
hỗn loài và phương thức trồng thích hợp (Nguyễn Bá Chất, 1996) [6]. Không
nên trồng thuần loài, trồng với mật độ dày và ở những nơi đất xấu, tầng
mỏng. Với hàng nghìn ha Lát hoa đã được trồng với mật độ 1.500 cây/ha cần
tiến hành tỉa thưa nuôi dưỡng để kinh doanh gỗ lớn có chất lượng cao
(Nguyễn Bá Chất, 1994) [5].
Thời vụ trồng Lát hoa tốt nhất vào vụ xuân và thu, nên chọn những
ngày có mưa ẩm để trồng. Đất trồng còn tốt, tầng đất dày, ẩm, thường là đất
sau nương rẫy hoặc đất rừng nghèo kiệt, độ pH từ 5 - 6. Phát dọn thực bì theo
băng rộng 3m, băng chừa rộng 10m. Những nơi đất có độ dốc > 25 o nên trồng
theo đường đồng mức. Trên băng trồng dọn sạch thực bì, nếu trồng nông lâm
kết hợp thì đốt và trồng trong 2 - 3 năm đầu. Mật độ trồng tối ưu từ 700 - 800
cây/ha, cự ly trồng trên băng là 3x3m (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
2010) [14].
Kết quả thử nghiệm trồng Lát hoa dưới tán rừng Keo dây (Acacia
difficilis) 3 tuổi có cự ly 4 x 1m, trồng Lát hoa giữa hàng theo cự ly 3 x 4m,
14
sau 2,5 năm sinh trưởng của Lát hoa ở các công thức có đào rãnh cắt rễ Keo
dây và có bón thúc nhanh hơn rõ rệt, thể tích thân cây cao gấp 2,5 - 3 lần đối
chứng và không bị sâu đục nõn hoặc chỉ bị 7,5% ở công thức mở tán rừng
Keo dây. Trong khi trồng tập trung có tỷ lệ sâu hại 50 - 90% (Lê Đình Khả và
cộng sự, 2005) [12].
Trong khuôn khổ dự án FST/1996/005 hợp tác giữa CSIRO và Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt nam, 28 xuất xứ Lát hoa đã được khảo nghiệm
năm 1999 tại tỉnh Hòa Bình, Cẩm Quỳ (Hà Nội), Gia Lai và Phú Thọ. Kết quả
khảo nghiệm sau 1 năm cho thấy các xuất xứ thuộc loài C. tabularis có tốc độ
sinh trưởng tương đối nhanh ở nhiều nơi khảo nghiệm, còn các xuất xứ của
loài C. velutina sinh trưởng chậm trong giai đoạn 1 năm đầu. Tuy nhiên, ở
giai đoạn 3 năm tuổi tại Ba Vì cho thấy các xuất xứ của loài C. velutina có
chiều cao 5 - 6m, đường kính ngang ngực đạt 6 - 7cm. Trong khi các xuất xứ
của loài C. tabularis chỉ cao 3 - 4m và đường kính từ 3 - 4,5cm. Cũng từ kết
quả của các nghiên cứu trên cho thấy các xuất xứ thuộc loài C. velutina có tỷ
lệ sống thấp hơn các xuất xứ của loài C. tabularis (Lê Đình Khả và cộng sự,
2003) [11].
1.2.7. Tình hình sâu hại
Kết quả điều tra thành phần sâu đục nõn trên một số loài cây thuộc họ
Xoan của Nguyễn Văn Đô ̣ (2002) [9] cho thấy có 2 loài sâu đục nõn là
Hypsipyla robusta Moore thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae) bộ Cánh vảy
(Lepidoptera) và Zeuzera coffea Nietner thuộc họ Ngài sâu đục gỗ (Cossidae)
bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Trong đó Zeuzera coffea vừa hại nõn và hại thân
cây còn Hypsipyla robusta chỉ hại các nõn cây, đặc biệt là đỉnh sinh trưởng, tỷ
lệ cây bị hại và mức độ bị hại do Hypsipyla robusta lớn hơn rất nhiều so với
Zeuzera coffea với tỷ lệ cây bị hại tương ứng với 2 loài sâu là 58,85% và
3,6%.
15
Tỷ lệ cây bị sâu đục nõn ở rừng trồng Lát hoa rất cao. Kết quả đánh giá
trong khảo nghiệm xuất xứ tại Cẩm Quỳ (Hà Nội) cho thấy loài C. velutina
với xuất xứ Mae phrik, Lampang, Thái Lan có 54,8% số cây bị sâu đục nõn
và xuất xứ Kin aye Pale, Myanmar có 67,3%; loài C. tabularis với xuất xứ
Thanh Hóa, Việt Nam có 77,3%, xuất xứ Jianfengling, Hải Nam, Trung Quốc
có 87,3% và xuất xứ Ulu Tranan Forest Reserve, Malaysia có tới 95,7% số
cây bị sâu đục nõn. Ngọn chính của những cây bị sâu đục nõn bị chết, sau đó
mọc lên 2 - 3 chồi mới, cây sẽ phát triển trở thành nhiều thân và không thể
tiếp tục sinh trưởng nhanh (Lê Đình Khả và cộng sự, 2003) [11].
Kết quả trồng thử nghiệm các xuất xứ Lát hoa sau 12 tháng với 6 lần
điều tra đánh giá cho thấy tỷ lệ cây bị sâu đục nõn H. robusta phá hại tại Cẩm
Quỳ, Hà Nội là 58,8%, tại Kim Bôi, Hòa Bình là 21,8% và Mang Yang, Gia
Lai là 1,7%. Các xuất xứ trên các khu thử nghiệm đề u bị sâu đục nõn nhưng
tỷ lệ bị hại khác nhau: cao nhất là xuất xứ Atherton, Úc (62,9%) và thấp nhất
là xuất xứ Mae phrik, Lampang, Thái Lan (23,6%). 5 xuất xứ của Việt Nam
có tỷ lệ cây bị hại trung bình là: xuất xứ Gia Lai (50%), xuất xứ Hòa Bình
(49,3%), xuất xứ Tuyên Quang (41,4%), xuất xứ Thanh Hóa (40,9%) và thấp
nhất là xuất xứ Sơn La với 33,9% (Nguyễn Văn Độ và Đào Ngọc Quang,
2001) [8].
1.3. Thảo luâ ̣n chung
Tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những
vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận định sau đây:
- Các công trình nghiên cứu trên Thế giới và ở Việt Nam đã
nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về phân loại, phân bố, đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng cũng như nghiên cứu mô ̣t số loài
sâu ha ̣i. Tuy nhiên, các vấn đề đưa ra mới chỉ là kết quả bước đầu và chưa rõ
ràng.