Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu hệ thống theo dõi chất lượng và cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

HÀ MINH TÂM

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THEO DÕI
CHẤT LƯỢNG VÀ CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNG Ở HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

HÀ MINH TÂM

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THEO DÕI
CHẤT LƯỢNG VÀ CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNG Ở HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HOÁ


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG VĂN KHOA

HÀ NỘI, NĂM 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn "Nghiên cứu xây dựng Hệ thống theo dõi chất lượng và cơ
chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh
Hóa" được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo chương
trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp - Khoá 19A, giai đoạn 2011 - 2012.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã được Khoa Đào
tạo Sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng tỉnh Thanh Hóa và các cấp chính quyền địa phương đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả thu thập tài liệu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Phùng Văn
Khoa (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa đào tạo
sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiêṇ luận văn. Qua đây,
tác giả xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm,
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa và các cấp chính quyền địa
phương huyện Thường Xuân đã cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết và

ta ̣o điề u kiê ̣n cho tác giả thu thập số liệu phục vụ cho luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập và kết quả tính toán là hoàn toàn
trung thực và được trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, tháng 03 năm 2013
Tác giả
Hà Minh Tâm


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. I
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... V
MỤC LỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... VI
MỤC LỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. VII
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................3
1.1. Trên thế giới .....................................................................................................3
1.1.1. Các hoạt động của PES ở Mỹ La Tinh. .....................................................4
1.1.2. Các hoạt động PES ở Châu Âu. .................................................................7
1.1.3. Các hoạt động PES ở Châu Á. ...................................................................7
1.1.4. Hoạt động PES tại Châu Úc. ...................................................................10
1.1.5. Nhận xét. Từ các mô hình PES ở các nước cho thấy: .............................10
1.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................11
1.2.1. Những nghiên cứu về chi trả DVMTR tại Việt Nam ................................11
1.2.2. Kinh nghiệm của Lâm Đồng trong vấn đề thiết lập hệ thống giám sát và
đánh giá PES .....................................................................................................15

1.2.3. Kinh nghiệm của Lâm Đồng và Sơn La trong quản lý, sử dụng và chi trả
tiền DVMTR .......................................................................................................16
1.1.4. Nhận xét về kết quả thực hiện PES ở nước ta..........................................18
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG .................................................................21
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................21
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................21
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................22
2.4.1. Phương pháp luận ...................................................................................22
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................23


iii

2.4.3. Phương pháp chuyên gia .........................................................................24
2.4.4. Phương pháp xác định lưu vực, diện tích rừng, xác định chủ quản lý, hệ
số K điều chính mức chi trả cho từng lô rừng trong lưu vực. ...........................24
2.4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................................27
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................28
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ................................28
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................28
3.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................28
3.1.1. Vị trí ranh giới .........................................................................................28
3.1.2. Địa hình, địa thế ......................................................................................28
3.1.3. Khí hậu thời tiết .......................................................................................29
3.1.4. Thuỷ văn ...................................................................................................30
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên............................................................................30
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................32
3.2.1. Dân số và lao động ..................................................................................32

3.2.2. Thực trạng kinh tế qua các giai đoạn trên địa bàn huyện .......................32
3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên địa bàn huyện ............33
CHƯƠNG 4 ..............................................................................................................38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................38
4.1. Hiện trạng rừng và tình hình quản lý và bảo vệ rừng huyện ..........................38
4.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp .........................................................38
4.1.2. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng .........................47
4.2. Kết quả rà soát, thống kê các đối tượng sử dụng và cung ứng DVMTR trong
lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt. ................................................................53
4.2.1. Kết quả xác định lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt. ......................53
4.2.2. Kết quả rà soát, thống kê các đối tượng sử dụng DVMTR. .....................55
4.2.3. Kết quả rà soát, thống kê các đối tượng cung ứng DVMTR ...................56
4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chi trả DVMTR tại lưu vực hồ thủy lợi, thủy
điện Cửa Đạt. .........................................................................................................63


iv

4.3.1. Xác định hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR của các lô rừng ........63
4.3.2. Xác định tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng trong năm 2012...........66
4.4. Đề xuất Hệ thống theo dõi và đánh giá chất lượng dịch vụ môi trường rừng
tại lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt. ...........................................................71
4.4.1. Đánh giá các trạm quan trắc thủy văn đã có trong khu vực ...................71
4.4.2. Đề xuất Hệ thống theo dõi và đánh giá chất lượng dịch vụ môi trường
rừng tại lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt. ..............................................72
4.5. Đề xuất cơ chế quản lý sử dụng và chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Nhà
máy thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân.......................................................85
4.5.1. Những căn cứ pháp lý làm cơ sở đề xuất.................................................85
4.5.2. Nội dung cơ chế quản lý sử dụng và chi trả dịch vụ môi trường rừng cho
Nhà máy thủy điện Cửa Đạt, .............................................................................85

4.6. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chi trả DVMTR tại lưu vực hồ thủy
lợi, thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân. .......................................................95
4.6.1. Giải pháp tổ chức thực hiện chi trả DVMTR. .........................................96
4.6.2. Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng cung cấp
DVMTR tại lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt ..........................................98
4.6.3. Giải pháp về cơ chế chính sách: ............................................................100
4.6.4. Năng lực phục vụ giám sát và đánh giá chi trả DVMTR: .....................101
4.6.5. Giải pháp về vốn. ...................................................................................102
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................104
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ .........................................................104
5.1. Kết luận ........................................................................................................104
5.2. Tồn tại ...........................................................................................................105
5.3. Khuyến nghị .................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................107
I. Tài liệu tiếng Việt: ...........................................................................................107
II. Tài liệu tiếng Anh: ..........................................................................................110


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

PES

Chi trả dich
̣ vu ̣ hê ̣ sinh thái


HST

Hệ sinh thái.

FONAG

Quỹ bảo tồn nước quốc gia

CTO

Chứng chỉ hấp thụ các bon thương mại

GEF

Qũy Môi trường Toàn cầu

IFAD

Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế

ICRAF

Trung tâm Nông – Lâm Thế giới

BQL

Ban quản lý.

CITES


Công ước về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm.

WB

Ngân hàng thế giới

FAO

Tổ chức nông lương của liên hiệp quốc.

KFW4

Dự án trồng rừng hợp tác Việt Nam và Đức.

GTZ

Tổ chức hợp tác phát triển Việt Nam và Đức

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

PAM

Chương trình lương thực thế giới.

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng.


QLRBV

Quản lý rừng bền vững.

UBND

Uỷ ban nhân dân.

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế.

ĐHLN

Đại học lâm nghiệp.

GĐGR

Giao đất, giao rừng.

HGĐ

Hộ gia đình.

KNTS

Khoanh nuôi tái sinh.

NLKH


Nông lâm kết hợp.


vi

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1. Diện tích tự nhiên và cơ cấu sử dụng đất huyện Thường Xuân ...................38
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Thường Xuân ........................39
Bảng 4.3. Hiện trạng trữ lượng rừng theo diện tích huyện Thường Xuân ...............40
Bảng 4.4. Hiện trạng rừng và đất rừng phân phân theo chủ quản lý ........................40
Bảng 4.5. Số lượng các loài thực vật trong lưu vực .................................................45
Bảng 4.6. Một số nhóm động vật ở lưu vực .............................................................47
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu phát triển rừng .................................................................49
Bảng 4.8. Diện tích tự nhiên lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt. .....................54
Bảng 4.9. Diện tích đất có rừng phân theo chức năng và theo ranh giới hành chính
các xã trong lưu vực. .................................................................................................57
Bảng 4.10. Diện tích đất chưa có rừng phân theo chức năng và theo ranh giới hành
chính xã trong lưu vực thủy điện Cửa Đạt ................................................................60
Bảng 4.11. Diện tích rừng đặc dụng phân theo trạng thái ........................................61
Bảng 4.12. Diện tích rừng phòng hộ phân theo trạng thái........................................62
Bảng 4.13. Diện tích rừng sản xuất phân theo trạng thái .........................................62
Bảng 4.14. Bảng tra hệ số K điều chỉnh mức chi trả cho các lô rừng thực tế ............66
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp tiền chi trả DVMTR của các tỉnh ..................................68
Bảng 4.16. Bảng tổng hợp kết quả xác định diện tích rừng quy đổi theo hệ số K cho
các chủ rừng trên địa bàn huyện Thường Xuân. ........................................................69
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp kết quả xác định số tiền chi trả cho chủ rừng trên địa bàn
huyện Thường Xuân theo hệ số K quy đổi. ...............................................................70
Bảng 4.18. Tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá chất lượng DVMTR tại lưu vực hồ
thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt .......................................................................................79



vii

MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Chương trình chi trả dịch vụ môi trường của Costa Rica. .........................6
Hình 1.2. Cách thức chi trả và phân bổ dòng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Lâm Đồng. .................................................................................................................17
Hình 4.1. Hình ảnh 3D toàn bộ lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt .................54
Hình 4.2. Hiện trạng tài nguyên rừng lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt (thuộc
địa phận Việt Nam) ...................................................................................................55
Hình 4.3. Hiện trạng quy hoạch 3 loại rừng tại lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa
Đạt (thuộc địa phận huyện Thường Xuân)................................................................58
Hình 4.4. Hiện trạng tài nguyên rừng theo trạng thái tại lưu vực hồ thủy lợi, thủy
điện Cửa Đạt (thuộc địa phận huyện Thường Xuân) ................................................59
Hình 4.5. Bản đồ bố trí các tổ đội quan trắc thuỷ văn môi trường. ..........................77
Hình 4.6. Đề xuất mô hình chi trả DVMTR gián tiếp tại Thường Xuân. ................89


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những hướng
đi quan trọng của Chính phủ Việt nam, nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch
khoảng 44% diện tích của quốc gia cho phát triển lâm nghiệp. Việc chi trả
dịch vụ môi trường rừng (chi trả DVMTR) đã được Chính phủ áp dụng thí
điểm trên địa bàn các tỉnh Lâm Đồng và Sơn La. Sau hơn 2 năm thực hiện thí
điểm chính sách chi trả DVMTR, chúng ta đã thu được nhiều kết quả tích cực
và những bài học kinh nghiệm ban đầu. Ước tính tại các vùng rừng thí điểm,
không còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp và số vụ vi phạm về

lâm luật (chặt, phá, đốt rừng...) đã giảm hơn 50%. Bên cạnh đó là sự đồng
thuận cao của các cấp, ngành, các hộ đồng bào dân tộc, đặc biệt là các hộ
nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều hộ dân hưởng ứng chính sách thí điểm đã
xin được nhận khoán thêm rừng để quản lý bảo vệ và phát triển.
Để góp phần nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn lợi
rừng một cách chặt chẽ, hiệu quả. Ngày 24/9/2010, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR. Đây là chính
sách đầu tiên về lâm nghiệp đã coi việc bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn các hệ
sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của
rừng là các dịch vụ, mọi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội được
sử dụng và hưởng thụ các dịch vụ này phải trả tiền cho những người trực tiếp
cung ứng. Thực hiện chính sách là bước đổi mới quan trọng để chuyển nền
lâm nghiệp Việt Nam phát triển phù hợp với quy luật của nền kinh tế sản xuất
hàng hoá, nhằm phát huy các giá trị sẵn có của lâm nghiệp, góp phần đảm bảo
cho sự phát triển bền vững và trường tồn của đất nước; góp phần cùng với
những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ


2

môi trường, chống suy thoái rừng, ngăn chặn các tác hại của biến đổi khí hậu
toàn cầu, mà Việt Nam là một trong những nước sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện
chính sách tại các tỉnh thí điểm và đang được triển khai nhân rộng trên địa bàn
cả nước thì vấn đề chia sẻ lợi ích của DVMTR tại mỗi địa phương vẫn chưa rõ
ràng, thêm vào đó hiện vẫn đang trong tình trạng thiếu Hệ thống theo dõi và
đánh giá chất lượng dịch vụ (người mua phải trả tiền nhưng không được biết
chất lượng của dịch vụ). Vì vậy, việc thực hiện chính sách đã gặp không ít khó
khăn và trở ngại, đặc biệt là ở các tỉnh thành mới bắt đầu triển khai thực hiện,
như Thanh Hóa nói riêng cũng như các địa phương khác nói chung.

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, có 627.833 ha rừng
và đất lâm nghiệp, chiếm 56,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó diện
tích có rừng 540.740 ha, độ che phủ 49,2% là một trong những tỉnh có độ che
phủ rừng cao trong cả nước. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, những người
làm nghề rừng, tái tạo rừng ở đây chỉ được hưởng một phần giá trị sử dụng
trực tiếp hoặc tiền công do Nhà nước chi trả, còn giá trị sử dụng gián tiếp của
rừng thì chưa được quan tâm. Nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc chi
trả DVMTR trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Thường Xuân nói riêng
theo hướng xác định rõ lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ của các đối tượng được
được chi trả và phải chi trả tiền DVMTR theo chất lượng rừng cung cấp; đồng
thời bổ sung cơ sở lý luận và thực tiển cho việc chi trả DVMTR tại huyện
Thường Xuân, cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng một Hệ thống theo dõi
chất lượng và đề xuất được một cơ chế chi trả DVMTR khoa học, đúng pháp
luật và đạt đồng thuận cao giữa các bên trong việc thực hiện chính sách. Xuất
phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây
dựng Hệ thống theo dõi chất lượng và cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
rừng ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa".


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Chi trả dich
̣ vu ̣ hê ̣ sinh thái (Payment for ecosysterm servieces - PES)
hay còn go ̣i là chi trả dich
̣ vu ̣ môi trường là mô ̣t liñ h vực hoàn toàn mới, được
đưa vào tư duy và thực tiễn bảo tồn gần một thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên, nó
đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số nước. Sự phát triển của DVMTR

ngày càng được lan rộng và ở một số nước thì DVMTR còn được thể chế hoá
trong các văn bản pháp luật. Hiện nay, DVMTR đã nổi lên như một giải pháp
chính sách để khuyến khích, chia sẻ các lợi ích trong cộng đồng và xã hội.
Trên thế giới chi trả DVMTR đã được chú ý thực hiện từ những năm 90
của thế kỷ 20, đến nay đã được đề cập và thực thi ở nhiều nước, nhiều khu
vực trên thế giới [16]. Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô
hình chi trả DVMTR sớm nhất và chính phủ một số nước Châu Âu cũng đã
quan tâm đầu tư và thực hiện nhiều chương trình, mô hình chi trả DVMTR
[21]. Cho đến nay, hàng trăm sáng kiến mới về dịch vụ môi trường đã được
xây dựng trên khắp toàn cầu, như:
Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm
nhất. Và PES đã bắt đầu thực hiện ở các nước Châu Á, mà điển hình là dự án
“RUPES – Xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên
cho cộng đồng nghèo vùng cao ở Châu Á”, và đã thu được một số thành công
nhất định trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo
cho nhân dân vùng đầu nguồn. Ở Châu Phi, mặc dù cũng đã cố gắng nghiên
cứu, đánh giá điều kiện thực hiện PES, tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội còn rất
hạn chế ở châu lục này. Hiện tại, chỉ có hai chương trình về dịch vụ thủy văn
đang được thực hiện ở Nam Phi và một số ít sáng kiến đang được đề xuất ở


4

Nam Phi, Tunisia, Kenya. Ở Châu Âu, Chính phủ một số nước cũng đã lưu
tâm đầu tư và thực hiện nhiều chương trình, mô hình PES. Ở Châu Úc, đã
pháp luật hóa quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư
đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbon của rừng.
1.1.1. Các hoạt động của PES ở Mỹ La Tinh.
Hoa Kỳ đã áp dụng PES sớm nhất và khá thành công: Điển hình là:
Hawai, áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn

nhằm bảo vệ rừng đầu nguồn để duy trì nguồn nước mặt và nước ngầm phục
vụ đời sống sinh hoạt và tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, du lịch [10].
Ở Oregon, Portland, nhằm bảo tồn và phát triển cá hồi và môi trường
sinh thái của chúng, họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dòng sông cá hồi đẻ
là nơi tham quan du lịch, lấy khu rừng được khai thác quá mức xưa kia là nơi
giáo dục cho học sinh, sinh viên, du khách về ý thức bảo vệ rừng [14].
Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình
mua đất để quy hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ
các chủ đất áp dụng phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các
nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước thành phố. Các hoạt động hỗ
trợ sản xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử
dụng nước thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố cũng đã lập ra
công ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông
dân là chủ rừng đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố [16].
Ecuador: Các chính sách đa dạng sinh học quốc gia giúp tạo các thị
trường dịch vụ hệ sinh thái. Năm 1999, những cải cách quy chế cho phép khu
vực công cộng phân bổ nguồn lực cho cơ chế tài chính khu vực tư nhân. Cũng
năm đó, Quỹ bảo tồn nước quốc gia (FONAG) được thành lập để quản lý PES
tại lưu vực Quito. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành
1% doanh thu đóng góp vào FONAG. Việc đóng góp này được thực hiện dưới


5

hình thức áp phí sử dụng dịch vụ HST vào phí sử dụng nước. Mỗi đơn vị
đóng góp cho FONAG đều là một thành viên của Ban giám đốc và có quyền
biểu quyết theo tỷ lệ mà họ đóng góp. Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn
lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho những người sở hữu rừng.
Colombia: Những người sử dụng nước ở thung lũng Cauca đã thành lập các
hiệp hội để thu các khoản chi trả tự nguyện cho các gia đình ở lưu vực đầu nguồn.

Trung mỹ và Mehico: Có chương trình về dịch vụ môi trường thủy văn
(PSA - H), nhằm bảo tồn rừng tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dòng chảy
và chất lượng nước. Đây là chương trình PES lớn nhất Mỹ La Tinh.
Mexico: Thành lập Quỹ Lâm nghiệp Mexico năm 2002. Vào năm 2003,
chương trình chi trả dịch vụ môi trường thủy văn được thực hiện, chương
trình đã sử dụng phí sử dụng nước để chi trả cho việc bảo tồn những khu vực
rừng đầu nguồn quan trọng [16].
Brazil: Chính phủ đã công bố “Chương trình ủng hộ môi trường”, trong
đó, PES được sử dụng để thúc đẩy sự bền vững môi trường ở khu vực Amazon.
Một số sáng kiến các bon được thực hiện, ví dụ Dự án Plantar được tài trợ bởi
Ngân hàng Thế giới (WB), nhằm cung cấp các biện pháp kinh tế cho việc cung
cấp gỗ bền vững để sản xuất gang ở bang Minas Gerais. Một số thành phố ở
miền nam Bazil cung quan tâm đến PES trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn [16].
Bolivia: Hai công ty năng lượng Mỹ đang làm việc với một tổ chức phi
chính phủ của Bolivia và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) để tài trợ cho việc
ngừng khai thác gỗ và các hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất lượng
của Vườn Quốc gia Noel Kempff với mục đích tăng cường hấp thụ các bon.
Costa Rica: Năm 1996, Luật Lâm nghiệp số 7575, xác định các dịch vụ
môi trường của hệ sinh thái rừng gồm: giảm phát thải khí nhà kính; dịch vụ
thủy văn bao gồm việc cung cấp nước cho người tiêu thụ; bảo tồn đa dạng
sinh học, và cung cấp vẻ đẹp cảnh quan về giải trí và du lịch sinh thái. Bắt đầu


6

từ năm 1997, nước này đã tiến hành xây dựng cơ chế chi trả DVMT trên các
văn bản luật. Theo Luật Lâm nghiệp năm 1997, người chủ sử dụng đất có thể
nhận được sự chi trả cho một số hình thức sử dụng đất bao gồm trồng rừng,
khai thác gỗ bền vững, và bảo tồn rừng nguyên sinh. Ngoài ra, Costa Rica còn
tiến hành xây dựng chương trình chi trả dịch vụ môi trường (PSA). Chương

trình chi trả DVMT ở Costa Rica được biểu diễn qua sơ đồ tại Bảng 1.1 [10].
Hình 1.1: Chương trình chi trả dịch vụ môi trường của Costa Rica.

Chương trình được giám sát từ ba cơ quan cao nhất của nhà nước thuộc
các lĩnh vực khác nhau (như Bộ Môi trường và Năng lượng, Bộ Nông nghiệp
và hệ thống Ngân hàng quốc gia) và hai đại diện từ phía khu vực tư nhân (do
Cơ quan Lâm nghiệp Quốc gia trực tiếp chỉ định).
Nguồn tài chính thu được bao gồm: Thuế nhiên liệu hóa thạch, bán tín
chỉ các bon, tài trợ nước ngoài và các khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh
thái. Trong đó thuế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch chiếm 1/3 tổng nguồn thu


7

của chương trình. Ngay từ khi chương trình được đi vào thực hiện, người ta
đã hi vọng rất lớn vào nguồn thu từ việc bán các tín chỉ các – bon. Năm 1998,
Chính phủ Costa Rica đã tuyên bố bán ra 300 triệu đô la trái phiếu các – bon,
hay còn gọi là chứng chỉ hấp thụ thương mại CTO, vì vậy một Tổ chức đặc
biệt OCIC đã được thành lập để trợ giúp cho việc mua bán các tín chỉ các –
bon. Tuy nhiên, kết quả đạt được lại không như mong đợi, chỉ có một hóa đơn
duy nhất trị giá 2 triệu đô được bán ra. Từ năm 2000, chương trình chi trả
dịch vụ môi trường PSA đã được Ngân hàng Thế giới cho vay vốn ưu đãi
32.6 triệu USD nhằm giúp Chính phủ nước này duy trì các hợp đồng dịch vụ
môi trường, và Qũy Môi trường Toàn cầu - GEF đã tài tài trợ 8 triệu USD để
xem xét sự chi trả từ phía cộng đồng thế giới về dịch vụ đa dạng sinh học mà
Costa Rica đang cung cấp. Và cuối cùng là, những người được hưởng lợi từ
dịch vụ nước (bao gồm: nhà máy thủy điện, nhà máy cung cấp nước, người sử
dụng trong nước, các nhà máy) sẽ phải chi trả cho dịch vụ nguồn nước mà họ
được nhận. Hiện tại, các nhà máy thủy điện đã chấp nhận chi trả cho loại dịch
vụ này. Tuy nhiên khoản tài chính thu được từ phía nhà máy thủy điện vẫn

con khá nhỏ, khoảng 100.000 đô kể từ khi chương trình được bắt đầu [10].
1.1.2. Các hoạt động PES ở Châu Âu.
Pháp: Công ty đóng chai Perrier Vittel đã cung cấp tài chính cho nông
dân vùng đầu nguồn và vùng lọc nước để xây dựng cơ sở vật chất cho nông
nghiệp và chuyển sang hoạt động nông nghiệp hữu cơ.
Đức: Chính phủ đã đầu tư các chương trình để chi trả cho các chủ đất tư
nhân nhằm duy trì hệ sinh thái, ví dụ như, trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca
cao trong nông dâm, quản lý rừng bền vững [14].
1.1.3. Các hoạt động PES ở Châu Á.
Trong những năm đây, các chương trình về PES đã được phát triển và
thực hiện thí điểm tại Châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ,


8

Nepal và Việt Nam nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế chi trả dịch vụ
môi trường. Đặc biệt là Indonesia, Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển
hình về chi trả dịch vụ môi trường đối với quản lý khu vực đầu nguồn [16].
Năm 2002, trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ phát triển Nông nghiệp
Quốc tế (IFAD), Trung tâm Nông – Lâm Thế giới (ICRAF) đã hỗ trợ dự án đền
đáp cho người nghèo vùng cao cho dịch vụ môi trường mà họ cung cấp
(RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động. Chương trình chi trả cho người
nghèo vùng cao đã hỗ trợ việc thiết kế chi trả cho dịch vụ lưu vực sông vì
người nghèo tại Kulekhani (Nepan) và Bakun (Philippin). Điều thú vị là tại cả
2 vùng này, người ta đã chọn cách chi trả tập thể. Trong trường hợp của Bakun,
các quyền sở hữu không chính thức về đất đai do tổ tiên để lại đã được chính
phủ thừa nhận và BITO (một tổ chức của người dân bản địa) đã được giao đất
và được giao chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch quản lý. Việc được giao đất
như trường hợp ở Bakun được xem là một hành động chỉ trả cho việc quản lý
đất bền vững. Về phía cộng đồng, việc chi trả theo hướng vì người nghèo, có

nghĩa là tất cả mọi người đều được lợi trong việc trao đổi để tiếp tục cung cấp
các dịch vụ lưu vực [11].
Ở Kulekhani, kế hoạch quản lý và kế hoạch hoạt động được xây dựng 5
năm một lần bởi các nhóm quản lý rừng địa phương cùng với Ủy ban Phát
triển thôn bản và được trình lên Ủy ban Phát triển huyện để được phê chuẩn.
Kế hoạch này được coi là một văn bản pháp quy đặt ra các quy định và điều
luật về quản lý rừng và có xu hướng bao trùm cả các cách sử dụng đất thích
hợp với PES. Phí từ công trình thủy điện đang hoạt động được Hiệp hội Điện
lực quốc gia trả cho việc bảo tồn lưu vực là nguồn chi trả cho cộng đồng vỡ
các hoạt động sử dụng đất bền vững.
Ngoài ra nhằm liên kết người cung cấp dịch vụ môi trường với người sử
dụng dịch vụ môi trường trong chương trình thử nghiệm cơ chế chi trả. Trong


9

khi, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cộng đồng địa phương thường
xuyên xảy ra xung đột, và điều đó chứng tỏ rằng cộng đồng vùng cao cũng nhận
ra được tầm quan trọng và vai trò của họ. Các doanh nghiệp như nhà máy thủy
điện, công ty cung cấp nước thành phố là đối tượng thường không đưa ra cam
kết dài hạn với cộng đồng địa phương vì hộ cho rằng đây là mặt hàng không có
nhiều người mua để lựa chọn. Vì vậy, các kế hoạch chi trả môi trường có thể hợp
thức hóa cơ chế chia sẻ trách nhiệm về sinh kế và đạt được mục tiêu kinh tế bền
vững. việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường bao gồm các hợp đồng bảo tồn
giữa người cung cấp dịch vụ và bên hưởng lợi từ dịch vụ [19].
Indonesia: Thành phố Mataram và huyện Tây Lombok thiết lập cơ chế
chuyển giao dịch từ các chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn. Các khách hàng
của công ty PDAM (40000 hộ gia đình) ở Mataram đồng ý trả 0.15 – 0.20
USD hàng tháng cho công tác bảo tồn chức năng rừng phong hộ đầu nguồn tại
huyện Tây Lombok [19].

Trung Quốc: Loại hình chi trả công cộng đã được tiến hành từ năm
1998 ở Trung Quốc. Khi đó, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được sửa đổi
nhằm thể chế hóa và cho phép hệ thống đền bù HST rừng. Giai đoạn 2001 2004, hệ thống đền bù HST rừng lần đầu tiên được tiến hành thí điểm làm cơ
sở cho Quỹ đền bù HST rừng được thành lập vào năm 2004. Tháng 6/2007,
Quỹ Các bon Quốc gia cũng đã được thành lập với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo
tồn Quốc tế (CI), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) và Chính phủ Trung
Quốc (Cục Lâm nghiệp) nhằm thúc đẩy trồng rừng, quản lý rừng bền vững và
bảo vệ rừng của các cộng đồng địa phương cho mục đích hấp thụ các bon.
Công ty China Petrol, CI, TNC, Chính phủ và một số doanh nghiệp khác đó
đóng góp vào quỹ này [19].
Nepal: Ban quản lý rừng địa phương và Ủy ban phát triển thôn bản xây
dựng kế hoạch quản lý và hoạt động, trình lên ủy ban phát triển huyện để phê


10

duyệt. Hiệp hội Điện lực quốc gia trả phí từ công trình thuỷ điện đang hoạt
động cho hoạt động bảo tồn đầu nguồn, được sử dụng làm nguồn chi trả cho
cộng đồng vì hoạt động sử dụng đất bền vững [19].
Tại Ấn Độ: Cơ chế khuyến khích được thực hiện bằng cách tạo nguồn
chi trả từ người nhận đến người cung cấp dịch vụ HST thông qua các đóng
góp đầu vào, đầu ra hoặc các đền bù cơ hội tại 3 lưu vực sông. Quỹ Bảo vệ
đập đã được thành lập và hoạt động từ nguồn phí phụ trội thêm vào phí bơm
nước theo giờ. Các khuyến khích khác bao gồm bảo vệ bãi chăn thả, trồng cây
tại bãi chăn thả, chia sẻ nhân công và vật liệu trong việc xây dựng 9 đập nhỏ.
1.1.4. Hoạt động PES tại Châu Úc.
Tại Australia, loại thỏa thuận thị trường được áp dụng tại bang New
South Wales. Năm 1998, Pháp chế về quyền các bon ra đời cho phép các nhà
đầu tư đăng ký làm chủ sở hữu hấp thụ các bon của rừng [9].
1.1.5. Nhận xét. Từ các mô hình PES ở các nước cho thấy:

Chi trả PES được áp dụng khá thành công trong việc bảo vệ môi
trường, đặc biệt là công tác bảo tồn đa dạng sinh học; Nhà nước có vai trò
quan trọng trong việc điều tiết các mô hình chi trả dịch vụ môi trường, thể
hiện ở các vấn đề như: xây dựng khung pháp luật và chính sách, hỗ trợ kỹ
thuật và tài chính thông qua các chương trình tổng hợp, giám sát quá trình
giao dịch các tín chỉ của dịch vụ hệ sinh thái; Kinh nghiệm cho thấy, quá trình
thực hiện PES, phải thành lập các quỹ, xây dựng các chính sách hỗ trợ PES,
đồng thời đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu về sinh thái, lượng
giá kinh tế và môi trường; Việc xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
phụ thuộc vào cơ chế quản lý của mỗi quốc gia. Các cơ chế thị trường và thỏa
thuận trực tiếp trong thực hiện PES hiện nay thường được thực hiện tại các
nước phát triển. Trong khi đó, các hình thức chi trả công cộng thông qua các
quỹ hoặc trung gian bằng tiền mặt nhưng thường đi kèm hoặc chỉ có các lợi


11

ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho toàn bộ cộng đồng hoặc các hộ gia đình, lại
thường được lựa chọn tại các nước đang phát triển, có sự phối hợp chặt chẽ
của các bộ ngành liên quan.
1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về chi trả DVMTR tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn
thuật ngữ dịch vụ môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là
theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ dịch vụ hệ
sinh thái được sử dụng trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính
sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hơn 10 năm qua, khái niệm chi
trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan
tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà
hoạch định chính sách tại Việt Nam.

Việc sử dụng công cụ thị trường để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên và góp phần cải thiện sinh kế không phải là hoàn toàn mới mẻ tại Việt
Nam. Bắt đầu từ đầu những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã bỏ ra hàng
triệu đô la để chi trả cho những người dân bảo vệ rừng đầu nguồn (chủ yếu là
chương trình trồng rừng theo Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 và dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định số 661/QDD-TTg ngày 29/7/1998
của Thủ tướng Chính phủ). Các chương trình này kéo dài cho tới tận ngày
nay, giúp bảo vệ hàng triệu ha rừng quý hiếm khỏi bị tàn phá.
Gần đây, Chính phủ cũng đang rất nỗ lực để phối hợp với các tổ chức
quốc tế xây dựng và thực hiện chương trình Giảm phát thải do mất rừng và suy
thoái rừng, nhằm góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực do phát thải khí CO2
gây ra. Việt Nam đã được chọn là một trong 9 quốc gia được Chương trình giảm
phát thải do mất rừng và suy thoái rừng của Liên Hợp Quốc trợ giúp để xây
dựng chương trình Quốc gia về giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng.


12

Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 quy
định "tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh
học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ" và đây
cũng là nguồn tài chính cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã đề cập
đến việc xây dựng cơ chế chính sách chi trả DVMTR, coi đó là một trong
những nguồn tài chính tiềm năng đầu tư lại trực tiếp vào rừng.
Hiện tại, Quỹ Bảo tồn Hoang dã Thế giới (WWF) đang thực hiện một
số dự án về các mô hình chi trả DVMTR như bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa
dạng sinh học, và du lịch sinh thái; tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) còn thực hiện Dự án chi trả dịch vụ môi trường - ứng dụng tại khu

vực ven biển. Những dự án này được tổ chức thực hiện trong các chương
trình do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổ chức Winrock
International. Ngoài ra, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) còn
thực hiện dự án chi trả dịch vụ môi trường - ứng dụng tại khu vực ven biển.
Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ các-bon trong lâm nghiệp, thí điểm
tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và
Môi trường Rừng thực hiện [20].
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang đề xuất nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ
“Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi
trường đất ngập nước ở Việt Nam”, với mục tiêu đề xuất cơ chế DVMTR phù
hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất
ngập nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng hỗ trợ một số hoạt động đánh
giá và tìm cơ hội thị trường cho DVMTR ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị.


13

Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng - Viện khoa học lâm
nghiệp Việt Nam thực hiện đề tài "nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường rừng
và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam". Bằng phương
pháp xây dựng mô hình SWAT (Soil & Water Assesement Tool), tạo ra những
kịch bản để tính toán thiệt hại, đã lượng được giá trị của rừng về hạn chế xói
mòn đất và điều tiết nước của một số loại rừng ở lưu vực Sông Cầu và vùng đầu
nguồn hồ Thác Bà (thuộc địa giới hành chính các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội) [15].
Tại Lâm Đồng, Nghiên cứu đã sử dụng Mô hình SWAT-Mô hình đánh
giá đất và nước cho hai tình huống khác nhau: bảo vệ độ che phủ rừng hiện
tại và chuyển 45.000 héc-ta rừng thông sang làm nông nghiệp. Mô hình SWAT
đã được sử dụng để dự báo sự chảy tràn bề mặt và mức phù sa lơ lửng đi vào

hồ chứa Đa Nhim [14]. Một mô hình đã được thiết lập xem xét lượng phù sa
lắng đọng trong hồ cho hai tình huống. Tổng sản lượng điện bị mất đi do sự
chuyển đổi giữa hai tình huống đã được ước lượng, và tài chính từ việc sản
xuất điện trong thời gian tuổi thọ của hồ chứa. Sự thay đổi trong giá trị ròng
hiện tại giữa hai tình huống đã được ước lượng, cũng như giá trị ròng hiện tại
của các tổn thất. Cuối cùng, giá trị của các dịch vụ môi trường mà rừng cung
cấp trong việc giảm bồi lắng phù sa lòng hồ đã được ước lượng, làm cơ sở xem
xét ban hành Nghị định về chi trả môi trường cấp quốc gia [14].
Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á đã hoàn tất một
số nghiên cứu tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch du lịch bền vững ngắn hạn và
trung hạn tại Lâm Đồng. Các nghiên cứu này bao gồm Phương án chọn lựa
cho các cơ chế tạo tài chính cho đa dạng sinh học và du lịch; phân tích chi phí
- lợi ích của du lịch bền vững; gắn du lịch và chi trả DVMTR ở Vườn quốc
gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu được đưa ra thảo luận,


14

Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á đã đưa ra mức chi trả
là 0,5 - 2% doanh thu ròng hàng năm của các công ty du lịch [20].
Từ đầu năm 2008, chi trả DVMTR lần đầu tiên được được thực hiện thí
điểm tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng theo Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10
tháng 04 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 2 năm thực hiện, kết quả
đã thu được thành công nhất định, rừng được bảo vệ tốt hơn.
Tại Sơn La, bên sử dụng dịch vụ được xác định là các nhà máy Thuỷ
điện Hoà Bình, nhà máy thuỷ điện Suối Sập, công ty Cấp nước Phù Yên và
công ty Cấp nước Mộc Châu, bên cung cấp dịch vụ là các chủ rừng trên địa
bàn 2 huyện thí điểm Mộc Châu và Phù Yên. Mức chi trả của từng công ty
được xác định dựa trên tổng lượng điện/tổng lượng nước kinh doanh hàng
năm trong đó đối với 1Kwh là 20 đồng, 1m3 nước là 30 đồng và bình quân/ha

là 100.432 đồng [23].
Chủ rừng đã nhận được mức chi trả tiền DVMTR như sau: rừng phòng
hộ là rừng tự nhiên 140.243 đồng/ha/năm; rừng phòng hộ là rừng trồng:
126.219 đồng/ha/năm; rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 84.146 đồng/ha/năm
và rừng sản xuất là rừng trồng: 70.121 đồng/ha/năm [23].
Tại Lâm Đồng, chương trình thí điểm đã nhận được sự đồng thuận cao
của các bên liên quan và hiện nay các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim và Đại
Ninh đã chi trả khoảng 55 tỷ đồng cho hơn 8.000 hộ dân bảo vệ rừng [23].
Người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tại lưu vực hồ thuỷ điện
Đa Nhim đã nhận được mức chi trả tiền DVMTR là 290.000 đồng/ha/năm;
lưu vực hồ thuỷ điện Đại Ninh là 270.000 đồng/ha/năm. Tại lưu vực hai nhà
máy thuỷ điện, bình quân mỗi hộ gia đình nhận khoán từ 15-20 ha, mỗi năm
nhận được khoảng từ 4- 5 triệu đồng [23].
Tuy nhiên, thực hiện chi trả DVMTR tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng
còn có những hạn chế nhất định, đó là một số diện tích rừng chưa có chủ quản


15

lý cụ thể do đó tiền DVMTR chưa được tri trả trực tiếp cho chủ rừng; cơ sở
để tính toán hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR ở các tỉnh rất khác nhau
(tỉnh Sơn La: hệ số K chưa được dựa trên yếu tốt về mức độ khó khăn, thuận
lợi bảo vệ rừng; tỉnh Lâm Đồng: hệ số K chưa được dựa trên yếu tố về trạng
thái lô rừng được chi trả).
Căn cứ kết quả thí điểm chi trả DVMTR tại 2 tỉnh Sơn La, Lâm Đồng
và kết quả thực hiện tại một số quốc gia, xét đề nghị Bộ Nông nghiệp và
PTNT, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
về chính sách chi trả DVMTR để thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.
Ngày 13/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2284/QĐTTG phê duyệt Đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 về chính sách chi trả DVMTR.

Đến nay đã có 24 tỉnh, thành triển khai thực hiện chính sách chi trả
DVMTR, với tổng số tiền thu được năm 2012 là 1.164.810 triệu đồng (bao
gồm cả tiền truy thu năm 2011), năm 2013 dự kiến là 710 triệu đồng [23].
Tuy nhiên hoạt động chi trả còn rất hạn chế, ở các tỉnh, thành cơ bản mới thực
hiện chính sách mới chỉ thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, đa phần các
tỉnh chưa thực hiện chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng, theo báo cáo của
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, đến nay các tỉnh mới chỉ giải ngân
được 35% tổng số tiền trên. Nguyên nhân do nguồn ngân sách tỉnh hạn hẹp
nên UBND tỉnh chưa bố trí được vốn để điều tra, rà soát xác định lưu vực nội
tính, xác định trạng thái, diện tính rừng và chủ quản lý các khu rừng...
1.2.2. Kinh nghiệm của Lâm Đồng trong vấn đề thiết lập hệ thống
giám sát và đánh giá PES
Trong quá trình thực hiện PES tại Lâm Đồng, đã nảy sinh nhu cầu hình
thành một Hệ thống giám sát, đánh giá nhằm hoàn thiện các thủ tục và đảm
bảo cân đối các nhu cầu chính đáng của bên mua cũng như bên bán dịch vụ.


16

Vì vậy, ngày 05/8/2010, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng đã có công
văn số 1591/SNN-KH về việc thành lập Ban kiểm tra, giám sát chi trả
DVMTR (Gọi tắt là Ban KTGS PES) gửi tới các huyện Lạc Dương, Đơn
Dương, Đức Trọng và Thành Phố Đà Lạt. Công văn này quy định rõ thành
phần cũng như chức năng, nhiệm vụ của các Ban KTGS PES. Tiếp đó, ngày
30/8/2010, UBND thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định số
3009/QĐ-UBND về việc thành lập Ban kiểm tra, giám sát chi trả DVMTR
thành phố Đà Lạt. Theo đó, Ban KTGS PES bao gồm 1 trưởng ban và các
thành viên thuộc các đơn vị khác nhau như cán bộ kiểm lâm, cán bộ chính
quyền phường xã, cán bộ Trưởng/Phó thôn và người dân. Như vậy, Ban
KTGS PES ở thành phố Đà Lạt đã được thành lập có cơ sở pháp lỹ rõ ràng,

với thành phần và chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Đây là một trong những cơ sở
tham khảo có giá trị cho việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá PES ở
các tỉnh [31].
1.2.3. Kinh nghiệm của Lâm Đồng và Sơn La trong quản lý, sử dụng
và chi trả tiền DVMTR
Nguyên tắc để thực hiện là đặt công việc quản lý quỹ ở cấp thấp nhất
có thể nhưng phải đi kèm với các yêu cầu về hiệu quả, minh bạch và quản lý
được. Điều này có nghĩa là cấp quốc gia sẽ có vai trò giải ngân từ trung ương
xuống cấp tỉnh dựa trên báo cáo của tỉnh được chứng nhận bởi một cơ quan
độc lập theo các thông tin trong hệ thống theo dõi, báo cáo và kiểm chứng
quốc gia. Sau đó, tỉnh sẽ phân phối chi trả cho các cấp hành chính thấp hơn.
Tất cả các cấp cần có hệ thống giám sát, báo cáo và kiểm chứng riêng [24].
Kinh nghiệm tổ chức chi trả và quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
ở Lâm Đồng và Sơn La trong năm 2010 được thể hiện ở Hình 4.4.
Đây là hình thức chi trả gián tiếp: Kinh phí chi trả DVMTR do các đối
tượng phải chi trả được nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ Bảo vệ


×