BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------------------------------------
LÊ CÔNG CƯỜNG
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP
HUYỆN MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HOÁ,
ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI – 2013
i
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp về việc
tổ chức thực tập tốt nghiệp đối với học viên Cao học Lâm học khoá 19 (20112013), tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện
Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020”. Trong quá trình thực hiện đề tài,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm
nghiệp; Khoa đào tạo Sau đại học và các thầy cô giáo đã tổ chức, giảng dạy và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành khoá học.
Tôi đặc biệt chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Trọng Bình, thầy giáo đã trực
tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các phòng ban và cán bộ UBND huyện
Mường Lát; lãnh đạo và cán bộ Đoàn chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội huyện
Mường Lát; Hạt Kiểm lâm, UBND các xã, các hộ gia đình, cá nhân đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong việc điều tra, thu thập số liệu và đóng góp ý kiến xây dựng phục
vụ công tác nghiên cứu trên địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu đã xây
dựng nên những tài liệu quý giá làm cơ sở cho tôi nghiên cứu và kế thừa. Xin chân
thành cảm ơn các chuyên gia đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực của bản thân song chắc chắn luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2013
Tác giả
Lê Công Cường
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. I
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... V
MỤC LỤC BẢNG, BIỂU ........................................................................................ VI
MỤC LỤC BẢN ĐỒ .................................................................................................. I
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................4
1.1. Trên thế giới ................................................................................................................... 4
1.1.1. Quy hoạch vùng .........................................................................................4
1.1.2. Quy hoạch lâm nghiệp ...............................................................................5
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................................... 6
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ..............................................................................6
1.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp ...............................................................................7
1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp .........................................................12
1.2.4. Quy hoạch có liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp ................................15
1.2.5. Quản lý quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp ở Thanh Hoá và
huyện Mường Lát ................................................................................................18
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................25
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................25
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 25
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................25
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................25
2.2. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu .................................................................. 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 25
2.3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng các hệ thống
chính sách có liên quan đến phát triển lâm nghiệp tại địa phương. .................25
2.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất; hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp;
tình hình sử dụng rừng và phát triển vốn rừng tại địa phương. ........................25
2.3.3. Đánh giá các phương án quy hoạch trước đây trên địa bàn huyện, những
tồn tại và hạn chế. ..............................................................................................25
iii
2.3.4. Nghiên cứu phương án quy hoạch tổng thể của huyện. ..........................25
2.3.5. Xây dựng phương án quy hoạch rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. ......................................................25
2.3.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch lâm nghiệp huyện. 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 26
2.4.1. Quan điểm phương pháp luận .................................................................26
2.4.2. Điều tra cơ bản và thu thập các tài liệu, văn bản có liên quan phục vụ
cho nghiên cứu ...................................................................................................26
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đáng giá hiệu quả sau khi
quy hoạch ...........................................................................................................28
2.4.4. Tổng hợp xây dựng phương án quy hoạch ..............................................28
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................29
3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng các hệ thống chính sách
có liên quan đến phát triển lâm nghiệp tại địa phương. ................................................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................39
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất; hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp; tình hình sử
dụng rừng và phát triển vốn rừng tại địa phương. ............................................................ 46
3.2.1. Tình hình thực trạng sử dụng đất chung .................................................46
3.2.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp .........................................................52
3.2.3. Tình hình sử dụng và phát triển vốn rừng trong những năm qua ...........54
3.3. Đánh giá các phương án quy hoạch, dự án trước đây trên địa bàn huyện, những
tồn tại và hạn chế. ................................................................................................................ 58
3.3.1. Về quy hoạch sử dụng đất ........................................................................58
3.3.2. Tình hình quy hoạch lâm nghiệp và việc tổ chức thực hiện các chương
trình dự án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện .......................................62
3.3.3. Tồn tại, hạn chế trong thực hiện các quy hoạch, dự án kỳ trước ............65
3.4. Nghiên cứu phương án quy hoạch tổng thể của huyện. ........................................... 67
3.4.1. Quy hoạch phát triển các tiểu vùng .........................................................67
3.4.2. Quy hoạch sử dụng đất ............................................................................68
iv
3.5. Xây dựng phương án quy hoạch rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.................................................................................. 73
3.5.1. Mục tiêu quy hoạch ..................................................................................73
3.5.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................74
3.5.3. Phương án quy hoạch 3 loại rừng ...........................................................75
3.5.4. Quy hoạch tác nghiệp theo tiểu vùng ........................................................77
3.5.5. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng .........................................................82
3.5.6. Định hướng thị trường tiêu thụ lâm sản, hàng hoá. ................................85
3.5.7. Hiệu quả quy hoạch .................................................................................88
3.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch lâm nghiệp huyện. ........... 89
3.6.1. Giải pháp về tổ chức ................................................................................89
3.6.2. Giải pháp về quy hoạch, điều chỉnh quỹ đất trên địa bàn huyện ............90
3.6.3. Giải pháp về kỹ thuật trong lâm nghiệp ......................................................91
3.6.4. Giải pháp về tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ........................96
3.6.5. Giải pháp về thị trường chế biến lâm sản ...............................................96
3.6.6. Giải pháp về cơ chế chính sách ...............................................................97
3.6.7. Giải pháp về vốn ........................................................................................98
3.6.8. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ...............................98
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................100
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ .........................................................100
4.1. Kết luận ....................................................................................................................... 100
4.2. Tồn tại ......................................................................................................................... 102
4.3. Khuyến nghị ............................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................104
I. Tài liệu tiếng việt ........................................................................................................... 104
II. Tài liệu tiếng anh .......................................................................................................... 108
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ADB
Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
BQL
Ban quản lý.
CITES
Công ước về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm.
WB
Ngân hàng thế giới
FAO
Tổ chức nông lương của liên hiệp quốc.
KFW4
Dự án trồng rừng hợp tác Việt Nam và Đức.
GTZ
Tổ chức hợp tác phát triển Việt Nam và Đức
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
KH- KT
Kế hoạch- kỹ thuật.
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
PAM
Chương trình lương thực thế giới.
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng.
QLRBV
Quản lý rừng bền vững.
UBND
Uỷ ban nhân dân.
WTO
Tổ chức thương mại quốc tế.
DTTN
Diện tích tự nhiên
ĐHLN
Đại học lâm nghiệp.
GĐGR
Giao đất, giao rừng.
HGĐ
Hộ gia đình.
KTXH
Kinh tế, xã hội.
KNTS
Khoanh nuôi tái sinh.
NLKH
Nông lâm kết hợp.
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
PTNT
Phát triển nông thôn.
ĐCĐC
Định canh, định cư.
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp.
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất.
IXY
Ít xung yếu
XY
Xung yếu
RXY
Rất xung yếu
vi
MỤC LỤC BẢNG, BIỂU
1 - 1. Kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ...............................................21
3 - 1. Biến động sử dụng đất huyện Mường Lát 2007 - 2012 ...................................46
3 - 2. Phân cấp 3 loại rừng và diện tích các loại rừng năm 2012 ..............................52
3 – 3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 2005 - 2010 .58
3 - 4. Phân cấp phòng hộ 3 loại rừng theo đơn vị hành chính xã .............................63
3 – 5. Quy hoạch sử dụng đất huyện Mường Lát đến năm 2020 ..............................68
3 – 6. Quy hoạch 3 loại rừng, đến năm 2020 ............................................................75
3 – 7. So sánh tăng, giảm diện tích 3 loại rừng, đến năm 2020 ................................76
3 – 8. Quy hoạch bảo vệ, khoanh nuôi rừng theo tiểu vùng, đến năm 2020 .............78
3 – 9. Quy hoạch khai thác rừng theo tiểu vùng, đến năm 2020 ...............................79
3 – 10. Quy hoạch cải tạo rừng theo tiểu vùng, đến năm 2020.................................79
3 – 11a. Quy hoạch bố trí diện tích trồng rừng theo từng đơn vị .................................80
đến năm 2020 .............................................................................................................80
3 – 11b. Quy hoạch bố trí diện tích trồng rừng theo cơ cấu cây trồng, .........................82
đến năm 2020 .............................................................................................................82
3 - 12. Tiến độ bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 huyện Mường Lát.................84
3 - 13. Dự báo lâm sản hàng hoá huyện Mường Lát đến năm 2030 .......................867
i
MỤC LỤC BẢN ĐỒ
3.1. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng huyện Mường Lát năm 2012...........................57
3.2. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Mường Lát đến năm 2020. .......................................81
3.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát đến năm 2020. ................86
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch luôn đóng vai trò then chốt, trọng yếu để định hướng sự phát triển
nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng; quy hoạch sai lầm, không gắn kết
với thực tiễn hoặc thiếu tầm nhìn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường và ngược lại,
nếu quy hoạch đúng đắn, gắn kết, có tầm nhìn sẽ tạo ra động lực, bước đột phá để đi
đến thành công. Trong phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch luôn đi tiên
phong và chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá - đời sống...
Ngày nay trước những diễn biến bất thường của điều kiện thời tiết, đặc biệt
là hiện tượng nóng lên của trái đất, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, sa mạc hoá v.v..
công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội càng phát huy vai trò của mình và ngày
càng có tầm nhìn xa, trông rộng. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, công tác quy hoạch
phát triển lâm nghiệp cho mỗi địa phương không chỉ chú trọng về khía cạnh kinh tế
mà còn chú trọng về mặt xã hội và môi trường sinh thái vì rừng có ảnh hưởng trực
tiếp đến nhiều khu vực, nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau. Để phát triển lâm
nghiệp, ổn định sản xuất thì nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng tài nguyên
rừng và đất rừng một cách bền vững và lâu dài; công tác quy hoạch lâm nghiệp cần
phải được xem là bộ phận cấu thành trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội nói chung trong đó có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các ngành nông
nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải và một số ngành liên quan khác nhằm tránh sự
chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành để đảm bảo cho sự phát triển ổn định,
bền vững.
Mường Lát là huyện miền núi, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách
trung tâm tỉnh lỵ Thanh Hoá trên 200 km, có địa hình đa dạng và phức tạp. Tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện là 81.461,44 ha; trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp;
nền kinh tế và thu nhập chủ yếu của người dân là lâm-nông nghiệp, thuỷ sản.
Là huyện biên giới thuộc thượng nguồn Sông Mã, có đường biên giới chung
với Nước CHDCND Lào dài 96 km; là huyện vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó
2
khăn; trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao (trên 60%), cơ sở hạ tầng thấp
kém, giao thông đi lại khó khăn, đồng bào chủ yếu sống nhờ hoạt động nương rẫy
và trồng cây lương thực. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1994, đồng bào H’Mông
ở các tỉnh phía Bắc di cư tự do vào huyện Mường Lát với số lượng lớn (1.188 hộ,
7.600 nhân khẩu) đã phá rừng làm nương rẫy ồ ạt với diện tích lớn. Vì thế diện tích
rừng đầu nguồn sông Mã ngày càng bị thu hẹp, đất trống đồi trọc tăng nhanh; thành
phần cơ giới đất chủ yếu là cát pha, trong khi địa hình cao dốc, xói mòn mạnh nên
độ phì của đất bị giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó điều kiện khí hậu của huyện
Mường Lát tương đối khắc nghiệt, lượng mưa bình quân thấp (khoảng 1.266
mm/năm); hàng năm thường bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hoạt động yếu và
gió Lào hoạt động mạnh làm cho đất trở nên khô cằn, nhiều diện tích cây trồng
nông lâm nghiệp sinh trưởng, phát triển kém.
Từ trước đến nay, huyện Mường Lát chưa có quy hoạch lâm nghiệp riêng,
thường chỉ lồng ghép quy hoạch lâm nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện hoặc quy hoạch chung với quy
hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh. Do vậy khó khăn cho công tác quản lý và triển khai quy
hoạch có hiệu quả.
Từ những khó khăn, tồn tại nêu trên đã đặt ra cho công tác quy hoạch lâm
nghiệp nhiều vấn đề cần phải giải quyết, góp phần đưa lâm nghiệp của huyện phát
triển vững chắc, giúp Mường Lát từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Là người
đã từng có thời gian công tác tại huyện, gắn bó với đồng bào, bản thân muốn được
đóng góp vào sự phát triển lâm nghiệp của huyện; vì vậy, trong khuôn khổ luận văn
thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất quy
hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020”. Việc lựa
chọn đề tài này là cần thiết trong khi Mường Lát đang nhận được sự quan tâm đặc
biệt của tỉnh để tạo đà cho sự phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội, trong đó lâm
nghiệp được xác định là lĩnh vực then chốt; kết quả của đề tài sẽ là một kênh tham
khảo để tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhằm phát huy tối đa các
nguồn lực đưa sản xuất lâm nghiệp phát triển một cách bền vững, phù hợp với điều
3
kiện tự nhiên và xã hội của huyện, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái vùng đầu nguồn sông Mã, đồng thời là việc làm thiết thực từng bước cụ
thể hóa Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về giảm
nghèo nhanh và bền vững 62 huyện nghèo.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, thực trạng các chính sách của nhà nước có liên quan, đánh giá hiện
trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, tình hình sử dụng rừng, phát
triển vốn rừng tại địa phương, nghiên cứu các quy hoạch trước đây có liên quan đến
lâm nghiệp, các văn bản chỉ đạo có tỉnh định hướng của tỉnh, của huyện về phát
triển lâm nghiệp...từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp để tiến hành
quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát đến năm 2020.
4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Quy hoạch vùng
Qui hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác – Lê Nin về phân bổ và phát triển
lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra: “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất của
một dân tộc thể hiện rõ nét hơn ở chỗ sự phân công lao động của dân tộc đó được
phát triển đến mức nào”.
Lê Nin chỉ ra:”Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế,
xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bổ lực lượng sản xuất”. Vì
vậy, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bổ lực lượng sản xuất ở một
vùng trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai phát
triển của vùng đó [9].
Dựa trên cơ sở học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I Lê Nin đã nghiên cứu
các hướng cụ thể về kế hoạch hoá phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội chủ
nghĩa [11]. Sự phân bố lực lượng sản xuất được xác định theo nguyên tắc sau:
- Phân bố lực lượng sản xuất có kế hoạch trên toàn lãnh thổ của đất nước,
tỉnh, huyện nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của tất cả
các vùng và quá trình tái sản xuất mở rộng.
- Kết hợp tốt lợi ích của Nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế của từng tỉnh
và từng huyện.
- Đưa các xí nghiệp công nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu để hạn chế chi
phí vận chuyển.
- Kết hợp chặt chẽ các ngành kinh tế quốc dân ở từng vùng, từng huyện
nhằm nâng cao năng xuất lao động và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
5
1.1.2. Quy hoạch lâm nghiệp
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển nên khối lượng gỗ
ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của phong kiến và
bước vào thời đại kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm nghiệp
đã không còn bó hẹp trong trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay
những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ
rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy.
Đầu thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết
việc:”khoanh khu chặt luân chuyển”, có nghĩa đem trữ lượng hoặc diện tích tài
nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu
chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho
phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn [52].
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ thứ 19 phương thức kinh doanh rừng
chồi được thay bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác dài. Và
phương thức “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia
đều” của Hartig. Hartig đã chia đều chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng
và trên cơ sở đó, khống chế lượng chặt hằng năm. Đến 1816, xuất hiện phương thức
luân kỳ lợi dụng của H. Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và
cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
Sau đó phương pháp “Bình quân quy hoạch” ra đời. Quan điểm của phương
pháp này là giữ đến mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn
đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện
phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich. Phương pháp này khác với phương
pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm
bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai phương
pháp “Bình quân thu hoạch” và “lâm phần kinh tế”chính là tiền đề của hai phương
pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau [50].
6
Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “Cấp tuổi”
chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là rừng phải có kết cấu
tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao
vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ
biến ở các nước có tài nguyên phong phú. Còn phương pháp “lâm phần kinh tế” và
hiện nay là phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc
điểm cụ thể của mỗi lâm phần để tiến hành phân tích, xác định sản lượng và biện
pháp kinh doanh, phương thức điều chế rừng. Cũng từ phương pháp này, còn phát
triển phương pháp “Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra” [53].
Tại Châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 thế kỷ 20, quy hoạch ngành giữ vai trò
lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946, Jack
G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên “phân loại đất
đai cho qui hoạch sử dụng đất”. Đây cũng là một trong những tài liệu đầu tiên đề
cập đến đánh giá khả năng của đất cho qui hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia
trước đây, nay là cộng hoà Zimbabwe, bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay
hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ chi quy hoạch cơ sở hạ tầng cho trồng
rừng. Vào đầu những năm 60 thế kỷ XX, tạp chí “East
African Journal for
Agriculture and Forestry” đã xuất bản nhiều bài báo về quy hoạch cơ sở hạ tầng ở
Nam Châu Phi. Năm 1966, Hội đất học của Mỹ và Hội nông học Mỹ cho ra đời
chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng
trong quy hoạch sử dụng đất...[54], [55], [56], [57].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất
1.2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất ở cấp độ quốc gia [27]
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm:
- Chính sách sử dụng đất đai
- Kế hoạch phát triển quốc gia và ngân sách;
- Điều phối các ngành khác trong việc sử dụng đất đai;
- Xây dựng luật cho từng chuyên ngành.
7
1.2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất ở cấp độ tỉnh [27]
- Xác định vị trí phát triển như khu đô thị, khu dân cư mới, phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; xây dựng hệ thống tưới hay hệ thống cung cấp
nước.
- Nhu cầu cho việc cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Hệ thống cung
cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, thương mại và những hỗ trợ thị trường
hàng hoá
- Phát triển những hướng dẫn về quản lý đất đai, trong việc cải thiện sử dụng
đất đai cho mỗi loại đất khác nhau.
1.2.1.3. Quy hoạch sử dụng đất ở cấp địa phương (huyện, xã) [27]
Quy hoạch cấp địa phương thường thực hiện trong một vùng riêng biệt của đất
đai với những gì sẽ được làm? nơi nào? khi nào? và ai sẽ chịu trách nhiệm?...
1.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp
Quy hoạch lâm nghiệp là tiến hành phân chia, sắp xếp hợp lý về mặt không
gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo các
cấp quản lý lãnh thổ và các cấp quản lý sản xuất khác nhau, làm cơ sở cho việc lập
kế hoạch định hướng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản
cho nền kinh tế quốc dân, cho kinh tế địa phương, đồng thời phát huy những tác
dụng có lợi khác của rừng.
Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nước ta ngay từ thời kì Pháp thuộc, như
việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi; điều chế rừng Thông
theo phương pháp hạt đều...[51].
Đến năm 1955 – 1957, tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài nguyên
rừng. Năm 1958 – 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Mãi đến năm
1960 – 1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng ở miền Bắc. Từ năm 1965
đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường và mở rộng.
Viện Điều tra Quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy hoạch
của các Sở Lâm nghiệp (nay là sở Nông nghiệp và PTNT) không ngừng cải tiến
phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của nước ngoài cho phù hợp với trình
8
độ và điều kiện tài nguyên rừng ở nước ta. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của
các nước khác thì quy hoạch lâm nghiệp nước ta hình thành và phát triển muộn hơn
nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và tài nguyên
rừng làm cơ sở cho công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa nghiên cứu và
áp dụng.
Theo Chiến lược phát triển Lâm nghiệp 2001- 2010, một trong những tồn tại
mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá là “Việt Nam đang đổi mới toàn diện, cho
nên quy hoạch sử dụng đất vĩ mô không ổn định làm cho việc xác định đất Lâm
nghiệp trở nên khó khăn. Việc phân chia 3 loại rừng cũng như xác định ngoài thực
địa chưa hợp lý vì thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn...”. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra
cần được ngày càng hoàn thiện đối với ngành.
Các văn bản chính sách Nhà nước đề cập đến quy hoạch phát triển lâm
nghiệp thể hiện qua: Hiến pháp của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 nêu “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo qui hoạch và phát luật,
đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Luật đất đai năm 1993 quy định rõ 6
loại đất và 5 quyền sử dụng, tuỳ theo từng loại đất và mục đích sử dụng mà được
giao cho tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
1991 phân định rõ 3 loại rừng làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp. Theo biên bản
hội thảo quốc gia về “Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp” năm 1997,
nhiều ý kiến cho rằng cần phải nghiên cứu thống nhất giữa hai luật: Luật Đất đai và
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong quy hoạch và giao đất nông nghiệp, lâm
nghiệp, xác định rõ vai trò của địa phương trong quy hoạch và giao đất rừng [20],
[21]. Năm 1999, thực hiện tổng kiểm kê rừng toàn quốc nhằm chuẩn bị cho thực
hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhiều địa
phương đã lập dự án quy hoạch rừng của địa phương [1]. Kể từ đó, công tác quy
hoạch rừng ngày càng được quan tâm.
Từ trước tới nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên toàn
quốc ở nhiều cấp độ quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Song
9
căn cứ vào yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời điểm, căn cứ vào
nguồn vốn được cấp và yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau mà nội dung các phương
án quy hoạch dự án đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
Theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, thì phần lớn các phương án quy hoạch lâm
nghiệp đều thuộc dạng quy hoạch tổng thể. Chỉ có các dự án chuẩn bị đầu tư là thể
hiện được nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả
thi. Song, do đặc thù của lâm nghiệp (địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, tư liệu
sản xuất là đất đồi núi và sinh vật sống...) nên các phương án quy hoạch lâm nghiệp
cũng mang những đặc thù riêng biệt, không thể theo khuôn mẫu quy định như các
điều 23, 24 trong Nghị định 52 (chủ yếu áp dụng cho các công trình công nghiệp, xây
dựng cơ bản). Các công trình quy hoạch lâm nghiệp lâu nay vẫn thường được gọi là
“Các công trình quy hoạch và và chuẩn bị đầu tư” [15]. Căn cứ vào mức độ và tính
chất quy hoạch có thể phân thành các loại sau:
- Quy hoạch sơ bộ:
Xây dựng kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược, trong đó đánh giá tình
hình hoạt động và dự báo xu thế phát triển chung của ngành trên phạm vi thế giới,
quốc gia hay lãnh thổ. Đây sẽ là những nội dung cơ bản mang tính chất định hướng
cho quy hoạch phát triển ngành trong cả thời kỳ quy hoạch, làm cơ sở cho việc triển
khai các bước quy hoạch tiếp theo. Sản phẩm quy hoạch bao gồm: Chiến lược phát
triển lâm nghiệp tỉnh và quốc gia, các đề án tổng quan, báo cáo định hướng phát
triển...
- Quy hoạch tổng thể:
Nhằm đánh giá chính xác tiềm năng thông qua các yếu tố cần thiết cho mục
tiêu phát triển ngành. Quy hoạch tổng thể là cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn,
trung hạn, ngắn hạn và hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức xản xuất và quản lý
ngành lâm nghiệp. Quy hoạch phát triển bao gồm các công trình mang tính chất
chuyên ngành và cả những công trình đòi hỏi sự phối hợp liên ngành nhằm tránh sự
chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành.
10
- Quy hoạch chuyên ngành bao gồm:
+ Quy hoạch các loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất tỉnh, vùng và toàn quốc.
+ Quy hoạch các vùng trọng điểm lâm nghiệp, quy hoạch các vùng rừng
nguyên liệu công nghiệp tập trung....
+ Quy hoạch đòi hỏi sự phối hợp đa ngành bao gồm: Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế – xã hội tỉnh, vùng và toàn quốc; Các phương án quy hoạch sử
dụng nguồn nước bền vững theo các lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Mê Kông....
+ Quy hoạch chi tiết:
Là những dự án đầu tư xây dựng cho từng công trình cụ thể, sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được ghi vào kế hoạch để chuẩn bị đầu tư. Những
dự án loại này bao gồm:
+ Các dự án xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, hồ....
+ Dự án xây dựng các Vườn Quốc gia, các Khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu
rừng văn hoá - lịch sử – môi trường.
+ Dự án xây dựng các khu nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ
trụ mỏ....
Với 3 mức độ quy hoạch nêu trên thì yêu cầu về nội dung và phương pháp
trong công tác điều tra thu thập số liệu, xử lý tính toán cũng như quy cách chất
lượng sản phẩm của mỗi loại quy hoạch không như nhau. Quy hoạch sơ bộ chỉ
nhằm xác định những nội dung chính mang tính định hướng phát triển của ngành
cho cả thời kỳ quy hoạch và thường không xác định vốn đầu tư và phân tích hiệu
quả kinh tế. Quy hoạch tổng thể phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai; quy
hoạch phân chia 3 loại rừng; xác định các giải pháp lâm sinh và các giải pháp thực
hiện mục tiêu quy hoạch; khái toán nhu cầu đầu tư (về vốn, lao động); đánh giá hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường; Xác định các công trình, dự án trọng điểm cần ưu
tiên tư. Đối với quy hoạch chi tiết đòi hỏi sự chính xác và chi tiết trong tất cả các
khâu công việc: Điều tra cơ bản, thu thập các tài liệu và văn bản liên quan; tổng hợp
tính toán và phân tích các loại tài liệu cơ bản về tài nguyên rừng, quỹ đất, năng suất
và cơ cấu cây trồng, các định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả thị trường ...để làm cơ sở
11
cho việc xây dựng các hạng mục và khối lượng đầu tư, các giải pháp thực hiện theo
nội dung quy hoạch; tính toán đầy đủ nhu cầu đầu tư (vốn, lao động, thiết bị); phân
kỳ đầu tư; phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
* Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp:
- Địa bàn quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng ven
biển, trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình cao, dốc, chia cắt
phức tạp và giao thông đi lại khó khăn, có nhiều ngành kinh tế hoạt động [26], [18].
- Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp
kém, kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất tinh thần còn gặp nhiều khó
khăn. Đối tượng của công tác quy hoạch lâm nghiệp là rừng và đất lâm nghiệp, từ
bao đời nay là “của chung” của đồng bào các dân tộc nhưng thực chất là vô chủ.
- Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn thì cũng phải từ 8-10 năm,
dài lên đến 40-100 năm); con người chỉ tự giác bỏ vốn tham gia trồng rừng nếu biết
chắc chắn sẽ có lợi.
- Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng: Quy hoạch rừng
phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phong hộ ven biển, phòng hộ môi trường); rừng
đặc dụng (các Vườn Quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích văn hoá,
lịch sử, danh thắng) và quy hoạch phát triển các loại rừng sản xuất [22], [28].
- Quy mô của công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm cả tầm vĩ mô và vi
mô: Quy hoạch toàn quốc, từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh, huyện, xí nghiệp, lâm
trường, quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã và làng lâm nghiệp.
- Lực lượng tham gia làm công tác quy hoạch lâm nghiệp thường luôn phải
lưu động, điều kiện ăn ở khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi mặt.... Đội ngũ
cán bộ xây dựng phương án quy hoạch cũng rất đa dạng, bao gồm cả lực lượng của
trung ương và địa phương, thậm chí các ngành khác cũng tham gia làm quy hoạch
lâm nghiệp (nông nghiệp, công an, quân đội...), trong đó có một bộ phận được đào
tạo bài bản qua các trường lớp, song phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm hoạt động
lâu năm trong ngành lâm nghiệp...
12
* Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp nông thôn [26].
Công tác quy hoạch lâm nghiệp được triển khai dựa trên những chủ trương,
chính sách và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và chính quyền
các cấp trên từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phương án quy hoạch lâm nghiệp phải đạt
được:
- Hoạch định rõ ranh giới đất nông nghiệp - đất lâm nghiệp và đất do các
ngành khác sử dụng; trong đó đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được quan tâm hàng
đầu vì là hai ngành chính sử dụng đất đai.
- Trên phần đất lâm nghiệp đã được xác định, tiến hành hoạch định 3 loại
rừng ( phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh thích
hợp với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh nuôi, phục hồi
rừng, trồng rừng mới, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp ...khai thác lợi dụng
rừng).
- Tính toán nhu cầu đầu tư (chủ yếu nhu cầu lao động, vật tư thiết bị và nhu
cầu vốn). Vì là phương án quy hoạch nên việc tính toán nhu cầu đầu tư chỉ mang
tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bước tiếp theo.
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch
(giải pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế, chính sách, giải pháp về vốn, lao
động...).
- Đổi mới một số phương án quy hoạch có quy mô lớn (cấp toàn quốc, vùng,
tỉnh) còn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước tiếp theo là
lập dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.
1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp
1.2.3.1. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ
Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính:
Từ toàn quốc tới tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực
thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển mỗi đơn vị đều phải xây
dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển
13
các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội...[13], [14], [23], [51],
[52].
Ở những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm
nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề rừng
nói riêng và góp phần phát triển kinh tế, xã hội nói chung trên địa bàn.
* Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc:
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác
định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc. Quy
hoạch đất đai, tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc
dụng). Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh
rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp. Quy
hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ
chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, xác định tiến độ thực hiện.
Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch
lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy
hoạch được thực hiện tuỳ theo các vùng kinh tế lâm nghiệp.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh:
Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác định phương
hướng nhiệm phát triển lâm nghiệp tỉnh căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn
cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, căn cứ vào điều kiện đất đai tài
nguyên rừng, đồng thời căn cứ vào nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác.
Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái
sinh rừng (bao gồm tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết
hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy
hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy
hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải; xác định tiến độ thực hiện.
14
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện:
Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện vè cơ bản các nội dung quy hoạch cũng
tương tự như quy hoạch lâm nghiệp tỉnh, tuy nhiên nó được thực hiện cụ thể và chi
tiết hơn. Thời gian quy hoạch ngắn hơn cấp tỉnh, thường được thực hiện trong thời
gian 5 năm. Và các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cần phải phù hợp với phương
hướng phát triển kinh tế – xã hội chung của từng tiểu vùng trong huyện.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã:
Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản
xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch lâm
nghiệp trên địa bàn xã cần chi tiết cụ thể hơn và được tiến hành trong thời gian 10
năm. Quy hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành các nội dung sau: Điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp. Căn cứ vào
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, căn cứ vào quy hoạch cấp huyện và các
điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp
trên địa bàn xã. Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng. Xác
định rõ mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ vào
phương hướng phát triển, các điều kiện về nhu cầu đặc biệt khác (nếu có) phân chia
đất lâm nghiệp theo 3 chức năng sử dụng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng. Quy hoạch
các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, bố trí không gian, tổ chức các biện
pháp kinh doanh lợi dụng rừng: bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng và
tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến lâm sản, đặc sản phục
vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch các nội dung sản xuất hỗ trợ.
Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong xã gắn với
phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải,
các công trình phục vụ sản xuất và đời sống. Ước tính đâù tư và hiệu quả, ước tính
đầu tư lao động, tiền vốn, vật tư thiết bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ
trên các mặt kinh tế – xã hội – môi trường, xác định tiến độ thực hiện.
15
Về cơ bản nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ từ
toàn quốc đến tỉnh, huyện, xã là tương tự nhau. Tuy nhiên mức độ giải quyết khác
nhau về chiều sâu và chiều rộng tuỳ theo các cấp.
1.2.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch cho các cấp quản lý kinh doanh bao gồm: Quy hoạch liên hiệp
các lâm trường, công ty lâm nghiệp. Quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác
(Quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ, quy hoạch các khu rừng đặc dụng và quy
hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp cho các cộng đồng làng bản và trang trại
lâm nghiệp hộ gia đình). Các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý
sản xuất kinh doanh là khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành
phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch
cho phù hợp.
1.2.4. Quy hoạch có liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp
1.2.4.1. Quy hoạch vùng chuyên canh
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh
lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; vùng thâm canh lúa ở
Thanh Hoá; vùng rau an toàn tập trung ở Thanh Hoá, các vùng rau thực phẩm cho
các thành phố lớn: Các vùng cây công nghiệp dài ngày (lâu năm): Vùng cao su
Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ - Đắc Lắc, Chư Pả - Gia Lai Kon Tum, vùng cà phê
Krông Búc, Krông Bách - Đắc Lắc, Chư Pả, Ninh Đức - Gia Lai Kon Tum (hợp tác
với Liên Xô trước đây, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari), vùng chè ở
Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm
Đồng, Gia Lai, Kom Tum... các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng năm): Vùng
bông Thuận Hải, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An - Cao Bằng, vùng
mía Lam Sơn, mía Việt – Đài ; vùng luồng Thanh Hoá; vùng cây nguyên liệu giấy
Phú Thọ...[4], [26]. [52].
Quy hoạch vùng chuyên canh đã có tác dụng:
- Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và
những vùng có khả năng hợp tác kinh tế.
16
- Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung vốn đầu
tư đúng đắn.
- Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản
phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cở sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản
xuất, nhu cầu lao động.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh
doanh theo ngành và theo lãnh thổ.
Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu
cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng sản phảm cây trồng,
đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở
cho công tác quy hoạch của các cơ sở sản xuất.
Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định quy mô, ranh giới vùng.
- Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.
- Bố trí sử dụng đất đai.
- Xác định quy mô ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng
và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp.
- Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống.
- Tổ chức và sử dụng lao động.
- Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
- Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch.
1.2.4.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện [26].
Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một
quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp
và công nghiệp chế biến. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là:
(1) Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào dự án
phát triển, phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh hoặc thành
phố đã được phê duỵêt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu đó theo hướng
17
chuyên môn hoá tập trung hoá kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục
tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp
và nông sản xuất khẩu ổn định.
(2) Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm
sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì
nhiêu của đất.
(3) Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
(4) Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là:
- Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp.
- Bố trí sử dụng đất đai.
- Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán
quy mô các vùng sản xuất chuyên môn hoá, xác định vùng thâm canh cao sản, các
tổ chức liên kết nông – công nghiệp, các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, bố trí trồng
chọt, bố trí chăn nuôi).
- Tổ chức các sơ sở sản xuất nông nghiệp.
- Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiểu TTCN trong nông nghiệp.
- Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài
nông nghiệp.
- Bố trí cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông, cơ
khí điện, cơ sở dịch vụ thương nghiệp).
- Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm dân cư nông thôn.
- Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực, thực phẩm),
thức ăn gia súc, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho các xí
nghiệp chế biến.
- Tổ chức các cụm kinh tế xã hội.
- Bảo vệ môi trường.
- Vốn đầu tư cơ bản.
- Hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.