Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu phát triển tài nguyên cây thuốc dựa vào cộng đồng tại xã cảm ân, huyện yên bình, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 91 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Em xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thu


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa học cao học và triển khai luận văn tốt nghiệp
là một sự nỗ lực lớn của bản thân, bên cạnh đó là sự giúp đỡ tận tình và hết
sức có ý nghĩa của gia đình, thầy cô giáo và bạn bè… Nhân dịp này cũng là
lúc em có thể bày tỏ lòng tri ân đến những người đó.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo TS. Trần
Ngọc Hải – Trưởng bộ môn Thực vật rừng, trường Đại học Lâm Nghiệp, mặc
dù rất bận trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhưng vẫn luôn
dành sự quan tâm đặc biệt và chỉ bảo tận tình đối với sinh viên. Thầy cũng là
người đã truyền cảm hứng cho em trong nghiên cứu nhóm tài nguyên thực vật
làm thuốc.
Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ và nhân dân xã Cảm
Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Những người nông dân thật thà, chân chất đã
giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt quá trình thu thập số liệu tại địa phương.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè em, nhưng người luôn


bên cạnh em, giúp đỡ về mặt tài chính và động viên tinh thần những lúc khó
khăn nhất.
Tự nhiên là cuốn sách không có trang cuối, với trình độ chuyên môn có
hạn, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thu


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
1.1. Tổng quan nghiên cứu về cây thuốc ....................................................... 3
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cây thuốc trên thế giới ................................. 3
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam .................................. 7
1.2. Tổng quan phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương
pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). ................. 12
1.2.1. Trên Thế giới .................................................................................. 12
1.2.2. Thực tế áp dụng PRA ở Việt Nam .................................................. 14
1.3. Tri thức truyền thống trong khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng . 16

1.4. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. ................................................... 21
Chương 2. MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 22
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 22
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 22
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 22
2.3. Nội dung ................................................................................................ 22
2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 23
2.4.1. Cách tiếp cận:.................................................................................. 23
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................... 23


iv

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................... 27
3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 27
3.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
3.2.1. Diện tích các loại đất ...................................................................... 29
3.2.2. Địa hình ........................................................................................... 29
3.2.3. Thổ nhưỡng ..................................................................................... 30
3.2.4. Khí hậu - Thủy văn ......................................................................... 30
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 31
3.3.1. Dân số, dân tộc................................................................................ 31
3.3.2. Phong tục tập quán .......................................................................... 31
3.3.3. Sản xuất nông lâm nghiệp............................................................... 33
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34
4.1. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái......................................................................................................... 34
4.1.1. Đa dạng về thành phần loài và họ cây thuốc .................................. 34
4.1.2. Đa dạng về dạng sống ..................................................................... 37

4.1.3. Thống kê các loài cây thuốc theo nguồn gốc.................................. 38
4.1.4. Những loài cây thuốc nguy cấp, quý, hiếm trong khu vực............. 40
4.2. Hiện trạng gây trồng, sử dụng và thị trường tiêu thụ tài nguyên cây
thuốc tại địa phương..................................................................................... 44
4.2.1. Hiện trạng gây trồng cây thuốc của người dân xã Cảm Ân............ 44
4.2.2. Tri thức và kinh nghiệm sử dụng thuốc nam .................................. 49
4.2.3. Kinh nghiệm thu hái, sơ chế, bảo quản cây thuốc của người dân .. 53
4.2.4.Thị trường dược liệu và thuốc tại địa phương ................................. 57
4.2.5. Một số bài thuốc gia truyền ở địa phương ...................................... 64
4.3. Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong phát triển tài nguyên
cây thuốc ở địa phương ................................................................................ 65


v

4.3.1. Lựa chọn loài cây thuốc có triển vọng để phát triển ở xã Cảm Ân 66
4.4. Tổng hợp thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và giải pháp đề xuât để
phát triển tài nguyên cây thuốc xã Cảm Ân. ................................................ 69
4.4.1. Thuận lợi ......................................................................................... 69
4.4.2. Khó khăn ......................................................................................... 71
4.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn trên .......................................... 71
4.4.4. Đề xuất giải pháp để phát triển tài nguyên cây thuốc tại địa phương
................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ viết tắt
BT

Bảo tồn

CITES

Công ước quốc tế về buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp
(Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora)

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

LT

Làm thuốc

NĐ32/CP

Nghị Định 32 của Chính Phủ

NXB

Nhà xuất bản


PRA

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

RRA

(Participatory Rural Appraisal)

SL

Số lượng

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới (World bank)

WHO

Tổ chứ Y tế thế giới (World Health Oraganization)

WWF

Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

3.1

Diện tích các loại đất của xã Cảm Ân trong năm 2012

29

4.1

Tổng hợp thành phần cây thuốc xã Cảm Ân theo họ, chi

34

4.2

Số lượng họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành Mộc lan

35

4.3

Tỷ lệ % 10 họ có số loài lớn nhất


36

4.4

Thống kê số loài cây thuốc theo dạng sống

37

4.5

Thống kê số loài theo nguồn gốc

38

4.6

Những loài cây thuốc nguy cấp, quý hiếm

40

4.7

Nhóm cây thuốc hàng hóa

42

4.8
4.9

Các loài cây thuốc được gây trồng chủ yếu trong các vườn

hộ gia đình
Danh sách hộ gia đình điển hình trồng cây thuốc ở Cảm Ân

44
47

4.10 Hiện trạng sử dụng một số loài cây thuốc ở Cảm Ân

50

4.11 Kinh nghiệm của người dân trong thu hái cây thuốc

53

4.12 Giá một số dược liệu tại xã Cảm Ân

57

4.13 Thông tin giá thu mua, bán dược liệu tại TP Yên Bái

59

4.14 Giá cả một số sản phẩm thuốc nam ở địa phương

63

4.15 Thống kê một số bài thuốc gia truyền ở địa phương

64


4.16 Lựa chọn loài cây thuốc triển vọng ở xã Cảm Ân

67


viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình

TT

Trang

3.1

Vị trí xã Cảm Ân trên bản đồ huyện Yên Bình

28

4.1

Mạch môn được trồng làm cảnh

39

4.2

Chè (Camellia sinensis)


39

4.3

Ngũ gia bì được trồng quanh nhà làm cảnh

39

4.4

Huyết dụ trồng ven đường đi

39

4.5

Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.)

41

4.6

Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib)

41

4.7

Lá khôi (Ardisia sylvestris Pitard)


41

4.8

Củ dòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu)

41

4.9

Mạch môn (Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl)

43

4.10 Gừng (Zingiber officinale Rose)

43

4.11 Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L) Harm)

43

4.12 Lá khôi (Ardisia sylvestris Pitard)

43

4.13 Mô hình vườn rừng của hộ gia đình Nông Văn Bút

49


4.14

Mô hình trồng Lá khôi, Gừng dưới tán Bưởi, Quế của hộ
Nguyễn Văn Tơ

49

4.15 Mô hình trồng Đinh lăng

49

4.16 Mô hình trồng Mạch môn dưới tán rừng keo

49

4.17 Chuối hột đã được thái, phơi

56

4.18 Sơn thục qua sơ chế

56

4.19 Phân loài Mạch môn

56

4.20 Ba kích sơ chế

56


4.21 Máy băm thuốc

56

4.22 Giàn sấy thuốc nam

56


ix

4.23 Đóng gói sản phẩm

56

4.24 Kho bảo quản thuốc

56

4.25 Cơ sở bán thuốc của ông Phạm Văn Ngôn

61

4.26 Ông Nguyễn Văn Tơ đang bốc thuốc cho bệnh nhân

61

4.27 Cơ sở kinh doanh thuốc nam Vũ Văn Hệ


61

4.28 Cơ sở kinh doanh thuốc nam Lương Thị Hải

61

4.29 Họp dân lựa chọn loài cây ưu tiên phát triển

67

4.30 Kết quả thảo luận lựa chọn loài cây ưu tiên phát triển

67


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây nguồn tài nguyên rừng ở Yên Bái nói chung,
cây thuốc nói riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Tình trạng khai thác bừa
bãi, không có bảo tồn là nguy cơ đe dọa sự tồn tại các loài cây thuốc bản địa,
đi kèm với nó là mất đi những bài thuốc gia truyền, bài thuốc dân tộc.
Huyện Yên Bình nằm ở miền núi, vùng Tây Nam của tỉnh Yên Bái.
Trong huyện có 5 dân tộc cư trú lâu đời, bao gồm Kinh (tiếng việt), Tày, Nùng,
Dao, và Cao Lan. Xã Cảm Ân là một trong những xã nghèo nhất thuộc huyện
Yên Bình, xã bao gồm 8 thôn với tổng dân số là 2.833 người và 741 hộ gia
đình, với 187 hộ thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Số hộ nghèo và cận nghèo được
phân phối không đồng đều giữa các thôn. Các thôn nằm ở trung tâm của xã có
điều kiện kinh tế tốt hơn so với những khu vực xa xôi hẻo lánh.
Thu nhập chính của các thôn từ sản xuất nông nghiệp và rừng, so với

thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Yên Bái, thu nhập của người dân ở xã
Cảm Ân dưới mức trung bình. Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp được giữ
tiêu thụ trong gia đình và do đó nông dân nhận được ít tiền từ các hoạt động
nông nghiệp của họ. Họ phải dựa trên việc chăn nuôi gia súc nhỏ hay các thu
nhập từ các công việc phi nông nghiệp khác để trang trải phí gia đình. Ngoài
ra, người dân có thêm thu nhập từ viê ̣c khai thác và bán các lâm sản ngoài gỗ
bao gồ m cây thuố c và dịch vụ từ nghề thuốc nam.
Cảm Ân là xã có tiềm năng về cây thuốc nam, từ lâu người dân đã sử
dụng các cây thuốc như Gừng, Ba kích, Kim tiền thảo, Mạch môn trong khám
chữa bệnh. Địa phương còn có những nguồn dược liệu quý như Hoàng đằng,
Đinh lăng, Sâm đất, Hoàng tinh cách, Củ dòm…nhưng chưa được đánh giá,
nghiên cứu giúp cho việc bảo tồn, phát triển cây thuốc nam. Là một xã vùng
cao xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn ta ̣o nên thách thức cho người dân


2

xã Cảm Ân tiế p câ ̣n với dich
̣ vu ̣ y tế xa.̃ Nhiề u nhóm dân tộc thiểu số có nhiều
kinh nghiệm và kiế n thức về các bài thuố c truyề n thố ng đươ ̣c truyề n từ thế hê ̣
này sang thế hê ̣ khác và là nhân tố đáng kể trong viê ̣c chăm sóc sức khỏe
cô ̣ng đồ ng ban đầu. Viê ̣c chia sẻ hay phổ biế n các bài thuố c bản điạ này là
khó do thiế u ghi chép hê ̣ thố ng hay các tài liêụ khoa ho ̣c. Hơn nữa, cây thuố c
đã trở nên ngày càng khan hiế m, buô ̣c các thầ y thuố c phải đi sâu vào trong
rừng và sang các huyện, tỉnh khác để thu hái cây thuố c.
Yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo tồn và phát triển được
nguồn tài nguyên cây thuốc vốn đang bị suy giảm ngay tại địa phương, nâng
cao giá trị sử dụng trong chăm sóc sức khỏe, đồng thời tạo thành nguồn dược
liệu hàng hóa nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu, đặc biệt có thể phát
triển thành sản phẩm hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa

phương.
Tại sao sự tham gia của người dân và cộng đồng trong phát triển tài
nguyên cây thuốc là cần thiết? Phát triển tài nguyên cây thuốc có sự tham gia
của người dân là hoạt động cần thiết để người dân có thể học tập tốt nhất từ
chính kinh nghiệm của mình.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn thực hiện đề tài luận văn
cao học: “Nghiên cứu phát triển tài nguyên cây thuốc dựa vào cộng đồng
tại xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về cây thuốc
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cây thuốc trên thế giới
Trong các xã hội cổ xưa, thậm chí đến tận ngày nay, người ta nghĩ rằng
bệnh tật là do sự trừng phạt của các thế lực siêu tự nhiên. Do đó các thầy lang
đã chữa bệnh bằng các lời cầu nguyện, nghi lễ cúng thần linh và ma lực của
cây cỏ. Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn bởi màu sắc, mùi, hình dáng hay sự
hiếm có của chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là một quá trình đúc rút
kinh nghiệm trải qua nhiều thế hệ. Trong quá trình hình thành xã hội loài
người, mỗi quốc gia đều có những dân tộc đại diện rất khác nhau, do đó mỗi
nước cũng hình thành nền Y học cổ truyền riêng của mình.
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal cổ ở Iraq từ
60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử
dụng trong Y học cổ truyền như Cỏ thi, Cúc bạc...
Người bản xứ Mêhicô từ nhiều nghìn năm về trước đã biết sử dụng các
loài xương rồng Mêhicô mà theo khoa học ngày nay cho biết là có chứa các
chất gây ảo giác và kháng khuẩn.[1]

Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ
đại ghi chép trong thời gian khoảng 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và
trên 700 cây thuốc trong đó có cây Lô hội, Kỳ nham, Gai dầu. Người Trung
Quốc cổ đại ghi chép trong bộ Thần nông bản thảo 365 vị và loài cây thuốc
(khoảng 5.000 năm trước đây).[2]
Nền y học cổ truyền của Trung Quốc và Ấn Độ đều ghi nhận lịch sử sử
dụng các cây cỏ làm thuốc có cách đây 3.000 - 5.000 năm [6, 7]. Vào đầu thế
kỷ thứ II ở Trung Quốc, người ta đã biết dùng các lá của cây chè (Thea


4

siamensis L.) đặc để rửa các vết thương và tắm ghẻ [8]. Thần Nông là người
đầu sưu tầm, ghi chép nên 365 vị thuốc Đông Y trong cuốn sách "Mục lục
thuốc thảo mộc" từ hàng ngàn năm trước đây. Từ thời cổ xưa các chiến binh
La Mã đã dùng cây Lô hội (Aloe barbadensis Mill.) để rửa các vết thương cho
chóng lành sẹo [8] mà ngày nay đã được các nhà khoa học trong và ngoài
nước chứng minh [9, 10, 14]. Kinh nghiệm của người cổ Hy Lạp và La Mã
dùng vỏ quả Óc chó (Juglans regia L.) dùng để chữa loét vết thương lâu ngày
[8,15].
Ở các nước Nga, Đức, Trung Quốc người ta đã dùng cây Mã đề
(Plantago major L.) sắc nước hoặc giã lá tươi đắp chữa trị vết thương [8]. Ở
Cuba người ta dùng bột papain lấy từ mủ cây Đu đủ (Carica papaya L.) để
kích thích tổ chức các hạt ở vết thương phát triển [8]. Người Haiti hay ở
Đôminic thường dùng cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.) để làm thuốc
chữa các vết thương bị nhiễm khuẩn hay cầm máu, áp xe, vết loét lâu ngày
không liền sẹo.... [8, 16, 17, 18]Từ lâu đời người dân Pê Ru đã dùng hạt cây
Sen cạn (Tropaeolum majus L.) để điều trị bệnh phổi và đường tiết niệu [19,
20, 10].
Người dân Ấn Độ từ lâu đã dùng lá của cây Ba ché (Desmodium

triangulare (Retz.) Merr.) để chữa kiết lị và tiêu chảy [23]. Người dân
Phillipin dùng vỏ cây Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook.f) để làm thuốc
cầm máu, chữa lở loét chóng lành. Người dân Malaysia dùng cây Húng chanh
(Coleus amboinicus Lour.) dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở, cây Hương nhu
tía (Ocimum sanctum L.) chữa bệnh sốt rét và bệnh ngoài da rất tốt [9]. Người
dân Bungari thì dùng cây Hoa hồng là biểu trưng của đất nước để chữa nhiều
chứng bệnh [24].
Đông y Trung Quốc dùng cây Ngải cứu (Artemisia rulgaris L.) trị thổ
huyết trực tràng xuất huyết và các bệnh phụ nữ rất có hiệu quả.


5

Trong sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê một
loạt các cây cỏ chữa bệnh như Gấc (Monordica cochinchinensis (Lour.)
Speng.) chữa nhọt độc viêm tuyến hạch, hạt chữa sưng tấy đau khớp, tụ
máu.... Cải soong (Nasturtium officinale R.Br.) giải nhiệt, chữa lở mồm, chảy
máu chân răng.
Đời nhà Hán năm 168 Trước Công Nguyên tại Trung Quốc trong cuốn
sách "Thủ hận bị cấp phương" tác giả đã liệt kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ
các loài cây cỏ. Vào giữa Thế kỷ XVI đời Lý, Lý Thời Trân đã thống kê được
12.000 vị thuốc trong tập "Bản thảo cương mục" được nhà xuất bản Y học
trích dẫn năm 1963 [25].
Trong chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên khu
vực Đông Nam Á, Perry đã nghiên cứu hơn 1.000 tài liệu khoa học về thực
vật và dược liệu đã được công bố và được các nhà khoa học kiểm chứng và
tổng hợp thành cuốn sách về cây thuốc vùng Đông và Đông Nam Á
"Medicinal Plants of East and South east Asia" 1985 [27].
Theo thống kê của tổ chức Y học thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã
có gần 20.000 loài thực vật (trong tổng số 250.000 loài đã biết) được sử dụng

làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc [7]. Ở Ấn Độ có
khoảng 6.000 loài [6, 7], Trung Quốc có khoảng 5.000 loài [27], vùng nhiệt
đới Châu Mỹ có hơn 1.900 loài [7].
Cũng theo WHO thì mức độ sử dụng thuốc y học cổ truyền ngày càng
cao, ở Trung Quốc tiêu thụ hàng năm hết khoảng 700.000 tấn dược liệu [27].
Sản phẩm y học dân tộc đạt giá trị hơn 1.7 tỷ USD vào năm 1986 [28]. Nhật
Bản năm 1979 nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu
tương đương 50 triệu USD [6, 7]. Điều đó chứng tỏ đối với các nước công
nghiệp phát triển thì việc sử dụng cây thuốc phục vụ cho nền y học cũng phát
triển mạnh.


6

Ngày nay theo thống kê của WWF trên thế giới có khoảng 250.000 270.000 loài thực vật bậc cao thì có đến 35.000 - 70.000 loài được sử dụng
vào mục đích chữa bệnh [29, 30]. Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài
[32], Ấn Độ có khoảng 7.500 - 8.000 loài [33, 34], Indonesia có khoảng 7.500
loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài [25], Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài có
thể sử dụng được trong y học truyền thống [36].
Châu Mỹ La Tinh nơi có chứa 1/3 số loài thực vật trên thế giới cũng có
truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc, đặc biệt là ở người dân bản địa.
Schule đã phát hiện gần 2.000 loài cây thuốc được sử dụng ở vùng Amazon
thuộc Colombia [37]. Các quốc gia Châu Phi số loài cây thuốc ít hơn như
Somalia có 200 loài [38], Botswana có 314 loài [2].
Các hoạt động mưu cầu cuộc sống của con người ngày nay đã và đang
gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài
thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng hoặc đã bị tuyệt chủng.
Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn một trăm
năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, khoảng

60.000 loài bị gặp rủi ro hoặc sự tồn tại bị đe dọa vào thế kỷ sau. Trong số
những loài thực vật bị đe dọa có một tỷ lệ không nhỏ của thực vật có khả
năng làm thuốc, hoặc khả năng này con người chưa phát hiện mà đã bị tuyệt
chủng [39].
Theo WB, tri thức truyền thống về y học ở Châu Phi, Châu Á, Châu
Mỹ La Tinh rất dễ bị đe dọa. Tri thức này đang bị mất với tốc độ nhanh hơn
các di sản trí tuệ bản địa khác [40]. Trên thế giới có khoảng 1.000 loài cây
thuốc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong số đó có khoảng 120 loài
ở Ấn Độ [40], 77 loài ở Trung Quốc, 75 loài ở Maroco [37], 61 loài ở Thái
Lan [41] và 35 loài ở Băngladet [42]...


7

Trước tình hình suy thoái các nguồn gen động thực vật nói chung, trên
thế giới đã quan tâm đến vấn đề ngăn chặn sự tuyệt chủng, bảo vệ các nguồn
gen quý hiếm từ rất sớm. Công ước CITES (ngày 30 tháng 03 năm 1973) tại
Washington với mục tiêu về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã
nguy cấp. Đây chính là công cụ hỗ trợ các quốc gia ngăn chặn buôn bán quốc
tế bất hợp pháp không bền vững động thực vật hoang dã, nâng cao nhận thức
về bảo tồn loài.
Tại Hội nghị quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây thuốc họp từ ngày 21 - 27
tháng 03 năm 1983 tại Chiềng Mai - Thái Lan, hàng loạt các công trình
nghiên cứu về tính đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc đã được đặt ra [28].
Công ước đa dạng sinh học của hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại
Rio de Janiero năm 1992 có các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học, sử
dụng các thành phần của đa dạng sinh học, chia sẻ công bằng lợi ích thu được
từ việc sử dụng nguồn gen. Công ước nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc
bảo tồn trong các điều kiện tự nhiên với các hoạt động hỗ trợ cho bảo tồn các
khu tự nhiên, giải quyết các nhu cầu xác định và giám sát các thành phần đa

dạng sinh học quan trọng..... Công ước là chìa khóa quan trọng để ngăn chặn
sự tuyệt chủng của các loài động thực vật hoang dã nói chung và thực vật làm
thuốc nói riêng trong thế kỷ 21.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong
phú và đa dạng sinh vật. Trong đó hệ thực vật cũng rất phong phú và đa dạng.
Hiện nay, đã biết 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, dự đoán có thể tới
12.000 loài. Trong đó có khoảng 6.000 loài cây có ích, được sử dụng làm
thuốc, rau ăn, lấy gỗ, thuốc nhuộm...Nguồn tài nguyên cây cỏ chủ yếu tập
trung ở 6 Trung tâm đa dạng sinh vật trong cả nước là Đông Bắc, Hoàng Liên
Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, Tây Nguyên và Cao nguyên Đà Lạt [43].


8

Việt Nam có nguồn y học cổ truyền giàu truyền thống, phong phú về
các cây thuốc, bài thuốc và vị thuốc. Cùng với 4.000 năm dựng nước và giữ
nước người Việt Nam phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh,
dần dần đã tích lũy được kinh nghiệm và tri thức trong sử dụng cây thuốc.
Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau. Từ ngàn đời nay, họ đã có nhiều
kinh nghiệm sử dụng nguồn cây cỏ và động vật sẵn có để bồi bổ sức khỏe và
làm thuốc phòng chữa bệnh. Song song với quá trình lịch sử đấu tranh và xây
dựng đất nước, vốn y học của cộng đồng này dần dần được tích lũy, hình
thành và phát triển thành nền y học cổ truyền của dân tộc với đầy đủ cơ sở lý
luận và được ghi chép trong nhiều y văn cổ, lưu truyền đến tận ngày nay.
Nền y học cổ truyền qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nên chịu ảnh
hưởng rất lớn của y học cổ truyền Trung Quốc. Ngay từ thời Vua Hùng dựng
nước (2.900 năm TCN), qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại (Đại Việt sử ký
ngoại ký, Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, Long Úy bí thư,....) và qua các
truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ngon

miệng và chữa bệnh.
Tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam là "Nam dược thần hiệu" và
"Hồng nghĩa giác tư y thư" của Tuệ Tĩnh. Trong tài liệu này đã mô tả hơn 630
vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa các loại bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương
hàn. Ông được coi là một bậc kỳ tài trong lịch sử y học nước ta, là "Vị thánh
thuốc Nam". Ông đã để lại nhiều bộ sách quý báu cho đời sau như: "Tuệ Tĩnh
y thư", "Thập tam phương gia giảm", "Thương hàn tam thập thất trùng pháp".
Tới thế kỷ XVIII, Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ
sách lớn thứ hai "Y tông tâm lĩnh" cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển
đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh [44].
Trong thời kỳ Thực dân Pháp xâm lược có một số nhà thực vật học,
dược học người Pháp đã đến nước ta nghiên cứu. Điển hình là các nhà dược


9

học Crevot, Petelot đã thống kê được 1.482 vị thuốc thảo mộc trên 3 nước
Đông Dương [45].
Ngay sau khi đất nước được thống nhất, công tác điều tra nghiên cứu
cây thuốc đã có nhiều thành tích đáng kể. Điển hình là công trình "Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi (đã tái bản nhiều lần) giới thiệu
792 loài thực vật làm thuốc. Năm 2005 tái bản lần thứ 13 trong đó ông đã mô
tả tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học, chia tất cả các cây
thuốc trong đó theo các nhóm bệnh khác nhau. Đây là một bộ sách có giá trị
lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học
hiện đại [23].
Năm 1980 Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây
thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện "Sổ tay cây thuốc Việt Nam" [46].
Tập thể các nhà khoa học Viện dược liệu đã xuất bản cuốn "Dược liệu
Việt Nam" tập I, II tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong

những năm qua [47]. Viện dược liệu này cùng với hệ thống các trạm nghiên
cứu trên toàn quốc, đến năm 1985 đã thống kê nước ta có 1.863 loài và dưới
loài, phân bố trong 1.033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp 11 ngành được xếp theo
hệ thống của nhà thực vật học Takhtajan [9, 46, 48, 49].
Năm 1996, Võ Văn Chi cho ra đời quyển "Từ điển cây thuốc Việt
Nam" đã mô tả kỹ 3.200 cây thuốc Việt Nam [40]. Đây là một công trình có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dược và các nhà thực
vật học.
Tác giả Trần Ngọc Hải, trong báo cáo về nguồn tài nguyên cây thuốc
Hội thảo lâm nghiệp các nước ASEAN (2001) đã giới thiệu về thành phần cây
thuốc ở Việt Nam và danh sách các loài cây thuốc quý hiếm có trong sách Đỏ
thực vật Việt Nam, đưa ra đề nghị các nước trong khu vực cần phối hợp
nghiên cứu, bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này.


10

Nhóm tác giả của Viện dược liệu (2003) đã tiến hành biên soạn bộ sách
"Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" với hơn 1.000 loài, trong đó
920 cây thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc được đề cập.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003 - 2005) đã công bố bộ sách "Danh
lục các loài thực vật Việt Nam" đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra
cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng.
Theo "Cẩm nang cây thuốc Việt Nam" (2007) của tác giả Nguyễn Tập,
hiện ở Việt Nam có 400 loài thực vật và nấm có giá trị làm thuốc, trong đó có
hơn 90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng.
Như vậy, mặc dù chưa thống kê đầy đủ song các dẫn liệu kể trên cũng
đã nói lên sự phong phú và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc
Việt Nam. Đáng tiếc rằng hiện nay nguồn tài nguyên thực vật nói chung và
nguồn cây thuốc nói riêng không còn nguyên vẹn nữa. Nạn phá rừng, đốt

nương làm rẫy, khai thác ồ ạt dẫn tới nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng
cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc bị giảm mạnh về trữ lượng như Bình vôi nhị
ngắn (Stephania brachyandra), Tục ngoạn (Dipsacus asper).... Đặc biệt đối
với những loài cây quý hiếm tình trạng suy kiệt càng trở nên gay gắt hơn như
Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus)....
hiện lâm vào tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng.
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về thực vật, cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
Lương Thị Thanh, trường Đại học Thái Nguyên, 2011, đã có nghiên
cứu về cấu trúc và tái sinh tự nhiên thực vật khu vực với luận văn thạc sĩ sinh
học: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số trạng
thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái”.
Trần Thế Hồng (2013) với luận văn thạc sĩ sinh học “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản
của đất ở xã Tân Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.


11

Hoàng Thị Lề, Ngô Đức Phương, Nguyễn Duy Thuần (2010), “Xác
định tên khoa học các cây thuốc trong bài thuốc chữa khối u của đồng bào dân
tộc Tày huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Dược liệu, số 5 tập 14.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Thị Quỳ, Nguyễn Duy Thuần (2010), “Nghiên
cứu tác dụng kháng u từ bài thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái”. Tạp chí Y học thực hành, số 9.
Trong nghiên cứu sinh thái học, các chỉ số đặc trưng sử dụng cho
nghiên cứu quần xã thực vật có ý nghĩa quan trọng. Người ta có thể căn cứ
vào các chỉ số này để chủ động điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển
của các quần thể cũng như sự diễn thế của các quần xã. Tác giả Nguyễn Thế
Hưng, Nguyễn Thị Thu Phương, với đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và
một vài chỉ số đa dạng sinh học của các trạng thái thảm thực vật có nguồn gốc

sau canh tác nương rẫy ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 6/2011, đã đưa ra 3 trạng thái thảm thực
vật: rừng non phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, thảm cây bụi sau nương rẫy và
thảm cây bụi thấp sau nương rẫy.
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm giữ hai miền Tây Bắc và Đông
Bắc. Toàn tỉnh có hơn 30 dân tộc thiểu số sống xen kẽ, quần tụ tại các địa
phương. Đồng bào các dân tộc ở đây có nhiều kinh nghiệm quý trong việc sử
dụng cây cỏ sẵn có ở trên nương rẫy để đun lấy nước uống hàng ngày nhằm:
nâng cao sức khoẻ; thanh nhiệt giải độc; giải rượu; chữa viêm gan; viêm đại
tràng; u gan, phổi; đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gút);
phục hồi ngay sức khoẻ cho phụ nữ sau khi sinh...
Thực tế hiện nay, người giữ được những bài thuốc gốc còn rất ít. Một
phần vì các dân tộc ở đây chủ yếu không có chữ viết, việc lưu giữ chỉ truyền
khẩu nên đã mất dần. Một phần vì do tác động của cơ chế thị trường không có
người tâm huyết với nghề bốc thuốc. Do vậy, một số bệnh nan y không chữa


12

được bằng Tây Y nên cần đến những cây thuốc, bài thuốc quý để chữa trị thì
đang bị lãng quên từng ngày.
Để lưu giữ, bảo tồn tri thức của cha ông trong việc sử dụng cây cỏ làm
thuốc chữa bệnh. Bộ Y Tế ra quyết định thực hiện đề tài cấp nhà nước (từ
năm 2000 đến 2010). Tên đề tài: “Bảo tồn cây thuốc cổ truyền” do Viện Dược
liệu chủ trì. Trong đề tài nhánh số 6125: " Bảo tồn cây thuốc cổ truyền huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái" nhằm bảo tồn, lưu giữ một số kinh nghiệm điển hình,
quý báu của cộng đồng người Tày do Tiến Sĩ Dược học Hoàng Thị Lề chủ
nhiệm.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được tên khoa học các cây thuốc quý,
từng bước minh chứng được tác dụng chữa bệnh đặc hiệu của bài thuốc. Để

hiện đại hoá hoá nhằm nâng cao được tác dụng chữa bệnh, có được dạng
thuốc dễ dùng tiện sử dụng, đề tài đã có những công trình nghiên cứu công
phu, sáng tạo, đột phá dựa trên bản chất của y học cổ truyền.
Dự án VM049 do Tổ chức Caritas Úc tài trợ triển khai tại 12 thôn của xã
Cảm Ân, xã Bảo Ái (Yên Bình) từ cuối năm 2013. Dự án có mục đích hỗ trợ
nhân dân “Bảo tồn và phát triển cây thuốc, bài thuốc để cải thiện sinh kế và sức
khỏe cho người dân tộc thiểu số”. Kết quả đã điều tra, khảo sát, đánh giá thực
trạng, thành phần, loài tài nguyên cây thuốc; tình hình gây trồng, thu hái, chế
biến, sử dụng tại địa phương… Qua đó đã tìm ra những khoảng trống và điểm
yếu cần khắc phục, tạo cơ sở đề xuất giải pháp và các hoạt động tiếp theo.
1.2. Tổng quan phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).
1.2.1. Trên Thế giới
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA – Rapid Rural
Appraisal) là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ nhằm mục đích thu
thập thông tin để xác định các vấn đề và lập chương trình, kế hoạch phát triển
nông thôn.


13

Phương pháp RRA được biết đến vào những năm 1930, nhưng nổi bật
hơn là sau chiến tranh Thế giới thứ II. Bởi vì do có một sự khác biệt giữa các
cộng đồng ở nông thôn và thành thị, giữa các nhóm dân tộc ít người và các
nhóm khu vực, giữa các cộng đồng với những lối sống và hệ giá trị khác
nhau. Sự khác biệt này chỉ có thể vượt qua bằng chính ảnh hưởng của cộng
đồng tới những dịch vụ mà họ được cung cấp và chính quần chúng phải có vai
trò của mình trong hệ thống. Đó là một hệ thống tổ chức xã hội phát huy sự
hợp tác, tương trợ trong các cộng đồng nhằm huy động một cách có hiệu quả
nguồn lực để giải quyết những vấn đề lợi ích về thiên nhiên và môi trường

chung [16].
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được đưa ra vào những
năm cuối thập niên 70 và được sử dụng để đưa ra các thông tin nhanh và
chính xác cho việc nhận dạng và đánh giá các chương trình phát triển nông
thôn [3].
RRA là phương pháp nghiên cứu nông thôn linh hoạt nhanh chóng và
chi phí thấp, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Đây là phương pháp có khả năng
dùng được ở bất kỳ nơi nào cần thông tin kịp thời, tập trung và có hiệu quả.
Vì nó có tính linh động cao nên nó có thể dùng được ở phạm vi rộng để trả lời
những vấn đề nảy sinh. Nó cung cấp thông tin nhanh, do đó trong giám định
các đề án nó có thể xác định được các vấn đề đúng lúc để can thiệp.
Tuy nhiên, sự tham gia của người dân phần nào còn thụ động, và các
giải pháp phát triển phần lớn do những nhà nghiên cứu xác lập. Đây là một
trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của chúng.
Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA –
Participatory Rural Appraisal) là một phương pháp tiếp cận và cũng là
phương pháp học hỏi cùng với người dân, từ người dân và bằng người dân về
đời sống và điều kiện nông thôn [22].


14

PRA là một trong những phương pháp lôi cuốn sự tham gia tích cực
của nông dân vào quá trình thu thập, phân tích thông tin, đề ra những giải
pháp để giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng của họ.
Phương pháp PRA đã được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước
khác ở Châu Á, Châu Phi vào các dự án phát triển nông thôn trên các lĩnh vực
quản lý tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, các chương trình xã hội, xóa đói
giảm nghèo, y tế, an toàn lương thực. PRA vẫn đang tiếp tục phát triển và sử
dụng rộng rãi.

1.2.2. Thực tế áp dụng PRA ở Việt Nam
Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tính cộng đồng và
những quan hệ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là yếu tố tạo nên kết
quả đạt được trong công cuộc thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ. Ngày
nay trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa thì chúng ta cũng không thể bỏ quên vấn đề tham gia của cộng đồng.
Người dân địa phương là vốn quý cho công tác bảo tồn, nguồn lực
trong công tác bảo tồn và khôi phục đất rừng. Tại bất cứ nước nào, khi người
dân địa phương mà phần đông trong số này là rất nghèo, có cơ hội, họ đã sẵn
lòng đầu tư rất nhiều thời gian và của cải vốn khan hiếm để bảo tồn các khu
rừng và khôi phục đất đã bị thoái hóa.
PRA được coi là công cụ lập kế hoạch phát triển có sự tham gia của
người dân lần đầu tiên được áp dụng trong Chương trình hợp tác lâm nghiệp
Việt Nam – Thụy Điển (HTLNVN – TĐ) do SIDA tài trợ vào cuối năm 1991.
Đây là chương trình sử dụng PRA một cách hệ thống, trên một đại bàn rộng
trong thời gian dài.
Trong giai đoạn 1991 – 1994, Chương trình HTLNVN – TĐ đã sử
dụng PRA cho lập kế hoạch phát triển ở 70 thôn, bản của 5 tỉnh: Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang. Từ cuối năm 1994 đến nay,


15

Chương trình phát triển nông thôn miền núi của 5 tỉnh phía Bắc do SIDA tài
trợ tiếp tục sử dụng PRA cho lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá
các dự án cấp thôn, bản cho gần 200 cộng đồng. Phương pháp PRA ngày càng
được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện nông thôn miền núi Việt Nam.
Những năm gần đây, PRA được các chương trình của Chính phủ, các tổ
chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài áp dụng trong các chương
trình, dự án liên quan đến phát triển nông thôn ở Việt Nam và đã mang lại

những thành công nhất định trong việc khai thác và phát huy các nguồn lực
của cộng đồng vào phát triển kinh tế văn hóa xã hội nông thôn miền núi, bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên…như: dự án “Lập kế hoạch sử dụng đất và giao đất
lâm nghiệp có sự tham gia của người dân” tại Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế
(FAO/020/Italy), dự án “Quản lý đầu nguồn có sự tham gia của người dân tại
Hoành Bồ - Quảng Ninh” (FAO/Belgium), Chương trình PAM 5322 tại 5 tỉnh
miền núi phía Bắc, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ tại
tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng (UNCDF – Liên Hợp Quốc), dự án
Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (GTZ – CHLB Đức)…và các dự án
của các tổ chức phi chính phủ như: Các tổ chức OXFAM, Helvetas, IFAD,
CIDSE…[20].
Bộ môn NLKH, khoa Lâm học, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp
các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh thực hiện PRA
để lập kế hoạch phát triển thôn bản cho vùng đệm. Năm 2005 – 2011 Bộ môn
NLKH giúp Dự án RENFONDA, SUSFORM NOW của tổ chức Jica, Nhật
Bản thực hiện PRA, PLA để lập kế hoạch phát triển sinh kế, kế hoạch phát
triển thôn/bản cho nhiều địa phương vùng dự án của tỉnh Hòa Bình, Điện
Biên[25].
Dự án Lâm sản ngoài gỗ pha II (2002 – 2007) đã triển khai áp dụng
một số công cụ của PRA như phỏng vấn hộ gia đình, phân tích kinh tế hộ để


16

đánh giá vai trò của lâm sản ngoài gỗ tới kinh tế hộ; sử dụng công cụ thảo
luận nhóm và khảo sát điểm để lập danh sách các loài LSNG và công dụng,
dạng sống, phân bố của thực vật cho LSNG; sử dụng công cụ ma trận cho
điểm để lựa chọn loài LSNG ưu tiên phát triển cho từng cộng đồng thôn bản
thuộc một số xã của huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), của huyện Sơn Động
(tỉnh Bắc Giang) và của Huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh).

Hiện nay PRA vẫn được nhấn mạnh vào giai đoạn lập kế hoạch thôn
bản trong dự án lâm nghiệp trang trại của 6 tỉnh phía Bắc. Trong những năm
gần đây PRA chủ đề được triển khai để đánh giá, giám sát các hoạt động cấp
thôn, bản. Chương trình phát triển nông thôn miền núi là sự tiếp theo của các
chương trình lâm nghiệp trang trại, khuyến lâm vẫn tiếp tục sử dụng PRA là
phương pháp tiếp cận chủ yếu[25].
1.3. Tri thức truyền thống trong khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng
Hai phần ba đất nước ta là vùng núi. Đây là khu vực sinh sống của hầu
hết các dân tốc ít người ở Việt Nam. Do sống lâu đời ở vùng này, do cuộc
sống phụ thuộc rất nhiều vào các lâm sản, nên đồng bào dân tộc có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực, khai thác, gieo trồng, chế biến và sử dụng lâm sản
ngoài gỗ (LSNG), trong đó có cây thuốc.
Dân tộc Thái (vùng Tây Bắc) có câu “Căm khẩu đú nẳng đin; Căm kin đú
nẳng pá” có nghĩa là: “miếng cơm ở trong đất; miếng ăn ở trong rừng”. Điều đó
chứng tỏ sự phụ thuộc vào rừng của người dân miền núi từ xa xưa [4].
LSNG đã được khai thác, sử dụng ở Việt Nam từ thời cổ đại và được
coi là những sản vật quý của đất nước. Lịch sử Việt Nam còn ghi lại những sự
kiện dân ta chống lại việc quan lại nhà Hán, nhà Đường bắt cống nạp sản vật
trong rừng như ngà voi, sừng tê giác, trầm hương…Như vậy, LSNG đã có vai
trò quan trọng trong đời sống của nhân dân. Đó là nguồn dược liệu duy nhất,
đặc biệt là khi ở nước ta chưa có Tây y. Đến ngày nay, mặc dù tây y đã trở


×