Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ ĐÔNG 1 HUYỆN THÁP MƯỜI TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.31 KB, 15 trang )

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ ĐÔNG 1
HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP
NĂM HỌC 2017 – 2018
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở pháp lý:
Nhằm thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến
trong phạm vi cả nước, ngày 2 tháng 3 năm 2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định
số: 13/2012/NĐ-CP, ngày 2/3/2012 về việc ban hành Điều lệ Sáng kiến.
Bên cạnh đó, quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí,
thẩm quyền đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, được áp
dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức cũng được Chính phủ ban hành thông qua Nghị định 56 của Chính
phủ, ban hành ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công
chức, viên chức. Trong đó, Nghị định cũng đã nêu, đối với giáo viên được quy thành
ngạch “viên chức” và theo Chương IV, các điều 25, 26, 27, 28 của Nghị định 56 thì
việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được xếp thành 4 loại: xuất sắc,
hoàn thành tốt, hoàn thành và không hoàn thành. Nếu muốn đạt được 3 mức đầu thì
bắt buộc phải đạt được yêu cầu của “điểm đ” khoản 1, Điều 25 là “có ít nhất 01 công
trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong
việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công
nhận”.
Đến nay, nhằm để phù hợp với tình hình thực tế của xã hội, Chính phủ ban hành
Nghị định 88/2017/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2017, Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ
về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, Nghị định số
88/2017/NĐ-CP chỉ yêu cầu người được xếp loại viên chức “xuất sắc” mới cần đạt
được tiêu chí của “điểm đ” khoản 1, Điều 25 của Nghị định 56/2015/NĐ-CP, các mức
còn lại không yêu cầu thực hiện tiêu chí này.
Ngoài ra, theo Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục, có quy


định: để đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trở lên, phải có sáng kiến kinh nghiệm
hoặc các điều kiện quy đổi và nguyên tắc thi đua là tự nguyện đăng ký.
Trên cơ sở đó, Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp cũng đã ban hành công văn số
69/SGD ĐT- VP, ngày 9/3/2017 về việc thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm từ năm học
2016 – 2017, kèm theo Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018.
1


1.2. Cơ sở lý luận:
Theo từ điển Tiếng Việt: Sáng kiến là "ý kiến mới, giúp công việc tiến hành tốt
hơn" còn Kinh nghiệm là "điều hiểu biết có thể áp dụng hữu hiệu cho cuộc sống, có
được nhờ tiếp xúc, từng trải với thực tế". Như vậy hoạt động viết sáng kiến kinh
nghiệm (SKKN) đã bao hàm trong đó 2 yếu tố chính: một yếu tố mới - cái người ta
chưa phát hiện ra, chưa nhìn thấy; hai là yếu tố có được do quá trình trải nghiệm, va
chạm thực tế từ việc học tập, giảng dạy, quản lí... khái quát lên thành kinh nghiệm của
bản thân. Và cả hai yếu tố này có tác dụng thúc đẩy quá trình làm việc nhanh gọn, hiệu
quả cao.
Như vậy, "Sáng kiến kinh nghiệm" là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người
viết tích lũy được từ thực tiễn, trong công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat
động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường
không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người
giáo viên.
Trong hoạt động dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm và ứng dụng vào thực tiễn
là hoạt động quan trọng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo.
Công tác này được ngành giáo dục đưa vào một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại
năng lực chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các cấp học.
1.3. Cơ sở thực tiễn:
Thực hiện Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn công tác thi đua,
khen thưởng ngành giáo dục; Quy định công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Đồng

Tháp được ban hành kèm theo Quyết định số 291/QĐ-UBND-HC ngày 02 tháng
4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Đồng Tháp đã ban hành công văn số 69/SGD ĐT- VP, ngày 9/3/2017 về việc thực
hiện Sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2016 – 2017, và Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học 2017-2018.
Theo đó, việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm là một nhiệm vụ chung của mỗi
cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục. Việc thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm gắn liền với sự gắn bó nghề nghiệp, sự nỗ lực của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân
viên nhằm góp phần cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học, gắn
liền với phong trào thi đua của đơn vị.
Tuy nhiên việc thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm vẫn còn gặp một số hạn chế sau:
- Đa số giáo viên chưa nắm được quy trình, cấu trúc của một SKKN.
- Khi làm SKKN một bộ phận phận giáo viên xác định sai đối tượng nghiên cứu
hoặc phạm vi nghiên cứu quá lớn vượt quá khả năng và thực tế của tác giả.
2


- Các đề tài SKKN thường theo lói mòn cũ, trùng lặp (thường xoay quanh các
vấn đề: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn; Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo
HS yếu kém; Phong trào xây dựng trường học thân thiện)..., tính thực tiễn chưa cao.
- SKKN còn là một hoạt động bắt buộc, chưa tạo được động lực, hứng thú, niềm
say mê trong đội ngũ nhà giáo, chưa xem đó là kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế...
Chính vì thế, việc quan tâm cần tìm ra biện pháp nhằm giúp đỡ đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên thực hiện SKKN trong nhà trường đó là nhiệm vụ và việc làm cần
thiết hiện nay của Ban giám hiệu, đặc biệt là vai trò của của Hiệu trưởng trong nhà
trường, góp phần vào việc thực hiện tổ chức nghiên cứu khoa học trong trường phổ
thông.
2. Đặc điểm tình hình Trường tiểu học Mỹ Đông huyện Tháp Mười, tỉnh
Đồng Tháp
2.1. Giới thiệu khái quát về trường TH Mỹ Đông.

Trường tiểu học Mỹ Đông 1 tọa lạc tại ấp 5 xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Tỉnh
Đồng Tháp, cách trung tâm thị trấn Mỹ An khoảng 4 km. Đường xá giao thông thuận
lợi, kinh tế xã hội cơ bản phát triển, cơ sở giáo dục cũng như chất lượng giáo dục được
đầu tư đúng mức. Xã đạt Xã Nông thôn mới vào năm 2015.
Trường đạt trường Xanh – sạch đẹp, Thư viện chuẩn, và đạt Trường chuẩn Quốc
gia mức độ 1 vào năm 2012, chính vì thế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị…phục
vụ cho việc dạy và học của nhà trường luôn được đáp ứng tốt.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị là 29 người. Đa số đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên có nhiều kinh nghiệm. Số lượng giáo viên có tuổi đời từ 45
đến 50 tuổi chiếm khoảng 50 %, phần lớn là người trong địa bàn, có sự am hiểu về tình
hình kinh tế xã hội ở địa phương, có uy tính trong xã hội. Đội ngũ giáo viên trẻ năng
động nhiệt tình, ham học hỏi, có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chính qui,
thích ứng với xu thế của xã hội nói chung và xu thế phát triển của giáo dục nói
riêng.Số lượng học sinh dao động từ 300 đến 320 em, được chia thành 15 lớp với 5
khối, mỗi khối có 3 lớp, mỗi lớp dao động từ 20 đến 25 học sinh/ lớp. Từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp giáo dục mới. Tỷ lệ học sinh hoàn
thành chương trình lớp học luôn đạt 100%.
Với những điều kiện thuận lợi như trên nên trường tiểu học Mỹ Đông là một
trong những trường có nhiều thành tích tốt trong các phong trào hội thi do ngành, cấp
trên phát động như: giải toán qua mạng, Tiếng anh trên mạng, giao lưu học sinh tiểu
học… đạt rất nhiều giải cao cấp huyện và cấp tỉnh. Có 15 giáo viên đạt giáo viên giỏi
cấp huyện, 05 giáo viên đạt giỏi cấp tỉnh, ngoài ra giáo viên còn đạt rất nhiều giải ở
3


các hội thi chuyên môn khác như: hội thi Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, hội thi thiết
kế giáo án Elearning…
Theo đó, tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên được xét thi đua theo Nghị định
56/2015/NĐ-CP hàng năm đều đạt. Trên 90% cán bộ, giáo viên nhân viên được xét
hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Trong đó số lượng cán bộ giáo viên nhân viên tham gia

viết SKKN hàng năm của đươn vị ngày càng tăng. Cụ thể như sau:
Bảng thống kê số lượng Cán bộ, giáo viên nhân viên tham gia viết SKKN tư
năm học 2013 – 2014 đến năm học 2016 – 2017.
Năm học

Số lượng CB, GV, NV
viết SKKN

Đạt cấp
trường

Đạt cấp
huyện

Đạt cấp
tỉnh

Ghi
chu

2013 - 2014
19/28
15
7
0
2014 - 2015
21/28
17
11
1

2015 - 2016
22/29
19
13
1
2016 - 2017
29/29
28
19
2
2017 - 2018
29/29
?
?
?
2.2.Thực trạng công tác quản lý hoạt động viết Sáng kiến kinh nghiệm tại
trường Tiểu học Mỹ Đông 1 trong các năm học qua.
Nhằm phát huy yếu tố tích lũy kinh nghiệm, vận dụng những kết quả đạt được
của cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị vào thực tế cũng như truyền tải những
thành công từ việc làm cụ thể nhằm chia sẻ, trao đổi, nhân rộng lẫn nhau… góp phần
vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì thế, hoạt động viết SKKN trong
trường luôn được triển khai, phát động ngay từ đầu năm học.
Tuy nhiên, thực tế việc viết SKKN hiện nay lại rơi vào một tình trạng bị động.
Nhiều năm liền cán bộ, giáo viên, nhân viên còn xem nhẹ và chưa có nhận thức sâu
sắc về lợi ích của Sáng kiến. Hoạt động viết SKKN dường như để phục vụ cho việc xét
các danh hiệu thi đua cuối năm, phục vụ cho việc thi giáo viên giỏi các cấp chứ chưa
được nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của nó.
Hầu hết các sáng kiến chưa được áp dụng vào thực tiễn dạy học, quản lý. Các
SKKN còn mang tính tự phát, thiếu tính tổ chức, hướng dẫn tỉ mĩ, chạy đua theo số
lượng, chưa chú trọng đến chất lượng…

Từ những tồn tại, hạn chế và thực trạng nêu trên cho thấy việc quản lý hoạt động
viết SKKN của Hiệu trưởng nhà trường là rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến
nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên mà nó còn ảnh hưởng đến cả chất lượng
giáo dục, sự phát triển chung của nhà trường. Vì thế, để khắc phục tình trạng như đã
nêu, tôi đã tìm hiểu để biết được nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
4


Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy một thực trạng mà hoạt động viết SKKN ở
các năm học trước mắc phải đó là: đa số các năm học trước đều không có kế hoạch
ngay từ đầu năm, sau khi hội nghị CBCCVC, nhà trường tiến hành cho đăng ký tên đề
tài SKKN chứ không có những kế hoạch, nội dung, hướng dẫn cụ thể (nếu có kế hoạch
thì cũng chỉ dừng lại công văn, giấy tờ).
Nhà trường thiếu sự phân công phụ trách, hướng dẫn chọn tên đề tài, nội dung,
cấu trúc thực hiện… chính vì thế giáo viên không biết viết như thế nào, nội dung ra
sao… từ đó dẫn đến tình trạng giáo viên, nhân viên chọn những đề tài không mang
tính thực tế để viết cho có chứ không quan tâm đến chất lượng của đề tài. Người phụ
trách thiếu sự quan tâm, giám sát, đôn đốc nhắc nhở thường xuyên mà chủ yếu đợi đến
ngày gần hết thời gian quy định mới đôn đốc, hối thúc viết SKKN rồi tổ chức chấm
chọn sơ sài, sau đó chuyển về trên chấm cho đạt chỉ tiêu.
Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ giáo viên, nhân viên vì lỡ đăng kí nộp cấp
phòng nên chỉ copy trên mạng thông qua việc "chắp vá", thay đổi vài chi tiết như tên
trường, lớp, năm … để nộp về trên. Sự lơ là không có ý thức của một phận giáo viên,
nhân viên trong việc viết SKKN.
Ban giám hiệu nhà trường không kiểm tra chặt chẽ nội dung bên trong, chủ yếu là
xem thành tích đạt được của từng người, đăng ký thi đua, hình thức thi đua… rồi đưa
những sáng kiến đó về trên để phù hợp với danh hiệu thi đua mà họ đã đăng ký.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động viết SKKN, tôi nhận thấy những nguyên
nhân cốt lõi dẫn đến những tồn tại và thực trạng nêu trên mà đơn vị đang gặp phải như
sau:

- Thứ nhất: cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa nhận thức đầy đủ về bản chất và
phát huy hết tác dụng vốn có của SKKN. Vẫn còn những quan niệm cho rằng viết sáng
kiến là để thi đua, để thi giáo viên dạy giỏi… chứ chưa thật sự quan tâm đến tác dụng
mà những sáng kiến đã thực hiện được.
- Thứ hai: nhà trường chưa tiến hành tập huấn, hướng dẫn giáo viên, nhân viên
cách chọn tên đề tài, cách viết, nội dung của SKKN… nhằm mang lại hiệu quả thiết
thực. Chủ yếu viết theo cảm tính, kinh nghiệm của bản thân chứ không có căn cứ hay
cơ sở nào để thực hiện.
- Thứ ba: trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường thiếu kế hoạch cụ thể về
hoạt động viết SKKN.
- Thứ tư: Hiệu trưởng thiếu sự phân công hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra kịp thời…
Có thể nói, hoạt động viết SKKN là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, mang lại
hiệu quả thiết thực nếu người quản lý có sự quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong qua
trình tìm hiểu, nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng hoạt động viết SKKN của trường đã thay
5


đổi về số lượng và chất lượng theo hàng năm. Điều đó chứng tỏ rằng với sự quan tâm
có hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động viết SKKN sẽ là một bước ngoặc quan
trọng tạo nên sự thay đổi của nhà trường, mà điều đầu tiên của sự thay đổi đó chính là
nhận thức của giáo viên, nhân viên về SKKN, sự thay đổi trong cách quản lý của
người Hiệu trưởng... dẫn đến sự thay đổi tích cực về chất lượng giáo dục, về tầm nhìn
chiến lược của nhà trường.
Bảng thống kê Tỷ lệ % Cán bộ, giáo viên nhân viên đạt SKKN
tư năm học 2013 – 2014 đến năm học 2016 – 2017
Đạt
cấp
huyện

Tỷ lệ

%

Đạt
cấp
tỉnh

Tỷ
lệ
%

2013 - 2014
19/28
15
78%
7
2014 - 2015
21/28
17
80%
11
2015 - 2016
22/29
19
86%
13
2016 - 2017
29/29
28
96%
19

2017 - 2018
29/29
?
?
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

36%
52%
59%
65%

0
1
1
2
?

4%
4%
6%

Năm học

Số lượng CB,
GV, NV viết
SKKN

Tỷ lệ
%


Đạt
cấp
trường

Ghi
chu

2.3.1 Điểm mạnh:
Trường tiểu học Mỹ Đông đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên hội tụ rất nhiều
yếu tố thuận lợi cho hoạt động dạy và học như: sân bãi, cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đồ dùng dạy học… đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu dạy - học của giáo viên và học sinh.
Trường có bề dày thành tích cả giáo viên lẫn học sinh như: giáo viên dạy giỏi cấp
huyện, tỉnh, học sinh giỏi, học sinh năng khiếu… Nhiều năm liền trường đạt trường
Tiên tiến xuất sắc, luôn đứng vào tốp đầu của huyện.
Trường có số lượng giáo viên từ 45 đến 50 tuổi chiếm khoảng 50 %, chính vì thế
đội ngũ giáo viên có rất nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm lẫn
nhau. Bên cạnh đó có một lực lượng không nhỏ giáo viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi,
có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ và ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy. Đây cũng là một lực lượng quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh ngoan ngoãn lễ phép, hợp tác với
giáo viên.
2.3.2 Điểm yếu: Đội ngũ giáo viên lớn tuổi vừa là điểm mạnh nhưng cũng vừa là
điểm yếu của đơn vị. Một bộ phận nhỏ giáo viên lớn tuổi mang tính “bảo thủ”, không

6


chia sẻ cũng không cập nhật, xem viết sáng kiến là “một việc làm mất thời gian”, nên
họ không quan tâm đến SKKN.
Trường không có nhiều giáo viên đạt SKKN cấp tỉnh nên thiếu sự giao lưu, học

hỏi rút kinh nghiệm trong nội bộ đơn vị.
Không có nhiều người am tường về nội dung, cấu trúc, hình thức… của một sáng
kiến hoàn chỉnh.
Do Hiệu trưởng có nhiều công việc nên thiếu sự tổ chức chặt chẽ, thiếu sự phân
công, chỉ đạo và kiểm tra kịp thời.
2.3.3 Cơ hội:
Vì là Xã Nông thôn mới, đồng thời trường cũng là một trong những trường nằm ở
trục lộ lớn của huyện chính vì thế trường luôn được sự quan tâm của phòng Giáo dục
cũng như của Chính quyền địa phương.
Đường xá giao thông thuận lợi, sự phát triển của khoa học công nghệ… tạo điều
kiện để giáo viên giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
Sự phát triển rộng khắp và hiện đại của các trang mạng xã hội mang tính toàn cầu
tạo điều kiện cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin lẫn nhau.
2.3.4 Thách thức:
Do sự phát triển của khoa học công nghệ mà cụ thể là công nghệ thông tin nên có
rất nhiều nguồn tài liệu chính thống và không chính thống. Nếu không có sự chọn lọc,
tham khảo một cách thích hợp sẽ dẫn tới việc download, chỉnh sửa sáng kiến trên
mạng đem về nộp mà không dựa trên một thực tế nào. Đôi lúc lại lấy “râu ông này
cấm càm bà nọ…”, tạo nên một sự hớ hên trong việc viết sáng kiện kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, do nhu cầu của xã hội nên hiện nay có rất nhiều “dịch vụ viết
SKKN thuê”. Những dịch vụ này rất dễ làm cho giáo viên, nhân viên mất đi sự linh
hoạt, trí tuệ của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó sẽ là những sáng
kiến mang tính hàng lâm, chắp vá và không gắn liền với thực tế tại đơn vị công tác.
2.4 Một số kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động viết Sáng kiến kinh
nghiệm tại Trường tiêu học Mỹ Đông 1
Trên cở sở thực tiễn hoạt động viết sáng kiến của trường tiểu học Mỹ Đông trong
những năm học qua. Bản thân nhận thấy, để hoạt động viết SKKN có hiệu quả người
Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị về ý nghĩa,
vai trò của SKKN đối với bản thân cũng như đối với học sinh trong việc nâng cao chất

lượng dạy học. Có như thế thì mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên mới ý thức được
7


những việc làm, hành động của mình, thấy được trách nhiệm của họ trong hoạt động
viết SKKN.
- Tạo sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ đơn vị. Đoàn kết ở đây không phải là sự
bao che, làm sáng kiến dùm cho nhau, mà đoàn kết ở đây chính là sự đoàn kết, chia sẻ
kinh nghiệm với nhau. Như đã nói ở trên, trong một tập thể thì khó mà đồng đều với
nhau về tất cả mọi mặt, có người thế mạnh này, người thế mạnh khác. Chính vì thế
người Hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt vấn đề đoàn kết nội bộ. Khi một tập thể đoàn
kết thì việc chia sẻ, trao đổi với nhau sẽ thuận tiện hơn rất nhiều và chắc chắn sẽ mang
lại hiệu quả tốt nhất. Hiệu trưởng sẽ phát huy hết sức mạnh được của từng người cũng
như sức mạnh của tập thể. Khi một đơn vị có nội bộ đoàn kết thì chắc chắn rằng không
những hoạt động viết sáng kinh nghiệm tốt mà tất cả các hoạt động khác cũng sẽ đạt
chất lượng cao.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động viết SKKN cụ thể. Như đã nói ở trên, để hoạt
động viết sáng kiến có hiệu quả, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cần xây dựng kế
hoạch viết sáng kiến cụ thể, chi tiết. Trong kế hoạch phải đảm bảo các yếu tố về thời
gian, nội dung sáng kiến, phân công người kiểm tra, giám sát, hướng dẫn…kịp thời
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà giáo viên, nhân viên gặp phải. Có như thế thì
hoạt động viết sáng kiến mới đi vào chiều sâu, đi vào thực chất hơn.
- Hiệu trưởng cần cụ thể hóa trách nhiệm của từng người trong hoạt động viết
SKKN.
Ví dụ: Hiệu trưởng phân công Hiệu phó chuyên môn chịu trách nhiệm triển khai,
hướng dẫn, định hướng và giải quyết các khó khăn trong các nội dung liên quan đến
viết SKKN. Các tổ khối trưởng chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kịp thời báo cáo
cho Hiệu phó nắm tiến trình hoạt động viết SKKN… Có như thế thì sự phối hợp nhịp
nhàng của từng bộ phận sẽ tạo nên một sự thống nhất, hợp tác và cùng nhau hoàn
thành tốt nhiệm vụ và mang lại hiệu quả như mong muốn.

3. Kế hoạch hành động trong công tác quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh
nghiệm tại trường Tiểu học Mỹ Đông 1

Mục tiêu/ Kết
quả cần đạt
1.
Thành
lập ban
chỉ đạo

Người
thực hiện/
phối hợp
Điều kiện,

- Thành lập được ban chỉ đạo viết SKKN có kinh nghiệm, trình
độ phù hợp, am tường về SKKN.
- Từng thành viên phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình
trong ban chỉ đạo.
-Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ khối trưởng 1,2,3,4,5.
- 2 Giáo viên đạt SKKN cấp tỉnh.
- Các thành viên trong BCĐ phải nắm vững văn bản, nội dung,
8


phương tiện
thực hiện
Thời gian

viết

SKKN

Biện pháp
thực hiện
Dự kiến khó
khăn, rủi ro
Dự kiến
hướng khắc
phục

2. Xây
dựng kế
hoạch
triển
khai
các văn
bản qui
định

Mục tiêu/ Kết
quả cần đạt
Người
thực hiện/
phối hợp
Điều kiện,
phương tiện
thực hiện
Thời gian
Biện pháp
thực hiện


hình thức, cấu trúc, thể thức, có kiến thức và am hiểu về lĩnh
vực nghiên cứu của từng loại SKKN.
- Thực hiện theo công văn số 69/SGD ĐT- VP, ngày 9/3/2017
về việc thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2016 –
2017.
- Thời gian: BCĐ được thành lập và hoạt động từ tháng 8 /
2017cho đến khi hoàn thành SSKN nộp về huyện trong tháng
2/2018.
-Hiệu trưởng ký quyết định thành lập BCĐ viết SKKN. Thông
báo các thành phần trong BCĐ họp triển khai nội dung công
việc.
- Phân công nhiệm vụ từng thành viên trong BCĐ.
- BCĐ không đúng thành phần qui định.
- Một số thành viên lớn tuổi từ chối không tham gia.
- Nắm vững Nghị định số: 13/2012/NĐ-CP, ngày 2/3/2012 về
việc ban hành Điều lệ Sáng kiến và công văn số 69/SGD ĐTVP, ngày 9/3/2017 về việc thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm từ
năm học 2016 – 2017.
- Vận động, thuyết phục giáo viên tham gia. Phân tích vai trò, ý
nghĩa của SKKN và trách nhiệm của những người trong BCĐ.
- Lập kế hoạch viết SKKN cụ thể, hoàn chỉnh và phù hợp với
điều kiện thực tế tại đơn vị.
- Làm căn cứ, cơ sở để BCĐ dễ dàng thực hiện.
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và triển khai các văn bản qui
định. Các thành viên trong BCĐ phối hợp, tham mưu Hiệu
trưởng ban hành kế hoạch phù hợp với đơn vị.
- Tạo sự thống nhất, đồng thuận của các thành viên trong BCĐ
viết SKKN.
- Hiệu trưởng ban hành kế hoạch dựa trên các văn bản số
69/SGD ĐT- VP, ngày 9/3/2017 của SGD Đồng Tháp và văn

bản số 151/PGD -NV hướng dẫn của PGD Tháp Mười.
- Thời gian thực hiện từ 15/8/2017 đến 31/8/2017
- Triển khai các văn bản qui định của Sở giáo dục, Phòng giáo
dục và các kế hoạch của trường có liên quan đến hoạt động viết
SKKN.
- Phổ biến thường xuyên trong các cuộc họp.
- Niêm yết kế hoạch công khai, phổ biến rộng rãi.
- Cung cấp các văn bản có liên quan cho các tổ cùng nghiên cứu
thực hiện.
- Đăng tải trên trang Wed của trường các thông tin về hoạt động
viết SKKN.
- Quy định thời gian đăng ký (15/9/2017 – 20/9/2017), thời gian
hoàn thành SKKN (25/2/2017)
9


Dự kiến khó
khăn, rủi ro

Dự kiến
hướng khắc
phục

Mục tiêu/ Kết
quả cần đạt
Người
thực hiện/
phối hợp

3. Đăng

ký đề
tài

Điều kiện,
phương tiện
thực hiện
Thời gian
Biện pháp
thực hiện
Dự kiến khó
khăn, rủi ro
Dự kiến
hướng khắc
phục
Mục tiêu/ Kết
quả cần đạt

4. Triển
khai,
tập
huấn

Người
thực hiện/
phối hợp
Điều kiện,
phương tiện
thực hiện
Thời gian


- Kế hoạch sơ sài, không đầy đủ các nội dung.
- Thời gian viết SKKN ngắn.
- Giáo viên, nhân viên không đăng ký được tên đề tài.
- Không hoàn thành SKKN đúng thời gian qui định
- Nắm vững quy trình và yêu cầu của kế hoạch. Xem các văn
bản, hướng dẫn có liên quan.
- Hướng dẫn, tư vấn giúp đỡ cho giáo viên nhân viên tìm ra
được tên đề tài phù hợp.
- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở thực hiện đúng thời gian qui
định.
- Giúp các cán bộ, giáo viên, nhân viên lựa chọn các tên đề tài
phù hợp với nhiệm vụ được phân công cũng như hiệu quả công
việc được giao.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký tên đề tài.
- Trưởng ban chỉ đạo tiếp nhận trực tiếp đăng ký tên đề tài.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên biết được những thành tích,
những hiệu quả của công việc được phân công.
- Thời gian đăng ký 15/9/2017 – 20/9/2017
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trao đổi với BCĐ trong việc đạt
tên đề tài.
- Thực hiện theo phiếu đăng ký đề tài.
- Đăng ký trực tiếp tên đề tài với Trưởng Ban chỉ đạo.
- Một bộ phận nhỏ không biết đăng ký tên đề tài gì?
- Tên đề tài trùng lấp ở các năm học trước.
- BCĐ hướng dẫn chọn tên đề tài phù hợp với công việc và hiệu
quả đạt được.
- Rà soát, kiểm tra tên đề tài ở các năm học trước, tránh bị trùng
lấp. Kịp thời thay đổi tên đề tài.
- Nắm được nội dung, cấu trúc, hình thức, yêu cầu của SKKN.
- Hoàn thành được 1 SKKN theo đúng qui định.

Trưởng BCĐ và các thành viên trong Ban chỉ đạo phối hợp thực
hiện.
- Các thành viên trong BCĐ nắm chắc các văn bản, hướng dẫn,
các qui định về viết SKKN.
- Có đủ tài liệu tham khảo phát cho từng giáo viên, nhân viên.
- Cơ sở vật chất như máy chiếu, laptop… phục vụ tốt cho việc
triển khai, hướng dẫn.
- Dự trù kinh phí tập huấn.
10


Biện pháp
thực hiện

Dự kiến khó
khăn, rủi ro

Dự kiến
hướng khắc
phục

5. Theo
dõi,
kiểm
tra, đôn
đốc

Mục tiêu/ Kết
quả cần đạt
Người

thực hiện/
phối hợp
Điều kiện,
phương tiện
thực hiện
Thời gian
Biện pháp
thực hiện

- Thời gian: 13h 30, ngày 12/9/2017
- Các thành viên trong BCĐ nghiên cứu kỹ các nội dung trước
khi triển khai tập huấn.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập đầy đủ, nghiêm
túc tiếp thu.
- Trao đổi, thảo luận trong quá trình triển khai, giải đáp thắc
mắc.
- Các thành viên trong BCĐ không có khả năng tập huấn.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên không hiểu các nội dung triển
khai.
- Cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo không đảm bảo phục vụ tốt
cho quá trình triển khai, tập huấn.
- Thiếu kinh phí tập huấn
- Mời chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực
viết SKKN
- Tổ chức tập huấn theo hình thức đổi mới, phong phú, hấp dẫn,
thu hút.
- Khảo sát trước cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo. Sưu tầm,
biên soạn hay tham mưu lãnh đạo kịp thời.
- Vận động kinh phí Xã hội hóa.
- SKKN đúng nội dung, cấu trúc, hình thức.

- Kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định
- Trưởng Ban chỉ đạo và các thành viên trong Ban chỉ đạo viết
SKKN.
- Căn cứ quyết định thành lập Ban chỉ đạo viết SKKN do Hiệu
trưởng ký.
- Kế hoạch viết SKKN trong năm học 2017 – 2018.
- Dang sách đăng ký tên đề tài đã được công nhận.
- Thời gian: cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký, làm đề tài cho
đến khi hoàn thành đề tài ( 15/9/2017 đến 25/2/2017), sau khi
thẩm định nộp về huyện.
- Công bố thời gian đăng ký tên đề tài, thời nộp đề cương chi
tiết, thời gian hoàn thành.
- Công bố danh sách tham gia và tên đề tài đã được công nhận
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên tiến hành viết báo cáo.
- BCĐ thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc theo sự phân công
của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Mỗi thành viên phụ trách chuyên môn phải thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ của mình như: thông báo, nhắc nhở, sửa
chữa, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành SKKN
11


Dự kiến khó
khăn, rủi ro
Dự kiến
hướng khắc
phục
Mục tiêu/ Kết
quả cần đạt

Người
thực hiện/
phối hợp
Điều kiện,
phương tiện
thực hiện
Thời gian
6. Đánh
giá kết
quả
thực
hiện

Biện pháp
thực hiện

Dự kiến khó
khăn, rủi ro
Dự kiến
hướng khắc
phục
Mục tiêu/ Kết
quả cần đạt

7. Hoàn
thành
báo
cáo, lưu
trữ


Người
thực hiện/
phối hợp
Điều kiện,
phương tiện
thực hiện
Thời gian
Biện pháp

- Giáo viên lớn tuổi ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Một số thành viên trong BCĐ thiếu sự theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc.
- Tận tình chia sẻ, giúp đỡ những giáo viên lớn tuổi.
- Hiệu trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo nhắc nhở các thành viên
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của BCĐ.
- Thẩm định chất lượng của đề tài.
- Đánh giá kết quả, khả năng áp dụng, vận dụng hay nhân rộng
vào thực tế tại đơn vị trong thời tới.
- Hiệu trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo và các thành viên trong ban
chỉ đạo.
- Đề tài SKKN hoàn thành đúng theo thời gian qui định.
Nội dung, cấu trúc, hình thức… đúng với kế hoạch hướng dẫn.
Thời gian đánh giá: từ ngày 26/2 đến ngày 20/3/2017.
- Tổng hợp báo cáo đề tài.
- Phân loại, xem xét điều kiện công nhận.
- Chuẩn bị văn bản, biểu mẫu phục vụ cho quá trình đánh giá
kết quả.
-Thành lập Hội đồng xét duyệt, triển khai các tiêu chí, cách xét
duyệt.
- Họp hội đồng xét duyệt, phân công xét duyệt

- Công bố kết quả xét duyệt. (Đạt hay Chưa đạt)
- Đánh giá không đúng với thực chất, qua loa, đại khái.
- Còn vị nể, thiếu sự công tâm.
- Gặp sự chống đối trong quá trình đánh giá.
- Đánh giá phải được đối chiếu với kế hoạch, hướng dẫn cụ thể.
- Tư vấn, thuyết phục, đánh giá khách quan, công bằng, công
tâm với tinh thần trách nhiệm cao.
- Tạo điều kiện chia sẻ, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Lưu trữ SKKN thành tài liệu tham khảo trong trường học.
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.
- Văn thư lưu trữ.
- Các SKKN hoàn thành và được thẩm định Đạt.
- Các sáng kiến có khả năng áp dụng và nhân rộng.
- Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu lưu trữ.
- Thời gian: ngày 25/3/2017
- Lưu trữ các báo cáo SKKN đầy đủ, một cách khoa học.
12


thực hiện
Dự kiến khó
khăn, rủi ro
Dự kiến
hướng khắc
phục

- Thất lạc các báo cáo.
- Cơ sở vật chất không đáp ứng việc lưu trữ.
- Văn thư lưu trữ khoa học.
- Đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất.


4. Kết luận và kiến nghị.
4.1 Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm là một nhiệm vụ chung của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân
viên làm công tác giáo dục. Việc thực hiện SKKN gắn liền với sự gắn bó nghề nghiệp,
sự nỗ lực của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm góp phần cho nhà trường thực
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học, gắn liền với phong trào thi đua của đơn vị. Chính
vì thế Hiệu trưởng cần phải quản lý tốt hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm tại đơn
vị. Để làm tốt điều đó thì người quản lý cần phải huy tốt vai trò, chức năng của nhà
quản lý. Công việc đầu tiên là người cán bộ quản lí trong hoạt động viết SKKN đó
chính là cần phải đánh giá lại việc tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong nhà
trường, việc phát huy năng lực đội ngũ như thế nào, có những ưu điểm và hạn chế ra
sao, từ đó bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch.
Phải nhận định rằng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường
cũng quan trọng không kém gì so với kế hoạch thực hiện chuyên môn của nhà
trường. Bởi nó là một trong những biện pháp để giúp nhà trường thực hiện kế hoạch
đổi mới phương pháp dạy học, chống dạy học theo kiểu “đọc - chép” mà ngành giáo
dục ta hiện nay đang cương quyết thực hiện. Trong xây dựng kế hoạch cần lưu ý về
mặt thời gian xây dựng và triển khai kế hoạch (nên thực hiện ngay từ đầu năm), việc
lựa chọn các lực lượng tham gia vào hội đồng xét duyệt SKKN và nên có một số định
hướng, những nội dung để giáo viên tham khảo lựa chọn.
Chú trọng hiệu quả công tác phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà
trường trong thực hiện. Mỗi đoàn thể cần làm tốt công tác vận động, công tác thi đua
gắn với việc tìm ra giải pháp để đạt năng suất, hiệu quả cao trong công việc. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền để giáo viên, nhân viên nhận thức đúng đắn việc thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm, tránh trường hợp sáng kiến hình thức, lý thuyết, mang
tính đối phó vì công tác thi đua. Trong công tác phối hợp cần thể hiện bằng các văn
phản phối hợp cụ thể, có tổ chức rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng cần quan tâm, hỗ trợ giáo viên
một cách tích cực để giáo viên có điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng và thực hiện


13


các giải pháp nghiên cứu của mình, sau đó tạo điều kiện thuận lợi để có thể áp dụng
được sáng kiến đó vào thực tiễn của đơn vị.
4.2 Đề xuất:
Nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong
nhà trường một cách có hiệu quả hơn tôi đề nghị Phòng giáo dục Tháp Mười và Sở
giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp một số nội dung sau:
- Cần cung cấp thêm nhiều kênh thông tin để thuận tiện cho việc trao đổi, chia
sẻ về sáng kiến kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của SKKN.
- Có chế độ, chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức cá nhân có
những mô hình, sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực. Nhân rộng các mô hình đã
được cấp có thẩm quyền công nhận. Tránh tình trạng SKKN chỉ phục vụ để xét thi
đua mà không ứng dụng vào thực tiễn.
- Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở giáo dục và Sở Nội vụ trong công tác thi
đua khen thưởng, tránh sự chống chéo trong việc: quy đổi SKKN” trong việc xét thi
đua..
- Các sáng kiến kinh nghiệm được thẩm định có hiệu quả cần được tổ chức giới
thiệu rộng rãi theo từng loại đề tài.

14



×