Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Sàng lọc tôm thẻ chân trắng bố mẹ (Penaeus vannamei) sạch bệnh dựa trên chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SÀNG LỌC TÔM THẺ CHÂN TRẮNG BỐ MẸ
(Penaeus vannamei) SẠCH BỆNH DỰA TRÊN
CHẨN ĐOÁN BỆNH BẰNG KỸ THUẬT PCR

SVTH: NGUYẾN HOÀNG LINH SƯƠNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên Khóa: 2013 - 2017

TP Hồ Chí Minh, 3/2017


SÀNG LỌC TÔM THẺ CHÂN TRẮNG BỐ MẸ
(Penaeus vannamei) SẠCH BỆNH DỰA TRÊN
CHẨN ĐOÁN BỆNH BẰNG KỸ THUẬT PCR

Tác giả

NGUYỄN HOÀNG LINH SƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Chuyên Ngành Nuôi Trồng Thủy sản

Giáo viên hướng dẫn


THSThS. ĐỖ THỊ THU MINH
TS. NGUYỄN PHÚC CẨM TÚ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ gia đình,
thầy cô và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, ban Chủ
Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể các Thầy, Cô của Khoa Thủy Sản đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành chương trình học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Đỗ Thị Thu Minh và T.S
Nguyễn Phúc Cẩm Tú đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn các anh chị của Cty TNHH Giống Thủy Sản Việt Nam chi
nhánh Ninh Thuận và các bạn cùng thực hiện đề tài đã giúp đỡ, chia sẻ trong suốt thời
gian vừa qua.
Cám ơn gia đình và các bạn lớp DH13NT đã động viên, ủng hộ để tôi hoàn thành
tốt khóa luận.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, tuy
nhiên, bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ Thầy, Cô để bài báo cáo luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn.
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Linh Sương


TÓM TẮT
Đề tài “ Sàng lọc tôm thẻ chân trắng bố mẹ (Penaeus vannamei) sạch bệnh dựa

trên chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR” được thực hiện từ 09/2016-01/2017 tại
phòng PCR, Công ty TNHH Giống thủy sản Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận. Đề tài
sử dụng kỹ thuật PCR và RT-PCR để chẩn đoán bệnh trên đàn tôm mẹ có nguồn gốc
từ Indonesia (số lượng: 244 con). Đàn tôm mẹ được xét nghiệm bệnh sau khi cắt mắt
và cho đẻ thử nghiệm. Cụ thể:
Sử dụng kỹ thuật PCR và các bộ kit PCR của công ty Khoa Thương để xét
nghiệm bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử mô dưới da và cơ quan tạo máu
(IHHNV) trên mẫu máu tôm; xét nghiệm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
(EMS/AHPND), bệnh hoại tử gan tụy do virus HPV, bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn
NHP trên mẫu phân tôm.
Sử dụng kỹ thuật RT- PCR và các bộ kit PCR của công ty Khoa Thương để xét
nghiệm bệnh đỏ đuôi (Hội chứng Taura (TS)), bệnh hoại tử cơ (đục cơ) do virus
(IMNV) và bệnh đầu vàng (YHV/GAV) trên mẫu máu của tôm
Trong 40 con đầu tiên được lấy ngẫu nhiên (lấy mẫu phân và mẫu máu của từng
con) trong tổng số 244 con đem xét nghiệm 8 bệnh nêu trên, kết quả có 2/40 mẫu
dương tính WSSV (2/40 con nhiễm WSSV, tỷ lệ nhiễm 5%); 10/40 mẫu dương tính
HPV (10/40 con nhiễm HPV, tỷ lệ nhiễm 25%); 17/40 mẫu dương tính EMS (17/40
con nhiễm EMS, tỷ lệ nhiễm 42,50%) và không có mẫu nào nhiễm 5 bệnh còn lại.
Kết luận 40/ 244 con không bị nhiễm 5 bệnh (IHHNV, IMNV, TSV, NHP, YHV)
chạy dữ liệu trên minitab16 có tỷ lệ p= 0,164 nằm trong khoảng tin cậy là (0.120;
0.216) với độ tin cậy 95%, như vậy ta ước lượng rằng tỷ lệ p=0,16 của 40/244 con
không nhiễm 5 bệnh trên nằm trong khoảng 0,120 đến 0,216 với độ tin cậy 95%. Trên
cơ sở đó, trong 204 con tôm còn lại, không xét nghiệm 5 bệnh trên và chỉ xét nghiệm
3 bệnh: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND), bệnh
hoại tử gan tụy trên tôm do virus HPV.
Đầu tiên, lấy mẫu phân để xét nghiệm bệnh hoại tử gan tụy do virus (HPV)
trước. Kết quả có 55/204 mẫu dương tính HPV (55/204 con nhiễm virus HPV, tỷ lệ
nhiễm 26,96%). Loại bỏ 55 con nhiễm HPV, xét nghiệm bệnh EMS trên 149 con còn



lại, kết quả có 14/149 mẫu dương tính EMS ( 14/149 con nhiễm EMS, tỷ lệ nhiễm
9,40%). Do vậy loại bỏ 14 con bị nhiễm EMS chỉ xét nghiệm bệnh đốm trắng WSSV
trên 135 con còn lại, kết quả có 4/135 con bị nhiễm WSSV (tỷ lệ nhiễm 2,96%).
Kết quả trong tổng số 244 con xét nghiệm bệnh, có 90 con bị bệnh (chiếm
36,88%), 154 con sạch bệnh (chiếm 63,12%). Những con bị bệnh bị loại bỏ, giữ lại
những con sạch bệnh đưa vào sản xuất (cho đẻ). Mẫu PL được sản xuất từ những con
tôm sạch bệnh này cũng được xét nghiệm lại các bệnh trên bằng kỹ thuật PCR, kết
quả không có mẫu PL nào bị nhiễm nhiễm các bệnh trên.
.


MỤC LỤC


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TTCT

Tôm thẻ chân trắng

WSSV

White Spot Syndrome Virus (Bệnh đốm trắng do virus White Spot
Syndrome)

EMS

Early Mortality Syndrome (hội chứng tôm chết sớm)

AHPND


Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome (bệnh hoại tử gan - tụy cấp
trên tôm)

EHP

Enterocytozoon hepatopenaei (bệnh vi bào tử trùng)

YHV

Yellow head virus (Bệnh đầu vàng)

MBV

Monodon Baculovirus (Bệnh còi trên tôm do Baculovirus)

IHHNV

Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (Bệnh hoại tử
mô dưới da và cơ quan tạo máu ở tôm)

IMNV

Infectious myonecrosi virus (Bệnh Hoại tử cơ /bệnh đục cơ do virus)

TSV

Taura Syndrome (Hội chứng Taura)

HPV


Hepatopancreatic Parvovirus

NHP

Necrotizing Hepatopancreatitis (bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn NHP)

DO:

Dissolved oxygen (ôxy hòa tan)

SPF

Specific Pathogen Free (Tôm sạch bệnh đặc trưng)

SPR

Specific Pathogen Resistance (Tôm kháng bệnh đặc trưng)

VASEP

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam)

USMSFP

United States Marine Shrimp Farming Program (Chương trình nuôi tôm
biển Hoa Kỳ)

USDA


United States Department of Agriculture (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ)

FAO

Food and Agriculture Organiztion of the Unite Nations (Tổ chức Lương
Nông Liên hiệp quốc)

OIE

The World Organisation for Animal Health (Tổ chức sức khỏe động vật
thế giới)

RGCA

Rajiv Gandhi Center Aquaculture (Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Rajiv
Gandhi)


BNNPTNT Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
Ctv

Cộng tác viên

PCR

Polymerase Chain Reaction

RT-PCR

Reverse-transcription Polymerase Chain Reaction (PCR phiên mã

ngược)

DNA

deoxyribonucleic acid

dNTP

deoxyribonucleoside triphosphate

bp

base pair

PL

Postlarvae


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Tôm thẻ chân trắng hiện đang là đối tượng nuôi chủ yếu và góp phần đem lại
hiệu quả đáng kể trong xuất khẩu thu ngoại tệ của ngành Nuôi trồng thủy sản Việt
Nam. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
xuất khẩu tôm 9 tháng năm 2016 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái,
trong đó tôm chân trắng chiếm 61%, tăng 11%. Có thể nói nghề nuôi tôm đã tạo ra
nhiều công ăn việc làm, mang lại thu nhập cao cho người dân và góp phần làm giàu
cho đất nước. Nhưng nhìn lại, ngành này đang đối mặt nhiều thách thức: chi phí sản
xuất cao so với các nước, các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ chiếm đa số và chưa có sự liên kết,
thức ăn, hóa chất và chất lượng tôm giống hiện thiếu sự kiểm soát chặt chẽ cùng với

tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp cụ thể một số bệnh nguy hiểm trên
tôm như: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS), bệnh do vi
bào tử trùng (EHP), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử gan tụy (HPV), hội chứng
Taura (TS), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), bệnh hoại tử
cơ /bệnh đục cơ do virus IMNV... đã và đang gây ra thiệt hại trầm trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất, chất lượng và thu nhập của người nuôi. Mặc dù quyết định đến
50% việc thành bại trong nuôi tôm nhưng công tác quản lý chất lượng tôm giống
vẫn chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng không kiểm soát được, tôm giống không rõ
nguồn gốc hoặc tôm bị nhiễm bệnh đang trở thành vấn đề đáng lo ngại và quan tâm
hiện nay. Con giống kém chất lượng nên khả năng chống chọi với các yếu tố stress
môi trường và sức đề kháng với các mầm bệnh kém, dẫn đến vụ nuôi thất bại. Điều
này cho thấy rằng nguồn giống đóng vai trò hết sức quan trọng, chất lượng giống ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả của nghề nuôi tôm thịt xuất khẩu. Do vậy để đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm, cần phải có
con giống đủ về số lượng và đạt chất lượng. Con giống phải khỏe mạnh và không
mang mầm bệnh là tiêu chuẩn đặt lên hàng đầu.
Theo thống kê của Tổng Cục Thủy Sản, tính đến 6/2016 cả nước ta có 1750 cơ sở
sản xuất giống trong đó có 510 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và 1240 cơ sở
sản xuất giống tôm sú. Với nhu cầu giống hàng năm là 130 tỷ con thì số lượng tôm bố
9


mẹ cần thiết để sản xuất giống là 230 nghìn con (30 nghìn tôm sú, 200 nghìn tôm thẻ
chân trắng). Hiện tại nguồn tôm thẻ chân trắng bố mẹ ở nước ta chủ yếu vẫn được
nhập từ các nước Thái Lan, Indonexia, Mỹ, Singapore… để sản xuất cung cấp giống
cho cả nước, tuy nhiên chất lượng thường chưa ổn định và dễ phát sinh bệnh trong quá
trình trung chuyển. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng tôm bố mẹ không
sạch mầm bệnh. Vấn đề đầu tiên và cũng là hàng đầu đã được nhắc đến là khả năng du
nhập những virus mang mầm bệnh mới và các bệnh khác vào những vùng mới và sạch
bệnh. Thêm nữa không có các nguyên tắc về tiệt trùng và an toàn sinh học nghiêm

ngặt để xử lý tôm bố mẹ không sạch mầm bệnh, trứng và ấu trùng. Các mầm bệnh
nhiễm từ tôm bố mẹ kém chất lượng sẽ có xu hướng truyền sang ấu trùng. Điều này
làm tăng khả năng xảy ra những vấn đề nghiêm trọng về bệnh trong quá trình nuôi. Do
vậy chất lượng tôm bố mẹ là vấn đề then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất giống,
chất lượng con giống cũng như sự thành công của vụ nuôi tôm (Tổng Cục Thủy Sản,
2016).
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định và chọn lựa tôm bố mẹ sạch bệnh cho
tham gia sinh sản mang lại hiệu quả cao và cho ra đời đàn tôm giống chất lượng tốt.
Từ thực tế đã có các phương pháp chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản được thực
hiện để kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu hoặc mầm bệnh đặc trưng nhằm góp
phần trong việc quản lý và khống chế dịch bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
truyền thống như mô bệnh học hay dựa trên kinh nghiệm truyền thống không cho phép
phát hiện sớm và chính xác tác nhân gây bệnh. Nhiều phương pháp lai tại chỗ (In situ
hybridization), phản ứng chuỗi trùng hợp (polymerase chain reaction – PCR, reverse
transcriptase polymerase chain reaction - RT-PCR)…đang phát triển với ưu điểm
nhanh và độ chính xác cao ( Phan Quốc Việt và ctv, 2003). … Trong đó PCR là
phương pháp cho phép phát hiện nhanh và chính xác các mầm bệnh virus (Đặng Thị
Hoàng Oanh , Trần Nguyễn Diễm Tú và Trần Việt Tiên, 2010) đang ngày càng được
sử dụng phổ biến và chiếm ưu thế. Với ý nghĩa thực tiễn đó, cùng với sự giúp đỡ và
tạo điều kiện từ Chi nhánh Cty TNHH Giống Thủy Sản Việt Nam cơ sở Ninh Thuận,
sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, tôi thực hiện
đề tài “ Sàng lọc tôm thẻ chân trắng bố mẹ (Penaeus vannamei) sạch bệnh dựa trên
chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR”.
10


1.2. Mục tiêu đề tài
Thông qua quá trình chẩn đoán bệnh trên đàn tôm thẻ chân trắng bằng kỹ thuật
PCR, giúp phát hiện và loại bỏ tôm nhiễm bệnh, chọn lọc được đàn tôm mẹ sạch bệnh
cho tham gia sinh sản, kiểm soát sự lây nhiễm bệnh từ đàn tôm mẹ sang con, góp

phần sản xuất ra giống tôm sạch bệnh.
1.3. Nội dung đề tài
Tôm bố mẹ nhập về trại giống được nuôi vỗ cách ly. Đàn tôm mẹ sau khi cắt mắt
và cho đẻ thử nghiệm, tiến hành kiểm tra xét nghiệm bệnh trên từng đối tượng tôm thẻ
chân trắng mẹ bằng kỹ thuật PCR (gồm có 6 mầm bệnh TSV, WSSV, IHHNV, YHV,
NHP, IMNV) đảm bảo tôm bố mẹ đạt chất lượng đúng theo Quyết định số 456/QĐ-BNNNTTS của Bộ NN&PTNT và tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 10257:2014 – Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). Bên cạnh đó đề tài cũng xét nghiệm thêm bệnh EMS
và HPV do xét thấy đây là 2 bệnh nguy hiểm cũng cần được kiểm tra.

11


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng
2.1.1. Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Penaeus vannamei (Boone, 1931)
2.1.2. Đặc điểm hình thái
Gồm 2 phần: phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực có 14 đôi phần phụ bao
gồm:
• Chủy tôm có 2 răng cưa ở dưới và 8-9 răng cưa ở trên.
• 1 đôi kép có mắt cuống mắt.
• 2 đôi râu: Anten 1 (A1) và Anten 2 (A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt,
hai nhánh ngắn. A2 có nhánh ngoài biến thành vẩy râu, nhánh trong kéo
dài. Hai đôi râu này giữ chức năng khứu giác và giữ thăng bằng.
• 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2. Ba đôi chân hàm

có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ hoạt động bơi lội của tôm.
• 5 đôi chân bò (chân ngực) cho tôm bò trên mặt đáy. Ở tôm cái, giữa gốc
chân ngực 4 và 5 có thelycum (cơ quan sinh dục ngoài, nơi nhận và giữ túi
tinh từ con đực chuyển sang con cái).
Phần bụng có 7 đốt: 5 đốt đầu, mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay còn gọi là chân
bụng. Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong. Đốt ngoài chia làm hai nhánh:
nhánh trong và nhánh ngoài, đốt thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân
thành nhánh tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy. Ở tôm
đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực (là bộ phận sinh
dục bên ngoài của tôm).
2.1.3. Nguồn gốc và phân bố
Theo trung tâm khuyến ngư Quốc gia (2004), tôm Penaeus vanamei (Bone, 1931)
12


là loài tôm nhiệt đới, phân bố ở vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển
Peru đến Nam Mêhicô, vùng biển Ecuador. Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở
nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái lan, Philippine, Indonesia,
Malayxia và Việt Nam.
2.2.4. Các yếu tố môi trường sống
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), yêu cầu về chất lượng nước nuôi tôm
như sau:
 Độ mặn : 5-32%0 , thích hợp nhất là 10-25%0.


Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 20-30 0 C, quá cao không quá 330C, quá thấp

không thấp quá 180C.



DO> 4mg/l, không dưới 2mg/l



pH: 7,8-8,3, dưới 7 không thích hợp với tôm.



Độ trong: 25-35cm, màu nước là màu xanh lục, vỏ đậu xanh.



Độ sâu: 1,5-2m.



H2S: <0,03 mg/l



NH3: <0,1 mg/l

2.1.5. Tập tính sinh sống
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), tôm thẻ chân trắng sống ở vùng biển tự
nhên có các đặc điểm: Đáy cát, độ sâu 0-72 m; nhiệt độ nước ổn định từ 25-32 0C, dộ
mặn 28-34%0, pH 7,7-8,3. Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm
con ưa sống ở các khu vực cửa song giàu sinh vật thức ăn.
2.1.6. Tập tính ăn
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), tôm chân trắng là loài ăn tạp, tôm ăn
cả thức ăn có nguồn gốc động vật lẫn thực vật. Chúng có thể ăn thức ăn tự nhiên trong

ao như tảo, sinh vật phù du, sinh vật đáy và thức ăn do con người cung cấp. Thức ăn
tôm cần đầy đủ các thành phần: protein, lipid, glucid, vitamin, muối khoáng.. thiếu hay
không cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Khi nhiệt độ lên đến 33 0C hoặc vào
mùa lạnh khi nhiệt độ xuống thấp tôm thường ăn ít. Trong thời kỳ tôm sinh sản và đặc
biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu và lượng thức ăn
13


hàng ngày tăng lên gấp 3-5 lần, thức ăn cần hàm lượng đạm (protein) 35% là thích
hợp.
2.1.7. Sinh trưởng
Sự tăng trưởng về kích thước của tôm thẻ có dạng bậc thang thể hiện sự sinh
trưởng không liên tục. Kích thước cơ thể giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc
tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau những lần lột xác. Trong khi đó sự tăng trưởng
về khối lượng có tính liên tục hơn Tôm Thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, tốc
độ tăng trưởng tùy theo loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi
trường, dinh dưỡng....Từ ấu trùng đến đầu thời kỳ thiếu niên, không có sự khác biệt
giữa tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, tới cuối thời kỳ thiếu
niên, tôm cái lớn nhanh hơn tôm đực.
2.1.8. Sinh sản
Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có thể
tham gia sinh sản. Mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển có sự khác nhau ví
dụ: ở ven biển phía Bắc Ecuado tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng của mỗi
vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: tôm mẹ từ 30 - 45g thì lượng trứng từ 100.000 250.000 trứng, đường kính trứng 0,22mm.
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần
đẻ cách nhau 2 đến 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 - 4 lần đẻ
liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 đến 16 giờ trứng nở ra ấu trùng Nauplius. ấu
trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành
Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm P. vannamei khoảng 0,88 - 3mm.
2.2. Vài nét về tôm sạch bệnh (SPF: Specific pathogen free), tôm kháng bệnh

(SPR: Specific pathogen resistance)
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại
nguồn lợi kinh tế lớn song lại tồn tại nhiều dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đáng kể
cho chính nghề nuôi này, do đó đã có nhiều chương trình chọn giống và gia hóa tôm
được thực hiện và cho ra đời nhiều dòng tôm được biết đến là tôm sạch bệnh (SPF) và
tôm kháng bệnh (SPR). Có thể nói điều này đã mở ra nhiều triển vọng trong sản xuất
14


các giống tôm sạch bệnh, có khả năng chống chọi tốt với dịch bệnh đáp ứng mong
muốn và đem lại lợi ích cho người nuôi. Và điều này dẫn đến những quan niệm cho
rằng việc sử dụng những con tôm sạch mầm bệnh có khả năng kháng bệnh này sẽ
không thể nhiễm những mầm bệnh virus mà chúng gặp phải trong quá trình nuôi?
Thiết nghĩ, chúng ta cần có sự nhìn nhận hoàn thiện và đúng đắn về thuật ngữ tôm
sạch bệnh (SPF) và tôm kháng bệnh (SPR) này.
Hiện chưa có một quy tắc thống nhất trên phạm vi quốc tế đối với sự phát triển của
tôm SPF, do đó có sự khác biệt về chất lượng của các giống SPF khác nhau. Một trong
những khái niệm về tôm sạch bệnh SPF được biết đến là:
Tôm sạch bệnh đặc trưng (SPF: Specific Pathogen Free): Một dòng hay một quần
đàn tôm gia hoá được kiểm soát bệnh bởi một phòng thí nghiệm chuẩn đoán được
công nhận trong một chương trình giám sát cố định trong thời gian ít nhất 2 năm và
cho thấy là hoàn toàn sạch các mầm bệnh trong danh sách của OIE (Tổ chức quốc tế
về sức khoẻ động vật) hay USMSFP (Chương trình nuôi tôm biển Hoa Kỳ) (Trần
Công Bình, 2014). Do đó, tôm sạch bệnh đặc trưng (SPF) chỉ sạch các bệnh trong
danh sách SPF chứ không phải sạch tất cả các loại bệnh. Mặc dù đã trải qua sự sàng
lọc như vậy nhưng đối với những loại virus mới chưa bộc lộ hoặc chưa biết đến có thể
xuất hiện nhưng vì chúng chưa được nhận diện nên vẫn có thể thoát khỏi sự kiểm dịch.
Những con tôm sạch bệnh được sản xuất tại những cơ sở nuôi an toàn sinh học,
được kiểm tra nhiều lần và được nhận định là sạch mầm bệnh thông qua việc sử dụng
rất nhiều các quy tắc quan trắc và có nguồn gốc từ những con tôm bố mẹ được nuôi

với những quy tắc phát triển số lượng bố mẹ nghiêm ngặt. Các con tôm bố mẹ này
được tạo ra thông qua những quy trình kiểm dịch rộng rãi, những quy trình đó đưa đến
các thể hệ F1 sạch mầm bệnh (không có những mầm bệnh nhất định mà người nuôi
quan tâm). Chỉ khi được nuôi và giữ trong những điều kiện này ta mới có thể có được
các giống SPF thực sự. Một khi những con tôm này được đưa ra khỏi các cơ sở sản
xuất SPF, chúng không còn được coi là SPF mặc dù chúng có thể vẫn sạch mầm bệnh..
Như vậy SPF đơn giản chỉ là không mang các mầm bệnh và có thể bị nhiễm bệnh nếu
chúng tiếp xúc với mầm bệnh.
Bảng 2.1: Danh sách bệnh đặc trưng trên giáp xác của OIE (tháng 5/2010)
(Các bệnh virus đã đưa ra khỏi danh sách năm 2010 là BP và MBV)
15


Bệnh virus trên tôm he

TSV, WSSV, YHV/GAV, IHHNV, IMNV

Bệnh virus trên tôm càng

MrNV

Bênh vi khuẩn trên tôm he

NHP-B

Bệnh nấm trên tôm rồng (Crayfish)

Aphanomyces astaci

Bảng 2.2: Danh sách mầm bệnh đặc trưng của USMSFP (2006-2007)

Bệnh đặc trưng của tôm chia làm 3 nhóm
Nhóm 1: là những mầm bệnh có khả Virus: TSV, WSSV, YHV, GAV, IMNV
năng gây ra những thiệt hại rất lớn về
kinh tế. Tất cả đều nằm trong danh
sách của OIE.
Nhóm 2: là những mầm bệnh có khả Virus: IHHNV, BP, MBV, BMN, HPV
năng đe doạ về mặt kinh tế. Phần lớn Vi khuẩn: NHP
nằm trong danh sách của OIE

Protozoa: Microspodian, Halospodian

Nhóm 3: Những mầm bệnh có khả Protozoa: Gregarine
năng

gây

trở

ngại

về

kinh

tế

(không có trong danh sách của OIE)

Đối với Tôm kháng bệnh đặc trưng ( SPR: Specific Pathogen Resistance): Là tôm
có khả năng kháng lại những mầm bệnh đặc trưng nhờ vào quá trình cải thiện tính di

truyền của tôm (Trịnh Công Bình, 2014). Những công trình nghiên cứu gần đây của
một số quốc gia và công ty tư nhân đã tập trung nỗ lực vào việc phát triển những giống
SPF và cũng kháng được một số mầm bệnh (SPF/SPR). Đây là quá trình lâu dài và
thường tập trung vào một mầm bệnh,. Cho đến nay chỉ mới tạo được dòng tôm xanh
Nam Mỹ (P. stylirostris) có khả năng kháng IHHNV, một số giống tôm thẻ chân trắng
(P. vannamei) kháng được hội chứng Taura (TSV) dòng 1 nhưng không kháng được
dòng 2, dòng 3 và đang nghiên cứu tạo tính kháng với bệnh đốm trắng (WSSV) và
bệnh hoại tử cơ đuôi (IMNV).
2.3. Lịch sử nghiên cứu và gia hóa tôm thẻ chân trắng
Gia hóa (domestication) xét theo một nghĩa rộng hơn là quá trình nhờ đó động vật,
16


thực vật hay vi khuẩn được lựa chọn từ tự nhiên thích nghi với nơi sống đặc biệt do
con người tạo ra; đưa một loài hoang dã vào trong điều kiện quản lý, kiểm soát của
con người. Trong phạm vi di truyền gia hóa là quá trình trong đó những thay đổi trong
sự thể hiện và tần số xuất hiện gen diễn ra từ một nhóm mới của chọn giống được áp
dụng trên một quần thể. (Theo Từ điển thuật ngữ Nuôi trồng thủy sản FAO, 2008).
Tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng thủy sản được gia hóa (được
nuôi khép kín vòng đời trong các hệ thống nuôi có kiểm soát) nhằm tăng sản lượng và
kháng bệnh tốt hơn. Tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF) và kháng bệnh (SPR) là sản phẩm
của một quá trình gia hóa.
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ đang là đối tượng tôm nuôi quan
trọng thay thế tôm sú ở nhiều nước với tỷ trọng sản lượng của thế giới hiện nay là 80%
và tôm sú 20%, mặc dù khoảng 5-6 năm trước tỷ lệ này là 70:30 và giữa những năm
của thập niên 90 thì tỷ lệ này là 25:75. Sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc,
Thái Lan đã vượt trên 1,5 triệu tấn (Tổng Cục Thủy Sản, 2014). Sở dĩ tôm chân trắng
Nam Mỹ đã được du nhập vào các nước châu Á một cách mạnh mẽ để thay thế tôm sú,
theo các chuyên gia, phần lớn là do thành công công nghệ gia hoá, tạo được số lượng
lớn tôm bố mẹ sạch một số bệnh nguy hiểm (SPF), được chọn giống và cung cấp cho

sản xuất ở quy mô thương mại. Thời gian nuôi tôm chân trắng ngắn hơn so với nuôi
tôm sú, nếu có kế hoạch và quản lý tốt, có thể nuôi tôm chân trắng 3 vụ/ năm.
2.3.1.Trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80, ban đầu tập trung ở các
nước Tây bán cầu. Nghề nuôi tôm này phát triển khá thuận lợi và dễ thành công do sự
chấp nhận của thị trường và chưa có sự xuất hiện của dịch bệnh. Lúc này nguồn giống
cung cấp cho nuôi tôm chủ yếu đều là khai thác tôm giống từ tự nhiên. Đến cuối thập
niên 80, mở ra thời kỳ tôm giống, nguồn tôm giống được sản xuất trên các trại giống ở
đất liền, tuy nhiên những con tôm giống này vẫn mang nguồn gen tự nhiên (hoang dã)
vì tôm bố mẹ được bắt tự nhiên ngoài biển. Bệnh của tôm xuất phát từ tôm bố mẹ
hoang dã, truyền cho tôm giống trong các trại sản xuất, sau đó những con tôm giống
này được thả vào các trang trại nuôi tôm. Sự lây lan dịch bệnh chính là trở ngại và nỗi
lo lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giống tôm lúc này. Để đối phó
17


với những vấn đề dịch bệnh chủ yếu do IHHNV (nhân tố nguyên nhân của hội chứng
dị dạng, còi cọc tôm ở Mỹ vào cuỗi những năm 1980), một chương trình phát triển
tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) SPF đã được khởi xướng năm 1989 từ Bộ nông
nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture - USDA). Chương trình này
tiếp tục và đã được một số các doanh nghiệp thương mại hầu hết đặt tại Hawaii mở
rộng ra. Thời điểm đó, Mỹ đã nghiên cứu và thành công trong việc gia hóa tôm thẻ
chân trắng Thái Bình Dương. Sự phát triển của tôm thẻ chân trắng sạch bệnh (SPF) ở
Mỹ đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ việc sản xuất tôm tại nước này, đồng thời mở ra
một bước ngoặc lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau thử nghiệm sản xuất ban đầu,
năm 1992 toàn bộ ngành công nghiệp nuôi tôm của Mỹ sử dụng con giống tôm thẻ
chân trắng sạch bệnh được sản xuất từ tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh ở Hawaii.
Sự phát triển dòng tôm thẻ chân trắng sạch bệnh tại Mỹ dẫn đến việc áp dụng nhanh
chóng loại tôm này từ các nước bán cầu Tây đến châu Á. Sự gia hóa và chọn giống
tôm thẻ chân trắng đã cải thiện đáng kể về kinh tế và độ tin cậy của nghề nuôi tôm.

Chính điều này đã khiến châu Á chuyển hướng sang tôm thẻ chân trắng dựa trên lợi
nhuận từ nuôi tôm thẻ chân trắng cao hơn nhiều lần so với tôm sú.
Đến năm 1996, Hội chứng Taura (TSV) xuất hiện ở Trung Mỹ và gây thiệt hại cho
bang Texas khiến ngành công nghiệp sản xuất tôm sụt giảm 50%. Trước tình hình đó,
người nuôi tôm đã yêu cầu các nhà nghiên cứu phát triển loài tôm kháng lại virus này
và đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện ngay sau đó. High Health
Aquaculture (HHA), một đơn vị đứng đầu thế giới về gia hóa tôm và khoa học chọn
giống, đã thành công đầu tiên trong chương trình chọn giống này. HHA đã sử dụng kết
hợp gia đình, sự chọn lựa trong gia đình và dòng lai để tạo ra những con giống sạch
bệnh vừa tăng trưởng nhanh vừa kháng virus TVS cho TTCT vào năm 1997. Đến nay
đã có 10 thế hệ đã được chọn lọc thành công. Những dòng tôm SPF tiên tiến này
thường được sử dụng ở Thái Lan và Indonesia. (Lược dẫn từ bài viết Domestication of
Pacific White shrimp revolutionizes Aquaculture của Tiến sỹ Jim Wyban trên tạp chí
“Global Aquaculture Advocate”, 2007).
Hiện nay, nguồn tôm bố mẹ chính của Việt Nam được nhập từ Mỹ (Hawai,
Florida), Singapore (SIS), Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó nổi bật nhất vẫn là cơ sở
nghiên cứu NELHA (Natural Energy Laboratory of Hawaii Authority) (Hawai) và SIS
18


(Singapore). SIS là một phần của Shrimp Improvement Systems Group Pte, Ltd có trụ
sở ở Singapore, nguồn cung lớn nhất thế giới về tôm giống chọn lọc, tôm giống sạch
bệnh, với cơ sở hoạt động tại Hawaii, Florida, Singapore và India. Hơn 40% tôm giống
được bán bởi SIS đến từ cơ sở tại Hawaii. SIS cũng phát triển sản xuất tôm xanh Thái
Bình Dương (Litopenaeus stylirostris) sạch bệnh, giống tôm hiện đang được lựa chọn.
SIS hiện nay tạo ra lượng tích trữ vượt qua 9,5 triệu USD từ lượng tôm giống thương
mại.
Hiện nay trên thế giới, các nước đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ
chọn lọc gen trong sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh/kháng bệnh như: Mỹ,
Mexico, Ecuador, Peru, Panama, Úc, Trung Quốc, Ấn độ. Các nước đang triển khai

chương trình chọn lọc gen này là Đài Loan, Brasil, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Tuy
vậy, có rất ít thông tin mức độ thành công đối với từng loại bệnh và các chi tiết liên
quan đến quy trình công nghệ chọn lọc gen trên đối tượng này. Một công trình nghiên
cứu khác của Moss et al. (2007) có liên quan đến chương trình này cho thấy hệ số cận
huyết lớn hơn 10% có thể ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của các dòng tôm chân
trắng kháng bệnh (TSV và WSSV) từ 8,3% đến 38,7%. Ở Mexico, chương trình chọn
lọc gen sản xuất các dòng tôm chân trắng kháng bệnh từ những năm 1998 cũng cho
thấy sự gia tăng rõ rệt (2,6 lần) về tỉ lệ sống của các cá thể tôm đối với khả năng chống
chịu bệnh (Castillo-Juárez et al., 2015). Sự thành công của các chương trình chọn
giống sử dụng công nghệ chọn lọc gen đã thúc đẩy các quốc gia khác tham gia vào
việc sản xuất các dòng tôm sạch bệnh, kháng bệnh trong những năm gần đây. Một số
công trình nghiên cứu ở Trung Quốc đã công bố thành công trong việc thiết lập bản đồ
liên kết gen của tôm chân trắng cho tính trạng tăng trưởng (Du et al., 2010; Yu et al.,
2015) và tạo ra nguồn vật liệu di truyền của quần đàn tôm chân trắng cho các nghiên
cứu về sau. Ấn Độ cũng đã nghiên cứu và sản xuất thành công tôm thẻ chân trắng bố
mẹ sạch bệnh do Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA) ở Tamil Nadu
thực hiện. Đến nay, Ấn Độ đã chủ động được nguồn tôm giống chất lượng cao và đẩy
mạnh nuôi và xuất khẩu loài tôm này. Trong một hội thảo của Hiệp hội Thủy sản Toàn
cầu vào năm 2013, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học James Cook (Úc) đã giới
thiệu các phương pháp mới liên quan đến kỹ thuật giải trình tự, nhằm giảm chi phí cho

19


nhà đầu tư, cũng như các phương pháp kỹ thuật phân tích di truyền số lượng giúp tăng
hiệu quả chọn lọc trong các chương trình chọn giống tôm chân trắng .
2.3.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng không phải là loài bản địa nên phải đến năm 2003
một số công trình nghiên cứu mới được triển khai. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào
lĩnh vực tạo quy trình sản xuất giống sạch bệnh, nuôi thương phẩm. Nghiên cứu phát

triển tôm bố mẹ thẻ chân trắng chỉ được chú ý trong những năm gần đây. Viện Nghiên
cứu Nuôi Trồng Thủy sản I, III, Công ty Giống thủy sản Minh Phú và Tập đoàn Việt Úc đã tiến hành nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ, nhập một số đàn tôm vật liệu ban đầu
từ các nước như Mỹ, Mexico, Ecuador, Columbia, Thái Lan... và thử nghiệm lai chéo
giữa các dòng tôm, đánh giá tuyển chọn tạo quần đàn vật liệu.
Công ty thủy sản Việt Úc với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Australia và các chuyên gia
trong nước đã chọn tạo thành công đàn tôm thẻ chân trắng thế hệ G3 và được Bô Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống thủy sản mới. Hàng năm sản xuất
được khoảng 10000 con tôm thẻ bố mẹ chân trắng phục vụ cho nhu cầu của doanh
nghiệp. Công ty Minh Phú đã và đang triển khai nhập vật liệu di truyền từ các nước để
chọn tạo tôm bố mẹ theo hướng kháng bệnh.
Năm 2009 -2011, Viện nghiên cứu NTTS I đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ sinh học sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (SPF)” do Ths Vũ
Văn In làm chủ nhiệm đề tài với những kết quả rất thành công. Đề tài đã tuyển chọn và
nuôi tôm bố mẹ hậu bị SPF từ đàn tôm thương phẩm, xác định tiêu chuẩn lựa chọn
tôm bố mẹ sạch bệnh và đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất tôm bố mẹ SPF
(sạch 5 loại bệnh: TSV, IHHNV, WSSV, NHP và YHV). Năm 2011, đề tài đã sản xuất
được 4700 cặp tôm bố mẹ chất lượng cao đảm bảo sạch 5 loại bệnh với tỷ lệ tham gia
đẻ trứng đạt 75%, sức sinh sản trung bình đạt 150.000 trứng/tôm cái và tỷ lệ nở đạt
70%.
Năm 2012-2015, Viện I tiếp tục triển khai đề tài “ Ứng dụng di truyền số lượng và
di truyền phân tử để tạo vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm chân trắng theo tính
trạng tăng trưởng”. Kết quả đề tài đã đánh giá được hiệu quả chọn lọc theo tính trạng
sinh trưởng (chiều dài và khối lượng) qua các thế hệ, đánh giá được tương tác môi
20


trường và kiểu gen lên tính trạng sinh trưởng ở các vùng sinh thái khác nhau: miền
Bắc và miền Trung. Về tôm bố mẹ đã chọn tạo được đàn tôm chọn giống nâng cao
sinh trưởng thế hệ thứ nhất gồm 1500 con tôm chân trắng bố mẹ (1000 con
cái>50g/con và 500 tôm đực >40g/con), đàn tôm chọn giống có hệ số di truyền h 2 =

0.25, hiệu quả chọn lọc tăng 7%.
Giai đoạn 2 từ năm 2014-2018. Viện I tiếp tục chủ trì thực hiện đề tài”Nghiên cứu
phát triển và ứng dụng chỉ thị phân tử để chọn tạo tôm chân trắng bố mẹ tăng trưởng
nhanh” (nay Viện III chủ trì) kết hợp phương pháp chọn giống truyền tống với sử dụng
công nghệ AND, dự kiến đến 2018 sẽ tạo được đàn tôm chọn giống thế hệ thứ 4, hệ số
di truyền h2>0,25, hiệu quả chọn lọc >7 %/1 thế hệ.
Năm 2013-2015,Viện nghiên cứu NTTS I triển khai dự án” Phát triển giống tôm
bố mẹ tôm chân trắng”. Dự án đã thu được những kết quả :Nhập nội và lưu trữ được
12 đàn tôm bố mẹ ( ngồn gốc từ Mỹ, Thái lan, Singapore, Indonexia, Mexico,
Ecuador, Colombia), 200 cặp tôm bố mẹ/ 1 đàn tôm, tỷ lệ giới tính 1 đực 1 cái, cỡ tôm
>30 g/ con; Tạo các tổ hợp lai cùng dòng và khác dòng, qua dó xác dịnh các tổ hợp lai
có sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao là các tổ hợp lai khác dòng được tạo ra từ các đàn
tôm bố mẹ SIS, CP, Mexico và Ecuado.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III (RIA III) ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện “Nghiên cứu quy trình
công nghệ sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm he
chân trắng Litopenaeus vannamei” chủ nhiệm đề tài là Ths Đào Văn Trí. Đề tài đã đề
xuất được quy trình công nghệ sản xuất giống; quy trình công nghệ nuôi thương phẩm;
cho đẻ khép kín vòng đời. Viện III đã lai tạo thành công đàn tôm bố mẹ (F1) có nguồn
gốc từ Hawaii và đã tạo ra được đàn giống tôm thẻ chân trắng có chất lượng cao với
tên gọi F1-V3-VN. Theo Viện III, đàn tôm bố mẹ này được nhập trực tiếp từ Viện Hải
dương học Hawaii. Sau đó, nuôi thuần hóa và cho lai chéo giữa các cặp bố mẹ này,
qua nhiều lần tuyển chọn đã tạo ra giống tôm chân trắng có tên gọi F1-V3-VN. Qua
thời gian nghiên cứu đặc tính sinh sản của đàn tôm bố mẹ mới này, cho thấy chúng có
một số đặc điểm nổi trội như khả năng sinh sản tương đối ổn định và số lượng trứng
cũng nhiều hơn so với đàn tôm bố mẹ nguyên thủy nhập từ Hawaii (mỗi lần đẻ từ
200.000 - 230.000 trứng, trong khi đó tôm nhập trực tiếp từ Hawaii đẻ từ 170.000 21


190.000 trứng). Thời gian qua Viên III đã tạo ra được 6.000 cặp tôm bố mẹ F1-V3VN, tuy nhiên chỉ cho 2.850 cặp sinh sản tại các Trung tâm giống của Viện III, sản

xuất được 1,831 tỷ nauplius (giai đoạn sau trứng nở) nhưng chỉ thả nuôi 102 triệu
nauplius. Từ nguồn tôm giống F1-V3-VN cho sinh sản thành công, Viện III đã triển
khai nuôi thử nghiệm tại 24 hộ ở các tỉnh miền Trung có diện tích 27,2 ha với 59 ao
nuôi, lượng tôm chân trắng thả là 34,1 triệu con. Đến nay, toàn bộ diện tích tôm F1V3-VN nuôi thử nghiệm đều thu hoạch. Theo dõi cho thấy, tỷ lệ sống của tôm qua thời
gian nuôi thành thục và cho đẻ của tôm đạt 93,3%. Đặc biệt các mẫu kiểm dịch giống
tôm F1-V3-VN đều không có dấu hiệu bị nhiễm 6 loại bệnh TSV, WSSV, MBV,
IHHNV, BP, IHBMV. Trong khi đó giá thành của tôm giống F1-V3-VN chỉ bằng 50%
so với tôm nhập từ Thái Lan và bằng 30% so với tôm giống bố mẹ nhập trực tiếp từ
Hawaii.
Mặc dù tình hình dịch bệnh trên tôm chân trắng đang rất phức tạp tại các tỉnh
miền Trung nhưng trong số 59 ao nuôi tôm F1-V3-VN thì có 54 ao nuôi không phát
hiện bệnh, chiếm 89,25%, các ao còn lại có nhiễm và được xác định là do yếu tố môi
trường. Thời gian nuôi thử nghiệm từ ngày thả giống đến khi thu hoạch tại các mô hình
là 78 ngày, kích cỡ tôm khi thu hoạch đạt 99 con/kg, hệ số thức ăn bình quân của các
mô hình là 1,11. Năng suất bình quân khoảng 11 tấn/ha, lãi bình quân của các mô hình
là 150 triệu đồng/ha. Với những kết quả ban đầu, Viện III đã kiến nghị Bộ cho phép
phát triển đàn tôm chân trắng bố mẹ F1-V3-VN thành sản phẩm hàng hoá phục vụ cho
nghề nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam. Tuy nhiên đại diện Chi cục Nuôi trồng Thuỷ
sản Khánh Hoà đánh giá: Giống tôm của Viện III lai tạo ra mới đưa vào sản xuất thử
nghiệm 1 vụ, mô hình làm thử nghiệm nuôi thương phẩm lại không có đối chứng với
các giống tôm khác. Do vậy để có kết quả chính xác và có giống tốt đề nghị Viện III
tiếp tục khảo nghiệm và tiếp tục nghiên cứu thêm để hoàn thiện quy trình kỹ thuật.
Như vậy, cho đến nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu tôm chân trắng bố mẹ mới chỉ
dừng lại ở sản phẩm sạch bệnh (SPF), có khả năng tăng trưởng tốt và đang trong quá
trình hoàn tất thủ tục thương mại hóa, chưa tạo ra các dòng tôm bố mẹ kháng bệnh để
có thể giải quyết một cách hiệu quả các khó khăn do tình hình dịch bệnh gây cho
ngành công nghiệp nuôi tôm chân trắng. Dù vậy, với những kết quả đã đạt được cũng
sẽ tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh hơn cho thị trường tôm bố mẹ sạch bệnh ở Việt
22



Nam. Có thể nói đây là bước tiến mới đem lại hi vọng cho ngành sản xuất tôm giống ở
nước ta trong tương lai với mong muốn cung ứng đa số nhu cầu tôm bố mẹ trong
nước, giảm bớt sự lệ thuộc vào nước ngoài.
2.4. Tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng
2.4.1. Dịch bệnh trên tôm nuôi
Dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều bệnh mới xuất
hiện gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như đe dọa đến sự phát triển bền vững của
nghề nuôi tôm trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của Cục Thú y,
từ ngày 01/01- 11/8/2016, cả nước đã có 51.689,65 ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị
thiệt hại (tăng 54,9% so với cùng kỳ năm 2015), chiếm 8,08% tổng điện tích nuôi tôm
trên cả nước (số liệu diện tích thả nuôi do Tổng cục Thủy sản cung cấp đến hết
25/07/2016 là 639.700 ha). Trong đó, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh thiệt
hại là 10.211,68 ha; quảng canh, quảng canh cải tiến 29.273,06 ha; 11.972,25 ha là tôm
lúa và 232,66 ha nuôi kết hợp.
Trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tăng mạnh, tuy
nhiên, diện tích thiệt hại do dịch bệnh trên tôm nuôi giảm so với cùng kỳ năm 2015 về
cả phạm vi và diện tích. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh là 6.746,74 (giảm
32,21% so với cùng kỳ năm 2015), diện tích không xác định nguyên nhân là 7.303.94
ha, biến đổi môi trường, thời tiết 37.858,51h do tình hình xâm nhập mặn và hạn hán
kéo dài.
Theo số liệu thống kê thì bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh hoại tử gan tụy cấp
(AHPND) là hai bệnh gây thiệt hại lớn nhất đối với ngành nuôi tôm nước lợ so với các
bệnh khác còn lại.
2.4.1.1. Dịch bệnh đốm trắng
Về phạm vi: Tính đến 8/ 2016 dịch bệnh xảy ra tại 229 xã, 75 huyện, thị xã thuộc
24 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa , Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí
Minh, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, các tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long
(Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau). Trà

23


Vinh có diện tích bị bệnh lớn nhất (chiếm gần 26,41%tổng diện tích bị bệnh của cả
nước) sau đó đến Kiên Giang, Bạc Liêu và các địa phương khác.
Về mức độ: Diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng là 2.371 ha chiếm 0,37% tổng
diện tích thả nuôi. So với năm 2015, bệnh tăng về phạm vi nhưng diện tích bệnh giảm.
Cụ thế số xã có tôm bị bệnh tăng 2,23% nhưng diện tích bệnh giảm 45,55%.
Về thời gian: Dịch bệnh xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm, nhưng tập trung
nhiều vào các tháng có mùa vụ thả nuôi chính.
Về đối tượng mắc bệnh: Bệnh xảy ra trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập
trung chủ yếu giai đoạn tôm từ 10-130 ngày tuổi sau thả. Diện tích nuôi tôm thẻ bị
bệnh là 1.274,35 ha, tôm sú bị bệnh là 1.096,83 ha.
Về phương thức nuôi tôm: Tính đến11/0 8/2016 thì diện tích nuôi thâm canh, bán
thâm canh bị thiệt hại (1.698,27 ha), quảng canh, quảng canh cải tiến bị thiệt hại
(524,54 ha), tôm lúa là 19,65 ha và tôm xen cua là 128,72 ha.
2.4.1.2. Bênh hoại tử gan tụy cấp
Về phạm vi. tại Việt Nam, dịch bệnh được báo cáo xuất hiện từ cuối năm 2010 tại
tỉnh Sóc Trăng, sau đó dịch bệnh đã lây lan và xuất hiện ở hầu hết các địa phương
trọng điểm về nuôi tôm trong phạm vi cả nước. Tính đến 11/08/2016 bệnh xảy ra tại
258 xã, 76 huyện , thị xã thuộc 24 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu,
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà
Mau). Bệnh xuất hiện tại tất cả các vùng nuôi tôm trọng điểm như: Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, Trà Vinh và Kiên Giang.. Tỉnh Sóc Trăng có diện tích bị bệnh lớn nhất
(chiếm gần 28,15% tổng diện tích bị bệnh của cả nước) sau đó đến Trà Vinh, Bạc Liêu
và các địa phương khác.
Về mức độ: Tổng diện tích tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp là 3.641,06 ha; chiếm
0,57% diện tích thả nuôi. So với năm 2015, bệnh giảm về phạm vi và diện tích bệnh

Cụ thế số xã có tôm bị bệnh giảm 0,77% và diện tích bệnh giảm 41,54%.
Về đối tượng mắc bệnh: Bệnh xảy ra trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập
24


trung chủ yếu giai đoạn tôm từ 2 đến 127 ngày tuổi sau thả, bệnh xuất hiện ở tất cả các
tháng trong năm. Diện tích tôm thẻ bị bệnh là 2.241,12 ha; tôm sú bị bệnh là 1.399,94
ha.
Về phương thức nuôi tôm: Tính đến11/0 8/2016 thì diện tích nuôi thâm canh, bán
thâm canh bị thiệt hại 3.058,71 ha), quảng canh, quảng canh cải tiến bị thiệt hại
(416,81 ha), tôm lúa là 66,1 ha và tôm xen cua là 98,74ha, tôm xen cá là 0,7 ha.
2.4.1.3. Nguyên nhân khác:
Bệnh đỏ thân: 439,49 ha nuôi tôm bị bệnh tại Trà Vinh (59,04 ha), Bình Thuận (3
ha), Khánh Hòa (0,6 ha), Cà Mau (376, 85 ha).
Bệnh phân trắng: 139, 6 ha tôm nuôi bị bệnh tại Trà Vinh (5 8 ha), Bạc Liêu (87
ha), Bình Thuận 1,5 ha; Cà Mau 0,8 h; Khánh Hòa 0,8 ha; Nghệ An 1,8 ha; Quảng
Ngãi 41,7 ha.
Bệnh đường ruột: 55,45 ha tôm nuôi bị bệnh tại Trà Vinh 53,55 ha; Huế 1,9 ha.
Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV): 26,6 ha tôm nuôi bị bệnh tai
Bến Tre 9,26 ha; Cà Mau 0,4 ha; Bà Rịa- Vũng Tàu 1,95 ha; Ninh Thuận 0,8 ha; Sóc
Trăng 14 ha, TP Hồ Chí Minh 0,45 ha.
Bệnh còi: 70,65 ha tôm nuôi bị bệnh: tại Binh Thuận 10,3 ha; Kiên Giang 56 ha;
Bà Rịa –Vũng Tàu 2,85 ha và Trà Vinh 1,5 ha.
Bệnh vi bào tử trùng (EHP): 2,45 ha ôm nuôi bị bệnh: tại Quảng Ninh 0,5 ha; Ninh
Thuận 1,95 ha.
Do môi trường, thời tiết: 37.858,51 ha bị thiêt hại: Thanh Hóa 16,7 ha; Huế 0.5 ha;
Bình Định 3,95 ha; Phú Yên 48,7 ha; Quàng Ngãi 8,73 ha; Khánh Hòa 8 ha; Long
An237,35 ha; Trà Vinh 69,9 ha; Sóc Trằng3.301,44 ha; Bạc Liêu 994,7 ha; Cà
Mau19.866,16 ha; Kiên Giang13.302,38 ha.
Không rõ nguyên nhân: 7.303,94 ha tôm nuôi bị thiệt hại nhưng địa phương không

lấy mẫu để xác định nguyên nhân: Nghệ An 93,37 ha, Quảng Bình 5,86 ha; Huế 24,14
ha; Bình Thuận 3,75 ha; Bến Tre 1,65 ha; Long An 279,61 ha; Trà Vinh 2,15 ha; Bạc
Liêu 90,5 ha; Cà Mau 6.802,91 ha.
25


×