Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Thực trạng và giải pháp góp phần thúc đẩy tiến tình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 153 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Như Quỳnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
rất nhiệt tình và có hiệu quả của các Thầy, Cô giáo khoa sau đại học trường
Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng
ủy và Ủy ban nhân dân các cùng đông đảo bà con nhân dân huyện Bảo
Thắng.... Nhân dip này tác giả xin tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm giúp đỡ quý
báu đó.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thu Huyền,
người Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn động viên,
khích lệ suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Lào Cai, ngày 15 tháng 09 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Như Quỳnh




iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI ....................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ............................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm về nông thôn và vai trò của nông thôn............... 5
1.1.2. Mô hình xây dựng nông thôn mới .................................................. 6
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ........................................ 26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới .................................................................................................. 26
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế
giới .......................................................................................................... 28
1.2.3. Thực tế và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam .. 35
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 41
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 44
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
..................................................................................................................... 44

2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên ................................................................... 44


iv

2.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................ 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 53
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát ....................... 53
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 54
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................ 56
2.2.4. Phương pháp phân tích khác ......................................................... 56
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ....................... 57
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 59
3.1.Thực tra ̣ng tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo
Thắng đến tháng 6/2013 .............................................................................. 59
3.1.1.Tiến trình thực hiện XDNTM tại các xã trên địa bàn huyện Bảo Thắng....... 59
3.1.2. Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Thắng ..................... 62
3.1.3. Kế hoạch vốn cho XDNTM huyện Bảo Thắng .................................... 65
3.1.4. Công tác tuyên truyền thực hiện XDNTM............................................ 67
3.1.5. Kết quả thực hiện XDNTM trên tại các xã trên toàn địa bàn huyện .... 69
3.2. Đánh giá về tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo
Thắng ........................................................................................................... 96
3.2.1. Những thành công ................................................................................. 96
3.2.2. Những tồn tại ......................................................................................... 98
3.2.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 99
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình XDNTM tại huyện Bảo
Thắng tỉnh Lào Cai.................................................................................... 107
3.3.1. Một số giải pháp về vốn cho xây dựng nông thôn mới .............. 107
3.3.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền vận động ............................. 108
3.3.3. Giải pháp về nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ................... 109

3.3.4. Các giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 110
3.4.5. Các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân ...... 111


v

3.3.6. Các giải pháp về phát triể, nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
............................................................................................................... 113
3.3.7. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................... 114
3.4. Kiến nghị và đề xuất .......................................................................... 114
KẾT LUẬN ................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BPTT

: Ban phát triển thôn


BTCQG

: Bộ tiêu chí quốc gia

CCKT

: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa hiện đại hóa

GD & ĐT

: Giáo dục và đào tạo

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT – XH

: Kinh tế xã hội

MTQG


: Mục tiêu quốc gia

NDCM

: Nhân dân cách mạng

NHNN

: Ngân hàng nông nghiệp

NTM

: Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDNTM

: Xây dựng nông thôn mới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT


Trang

2.1

Diện tích đất đai huyện Bảo Thắng tính đến tháng 12/2013

46

2.2

Dân số và biến động dân số huyện Bảo Thắng

47

2.3

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho Huyện Bảo Thắng từ 2011-

52

2020
3.1

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bảo Thắng

65

3.2

Phân bổ nguồn vốn XDNTM giai đoạn 2011 - 2020


66

3.3

Tổng số vốn huy động đến 6/2013 huyện Bảo Thắng

69

3.4

Tình hình huy động vốn cho xây dựng NTM tại 2 xã nghiên cứu

70

3.5

Mức độ đạt được của từng tiêu chí tính đến tháng 6/2013

74

3.6

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính đến 31/12/2012

85

3.7

Bảng cơ cấu cán bộ huyện Bảo Thắng


91

3.8

Công tác quản lý sử dụng tài sản các xã trên địa bàn huyện

94

Bảo Thắng
3.9

Phiếu điều tra đóng góp nguồn lực cho XDNTM

100

3.10

Tác động của chương trình Nước sạch đến người dân

103

3.11

Số hộ được biết đến chủ trương XDNTM

104

3.12


Sự tham gia của người dân về xây dựng nông thôn mới

105


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên bảng

TT

Trang

1.1

Tiến trình xây dựng NTM cấp huyện

14

1.2

Mô hình phát triển bền vững

19

1.3

Tam giác kết hợp nguồn lực cho xây dựng NTM


24

1.4

Sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình NTM

26

2.1

Bản đồ hành chính huyện Bảo Thắng

44

2.2

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2009 - 2012

50

2.3

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2009 - 2012

52

3.1

Sơ đồ bộ máy chỉ đạo Nông thôn mới tỉnh Lào Cai


60

3.2

Thu nhập bình quân đầu người tại các xã trên địa bàn huyện

62

Bảo Thắng
3.3

Hiện trạng các tiêu chí NTM tại các xã huyện Bảo Thắng năm

63

2011
3.4

Vốn huy động XDNTM xã Phong Niên đến 6/2013

71

3.5

Vốn huy động XDNTM xã Phú Nhuận đến 6/2013

71

3.6


Mức độ tiêu chí đạt được theo từng xã tính đến tháng 6/2013

72

3.7

Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông huyện Bảo Thắng

77


1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng đến tăng trưởng
kinh tế, giải quyết việc làm và ổn định xã hội. Từ khi tiến hành công cuộc đổi
mới đến nay, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được những
thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế, xã hội,
chính trị, xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
nông thôn có bước cải thiện. Tuy nhiên, nông thôn trong quá trình phát triển
còn kém bền vững, sức cạnh tranh còn thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho
phát triển sản xuất của từng vùng. Kiến trúc nông thôn đang phát triển tự phát
và thiếu định hướng quy hoạch một cách có hệ thống, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa tương xứng trước yêu cầu đổi mới. Nhằm khắc phục những hạn
chế nêu trên, ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
491/2009/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới với
mục đích phát triển nông thôn trong tình hình mới. Chính phủ đã có quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí để làm căn cứ cho việc thực hiện

chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đây là chủ trương mang
tính chiến lược mở ra cơ hội phát triển mới nông thôn nói riêng và cho cả
nước nói chung, nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại hoá, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Ở Lào Cai, chương trình Nông thôn mới đã được triển khai từ năm 2010.
Chương trình này đã làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ, giúp cho người dân áp
dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, canh tác. Tại huyện Bảo Thắng - Lào


2

Cai, chương trình Nông thôn mới bắt đầu thực hiện từ năm 2010, với 5 xã
được chọn thí điểm mô hình. Chương trình đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, thay đổi bộ mặt làng xã, cảnh quan môi trường, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân, giảm chênh lệch giữa đô thị với nông thôn,
đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Song qua thực tế triển khai trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, thách
thức đó là: Xuất phát điểm thấp nhiều tiêu chí chưa thực hiện được; kết cấu cơ
sở hạ tầng triển khai chậm do thiếu nguồn vốn, nhiều nơi trình độ nhận thức
của một số bộ phận cán bộ và người dân còn hạn chế, do vậy vẫn chưa thực
sự hiểu về chủ trương của chương trình, dẫn đến việc trông chờ ỷ lại vào nhà
nước.Việc huy động và phối hợp giữa các nguồn lực tại địa phương chưa thực
sự phát huy tốt vai trò. Trước tình hình đó, việc xem xét một cách toàn diện,
đánh giá đúng thực trạng, đề ra các chủ trương, giải pháp kịp thời nhằm góp
phần thay đổi bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn Bảo Thắng tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp thích hợp

sát với thực tế, được địa phương chấp nhận nhằm thúc đẩy tiến trình XDNTM
tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Hệ Thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới
và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
 Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn
mới ở địa bàn Huyện Bảo Thắng.


3

 Đánh giá thực trạng và kết quả triển khai xây dựng nông thôn mới tại
huyện Bảo Thắng.
 Rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Nông thôn mới
tại huyện Bảo Thắng.
 Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thành công xây dựng nông
thôn mới ở toàn huyện Bảo Thắng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tốc độ xây dựng nông thôn mới tại
Huyện Bảo Thắng – Tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.2.1. Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình triển
khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Huyện.
3.2.2. Phạm vi về không gian:Xã Phú Nhuận và Phong Niên trên địa bàn
Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.2.3. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu và so sánh số liệu các năm 2010 đến
năm 2013.
4. Kết cấu
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, hệ thống các bảng biểu, phụ lục và

danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn tốt nghiệp được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm về nông thôn và vai trò của nông thôn
Nông thôn: Nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều
kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của mỗi nước khác nhau. Cho đến nay
chưa có một khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn.
Để có được định nghĩa nông thôn, người ta so sánh nông thôn và thành thị.
Trong khi so sánh có ý kiến dùng chỉ tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư.
Có ý kiến dùng chỉ tiêu trình độ phát triển kết cấu hạ tầng để phân biệt thành
thị và nông thôn. Có ý kiến dùng chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp
cận thị trường để phân biệt thành thị và nông thôn.Theo ý kiến phân tích của
các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông
thôn như sau:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác”[3]
Vai trò của nông thôn: Việt Nam là nước nông nghiệp, vì vậy nông
thôn có vài trò đặc biệt quan trọng.
Nông thôn sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực

phẩm cho người dân mà không một ngành sản xuất nào thay thế được. Ngoài
ra nông nghiệp còn sản xuất ra những nguyên liệu cho công nghiệp, gồm công
nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp và cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.


6

Nông thôn Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm nhiều
tầng lớp, nhiều thành phần. Mỗi sự biến động tích cực hay tiêu cực đều có sự
tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của
mỗi nước.
Nông thôn chiếm tuyệt đại đa số tài nguyên đất đai, động thực vật, rừng
và biển, có ảnh hưởng to lớn đến bảo vệ môi trường sinh thái, đến việc khai
thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và
bền vững của đất nước
Phát triển nông thôn: Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được
nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên khái niệm phát triển
nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền vững về môi trường. Vì vậy
trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội
của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu:
“Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và
các tổ chức khác”.[4]
1.1.2. Mô hình xây dựng nông thôn mới
Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn
mới đến năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái
niệm chuẩn về nông thôn mới. Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về

mô hình nông thôn mới là kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu
thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, đời sống vật chất dân cư nông thôn
được nâng lên, song vẫn giữ những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong
cuộc sống văn hóa, tinh thần. Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các
tiêu chí, tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận


7

hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các
đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng chung trên cả nước.
Có thể quan niệm: Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc
tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng các yêu cầu
mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn so với
mô hình nông thôn cũ (truyền thống) ở tính tiến tiến về mọi mặt.[5]
Tính tiên tiến về mọi mặt của nông thôn mới được thể hiện ở 5 nội dung
cơ bản là:
- Nông thôn có làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
- Sản xuất bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
- Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.
- Xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
1.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Để xây dựng nông thôn mới, cần có những nguyên tắc chủ yếu và áp
dụng linh hoạt cho từng vùng miền cụ thể như sau:
Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới.
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà

nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách,
cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể
do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ
chức thực hiện.
Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn
nông thôn.


8

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo
thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền
xây dựng.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ
của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình
xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị, xã hội vận động nhân dân phát huy vai trò chủ thể
trong xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra còn một số điểm lưu ý khi tiến hành xây dựng nông thôn mới
trong thời kỳ hội nhập, đó là:
XDNTM phải thúc đẩy sự phát triển chung. Xây dựng phải có tính mục
tiêu và tiến độ hoàn thành so với mục tiêu đề ra, để cùng với sự phát triển của
từng xã lấy đó làm động lực và là sức lan tỏa nhằm thúc đẩy chương trình xây

dựng NTM trên địa bàn huyện.
Xây dựng nông thôn mới phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Ngành nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài
nguyên môi trường. Cụ thể ở đây đó là quá trình sản xuất nông nghiệp liên
quan trực tiếp đến các yếu tố tài nguyên như đất, nước, rừng, thủy hải sản...
Do trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ sản xuất của người sản
xuất còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất các yếu tố đầu vào của sản xuất
đã bị sử dụng một cách thiếu tổ chức, thiếu khoa học. Chính vì vậy việc phát


9

triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát
triển bên vững của ngành nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị trường, phát
triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn: Thực tiễn đã chứng minh, việc
đưa sản phẩm nông nghiệp ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển. Với nền nông nghiệp tự cung, tự cấp các sản phẩm sản xuất
ra chỉ để đáp ứng nhu cầu của người sản xuất. Nhưng đối với nền kinh tế thị
trường, mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải tuân theo quy định của thị trường
sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và lưu thông các sản phẩm nông
nghiệp. Ngoài ra nó còn thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động trong sản
xuất nông nghiệp.
1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của chương trình nông thôn mới
Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu tại Việt Nam. Trước
đây, có thời điểm nước ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn,
nay nước ta xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Mô hình NTM có nhiều đặc
điểm ưu việt tạo nên nét riêng biệt, mới chưa từng có trước kia, đó là:
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chí

chung cả nước được định trước.
Thứ hai, xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên địa bàn cấp xã và
áp dụng trong phạm vi cả nước, không thí điểm nơi làm,nơi không.
Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, không
phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng. Với phương châm lấy huy động
nội lực tại chỗ là chính, lấy sức dân lo cuộc sống cho dân; so với trước đây
việc huy động nguồn “nội lực” trong cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa phát
huy hiệu quả năng lực của người dân và cộng đồng.


10

Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu
quốc gia và 13 tính chất chương trình có mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn.
1.1.2.3. Nội dung chủ yếu của chương trình nông thôn mới.
Xây dựng NTM là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm tạo ra
một nông thôn có kinh tế phát triển, có đời sống về vật chất văn hoá và tinh
thần tốt, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ tốt
cho sản xuất, phục vụ tốt cho đời sống và văn hóa của người dân, đẩy mạnh
dân chủ hoá ở nông thôn và nâng cao vai trò của cộng đồng trong những
quyết định về phát triển sản xuất, phát triển văn hoá - xã hội và có các tiêu chí
phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền. Ở khu vực miền núi phía bắc cần
đạt được những yêu cầu chủ yếu theo 19 tiêu chí của chương trình nông thôn
mới là: (Phụ lục 01). Trong đó được chia ra thành 5 nhóm nội dung cụ thể
như sau:
a. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Đây là tiêu chí cần triển khai đầu tiên để chuẩn bị cho các tiêu chí khác
thực hiện, tiêu chí này bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển công - nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ hàng hóa, quy
hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường; phát triển các khu dân

cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
b. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.
Bao gồm các tiêu chí về:
Giao thông: Hoàn thiện đường xã, trục thôn đường ngõ xóm sạch không
lầy lội vào mùa mưa và xây dựng đường trục chính nội đồng phần lớn được
cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Điện nông thôn: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp
điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.
Cơ sở vật chất văn hóa: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu


11

cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn.
Trường học: Hoàn thiện trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở có
có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Chợ nông thôn: Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ
xây dựng.
Bưu điện: Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông đảm bảo cung
cấp dịch vụ Internet đến các thôn bản.
Thủy lợi: Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn, xây
dựng đê hoặc bờ bao chống lũ, hoàn thiện các công trình tưới tiêu và kiên cố
hóa kênh mương.
Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện đối
nội, đối ngoại.
Nhà ở dân cư: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có,xóa nhà tạm, dột nát,
xây dựng, hoàn thành nhà ở nông thôn đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng.
Yêu cầu: đạt các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong BTCQG nông thôn mới.
c. Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập
Đạt tiêu chí số 10,11,12,13 trong BTCQG về nông thôn mới và cần đạt

được các nội dung là:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – nghiệp.
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông - lâm – ngư nghiệp.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi
làng một sản phẩm”, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công nghiệp vào


12

nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết 30a của chính Phủ.
- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
- Thực hiện an sinh xã hội.
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
d. Phát triển Văn hoá - Xã hội - Môi trường
Đạt tiêu chí số 14,15,16,17 của BTCQG về nông thôn mới và bao gồm
các nội dung về:
- Giáo dục: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục
và đào tạo, duy trì phổ cập giáo dục, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông và đẩy mạnh đào tạo nghể.
- Y tế: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, nâng
cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

- Về văn hóa. Phấn đấu các xã có thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa
- Về môi trường: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
e. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
Đạt tiêu chí 18 và 19 trong BTCQG về nông thôn mới, bao gồm các nội
dung cơ bản là: Củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong hệ thống
chính trị các cấp; đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, chống
các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội.
1.1.2.4. Các bước xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất là thành lập tiến trình XDNTM: Theo Điều 3 Thông tư liên
tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011


13

của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính
quy định các bước xây dựng nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.
Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện XDNTM.
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã .
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã.
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.
Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện.
Từ các bước xây dựng nông thôn mới trên đây, đưa ra tiến trình cụ thể
XDNTM cấp huyện như sau:


14


Tiến trình XDNTM
Lập hệ thống quản lý chỉ đạo (BCĐ, BPTT)
Lập đề án
Rà soát các tiêu chí
Xác định nguồn lực tham gia
Số lượng xã thực hiện

Quá trình triển khai thực hiện
BCĐ huyện chỉ đạo các xã
BCĐ xã, BPTT phối hợp các đơn vị
Các bước thực hiện các tiêu chí.
Góp vốn, cộng đồng tham gia thực
hiện các tiêu chí

Đánh giá
Đánh giá các hoạt động thực
hiện:Phân kỳ, Cuối kỳ
So sánh với mục tiêu, tiêu chí
XDNTM
Rút ra nguyên nhân

Hình 1.1: Tiến trình xây dựng NTM cấp huyện


15

Thứ 2 là chuẩn bị các nguồn lực cho thực hiện XDNTM: Để thực
hiện được 19 tiêu chí của chương trình nông thôn mới nêu trên nhằm đạt được
năm nhóm mục tiêu mà chương trình đã đặt ra thì ngoài các vấn đề về công

tác tuyên truyền, đào tạo cán bộ, chỉ đạo điều hành thì để thực hiện được tất
cả các nội dung đó phải đề cập đến tầm quan trọng hàng đầu đó là nguồn lực
tài chính. Chương trình xây dựng NTM được xây dựng trên cơ sở huy động
mọi nguồn lực của xã hội gồm: Vốn ngân sách; vốn doanh nghiệp, vốn từ
trong dân và các nguồn vốn khác, cụ thể:
- Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương
- Huy động và khai thác hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương từ các chương trình, dự án
hiện có thông qua cơ chế lồng ghép trên địa bàn.
- Dựa vào nội lực là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần.
1.1.2.5. Mục tiêu xây dựng Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể về kinh
tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Để đạt được các mục tiêu này, quá trình xây
dựng NTM phải được thực hiện trong mối quan hệ tác động qua lại, gắn kết
nhau tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.
-

Về kinh tế:

+ Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa, hướng đến thị trường để giao
lưu, hội nhập. Đáp ứng được nền sản xuất hàng hóa thì kết cấu hạ tầng nông
thôn phải đồng bộ hiện đại.
+ Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, bền vững, khuyến
khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều
chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các
vùng, giữa nông thôn và thành thị.


16


+ Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đa dạng hình thức sở hữu;
trong đó chú ý xây dựng mới, cũng cố và phát triển các HTX theo mô hình
kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở
nông thôn. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sác
của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công
nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
- Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn
lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo
tính pháp lý, tôn trọng pháp luật, phát huy tính tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các
đoàn hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động
tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.
- Về văn hóa – xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp
nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
- Về con người: Chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy nội
lực của người
Dân, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vận dụng vào sản xuất.
Mặt khác, cần khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động lập kế
hoạch, giám sát, điều chỉnh và đánh giá các công trình phát triển thôn, xóm.
Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất giỏi, là người kết tinh các tư
cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình.
- Về môi trường:
+ Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng
đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất
thải từ các khu công nghiệp để phát triển nông thôn bền vững.


17


+ Để đạt được những mục tiêu nói trên, Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo,
tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề
án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực tạo điều
kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực
thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã
hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình NTM.
1.1.2.6. Tiêu chí đánh giá tiến trình xây dựng Nông thôn mới
Tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới: Đánh giá tiến độ thực
hiện là một biểu kế hoạch, trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện.
Các quá trình hoặc hạng mục công trình, cùng những yêu cầu về các nguồn tài
nguyên, thứ tự dùng chúng để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Với
chương trình NTM, đó là thời gian hoàn thành các tiêu chí so với mục tiêu
của đề án theo từng khu vực cụ thể.
Mức độ hoàn thành các với tiêu chí: Đánh giá kết quả đạt được mục
tiêu của đề án, so với 19 tiêu chí của chương trình nông thôn mới phân theo 5
nội dung cụ thể, theo BTCQG về nông thôn mới. Đánh giá mức độ hoàn
thành các tiêu chí, tỷ lệ các tiêu chí đạt được tại các xã XDNTM, từ đó rút ra
được nguyên nhân, giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn
mới trên toàn địa bàn huyện Bảo Thắng.
Mức độ bền vững của chương trình nông thôn mới
Phát triển nông thôn bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn
với tốc độ cao, là quá trình làm tăng mức sống của người dân nông thôn. Phát
triển nông thôn phù hợp với như cầu của con người, đảm bảo sự tồn tại bền
vững và sự tiến bộ lâu dài trong nông thôn. Sự phát triển đó dựa trên việc sử
dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mà vẫn đảm bảo giữ gìn môi trường
sinh thái nông thôn. Phát triển nông thôn đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay


18


nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, không để lại hậu quả cho thế hệ tương
lai [6].
Chương trình xây dựng NTM thực sự thành công, không thể không nhắc
đến mức độ bền vững. Sự phát triển bền vững, không chỉ đơn thuần là sự phát
triển, được duy trì một cách liên tục mà hơn thế, phát triển ở đây là sự nỗ lực
nhằm đạt được trạng thái bền vững, trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững,
trong xây dựng NTM, không chỉ coi là một mục tiêu đặt ra để đạt được, mà
nó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học, trước đòi hỏi của con người
với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của
môi trường tự nhiên. Phát triển bền vững phải được coi là trung tâm của sự
phát triển trong mọi lĩnh vực. Vấn để ô nhiễm môi trường nói chung và môi
trường nông thôn nói riêng, đang từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm.
Song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế, thu nhập của người dân
ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn
nông thôn.Trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ
rệt. Vì vậy, phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội, đều có quyền
bình đẳng, luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường. Để chương trình nông thôn mới thực hiện thành công thì 3 yếu tố (1)
Môi trường bền vững, (2) Xã hội bền vững, (3) Kinh tế bền vững cần phải đạt
được, và 3 yếu tố này hội tụ đầy đủ trong 19 tiêu chí của xây dưng nông thôn
mới.


×