Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN MẠNH HÀ

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN ĐỨC

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN MẠNH HÀ

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN


KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Sau 02 năm phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn để học tập với sự
ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự quan tâm tạo điều
kiện thuận lợi của đồng chí, đồng nghiệp ở cơ quan, của nhà trường và sự
dạy bảo tận tình của thầy cô, tôi đã hoàn thành chương trình cao học kinh
tế nông nghiệp và luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Sau
đại học, ban chủ nhiệm lớp cùng các thầy cô Trường đại học Lâm nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện
đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Trần Văn Đức, đã hướng dẫn chỉ bảo
tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Hội
LHPN Tp Hà Nội, Huyện uỷ Chương Mỹ, UBND huyện Chương Mỹ, Ban
Dân vận Huyện uỷ Chương Mỹ, Phòng LĐ-XH huyện Chương Mỹ, Phòng
Thống kê huyện Chương Mỹ, Các tổ chức hội đoàn thể huyện Chương Mỹ,
Ngân hàng NN&PTNT huyện Chương Mỹ UBND và hội phụ nữ các xã Thanh
Bình, Tân Tiến và Nam Phương Tiến.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn này không trách khỏi
những thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ
bảo, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hà


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn.......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... iv
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các hình ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ
NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH ......... 4
1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của phụ nữ nông thôn ..................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................ 4
1.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ........ 6
1.1.3. Đặc điểm phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ. ........... 8
1.1.4. Nội dung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ.. 10
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế nông thôn..................................................................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 15
1.2.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ tại một số nước
trên thế giới ............................................................................................. 15

1.2.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ tại Việt Nam ... 17
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 23
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Chương Mỹ - Tp Hà Nội ........... 23
2.1.1. Ðặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 23
2.1.2. Ðặc điểm kinh tế xã hội ................................................................ 27


iii

2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 32
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ....................................... 32
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 33
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 33
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ..................................................... 34
Chương 3.THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN CHƯƠNG MỸ TP HÀ NỘI ..................................................................................................... 35
3.1. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế huyện
Chương Mỹ ................................................................................................ 35
3.1.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện .... 35
3.1.2. Thực trạng vai trò phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hộ trong các
hộ gia đình nghiên cứu ............................................................................ 42
3.1.3. Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.... 69
3.2. Một số giải pháp giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế nông thôn tại huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội........................................ 76
3.2.1.Quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôntrong phát
triển kinh tế HGĐ .................................................................................... 76
3.2.2. Một số giải pháp giúp nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong
phát triển kinh tế HGĐ tại huyện Chương Mỹ - Tp Hà Nội ................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 86

1. Kết luận ................................................................................................... 86
2. Kiến nghị ................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

TT

Chữ viết tắt

1

BCH

Ban chấp hành

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

BTCB


Bí thư chi bộ

4

CBCC

Cán bộ công chức

5

HĐND

Hội đồng nhân dân

6

HGĐ

Hộ gia đình

7

HTKT

Hệ thống kĩ thuật

8

KHKT


Khoa hoạc kĩ thuật

9

KHCN

Kho học công nghệ

10

LĐLĐ

Liên đoàn Lao động

11

LĐ – TBXH

12

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

13

LLLĐ

Lực lượng lao động


14

NN&PTNT

15

MTTQ

16

SCL

17

SL

18

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

19

TDND

Tín dụng nhân dân

20


THPT

Trung học phổ thông

21

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

22

TN

Thanh niên

23

Tp

Thành Phố

24

UBND

Lao động – Thương Binh xã hội

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Mặt trận tổ quốc
Sữa chữa lớn
Số lượng

Ủy ban nhân dân


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Hiện trạng sử dụng đất huyện Chương Mỹ - Tp Hà Nội

26

2.2

Cơ cấu sản xuất kinh tế các ngành huyện Chương Mỹ

29

2.3


Địa điểm và số lượng mẫu điều tra

32

3.1

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi huyện Chương Mỹ

35

3.2

Cơ cấu lao động theo giới tính theo độ tuổi lao động và khu

37

vực huyện Chương Mỹ
3.3

Cơ cấu phụ nữ trong các vị trí huyện Chương Mỹ

39

3.4

Phụ nữ tham gia công tác xã hội xã Thanh Bình, Nam Phương

42

Tiến, Tân Tiến

3.5

Phụ nữ tham gia công tác xã hội, sinh hoạt cộng đồng tại các

43

HGĐ được khảo sát
3.6

Thực trạng phụ nữ tham gia quyết định sản xuất và quản lí hộ

45

3.7

Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt

48

3.8

Phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi

52

3.9

Phân công lao động trong hoạt động sản xuất thương mại - dịch vụ

54


3.10 Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ

56

3.11 Nguồn vốn đi vay và sử dụng nguồn vốn đi vay

59

3.12 Quyết định sử dụng nguồn lực HGĐ

61

3.13 Trình độ văn hóa của phụ nữ nông thôn

64

3.14 Thời gian của phụ nữ trong việc dậy con, cháu học hành

66

3.15 Thời gian của phụ nữ trong công việc gia đình

68

3.16 Cơ cấu sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ trong ngày

71

3.17 Thực trạng phụ nữ tham gia các lớp tập huấn


74

3.18 Số lượng phụ nữ quy hoạch nhiệm kì 2011 - 2012

79


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

3.1

So sánh trình độ văn hóa của phụ nữ tại các HGĐ điều tra

65

3.2

So sánh quỹ thời gian hàng ngày của phụ nữ tại 03 xã

75



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao
động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm
giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện
vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh
vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của
cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ
còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực
hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền
văn hoá dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia
bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ.
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng
và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong
suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước,
lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong
công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu
cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó
khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích
xuất sắc trên mọi lĩnh vực.
Thế nhưng trong giai đoạn hiện nay khu chúng ta đang chủ trương thực
hiện bình đẳng giới vẫn có không ít phụ nữ bị đối xử bất công, chịu ảnh
hưởng của phong tục tập quán lạc hậu “trọng nam khinh nữ” bị ràng buộc
không có điều kiện tham gia các hoạt động của phụ nữ đặc biệt là tham gia
sản xuất và nắm trụ cột kinh tế trong gia đình. Tình trạng này xẩy ra khá phổ
biến tại các vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người.



2

Chương Mỹ là một huyện đồng bằng thuộc thành phố Hà Nội, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội 20 km, có đường quốc lộ 6A, quốc lộ 21 đi qua.Với tổng
dân số khoảng 300.000 người vẫn đang trên đà phát triển chính vì vậy vẫn
còn tồn tại làng quê đan xen với đô thị hóa chính vì vậy tư tưởng trọng nam
khinh nữ tại đây vẫn còn tồn tại khá nhiều, người phụ nữ đôi khi không được
tham gia nhiều công tác xã hôi, thậm chí rất ít được tham gia sử dụng các
nguồn lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Với mong muốn tìm ra các giải
pháp trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về vai trò của phụ nữ tại khu vực nông
thôn huyện Chương Mỹ giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế HGĐ tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vai trò của phụ nữ nông thôn
trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Chương Mỹ - TP
Hà Nội” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình tại nông thôn, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại
huyện Chương Mỹ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ
nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn tại huyện Chương Mỹ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp, vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn. Qua đó, đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ trên

địa bàn huyện Chương Mỹ.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ nông thôn trong các HGĐ trên địa bàn
huyện Chương Mỹ - Tp Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông thôn.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên phạm vi địa bàn
huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu được thực hiện
từ năm 2010 đến năm 2012.
4. Nội dung nghiên c ứu
Luận văn nghiên cứu những nội dung sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ nông thôn trong
phát triển kinh tế hộ gia đình .
- Thực trạng về vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ
gia đình nông thôn tại huyện Chương Mỹ.
- Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong
phát triển kinh tế nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của phụ nữ nông thôn
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Giới tính:
Chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam giới và nữ giới mang tính toàn
cầu và không thay đổi.
Các đặc tưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền. Ví dụ, người nào có cặp nhiệm sắc thể giới tính XX thì
thuộc về nữ giới, người nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY thì thuộc về
nam giới. Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học như tạo ra trứng, mang
thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra
tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới.
- Giới:
Chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và
trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay
trong một nền văn hoá, giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian. Sự
khác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm,
nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính.
Khái niệm về "Giới" được xuất hiện ban đầu là các nước nói tiếng Anh,
vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX... Ở Việt Nam, khái niệm này
mới xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80.
“Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến
vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ.
"Giới" đề cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực


5

và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
"Giới" là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã

hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục
thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể.
"Giới" là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác
nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về
giới và đảm bảo công bằng trong xã hội
- Nông thôn:
Nông thôn là phần lãnh thổ của một nhà nước hay một đơn vị hành
chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế
xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông
nghiệp [29].
- Phụ nữ nông thôn:
Là những người phụ nữ sinh sống va làm việc tại khu vực nông thôn.
Tại Việt Nam nói riêng và tại các quốc gia trên thế giới nói chung phụ nữ
nông thôn có một số đặc điểm như sau:
+ Là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động ở
nông thôn.
+ Là nạn nhân của những hủ tục, tập quán truyền thống lạc hậu, của tệ
phân biệt đối xử trọng nam, khinh nữ vẫn tồn tại thâm căn cố đế trong xã hội
nông thôn; là người gánh chịu nặng nề nhất những mất mát, tai họa do hậu
quả của các cuộc chiến tranh mấy chục năm qua.
+ Phụ nữ vừa là người sản xuất nuôi sống gia đình, vừa là người nội trợ
trong gia đình, vừa là người tham gia các hoạt động quản lý, hoạt động cộng
đồng, là người sinh đẻ, chăm sóc con cái, người già, người ốm trong gia đình;
trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết về kinh tế - xã hội hạn chế, ít có điều kiện
tiếp cận và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học và công nghệ.


6

+ Phụ nữ ít có điều kiện thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần; bất bình

đẳng với nam giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển
kinh tế gia đình, cũng không phải là người quyết định những vấn đề quan
trọng của gia đình.
- Kinh tế HGĐ:
Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: Các nông hộ thu
hoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình
trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt
động với một trình độ không hoàn chỉnh cao [55].
1.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
1.1.2.1. Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội
Trên toàn thế giới, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả
năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm trên 50% trong tổng số lao động;
số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra
1/2 trong tổng sản lượng nông nghiệp. Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công
việc khác nhau, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành
công nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao [56].
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước cho biết: Phụ nữ
là người tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình, 1/4 số hộ gia
đình trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ
thuộc vào thu nhập của lao động nữ [5]. Tuy vậy, sự bất bình đẳng vẫn còn
tồn tại ở rất nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ
nữ bị hạn chế về mọi mặt, đời sống, điều kiện sống và làm việc tồi tàn, địa
vị trong xã hội thấp. Trong số hơn 1,3 tỷ người trên thế giới ở trong tình
trạng nghèo khổ thì có đến 70% là nữ. Có ít nhất 1/2 triệu phụ nữ tử vong
do các biến chứng về mang thai, sinh đẻ…


7


Ở Việt Nam ngày nay, phụ nữ chiếm 50,5% dân số và gần 50% lực
lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết
các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ
máy Nhà nước. Hiện có tới 24,4% đại biểu nữ trong Quốc hội tỷ lệ nữ tốt
nghiệp đại học là 36,24%; thạc sỹ 33,95%; tiến sỹ 25,69% [58].
Tuy nhiên, so với con số trung bình theo quy định của Quốc tế tỷ lệ lao
động nữ là đại biểu Quốc hội của Việt Nam chưa đạt và có xu hướng giảm
dần. Theo số liệu của Văn phòng Quốc hội thì tỷ lệ nữ Việt Nam tham gia
vào Quốc hội giai đoạn 1975 – 1976 là 32%; 1976 – 1981 là 27%; 1992 –
1997 chỉ còn 18,5%; 2002 - 2007 tăng lên là 27,31% [58].Hiện nay con số tỷ
lệ phụ nữ tham gia trong Quốc hội nhiệm kì 2011 – 2016 giảm xuống còn
24,4% thấp nhất trong bốn nhiệm kì vừa qua.
Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và
xã hội. Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được
thực hiện tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định
và phát triển lâu dài của đất nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt
trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội. Điều đó cho thấy
phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội.
1.1.2.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.
Phụ nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng
sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã
hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của
phụ nữ trong sự phát triển kinh tế nông thôn thể hiện như sau:
- Trong lao động sản xuất: phụ nữ là người làm ra phần lớn lương thực,
thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ
yếu dựa vào kết quả làm việc của phụ nữ.
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia


8


đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ. Họ phải làm hầu
hết các công việc nội trợ, chăm sóc, nuôi dậy con cái, các công việc này rất
quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội.
- Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động
cộng đồng tại xóm, thôn bản.
Như vậy, dù được thừa nhận hay chưa thừa nhận, thực tế cuộc sống và
những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình,
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong bước tiến của nhân
loại. Phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được
chia sẻ, thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng
cần có những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình.
1.1.3. Đặc điểm phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ.
Phụ nữ nông thôn Việt Nam có những đặc điểm sau:
- Là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động ở
nông thôn. Từ xa xưa phụ nữ nông thôn Việt Nam đã có vai trò to lớn trong
sản xuất thời bình và thời chiến trong mọi ngành nghề khác nhau đều có sự
tham gia của phụ nữ nông thôn.Hiện nay phụ nữ có vai trò to lớn trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu từ
Tổng điều tra dân số năm 2009, phụ nữ chiếm 50,5% số người hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 1989 tỷ lệ này là 60%). Trong tổng lực
lượng lao động nữ, có 68% là hoạt động trong nông nghiệp, tỷ lệ này đối với
nam giới là 58%. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp càng trở nên
quan trọng hơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, với sự tham gia của lao
động nữ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi lao
động nam giảm dần. Thời kỳ 1993 – 1998, số nam giới tham gia hoạt động
nông nghiệp mỗi năm giảm 0,9%. Trong giai đoạn này, 92% số người mới
gia nhập lĩnh vực nông nghiệp là phụ nữ, vì nam giới chuyển sang các hoạt



9

động phi nông nghiệp. Hiện tượng thay đổi này dẫn đến xu hướng là, nữ giới
tham gia nhiều hơn trong hoạt động nông nghiệp.
- Là nạn nhân của những hủ tục, tập quán truyền thống lạc hậu, của tệ
phân biệt đối xử trọng nam, khinh nữ. Với lịch sử hình thành và phát triển
chịu ảnh hưởng nặng nề của tập tục phong kiến từ xa xưa “trọng nam khinh
nữ” chính vì vậy hiện nay còn tất nhiều vùng vẫn còn tồn tại hủ tục này đặc
biệt các vùng phía Bắc của Việt Nam chính vì vậy trong gia đình phụ nữ chỉ
tham gia các công trình nội trợ, sinh đẻ…không được tham gia các công việc
lớn của gia đình hay họ mạc.
Phụ nữ cũng không được tham gia hoặc bị hạn chế rất nhiêu việc tham
gia công tác xã hội, đoàn thể đặc biệt cấp địa phương điều này tạo ra sự phân
biệt nam, nữ. Tâm lí phải có con trai nối dõi tông đường gây ra hệ quả chênh
lệch nam nữ tại khu vực nông thôn
- Gánh chịu nặng nề nhất những mất mát, tai họa do hậu quả của các
cuộc chiến tranh mấy chục năm qua.
- Sinh đẻ, chăm sóc con cái, người già, người ốm trong gia đình.Với
thiên chức làm người mẹ, người vợ trong gia đình, sự khéo léo và cẩn trọng
vốn có chính vì vậy việc sinh đẻ đã thu hút rất nhiều thời gian của phụ nữ
điều này hạn chế nhiều thời gian của phụ nữ trong xây dựng và hoạt động xã
hội cũng như tham gia xây dựng kinh tế gia đình.
Việc sinh con và chăm sóc con cái thường chiếm thời gian dài trong
những năm liên tiếp bởi lẽ thiên chức này không ai có thể làm thay cho phụ
nữ trong giai đoạn này nên không thể tham gia các hoạt đông khác.
Với quan niệm từ xã xưa hiện nay vẫn tồn tại ở nhiều nơi phụ nữ làm
công việc nội trợ, chăm sóc con cái và chăm sóc người cao tuổi, người ốm
những công việc này tuy không năng nhọc cần nhiều sức khỏe nhưng cần sự
cần cù, tỉ mỉ, dàn chải phù hợp với phụ nữ chính vì vậy hàng ngày thời gian



10

phụ nữ giành cho gia đình rất nhiều.
1.1.4. Nội dung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ
1.1.4.1. Vai trò của phụ nữ trong công tác xã hội
Trong một xã hội văn minh, người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan
trọng. Phụ nữ không chỉ giỏi trong công việc nhà mà còn tích cực tham gia
và gặt hái nhiều thành công rực rỡ trong các lĩnh vực xã hội.
Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ
trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia
đình.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, người phụ nữ càng phải
chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng
trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ
nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng.
Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng,
những nhà quản lí năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ
nữ là không thể thiếu như ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc...
1.1.4.2. Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất
Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với
trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu
đảm nhiệm cấp phó.
Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản
lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm
công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp.
Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác quản lý
nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một
Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ
tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham



11

gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng
lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ.
Như vậy hiện nay với xu thế phát triển phụ nữ ngày càng thể hiện vai
trò lãnh đạo, quán lý của mình.
Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280
trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt 10-11%, trong
đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị
tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận.
Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm
13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và
tương đương chiếm 13%. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng
1,6% là nữ. Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4%. Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại
biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm
17%. Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là 27,31%. Việt Nam là
nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương
1.1.4.3. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động taọ thu nhập
Các hoạt động tạo thu nhập trong các hộ gia đình rất phong phú và đa
dạng, ở mỗi loại hộ gia đình khác nhau đều có ít nhất 2 hoạt động tạo thu
nhập chính, trong đó hộ gia đình nông thôn vẫn tập trung chính là làm nông
nghiệp. Trong các hộ tiểu thương thì kinh doanh tạp phẩm là hình thức chiếm
tỉ lệ cao phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Do đặc điểm nghề nghiệp và các hoạt động tạo thu nhập của mỗi loại
hộ gia đình khác nhau và quan niệm về sự tham gia của phụ nữ và nam giới
trong các hộ gia đình cũng khác nhau nên sự tham gia đóng góp công sức vào
các hoạt động này giữa nam và nữ không giống nhau.



12

Điểm chung cơ bản ở cả 3 loại hộ gia đình này là phụ nữ đều đóng góp
công sức nhiều hơn nam giới, chiếm tỉ lệ trên 48%, trong đó phụ nữ hộ gia
đình tiểu thương đóng góp công sức cao hơn 1.9 lần, phụ nữ hộ gia đình nông
thôn cao hơn 1.8 lần so với nam, chỉ duy nhất phụ nữ trong hộ gia đình công
nhân viên chức có sự đóng góp công sức chênh nhau không đáng kể so với
nam. Các con số này cho thấy phụ nữ có vai trò đóng góp công sức rất quan
trọng trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế của gia đình. Sự đóng góp
công của nam giới tương đương với phụ nữ chỉ thấy trong gia đình công nhân
viên chức.
Trong các gia đình nông dân, nam giới chủ yếu làm các công việc
mang tính kỹ thuật, yêu cầu sức mạnh cơ bắp, độc hại hơn phụ nữ như cày
bừa (60%), phun thuốc trừ sâu (77.6%), mua con giống. Phụ nữ đảm nhiệm
các công việc nhẹ nhàng, tỷ mỷ và mất thời gian hơn như: nhổ cỏ (60.4%),
bón phân (68.2%), phơi lúa (78%), bảo quản và bán sản phẩm (90.4%) kiếm
thức ăn, chế biến thức ăn và chăm sóc, vệ sinh chuồng trại hàng ngày.Những
công việc sản xuất do phụ nữ đảm nhận chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình,
không tính ra thành tiền.
1.1.4.4. Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực
Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình vẫn thuộc về
nam giới. Phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm
sóc thành viên gia đình
Ngoại trừ các vấn đề liên quan đến cơm áo, học hành của con do phụ
nữ quyết định, phần lớn các quyền quyết định quan trọng khác của gia đình
liên quan đến hoạt động tạo thu nhập như: định hướng sản xuất nuôi con gì,
trồng cây gì, mua sắm dụng cụ sản xuất, đầu tư vốn kinh doanh, mua sắm các
vận dụng trong gia đình với số tiền lớn hay làm nhà, mua đất ... kể cả quyền

quyết định cuối cùng khi có ý kiến chưa thống nhất đều thuộc về nam giới


13

chiếm trên 60%. Như vậy, vai trò người chủ trong gia đình của người nam
giới rất lớn và cũng chứng tỏ phụ nữ thường nhường nhịn và chấp nhận hy
sinh, chưa thật sự ý thức được quyền của mình trong việc quyết định các vấn
đề cho gia đình.
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế nông thôn
1.1.5.1. Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam và một
số nước Á Đông
Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ công
việc gì, thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự
trị ở nƯớc ta từ nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng
nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống
hiến của họ cho xã hội và cho gia đình. Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi
dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ.
Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất
và các hoạt động chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không
mạnh bạo, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó
khăn trong giao tiếp xã hội. Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ
bản cản trở phụ nữ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế [9].
1.1.5.2. Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ
còn nhiều hạn chế
Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn và
sách báo đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ
tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp
nhiều khó khăn. Ngoài thời gian lao động sản xuất, người phụ nữ dường

như ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần,
học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn thời


14

gian còn lại cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật
chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là 10% [43]. Theo
thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840 triệu
người bị mù chữ, trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ
em không được đi học thì có tới 70% là trẻ em gái. Còn ở Việt Nam, theo
thố ng kê cho thấy tỷ lệ lao động nữ không qua đào tạo là rất cao, chiếm tới
gần 90% tổng số lao động không qua đào tạo trong cả nước; chỉ có 0,63 %
công nhân kỹ thuật có bằng là nữ, trong khi chỉ tiêu này của nam giới là
3,46%. Tỷ lệ lao động nữ có trình độ đại học và trên đại học 0,016%, tỷ lệ
này ở nam giới là 0,077% (gấp 5 lần so với nữ giới) [22]. Điều đó cho thấy
trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ là rất thấp và thấp
hơn so với nam giới
Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp
không ít khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn,
tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả công việc và năng
suất lao động của họ thấp.
1.1.5.3. Yếu tố về sức khoẻ
với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên
chức của mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ
của họ bị giảm sút. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao
động mà còn làm vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong việc
phát triển kinh tế gia đình trở nên thấp hơn.

1.1.5.4. Khả năng tiếp nhận thông tin
Do phụ nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn nên cơ hội
để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông tin rất


15

hiếm. Ở nhiều vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh người dân còn chưa hề được
tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải thông tin khác.
1.1.5.5. Các yếu tố chủ quan
Một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân chủ
quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về giới, ngay
cả phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó. Họ cũng cho
rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là việc của phụ
nữ. Họ tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ.
Trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc thêm
trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất càng
đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.
Ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong
sự phát triển của nhân loại. Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến
bộ của họ trong cuộc sống. Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác
động không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào
vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy, cần phải tiến tới
quyền bình đẳng đối với nữ trên toàn thế giới. Bình đẳng nam nữ nhằm giải
phóng sức lao động xã hội, xây dựng và củng cố thêm nền văn minh nhân
loại.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ tại một số nước trên
thế giới
Tại châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, trung bình một tuần phụ nữ

làm việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn.
Hầu hết mọi nơi trên thế giới, phụ nữ được trả công thấp hơn nam giới
cho cùng một loại công việc. Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50%-90%
thu nhập của nam giới [7].Vai trò của phụ nữ nông thôn trên thế giới được


16

thể hiện ở một số mặt sau:
* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ nữ
tham gia hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao. Một số tài liệu
thống kê sau đây sẽ chứng minh cho nhận định đó:
- Bangladesh: Có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động
so với 82,5% nam giới. Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ
nữ thành thị (28,9%). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
nhiều nhất ở độ tuổi 30-49, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54. Đáng chú
ý rằng, gần 61% phụ nữ nông thôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng
lao động, cao gần gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi. Đặc biệt
phụ nữ nông thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gia lực lượng lao động [9].
- Trung Quốc: Nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao
nhất từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi, và giảm dần theo các
nhóm tuổi cao hơn. Giống như ở Bangladesh, ở nông thôn Trung Quốc phụ
nữ ở độ tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này
cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi [9].
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp: nhìn chung, trình độ chuyên môn
kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển còn rất thấp.
Ở các nước đang phát triển cho đến nay có tới 31,6% lao động nữ không
được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp
cấp hai. Vì ít có điều kiện học hành nên những người phụ nữ này không có
điều kiện tiếp cận một cách bài bản với các kiến thức về công nghệ trồng

trọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến, những kiến thức họ có được
chủ yếu là do tự học từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh nghiệm của những
người thân của mình. Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được
truyền đạt theo phương pháp này thường ít khi làm thay đổi được mô hình,
cách thức sản xuất của họ [9].


17

* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ở
hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng
phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Một nguyên nhân khác không kém phần
quan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hình
thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng
cấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhận
một cách xứng đáng.
Đấu tranh để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong xã
hội ta nói riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn nhiều
khó khăn, thử thách. Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến
bộ và lạc hậu. Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm phong kiến, tư tưởng
“Trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận
dân chúng, nhất là ở những vùng, miền còn nặng nề về hủ tục lạc hậu…
Ngay tại các bộ, ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình
đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi dưỡng phát triển
cán bộ nữ có lúc, có nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí
không muốn nhận lao động nữ… Như vậy, mặc dù đã đạt được những thành
quả nhất định nhưng vấn đề bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà
chúng ta còn phải tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu bình đẳng thật sự.
1.2.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ tại Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tê

Là một nước có nền công nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện có
khoảng gần 80% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó
phụ nữ chiếm trên 50%, nhưng họ là nhóm người yếu thế và thiệt thòi nhất
trong xã hội, không được như đội ngũ công nhân, trí thức, phụ nữ nông thôn
bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Nhưng họ lại là lực lượng chính tham gia
vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp như: cấy lúa, nhổ mạ,


×