Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM
NGHIỆP HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM
NGHIỆP HÒA BÌNH


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: TRẦN HỮU DÀO

Hà Nội - 2013


i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự quan tâm
và giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân, tổ chức và tập thể. Cho
phép tác giả được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy, cô giáo đã giảng dạy và Khoa sau đại học trường Đại học Lâm
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Hữu Dào
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Lãnh đạo
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa
Bình đã tạo điều kiện để luận văn được hoàn thành.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp và
người thân đã giúp đỡ, khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực tập và nghiên
cứu.
Tác giả xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học,
độc lập của tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Duyên


ii
MỤC LỤC
Trang bìa phụ lục

Trang

Lời cảm ơn ....................................................................................................i
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................iv
Danh mục các bảng ......................................................................................v
Danh mục các hình .......................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ...............................................................................................................4
1.1. Các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp ...........................................4
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ...............................................................4
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước ...............................................4
1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp ..........................................5
1.2. Xác định giá trị doanh nghiệp ..........................................................6
1.2.1. Khái niệm giá trị doanh nghiệp ....................................................6
1.2.2. Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp ......................................6
1.2.3. Đặc điểm chung về xác định giá trị doanh nghiệp .......................6
1.2.4. Vai trò xác định giá trị doanh nghiệp ...........................................7
1.2.5. Các căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp ....................................9

1.2.6. Các phương pháp tính giá trị thực tế của doanh nghiệp ..............9
1.3. Tình hình xác định GTDN và phương pháp xác định GTDN .......19
1.3.1. Trên Thế giới .................................................................................19
1.3.2. Tại Việt Nam..................................................................................21
1.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................25
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CỦA CÔNG TY THHH MTV LÂM
NGHIỆP HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................28
2.1. Đặc điểm chung về Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình .......28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Lâm
Nghiệp Hòa Bình .....................................................................................28
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trong khu vực ..........................29
2.1.3. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của công ty .................33


iii
2.1.4. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ...........47
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................49
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................50
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu: ..........................................................50
2.2.3. Phương pháp xác định giá trị DNNN ..........................................51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................57
3.1. Thực trạng xác định giá trị tài sản của Doanh nghiệp nhà nước tại
Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hoà Bình ........................................57
3.1.1. Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty ........................57
3.1.2. Thực trạng xác định giá trị rừng ...................................................57
3.1.3. Thực trạng xác định giá trị TSCĐ và ĐTDH. ...............................60
3.1.4. Thực trạng xác định TSLĐ và ĐTNH tại Công ty.........................61
3.1.5. Thực trạng xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.....62
3.1.6. Đánh giá thực trạng xác định giá trị tài sản tại Công ty ..............62
3.2.Xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp tại Doanh

nghiệp nhà nước tại Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hoà Bình ....66
3.2.1. Các căn cứ để xác định giá trị thực tế cho công ty .......................66
3.2.2. Phương pháp xác định ..................................................................66
3.2.3. Xác định giá trị đất đai của Công ty .............................................67
3.2.4. Xác định giá trị TSCĐ và ĐTDH. .................................................76
3.2.5. Xác định TSLĐ và ĐTNH tại Công ty ...........................................77
3.2.6. Xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp ..................79
3.2.7. Tổng giá trị của toàn doanh nghiệp ..............................................82
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị
DNNN trong nông nghiệp ........................................................................84
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ..........................................................84
3.3.2. Kiến nghị đối với công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình .....84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPH

Cổ phần hoá

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

ĐTNH


Đầu tư ngắn hạn

ĐTDH

Đầu tư dài hạn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

GTCL

Giá trị còn lại

NG

Nguyên giá

GTDN

Giá trị doanh nghiệp

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


TS

Tài sản

GT

Giá trị

UBND

Uỷ ban nhân dân

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

LNST

Lợi nhuận sau thuế

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

BH


Bán hàng

CCDV

Cung cấp dịch vụ

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

XDCB

Xây dựng cơ bản


v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng

Nội dung

Trang

2.1


Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm từ
2010 đến 2012

40

2.2

Kết quả SXKD trong 03 năm 2010-2012

43

3.1

Tổng hợp giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo
phương pháp thu nhập

59

3.2

Giá trị TSCĐ và ĐTDH xác định lại năm 2012

60

3.3

Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

61


3.4

Tổng giá trị các loại tài sản doanh nghiệp của Công ty Lâm
nghiệp Hoà Bình

63

3.5

Giá đất ở nông thôn tại địa tỉnh Hoà Bình

68

3.6

Giá đất trồng rừng sản xuất

69

3.7

Giá trị đất nông nghiệp của công ty tính theo giá đất UBND
tỉnh Hoà Bình qui định

70

3.8

Khung giá đất do Chính phủ qui định


71

3.9

Giá trị thuê đất phi nông nghiệp tại Công ty năm 2012

73

3.10

Giá thuê đất tại các xã quản lý diện tích đất của Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình

74

3.11

Xác định giá trị TSCĐ còn lại

76

3.12

Các chỉ tiêu xác định giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty

81

3.13

Tổng giá trị doanh nghiệp của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình


82

3.14

Tổng giá trị doanh nghiệp của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình

83

DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ
01

Nội dung
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

Trang


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều
khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát
thì chưa thực sự rõ ràng; kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các
nền kinh tế nổi không còn giữ được phong độ lạc quan như trước nữa. Nhìn
chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế,
nợ công nhiều hơn.
Nền kinh tế năm 2013 cũng không mấy khả quan, Kinh tế vẫn diễn ra

trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái. Thị
trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ
của nhiều nền kinh tế lớn. Cùng với đó là những chính sách mới của Nhà
nước nhằm cứu vãn được tình thế khó khăn này; Mục tiêu tổng quát là tăng
cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất, tăng trưởng
kinh tế cao hơn năm 2012. Nhưng trong đó mục tiêu Cổ phần hóa các Doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) cũng là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy
nhiên cách thực hiện như thế nào mới là điều đáng quan tâm hiện nay.
Cổ phần hóa cũng là vấn đề được ưu tiên thực hiện trong nhiều năm
qua, nhưng thực tế thì tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp diễn ra rất chậm.
Thực trạng này cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thị trường được, bởi cơ
chế chính sách cổ phần hóa hiện còn khá bất cập. Tạm thời chưa tính đến tỷ lệ
nợ xấu cao trong nhiều doanh nghiệp nhà nước đang làm khó các phương án
cổ phần hóa, thì cơ chế định giá, nhất là phương pháp xác định giá khởi điểm
chưa phù hợp, thường quá cao so với giá trị doanh nghiệp, tạo cho doanh
nghiệp và cơ quan quản lý tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm làm thất thoát tài sản
của nhà nước khi thị trường chứng khoán sụt giảm. Đồng thời, chưa có hướng


2

dẫn để thực hiện xác định quyền sử dụng đất, tính toán giá trị lợi thế, lựa chọn
nhà đầu tư chiến lược,.... Do đó kết quả đạt được chưa được chính xác và
không đáng tin cậy.
Như vậy, nghiên cứu vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp là hết sức cần thiết
và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn đối với tiến trình CPH DNNN ở nước
ta hiện nay cũng như sau này.
Cũng như các DNNN khác, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà
Bình cũng đã tìm hiểu và lựa chọn phương pháp định giá phù hợp để xác định
giá trị doanh nghiệp tại công ty. Trên thực tế thì việc xác định giá trị doanh

nghiệp của công ty còn gặp nhiều khó khăn, vẫn tồn tại khá nhiều điều vướng
mắc và cần nghiên cứu thêm.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, được sự nhất trí của khoa Cao học
và dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo T.S Trần Hữu Dào tôi đi nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu xác định giá trị Doanh nghiệp nhà nước tại Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hoàn thiện phương pháp xác định giá trị DN tại Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình
- Xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH
MTV Lâm nghiệp Hoà Bình
- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình.


3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Hoà Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012.
- Về mặt không gian: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình.
4. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp;

- Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Hoà Bình
- Thực trạng công tác xác định giá trị tài sản tại Công ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Hoà Bình
+ Thực trạng xác định tài sản cố định và đầu tư dài hạn
+ Thực trạng xác định giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
+ Thực trạng xác định giá trị quyền sử dụng đất
+ Thực trạng xác định giá trị rừng
+ Thực trạng xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Hoà Bình
+ Xác định tài sản cố định và đầu tư dài hạn
+ Xác định giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
+ Xác định giá trị quyền sử dụng đất
+ Xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Theo điều 4 của luật doanh nghiệp, Doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức
công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được
cho là kém hiệu quả hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công ty
tư nhân chỉ phải tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước
thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội, hoạt động vì lợi ích của
người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của thị trường. Điều
đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không
cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân.
Trong một nền kinh tế thị trường, theo một số quan điểm của các nhà
kinh tế học thì vẫn cần phải thành lập các Doanh nghiệp Nhà nước vì:
Độc quyền tự nhiên: độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật tăng
hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành
đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất, chẳng hạn như trong
ngành điện, nước. Quốc hữu hóa các ngành này thường để đảm bảo không


5

xảy ra chuyện doanh nghiệp tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó bóc lột
người tiêu dùng.
Thất bại của thị trường vốn: Có một số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều
vốn và mức độ rủi ro cao khiến cho việc huy động vốn tư nhân qua thị trường
vốn rất khó khăn. Thí dụ như việc phát triển ngành sản xuất máy bay ở Brazil
(EMBRAER), hay thép ở Hàn Quốc (POSCO).
Ngoại ứng: Các nhà đầu tư tư nhân không muốn đầu tư vào các ngành mà
lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành khác trong khi họ không thu được phí
từ sự lan tỏa này. Trường hợp của POSCO là một điển hình . Chính phủ Hàn
Quốc đã đẩy POSCO lên vị trí số 1, và POSCO đã không lợi dụng vị trí độc

quyền này để bòn rút lợi nhuận. Thay vào đó nó chia sẻ lợi ích này với các
ngành khác, và vì thế làm lợi cho cả nền kinh tế.
Công bằng xã hội: Khu vực tư nhân nhiều khi không chịu vươn tới các
khu vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa vì lợi nhuận thấp. Vì thế, phải có các
Doanh nghiệp Nhà nước làm việc này để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch
vụ và tiện ích tối thiểu của công chúng.
1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp
Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong
nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động có sự phân công và
hợp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố các
điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hóa thực
hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội.
Doanh nghiệp nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp
hàng hóa:
- Là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở, là nơi kết hợp giữa sản xuất và
nghiên cứu khoa học; là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật


6

nông nghiệp để thực hiện mục tiêu sản xuất và dịch vụ nông sản hàng hóa
theo yêu cầu của xã hội.
- Là nơi kết hợp các yếu tố để sản xuất ra nông sản phẩm; là nơi phân phối
giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra cho những người lao động tham gia và
quá trình sản xuất và bù đắp chi phí sản xuất.
1.2. Xác định giá trị doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm giá trị doanh nghiệp
Là những giá trị hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản hiện
có của doanh nghiệp trong quá trình CPH, có tính đến khả năng sinh lời của
doanh nghiệp mà người mua người bán cổ phần đều chấp nhận được.

1.2.2. Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp được hiểu là việc điều tra chi tiết và đánh
giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng
của một doanh nghiệp; là tính toán, xác định sự thay đổi về mặt giá trị của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định; là quá trình ước tính khoản tiền
người mua có thể trả và người bán có thể thu khi bán doanh nghiệp.
Xác định giá trị doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị thực tế của
một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định trên cơ sở thị trường nhằm tạo
lập cơ sở để các bên tham gia giao dịch mua bán doanh nghiệp.
1.2.3. Đặc điểm chung về xác định giá trị doanh nghiệp
Từ các định nghĩa trên tuy có phần khác nhau nhưng đều nêu lên một
số đặc điểm chung của việc xác định giá trị doanh nghiệp:
- Giá trị doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị bao gồm: giá trị của các
tài sản của doanh nghiệp đang sở hữu và sử dụng, các tiềm năng lợi thế của
doanh nghiệp.
- Việc xác định giá trị của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở giá thị
trường tại thời điểm định giá và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.


7

- Giá trị của doanh nghiệp được xác định là giá trị tương đối tại một
thời điểm nhất định, tức là ở những thời điểm khác nhau giá trị của doanh
nghiệp sẽ khác nhau, phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố như: giá cả thị trường,
quy định của Nhà nước...
- Việc xác định giá trị doanh nghiệp mang tính ước lượng vì giá trị
doanh nghiệp còn bao gồm các giá trị tiềm năng.
Tóm lại, có thể hiểu xác định giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là định
giá doanh nghiệp, thực chất là việc xác định giá trị bằng tiền của các bộ phận
cấu thành giá trị thực tế của doanh nghiệp một cách hợp lý, đầy đủ dựa trên

cơ sở các quy định pháp luật của Nhà nước, giá cả thị trường và tình hình
thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định.
1.2.4. Vai trò xác định giá trị doanh nghiệp
Đối với mỗi chủ thể khác nhau trên thị trường thì việc tiếp cận giá trị
doanh nghiệp cũng với những mục đích khác nhau.
Đối với chủ sở hữu: Việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ giúp chủ sở
hữu biết rõ được giá trị thực tế của doanh nghiệp, từ đó họ có thể lập các kế
hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp.
Vấn đề chia tách sát nhập cổ phần hoá hoặc huy động vốn cũng trở lên
thuận lợi hơn rất nhiều.
Đối với nhà đầu tư: Với bất kỳ một nhà đầu tư nào trên thị trường họ
luôn mong muốn đồng vốn đầu tư của mình không những được bảo toàn mà
còn phải có lãi với từng mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Tại cùng một
mức rủi ro họ luôn muốn nhận được mức lợi nhuận cao nhất. Do đó, việc xác
định giá trị doanh nghiệp là một cơ sở quan trọng cho nhà đầu tư ra các quyết
định của mình. Nhà đầu tư sẽ trả lời được các câu hỏi : Có nên đầu tư vào
doanh nghiệp này hay không? Mức giá là bao nhiêu thì phù hợp? Bên cạnh đó


8

những thông tin nhận được trong quá trình định giá sẽ giúp nhà đầu tư dự
đoán được một phần tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai.
Đối với các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường: Một trong
những cơ sở quan trọng để các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường hay
các chủ nợ, bạn hàng của doanh nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn hoặc hợp
tác làm ăn, đầu tư vào doanh nghiệp là: xem xét khả năng sinh lời của doanh
nghiệp trong tương lai cũng như khả năng phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp sẽ cung cấp rất nhiều thông

tin về doanh nghiệp. Qua đó họ có thể dễ dàng đưa ra các quyết định trong
mối quan hệ với doanh nghiệp.
Đối với nhà nước:
Quá trình phân tích trên cho ta thấy vai trò nổi bật của việc xác định giá
trị doanh nghiệp là :
Một là: đối với việc chuyển nhượng mua bán, sát nhập thôn tính doanh
nghiệp thì hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp sẽ giúp cho người mua và
người bán đưa ra mức giá hợp lý, tạo cơ sở cho việc mua bán một cách công
bằng chính xác và nhanh gọn giảm chi phí giao dịch. Quá trình mua bán
thường bị kéo dài do mức giá mà hai bên đưa ra thường chênh lệch nhau quá
lớn. Việc định giá là cơ sở vững chắc thu hẹp khoảng cách mức giá giữa bên
mua và bên bán. Do đó khoảng thời gian đàm phán được rút ngắn, chi phí nhờ
đó cũng được rút ngắn.
Hai là: với mục đích cổ phần hoá, tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước.
Xác định giá trị doanh nghiệp sẽ giúp cho việc xác định được phần vốn của
nhà nước trong doanh nghiệp và giá cả hợp lý của cổ phiếu bán ra, đồng thời
để xác định xem liệu nhà nước có nên nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp nữa
hay không và tỷ lệ nắm giữ là bao nhiêu cho phù hợp.


9

1.2.5. Các căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp
- Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm CPH
- Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê và phân loại tài sản thực
tế của doanh nghiệp tại thời điểm CPH
- Giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị
trí địa lý hay uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về thương hiệu,
sản phẩm doanh nghiệp.
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp xác định trên cơ sở tỷ suất lợi

nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1.2.6. Các phương pháp tính giá trị thực tế của doanh nghiệp
Theo nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính Phủ về
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì việc xác
định giá trị doanh nghiệp được tính theo các phương pháp sau: Phương pháp
tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác. Tuy
nhiên, hiện nay phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu
được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất.
a. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản
Xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản là phương pháp xác định giá
trị của một doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu
hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.
 Khái niệm giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản
Theo phương pháp tài sản: Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa
là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa
có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ
phần đều chấp nhận được.
 Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
- Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị
doanh nghiệp.


10

- Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh
nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá.
- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại
trong trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất và
giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.



Nội dung phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương

pháp tài sản
* Xác định giá trị thực tế tài sản
Giá trị thực tế tài sản được xác định bằng đồng Việt Nam. Tài sản đã
hạch toán bằng ngoại tệ được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước công bố tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Đối với tài sản là hiện vật chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổ
phần tiếp tục sử dụng. Giá trị thực tế của tài sản được tính theo công thức:
Giá trị
thực tế của
TS

Nguyên giá tính theo
=

Chất lượng còn lại

giá thị trường tại thời x

của TS tại thời điểm

điểm tổ chức định giá

định giá

Trong đó:

+ Giá thị trường là giá tài sản mới cùng loại đang mua, bán trên thị
trường bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù
không có trên thị trường thì giá mua tài sản được tính theo giá mua mới của
tài sản tương đương, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng
tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài
sản ghi trên sổ kế toán.


11

Đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy
định tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá đối với tài sản là sản phẩm
xây dựng cơ bản. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá sổ sách, có
xét thêm yếu tố trượt giá trong xây dựng cơ bản. Riêng đối với các công trình
mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi xác định giá trị
doanh nghiệp: sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt. Trường hợp cá biệt, công trình chưa được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt nhưng đã đưa vào sử dụng thì tạm tính theo giá ghi trên sổ
kế toán.
+ Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất
lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới, phù hợp
với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành
tài sản; đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất; vệ sinh môi trường theo
hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định
của Nhà nước thì chất lượng tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
được đánh giá lại không thấp hơn 20% so với chất lượng của tài sản cùng loại
mua sắm mới; của nhà xưởng, vật kiến trúc không thấp hơn 30% so với chất
lượng của tài sản cùng loại đầu tư xây dựng mới.
- Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ
quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty cổ phần

tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo
nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.
- Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu,
trái phiếu,...) của doanh nghiệp được xác định như sau:
+ Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.
+ Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân
hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản.


12

+ Các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường.
Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.
- Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theo
số dư thực tế trên sổ kế toán sau khi xử lý theo quy định.
- Các khoản chi phí dở dang: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh,
sự nghiệp xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.
- Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo
số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.
- Giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định theo giá trị còn lại đang
hạch toán trên sổ kế toán. Riêng giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo
quy định riêng.
* Giá trị quyền sử dụng đất
Việc tính giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp căn
cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 59/2011/NĐ - CP và Nghị định số
123/2007/NĐ - CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung
một số Điều của Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 về phương
pháp xác định giá đất và khung giá đất:
- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất:
+ Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính

giá trị tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có sử
dụng các lô đất thuộc loại đất đô thị thì phải xác định giá trị lợi thế địa lý của
lô đất để tính vào giá trị lợi thế kinh doanh.
+ Đối với những doanh nghiệp đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê đất hoặc đã nộp trước tiền thuê đất cho nhiều năm trước ngày
01/7/2004 (ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành) thì tính tiền thuê đất vào
giá trị doanh nghiệp theo giá thị trường tại thời điểm định giá được Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố.


13

+ Đối với những doanh nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất và đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước nay chuyển sang
hình thức được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì giá trị
quyền sử dụng đất được giao không tính vào giá trị doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp CPH lựa chọn hình thức giao đất thì phải
tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo quy định sau:
+ Đối với những doanh nghiệp CPH đang thực hiện hình thức thuê đất
nay chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì giá đất để xác
định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH là giá đất do Ủy
ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh
nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố tại thời điểm tính giá
đất vào giá trị doanh nghiệp CPH theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp giá đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế
trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mục đích sử dụng tương tự thực tế trên
thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp.
+ Đối với những doanh nghiệp đã được giao đất và đã nộp tiền sử dụng
đất cho Ngân sách nhà nước hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp

pháp (kể cả diện tích đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho
thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu
hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì phải tính giá trị quyền sử dụng
đất vào giá trị doanh nghiệp.
+ Trường hợp doanh nghiệp được giao đất xây dựng nhà, hạ tầng để
chuyển nhượng hoặc cho thuê có thực hiện chuyển giao một phần diện tích
nhà cao tầng cho cơ quan khác làm trụ sở hoặc kinh doanh thì giá trị quyền sử
dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp chỉ tính cho phần diện tích nhà, hạ tầng


14

do doanh nghiệp cổ phần hoá sử dụng (là tài sản cố định của doanh nghiệp cổ
phần hoá) được xác định như sau:

Giá trị QSDĐ tính
vào GTDN

=

Giá trị QSDĐ được
giao

Giá trị QSDĐ phân
-

bổ cho diện tích
nhà bàn giao

Giá trị quyền sử dụng đất phân bổ cho diện tích nhà chuyển giao được

xác định trên cơ sở giá bán của từng tầng hoặc hệ số các tầng do UBND tỉnh,
thành phố quy định.
* Giá trị lợi thế kinh doanh
Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá
theo qui định tại Điều 32 Nghị định số 59/2011/NĐ - CP gồm giá trị thương
hiệu, tiềm năng phát triển được xác định như sau:
- Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là
giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo
dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả chi
phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát
sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong
và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng
trang web...).
- Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là
tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh
lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh
nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau:
- Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo 2
phương pháp sau:


15

Giá trị phần
Giá trị lợi
thế kinh
doanh của

Tỷ suất LNST


vốn nhà
=

trên VCSH bình

nước theo sổ
kế toán tại

x

thời điểm

DN

quân 3 năm trước thời điểm xác
định GTDN

định giá

LS của TPCP có kỳ hạn 5
năm do BTC công bố tại
thời điểm gần nhất với
thời điểm xác định
GTDN

Trong đó:
- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định
giá (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) được xác định bằng giá trị doanh
nghiệp theo sổ kế toán (là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế

toán của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này) trừ các
khoản nợ phải trả theo sổ kế toán tại thời điểm định giá.
- Vốn chủ sở hữu được xác định bao gồm số dư : Nguồn vốn đầu tư của
chủ sở hữu - tài khoản 411; Quỹ đầu tư phát triển - tài khoản 414 và Nguồn
vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản 441 theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành chế độ
kế toán doanh nghiệp. Việc xác định vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cổ
phần hoá là các tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước
Việt Nam.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:
Tỷ suất LNST trên

LNST bình quân 3 năm liền kề

VCSH bình quân 3
năm trước thời
điểm xác định
GTDN

trước thời điểm xác định GTDN
=

x 100%
VCSH theo sổ kế toán bình quân 3
năm liền kề trước thời điểm xác định
GTDN


16

Như vậy, từ các quyết định trên thì theo phương pháp này ta có một số

công thức xác định giá trị doanh nghiệp như sau:
Tổng giá trị thực tế doanh nghiệp chuyển đổi bằng (=) Tổng giá trị thực
tế doanh nghiệp sau khi đánh giá lại cộng (+) Giá trị lợi thế kinh doanh của
doanh nghiệp.
Tổng giá trị thực tế doanh nghiệp sau khi đánh giá lại bằng (=) Tổng giá
trị thực tế TSCĐ và ĐTDH cộng (+) Tổng giá trị thực tế TSLĐ và ĐTNH.
Đối với doanh nghiệp nông lâm nghiệp tài sản đất và tài sản vườn cây là
hai loại tài sản đặc biệt và có những phương pháp xác định giá trị riêng, do đó
khi tính giá trị tài sản của doanh nghiệp cần tách riêng 2 loại tài sản này. Vì
vậy, ta có: Tổng giá trị thực tế doanh nghiệp nông lâm nghiệp được tính bằng
công thức:
Tổng

Giá trị

giá trị

=

thực tế
của DN

thực tế
TSCĐ và
ĐTDH

Giá trị
+

thực tế

TSLĐ và
ĐTNH

+

Giá trị

Giá trị

vườn

+ quyền sử +

cây

dụng đất

Giá trị lợi
thế kinh
doanh của
DN

b. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai,
không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời của
tổng công ty được xác định trên cơ sở lợi nhuận của tổng công ty Nhà nước
theo quy định tại quy chế tài chính của công ty Nhà nước. Trường hợp doanh
nghiệp đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác thì lợi nhuận do vốn đầu tư vào
doanh nghiệp khác mang lại để xác định giá trị doanh nghiệp.

 Khái niệm giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
Giá trị của doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF):
bao gồm giá trị thực tế phần vốn nhà nước, nợ phải trả, số dư bằng tiền quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi và số dư kinh phí sự nghiệp (nếu có).


17

 Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực
dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và
chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình
quân 05 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất của trái phiếu
Chính phủ có kỳ hạn 05 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá
trị doanh nghiệp.
 Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 05 năm liền kề trước thời
điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ 03 năm
đến 05 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
- Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 05 năm tại thời điểm gần
nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền
của doanh nghiệp được định giá.
- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại
trong trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền 1 lần cho cả thời hạn thuê đất.
 Nội dung phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương
pháp dòng tiền chiết khấu
Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương
pháp DCF được xác định như sau:
Giá trị thực

tế DN

Giá trị thực tế
=

phần vốn nhà
nước

Nợ thực
+

tế phải

Nguồn kinh
+ phí sự nghiệp

trả

Trong đó:
Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các
khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện
tích đất được giao.


18

Giá trị thực

Di
i +

tế phần vốn = i 
1n (1  K )
nhà nước

Pn
(1 K) n +

Chênh lệch về GT QS
DĐ đã được giao hoặc
chênh lệch về tiền thuê
đất của số năm thuê đất
đã trả tiền còn lại ghi
tăng vốn N2

Di
: là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i
(1+ K)i
Pn
: là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n
(1+ K)n
i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i: 1  n)
Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i
n : Là số năm tương lai được lựa chọn (từ 3 đến 5 năm)
Pn : Giá trị vốn Nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:
D n+1
Pn =
K–g
D n+1 : Khoản lợi nhuận sau thuế dự kiến của năm thứ n+1
K = Rf + Rp : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu
tư khi mua cổ phần (Rf là tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư

không rủi ro được tính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm
ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Rp là tỷ lệ
phụ phí rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của các công ty ở Việt Nam được xác


×