Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.06 KB, 172 trang )

Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển dần sang nền kinh tế thị trường
hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước, quá trình đổi mới đang đặt ra những yêu cầu, thách thức lớn
đối với doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Không phải doanh nghiệp nào
cũng đứng vững trên thị trường, mà phải đương đầu với những khó khăn và
rủi ro. Sự cạnh tranh, ganh đua nhau, giành giật chiếm lĩnh thị trường, đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng diễn ra hơn lúc nào hết.
Ngoài vấn đề làm thế nào để kết hợp tốt giữa các yếu tố sản xuất nhằm
tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, tạo dựng chỗ đứng uy tín trên thị
trường, các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác thu mua,
quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. Vì nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào
quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất của doanh nghiệp.
Nếu quản lý các khâu trên không tốt có thể làm cho quá trình sản xuất của
doanh nghiệp bị đình trệ vì thiếu nguyên vật liệu. Ngược lại nếu sử dụng
tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp đủ nguyên vật liệu cho
quá trình sản xuất được diễn ra liên tục góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất là một vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm.
Từ khảo sát thực tế và nhận thức rõ vai trò của công tác kế toán, đặc
biệt là tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu –
VINACOMIN được sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú anh chị tại công ty
và dưới sự hướng dẫn nhỉệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Hưng, em
đã làm đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ
phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN”.
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và điều kiện sản xuất kinh doanh


chủ yếu tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu.
Chương 2: Phân tích tài chính và tình hình sử dụng vật tư của
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu năm 2016.
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công
ty Cổ phần Than Cọc Sáu.
Do còn han chế về thời gian thực tập cũng như kiến thức bản
thân, luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý, hướng dẫn của các thầy cô để luận văn của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán1D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT – KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU –
VINACOMIN.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán2D – K58



Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN
THAN CỌC SÁU-VINACOMIN
1.1.1. Tổng quan về công ty
- Ngày thành lập công ty 01/08/1960
- Tên Công ty : Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu – VINACOMIN
- Tên giao dịch Quốc tế: VINACOMIN - COC SAU COAL JOINT STOCK
COMPANY
- Trụ sở chính : Phường Cẩm Phú - Cẩm Phả - Quảng Ninh
- Giấy chứng nhận ĐKKD: 5700101002, đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 1
năm 2007 đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 26 tháng 04 năm 2013
- Vốn điều lệ: 129.986.940.000 đồng
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 12.998.694
- Tài khoản : 710A - 0003 tại ngân hàng công thương Cẩm Phả Quảng Ninh
- Điện thoại: 0333.862 062 - Fax : 0333.863 936
- Website:Cocsau.com
- Ngành nghề chính : Khai thác chế biến và tiêu thụ than
- Đơn vị chủ quản : Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam – TKV
- Diện tích khai thác : 16Km2
- Vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp Công ty than Cao Sơn
+ Phía Đông giáp phường Cửa Ông
+ Phía Tây giáp Công ty than Đèo Nai
+ Phía Nam giáp phường Cẩm Phú và Vịnh Bái Tử Long
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Vùng than Cọc Sáu trước ngày Chính phủ ta tiếp quản (25/04/1955) là

một công trường khai thác than thủ công thuộc mỏ than Cẩm Phả. Sau khi
tiếp quản được đặt tên là công trường Cọc Sáu thuộc xí nghiệp than Cẩm Phả.
Khai thác than chủ yếu bằng thủ công mai, cuốc, xà beng…ở phía Tây và phía
Bắc.
Công trường Cọc Sáu ngày tiếp quản có 02 công trường như công trường
Tả Hữu Ngạn và công trường Y.
SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán3D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất
Luận văn tốt nghiệp
Đến năm 1957 thành lập thêm công trường H
Đến năm 1958 thành lập tiếp công trường Bắc Phi (Bắc Cọc Sáu)
Đến năm 1959 thành lập công trường Thắng Lợi
Đến đầu năm 1960, công trường Cọc Sáu đã có tổng số 1811 người
(1283 nam và 528 nữ), trong đó có 442 người Hoa, 184 Đảng viên, 230 đoàn
viên thanh niên.
Tháng 3 năm 1960, Chính phủ có quyết định giải thể xí nghiệp quốc
doanh than Cẩm Phả, thành lập Công ty Than Hòn Gai. Thực hiện quyết định
số 707 BCN-KB2 của Thủ tướng Chính phủ thành lập xí nghiệp Than Cọc
Sáu từ ngày 01/08/1960 (gọi tắt là mỏ Cọc Sáu), là xí nghiệp khai thác than lộ
thiên trực thuộc Công ty Than Hòn Gai, diện tích đất đai được giao quản lý
trên 16km2, lực lượng lao động lúc mới thành lập khoảng 2.000 người, trong
đó lực lượng nòng cốt gồm bộ đội và thanh niên xung phong chuyển ngành
được bổ sung về xây dựng khu mỏ.
Đến năm 1996, xí nghiệp Than Cọc Sáu trở thành đơn vị thành viên hạch
toán độc lập thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam theo quyết định số
2600/QĐ-TCCB ngày 17/09/1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam.

Tháng 9/2001, xí nghiệp Than Cọc Sáu chính thức đổi tên thành Công ty
Than Cọc Sáu.
Theo quyết định số 487/QĐ-HĐQT ngày 19/12/2005 của Hội đồng quản
trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt kế
hoạch triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên trong đó có Công
ty Than Cọc Sáu. Công ty Than Cọc Sáu đã thực hiện triển khai đầy đủ các
bước cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước từ ngày 01/01/2007 và chính
thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần nhà nước nắm giữ cổ
phần chi phối 51%. Kể từ ngày 02/01/2007 với tên gọi mới là “Công ty Cổ
phần Than Cọc Sáu - TKV” theo giấy phép kinh doanh số 2203000745 do sở
kế hoạch đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp với mức vốn điều lệ là
100.000.000.000 đồng. Từ ngày 28/4/2011 đến nay đổi tên thành công ty Cổ
phần Than Cọc Sáu - Vinacomin với mã số doanh nghiệp 5700101002. Từ ngày
12/10/2011 Công ty tăng vốn điều lệ là 129.986.940.000 đồng.
 Đối tác của Công ty

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán4D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất
Luận văn tốt nghiệp
Hiện nay Công ty Cổ phần than Cọc Sáu tiêu thụ sản phẩm phần lớn là
do sự điều tiết của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản – TKV căn cứ vào
chiến lược phát triển của ngành than từ đó phân bổ cho các đơn vị thành viên.
Khách hàng đăc biệt lớn của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu là Công ty
tuyển than Cửa Ông, lượng tiêu thụ trong năm cho tuyển than chiếm tới
68,7% tổng lượng than tiêu thụ. Bao gồm Than nguyên khai (Đá thải, xít, cục,
cám) và Than sạch (Cám 6a, cục xô xuất khẩu, cục xô 25-100).

Ngoài ra Công ty cũng tự tiêu thụ than tại các Cảng cầu 20, Ga B, Cảng
10/10, Cảng Cửa Suốt, Cảng Đông Cao Sơn...
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN.
1.2.1 Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty
- Khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác .
- Xây dựng các công trình thuộc mỏ, công nghiệp, dân dụng và san lấp
mặt bằng.
- Vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt.
- Chế tạo, sửa chữa, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản
phẩm cơ khí.
- Sản xuất các mặt hàng bằng cao su.
- Quản lý, khai thác cảng và bến thuỷ nội địa.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Nuôi trồng thuỷ sản.
- Kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
 Chức năng
Là một thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn, Công ty Cổ phần
Than Cọc Sáu được phép khai thác than trên phạm vi, ranh giới của mình.
Hàng năm, Công ty khai thác và chế biến than theo dây chuyền công nghệ
hiện đại, có quy mô theo tiêu chuẩn của Nhà nước, đem lại nguồn lợi kinh tế
cao cho Tổ quốc; Sản xuất các loại than để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, xây

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán5D – K58



Trường Đại học Mỏ Địa chất
Luận văn tốt nghiệp
lắp các công trình công nghiệp phục vụ cho khai thác than của Công ty theo kế
hoạch của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam.
 Nhiệm vụ
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu được phép khai thác theo phương pháp
lộ thiên với dây chuyền sản xuất cơ giới hoá động cơ, nhiệm vụ chính là khai
thác chế biến và tiêu thụ than phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu và tiêu dùng nội
địa.
Nhiệm vụ của Công ty không chỉ là sản xuất ra nhiều than mà còn phải
sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế quốc dân, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài
nước. Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu khai thác than, phân loại về chế biến
theo từng chủng loại mặt hàng dựa vào các chỉ tiêu của Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giao cho.
Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện nhiệm vụ :
• Bảo toàn vốn và sản xuất kinh doanh có lãi.
• Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trích nộp với Nhà nước và cấp trên.
• Đảm bảo đời sống cho công nhân viên chức trong Công ty.
• Phối hợp với các ngành chức năng giữ vững an ninh chính trị, môi
trường và xã hội trong khu vực.
• Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo không ngừng cải tiến đời
sống vật chất, tinh thần cho CBCNV.
• Bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên
môn cho CBCNV.
• Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh, trật tự
xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
1.2.2. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty
Sản phẩm hiện nay của công ty bao gồm các chủng loại than phục vụ tiêu

thụ như:
- Than nguyên khai: Đá + 15, Cục +15 kẹp xít, cục + 15, cám 0-15
- Than tự sàng: Cám 11a, 11b, 11c, cám 6a, 6b, cám 5, cám 3, cục xô 1A, cục
xô xuát khẩu, cục 1B, 2B, 4B, cục 6A, cám 7A và các chủng loại than cám
khác theo yêu cầu của khách hàng.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán6D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất
Luận văn tốt nghiệp
Trong đó lượng than nguyên khai chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn, khoảng 2/3
sản lượng than tiêu thụ. Than nguyên khai là nguồn than cung cấp chủ yếu
cho Công ty tuyển than Cửa Ông.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán7D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.3. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY.

Khoan nổ


Bốc xúc

Vận chuyển qua hệ
thống băng tải

Cấp vào hai hệ

Đất đá và than cục

thống sàng

quá cỡ vận chuyển
đổ lại

Tiêu thụ

Bãi thải

(Nguồn: )
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty CP Than
Cọc Sáu –VINACOMIN
Công ty Cổ phần than Cọc Sáu là đơn vị khai thác than lộ thiên có công
nghệ hoàn chỉnh. Dây chuyền công nghệ chính của Công ty như sau:
 Bước 1: Khoan nổ.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán8D – K58



Trường Đại học Mỏ Địa chất
Luận văn tốt nghiệp
Công ty sử dụng 06 máy khoan xoay cầu và 01 máy khoan thủy lực để
khoan lỗ. Đồng thời áp dụng hai phương pháp nổ mìn chủ yếu là nổ mìn vi sai
và nổ mìn tập trung để bắn tơi đất đá.
 Bước 2: Bốc xúc.
Để bốc xúc đất đá và lấy than, Công ty sử dụng chủ yếu là máy xúc chạy
điện, ngoài ra còn có máy xúc thủy lực gầu ngược do Nhật Bản và Mỹ chế
tạo.
 Bước 3: Vận chuyển và sàng lọc.
Phương tiện vận chuyển chủ yếu là các loại xe ô tô hiện đại của Nhật,
Mỹ, ngoài ra Công ty còn sử dụng một tuyến băng tải dài 2 km để vận chuyển
than về đưa đi sàng tuyển phân loại theo độ tro, chế biến thành phẩm tiêu thụ.
Còn đất đá sẽ được vận chuyển ra bãi thải.
1.4. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY.
1.4.1. Điều kiện máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải.
Công ty cổ phần Than Cọc Sáu là một công ty khai thác và sản xuất
kinh doanh than phục vụ cho các ngành công nghiệp và đời sống xã hội.
Bảng thống kê máy móc thiết bị kỹ thuật của công ty CP Than Cọc
Sáu – vinacomin tính đến ngày 31/12/2016
Bảng 1.1
TT
I
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11

Tên thiết bị
Thiết bị cho sản xuất
Máy khẩu than
Máy cào đá
Máy xúc lật hông ZCY 45,60
Trạm bơm dung dịch
Biến áp chiếu sáng ZZ8L
Máy nén khí cố định 4L 20/8
Máy đào lò AM – 50Z
Khoan khí ép 7665
Búa chèn lò G – 10
Khoan hơi ZQS 35/20
Khoan cần CMJ 17 - HT

SV: Tô Thị Linh

ĐVT

Yêu cầu

Máy
Máy

1

4

Máy

6

Trạm
cái
Máy
Máy
Máy
Máy
Cái
Máy

10
10
6
1
60
30
50
2

Lớp: Kế toán9D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất
Luận văn tốt nghiệp
12 Các loại tời (JH, JD, JK, JM)

Cái
13 Bơm khí nén phục vụ SX
Cái
14 Các trạm bơm nước
Bộ
15 Giá khung di động
Giá
II
Thiết bị vận tải lò
1 Băng tải các loại
Tuyến
2 Quang lật tròn 3 tấn, 1 tấn
Cái
3 Máy cấp liệu 1 tấn, 3 tấn
Cái
Quang lật nghiêng 1 tấn, 3
4
Cái
tấn
6 Goòng 1 và 3 tấn
Cái
III
Thiết bị sàng tuyển
1 Các tuyến băng tải
Tuyến
2 Cụm sang SR - 850
Cụm
Máng cào cấp liệu CP -70, C
3
Cái/ bộ

-14
4 Máy nghiền than
Bộ

43
43
21
140
5
2
2
2
260
16
3
3
1

Qua số liệu trong bảng 1.1 ta thấy: Nhìn chung máy móc thiết bị của
công ty tương đối đầy đủ để hoạt động cho sản xuất kinh doanh. Chủ yếu sử
dụng thiết bị có trọng tải, công suất lớn như: Máy khoan xoay cầu, hệ thống
cầu trục, máy xúc thủy lực,… Nhìn chung các thiết bị khai thác đều được mua
từ các nước có nền khai thác mở tiên tiến và được sử dụng khá phổ biến hiện
nay, Công ty đã chú trọng đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ
nhu cầu sản xuất ngày càng xuống sâu.
1.5. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU.
Để tồn tại phát triển và đi lên đối với các doanh nghiệp trước hết là hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục đích đó thì việc sắp xếp tổ chức bộ
máy quản lý tổ chức lao động hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất và tận

dụng năng lực sản xuất của các bộ phận là hết sức quan trọng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là hình thức trực tuyến chức
năng, có các phòng giúp việc theo từng lĩnh vực tham mưu, cố vấn cho giám
đốc trong việc đưa ra các quyết định mang tính chuyên môn cao, tập trung các
nguồn lực để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là những vấn đề có tính chuyên
môn sâu. Chính từ các chức năng chuyên môn của các phòng ban là khác
nhau lên nhiệm vụ tham mưu cũng khác nhau. Nhưng chúng có mối quan hệ
qua lại giữa công tác quản lý sản xuất và kinh doanh trong toàn Công

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán10
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất
Luận văn tốt nghiệp
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy điều hành Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu Vinacomin

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán11
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp
ĐHĐCĐ
HĐQT


GIÁM ĐỐC

BKS

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ
THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

Phụ trách:
Công tác kế hoạch
Đầu tư
Hạch toán
Kiểm toán
-Thanh tra

Phụ trách:
Kỹ thuật khai thác
Đổi mới công nghệ
Sáng kiến cải tiến kỹ
thuật

Phụ trách:
Công tác điều hành
sản xuất
Tiêu thụ

Chất lượng than

Phụ trách:
Kỹ thuật cơ điện
Vận tải
Vật tư
An toàn

Khối sản xuất

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
CĐVT

Phụ trách:
Thi đua văn nghệ,
thể dục, thể thao
Y tế, đời sống
Môi trường
Bảo vệ quân sự

Phụ trách:
Công tác tài chính
và vốn
Thông kê
Kế toán

Tài sản cố định

Khối phòng ban
Văn phòng Giám đốc

Phòng TCLĐ

PXVTPV

PXVT 1

Xúc Thắng Lợi

PXPVĐS

PXVT 2

Xúc Tả Ngạn

Phòng KTKT

Phòng KHTT

PXSC

PXVT 3

Ta
Khoan


Phòng TĐĐC

Phòng KTTKTC

PXVT 4

CT Than 2

Phòng ĐKSX

Phòng KT-TTPC

PXVT 5

CT. Gạt

Phòng GĐCL

Phòng QLVT

PXVT 6

CT. Băng Tải

Phòng KTVT

Trạm Y tế

PXVT 7


CT.STTT

Phòng Cơ điện

Phòng KTAT

PXVT 8

PXCĐ

Đầu tư MT

Phòng BVQS

PXTM

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán D – 12
K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Ban lãnh đạo
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
Bộ máy điều hành của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu được biên chế
như sau:

Ban giám đốc :
Bao gồm Giám đốc, Kế toán trưởng và 05 Phó giám đốc phụ trách về:
Sản xuất, Kỹ thuật - khai thác, Cơ điện - vận tải, Kinh tế, Đời sống.
˗ Giám đốc là người đứng đầu và trịu trách nhiệm điều hành chung hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
˗ Phó giám đốc Sản xuất phụ trách điều hành, chỉ huy hoạt động sản
xuất, tiêu thụ của các đơn vị sản xuất trên khai trường.
˗ Phó giám đốc Kỹ thuật - khai thác phụ trách chỉ huy điều hành, giám
sát các hoạt động mang tính kỹ thuật, công nghệ khai thác, sáng kiến cải tiến
kỹ thuật.
˗ Phó giám đốc Cơ điện - vận tải phụ trách chỉ huy điều hành giám sát
các hoạt động cung ứng vật tư, quản lý các thiết bị khai thác - vận tải theo hệ
thống phục vụ nhu cầu sản xuất.
˗ Một phó giám đốc phụ trách điều hành, giám sát các hoạt động nghiệp
vụ kinh tế, công tác kế hoạch, đầu tư, hạch toán, kiểm toán, thanh tra.
˗ Một Phó giám đốc phụ trách mảng thi đua văn nghệ, an ninh trật tự
trong sản xuất, chăm lo đời sống, chế độ chính sách đối với người lao động,
công tác bảo vệ thanh tra.
˗ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần tài chính kế
toán và làm theo quy định của tổng công ty.
Các phòng ban kỹ thuật - nghiệp vụ :
˗ Các phòng Kỹ thuật khai thác, Trắc địa - địa chất, Giám định chất
lượng, Đầu tư môi trường phụ trách công tác xây dựng phương án và kiểm tra
giám sát quá trình thực hiện các phương án kỹ thuật khai thác, nguồn tài
nguyên, chất lượng sản phẩm, các hạng mục công trình đầu tư, quy hoạch bờ
mỏ.
˗ Phòng Kế hoạch tiêu thụ phụ trách công tác xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh của toàn Công ty, công tác tiêu thụ sản phẩm.
˗ Các phòng Cơ điện, Kỹ thuật - vận tải phụ trách công tác quản lý thiết
bị khai thác, thiết bị vận tải, các thiết bị sàng tuyển và máy công cụ, hệ thống

cung cấp điện.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán13
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

˗ Phòng điều khiển sản xuất phụ trách xây dựng phương án, biện pháp

và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch
được GĐ Công ty giao.
˗ Các phòng Quản lý vật tư phụ trách công tác cung ứng, quản lý vật tư,
cấp phát vật tư phục vụ sản xuất.
˗ Phòng Tổ chức lao động phụ trách về quản lý công tác tổ chức cán bộ,
đào tạo, lao động, tiền lương, các chế độ chính sách liên quan đến người lao
động.
˗ Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính phụ trách quản lý, hoạch toán
chi phí sản xuất, quản lý các hoạt động tài chính - tiền tệ, quản lý công tác
thống kê, cung cấp số liệu.
˗ Phòng Kỹ thuật an toàn phụ trách quản lý, giám sát quy trình, quy
phạm an toàn trong sản xuất.
˗ Văn phòng Giám đốc phụ trách công tác hành chính, quản lý mạng nội
bộ, quản lý các thiết bị, công trình phục vụ công tác văn hoá - thể thao.
˗ Các phòng Bảo vệ – Thanh tra – Pháp chế phụ trách công tác đảm bảo
an ninh trật tự trong nội bộ Công ty, trên khai trường sản xuất, bảo vệ tài sản,

tài nguyên và thanh kiểm tra các hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh
tế.
˗ Trạm Y tế : Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho
CBCNV trong toàn Công ty.
Các Công trường khai thác :
˗ Công trường Khoan: Quản lý sử dụng thiết bị khoan, làm nhiệm vụ
khoan lỗ mìn phục vụ công tác nổ mìn bắn tơi đất đá.
˗ Công trường Xúc Thắng Lợi và Xúc Tả Ngạn : Quản lý, sử dụng thiết
bị máy xúc làm nhiệm vụ bốc xúc đất đá - xúc than tại gương tầng lên ô tô.
Riêng Công trường Xúc Tả Ngạn còn làm thêm nhiệm vụ bơm nước moong
phục vụ cho việc khai thác than dưới lòng moong.
˗ Công trường Gạt: Quản lý sử dụng thiết bị máy gạt làm nhiệm vụ san
gạt bãi thải, san gạt các tuyến đường cố định và bán cố định, gạt phục vụ công
nghệ.
Các đơn vị vận tải :
Từ Phân xưởng vận tải số 1 đến Phân xưởng vận tải số 8 làm nhiệm vụ
quản lý sử dụng các thiết bị vận tải (ô tô trọng tải lớn và nhỏ), vận chuyển
than, đất đá, phục vụ việc vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Riêng
Phân xưởng vận tải phục vụ làm nhiệm vụ đưa đón, phục vụ CBCNV đi làm

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán14
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


và đi công tác, ngoài ra còn phục vụ đưa cơm hộp cho CBCN làm việc ở vị trí
xa nhà ăn.
Các công trường chế biến than :
Công trường Sàng tuyển than tiêu thụ, Băng tải, Than 2 làm nhiệm vụ
quản lý, sử dụng các hệ thống băng - sàng, vận chuyển than bằng băng tải,
chế biến các chủng loại than (than cục, than cám) và quản lý cảng lẻ.
Các Phân xưởng Phụ trợ - Phục vụ :
Phân xưởng Cơ điện, Phân xưởng Trạm mạng, Phân xưởng Vận tải, Phân
xưởng Sửa chữa, Phân xưởng Phục vụ đời sống có nhiệm vụ quản lý sử dụng
các máy công cụ, sửa chữa các thiệt bị vận tải, thiết bị động cơ nổ, thiết bị cơ
điện, sản xuất các loại hàng gia công cơ khí, tái chế sản phẩm từ cao su, xây
dựng lắp đạt các công trình, nhà xưởng, kéo dây trồng cột phục vụ cho việc
cung cấp điện cho toàn khai trường sản xuất, ché biến thực phẩm phục vụ ăn
giữa ca cho CBCNV trong toàn Công ty.
Cơ cấu tổ chức các công trường - phân xưởng tuân thủ theo nguyên tắc
gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chuyên môn hoá đến
tận tổ sản xuất nhằm khai thác triệt để khả năng lao động và tận dụng năng
lực sản xuất.
Quan hệ giữa các phòng ban chức năng với các đơn vị sản xuất là mối
quan hệ hai chiều. Các phòng ban chức năng vừa làm nhiệm vụ tham mưu, tư
vấn cho Giám đốc vừa hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ các công trường
- phân xưởng, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và các quy định của Nhà nước,
Tập đoàn.
1.6. TỔ CHỨC SẢN XUẤT , TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
1.6.1. Tổ chức sản xuất.
Đặc điểm của công ty Than Cọc Sáu – Vinacomin là khai thác để lấy
nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm do đó để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất
được đồng bộ và nhịp nhàng Công ty đã nghiên cứu tổ chức sản xuất theo hướng
chuyên môn hóa để phát huy hiệu quả cao nhất và đạt được mức độ tối đa năng
lực của thiết bị, lực lượng lao động.

Bộ phận sản xuất chính là các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất, là bộ phận
sản xuất ra sản phẩm chính của doanh nghiệp hoặc tác động trực tiếp lên sản
phẩm chính của doanh nghiệp, đây là bộ phận trung tâ của tất cả các bộ phận trong
doanh nghiệp.
Phân xưởng sản xuất chính bao gồm 9 phân xưởng vận tải, 7 công trường.
Các đơn vị sản xuất thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch giao khoán sản
SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán15
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

lượng và quản lý chi phí theo quy định của công ty. Cơ cấu tổ chức các công
trường, phân xưởng theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả đáp ứng
được nhu cầu chuyên ôn hóa, hợp tác hóa sản xuất trong nội bộ công ty.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán16
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


Bộ phận thống kê,

Quản đốc

nhân viên KT

P.Q.đốc cơ

P.Q.đốc ca 1

P.Q.đốc ca 2

P.Q.đốc ca 3

Các tổ sản xuất

Các tổ sản

Các tổ sản

ca 1

xuất ca 2

xuất ca 3

điện

Các tổ sửa chữa


Sơ đồ 1.3. Tổ chức sản xuất công trường, phân xưởng.
Mỗi công trường, phân xưởng sản xuất tương đối độc lập, hạch toán theo
quy chế nội bộ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động của mình.
Tuy nhiên các công trường, phân xưởng vẫn chịu sự chỉ huy và nhận nhiệm vụ
trực tiếp từ Trung tâm chỉ huy sản xuất của Công ty. Các công trường, phân xưởng
được tổ chức thành các tổ đội sản xuất chuyên môn phụ trách một công việc nhất
định, trong một lĩnh vực nhất định. Các tổ, đội được chia thành các kíp sản xuất,
hoạt đọng luân phiên trong sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra nhịp
nhàng liên tục phù hợp với kế hoạch đặt ra. Với mô hình quản lý này cho thấy ở
cấp công trường, phân xưởng có sự quản lý mạng tính chất khoa học tạo ra khả
năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình.
1.6.2. Tổ chức lao động.
a. Chế độ công tác.
Thời gian làm việc: thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày.
 Đối với người lao động thuộc khối văn phòng Công ty và một số bộ phận
phục vụ ở các đơn vị trực tiếp sản xuất tùy theo điều kiện, khối lượng công việc và

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán17
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

khả năng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mà tổ chức thực hiện chế độ làm việc 40
giờ trong tuần ( 05 ngày) nghỉ thứ 7 và chủ nhật, nhưng phải đảm bảo đầy đủ điều
kiện sau:

- Hoàn thành khối lượng công việc được giao, bảo đảm số lượng, chất lượng
và hiệu quả.
- Giữ nghiêm kỷ luật lao động.
- Không tăng tiền lương.
 Đối với đơn vị trực tiếp sản xuất thuộc công ty phải duy trì sản xuất liên
tục 24 giờ trong ngày nên người lao động thuộc các đơn vị trực tiếp sản xuất thực
hiện chế độ làm việc 03 ca/ngày, hình thức đảo ca ngược 3 → 2→ 1 hoặc chế độ
làm việc theo kíp. Bố kíp nghỉ luân phiên vào các ngày khác trong tuần.
Những công việc đặc biệt nặng nhọc, đọc hại, nguy hiểm được rút ngắn thời
gian làm việc trog tuần, bố trí thơi fgian nghỉ luân phiên tuần 02 buổi ( tuần làm
05 ngày).
Thời giờ làm việc :
 Làm việc theo giờ hành chính từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ, nghỉ giữa ca từ

-

11 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút.
Người lao động làm việc theo ca sản xuất:
Ca 1 từ 8 giò đến 16 giờ
Ca 2 từ 16 giờ đến 24 giờ
Ca 3 từ 24 giờ đến 8 giờ ngày hôm sau.

Thời gian nghỉ ngơi:
 Nghỉ 30 phút nếu là việc lien tục vào ca 1 và ca 2
 Nghỉ 45 phút nếu làm việc liên tục vào ca 3
 Công ty thực hiện chế độ ngày nghỉ hàng tuần vào thứ 7 và chủ nhật.
 Đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất nghỉ luân phiên vào các ngày trong
tuần hoặc trong tháng tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Các công việc đặc thù như lái xe phục vụ, canh gác, phục vụ,… người sử dụng
lao động có thể bố trí giờ làm việc so với ca, kíp làm việc theo quy định chung để

đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất.
1.6.3 Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu là một đơn vị sản xuất kinh doanh với
quy mô lớn, do đó lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất. Dù trình
độ khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vai trò của con người
trong lao động vẫn không thể thiếu được. Nhận thức được tầm quan trọng của

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán18
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

vấn đề này, Công ty đã cố gắng tổ chức và sử dụng lao động một cách có hiệu
quả nhất.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán19
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
THEO KHU VỰC SẢN XUẤT NĂM 2016

TT
I
1
2
II
1
2
III

Khu vực sản xuất
Lao động công nghệ
Sản xuất lộ thiên
Công nhân chính khác
Lao động phụ trợ,
phục vụ
Lao động phụ trợ
Lao động phục vụ
Khu vực gián tiếp
Cộng

Bảng 1-2
Kế hoạch
Thực hiện
Lao
Lao
Tỷ trọng
Tỷ trọng

động
động
(%)
(%)
(người)
(người)
1807
50,56
1619
52,31
1506
42,14
1355
43,78
301
8,42
264
8,53
1430
1120
310
337
3574

40,01
31,34
8,67
9,43
100,00


1125
927
198
351
3095

36,35
29,95
6,40
11,34
100,00

Từ bảng 1-2 thấy: Trong năm 2016, Công ty đã cân đối, sắp xếp lao động
đảm bảo phục vụ yêu cầu sản xuất. Lao động bình quân năm 2016 là 3.095
người, giảm 479 người so với kế hoạch năm 2016; ngày công bình quân là
23,1 công/người/tháng. Bên cạnh đó, Công ty còn tổ chức rà soát, cân đối lao
động đối với các đơn vị vận tải trong toàn Công ty, triển khai điều động công
nhân giữa các đơn vị phù hợp với mô hình thiết bị mới, nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý điều hành. Đồng thời, Công ty sắp xếp lại chức năng
nhiệm vụ ở một số phòng ban để phù hợp với mô hình sản xuất.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ SXKD năm 2016 và các năm tiếp
theo, trên cơ sở thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động (tăng lao động kỹ
thuật, giảm lao động phổ thông ; tăng công nhân có sức khoẻ loại I và II, giảm
lao động sức khoẻ loại IV và loại V). Tổng số lao động của Công ty tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2016 là 3.095 người.
Kết cấu lao động năm 2016 của Công ty khá hợp lý với đặc thù của
ngành mỏ. Số công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số CNV
trong Công ty, chứng tỏ việc sản xuất bằng cơ khí hoá trong Công ty đang
phát triển, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi trong thời kỳ công nghiệp hoá
- hiện đại hóa hiện nay.


SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán20
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Công ty cũng đã có những động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao
động như ban hành và thực hiện quy chế khoán quỹ lương hợp lý, sớm giao
đơn giá tiền lương cho các công trường, phân xưởng, phòng ban ; chú trọng
đến các đối tượng làm việc ở điều kiện nặng nhọc, độc hại ; có quan điểm
đúng đắn trong phân phối thu nhập tiền lương. Thu nhập bình quân của cán bộ
công nhân viên năm 2016 đạt 7,215 trđ/người-tháng. Năm 2016 với phong
trào thi đua lao động sản xuất hướng về mục tiêu “An toàn - Đổi mới – Tăng
trưởng - Hiệu quả”, 100% các đơn vị sản xuất và phòng ban đã hoàn thành
nhiệm vụ kế hoạch năm; trong đó có 9 tổ máy đạt năng suất cao cấp Công ty
và 04 thiết bị xe, máy đạt mức kỷ lục của Tập đoàn.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán21
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Qua tìm hiểu về tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin, ta có thể thấy một số thuận lợi cũng
như khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của ông ty, cụ thể như sau:
 Thuận lợi:
- Công ty có những cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng khá đầy đủ và hiện
đại, với một quy trình khép kín từ khâu sản xuất khai thác đến khâu tiêu thụ sản
phẩm. Công ty ở vị trí giao thông thuận tiện cho vận tải và tiêu thụ.
- Tình hình tổ chức sản xuất và thực hiện kế hoạch luôn luôn đổi mới và
tạo ra sự cân đối, phối hợp việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
gắn liền với sản xuất kinh doanh.
- Sử dụng lao động hợp lý, chế độ làm việc phù hợp với đặc điểm và quy
trình công nghệ của công ty.
- Công ty không phải tìm đầu ra đầu vào cho sản phẩm mà chủ yếu hoạt động
khai thac, tiêu thụ dưới sự quản lý của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam
Vinacomin.
- Khu vực khai thác của công ty có tiềm năng, trữ lượng lớn, chất lượng tốt
đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay.
- Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, có tay nghề cao. Đội ngũ
cán bộ giàu kinh nghiệm năng động sang tạo, có biện pháp chỉ đạo hợp lý.
 Khó khăn:
Một số máy móc của công ty đã cũ, chưa đồng bộ, hay sửa chữa dẫn tới hiệu
quá chưa cao.
Công tác sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào khí hậu, quá trình tiêu thụ chưa
ổn địnhcòn phụ thuộc vào thị trường và chỉ tiêu của Tổng Công ty giao.
Có thể nói những thuận lợi và khó khăn trên có ảnh hưởng trực tiếp lần gián
tiếp tới công tác sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần phải có những biện
pháp phát huy các mặt thuận lợi và tìm ra những giải pháp khắc phục những khó

khăn để đưa công ty ngày một lớn mạnh.
Qua tìm hiểu về tình hình chung và điều kiện sản xuất của công ty để
nhận thức rõ vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp chúng ta đi phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng vật
tư của công ty cụ thể qua chương 2.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán22
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Chương 2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẬT TƯ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN NĂM 2016.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán23
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015.
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin là công ty con của tập đoàn,
một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập Đoàn CN Than Khoáng Sản Việt Nam -VINACOMIN với nhiệm vụ chính là sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm làm ra của Công ty là than sạch và than
nguyên khai. Hiện nay mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là
sản xuất kinh doanh các chủng loại than để đáp ứng cho thị trường trong nước
và xuất khẩu.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Than Cọc
Sáu - Vinacomin trong năm 2016 được thể hiện qua bảng các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật chủ yếu năm 2016 (Bảng 2.1)
Năm 2016 vừa qua do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, điều
kiện khai thác khó khăn và thị trường tiêu thụ không thuận lợi làm cho tình
hình sản xuất kinh doanh của Công ty có quy mô giảm xuống so với năm
2015. Cụ thê là:
-Sản lượng than nguyên khai sản xuất của Công ty năm 2016 thực hiện
so với kế hoạch tăng không đáng kể cụ thể là tăng 0,27% so với năm 2015 thì
giảm 26,05%. Như vậy công ty đã có sự điều chỉnh thu hẹp sản xuất, theo
đúng VINACOMIN đã chỉ đạo điều chỉnh quy mô sản lượng ở một số Công
ty.
- Sản lượng than tiêu thụ: Trong năm qua Công tác tiêu thụ của Công ty so
với kế hoạch chưa được tốt. Cụ thể năm 2016 sản lượng than tiêu thụ giảm so với
năm 2015 là 20,57% và tăng không đáng kể so với kế hoạch 0,11%. Việc giảm
sản lượng than tiêu thụ là do tác động của thị trường tiêu thụ.
Năm 2016 vừa qua tình hình tiêu thụ sản phẩm có nhiều thay đổi nền
kinh tế bị khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ than ngày một giảm, hầu hết các
Công ty than đều có giảm sản lượng tiêu thụ.
-Song song với sản lượng tiêu thụ giảm cùng với điều kiện khai thác
đang gặp nhiều khó khăn về khai thác cũng như thị trường tiêu thụ nên doanh
thu của công ty giảm 29,18% so với năm 2015, so với kế hoạch 2016 chỉ tăng
1,35%. Qua đó có thể thấy khâu lập kế hoạch của công ty chưa tốt

- Bên cạnh với những khó khăn nên công ty cũng đưa ra những chính
sách thiết giảm lao động, cụ thể là lao động bình quân của năm 2016 giảm
8,59% và 13,40% so với kế hoạch. Nhìn qua số liệu ta có thể thấy là số lao
SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán24
D – K58


Trường Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

động giảm đi nhưng năng suất lao động lại tăng lên so với kế hoạch đề ra,
điều đó chứng tỏ công ty tổ chức cơ cấu lao động hợp lí và trong năm 2016
công ty tuyển thêm một số lao động có trình độ cao .
Bên cạnh đó cũng có một số chỉ tiêu tăng:
- Giá thành tiêu thụ than của năm 2016 đều tăng cụ thể là tăng 2,31% so
với năm ngoái và tăng 1,95% so với kế hoạch . Qua đó doanh nghiệp tiết kiệm
được 1 phần chi phí nhỏ nhờ quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn và sức lao động
trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhờ đó mà từ lãng phí của năm
2015 mà năm 2016 doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí hạ giá thành và nâng
cao hiệu quả kinh doanh
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty năm 2015.
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bước
đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhằm cung cấp cho nhà quản lý biết
thực trạng tình hình tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của
doanh nghiệp, nắm được tình hình có khả quan hay không khả quan. Nên nội
dung phân tích này sẽ bao gồm những chỉ tiêu mang tính khái quát, phản ánh

những mặt chủ yếu của hoạt động tài chính.
Thông qua bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính ( bảng 2.2 ) ta thấy:
Tại thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lần lượt chiếm
17,55% tỷ trọng và 82,45% tỷ trọng trong tổng tài sản. Đến cuối năm tài sản
ngắn hạn tăng lên tới 23,30% tỷ trọng nguyên nhân chủ yếu là do các khoản
phải thu ngắn hạn tăng nhiều, mặc dù hàng tồn kho và và tài sản ngăn hạn
khác lại giảm đi. Ta thấy các khoản phải thu tăng lên rất nhiều Đó là do thời
hạn thu hồi nợ phải thu được chốt trước thời điểm cuối năm 2016, công ty
không thu hồi được nhiều khoản phải thu.
Song song với sự biến động tăng của tài sản ngắn hạn là tài sản dài hạn đã
có xu hướng tăng lên 7,80% chủ yếu là do tài sản dài hạn khác và các khoản
phải thu dài hạn tăng lên cụ thể là tăng lần lượt 33,69% và 14%. Điều này cho
thấy trong năm qua công ty đã tập chung đầu tư mua sắm thiết bị máy móc
phục vụ cho việc hiện đại hóa sản xuất.

SV: Tô Thị Linh

Lớp: Kế toán25
D – K58


×