Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của ban chỉ huy công trường các dự án dân dụng công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 142 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý của Ban Chỉ Huy công trường các dự án dân dụng công nghiệp” là
công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cán bộ hướng dẫn:
TS. Lương Đức Long.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
.
Học viên thực hiện Luận văn

Lê Phước Thạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giảng
dạy chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình trường Đại học Công Nghệ
Tp.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập tại đây.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy TS Lương Đức Long,
trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã hướng dẫn tận tình, luôn theo sát chỉ và hổ
trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Kiến thức chuyên môn và sự tận tâm của thầy luôn là một tấm giương và là chuẩn
mực mà tôi muốn hướng tới.
Tôi cũng rất biết ơn các đồng nghiệp của tôi, những người anh, người em và
những người bạn học lớp 13SXD21 cũng như những người đã ủng hộ và giúp đỡ
tôi trong việc phân tích, thu thập các bảng câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó tôi
cũng gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn quản lý dự


án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các đại diện của chủ đầu tư, nhà thầu thi công
đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn bằng cách trả lời bảng câu hỏi khảo sát.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
Người thực hiện luận văn

Lê Phước Thạnh


iii

TÓM TẮT
Quản lý thi công trong xây dựng là sự kết hợp của nghệ thuật, khoa học và tư duy
logic. Kiến thức sâu rộng, tầm nhìn, kinh nghiệm, các giải pháp, biện pháp thi công và
việc đưa ra những quyết định kịp thời đúng đắn dẫn đến sự thành công cho Ban Chỉ
Huy Công Trường.
Trong những năm gần đây, ngành xây dựng Việt Nam luôn được đánh giá là
một ngành đầy tiềm năng do nhu cầu của xã hội ngày càng cao. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp xây dựng vẫn đang rất khó khăn trong việc tìm ra chiến lược phát
triển bền vững, tiếp cận các mô hình quản lý hiệu quả và ứng dụng công nghệ tiên
tiến trong thi công xây dựng.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, các nhà thầu Quốc Tế thâm nhập thị trường
Việt Nam làm cho cuộc cạnh tranh ngày một tăng, nếu Doanh Nghiệp xây dựng
Việt Nam không tự đổi mới mình, không nâng cao năng lực quản lý, không từng
bước đầu tư trang thiết bị thi công hiện đại thì có thể tự đánh mất thị trường tiềm
năng này. Việc xác định những yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý thi công của
Ban Chỉ Huy Công Trường để tìm biện pháp khắc phục, đổi mới, nâng cao năng
lực quản lý thi công của nhà thầu xây dựng là công việc cần thiết phải làm để các
dựán thực hiện thành công về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn là một công việc
cần thiết phải thực hiện để giúp bản thân mỗi công ty nói riêng và ngành xây dựng
Việt Nam nói chung có thể tồn tại và phát triển. Đó cũng chính là mục tiêu hướng

đến của nghiên cứu này.
Trong luận văn này, tác giả đã liệt kê ra 38 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý của Ban Chỉ Huy Công Trường và chia thành 8 nhóm nhân tố chính. Tác
giả đã nhận dạng và phân nhóm được mức độ ảnh hưởng của 38 nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý của Ban Chỉ Huy Công Trường khi tham gia thi công
xây dựng thông qua việc khảo sát và phân tích bằng phần mềm SPSS với các giá trị
thống kê, biểu đồ thể hiện sự biến thiên và hệ số Crobach Anpha, kiểm định T-test,
thống kê tần suất, kiểm định PCA tác giả đã chọn lọc được 24 nhân tố mà có ảnh
hưởng mạnh nhất. Từ đó tác giả phân nhóm 24 nhân tố lại thành 7 nhóm chính và


iv

tiến hành đặt tên nhóm lại cho phù hợp. Bên cạnh đó tác giả dựa vào tình huống
nghiên cứu cụ thể để kiểm chứng giá trị nghiên cứu có hợp lý với tình hình thi công
hiện nay của các nhà thầu.
Tổng hợp khái quát các yếu tố dẫn tới ảnh hưởng hiệu quả quản lý khi tham
gia thi công. Từ đó, xác định được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các
yếu tố, xác định được các nhóm nhân tố dẫn đếnảnh hưởng của Ban Chỉ Huy Công
Trường và đưa ra giải pháp nâng cao những ảnh hưởng đó khi tham gia thi công
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Ban Chỉ Huy Công Trường trong giai đoạn hiện
nay.


v

ABSTRACT
Construction management in the construction is a combination of art , science
and logical thinking. Extensive knowledge, vision, experience, solutions,
construction methods and making the right decisions in time lead to success of the

site steering committee.
In recent years , Vietnam's construction sector has always been considered as
a potential sector of society due to demand increasing. However, the construction
business is still very difficult to find a strategy for sustainable development, access
to efficient management model and application of advanced technologies in
construction.
In the current trend of integration, international contractors to penetrate the
Vietnam market makes competition increasing , if Vietnam Construction Company
not their self-renewal, no management capacity, not gradually invested equipment
of modern construction, it can lose this potential market. The identification of
factors affecting the efficiency of construction management Command Works
Committee to find remedies, innovate, improve construction management of
construction contractors are required to work make to the successful
implementation of the project in terms of quality, schedule, cost, safety is an
essential job to do to help yourself every company in particular and Vietnam in
general construction can survive and development. It is also the goal of this
research toward.
In this thesis, the author has outlined 38 factors that affect the management
efficiency of the steering committee and divided into 8 groups of key factors. The
author has identified and grouped by the level of influence of 38 factors that affect
the management efficiency of the Board Commander joining Project construction
through the survey and analyzed using the SPSS software Statistical values. Chart
showing the variation and coefficient alpha Crobach , testing T -test , frequency
statistics, expertise PCA selected authors are 24 factors that have the most
influence From there the author grouped into 24 factors 7 main groups and conduct


vi

naming grouped accordingly. Besides the author based on specific case studies to

verify the value of the research is justified with the current situation of the
construction contractor
Synthesis Essential factors leading to effective management affect the
participation of construction. From there , identify causal relationships - between
the elements results , identify factors leading groups to influence the work of the
Board of Commanders and offer solutions to overcome the effects that joining
construction to improve the efficiency of managing the Programs Committee
Headquarters in the current period .


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................... iii
ABSTRACT ...................................................................................................v
MỤC LỤC .................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................xvi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................... xviii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...............................................................................1
1.1. Tình hình kính tế Việt nam: .....................................................................1
1.2. Tình hình xây dựng, đầu tư phát triển: .....................................................2
1.2.1. Hoạt động xây dựng:.........................................................................2
1.2.2. Đầu tư phát triển ...............................................................................3
1.3. Cơ sở hình thành đề tài: ...........................................................................4
1.4. Mục tiêu nghiên cứu: ...............................................................................6
1.5. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................6
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: ............................................................7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .......................................8
2.1. Các Định Nghĩa Sử Dụng Trong Nghiên Cứu: .........................................8
Các Nghiên Cứu Tương Tự Đã Được Công Bố:............................................15
2.1.1. Các Nghiên Cứu Nước Ngoài: ........................................................15
2.1.1.1. Nghiên Cứu 1: ..................................................................... 15
2.1.1.2. Nghiên Cứu 2: ..................................................................... 17
2.1.1.3. Nghiên Cứu 3: ..................................................................... 18
2.1.1.4. Nghiên Cứu 4: ..................................................................... 20
2.1.2. Nghiên cứu trong nước: .................................................................. 21
2.1.2.1. Nghiên cứu 5: ...................................................................... 21
2.1.2.2. Nghiên cứu 6: ...................................................................... 23


viii

2.1.2.3. Nghiên cứu 7: ...................................................................... 25
2.1.2.4. Nghiên cứu 8: ...................................................................... 27
2.1.2.5. Nghiên cứu 9: ...................................................................... 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................30
3.1. Qui trình nghiên cứu: ............................................................................. 30
3.1.1. Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản của BCH CT:32
3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của BCH CT.35
3.1.2.1. Nhóm các nhân tố liên quan đến năng lực, kinh nghiệm BCH
CT.................................................................................................... 35
3.1.2.2. Nhóm các nhân tố liên quan đến năng lực quản lý các bên. . 37
3.1.2.3. Nhóm các nhân tố liên quan đến tài chính............................ 38
3.1.2.4. Nhóm các nhân tố liên quan đến hình thức hợp đồng. ......... 39
3.1.2.5. Nhóm các nhân tố liên quan đến tài nguyên thi công. .......... 41
3.1.2.6. Nhóm các nhân tố liên quan đến tính chất, đặc điểm công
trình. ........................................................................................... 42

3.1.2.7. Nhóm các nhân tố liên quan đến sự phối hợp giữa các bên. . 43
3.1.2.8. Nhóm các nhân tố liên quan đến sự hỗ trợ từ Công ty. ......... 44
3.1.3. Mô hình nghiên cứu: .......................................................................46
3.2. Bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ..............................................47
3.2.1. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu:........... 47
3.2.2. Nguyên tắc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .......................................47
3.2.3. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát ......................................................48
3.2.4. Kích thước mẫu ..............................................................................48
3.2.5. Thu thập dữ liệu ..............................................................................49
3.3. Phân tích nhân tố.................................................................................... 49
3.3.1. Khái niệm phương pháp phân tích nhân tố ......................................49
3.3.2. Một số tham số quan trọng trong phân tích nhân tố ........................51
3.3.3. Mục đích của phân tích nhân tố ......................................................51
3.3.4. Mô hình nhân tố ............................................................................. 52


ix

3.3.5. Cách rút trích nhân tố .....................................................................52
3.3.6. Xoay các nhân tố ............................................................................53
3.3.7. Đặt tên và giải thích các nhân tố .....................................................54
3.3.8. Tiêu chí để xác định số lượng nhân tố rút trích ...............................54
3.3.9. Tiêu chí để đánh giá ý nghĩa của factor loadings ............................. 55
3.3.10. Kiểm định T-test ........................................................................... 55
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................57
4.1. Khảo sát thử nghiệm mức độ ảnh hưởng ................................................57
4.1.1. Kiểm định Cronbach's Alpha mức độ ảnh hưởng của các yếu tố .....59
4.1.2. Kết quả khảo sát đối tượng thu về ...................................................59
4.1.2.1. Về kinh nghiệm làm việc: .................................................... 60
4.1.2.2. Về chức vụ hiện tại của các đối tượng: ................................ 61

4.1.2.3. Về lĩnh vực hoạt động của công ty mà các đối tượng đang
làm việc: ..................................................................................... 62
4.1.2.4. Về loại hình hoạt động của công ty mà các đối tượng đang
làm việc: ..................................................................................... 63
4.2. Kiểm định thang đo:...............................................................................64
4.2.1. Kiểm định thang đo lần thứ nhất: .................................................... 64
4.2.2. Kiểm định thang đo lần thứ hai: ......................................................68
4.2.3. Kiểm định thang đo lần thứ ba: .......................................................71
4.3. Kiểm định T-Test: .................................................................................. 74
4.4. Thống kê tần suất các nhân tố: ...............................................................79
4.4.1. Năng lực, kinh nghiệm của CHT CT: ..............................................79
4.4.2. Năng lực, kinh nghiệm kỹ sư quản lý, kiểm soát chất lượng CT:.....80
4.4.3. Năng lực, kinh nghiệm Giám Sát Kỹ Thuật CT:..............................81
4.4.4. Xây dựng kế hoạch quản lý, phòng ngừa: .......................................82
4.4.5. Kế hoạch thi công cụ thể cho từng giai đoạn: .................................. 83
4.4.6. Khả năng đáp ứng của những nhà cung cấp: ...................................84
4.4.7. Năng lực thi công của nhà thầu phụ: ...............................................85


x

4.4.8. Năng lực thi công của các tổ, đội: ...................................................86
4.4.9. Khả năng đáp ứng tài chính của CĐT: ............................................87
4.4.10. Nguồn lực về tài chính của nhà thầu: ............................................88
4.4.11. Nguồn lực về tài chính của thầu phụ: ............................................89
4.4.12. Áp dụng công nghệ thi công mới: .................................................90
4.4.13. Quy trình quản lý chất lượng theo ISO:......................................... 91
4..4.14. Nguồn lực về thiết bị thi công: .....................................................92
4.4.15. Nguồn lực về nhân công được đào tạo sẵn có:...............................93
4.4.16. An toàn lao động tại công trình: .................................................... 94

4.4.17. Tiến độ thi công của công trình: .................................................... 95
4.4.18. Sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong CT: ..............................96
4.4.19. Thái độ tiêu cực của những người tham gia CT: ........................... 97
4.4.20. Cam kết của tất cả những người tham gia TCCT: ..........................98
4.4.21. Năng lực quản lý của lãnh đạo Công ty: ........................................99
4.4.22. Chế độ lương, thưởng phạt rõ ràng:............................................ 100
4.4.23. Chính sách về nhân sự tại công trình: .......................................... 101
4.4.24. Hỗ trợ quản lý từ phòng ban và lãnh đạo cty: .............................. 102
4.5. Phân tích bảng hệ số “KMO” và kiểm định “Bartlett’s Test of
Sphericity” giả thuyết không (Ho): ........................................................................ 103
4.6. Phân tích bảng phần trăm phương sai giải thích trên các trục
chính“Total Variance Explained”: ......................................................................... 104
4.7. Phân tích bảng “Rotated Component Matrix”: ..................................... 106
4.7.1. Kết quả phân tích nhân tố: ............................................................ 109
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA BCH CT. ............................................................. 113
5.1. Nhóm nhân tố thuộc về năng lực các bên trực tiếp tham gia thi công. .. 113
5.1.1. Nhân tố: An toàn lao động: ........................................................... 113
5.1.2. Nhân tố: Thái độ tiêu cực của những người tham gia công trường:113
5.1.3. Nhân tố: Nguồn lực về tài chính của nhà thầu phụ: ....................... 113


xi

5.1.4. Nhân tố: Cam kết của tất cả những người tham gia Thi công công
trình: ................................................................................................................. 113
5.1.5. Nhân tố: Năng lực thi công nhà thầu phụ: ..................................... 114
5.1.6. Nhân tố: Năng lực thi công của tổ, đội: ......................................... 114
5.2. Nhóm nhân tố khả năng làm việc nhóm và chế độ chính sách, khen
thưởng tại công trường. ......................................................................................... 114

5.2.1. Nhân tố: Chính sách nhân sự tại công trường: ............................... 114
5.2.2. Nhân tố: Chế độ lương, thưởng, phạt: ........................................... 114
5.2.3. Nhân tố: Sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong Công Trường: 115
5.3. Nhóm nhân tố về tài nguyên Công ty. .................................................. 115
5.3.1. Nhân tố: Năng lực tài chính của nhà thầu: ..................................... 115
5.3.2. Nhân tố: Nguồn lực về nhân công được đào tạo sẵn có: ................ 115
5.4. Nhóm nhân tố về nhân lực Ban Chỉ Huy Công Trường. ....................... 115
5.4.1. Nhân tố : Năng lực kinh nghiệm của Giám sát, kỹ thuật công Trình:115
5.4.2. Nhân tố: Năng lực kinh nghiệm Chỉ Huy Trưởng Công Trường: .. 116
5.5. Nhóm nhân tố về năng lực và chính sách điều hành công ty: ................ 116
5.5.1. Nhân tố: Xây dựng kế hoạch quản lý phòng ngừa: ........................ 116
5.5.2. Nhân tố: Năng lực quản lý của lãnh đạo công ty: .......................... 116
5.5.3. Nhân tố: Quy trình quản lý ISO: ................................................... 117
5.6. Nhóm các nhân tố về kế hoạch thi công và tài chính Chủ đầu tư. ......... 117
5.6.1. Nhân tố: Kế hoạch thi công cụ thể cho từng giai đoạn:.................. 117
5.6.2. Nhân tố: Khả năng đáp ứng tài chính CĐT: .................................. 117
5.7. Nhóm các nhân tố về lập kế hoạch và biện pháp thi công. .................... 118
5.7.1. Nhân tố: Nguồn lực về thiết bị thi công:........................................ 118
5.7.2. Nhân tố: Áp dụng công nghệ thi công mới: ................................... 118
5.7.3. Nhân tố: Tiến độ thi công: ............................................................ 118
CHƯƠNG 6: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ................... 120
6.1. Nhận Xét: ............................................................................................ 120
6.2. Kết Luận: ............................................................................................ 120


xii

6.3. Kiến Nghị: ........................................................................................... 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................... 123



xiii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng các năm 2013,
2014 và 2015 ........................................................................................................... 2
Bảng 1. 2.Tốc độ phát triển vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện nay ................. 4

Bảng 2. 1. 35 tiêu chuẩn ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu bởi Ng và
Skimore ................................................................................................................. 20
Bảng 2. 2.Các tiêu chí lựa chọn thầu xây lắp của nghiên cứu này................ 24

Bảng 3. 1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của BCH CT ......... 33

Bảng 4. 1.Kết quả khảo sát thực nghiệm mức độ ảnh hưởng của các nhân tố57
Bảng 4. 2.Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha khảo sát thử nghiệm mức độ
ảnh hưởng ............................................................................................................. 59
Bảng 4. 3.Kinh nghiệm làm việc của các đối tượng liên quan đến nghiên cứu
này ........................................................................................................................ 60
Bảng 4. 4.Chức vụ hiện tại của các đối tượng liên quan đến nghiên cứu này61
Bảng 4. 5.Lĩnh vực hoạt động hiện tại của các đối tượng liên quan đến
nghiên cứu này. ..................................................................................................... 62
Bảng 4. 6.Loại hình doanh nghiệp hiện tại của các đối tượng liên quan đến
nghiên cứu này ...................................................................................................... 63
Bảng 4. 7.Hệ số Cronbach’s Anpha mức độ ảnh hưởng .............................. 64
Bảng 4. 8.Hệ số tương quan biến tổng Total-Coreclation ............................ 64
Bảng 4. 9.Hệ số Cronbach’s Anpha mức độ ảnh hưởng .............................. 68
Bảng 4. 10.Hệ số tương quan biến tổng Total-Coreclation .......................... 69
Bảng 4. 11.Hệ số Cronbach’s Anpha mức độ ảnh hưởng ............................ 71
Bảng 4. 12.Hệ số tương quan biến tổng Total-Coreclation .......................... 72

Bảng 4. 13.Kiểm định T-test ....................................................................... 74


xiv

Bảng 4. 14.Năng lực kinh nghiệm CHT CT ................................................ 79
Bảng 4. 15.Năng lực, kinh nghiệm kỹ sư quản lý, kiểm soát chất lượng CT 80
Bảng 4. 16..Năng lực, kinh nghiệm Giám Sát Kỹ Thuật CT ........................ 81
Bảng 4. 17.Xây dựng kế hoạch quản lý, phòng ngừa................................... 82
Bảng 4. 18.Kế hoạch thi công cụ thể cho từng giai đoạn ............................. 83
Bảng 4. 19.Khả năng đáp ứng của những nhà cung cấp .............................. 84
Bảng 4. 20.Năng lực thi công của nhà thầu phụ .......................................... 85
Bảng 4. 21.Năng lực thi công của các tổ, đội .............................................. 86
Bảng 4. 22.Khả năng đáp ứng tài chính của CĐT........................................ 87
Bảng 4. 23.Nguồn lực về tài chính của nhà thầu.......................................... 88
Bảng 4. 24.Nguồn lực về tài chính của thầu phụ ......................................... 89
Bảng 4. 25.Áp dụng công nghệ thi công mới .............................................. 90
Bảng 4. 26.Quy trình quản lý chất lượng theo ISO ...................................... 91
Bảng 4. 27..Nguồn lực về thiết bị thi công .................................................. 92
Bảng 4. 28.Nguồn lực về nhân công được đào tạo sẵn có ............................ 93
Bảng 4. 29.An toàn lao động tại công trình ................................................. 94
Bảng 4. 30.Tiến độ thi công của công trình ................................................. 95
Bảng 4. 31.Sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong CT ........................... 96
Bảng 4. 32.Thái độ tiêu cực của những người tham gia CT ......................... 97
Bảng 4. 33.Cam kết của tất cả những người tham gia TC CT ...................... 98
Bảng 4. 34..Năng lực quản lý của lãnh đạo Công ty .................................... 99
Bảng 4. 35.Chế độ lương, thưởng phạt rõ ràng.......................................... 100
Bảng 4. 36.Chính sách về nhân sự tại công trình ....................................... 101
Bảng 4. 37.Hỗ trợ quản lý từ phòng ban và lãnh đạo cty ........................... 102
Bảng 4. 38.Bảng giá trị hệ số KMO và đại lượng kiểm định Bartlett’s Test103

Bảng 4. 39.Bảng kết quả phần trăm phương sai giải thích trên các trục chính104
Bảng 4. 40.Bảng hệ số tương quan tuyến tính giữa các biến (nhân tố) và trục
chính. .................................................................................................................. 106


xv

Bảng 4. 41.Tổng hợp các kết quả phân tích nhân tố và các yếu tố thành phần
theo bảng sau ....................................................................................................... 109


xvi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1.Quy mô, kinh phí, thời gian ........................................................... 8
Hình 2. 2.Sơ đồ tổ chức hiện trường thi công .............................................. 14

Hình 3. 1.Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................... 31
Hình 3. 2.Mô hình đề xuất nghiên cứu ........................................................ 46
Hình 3. 3.Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ........ 47

Hình 4. 1.Kinh nghiệm làm việc của các đối tượng liên quan đến nghiên cứu
này ........................................................................................................................ 60
Hình 4 2.Chức vụ hiện tại của các đối tượng liên quan đến nghiên cứu này 61
Hình 4 3.Lĩnh vực hoạt động của Công ty ................................................... 62
Hình 4 4.Loại hình doanh nghiệp ................................................................ 63
Hình 4. 5.Năng lực, kinh nghiệm CHT CT.................................................. 79
Hình 4. 6.Năng lực, kinh nghiệm kỹ sư quản lý, kiểm soát chất lượng CT .. 80
Hình 4. 7.Năng lực, kinh nghiệm Giám Sát Kỹ Thuật CT ........................... 81
Hình 4. 8.Xây dựng kế hoạch quản lý, phòng ngừa ..................................... 82

Hình 4 9.Kế hoạch thi công cụ thể cho từng giai đoạn ................................ 83
Hình 4 10.Khả năng đáp ứng của những nhà cung cấp ................................ 84
Hình 4 11..Năng lực thi công của nhà thầu phụ ........................................... 85
Hình 4. 12..Năng lực thi công của các tổ, đội .............................................. 86
Hình 4. 13.Khả năng đáp ứng tài chính của CĐT ........................................ 87
Hình 4 14.Nguồn lực về tài chính của nhà thầu ........................................... 88
Hình 4 15.Nguồn lực về tài chính của thầu phụ ........................................... 89
Hình 4 16.Áp dụng công nghệ thi công mới ................................................ 90
Hình 4. 17.Quy trình quản lý chất lượng theo ISO ...................................... 91
Hình 4 18.Nguồn lực về thiết bị thi công .................................................... 92
Hình 4 19.Nguồn lực về nhân công được đào tạo sẵn có ............................. 93
Hình 4 20.An toàn lao động tại công trình .................................................. 94


xvii

Hình 4. 21.Tiến độ thi công của công trình ................................................. 95
Hình 4. 22.Sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong CT ............................ 96
Hình 4 23.Thái độ tiêu cực của những người tham gia CT .......................... 97
Hình 4 24.Cam kết của tất cả những người tham gia TCCT ........................ 98
Hình 4. 25.Năng lực quản lý của lãnh đạo Công ty ..................................... 99
Hình 4 26.Chế độ lương, thưởng phạt rõ ràng ........................................... 100
Hình 4. 27.Chính sách về nhân sự công trường ......................................... 101
Hình 4 28.Hỗ trợ quản lý từ phòng ban và lãnh đạo cty ............................ 102
Hình 4 29.Biểu đồ thể hiện phương sai giải thích trên các trục chính ........ 106


xviii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Danh mục từ viết tắt

Diễn giải

1

ATLĐ

An toàn Lao Động

2

BCH CT

3

BXD

4

CP

Chính Phủ

5

CT


Công Trường

6

CTy

Công Ty

7

TC

Thi Công

8

CHT

Chỉ Huy Trưởng

9

CĐT

Chủ Đầu Tư

10

GDP


Tổng Sản Phẩm Quốc Nội

11

KMO

Kaiser Meyer Olkin

12

TVGS

Tư Vấn Giám Sát

13

TVTK

Tư Vấn Thiết Kế

14

TC

Ban Chỉ Huy Công Trình
Bộ Xây Dựng

Thi Công



1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tình hình kính tế Việt nam:
Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế
thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng
trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số
hàng hóa giảm tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực. Kinh tế Mỹ - nền kinh
tế lớn nhất tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng lên,
đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi từ giá
dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu.
Trong khi đó, các nền kinh tế hàng đầu khác tăng trưởng chậm và tiếp tục đối mặt
với những khó khăn đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
như số việc làm giảm do tổng cầu yếu, nợ khu vực tư nhân và nợ công tăng cùng với
những bất ổn của ngành tài chính. Ở trong nước, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ
mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành
trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực
doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả
nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn
bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2015. Kết quả cụ thể sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm
như sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28%
so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong
mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22
điểm phần trăm.



2

Bảng 1. 1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng các năm 2013,
2014 và 2015

Tổng số
Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản
Công nghiệp và xây
dựng
Dịch vụ
Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sp

Tốc độ tăng so với

Đóng góp của các

cùng kỳ năm trước (%)

khu vực vào tăng
trưởng 6 tháng năm

6tháng

6 tháng

6 tháng


năm

năm

năm

2013

2014

2015

4,90

5,22

6,28

6,28

2,06

2,90

2,36

0,42

4,97


5,12

9,09

2,98

6,13

5,82

5,90

2,22

5,33

7,19

5,60

0,66

2015
(Điểm phần trăm)

(Nguồn :)
1.2. Tình hình xây dựng, đầu tư phát triển:
1.2.1. Hoạt động xây dựng:
Hoạt động xây dựng 6 tháng đầu năm nay có nhiều chuyển biến tích cực,

những khó khăn đang dần được tháo gỡ, nhiều dự án đầu tư lớn được khởi công tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng có nhiều cơ hội triển khai hoạt động.
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm theo giá hiện hành ước tính đạt
393,8 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 35,7 nghìn tỷ đồng, chiếm
9,1%; khu vực ngoài Nhà nước 328,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,5%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài 29,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,4%. Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao do các công trình tại khu kinh tế Vũng
Áng đẩy nhanh tiến độ thi công, trong đó công trường Dự án Khu liên hợp Gang
thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh có nhiều hạng mục đã được


3

hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng
công trình nhà ở đạt 163,9 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 63,3 nghìn
tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 121,9 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng
chuyên dụng đạt 44,7 nghìn tỷ đồng.
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 313,3
nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2014, bao gồm: Khu vực Nhà nước
đạt 29,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 260,9 nghìn
tỷ đồng, tăng 6,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 23,3 nghìn tỷ đồng, tăng
22,6%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt
129,8 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 50,5 nghìn tỷ đồng; công trình
kỹ thuật dân dụng đạt 96,8 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt
36,2 nghìn tỷ đồng.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
1.2.2. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng theo giá hiện hành ước tính đạt 553,8
nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 31,1% GDP, bao gồm:
Vốn khu vực Nhà nước đạt 214 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% tổng vốn và tăng 7,2% so

với cùng kỳ năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 202,8 nghìn tỷ đồng, chiếm
36,6% và tăng 11,4%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 137 nghìn
tỷ đồng, chiếm 24,7% và tăng 9,9%.
Tốc độ phát triển đầu tư toàn xã hội Quý I và Quý II các năm 2015 như sau:


4

Bảng 1. 2. Tốc độ phát triển vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện nay
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
Quý I năm
2015

Ước Quý

Tổng 6

II

tháng

năm 2015

năm 2015

246,1

307,7

553,8


37

55,3

92,3

Vốn trái phiếu chính phủ

10,2

15,9

26,1

Vốn tín dụng đầu tư theo KH NN

11,1

14,2

25,3

Vốn vay các nguồn khác

15,4

19,8

35,2


Vốn đầu tư doanh nghiệp NN

12,3

15,1

27,4

Vốn đầu tư dân cư và tư nhân

89,7

113,1

203,8

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

67,2

69,8

137

3,2

4,5

7,7


Tổng số
Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước
Nhà nước

Vốn huy động khác

(Nguồn: Tổng cục thống kê) [2]
1.3. Cơ sở hình thành đề tài:
Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam, nhu cầu về đầu
tư và xây dựng là rất lớn. Như vậy, đầu tư và xây dựng là một trong những nhân tố
quan trọng trong quá trình phát triển xã hội.
Trong những năm gần đây, ngành xây dựng Việt Nam luôn được đánh giá là
một ngành đầy tiềm năng do nhu cầu của xã hội ngày càng cao. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp xây dựng vẫn đang rất khó khăn trong việc tìm ra chiến lược phát
triển bền vững, tiếp cận các mô hình quản lý hiệu quả và ứng dụng công nghệ tiên
tiến trong thiết kế, thi công, sản xuất vật liệu.
Hiện chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn trong nước có cơ hội tiếp cận
những phương pháp quản trị, kỹ thuật thi công tiên tiến của thế giới nên đã vươn
lên cạnh tranh ngang hàng với các nhà thầu quốc tế. Tuy nhiên, họ lại không có


5

những doanh nghiệp hỗ trợ, phụ trợ để tạo nên vị thế vững chắc, đủ sức cạnh tranh
và vươn lên đẳng cấp quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ đang
phát triển theo xu hướng tự phát, không có chiến lược, thế mạnh, không có sản
phẩm chủ lực, sử dụng công nghệ thi công lạc hậu… Chính những hạn chế đó đã
khiến cho sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất, xây dựng trở nên đáng báo động.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, các nhà thầu Quốc Tế thâm nhập thị trường

Việt Nam làm cho cuộc cạnh tranh ngày một tăng, nếu Doanh Nghiệp xây dựng
Việt Nam không tự đổi mới mình, không nâng cao năng lực quản lý, không từng
bước đầu tư trang thiết bị thi công hiện đại thì có thể tự đánh mất thị trường tiềm
năng này. Việc xác định những nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý thi công của
ban chỉ huy công trường để tìm biện pháp khắc phục, đổi mới, nâng cao năng lực
quản lý thi công của nhà thầu xây dựng là công việc cần thiết phải làm để các dự án
thực hiện thành công về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn là một công việc cần
thiết phải thực hiện để giúp bản thân mỗi công ty nói riêng và ngành xây dựng Việt
Nam nói chung có thể tồn tại và phát triển.
- Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng phải được
nâng cao một cách toàn diện trên nhiều mặt: năng lực quản trị doanh nghiệp, nhân
lực, kinh nghiệm, tài chính, thiết bị thi công. Tuy nhiên, ngoài kết quả đạt được của
doanh nghiệp xây dựng là công trình đạt chất lượng, đúng tiến độ có hiệu quả thì
vẫn còn những công trình đạt chất lượng chưa cao, chưa đúng tiến độ, kém hiệu
quả. Những tồn tại, bất cập là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là năng lực của
nhà thầu còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Trong khuôn khổ
và giới hạn của luận văn, tác giả chỉ để cập đến một khía cạnh là năng lực quản lý
của Ban Chỉ Huy công trường.
- Quản lý công trình xây xây dựng thành công là công sức không những của
ban quản trị công ty mà còn là công sức rất lớn của Ban Chỉ Huy công trường tại
hiện trường. Làm thế nào để ta nhận biết được hiện nay công ty của chúng ta đang
điều hành theo mô hình nào, những mô hình đó đang tạo hiệu quả cho công ty
chưa? Nếu quản lý theo các nhân tố trong quản lý dự án là chất lượng, tiến độ, chi


6

phí, thì còn những nhân tố nào tác động đến sự thành công của một doanh nghiệp
hay không? Những câu hỏi trên cũng là những lý do chính để hình thành nên đề tài:
“PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

CỦA BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP”
1.4. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
Đánh giá thực trạng năng lực quản lý Ban Chỉ huy công trường đến sự thành
bại của dự án xây dựng.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của Ban Chỉ Huy công
trường
Đề xuất và kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Ban Chỉ huy
công trường.
1.5. Phạm vi nghiên cứu:
Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ xét góc độ là nhà thầu thi công xây dựng
tham gia thi công các dự án xây dựng dân dụng công nghiệp, từ đó đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà thầu khi tham gia xây dựng.
Nghiên cứu được áp dụng trong giai đoạn thi công dự án xây dựng nhà dân
dụng và công nghiệp.
Tìm hiểu, thu thập, phân loại kết quả có sẵn của những nghiên cứu trước,
thông qua các bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong
nước và quốc tế.
Đối tượng nghiên cứu: Những giám đốc, phó giám đốc dự án, Chỉ huy
trưởng, kỹ sư trưởng, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, các chuyên gia
quản lý trong lĩnh vực xây dựng có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý thời gian
chi phí cũng như chất lượng công trình ở các dự án dân dụng và công nghiệp.
Thời gian: Thời điểm thu thập dữ liệu là 8 tuần (bắt đầu từ ngày 15/01/2015
đến 15/03/2015). Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 3 đến
tháng 09/2015. Với dữ liệu thu thập là các liệu nghiên cứu đó, ý kiến của các


7


chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, các bảng câu hỏi khảo sát
chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Ban Chỉ
huy công trường xây dựng.
Địa điểm: Nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát, thu thập số liệu của các dự án
xây dựng dân dụng và công nghiệp tại thành phố Hố Chí Minh.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
Việc thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích và chọn lọc những nhân tố ảnh
hưởng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Ban Chỉ Huy công trường cho các nhà
thầu thi công.
Từ đó đế xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý thi công của nhà
thầu xây dựng.
Nghiên cứu được áp dụng trong giai đoạn thi công dự án xây dựng nhà dân
dụng và công nghiệp.


×