Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 cho đội tuyển bóng chuyền nam THPT Mê Linh - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.63 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN DUY THANH

HIỆU QUẢ
VỊ TRÍ SỐ 3
NAM

THPT

MÊ LINH – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN DUY THANH

HIỆU QUẢ
VỊ TRÍ SỐ 3
THPT
MÊ LINH – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn


Ths. Vũ Tuấn Anh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: NGUYỄN DUY THANH
Sinh viên lớp K39B-GDTC, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan đề tài: “Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả đập
bóng nhanh ở vị trí số 3 cho đội tuyển bóng chuyền nam trƣờng THPT
Mê Linh – Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với
kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Toàn bộ những vấn đề đưa ra là những
vấn đề mang tính cấp thiết và đúng thực tế khách quan của trường THPT Mê
Linh – Hà Nội. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu trách nhiệm về
đề tài của mình.
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2017
SINH VIÊN

Nguyễn Duy Thanh


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐHSP

: Đại học sư phạm

ĐC

: Đối chứng


(s)

: Giây

HLV

: Huấn luyện viên

STN

: Sau thực nghiệm

STT

: Số thứ tự

XPT

: Xuất phát thấp

TĐC

: Tốc độ cao

TN

: Thực nghiệm

TD


: Thể dục

TDTT

: Thể dục thể thao

TT

: Thể thao

THPT

: Trung học phổ thông

VĐV

: Vận động viên


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG

B
Bảng 3.1

Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT
Mê Linh – Hà Nội.

Bảng 3.2


Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và
học tập môn GDTC.

Bảng 3.3

TRANG
21
22

Thực trạng sử dụng một số bài tập bổ trợ nâng cao
hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 cho đội tuyển

24

bóng chuyền nam trường THPT Mê Linh – Hà Nội.
Bảng 3.4

Kết quả phỏng vấn bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 cho đội tuyển

26

bóng chuyền nam trường THPT Mê Linh – Hà Nội.
Bảng 3.5

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá hiệu quả
kỹ thuật đập bóng nhanh ở vị trí số 3 cho đội tuyển

31


bóng chuyền nam trường THPT Mê Linh – Hà Nội.
Bảng 3.6

Kết quả kiểm tra đánh giá trước thực nghiệm
( nA = nB = 10)

Bảng 3.7

Bảng tiến trình thực nghiệm (6 tuần)

Bảng 3.8

Kết quả kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm
( nA = nB = 10 )

Biểu đồ 3.1 Biểu diễn kết quả test bật với có đà của 2 nhóm
trước và sau thực nghiệm (cm).

33
35
36
38

Biểu đồ 3.2 Biểu diễn kết quả test đập bóng nhanh 15 quả tại
chỗ ở vị trí số 3 vào ô số 6 của 2 nhóm trước và sau

38

thực nghiệm (số quả).
Biểu đồ 3.3 Biểu diễn kết quả test đập bóng nhanh 15 quả có đà

ở vị trí số 3 vào ô số 6 của 2 nhóm trước và sau thực
nghiệm (số quả).

39


MỤC LỤC
Đ

……………………………………………………… . ……….1
Mục đích nghiên cứu: ………………………………………… ………...3

CHƢƠNG 1 : T

.............. 4

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường
học…… ......................................................................................................... …4
1.2. Cơ sở lý luận và các giai đoạn huấn luyện kỹ thuật đập bóng nhanh
ở vị trí số 3……………………………………………………… ............ …....6
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đập bóng nhanh………… …….8
1.4. Cơ sở lý luận khoa học của các tố chất thể lực chuyên môn trong
bóng chuyền .................................................................................................... 11
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý của các VĐV nam bóng chuyền trường
THPT Mê Linh – Hà Nội ................................................................................ 13
CHƢƠNG 3:
. ............................................................................................................... 15
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….…...15
2.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….…..15
2.3. Tổ chức nghiên cứu………………………………………………...18

CHƢƠNG 3:

…………………………… …. ..20

3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc sử dụng bài tập bổ trợ
trong huấn luyện đập bóng nhanh ở vị trí số 3 của đội tuyển bóng chuyền
nam trường THPT Mê Linh – Hà Nội ....……………….…... ...................... 20
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập bổ trợ nâng cao
hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 cho đội tuyển bóng chuyền nam
trường THPT Mê Linh – Hà Nội………………………….... ........................ 25
K

……...………………………………………40
.................................................... 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển về tất cả các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa - xã hội, thể dục thể thao (TDTT) cũng không nằm ngoài
sự phát triển đó, nó không chỉ đem lại sức khỏe cho con người mà còn là một
trong những phương tiện giao tiếp giữa các nước, các tổ chức và nhân dân
trên thế giới, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, góp phần vào sự
nghiệp củng cố hòa bình. Chính sự xác định đúng đắn vài trò và tầm quan
trọng của TDTT mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực này. Tại
chỉ thị 36-CT/TW (24-3-1994) của Ban bí thư Trung ương Đảng đã khẳng
định: “Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền
TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng
nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng

đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam
Á. Trước mắt, hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia, đào
tạo được một lực lượng vận động viên (VĐV) trẻ có khả năng nhanh chóng
tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến của thế giới,… đầu tiên là ở môn thể
thao mà ta có nhiều khả năng…”[1].
Để kêu gọi toàn dân tập thể dục, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “...Giữ
gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức
khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt đi
một phần, mỗi người dân khỏe mạnh tức là làm cho cả nước khỏe mạnh ....
Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong các đồng bào ai cũng gắng tập thể dục.
Tự tôi ngày nào cũng tập”. [4]
Bóng chuyền ra đời ở Mỹ năm 1895 nó nhanh chóng phát triển và lan
rộng ra toàn thế giới. Ở Việt Nam bóng chuyền du nhập vào năm 1922 và
hiện nay nó đã trở thành môn thể thao được mọi người ưa thích tham gia tập


2

luyện và thi đấu. Tập luyện bóng chuyền không những mang lại sức khỏe cho
mọi người mà còn rèn luyện trí lực, tinh thần đoàn kết, ý chí, nghị lực, lòng
quyết tâm, tính kiên trì…. Để theo kịp sự phát triển của bóng chuyền hiện đại,
đòi hỏi công tác đào tạo, huấn luyện phải luôn đổi mới với các hình thức tập
luyện ngày càng được nâng cao theo xu thế mới của bóng chuyền hiện đại.
Xu thế mới đó là:
+ Xu hướng kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý tốt.
+ Xu hướng tấn công nhanh, mạnh gây yếu tố bất ngờ.
+ Xu thế nhảy phát bóng, nhảy chuyền hai.
+ Xu hướng tăng cường tấn công hàng sau.
+ Xu hướng chuyên môn hóa cao từng vị trí của vân động viên.
Bóng chuyền là môn thể thao tập thể đối kháng gián tiếp, tiếp xúc

bóng trong thời gian ngắn, động tác tiếp xúc gọn chuẩn xác, phối hợp đồng
đội, nhóm trong thời gian ngắn. Chiến thuật tấn công trong bóng chuyền có
nhiều loại như: Hệ thống tấn công giả đập sang chuyền, hệ thống chiến thuật
tấn công 2 người, hệ thống chiến thuật tấn công 3 người và toàn đội. Chiến
thuật tấn công nhanh ở vị trí số 3 là sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng giữa các cầu
thủ hàng trên và hàng dưới. Vì thế đập bóng nhanh ở vị trí số 3 có ảnh hưởng
lớn tới hoạt động tổng hợp của các mặt kỹ thuật, chiến thuật biến hóa, tâm lý
thi đấu vững vàng cùng với sự phối hợp ăn ý nhuần nhuyễn của các thành
viên trong đội, khả năng linh hoạt, xử lý sáng tạo tính huống của VĐV. Do
vậy, đòi hỏi VĐV bóng chuyền không những phải có kỹ thuật, thể lực tốt mà
còn phải có sự điêu luyện về chiến thuật và phẩm chất tâm lý vững vàng.
Trong thực tế thi đấu bóng chuyền đập bóng mạnh có thể không mang
lại hiệu quả cao vì đối phương tổ chức hàng chắn rất kín. Vì vậy, vấn đề đặt ra
là phải thay đổi các chiến thuật trong các tình huống nhanh, chớp nhoáng gây
bất ngờ cho đối phương để giành chiến thắng. Nhất là ngày nay tầm cao, sức


3

bật, trình độ VĐV phát triển thì xu thế tấn công nhanh càng thể hiện rõ tầm
quan trọng của nó trong thi đấu.
Đối với học sinh trung học phổ thông nói chung và đội tuyển bóng
chuyền nam trường THPT Mê Linh nói riêng trình độ chuyên môn của VĐV
chưa cao, khả năng linh hoạt của các VĐV chưa tốt, khi xử lý các tình huống
trong các hoàn cảnh thay đổi đột ngột và thời gian ít ỏi thì hiệu quả chưa cao.
VĐV không thực hiện tốt kỹ thuật đập bóng nhanh nên hiệu quả tấn công còn
nhiều hạn chế, đặc biệt là ý đồ chiến thuật. Trong quá trình ng
đã có một số tác giả nghiên cứu
như:


(2010)

(2012)..Tuy nhiên

bóng

nhanh ở vị trí số 3 cho nam VĐV đội tuyển bóng chuyền trường THPT Mê
Linh. Xuất phát từ lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn
bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 cho đội tuyển
bóng chuyền nam THPT Mê Linh - Hà Nội”.
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm lựa chọn các bài tập sao cho phù hợp với
điều kiện, đối tượng, lứa tuổi để nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số
3 cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Mê Linh - Hà Nội.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về GDTC và Thể thao
trƣờng học
Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT vì sức
khỏe nhân dân, Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện thân thể giữ gìn
sức khỏe và nâng cao thể lực. Bác Hồ tin yêu thế hệ trẻ, quan tâm và chăm
sóc đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ, ngày về thăm Trường Trung cấp
TDTT Trung ương (nay là Trường Đại học TDTT Bắc Ninh ), Bác đã căn
dặn: "... Các cháu học TD, TT không phải để đạt ông kiện tướng này, bà kiện
tướng nọ. Cái chính là người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu
biết của mình ra hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khỏe

đẩy lùi bệnh tật..." [7].
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu: "Mục tiêu cơ
bản lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ,
góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của
nhân dân... thực hiện nền giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm
cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh sinh viên" [1].
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong
những năm tới, Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã khẳng định: "Giáo dục
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách
hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn
xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn
diện, không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà phải là
con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách


5

nhiệm của toàn xã hội của tất cả các ngành các đoàn thể, trong đó có giáo dục
- đào tạo, y tế TDTT”.
Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về phát triển sự nghiệp
TDTT: "Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố
con người công tác TDTT phải góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của
các lực lượng vũ trang"
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi:
"Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học". Điều đó đã khẳng định
sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với TDTT và GDTC trong
nhà trường, coi đó là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng toàn dân, để tạo điều kiện

thuận lợi cho sự phát triển TDTT nước nhà.[5]
Quyết định 641/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ “Bộ Giáo
dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà
trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TD,TT nội khóa, ngoại khóa, quy định
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, quy chế bắt buộc ở
các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT, có
định biên hợp lý và có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT đáp ứng nhu
cầu ở tất cả cấp học" [3].
Luật giáo dục đã khẳng định: "Giáo dục là con đường chủ yếu và cơ bản
để chuẩn bị cho con người cho sự phát triển bền vững của đất nước trong điều
kiện kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là con người có sức
khỏe và được phát triển toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc" [6].


6

Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng
mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cũng như xác định đúng về vị trí GDTC
trong nhà trường các cấp phải được triển khai thực hiện đồng bộ với các mặt
giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến Đại học. Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công tác
GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó đã khẳng định: "Giáo dục thể chất
được thực hiện trong nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo
những công dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục
tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức".
1.2. Đặc điểm tâm – sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT
1.2.1. Đặc điểm tâm lý

Mặc dù là học sinh lớp 11 còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng các
em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để mọi người tôn trọng mình, có
nhiều hoài bão, có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích
tổng hợp, muốn hiểu biết, nhưng thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, nhiều
nhược điểm.
Độ tuổi này biểu hiện rõ hơn về tình cảm, gắn bó và yêu quý mái
trường, đặc biệt là đối vói giáo viên giảng dạy, các em có thể hoàn thành
những bài tập khó đòi hỏi sự khắc phục khó khăn lớn hơn trong học tập và tập
luyện.
Đây là lứa tuổi của lãng mạn, độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp
hơn. Đó là tuổi của nhu cầu sáng tạo, nảy nở những tình cảm mới. Độ tuổi này
chủ yếu là hình thành thế giới quan, tự ý hình thành tính cách và hướng về tương
lai. Thế giới quan không chỉ là niềm tin lạnh nhạt mà là sự say mê, ước vọng
nhiệt tình. Các em có thái độ tự giác tích cực trong học tập, xuất phát từ động cơ
học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề nghiệp sau này.


7

1.2.2. Đặc điểm sinh lý
* Hệ thần kinh
Hệ thần kinh phát triển tạo thuận lợi cho việc nhanh chóng hình thành
các phản xạ có điều kiện, thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn
thiện động tác. Do sự hoạt động của các tuyến nội tiết, tuyến sinh dục, tuyến
yên…làm cho sự hưng phấn, ức chế không cân bằng ảnh hưởng đến hoạt
động TDTT. Tuy nhiên có một số bài tập đơn điệu, không hấp dẫn học sinh
làm học sinh chóng mệt mỏi nên cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện như
trò chơi, thi đấu, hoàn thành tốt các bài tập đã lựa chọn.
* Hệ xương
Lứa tuổi này các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã

hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác treo, chống, mang vác
nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo ra sự phát triển lệch lạc của cơ
thể. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, vẫn có thể bị
cong vẹo nên việc tiếp thu, bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ thống bài
tập như đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu…
* Hệ cơ
Các bắp cơ phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển chậm hơn
các cơ duỗi. Đây là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh nhất nên cần tập những
bài phát triển sức mạnh để góp phần thúc đẩy phát triển các cơ. Vì vậy người
HLV phải chú ý đến các bài tập, trong tập luyện phải đảm bảo nguyên tắc vừa
sức và sự phát triển cân đối của các cơ.
* Hệ tuần hoàn
Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến hoàn thiện, buồng
tim, hệ thống mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh, phản ứng của hệ tuần
hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, sau vận động mạch đập và huyết áp
phục hồi nhanh chóng nên có thể tập những bài tập dai sức, có khối lượng,


8

cường độ tương đối lớn, khi đó HLV phải thận trọng và thường xuyên kiểm
tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh.
* Hệ hô hấp
Phát triển tương đối hoàn thiện, diện tích tiếp xúc của phổi gần bằng
tuổi trưởng thành, dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng, tần số hô hấp gần
như người lớn. Nhưng các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng
ngực nhỏ, chủ yếu là co giãn cơ hoành, trong tập luyện cần thở sâu và tập
trung chú ý.
Như vậy, từ đặc điểm tâm - sinh lý trên tôi đưa ra phương pháp và khối
lượng bài tập một cách hợp lý với lứa tuổi này để cơ thể các em phát triển và

dần đi đến hoàn thiện về các cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Việc sử dụng các
bài tập bổ trợ là rất quan trọng, cần vận dụng các bài tập với công suất lớn
trong thời gian ngắn, những bài tập với tín hiệu đột ngột, bài tập phát triển
khéo léo, mềm dẻo kết hợp với bài tập phát triển tần số và sức mạnh tốc độ để
nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 cho nữ đội tuyển bóng chuyền.
Qua phân tích tài liệu chuyên môn và khảo sát thực tiễn thì ở thời điểm lứa
tuổi này các bài tập bổ trợ là hợp lý và có hiệu quả cao.
1.3. Cơ sở lý luận và các giai đoạn huấn luyện kĩ thuật đập bóng nhanh vị
trí số 3
1.3.1. Cơ sở lý luận
Ngày nay, bóng chuyền thế giới phát triển rất phong phú và đa dạng về
các lối đánh, sử dụng các kỹ thuật và vận dụng các chiến thuật rất khác nhau
dựa trên nền tảng các kỹ thuật đã đạt đến mức độ điêu luyện. Việc huấn luyện
và đào tạo VĐV bóng chuyền là một công tác hết sức quan trọng, phức tạp
ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của mỗi VĐV cũng như cả đội bóng.
Trong công tác huấn luyện đòi hỏi các huấn luyện viên phải nắm bắt được các
đặc điểm về tâm - sinh lý lứa tuổi và trình độ chuyên môn của VĐV, từ đó


9

mới xây dựng, đề ra các phương pháp và nguyên tắc huấn luyện phù hợp, có
hiệu quả.
Trong quá trình huấn luyện, hoàn thiện các kỹ thuật động tác ở các môn
thể thao có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là những môn thể thao không có
chu kì như các môn bóng. Đặc điểm môn bóng chuyền là lấy chiến thuật làm
mục tiêu, kỹ thuật làm biện pháp, thể lực làm cơ sở. Bởi vậy, huấn luyện kỹ
thuật đập bóng nhanh ở vị trí số 3 được tiến hành song song giữa quá trình
hoàn thiện kỹ thuật động tác, với phát triển các tố chất thể lực. Quá trình huấn
luyện là quá trình tìm hiểu và đưa ra những bài tập có cấu trúc vận động gần

giống như cấu trúc kỹ thuật động tác, mục đích để bổ trợ cho huấn luyện động
tác hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động.
Hầu hết các hoạt động trong bóng chuyền đều diễn ra trên cơ sở của cảm
nhận thị giác. Kỹ năng quan sát tình thế và sự thay đổi vị trí trên sân của các
VĐV, sự chuyển động của bóng cũng như khả năng phán đoán nhanh trong
điều kiện phức tạp là một trong những tố chất quan trọng nhất của VĐV bóng
chuyền. Điều đó đòi hỏi VĐV phải có khả năng quan sát rộng và phán đoán
chính xác.
Quá trình huấn luyện toàn diện về thể lực, tâm lý, kỹ - chiến thuật là một
công việc hết sức quan trọng. Theo xu hướng bóng chuyền hiện đại ngày nay
cả bóng chuyền nam và nữ tấn công đều chiếm ưu thế, chiều cao, sức mạnh
và trình độ ngày càng hoàn thiện, ý chí thi đấu tốt hơn. Xuất phát từ thực tiễn
đó đòi hỏi phải có một chương trình, kế hoạch phù hợp với sự phát triển của
bóng chuyền hiện đại.
1.3.2. Các giai đoạn huấn luyện kỹ thuật đập bóng nhanh ở vị trí số 3
- Giai đoạn giảng dạy ban đầu
Giai đoạn này thường đặt nền móng cho kĩ thuật động tác, kĩ thuật đập
bóng nhanh ở vị trí số 3 là biến hóa, lấy cơ sở của đập bóng chính diện theo


10

phương lấy đà nên cần phải tiếp thu, nắm vững được kĩ thuật đập bóng chính
diện theo phương lấy đà rồi mới học kĩ thuật đập bóng nhanh ở vị trí số 3.
Giai đoạn dạy học ban đầu là giai đoạn VĐV được học và hình thành những
kỹ năng ban đầu của kĩ thuật động tác. Trong giai đoạn này, do mới hình
thành được biểu tượng kĩ thuật động tác trên vỏ bán cầu đại não nên việc thực
hiện kĩ thuật động tác vẫn chưa ổn định. Vì thế, nhiệm vụ về phương pháp ở
giai đoạn này là nắm vững các nguyên lý kĩ thuật, nhịp độ chung của động
tác, cần lưu ý loại bỏ những động tác thừa, không cần thiết.

Như vậy trong giai đoạn dạy học ban đầu, các động tác kĩ thuật được
nắm vững có thể chia nhỏ thành các động tác kĩ thuật đơn lẻ, sau đó học từng
phần rồi kết hợp thành một động tác hoàn chỉnh. Giai đoạn đầu, quá trình
huấn luyện và giảng dạy này cần đặc biệt chú ý đến việc tiếp thu và lĩnh hội,
nắm chắc các nguyên lý, yếu lĩnh kĩ thuật động tác cơ bản.
- Giai đoạn học sâu từng phần
Ở giai đoạn này đi sâu nghiên cứu hoàn thiện kĩ thuật đập bóng chính
diện theo phương lấy đà từ đó củng cố kĩ thuật đập bóng nhanh ở vị trí số 3.
Sử dụng một số bài tập bổ trợ trong huấn luyện kĩ thuật cũng như phát triển
thể lực chuyên môn cho VĐV.
Kiểm tra việc thực hiện kĩ thuật động tác trên cơ sở kết hợp với uốn
nắn lại kĩ thuật, bổ sung những động tác kỹ thuật còn thiếu, xem xét về mức
độ thực hiện (độ chuẩn xác, các biên độ, nhịp điệu, nhịp độ động tác, sự phối
hợp nhịp nhàng các bộ phận của cơ thể) cần loại những động tác không cần
thiết, sửa chữa sai sót kĩ thuật.
- Giai đoạn củng cố và hoàn thiện
Giai đoạn này củng cố các kỹ năng, hoàn thành các động tác kĩ thuật đã
được học. Việc thực hiện kĩ thuật đó sao cho phù hợp với đặc điểm cá nhân
của từng VĐV, tăng cường số lượng các dạng đập bóng. Biết áp dụng và đổi


11

từ dạng đập bóng này sang dạng đập bóng khác trên cơ sở nền tảng các kĩ
năng, kĩ xảo đã hình thành. Sử dụng các kĩ thuật sao cho linh hoạt và trở nên
điêu luyện, đảm bảo thực hiện kĩ thuật động tác một cách tin tưởng, ổn định
trong khi có các trở ngại bên ngoài. Bên cạnh đó, đồng thời rèn luyện một số
phẩm chất ý chí, tâm lý thi đấu vững vàng, hoàn thành tốt kĩ thuật động tác
trong lúc mệt mỏi.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đập bóng nhanh

Đập bóng là kỹ thuật bật nhảy lên trên không dùng một tay đánh bóng
sang sân đối phương với một uy lực nhất định. Đập bóng là kỹ thuật khó
trong các kỹ thuật của bóng chuyền bởi vì phải thực hiện động tác thật nhanh,
thời gian ngắn dùng nhiều đến các tố chất như sức nhanh, sức mạnh sự khéo
léo… trong điều kiện không có điểm tựa phải đạt được hiệu quả cao, có uy
lực lớn để phá vỡ hàng phòng thủ của đối phương. Vì vậy, chúng tôi nhận
thấy rằng đập bóng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó.
Qua trao đổi tọa đàm với các huấn luyện viên, chuyên gia về bóng
chuyền và các chuyên gia về y học chúng tôi thấy các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả đập bóng như sau:
- Hiệu quả đập bóng phụ thuộc vào trình độ huấn luyện, kỹ - chiến thuật,
tâm lý của các VĐV. Đây là những yếu tố quan trọng làm nền tảng cho pha
đập bóng có hiệu quả.
- Trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện của VĐV, đặc biệt là sức bật nâng
trọng tâm cơ thể và khả năng khống chế bản thân trong trạng thái không có
điểm tỳ. Ngày nay, thể lực là yếu tố hàng đầu, rất quan trọng trong công tác
huấn luyện ở các môn thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng, là nền
tảng tạo nên thành tích của từng VĐV. Khả năng phối hợp vận động và sức
bền chuyên môn có vai trò quan trọng hàng đầu.


12

- Trong hoạt động đập bóng nhanh ở vị trí số 3 đòi hỏi khả năng di
chuyển, quan sát trên lưới và tốc độ ra tay để giải quyết các nhiệm vụ trong
thời gian ngắn, đòi hỏi người thi đấu phải tư duy linh hoạt để pha bóng có
hiệu quả.
- Kỹ thuật hoàn hảo, khả năng phối hợp vận động tốt, phán đoán nhanh,
dừng nhanh, di động, cảm giác không gian, thực hiện động tác chính xác.
- Sức mạnh của các nhóm cơ: Cơ chi dưới, cơ thân mình, cổ tay, vai,…

- Tâm lý thi đấu vững vàng và kinh nghiệm thi đấu cao.
- Ngoài ra, chiều cao cơ thể có ý nghĩa hàng đầu trong các chỉ tiêu về
cơ thể của các VĐV bóng chuyền, chiều cao được coi là yếu tố tăng cường
khả năng tấn công cũng như phòng thủ trên lưới.
Trong các yếu tố trên thì bật nâng cao trọng tâm giữ vai trò then chốt
trong việc giải quyết nhiệm vụ đập bóng. Bật với cao giúp VĐV có độ dừng
trên không lâu từ đó nâng cao khả năng quan sát định hướng, khống chế cơ
thể tạo nên phạm vi khống chế bóng rộng, nên hạn chế mức thấp nhất sự ngăn
cản của đối phương để giành hiệu quả trong thi đấu.
Ngoài các yếu tố mà chúng tôi trao đổi, tọa đàm, qua tìm hiểu những tài
liệu chuyên môn chúng tôi thấy còn một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả bài
tập đó là:
- Yếu tố vệ sinh dinh dưỡng.
- Yếu tố nghỉ ngơi hồi phục.
- Yếu tố môi trường.
Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng tới VĐV là rất lớn, nhưng tùy từng điều
kiện cụ thể, đối tượng, lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, điều kiện cơ sở
vật chất, trang thiết bị mà HLV phải tìm ra yếu tố ảnh hưởng có chi phối tới
hiệu quả bài tập cho phù hợp với đối tượng của mình.


13

1.5. Cơ sở lý luận khoa học của các tố chất thể lực chuyên môn trong
bóng chuyền
1.5.1. Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh
Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện bài tập vận động trong
thời gian ngắn nhất. Thông thường những biểu hiện của sức nhanh tương đối
độc lập, đặc biệt là những chỉ số về thời gian, phản ứng vận động hầu như
không liên quan với tốc độ động tác. Đây là hình thức thể hiện năng lực tốc

độ khác nhau.
Theo quan điểm sinh hóa: Sức nhanh phụ thuộc vào hàm “nướng” ATP
trong cơ và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động vì các bài
tập diễn ra trong thời gian ngắn nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được
thực hiện theo cơ chế yếm khí.
Nhanh là hạt nhân của biến hóa. Muốn giành quyền chủ động phải biến
hóa tấn công như tấn công nhanh (ở vị trí số 3…) điều chỉnh nhanh, phối hợp
nhanh phòng thủ linh hoạt…biến hóa nhanh kịp thời gây bất ngờ giành được
điểm thắng trận.
Phản ứng nhanh của cá nhân gồm trạng thái sẵn sàng nhanh nhạy về tâm
lý của VĐV bước vào thi đấu, phán đoán nhanh, di chuyển nhanh, chiếm vị trí
nhanh, quyết định nhanh, động tác cuối cùng nhanh, ứng phó nhanh kịp thời
hợp lý hiệu quả.
Phối hợp nhanh nhuần nhuyễn ăn ý giữa các nhóm hàng trước với hàng
sau, giữa công và thủ, tấn công và phản công giữa các khâu chuyển tiếp về
vận động cũng như tâm lý có “ký hiệu” liên hệ nhanh của cầu thủ - HLV,
trong ngoài sân vận dụng kỹ - chiến thuật sao cho hợp lý. Hiểu ý nhanh của
đồng đội, tâm lý đặc điểm kỹ - chiến thuật phong cách lối chơi, khả năng hoạt
động tại các vị trí, thuận tay và trái tay… trong các tình huống khác nhau để
kịp thời bổ sung cho nhau khắc phục chỗ yếu, phát huy chỗ mạnh một cách


14

chủ động để hoàn thành chiến thuật hiệu quả.
1.5.2 Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh
Sức mạnh là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, lực tối đa mà
con người có thể sinh ra được một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của
động tác. Mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng
biệt và sự phối hợp giữa chúng.

Sức mạnh là tố chất cơ bản của phát triển toàn diện. Muốn nhanh không
thể thiếu tố chất sức mạnh của đùi, cẳng chân, cổ chân, bàn chân, hông, thắt
lưng, mông, bụng, lưng, sức mạnh chi trên… cùng với sức mạnh di chuyển,
bật nhảy, lao ngã, đập bóng.


15

CHƢƠNG 2
NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc sử dụng bài
tập nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 của đội tuyển bóng
chuyền nam trường THPT Mê Linh - Hà Nội.
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá bài tập nâng cao hiệu
quả đập bóng nhanh ở vị trí số 3 cho đội tuyển bóng chuyền nam trường
THPT Mê Linh - Hà Nội.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng và nghiên cứu tổng hợp các tài liệu
có liên quan đến đề tài như: Các đề tài khoa học, khóa luận, sách, báo, báo
chuyên ngành, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Từ đó rút ra cơ sở lý luận
và thực tiễn nhằm đảm bảo tính chính xác trong quá trình tiến hành các vấn đề
nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp thu thập thông tin qua phiếu hỏi và trả lời giữa nhà
nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu về vấn đề quan tâm. Phương pháp này
đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích thu thập những

thông tin, những đánh giá khách quan của các chuyên gia thể thao, các HLV,
các giáo viên TDTT để định hướng bước đầu trong việc lựa chọn bài tập nâng
cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3 trong huấn luyện cho đội tuyển bóng
chuyền nam.


16

Trong đề tài đã giải quyết được các vấn đề về cơ sở lý luận mang tính
thực tiễn về hiệu quả đập nhanh ở vị trí số 3 của đội tuyển nam bóng chuyền
trường THPT Mê Linh – Hà Nội, đề tài đã tổ chức kết hợp giữa phỏng vấn
trực tiếp và gián tiếp đối với các thầy, cô giáo bộ môn, các huấn luyện viên.
Đưa ra các câu hỏi cụ thể về việc nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3 cho
các nam VĐV bóng chuyền lứa tuổi học sinh, làm cơ sở thực tiễn xác định
những sai lầm với các bài tập lựa chọn để nâng cao hiệu quả ở vị trí số 3.
Từ những kết quả phỏng vấn trên chúng tôi đưa ra và lựa chọn được
những bài tập trong quá trình huấn luyện.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong việc theo dõi các buổi
thi đấu và các buổi tập của đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Mê
Linh – Hà Nội. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là theo dõi việc
thực hiện kỹ thuật đập bóng nhanh ở vị trí số 3 và các kỹ thuật khác của
namVĐV đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Mê Linh - Hà Nội.
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa
chọn và ứng dụng vào thực tiễn huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
đập bóng nhanh ở vị trí số 3 và các kỹ thuật khác của nam VĐV đội tuyển
bóng chuyền nam trường THPT Mê Linh - Hà Nội. Đề tài tiến hành thực
nghiệm song song trên 2 nhóm:
- Nhóm A: Là nhóm thực nghiệm, tập theo bài tập chúng tôi lựa chọn.

- Nhóm B: Là nhóm đối chứng, tập theo bài tập vẫn thường sử dụng.
Mỗi nhóm gồm 12 học sinh nam đội tuyển Bóng chuyền trường THPT
Mê Linh - Hà Nội, thời gian thực nghiệm 6 tuần. Sau đó đánh giá kết quả thu
được của quá trình thực nghiệm.


17

2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Chúng tôi tiến hành kiểm tra hai giai đoạn trước thực nghiệm và sau thực
nghiệm để đánh giá hiệu quả quá trình tập luyện nhằm kiểm nghiệm trong
thực tiễn độ tin cậy của các test đánh giá trình độ kỹ thuật cho đối tượng
nghiên cứu.
- Test: Đập bóng nhanh có đà 10
- Test: Đập bóng nhanh 10

ở vị trí số 3 vào ô số 6 (

tại chỗ ở vị trí số 3 vào ô số 6 (số quả)

- Test: Bật với có đà.
Trên cơ sở đó có những nhận xét kết luận về hiệu quả của các bài tập
đã lựa chọn trong việc nâng cao hiệu quả kĩ thuật đập bóng nhanh ở vị trí số 3
cho đối tượng nghiên cứu.
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê
Các thuật toán thống kê sử dụng nhằm xử lý các số liệu thu được sau
khi thực nghiệm để rút ra kết luận có sức thuyết phục và độ chính xác cao
hơn.
Các công thức toán thống kê được sử dụng trong đề tài này là:
n


Xi

- Công thức - Tính giá trị trung bình( X ) : X
- Tính phương sai:

(Xi

2

X )2

n 1

i 1

n

(n 30)

- Công thức so sánh số trung bình:

- Trong đó:

2
AB

- Độ lệch chuẩn:

X A )2


(X A

nA
2

(XB
nB

2

X B )2

(nA , nB

30)


18

- Trong đó:
: số trung bình
giá trị từng cá thể
n: số lượng.
: kí hiệu tổng.
: Là số trung bình của nhóm A
: Là số trung bình của nhóm B
Phương sai
nA: kích thước tập hơp mẫu nhóm A
nB: kích thước tập hợp mẫu nhóm B.


2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017 và được chia
làm 3 giai đoạn:
Giai
đoạn
1

2

Nội dung
- Đọc và phân tích tài
liệu.
- Lựa chọn và tên đề
tài.
- Xây dựng để cương
- Thu thập tài liệu có
liên quan, viết tổng
quan về đề tài.
- Hoàn thành tổng quan
đề tài.
- Điều tra công tác huấn
luyện, hiệu quả đập
bóng nhanh ở vị trí số 3
của đội tuyển bóng

Thời gian
Từ
12/2016

01/2017

Từ tháng
01/2017 đến
tháng 3/2017

Sản phẩm thu
đƣợc
- Đề cương nghiên cứu
khoa học.

- Thông tin số liệu là đội
tuyển bóng chuyền nam
trường THPT Mê Linh –
Hà Nội.
- Tổng quan đề tài đang
nghiên cứu.


19

chuyền nam Trường
THPT Mê Linh – hà
Nội.
- Lựa chọn hệ thống bài
tập bổ trợ.
- Ứng dụng và đánh giá
bài tập.
- Xử lý số liệu, hoàn Tháng 5/2017
thiện khoá luận, chuẩn

bị bảo vệ khoá luận.

3

- Nội dung các bài tập.
- Kết quả nội dung các
bài tập.
- Bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trường THPT Mê Linh – Hà Nội.
- Trường ĐHSP Hà Nội 2.
2.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
-

Bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng nhanh ở vị trí

-

Mê Linh – Hà

số 3.
Nội.


×