Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghiên cứu đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực của vận động viên đội tuyển Judo Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

LÝ ĐẠI NGHĨA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG SINH LÝ, TÂM LÝ
VÀ TỐ CHẤT THỂ LỰC CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN
JUDO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI– 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

LÝ ĐẠI NGHĨA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG SINH LÝ, TÂM LÝ
VÀ TỐ CHẤT THỂ LỰC CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN JUDO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62 14 01 04



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Dương Nghiệp Chí

2. GS.TS Lê Nguyệt Nga

HÀ NỘI– 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất
kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích
dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Lý Đại Nghĩa


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

1.1. Tổng quan về môn Judo

4

1.1.1. Hệ thống kỹ thuật Judo

4

1.1.2. Các pha trong kỹ thuật tấn công môn Judo

8

1.2. Đặc điểm chức năng sinh lý của VĐV Judo

10

1.2.1. Công suất yếm khí

11


1.2.2. Năng lực ưa khí

13

1.2.3. Hệ tim mạch

13

1.2.4. Các chỉ tiêu sinh hóa

17

1.3. Đặc điểm tâm lý của VĐV Judo

20

1.3.1. Sự nỗ lực ý chí

22

1.3.2. Khả năng phối hợp vận động

22

1.3.3. Cảm giác lực

23

1.3.4. Phản ứng vận động


23

1.3.5. Năng lực thu nhận và xử lý thông tin

24

1.3.6. Năng lực chú ý

24

1.3.7. Tư duy thao tác

24

1.4. Phân tích tố chất thể lực chuyên môn Judo ở góc độ động học

25


1.4.1. Sinh cơ học

25

1.4.2. Động học

26

1.4.3. Các chỉ số động học nghiên cứu trong môn Judo

27


1.5. Đặc điểm tố chất thể lực của VĐV Judo

33

1.5.1. Sức mạnh trong Judo

34

1.5.2. Sức nhanh trong Judo

34

1.5.3. Sức bền trong Judo

35

1.5.4. Năng lực phối hợp vận động trong Judo

36

1.5.5. Độ dẻo trong Judo

37

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

39


2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

39

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

39

2.2. Phương pháp nghiên cứu

39

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan

39

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

39

2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm

39

2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh học

41

2.2.5. Phương pháp kiểm tra sinh hóa


44

2.2.6. Phương pháp kiểm tra sinh cơ để phân tích kỹ thuật

44

2.2.7. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học

45

2.2.8. Phương pháp toán thống kê

49

2.3. Tổ chức nghiên cứu

49

2.3.1. Kế hoạch nghiên cứu

49

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu

50

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

51


3.1. Chọn lựa các tiêu chí (test) phản ánh đặc điểm chức năng


sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực chuyên môn của VĐV Judo

51

3.1.1. Tổng hợp, chọn lựa các tiêu chí (test)

52

3.1.2. Phỏng vấn chuyên gia

55

3.2. Đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý, tố chất thể lực của
VĐV Judo và kết quả tăng trưởng sau 1 năm tập luyện

58

3.2.1. Đặc điểm chức năng sinh lý của VĐV Judo và kết quả
tăng trưởng sau 1 năm tập luyện

58

3.2.2. Đặc điểm tâm lý của VĐV Judo và kết quả tăng trưởng
sau 1 năm tập luyện

82


3.2.3. Đặc điểm một số tố chất thể lực chuyên môn của VĐV Judo
và kết quả tăng trưởng sau 1 năm tập luyện

88

3.2.4. Tổng hợp đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển Judo TP. Hồ Chí Minh

98

3.3. Nghiên cứu xây dựng thang điểm đánh giá chức năng sinh lý,
tâm lý và tố chất thể lực của VĐV Judo TP. Hồ Chí Minh

108

3.3.1.Thang điểm đánh giá chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực của VĐV Judo TP. Hồ Chí Minh

108

3.3.2. Các tiêu chí không lập thang điểm

125

3.3.3. Phân loại

126

3.3.4. Ứng dụng bảng điểm đánh giá chức năng sinh lý, tâm lý và


127

tố chất thể lực của VĐV Judo
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

131


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC

anaerobic capacity

ATP

adenosine triphosphate

BSA

body surface area

CP

phospho creatine


CSYK

công suất yếm khí

dl

decilit

DTS

dung tích sống

EF

ejection fraction

g

gam

HCB

huy chương bạc

HCĐ

huy chương đồng

HCV


huy chương vàng

IVS

interventricular septal thickness

kg

kilogram

KLTT

khối lượng thất trái

KTQG

kiện tướng quốc gia

l

lit

LDH

lactate dehydrogenase

LVM

left ventricular mass


m2

mét vuông

ml

millilit

mmol

millimol

ms

milli giây

N

newton

ng

nanogam

NLYK

năng lực yếm khí

p


phút

PHVĐ

phối hợp vận động

PP

peak power


PW

posterior wall thickness

rad

radian

RPP

relative peak power

s

giây

TDTT

thể dục thể thao




tương đối

TP. HCM

thành phố Hồ Chí Minh

UI

international unit

VES

ventricular extrasystole

Vtd

volume tidal diastolic

Vts

volume tidal systolic

W

watt



DANH MỤC CÁC BẢNG
Thể loại

Số

Nội dung

Số trang

Bảng

1.1

Hệ thống kỹ thuật Judo quốc tế

6

Bảng

1.2

Tiêu chuẩn của các chỉ số siêu âm tim ở người
bình thường và vận động viên thể thao

15

Bảng

1.3


Tiêu chuẩn các tiêu chí sinh hóa của người
bình thường khỏe mạnh

17

Bảng

3.1

Tổng hợp các tiêu chí (test) đánh giá chức
năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực chuyên
môn của VĐV Judo

52

Bảng

3.2

Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về các
tiêu chí đánh giá chức năng sinh lý của VĐV
Judo

56

Bảng

3.3

Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về các

tiêu chí sinh hóa đánh giá VĐV Judo

57

Bảng

3.4

Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về các
tiêu chí đánh giá phẩm chất tâm lý của VĐV
Judo

57

Bảng

3.5

Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về các
tiêu chí đánh giá tố chất thể lực chuyên môn
của VĐV Judo

58

Bảng

3.6

Các chỉ số chức năng tim mạch của VĐV Judo
TP. HCM năm 2012 -2013


59

Bảng

3.7

Mối tương quan giữa các chỉ số tim mạch của
VĐV Judo

66

Bảng

3.8

Chỉ số dung tích sống của VĐV Judo TP.HCM
năm 2012 -2013

68

Bảng

3.9

Các chỉ số năng lực yếm khí của VĐV Judo
TP. HCM năm 2012 -2013

69


Bảng

3.10 Các chỉ số năng lực ưa khí của VĐV Judo TP.
HCM năm 2012 -2013

72

Bảng

3.11 Chỉ số sinh hóa máu của VĐV Judo TP.HCM
năm 2012 -2013

75

Bảng

3.12 Chỉ số tâm lý của VĐV Judo TP. HCM năm
2012 -2013

82


Bảng

3.13 Chỉ số tố chất thể lực chuyên môn của VĐV
Judo TP. HCM năm 2012 -2013

88

Bảng


3.14 Các chỉ số sức nhanh chuyên môn qua phân
tích động học của VĐV Judo TP.HCM năm
2012 -2013

93

Bảng

3.15 Bảng tổng hợp đặc điểm chức năng sinh lý,
tâm lý và tố chất thể lực chuyên môn của nam
VĐV Judo TP. HCM

98

Bảng

3.16 Bảng tổng hợp đặc điểm chức năng sinh lý,
tâm lý và tố chất thể lực chuyên môn của nữ
VĐV Judo TP. HCM

103

Bảng

3.17 Bảng điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của nam VĐV Judo
TP.HCM

109


Bảng

3.18 Bảng điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của nam VĐV Judo
TP.HCM hạng nhẹ từ 60kg đến 66kg

111

Bảng

3.19 Bảng điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của nam VĐV Judo
TP.HCM hạng trung từ 73kg đến 90kg

113

Bảng

3.20 Bảng điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của nam VĐV Judo
TP.HCM hạng nặng trên 90kg

115

Bảng

3.21 Bảng điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của nữ VĐV Judo
TP.HCM


117

Bảng

3.22 Bảng điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của nữ VĐV Judo
TP.HCM hạng nhẹ từ 45kg đến 48kg

119

Bảng

3.23 Bảng điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của nữ VĐV Judo
TP.HCM hạng trung từ 52kg đến 57kg

121

Bảng

3.24 Bảng điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của nữ VĐV Judo
TP.HCM hạng nặng trên 63kg

123

Bảng

3.25 So sánh các chỉ số tâm – sinh lý và tố chất thể

lực của VĐV ở các nhóm hạng cân nam, nữ

124


Bảng

3.26 Giới hạn các tiêu chí tim mạch và sinh hóa của
nữ VĐV Judo TP.HCM

125

Bảng

3.27 Giới hạn các tiêu chí tim mạch và sinh hóa của
nam VĐV Judo TP.HCM

126

Bảng

3.28 Bảng phân loại VĐV theo điểm

126

Bảng

3.29 Bảng phân loại VĐV theo nhóm hạng cân và
giới tính


127

Bảng

3.30 Sự tương quan giữa bảng điểm phân loại từng
nhóm hạng cân và bảng điểm phân loại chung
nam – nữ

127

Bảng

3.31 Tổng hợp điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố
chất thể lực chuyên môn của Đội tuyển Judo
TP. HCM năm 2013

128

Bảng

3.32 Tương quan thứ bậc giữa thành tích thi đấu với
điểm chức năng sinh lý, tâm lý, tố chất thể lực
và điểm tổng hợp của VĐV Judo TP.HCM

130


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Thể loại


Số

Nội dung

Số trang

Biểu đồ

1.1

Công suất yếm khí của VĐV Judo so với VĐV
quốc tế và một số môn thể thao khác

12

Biểu đồ

1.2

So sánh tốc độ kỹ thuật Seoi Nage của VĐV
nữ Việt Nam và Asami Haruna (Nhật Bản)

32

Biểu đồ

1.3

So sánh tốc độ kỹ thuật Seoi Nage của VĐV
nam Việt Nam và Leandro Guilhero (Brazil)


33

Biểu đồ

3.1

Tỷ lệ trình độ chuyên môn các chuyên gia
tham gia phỏng vấn

55

Biểu đồ

3.2

So sánh thể tích tâm thất trái kỳ tâm trương
(Vtd) và kỳ tâm thu (Vts) của VĐV Judo so
với người bình thường và VĐV các môn thể
thao khác

62

Biểu đồ

3.3

Khối lượng thất trái (LVM) của VĐV Judo
dưới ngưỡng phì đại cơ tim (bệnh lý)


63

Biểu đồ

3.4

So sánh cung lượng tim (Q) và chỉ số lưu
lượng tim (Qi) của VĐV Judo so với người
bình thường và VĐV các môn thể thao khác

66

Biểu đồ

3.5

So sánh công suất yếm khí tương đối (RPP)
của VĐV Judo TP.HCM so với VĐV trẻ và
VĐV Judo quốc tế

72

Biểu đồ

3.6

So sánh VO2max của VĐV Judo TP.HCM với
các nhóm VĐV Judo trẻ và tuyển quốc gia

74


Biểu đồ

3.7

So sánh nồng độ creatinin của VĐV Judo
TP.HCM với VĐV các môn thể thao khác

79

Biểu đồ

3.8

So sánh phản xạ đơn và phản xạ phức của
VĐV Judo TP.HCM với VĐV các môn thể
thao khác

84

Biểu đồ

3.9

So sánh một số tố chất thể lực (nhanh, mạnh,
bền) của VĐV Judo TP.HCM với VĐV trẻ

90

Biểu đồ


3.10 Sự tăng trưởng độ dẻo và năng lực phối hợp
vận động (PHVĐ) của VĐV Judo TP.HCM
sau 1 năm tập luyện

92

Biểu đồ

3.11 So sánh thông số sức nhanh chuyên môn kỹ

95


thuật Seoi Nage của nữ VĐV tuyển Judo
TP.HCM với tuyển trẻ, tuyển quốc gia và
VĐV quốc tế
Biểu đồ

3.12 So sánh thông số sức nhanh trong kỹ thuật
Seoi Nage của nam VĐV tuyển Judo TP.HCM
với tuyển trẻ, tuyển quốc gia và VĐV quốc tế

96

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Thể loại

Số


Nội dung

Số trang

Hình

1.1

Các hướng mất thăng bằng trong kỹ thuật tấn
công Judo

8

Hình

1.2

Các pha trong kỹ thuật tấn công (Uchi Mata)
môn Judo

10

Hình

1.3

Tốc độ góc của vật chuyển động

28


Hình

1.4

Vận tốc trung bình của vật chuyển động

29

Hình

1.5

Gia tốc tức thời của vật chuyển động

30

Hình

1.6

Gia tốc hướng tâm của vật chuyển động

31

Hình

2.1

Monogram để xác định VO2max trong bài test
Astrand Ryhming


43

Hình

2.2

Kỹ thuật Seoi Nage

44


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Judo Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một "trung tâm" mạnh của
cả nước trong nhiều năm, luôn dẫn đầu trong các giải vô địch quốc gia ở
những năm thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, luôn cung cấp 2/3 lực lượng
vận động viên (VĐV) cho tuyển quốc gia tham dự các giải quốc tế, đào tạo
nhiều gương mặt VĐV tiêu biểu như Cao Ngọc Phương Trinh, Nguyễn Kim
Vui, Nguyễn Quốc Trung. Sang những năm đầu thiên niên kỷ mới, sự phát
triển rộng của phong trào Judo trong cả nước với số lượng người tham gia tập
luyện, thi đấu Judo ngày càng nhiều (4.500 người tập luyện trên cả nước theo
thống kê của Liên đoàn Judo Việt Nam năm 2013), thành tích Judo Việt Nam
luôn nằm trong 3 hạng đầu khu vực Đông Nam Á, một số VĐV (Văn Ngọc
Tú, Nguyễn Thị Hòa…) tiếp cận thành tích Châu Á và thế giới, từng bước
tích lũy điểm tham dự các kỳ Olympic. Trong bối cảnh đó, Judo TP.HCM lại
dần mất đi thế mạnh, cụ thể từ năm 2001 đến 2010, Judo TP.HCM đã không
còn đóng góp chiếc huy chương vàng nào cho Judo Việt Nam tại các kỳ SEA
Games, và tại Đại hội TDTT toàn quốc lần VI - 2010, Judo TP.HCM đã đánh

mất vị trí nhất toàn đoàn.
Judo là môn thể thao võ thuật nằm trong chương trình thi đấu chính
thức của Thế vận hội Olympic. Ngày 3/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định số 2198/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển thể dục, thể thao
Việt Nam đến năm 2020; trong đó, xác định Judo là môn thể thao trọng điểm
loại 2 quốc gia. Ngày 1/12/2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ
về thể dục, thể thao đến năm 2020, theo đó “đầu tư cho thể dục, thể thao là
đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước… ưu tiên… đào tạo
VĐV thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để
phát triển thể dục, thể thao”. Tại TP. HCM, quy hoạch phát triển ngành thể


2

dục thể thao (TDTT) TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 vừa được
Ủy ban Nhân dân TP.HCM phê duyệt. Theo đó, Judo là môn thể thao trọng
điểm của TP. HCM và được triển khai là 1 trong 10 môn thể thao mũi nhọn
trước mắt được đầu tư đặc biệt cho Thế vận hội Olympic 2016.
Quá trình tập luyện và thi đấu Judo đòi hỏi VĐV phải có tố chất sức
bền ưa khí, sức bền yếm khí, sức mạnh và công suất. Hiện nay trong nước đã
có một số nhà khoa học (Nguyễn Thế Truyền cùng cộng sự, Trần Mai Thúy
Hồng, Nguyễn Quốc Tuấn, Lý Đại Nghĩa) quan tâm nghiên cứu một số thành
tố trong trình độ tập luyện của VĐV Judo [6], [15], [26], [27]. Các đề tài
nghiên cứu tiếp cận ở góc độ sư phạm thông qua các test kiểm tra tố chất thể
lực chung, kỹ chiến thuật và các chỉ số đo đạc hình thái học, ít có đề tài đi sâu
nghiên cứu đặc điểm chức năng tâm – sinh lý và tố chất thể lực chuyên môn
của VĐV Judo. Trong khi đó, những "thay đổi, thích ứng chức năng sinh lý
học" lại là thành tố chính liên quan phần lớn đến trình độ tập luyện của VĐV
[20]. Bên cạnh đó tập luyện và thi đấu các môn võ thuật như Judo có điều kiện
tình huống và hình thức vận động luôn thay đổi, đặc biệt đối với VĐV cấp cao

thì yếu tố tâm lý giữ vai trò quan trọng trong việc giành thắng lợi [31].
Trong công tác huấn luyện, đào tạo VĐV Judo hiện nay tại TP.HCM,
việc đánh giá hiệu quả huấn luyện chủ yếu dựa vào thành tích thi đấu hàng
năm của VĐV; chưa có hệ thống giám định huấn luyện khoa học để đánh giá
và dự báo nhịp độ phát triển thành tích của VĐV Judo.
Từ thực trạng đó việc tiến hành“Nghiên cứu đặc điểm chức năng
sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực của VĐV đội tuyển Judo TP.HCM”là việc
làm rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần cải thiện thành tích của
VĐV Judo TP.HCM trên đấu trường quốc gia, quốc tế.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các nội dung test đặc trưng phản ánh chức năng
sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực chuyên môn của VĐV Judo, để khảo sát


3

thực trạng về đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực trong giai
đoạn 2012 – 2013. Từ đó xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chức năng sinh lý,
tâm lý và tố chất thể lực của VĐV đội tuyển Judo TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết 3 mục
tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Xác định test, tiêu chí đặc trưng đánh giá và phản ảnh
chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực của VĐV Judo.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất
thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển Judo TP.HCM.
- Nghiên cứu thực trạng đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố
chất thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển Judo TP.HCM năm 2012.
- Đánh giá các chỉ số chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực
của VĐV Judo TP.HCM sau 1 năm tập luyện (2012 – 2013).

Mục tiêu 3: Lập thang điểm đánh giá chức năng sinh lý, tâm lý và tố
chất thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển Judo TP.HCM theo hạng cân và
giới tính.
Giả thuyết khoa học của đề tài:
Các VĐV đội tuyển Judo TP. HCM có những đặc điểm chức năng sinh
lý, tâm lý và tố chất thể lực ảnh hưởng đến thành tích thi đấu. Luận án chứng
minh điều này thông qua các dữ liệu đặc trưng phản ánh đặc điểm nêu trên và
đánh giá, phân loại theo nhóm giới tính, có kết hợp hạng cân thi đấu.


4

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về môn Judo.
Judo là môn thể thao đối kháng võ thuật theo nguyên tắc “dĩ nhu chế
cương”, là môn thể thao chính thức của Thế vận hội Olympic. Sean Cochran
(2001) tổng kết các yêu cầu đặc thù của môn võ thuật Judo có sức bền ưa khí,
yếm khí cao, sức mạnh và công suất cao, độ linh hoạt trung bình [59]. Heinz
Nowoisky (2005) cho rằng sức mạnh bột phát và sức mạnh bền giữ vai trò
quan trọng cho VĐV Judo trong tập luyện và thi đấu [42]. Qua đó có thể thấy
rằng Judo là môn thể thao có yêu cầu khá cao về các tố chất thể lực, đòi hỏi
VĐV Judo phải có khả năng cao về sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, sức
mạnh và công suất (sức mạnh tối đa).
Kỹ thuật ném ngã giữ vai trò quan trọng trong tập luyện và thi đấu
Judo. Phân tích các trận thi đấu tại các kỳ Thế vận hội, các giải vô địch thế
giới từ năm 1978 đến 2004 chứng minh hiệu quả của các kỹ thuật ném ngã
bằng tay, hông và chân để giành chiến thắng [42]. Năm 1987, Attilio
Sacripanti đã báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 5 về sinh cơ học
thể thao ở Athens chuyên đề “Phân loại sinh cơ học các kỹ thuật ném Judo"
(Biomechanical Classification of Judo Techniques - Nage Waza), ở chuyên

đề này tác giả đã hệ thống hóa, phân loại toàn bộ các kỹ thuật môn Judo theo
hướng tiếp cận sinh cơ học [36].
1.1.1. Hệ thống kỹ thuật Judo.
Judo là một môn võ thuật bao gồm những kỹ thuật ném (nage waza),
bên cạnh đó còn có một hệ thống các kỹ thuật đè khống chế đối phương dưới
mặt đất (osaekomi waza), kỹ thuật siết cổ (shime waza), kỹ thuật khóa tay
(kansetsu waza)… Tập luyện Judo không những giúp tăng cường sức khỏe,
phát triển thể chất mà còn rèn luyện cho con người tính kỷ luật tự giác, sự tự
tin, sự tập trung, kỹ năng lãnh đạo cũng như khả năng phối hợp thể chất, sức
mạnh và tính mềm dẻo. Là một môn thể thao đúc kết từ một nghệ thuật chiến


5

đấu, Judo giúp phát triển sự kiểm soát cơ thể toàn diện, sự cân bằng cao và
phản ứng nhanh nhẹn.
Theo Jigoro Kano, nguyên tắc hoạt động của Judo là “đẩy khi bị kéo và
kéo khi bị đẩy”, sử dụng lực của đối phương để khắc chế đối phương bằng các
kỹ thuật làm đối phương mất thăng bằng. Người tập luyện Judo luôn phải chú
trọng nguyên tắc: “đạt hiệu quả tối đa với lực tối thiểu” [46]. Nguyên lý chủ
đạo của Judo là “dĩ nhu chế cương”, là ứng dụng sự mềm dẻo trong thực hiện
kỹ thuật, là cách sử dụng linh hoạt và hiệu quả sự thăng bằng, lực đòn bẩy và
bước chuyển động hợp lý khi thực hiện các động tác ném hay các kỹ thuật
khác. Sự khéo léo, kỹ thuật hoàn thiện và biết chọn thời điểm (hơn là sử dụng
sức mạnh đơn thuần) là những bí quyết thành công trong Judo [40], [46], [63].
Hệ thống kỹ thuật Judo bao gồm 3 bộ kỹ thuật chính. Đó là bộ kỹ thuật
ném (nage waza), bộ kỹ thuật khống chế (katame waza) và bộ kỹ thuật sát
thương (atemi waza). Mỗi bộ kỹ thuật bao gồm các nhóm kỹ thuật với nhiều
đòn thế đa dạng và phức tạp. Như bộ kỹ thuật ném (nage waza) bao gồm 2
nhóm kỹ thuật là nhóm đứng ném (tachi waza) và nhóm đòn hy sinh (sutemi

waza). Trong nhóm đứng ném (tachi waza) còn được phân thành 3 nhóm:
nhóm ném bằng tay (te waza), nhóm ném bằng hông (koshi waza) và nhóm
ném bằng chân (ashi waza). Cũng như thế trong nhóm đòn hy sinh (sutemi
waza) cũng được phân thành 2 nhóm: hy sinh thẳng trực diện (ma sutemi
waza) và hy sinh nghiêng một bên (yoko sutemi waza).
Bộ kỹ thuật khống chế (katame waza) cũng bao gồm 3 nhóm kỹ thuật
chính là nhóm kỹ thuật đè khống chế (osaekomi waza), nhóm kỹ thuật siết nghẹt
(ải sát) (shime waza) và nhóm kỹ thuật khoá khớp (kansetsu waza) [45], [46].
Hai bộ kỹ thuật nage waza và katame waza được áp dụng, phổ biến rộng
rãi trong tập luyện và thi đấu. Riêng bộ kỹ thuật sát thương (atemi waza) bao
gồm các kỹ thuật dùng tay (ude ate) và dùng chân (ashi ate) làm vũ khí để tấn
công sát thương đối thủ thì không áp dụng trong quá trình giảng dạy và tập


6

luyện do tính nguy hiểm của kỹ thuật. Các kỹ thuật này chỉ cho phép các võ sư,
môn sinh Judo có trình độ cao (huyền đai đệ ngũ đẳng trở lên) tập luyện theo
các bộ thể thức Koshiki No Kata, Kime No Kata, Kodokan Goshin Jutsu…
Bảng 1.1. Hệ thống kỹ thuật Judo quốc tế
TT
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2

1.1.1.3
1.1.2
1.1.2.1


1.1.2.2
1.1.3
1.1.3.1
1.1.3.2

1.1.3.3
1.1.3.4
1.1.3.5

1.2
1.2.1
1.2.1.1
1.2.1.2
1.2.1.3
1.2.2
1.2.2.1

Bộ/Nhóm[36]
Kỹ thuật [46]
NAGE WAZA (BỘ KỸ THUẬT NÉM)
Tachi Waza (Kỹ thuật đứng ném)
Te Waza (Kỹ thuật tay)
Nhóm tay-vai
1. Tai Otoshi
2. Seoi Nage (Ippon&Morote)
3. Seoi Otoshi4. Yama Arashi
Nhóm tay thuần
1. Morote Gari2. Kuchiki Taoshi
túy

3. Kibesu Gaeshi4. Uchi Mata Sukashi
5. Uki Otoshi6. Sumi Otoshi
7. Sukui Nage8. Obi Otoshi
Nhóm vai
1. Kata Guruma
Koshi Waza (kỹ thuật hông)
Nhóm hông cố
1. Uki Goshi
2. O Goshi
định
3. Tsuri Goshi
4. Ushiro Goshi
5. Daki Age
6. Koshi Guruma
7. Tsuri Komi Goshi
Nhóm hông
1. Hane Goshi2. Harai Goshi
chuyển động
3. Utsuri Goshi
Ashi Waza (kỹ thuật chân)
Nhóm chặn
1. Hiza Guruma
2. Sasae Tsurikomi Ashi
Nhóm móc
1. O Uchi Gari
2. O Soto Gari
3. Ko Uchi Gari
4. Ko Soto Gari
5. Ko Soto Gake
6. O Soto Guruma

7. O Soto Otoshi
Nhóm quét
1. De Ashi Harai
2. Okuri Ashi Harai
3. Harai Tsurikomi Ashi
Có hông hỗ trợ
1. Uchi Mata
2. O Guruma
3. Ashi Guruma
Nhóm phản thế
1. Tsubame Gaeshi
2. O Soto Gaeshi
3. O Uchi Gaeshi
4. Ko Uchi Gaeshi
5. Hane Goshi Gaeshi
6. Harai Goshi Gaeshi
7. Uchi Mata Gaeshi
Sutemi Waza (kỹ thuật hy sinh)
Ma Sutemi Waza (kỹ thuật hy sinh thẳng)
Nhóm lăn lưng
1. Tomoe Nage2. Sumi Gaeshi
3. Hikkomi Gaeshi
Nhóm ném bổng
Ura Nage
Nhóm phản thế
Tawara Gaeshi
Yoko Sutemi Waza (kỹ thuật hy sinh nghiêng 1 bên)
Nhóm lăn lưng
1. Uki Waza2. Yoko Guruma



7

3. Tani Otoshi4. Yoko Wakare
5. Yoko Otoshi
Yoko Gake
1. Hane Makkikomi
2. Soto Makkikomi
3. Uchi Makkikomi
4. O Soto Makkikomi
5. Uchi Mata Makkikomi
6. Harai Makkikomi
1. Kani Basami2. Kawaru Gake

1.2.2.2
1.2.2.3

Nhóm quét chân
Nhóm cuộn ngã
(makki)

1.2.2.4

Nhóm kỹ thuật
nguy hiểm
KATAME WAZA (KỸ THUẬT KHỐNG CHẾ)
Osaekomi Waza (kỹ thuật đè khống chế)
Nhóm khống chế
1. Hon Kesa Gatame
2. Kata Gatame

vai
3. Kuzure Kesa Gatame
+ Gyaku Kesa Gatame + Ushiro Kesa Gatame
+ Makura Kesa Gatame
Nhóm khống chế
1. Kami Shiho Gatame2. Kuzure Kami Shiho Gatame
thân trên
Nhóm khống chế
Yoko Shiho Gatame
thân dưới
Nhóm khống chế
Tate Shiho Gatame
toàn thân
Shime Waza (kỹ thuật siết cổ)
Nhóm siết bâu
1. Nami Juji Jime
2. Kata Juji Jime
3. Gyaku Juji Jime
4. Okuri Eri Jime
5. Tsukkomi Jime
Nhóm siết trần
1. Hadaka Jime2. Sode Guruma Jime
Nhóm siết bâu 1. Kataha Jime2. Katate Jime
khống chế tay
Nhóm siết mạch
Ryote Jime
Nhóm siết tam
Sankaku Jime
giác (sankaku)
Nhóm kỹ thuật

Do Jime
cấm
Kansetsu Waza (kỹ thuật khóa khớp)
Nhóm dùng tay
1. Ude Garami
2. Ude Hishigi Ude Gatame
3. Ude Hishigi Te Gatame
Nhóm tựa thân
1. Ude Hishigi Juji Gatame
2. Ude Hishigi Waki Gatame
3. Ude Hishigi Hara Gatame
Nhóm hỗ trợ chân 1. Ude Hishigi Ashi Gatame
2. Ude Hishigi Hiza Gatame
Nhóm khóa tam
1. Ude Hishigi Sankaku Gatame
giác (sankaku)
Nhóm kỹ thuật
Ashi Garami
cấm

2
2.1
2.1.1

2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1


2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.3
2.3.1
2.3.2

2.3.3
2.3.4
2.3.5

1.1.2. Các pha trong kỹ thuật tấn công môn Judo:


8

Nguyên lý kỹ thuật Judo là “sử dụng lực tối thiểu để đạt được hiệu quả
tối đa”, do vậy trong các kỹ thuật ném đều có giai đoạn làm đối phương mất
thăng bằng trước, sau đó mới thực hiện kỹ thuật ném để đạt được hiệu quả tối
đa.
Tất cả những kỹ thuật ném môn Judo đều được chia thành 3 pha gồm:
pha làm đối phương mất thăng bằng (pha kuzushi), pha thực hiện kỹ thuật
ném (pha tsukuri) và pha ném ngã (pha kake) [16], [18].
Pha kuzushi: được xác định khi người tấn công làm đối phương mất
thăng bằng (trọng tâm cơ thể) theo hướng lực tác động. Trong tập luyện và
thi đấu Judo, người tấn công sử dụng chủ yếu lực tay (kéo, đẩy) kết hợp với
di chuyển để làm đối phương mất thăng bằng.
Trong tấn công các kỹ thuật Judo, có các hướng thăng bằng như sau:

a
c

b

d

e

h

f

g

Hình 1.1. Các hướng mất thăng bằng trong kỹ thuật tấn công Judo.
Hướng phía trước:
Dùng lực tay để kéo đối phương mất thăng bằng về phía trước. Hướng
thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: Seoi-Nage, Ippon-SeoiNage, Kata-Guruma, Seoi-Otoshi…
Hướng 45 độ phía trước bên phải:


9

Dùng lực tay để kéo đối phương mất thăng bằng về 45 độ phía trước
bên phải. Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: TaiOtoshi, Hane-Goshi, Harai-Goshi, Sasae-Tsurikomi-Ashi…
Hướng 45 độ phía trước bên trái:
Dùng lực tay để kéo đối phương mất thăng bằng về 45 độ phía trước
bên trái. Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện kỹ thuật Hidari-KataSeoi…
Hướng 90 độ bên phải:

Dùng lực tay để kéo đối phương mất thăng bằng về 90 độ bên phải.
Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật đòn chân như
Okuri-Ashi-Harai…
Hướng 90 độ bên trái:
Dùng lực tay để kéo đối phương mất thăng bằng về 90 độ bên trái.
Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật đòn chân bên trái
như Hidari-Okuri-Ashi-Harai…
Hướng phía sau:
Dùng lực tay để đẩy đối phương mất thăng bằng về phía sau. Hướng
thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: Morote-Gari, KuchikiTaoshi, Kibesu-Geashi…
Hướng 45 độ phía sau bên phải:
Dùng lực tay để đẩy đối phương mất thăng bằng về 45 độ phía sau bên
phải. Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: Osoto-Gari,
Ouchi-Gari, Kouchi-Gari…
Hướng 45 độ phía sau bên trái:
Dùng lực tay để đẩy đối phương mất thăng bằng về 45 độ phía sau bên
trái. Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật đòn chân bên
trái…


10

Pha kuzushi

Pha tsukkuri

Pha kake

Hình 1.2. Các pha trong kỹ thuật tấn công (Uchi Mata) môn Judo
Pha tsukuri: được xác định khi người tấn công thực hiện các thao tác

kỹ thuật để ném ngã đối phương. Đây là giai đoạn quan trọng thể hiện kỹ
năng của VĐV Judo, đối với các VĐV đỉnh cao thì giai đoạn tsukuri có tốc
độ rất cao. Tốc độ của giai đoạn tsukuri tỷ lệ thuận với tổng lực thực hiện kỹ
thuật ném.
Pha kake: đây là giai đoạn ném ngã đối phương được tính từ khi cơ thể
(chân trụ) đối phương rời khỏi mặt đất đến khi ngã xuống thảm. Pha kake tỷ
lệ thuận với tốc độ pha tsukuri, tốc độ vào đòn càng cao thì lực tác động và
tốc độ ngã của đối phương càng lớn.
Theo nghiên cứu của Lý Đại Nghĩa (2012), kỹ thuật Seoi Nage được các
nam VĐV hạng nhẹ Việt Nam sử dụng làm kỹ thuật sở trường trong tập luyện
và thi đấu, có thời gian trung bình thực hiện pha kuzushi là 0.33±0.03 giây, ở
pha tsukuri là 0.29±0.07 giây và ở pha kake là 0.43±0.03 giây. Ở nhóm VĐV nữ
quốc gia, thời gian trung bình thực hiện pha kuzushi là 0.32±0.04 giây, ở pha
tsukuri là 0.34±0.04 giây và ở pha kake là 0.43±0.02 giây [16], [18].
1.2. Đặc điểm chức năng sinh lý của VĐV Judo.
Khái niệm về đặc điểm là những nét riêng biệt mô tả một sự vật hiện
tượng. Theo Sean Scochran (2001) đặc điểm của tập luyện và thi đấu Judo
đòi hỏi năng lực về công suất yếm khí cao, sức bền yếm khí, ưa khí cao [55],
do vậy nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế thường sử dụng các chỉ


11

tiêu: công suất yếm khí, năng lực yếm khí, sức bền ưa khí (VO2max) để đánh
giá chức năng sinh lý của VĐV Judo [6], [15], [26],[27], [39], [44], [56],
[65].
1.2.1. Công suất yếm khí.
Công suất yếm khí trong Judo gồm: công suất yếm khí (ATP-CP) phục
vụ cho các hoạt động kéo dài tối đa 10 giây; và đường phân yếm khí
(glycolysis) phục vụ cho các hoạt động có thời gian hoạt động dưới 2 phút.

Trong thi đấu, công suất yếm khí (ATP-CP) giữ vai trò chủ yếu trong tấn
công tốc độ cao. Khi trận đấu kéo dài hơn 1 phút thì đường phân yếm khí
(glycolysis) giữ vai trò vượt trội.
Việc nâng cao công suất yếm khí cũng phụ thuộc vào việc nâng cao
năng lực ưa khí [3], [14], [15]. Để thu thập số liệu và đánh giá công suất yếm
khí cho VĐV, các nhà khoa học trong và ngoài nước thường sử dụng bài test
Wingate 30 giây của Israel trên xe đạp lực kế hoặc trên cơ công kế tay
[38],[51], [58], [66].
Năm 2008, Đại học tổng hợp Burapha (Thailand) công bố kết quả
nghiên cứu "The effects of 12-week Judo training on anaerobic, aerobic
fitness and body composition of Vietnamese blind junior athletes” (Hiệu quả
của chương trình huấn luyện Judo 12 tuần tác động đến năng lực ưa khí, yếm
khí và thành phần cơ thể của VĐV Judo trẻ khiếm thị Việt Nam). Kết quả tìm
ra sự thay đổi về năng lực ưa khí, năng lực yếm khí và thành phần cơ thể của
VĐVJudo khiếm thị Việt Nam sau 12 tuần tập luyện. Các dụng cụ nghiên
cứu được sử dụng trong đề tài gồm: xe đạp lực kế Monark 828 (Wingate test)
để thu thập số liệu về công suất yếm khí, công suất yếm khí tương đối, chỉ số
mệt mỏi yếm khí, năng lực yếm khí. Kết quả nghiên cứu được công bố:ở
nhóm VĐV nam (n=10) chỉ số trung bình của công suất yếm khí là
458.82±70.80W, công suất yếm khí tương đối là 8.38±1.62W/kg và năng lực
yếm khí là 381.73±48.27W tăng có ý nghĩa thống kê (<0.05) so với trước khi


12

tập luyện. Ở nhóm VĐV nữ, sau 12 tuần tập luyện kết quả trung bình của
công suất yếm khí là 364.32±37.47W, công suất yếm khí tương đối đạt
6.97±0.65W/kg và năng lực yếm khí là 282.51±37.56W, tăng có ý nghĩa
thống kê (<0.05) so với trước khi tập luyện [50].
Một số công trình khoa học khác đã công bố công suất yếm khí tuyệt

đối của VĐV Đua thuyền quốc gia là 534.88±181.05 W, công suất yếm khí
tương đối VĐV Đua thuyền theo công bố của Lê Nguyệt Nga (2013) là
8.31±2.62 W/kg [12], [13]. VĐV Cử tạ TP.HCM được công bố là 8.37±1.53
W/kg và nữ VĐV Cử tạ TP. HCM là 10.47±2.75 W/kg [17]. VĐV Judo trẻ
công bố năm 2009 là 360.04±24.44 W và công suất yếm khí tương đối là
7.2±0.73 W/kg [7]. Ở các nghiên cứu nước ngoài, chỉ số công suất yếm khí
tương đối của VĐV Judo Anh là 10.6 W/kg (Sharp, Koutedakis 1987) [56],
VĐV Judo Ba Lan là 11.45 W/kg (Mickiewicz 1987) [52], VĐV Judo
Canada là 13.7 W/kg (Taylor 1989) [64], [66].

16
14
12

W/kg

10
8
6
4
2
0

PP (W/kg)



Cử tạ
(nam)
TP.HCM


Đua
thuyền
quốc gia

Judo trẻ

Judo
khiếm thị
tuyển QG

Judo Anh
Quốc

Judo Ba
Lan

Judo
Canado

8.37

8.31

7.2

8.38

10.6


11.45

13.7

PP – Peak power: Công suất yếm khí

Biểu đồ 1.1. Công suất yếm khí của VĐV Judo so với VĐV quốc tế
và một số môn thể thao khác.


×