Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2, 3 qua phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.38 KB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------------------------------

NGUYỄN DIỆU LINH

MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 2, 3 QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khóa luận

TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo -Tiến sĩ Lê Thị
Thùy Vinh, ngƣời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô khoa Giáo dục
Tiểu học và Quý thầy cô Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 những ngƣời đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại Trƣờng.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các cô giáo chủ
nhiệm và các em học sinh trƣờng Tiểu học Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên



Nguyễn Diệu Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Mở rộng vốn từ cho
học sinh lớp 2, 3 qua phân môn tập đọc” là kết quả của quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kì công
trình nào khác đã công bố.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Diệu Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ..................................... 5
1.1. Cở sở lý thuyết ........................................................................................ 5
1.1.1. Cơ sở tâm lí ....................................................................................... 5
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ........................................................................ 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 12
1.2.1. Mở rộng vốn từ trong giảng dạy sách giáo khoa chương trình

lớp 2,3 ....................................................................................................... 12
1.2.2. Phân môn tập đọc lớp 2, lớp 3........................................................ 13
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP MỞ RỘNG VỐN TỪ TRONG PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 2, 3 ................................................ 21
2.1 Thực trạng hoạt động dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2,
3 tại trƣờng Tiểu học Xuân Hòa .................................................................. 21
2.2. Biện pháp mở rộng vốn từ trong giờ tập đọc ........................................ 27
2.2.1. Biện pháp mở rộng vốn từ theo trường nghĩa ................................ 27
2.2.2. Biện pháp mở rộng vốn từ dựa vào nghĩa của từ ........................... 44
2.2.3. Mở rộng vốn từ trong giờ Tập đọc bằng trò chơi ô chữ ................ 49
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 53


3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 53
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.......................................................................... 53
3.3. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 53
3.4. Giáo án thực nghiệm ............................................................................. 53
3.5. Địa bàn và đối tƣợng thực nghiệm........................................................ 67
3.6. Kết quả thể nghiệm ............................................................................... 67
3.7. Nhận xét kết quả thực nghiệm .............................................................. 67
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức, thống nhất của cộng đồng dân tộc
Việt Nam. Trong các môn học ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn học hết sức
quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn học Tiếng Việt đƣợc ứng dụng
nhiều trong đời sống, dạy học sinh những tri thức sơ giản bao gồm ngữ âm,

chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, chính tả. Trên cơ sở đó rèn luyện cho học sinh kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp cho học sinh sử dụng tiếng Việt một cách
có hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày và cả trong học tập để các em có thể tự
tin thể hiện những suy nghĩ của mình, diễn đạt cho các bạn, cho mọi ngƣời
xung quanh hiểu.
Dạy học Tiếng Việt giúp các em mở rộng vốn từ, tiếp cận những kho
tàng tri thức của nhân loại, rèn luyện cho các em khả năng tƣ duy và giáo dục
tƣ tƣởng tình cảm trong sáng, lành mạnh phát triển khả năng phản xạ trong
giao tiếp hàng ngày, hình thành và phát triển ở học sinh phẩm chất tốt đẹp.
Trong hệ thống ngôn ngữ từ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Từ là đơn
vị trung tâm của ngôn ngữ. Vì vậy ngoài việc giúp học sinh sử dụng tốt kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết chƣơng trình bậc Tiểu học còn phải cung cấp cho
học sinh vốn từ ngữ ngày một phong phú và đa dạng hơn.
Chính vì vậy việc dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh Tiểu học nói
chung và mở rộng vốn từ cho học sinh khối lớp 3 nói riêng là hết sức cần
thiết. Các em phải đƣợc rèn luyện vốn từ ngay từ đầu tạo điều kiện cho các
em giao tiếp, học các phân môn khác trong Tiếng Việt và các môn học trong
trƣờng tiểu học đƣợc lồng ghép vào môn học.
Cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mở rộng vốn từ nhƣng
chƣa có công trình nghiên cứu nào về mở rộng vốn từ cho học sinh khối lớp

1


2,3 qua phân môn tập đọc. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2,3 qua phân môn tập đọc”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề mở rộng vốn từ là vấn đề đã có nhiều công trình nghiên cứu đi
sâu tìm hiểu.
Ở Việt Nam từ những năm 60,70 đã có một số cuốn sách, bài báo bàn về

vấn đề dạy từ cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh Tiểu học nói
riêng. Trong đó phải kể đến cuốn “Nghiên cứu vấn đề dạy từ ngữ ở cấp 1”
của tác giả Trịnh Mạnh (1966), một số bài báo của Hồ Lê, Đinh Phan Cảnh
(1954)… Mãi đến năm 1980, trong chƣơng trình môn Tiếng Việt cải cách
giáo dục ở Tiểu học, từ ngữ đƣợc tách thành phân môn độc lập có tiết dạy
riêng [16,tr 3]… Vì vậy giáo viên chuyên môn sẽ quan tâm đến vấn đề dạy từ
cho học sinh hơn.
Trong cuốn sách “dạy từ ngữ cho học sinh Tiểu học” của Lê Hữu Tỉnh,
tác giả đƣa ra các cách mở rộng vốn từ rất cụ thể nhƣng chủ yếu đƣợc sử dụng
trong chƣơng trình sách giáo khoa cũ. Trong các cuốn “Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học”, “Hỏi đáp về Tiếng Việt lớp 2”, “Hỏi đáp dạy học
Tiếng Việt lớp 3” tác giả chủ yếu nói về cách mở rộng vốn từ trong phân môn
luyện từ và câu.
Trong Luận án Tiến sĩ “Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho
học sinh Tiểu học” (2001) của Lê Hữu Tỉnh, tác giải đã đƣa ra rất nhiều kiểu
bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh Tiểu học.
Gần đây cũng có một số công trình nghiên cứu về vốn từ vựng cho học
sinh Tiểu học nhƣ cuốn “Mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt cho học sinh
lớp 3”(2015) của Nguyễn Thị Vĩnh, “Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học
các loại bài mở rộng vốn từ ở lớp 2”(2016) của Lê Thị Nụ, “Xây dựng hệ
thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu

2


lớp 2”, của Nguyễn Thị Ngoan (2013), “Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng
vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” của Lƣơng Thị
Lan Hƣơng (2011)…
Đa số các công trình nghiên cứu đều nghiên cứu về mở rộng vốn từ cho
học sinh trong phân môn luyện từ và câu. Trong khóa luận này chúng tôi

nghiên cứu và xem xét hoạt động mở rộng vốn từ trong phân môn tập đọc.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài hƣớng đến làm rõ vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2,3 qua
phân môn Tập đọc từ đó nâng cao hoạt động dạy học mở rộng vốn từ nói
riêng và hoạt động dạy học Tiếng Việt nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu nội dung chƣơng trình tập đọc Tiếng Việt lớp 2,3.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn tập đọc vài năm gần đây tại
trƣờng Tiểu học Xuân Hòa.
- Khảo sát thực trạng việc mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2,3 hiện nay
ở trƣờng Tiểu học Xuân Hòa.
- Đƣa ra hệ thống bài tập và một số biện pháp mở rộng vốn từ cho học
sinh lớp 2,3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2, 3 qua phân môn Tập đọc
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
Trong khóa luận này chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề mở rộng vốn từ
của HS lớp 2, 3 và cụ thể chúng tôi khảo sát tại trƣờng Tiểu học Xuân Hòa –
Phúc Yên – Vĩnh Phúc.

3


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thực nghiệm
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp thống kê

- Thủ pháp phân tích, tổng hợp
6. Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khóa luận gồm 3 phần: phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận
Phần nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn
Chƣơng 2: Biện pháp mở rộng vốn từ trong phân môn Tập đọc cho học
sinh lớp 2,3
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cở sở lý thuyết
1.1.1. Cơ sở tâm lí
Trẻ em là một thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển. Tƣ duy
của học sinh tiểu học (lớp 2,3) đa phần là tƣ duy trừu tƣợng. Việc dạy tiếng
mẹ đẻ cho trẻ nói chung và dạy Tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam nói riêng,
không thể không chú ý đến mối quan hệ ngôn ngữ và tƣ duy ở từng lứa tuổi
của các em. Nhƣ vậy chúng ta mới có cơ sở khoa học để định nghĩa chính xác
khối lƣợng kiến thức cần dạy cho các em ở từng cấp, từng lớp học.
 Đặc điểm về hoạt động và môi trƣờng sống
 Hoạt động của học sinh Tiểu học
- Nếu nhƣ ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến
tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ
hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt
động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác nhƣ:
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tƣợng vui chơi từ chơi với đồ vật
sang các trò chơi vận động.

+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân
và gia đình nhƣ tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,... Ngoài ra, trẻ còn còn
tham gia lao động tập thể ở trƣờng lớp nhƣ trực nhật, trồng cây, trồng hoa,...
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của
trƣờng, của lớp và của cộng đồng dân cƣ, của Đội thiếu niên tiền phong,...
 Những thay đổi kèm theo
- Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể
tham gia các công việc trong gia đình. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất trong

5


các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,... các em
phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.
- Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học
đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phƣơng
pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý
thức học tập tốt.
- Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội
mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt
là các em muốn thừa nhận mình là ngƣời lớn, muốn đƣợc nhiều ngƣời biết
đến mình.
 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
a. Nhận thức cảm tính
a1. Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc
giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
a2. Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào
chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thƣờng gắn
với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc
cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri

giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng - Tri giác có
chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm
các bài tập từ dễ đến khó,...)
b. Nhận thức lý tính
b1. Tƣ duy
Tƣ duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ duy trực quan
hành động.
Các phẩm chất tƣ duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng
khái quát.

6


Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết
khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn
sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.
b2. Tƣởng tƣợng
Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với
trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn.
Tuy nhiên, tƣởng tƣợng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tƣởng tƣợng còn đơn giản, chƣa bền
vững và dễ thay đổi.
Ở cuối tuổi tiểu học, tƣởng tƣợng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những
hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tƣởng tƣợng sáng tạo tƣơng
đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng
làm thơ, làm văn, vẽ tranh,... Đặc biệt, tƣởng tƣợng của các em trong giai
đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự
việc, hiện tƣợng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
c. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1

bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và
bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ
phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh
và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng
tƣợng của trẻ phát triển dễ dàng và đƣợc biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ
nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể
đánh giá đƣợc sự phát triển trí tuệ của trẻ.

7


d. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học
Ở đầu tuổi Tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm
soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định
chiếm ƣu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến
những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều
tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý
của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chƣa thể tập trung lâu dài và dễ bị
phân tán trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi Tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý
của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ƣu thế, ở trẻ đã có sự nỗ
lực về ý chí trong hoạt động học tập nhƣ học thuộc một bài thơ, một công
thức toán hay một bài hát dài,... Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện
giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lƣợng đƣợc khoảng thời gian cho
phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng
thời gian quy định.
e. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học.
Loại trí nhớ trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic

Giai đoạn (lớp 1,2,3) ghi nhớ máy móc phát triển tƣơng đối tốt và chiếm
ƣu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chƣa biết tổ chức việc
ghi nhớ có ý nghĩa, chƣa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chƣa biết cách
khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Giai đoạn (lớp 4,5) ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng
cƣờng. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi
nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập
trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình
cảm hay hứng thú của các em...

8


f. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào
yêu cầu của ngƣời lớn (học để đƣợc bố cho đi ăn kem, học để đƣợc cô giáo
khen, quét nhà để đƣợc ông cho tiền,...). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với
việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chƣa đủ ý chí để thực
hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.
Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của ngƣời lớn
thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền
vững, chƣa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn
chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
 Sự phát triển tình cảm của học sinh Tiểu học
Tình cảm của học sinh Tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn
liền với các sự vật hiện tƣợng sinh động, rực rỡ,... Lúc này khả năng kiềm chế
cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện
cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cƣời, rất hồn nhiên vô tƣ...
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so
với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ Tiểu học đã "ngƣời lớn" hơn rất nhiều.

Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh Tiểu học
luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện
các năng khiếu nhƣ thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,... khi đó cần phát hiện
và bồi dƣỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không
làm thui chột năng khiếu của trẻ.
 Sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học
Nét tính cách của trẻ đang dần đƣợc hình thành, đặc biệt trong môi
trƣờng nhà trƣờng còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi,
tự tin…

9


Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những
đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và
hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tƣ
tƣởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tƣ, hồn nhiên, thật thà và ngay
thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực,
tố chất của các em còn chƣa đƣợc bộc lộ rõ rệt, nếu có đƣợc tác động thích
ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn
mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một
sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn
diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ đƣợc hoàn thiện dần cùng
với tiến trình phát triển của mình.
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
a, Từ tiếng Việt
Có nhiều định nghĩa về từ Tiếng Việt nhƣng ở đây chúng tôi dựa trên
định nghĩa về từ tiếng Việt của GS. Đỗ Hữu Châu.
“Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất

định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và
nhỏ nhất để tạo câu”.
b, Vốn từ tiếng Việt
Từ vựng hay vốn từ, kho từ vựng của một ngƣời là tập hợp các từ trong
một ngôn ngữ mà ngƣời đó quen thuộc (biết tới). Vốn từ vựng thƣờng xuyên
tăng lên theo tuổi tác, và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp và thu
nhận kiến thức. Ngƣời ta phân biệt hai loại kho từ vựng là chủ động và bị
động. Kho từ vựng chủ động bao gồm các từ đƣợc sử dụng trong văn nói và
văn viết. Kho từ vựng bị động bao gồm các từ mà một ngƣời có thể nhận ra
lúc đọc hoặc lúc nghe, nhƣng không sử dụng chúng trong văn nói hoặc viết.
Kho từ vựng bị động nhiều hơn kho từ vựng chủ động một vài lần.

10


c, Mở rộng vốn từ hay còn gọi là làm giàu vốn từ có nhiệm vụ làm giàu
vốn từ bao gồm các công việc dạy nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ, tích cực hóa
vốn từ.
d, Đọc
(Theo M.P.Lơvôp – Cẩm nang dạy học tiếng Nga) Môn Tiếng Việt ở
trƣờng phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho
học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đƣợc thể hiện trong bốn dạng hoạt
động, tƣơng ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một
dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói
có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình
chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm
thanh (ứng với đọc thầm).
Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần chữ viết và
phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo
đúng nhƣ các kí hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả

năng thông hiểu những gì đƣợc đọc.[5, tr 146]
e, Tập đọc
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc đƣợc tạo nên từ bốn kĩ
năng cũng là bốn yêu cầu về chất lƣợng “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lƣu
loá, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu đƣợc nội dung những điều mình đọc
hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này đƣợc hình thành từ
đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng đƣợc rèn luyện đồng thời và hỗ trợ
lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực
đến những kĩ năng khác.[5, tr 147]
Ví dụ: Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng nhƣ phép thông hiểu nội
dung văn bản. Ngƣợc lại, nếu không hiểu điểu mình đang đọc thì không thể
đọc nhanh và diễn cảm đƣợc.

11


1.2. Cơ sở thực tiễn
Phân môn tập đọc: Rèn cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe, nói. Bên
cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những
bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh
vốn hiểu biết về thiên nhiên, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết
về tác phẩm văn học (nhƣ đề tài, cốt truyện, nhân vật...) và góp phần rèn
luyện nhân cách cho học sinh.
1.2.1. Mở rộng vốn từ trong giảng dạy sách giáo khoa chương trình lớp 2,3
Mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2,3 đƣợc dạy ở các
tiết học luyện từ và câu (theo từng chủ điểm). Ở lớp 2 bài tập mở rộng vốn từ
có sử dụng hình ảnh giúp học sinh dễ hình dung rất phù hợp với tấm lí lứa
tuổi của học sinh.
Ví dụ: Chủ điểm “chim chóc” đƣợc dạy ở tuần 22

Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài chim
Ví dụ 1: Nói tên các loài chim trong những tranh sau:

(đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt)

12


Ở lớp 3 những tiết luyện từ và câu có thể mở rộng vốn từ bằng biện pháp
so sánh, nhân hóa, theo trƣờng nghĩa, theo đặc điểm cấu tạo của từ....
Bên cạnh đó mở rộng vốn từ qua phân môn tập đọc cũng giúp cho học
sinh tăng vốn từ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
1.2.2. Phân môn tập đọc lớp 2, lớp 3
1.2.2.1. Nhiệm vụ của phân môn tập đọc ở lớp2
Phân môn tập đọc lớp 2 có những nhiệm vụ sau đây
Phát triển các kĩ năng đọc và nghe cho học sinh.
Yêu cầu cụ thể đối với HS là:
a, Đọc thành tiếng:
- Phát âm đúng
- Đọc rõ ràng, liền mạch từng câu, từng đoạn và cả bài, biết ngắt nghỉ
hợp lí sau mỗi dấu câu, giữa các cụm từ dài, hoặc giữa các mục, các phần
trong bài đọc.
- Cƣờng độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay đọc lí nhí).
- Tốc độ đọc vừa phải, đạt yêu cầu tối thiểu 50 tiếng/phút.
b, Đọc thầm và hiểu nội dung:
- Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.
- Hiểu đƣợc nghĩa của các từ mới (chủ yếu là nghĩa trong văn cảnh); nắm
đƣợc nội dung của câu, đoạn, bài đã đọc để trả lời các câu hỏi dƣới mỗi bài đọc.
c, Nghe GV đọc mẫu và nắm đƣợc cách đọc đúng các tiếng, các từ
ngữ, câu đoạn, bài.

- Nghe GV đọc mẫu và nắm đƣợc cách đọc đúng các tiếng, các tiếng, các
từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Nghe hiểu các câu hỏi và các yêu cầu của thầy, cô, hoặc các bạn trong lớp.
- Nghe bạn đọc, nói và bƣớc đầu có khả năng nhận xét về cách đọc của bạn.

13


d, Tƣ thế đọc
Biết cầm sách đứng đọc với tƣ thế đứng ngay ngắn, khoảng cách, độ
nghiêng giữa sách với mắt phù hợp, biết hƣớng trang sách về phía nhiều ánh
sáng,…
Khi đặt sách trƣớc bàn ngồi đọc, biết điều chỉnh khoảng cách giữa mắt
với trang sách sao cho mọi khoảng cách trên trang sách có khoảng cách hợp lí
với mắt nhìn mà vẫn giữ đƣợc tƣ thế ngồi không làm cong vẹo cột sống.
Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tƣ duy, mở rộng sự
hiểu biết của HS về cuộc sống. Cụ thể là
a, Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt
b, Bồi dƣỡng vốn văn học ban đầu, Mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống,
cung cấp một số mẫu thông thƣờng để hình thành một số kĩ năng phục vụ cho
đời sống và việc học tập (nhƣ tự thuật đơn giản, đọc thời khóa biểu, đọc nội
quy, thông báo, tra và lập mục lục sách, nhận và gọi điện thoại,…).
c, Phát triển một số thao tác tƣ duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán
đoán, so sánh, lựa chọn…)
Bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng,
tình yêu cái đẹp, cái thiện, và thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống; hứng
thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt.
Cụ thể là:
a, Bồi dƣỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, thái độ lễ phép, lòng biết ơn
và ý thức trách nhiệm với ông bà,cha mẹ, thầy cô, yêu trƣờng lớp, đoàn kết

giúp đỡ bạn bè, có lòng vị tha, nhân hậu
b, Có ý thức tự giác, chăm chỉ học tập và rèn luyện.
c, Ham đọc sách, có khả năng cảm nhận cám hay cái đẹp của tác phẩm
văn học và tiếng Việt.

14


1.2.2.2 Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 2 và phân môn Tập đọc
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị học gắn
với một chủ điểm, mỗi chủ điểm học trong 2 tuần (riêng chủ điểm nhân dân
học trong 3 tuần)
Hệ thống chủ điểm trong tiếng Việt 2
Tập 1: Gồm 8 chủ điểm
Tuần (1,2): Em là học sinh
Tuần (3,4): Bạn bè
Tuần (5,6) : Trƣờng Học
Tuần (7,8): Thầy cô
Tuần 9: ôn tập giữa học kì 1
Tuần (10,11): Ông bà
Tuần (12,1 3): Cha mẹ
Tuần (14,15): Anh em
Tuần (16,17): Bạn trong nhà
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1
(Tập trung vào mảng: Học sinh – Nhà trƣờng – Gia đình)
Tập 2: Gồm 7 chủ điểm
Tuần (19,20): Bốn mùa
Tuần (21, 22):Chim chóc
Tuần ( 23, 24): Muông thú
Tuần (25, 26): Sông biển

Tuần 27: ôn tập giữa học kì 2
Tuần (28, 29): Cây cối
Tuần (30, 31): Bác Hồ
Tuần (32, 33, 34): Nhân dân
Tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2

15


Các chủ điểm của học kì 2 tập trung vào các mảng thiên nhiên – đất
nƣớc.
b, Sự phân bố các bài tập đọc ở mỗi đơn vị học
- Tuần thứ nhất: 1 truyện kể 2 tiết, 1 văn bản thông thƣờng (1 tiết), 1 văn
bản thơ (1 tiết).
- Tuần thứ hai: 1 truyện kể (1 tiết), 1 văn bản miêu tả (1 tiết), 1 truyện
vui (1 tiết).
(Văn bản truyện đọc có độ dài 100 – 250 chữ, các văn bản khác có độ
dài 100- 120 chữ).
c, Số lƣợng bài và số lƣợng học: Trung bình mỗi tuần học sinh đƣợc
học 3 bài tập đọc, trong đó có một bài học 2 tiết, 2 bài còn lại mỗi bài 1 tiết.
Nhƣ vậy 1 năm học sinh đƣợc học 93 bài Tập đọc với 124 tiêt : Học kì 1 là 48
bài, 64 tiết ; học kì 2 là 45 bài, 60 tiết.
d, Các loại bài tập đọc :
- Văn bản văn học: Văn xuôi và thơ. Trung bình trong mỗi chủ điểm (2
tuần), học sinh đƣợc học một truyện vui (học kì 1). Những câu truyện này vừa
có tác dụng giải trí, vừa rèn tƣ duy cho học sinh và phong cách sống vui tƣơi,
lác quan cho các em.
- Văn bản khác: văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thời
khóa biểu, thời gian biểu, mục lục sách…). Thông qua văn bản này SGK
cung cấp cho cac em một số kiến thức, kĩ năng cần thiết cho đời sống, bƣớc

đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trƣờng và xã hội.
1.2.2.3 Nhiệm vụ của phân môn tập đọc ở lớp 3
Phân môn tập đọc có vai trò rất quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ.
Phân môn tập đọc ở lớp 3 nối tiếp nhiệm vụ đã đặt ra từ lớp 2, song mức độ
yêu cầu cao hơn do việc dạy đọc gắn với hệ thống văn bản đề cập đến những

16


vấn đề rộng rãi và sâu sắc hơn, độ dài (số lƣợng chữ) của văn bản cũng lớn
hơn. Nhiệm vụ cụ thể của phân môn tập đọc ở lớp 3 là
 Phát triển các kĩ năng đọc và nghe cho học sinh.
a, Đọc thành tiếng:
- Phát âm đúng
- Nghỉ hơi hợp lí
- Cƣờng độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay đọc lí nhí)
- Tốc độ đọc vừa phải (không ê a,ngắc ngứ hay liến thoáng), đạt yêu cầu
tối thiểu 70 tiếng/phút.
b, Đọc thầm và hiểu nội dung
- Biết đọc thầm, không mấp máy môi.
- Hiểu đƣợc nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài học);
Nắm đƣợc nội dụng, câu, đoạn và ý nghĩa của bài
- Có khả năng trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dụng từng đoạn
hay toàn bài học, biết phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hoặc một
vấn đề trong bài học.
c, Nghe
- Nghe và nắm đƣợc cách đọc đúng của từng từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô.
- Nghe hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
 Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tƣ duy, mở rộng sự

hiểu biết của HS về cuộc sống:
- Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt
- Bồi dƣỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung
cấp mẫu văn bản để hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và học
tập của bản thân (nhƣ điền vào các tờ khai đơn giản, làm đơn, viết thƣ, phát
biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của trƣờng, lớp...).

17


- Phát triển một số thao tác tƣ duy cơ bản (phân tích, phán đoán, tổng
hợp).
 Bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình
yêu cái đẹp,cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú
đọc sách và tình yêu Tiếng Việt, cụ thể:
- Bồi dƣỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với
ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu trƣờng lớp, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, vị tha,
nhân hậu.
- Xây dựng ý thức, năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
- Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành
ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản, văn học, cảm thụ vẻ đẹp của
Tiếng Việt, bồi dƣỡng tình cảm yêu quý, trân trọng của tiếng Việt.
1.2.2.4 Chương trình SGK Tiếng Việt lớp 3 và phân môn Tập đọc
Phân môn tập đọc của học sinh lớp 3 trong nhà trƣờng Tiểu học.
Cấu trúc chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
chƣơng trình SGK Tiếng Việt lớp 3 gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị học
gắn với một chủ điểm, mỗi chủ điểm học trong 2 tuần (trừ chủ điểm ngôi nhà
chung học trong 3 tuần), cụ thể nhƣ sau:
Tập 1 gồm 8 chủ điểm
Tuần 1,2: Chủ điểm: Măng Non (thiếu nhi)

Tuần 3,4: Chủ điểm: Mái ấm (gia đình)
Tuần 5,6: Chủ điểm: Tới trƣờng (trƣờng học)
Tuần 7,8: Chủ điểm: Cộng đồng (sống với những ngƣời xung quanh)
Tuần 9: Ôn tập giữa kì
Tuần 10, 11: Chủ điểm: Quê hƣơng
Tuần 12,13: Chủ điểm: Bắc – Trung - Nam

18


Tuần 14,15: Chủ điểm: Anh em một nhà (các dân tộc anh em trên đất
nƣớc ta)
Tuần 16,17: Chủ điểm: thành thị và nông thôn
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
Tập 2 gồm 7 chủ điểm
Tuần 19,20 : Chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc
Tuần 21, 22: Chủ điểm: Sáng tạo (hoạt động khoa học, trí thức)
Tuần 23, 24: Chủ điểm: Nghệ Thuật
Tuần 25, 26: Chủ điểm: lễ hội
Tuần 27: Ôn tập giữa kì II
Tuần 28, 29: Chủ điểm: thể thao
Tuần 30, 31, 32: Chủ điểm: ngôi nhà chung (các nƣớc, một số vấn đề
toàn cầu, hữu nghị, hợp tác, bảo vệ môi trƣờng)
Tuần 33, 34 : Chủ điểm: bầu trời và mặt đất (các hiện tƣợng thiên nhiên,
vũ trụ, con ngƣời với thiên nhiên vũ trụ).
Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
Nội dung phân môn Tập đọc
Kiến thức: Các bài tập trong SGK Tiếng Việt 3 phản ánh nhiều lĩnh vực
khác nhau từ gia đình, nhà trƣờng, quê hƣơng, các vùng miền và các dân tộc
anh em trên đất nƣớc ta đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các

vấn đề lớn của xã hội nhƣ bảo vệ hòa bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp
tác giữa các dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sống, chinh phục vũ trụ...
Thông qua hệ thống bài Tập đọc theo chủ điểm về các lĩnh vực khác
nhau, qua những câu hỏi, bài tập khai thác nội dung bài học, phân môn Tập
đọc cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết về thiên nhiên, cung cấp vốn từ, vốn
diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (nhƣ đề tài, cốt truyện, nhân
vật...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

19


Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc thầm thông qua 93 bài Tập
đọc thuộc các loại hình văn bản khác nhau: Nghệ thuật, hành chính, báo chí
trong đó có 30 bài thơ (từ thơ 4,5 tiếng đến thơ 7,8 tiếng, thơ lục bát, thơ tự
do, 63 bài văn xuôi (truyện, văn miêu tả, khoa học, nghị luận và văn bản
thông thƣờng
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thông qua phần hƣớng dẫn sƣ phạm cuối
bài tập đọc (chú thích và giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài, giúp
học sinh nắm đƣợc ý chính của đoạn, tập nhận xét về một số hình ảnh, nhân
vật, chi tiết trong bài đọc.
Kết hợp rèn kĩ năng nghe - nói qua việc hƣớng dẫn HS luyện đọc và tìm
hiểu bài, GV giúp các em có cơ hội rèn kĩ năng nghe nói (nghe GV và các
đọc, nghe GV hƣớng dẫn học bài và các bạn trả lời câu hỏi, nói trƣớc lớp
hoặc trao đổi với bạn bè về nội dung câu hỏi)
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu sách, ham đọc sách, làm cho học sinh
hứng thú đọc sách. Làm cho HS thấy Tập đọc là một trong những con đƣờng
đặc biệt để tạo cho mình cuộc sống trí tuệ, đầy đủ và phát triển Giáo dục tƣ
tƣởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cho HS.

20



×