Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---o0o---

HOÀNG VŨ CHÍNH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI
CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---o0o---

HOÀNG VŨ CHÍNH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI
CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS.TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc với
tinh thần nghiêm túc của bản thân tôi với sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Mộng Tuyết.
Số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay.
TP. HCM, ngày 07 tháng 08 năm 2017
Tác giả

Hoàng Vũ Chính


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC.............................................................................................................................................
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................ 2

1.4.

Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................................. 3

1.5.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................ 3

1.6.

Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................................... 3

1.7.

Nội dung đề tài........................................................................................................................ 4

1.8.

Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................................... 5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI
CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................... 7

2.1.

Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại ................................................................................... 7

2.2.

Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .......................................... 8

2.2.1.

Khái niệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ................................... 8

2.2.2.

Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng ........................................... 9

2.3.

Tổng quan về thu nhập lãi cận biên ................................................................................... 12

2.4.

Lý thuyết xác định thu nhập lãi cận biên ........................................................................... 14

2.5. Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi cận biên
của các ngân hàng thƣơng mại ....................................................................................................... 17
Bảng 2.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trƣớc............................................................................ 24


CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN

CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM.................................................................................. 29
3.1.

Thực trạng về thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.................... 29

3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP
Việt Nam ........................................................................................................................................... 32
3.2.1.

Rủi ro tín dụng ............................................................................................................. 32

3.2.2.

Rủi ro thanh khoản ...................................................................................................... 33

3.2.3.

Vốn chủ sở hữu ............................................................................................................. 34

3.2.4.

Chỉ số Lerner ................................................................................................................ 36

3.2.5.

Hiệu quả chi phí ........................................................................................................... 37

3.2.6.

Chất lƣợng quản trị ..................................................................................................... 38


3.2.7.

Chính sách dự trữ của Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................................ 39

3.2.8.

Quy mô ngân hàng ....................................................................................................... 40

3.2.9.

Dƣ nợ cho vay ............................................................................................................... 41

3.2.10.

Tăng trƣởng kinh tế ..................................................................................................... 42

3.2.11.

Lạm phát ....................................................................................................................... 42

3.2.12.

Lãi suất .......................................................................................................................... 43

3.3. Đánh giá chung về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi cận biên của các
Ngân hàng TMCP Việt Nam ........................................................................................................... 44
CHƢƠNG 4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 46
4.1.


Mô hình nghiên cứu ............................................................................................................. 46

4.1.1.

Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................................... 46

4.1.2.

Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................... 48

4.2.

Đo lƣờng biến ....................................................................................................................... 49

4.2.1.

Biến phụ thuộc .............................................................................................................. 49

4.2.2.

Biến độc lập................................................................................................................... 49

4.3.

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ...................................................................................................... 59

4.4.

Kết quả nghiên cứu .............................................................................................................. 60


4.4.1.

Thống kê mô tả ............................................................................................................. 60

4.4.2.

Ma trận tƣơng quan ..................................................................................................... 61

4.4.3.

Kết quả ƣớc lƣợng ........................................................................................................ 63

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 72
5.1.

Thảo luận kết quả ................................................................................................................ 72


5.2.

Gợi ý chính sách/giải pháp .................................................................................................. 73

5.3.

Hạn chế đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 76

TÓM TẮT……………… ..................................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trƣớc ................................................... 24
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp danh sách các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu
........................................................................................................................................ 47
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ................................. 57
Bảng 4.3. Bảng mô tả thống kê các biến..................................................................... 60
Bảng 4.4. Bảng ma trận tƣơng quan .......................................................................... 62
Bảng 4.5. Bảng kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận
biên của 27 Ngân hàng TMCP Việt Nam từ 2006 - 2016 ......................................... 63
Bảng 4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ....................................................................... 70


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Tình hình thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng TMCP trong mẫu
nghiên cứu ..................................................................................................................... 30
Hình 3.2. Tình hình thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP trong mẫu
nghiên cứu ..................................................................................................................... 31
Hình 3.3. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng của các
Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu ................................................................. 33
Hình 3.4. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và rủi ro thanh khoản của
các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu ........................................................... 34
Hình 3.5. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và rủi ro vốn của các Ngân
hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu............................................................................ 35
Hình 3.6. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và chỉ số Lerner của các
Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu ................................................................. 36
Hình 3.7. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và chi phí hoạt động của các
Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu ................................................................. 37

Hình 3.8. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và tài sản sinh lời của các
Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu ................................................................. 38
Hình 3.9. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và dự trữ tại Ngân hàng nhà
nƣớc của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu .......................................... 39
Hình 3.10. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và quy mô của các Ngân
hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu............................................................................ 40
Hình 3.11. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và dƣ nợ cho vay của các
Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu ................................................................. 41
Hình 3.12. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và tăng trƣởng kinh tế của
các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu ........................................................... 42


Hình 3.13. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và lạm phát của các Ngân
hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu............................................................................ 43
Hình 3.14. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và lãi suất của các Ngân
hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu............................................................................ 44


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên tiếng Việt

Ar
BCTC

Tên tiếng Anh
Autoregressive

Báo cáo tài chính


BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

GDP

Tăng trưởng kinh tế

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NIM

Thu nhập lãi cận biên

TMCP

Thương mại cổ phần


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.


Lý do chọn đề tài
Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia thì hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn

là huyết mạch của nền kinh tế. Ngay cả với các nền kinh tế có thị trường tài chính tốt
và phát triển mạnh, thì vai trò trung gian của ngân hàng trong việc luân chuyển vốn từ
người gửi tiền đến người đi vay là không thể thiếu. Đặc biệt là đối với các nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam, khi mà thị trường vốn còn chưa phát triển thì các tổ
chức ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Như
vậy có thể nói các tổ chức ngân hàng ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc
tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của nền kinh
tế cũng như Nhà nước.
Vì vậy, hiện nay hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng luôn là vấn đề được
các nhà quản trị ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và Chính phủ quan tâm
hàng đầu, vì hoạt động ngân hàng hiệu quả sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận bền vững thúc
đẩy ngân hàng phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Chúng đồng thời cũng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng
trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho
vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho
tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ), và hiệu quả của các chính sách,
chiến lược kinh tế mà Chính phủ định hướng.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng có rất nhiều chỉ tiêu, trong đó
thu nhập lãi cận biên là một thước đo quan trọng đối với ngân hàng vì nó thường chiếm
tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận của
ngân hàng càng cao. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và sự cạnh tranh


2
ngày một gay gắt, các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam đang ngày càng phải cải thiện
và nâng cao hiệu quả hoạt động, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh. Chính vì lý do

trên, nên việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân
hàng TMCP Việt Nam là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để
các nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả cao
hơn cho ngân hàng của mình, các nhà hoạch định có thể đưa ra các chính sách kinh tế
vĩ mô hợp lý để điều tiết nền kinh tế thông qua việc tác động vào thu nhập lãi cận biên
của các Ngân hàng TMCP. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam”.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của các Ngân

hàng TMCP Việt Nam.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên
(NIM) của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
Đưa ra các giải pháp phù hợp cho các nhà quản trị ngân hàng, cũng như các nhà
hoạch định chính sách của Việt Nam, để có thể cải thiện thu nhập lãi cận biên (NIM)
của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP

Việt Nam?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các
Ngân hàng TMCP Việt Nam?



3
Các giải pháp nào để nâng cao thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP
Việt Nam?

1.4.

Đối tƣợng nghiên cứu
Thu nhập lãi cận biên và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các

Ngân hàng TMCP Việt Nam.

1.5.

Phạm vi nghiên cứu
Tôi thực hiện việc loại trừ các ngân hàng thương mại không có sẵn dữ liệu liên

tục từ năm 2006 – 2016, hoặc các ngân hàng không công bố báo cáo tài chính trong
năm tài chính, cũng như các ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém trong thời gian
vừa qua: cụ thể là các ngân hàng thương mại bị mua lại bởi Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) với giá 0 đồng hoặc các ngân hàng bị sáp nhập vào các ngân hàng thương mại
khác.
Vì vậy, mẫu nghiên cứu cuối cùng của tôi bao gồm 27 ngân hàng TMCP đang
hoạt động tại Việt Nam bao gồm 03 ngân hàng TMCP quốc doanh (Ngân hàng TMCP
Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam) và 24 ngân hàng TMCP kháctrong khoảng thời
gian từ năm 2006 – 2016 (Xem phụ lục 01).

1.6.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng dữ liệu của các ngân hàng, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt

Nam và dữ liệu thể hiện đặc điểm ngành ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2006
– 2016. Dữ liệu của các ngân hàng TMCP Việt Nam được thu thập từ báo cáo tài chính
của các ngân hàng, bao gồm bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh
doanh, được tổng hợp từ Stoxplus.com; dữ liệu thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mô của


4
Việt Nam và đặc điểm của ngành ngân hàng Việt Nam được thu thập từ trang Ngân
hàng Thế giới (WorldBank). Mẫu nghiên cứu của tôi bao gồm 27 ngân hàng TMCP
đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 03 ngân hàng TMCP quốc doanh (Ngân Hàng
TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
và Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam) và 24 ngân hàng TMCP khác.
Hơn thế nữa, tôi sử dụng phương pháp ước lượng GMM để trả lời các câu hỏi
nghiên cứu, vì phương pháp ước lượng GMM có thể khắc phục được hiện tượng tự
tương quan, hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng nội sinh. Ngoài ra, tôi cũng
thực hiện kiểm tra kết quả hồi quy từ phương pháp ước lượng GMM để xem xét kết
quả có được có đáng tin cậy và có thể dùng để phân tích được không. Cụ thể, kiểm
định mà tôi dùng là kiểm định Ar(2) và Hansen. Trong đó kiểm định Ar(2) là xem xét
hiện tượng tự tương quan bậc hai trong mô hình nghiên cứu với giả thuyết H0 là không
tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc hai. Còn kiểm định Hansen thì sẽ xem xét giá trị
của các biến công cụ mà tôi đưa vào trong phương pháp GMM, để xử lý hiện tượng nội
sinh với giả thuyết H0 là các biến công cụ không tương quan với phần dư của mô hình,
nói cách khác các biến đưa vào mô hình là phù hợp.

1.7.

Nội dung đề tài
Chƣơng 1: Giới thiệu

Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên

cứu tác giả hướng đến cũng như các câu hỏi nghiên cứu cần trả lời, xác định đối tượng,
phạm vi nghiên cứu và nêu ra ý nghĩa thực ti n của việc nghiên cứu đề tài.
Chƣơng 2: Tồng quan lý thuyết và nghiên cứu trƣớc đây
Trong chương này, tác giả sẽ nêu cơ sở lý luận, nền tảng lý thuyết vềngân hàng
thương mại, hiệu quả hoạt động cũng như thu nhập lãi cận biên. Đồng thời nêu lên mô
hình xác định thu nhập lãi cận biên được các tác giả trước đây đề xuất, và lược khảo


5
các nghiên cứu trước đây dựa vào các kết quả thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập lãi cận biên.
Chƣơng 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi cận biên của
các Ngân Hàng TMCP Việt Nam
Trong chương này, tác giả khái quát tình hình thu nhập lãi thuần và thu nhập lãi
cận biên của các Ngân hàng, cũng như nêu lên mối quan hệ giữa các đặc điểm của
ngân hàng với thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai
đoạn 2006 – 2016.
Chƣơng 4: Mô hình nghiên cứu – kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả sẽ dựa trên các nghiên cứu trước đây về thu nhập lãi
cận biên của các tác giả để xây dựng mô hình nghiên cứu, cơ sở dữ liệu, đưa ra các giả
định và k vọng để thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng, phân tích kết
quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận
Trong chương này, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, phân tích những
điểm mới của đề tài cũng như những điểm còn hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo,
đồng thời, dựa trên kết quả nghiên cứu để đưa ra những kiến nghị phù hợp.

1.8.


Ý nghĩa đề tài
Việc nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài này có ý nghĩa về mặt khoa

học cũng như việc ứng dụng trong thực ti n.
-

Về mặt khoa học: đề tài đóng góp về mặt khoa học trong việc xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.


6

-

Về mặt thực ti n: kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài giúp cho các nhà
quản trị ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả tốt
hơn cho ngân hàng mình.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chương này được tôi trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi mà đề tài nghiên cứu. Hơn thế nữa tôi cũng
đưa ra phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng để xem xét ảnh hưởng của các yếu
tố đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Đồng thời tôi cũng nêu lên nội dung đề
tài theo các chương và đưa ra ý nghĩa đề tài có được bao gồm về mặt khoa học và mặt
thực ti n.


7


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1.

Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính, cung cấp các phương

tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang tính chất tổng hợp, đã hình
thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự có mặt
của hệ thống ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặc hoạt động của nền kinh tế,
xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển thì
ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại. (PGS.TS
Trần Huy Hoàng, 2011, giáo trình quản trị ngân hàng thương mại Đại học kinh tế
TP.HCM).
Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa: Ngân hàng thương
mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng
dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng các nguồn lực đó cho
chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.
Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm
mục tiêu lợi nhuận.(Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010
của Quốc hội Việt Nam).
Qua các khái niệm về ngân hàng thương mại trên, từ đó ta có thể rút ra bản chất
của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm sau:


8
– Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế.

– Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và
dịch vụ ngân hàng.
– Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính.
2.2.

Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại

2.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
La Porta và các cộng sự (2002) cho rằng hiệu quả hoạt động là sự đo lường mức
độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh trong một thời gian cụ thể, được thể hiện bởi
mức độ sinh lời và lỗ trong suốt giai đoạn này. Cho nên có thể thấy rằng, hiệu quả hoạt
động có thể phản ánh được hiệu quả của chính sách mà các nhà quản trị của ngân hàng
sử dụng trong thời gian qua, cũng như phương thức mà ngân hàng đang hoạt động.
Tương tự như các tổ chức, công ty khác; lợi nhuận được xem như là phương thức cơ
bản giúp cho các ngân hàng có thể duy trì hoạt động, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động và thị phần
trong tương lai nhằm mục đích khuếch đại giá trị của các cổ đông.
Thực tế có thể thấy rằng các ngân hàng thương mại sử dụng chủ yếu các nguồn
lực như nguồn lao động (nhân viên), cơ sở vật chất (tài sản hữu hình), nguồn vốn từ
các hoạt động huy động (tiền gửi khách hàng, đi vay các Tổ chức tín dụng khác), hoạt
động cho vay và đầu tư. Do đó, khi phân tích mức độ hiệu quả hoạt động cũng như lợi
nhuận của các ngân hàng thương mại,thìcần phảixem xét toàn diện các nguồn lực
trên,để có thể đánh giá một cách tổng quan và chính xác nhất hiệu quả hoạt động của
một ngân hàng thương mại.


9
Hơn thế nữa, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đưa ra một số phương pháp
tiếp cận để phân tích hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Các cách tiếp cận theo
hướng hiện đại chủ yếu bao gồm:



Phương pháp tiếp cận dưới góc độ tài sản (Sealey và Lindley, 1977).



Phương pháp tiếp cận theo khía cạnh chi phí sử dụng vốn(Hancock,



Phương pháp phân tích theo giá trị gia tăng (Berger và các cộng sự,



Phương pháp tiếp cận dưới khía cạnh thu nhâp(Leightner và Lovell,

1985).

1987).

1998).
2.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng
Tương tự như các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức và doanh
nghiệp, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có thể được xem xét theo giá trị tuyệt
đối và giá trị tương đối. Trong đó, giá trị tuyệt đối được phản ánh bởi mức doanh thu
thuần, thu nhập hoạt động, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Giá trị tương đối
sẽ được phân tích dưới khía cạnh so sánh giá trị tuyệt đối với các chỉ tiêu khác của
doanh nghiệp chẳng hạn như tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu… Tuy báo cáo tài chính
của các ngân hàng sẽ có sự khác biệt so với các doanh nghiệp, nhưng về cơ bản ý nghĩa
của các giá trị tuyệt đối và tương đối này đều như các doanh nghiệp. Cụ thể:

-

Chỉ tiêu đo lường theo giá trị tuyệt đối:

Lợi nhuận của một ngân hàng được thể hiện trên bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh. Trong đó có một số chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của một ngân hàng
theo giá trị tuyệt đối chẳng hạn như:


10


Thu nhập lãi thuần được tính toán bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và

chi phí từ lãi (tương ứng với doanh nghiệp thì đây là tiêu chí doanh thu thuần). Chỉ tiêu
này sẽ phản ánh thu nhậplãi thuầncủa ngân hàng từ các hoạt động huy động và cho vay
của ngân hàng với khách hàng. Mức độ thu nhập lãi thuầncàng cao thì càng hàm ý
rằng, ngân hàng đang được hưởng lợi nhiều từ hoạt động kinh doanh truyền thống (huy
động và cho vay).


Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, nếu các ngân hàng chỉ tập trung

vào các hoạt động kinh doanh truyền thống (bao gồm huy động và cho vay) thì có thể
sẽ giảm khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường. Do vậy, các ngân
hàng sẽ gia tăng hoạt động theo hướng kinh doanh phi truyền thống, được thể hiện
thông qua hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán giao dịch và đầu tư, giao dịch vàng
và ngoại hối… Cho nên, các khoản thu nhập từ các hoạt động này cũng được xem như
là thu nhập phi lãi của ngân hàng, và đã được đưa vào phân tích hiệu quả hoạt động của
ngân hàng trong các nghiên cứu gần đây.



Thu nhập hoạt động trước chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

tương ứng với thu nhập hoạt động của một doanh nghiệp. Trong đó thu nhập hoạt động
này đạt được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm các khoản thu lãi
thuầnvà thu nhập phi lãi.


Lợi nhuận sau thuế được xem như là lợi nhuận của ngân hàng,sau khi đã

loại trừ đi các nghĩa vụ thanh toán mà ngân hàng phải đáp ứng,bao gồm chi phí trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp ngân
hàng không thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông,thì lợi nhuận sau
thuế này sẽ là lợi nhuận chưa phân phối mà ngân hàng có thể dùng cho các hoạt động
trong tương lai.


11

-

Chỉ tiêu đo lường theo giá trị tương đối:

Tương ứng với các chỉ tiêu đo lường theo giá trị tuyệt đối, chỉ tiêu đo lường
theo giá trị tương đối sẽ bao gồm, thu nhập lãi cận biên (tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên
tổng tài sản), thu nhập phi lãi (tỷ lệ thu nhập phi lãi trên thu nhập hoạt động),ROA (tỷ
lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu).



Thu nhập lãi cận biên(NIM) được tính theo công thức:


NIM chính là chỉ số phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay và huy động, đo
lường được chính sách thiết lập giá (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) cũng như
khả năng huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư rồi cho vay đến các đối tượng có
nhu cầu vay vốn. Chỉ số này càng cao có thể hàm ý: (1) chênh lệch lãi suất cho vay và
huy động càng lớn, (2) thu nhập lãi thuần càng cao.


Thu nhập phi lãi(NONINT) được tính theo công thức:


NONINT chính là chỉ số phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh phi
truyền thống, đo lường được khả năng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Chỉ số này càng cao có thể hàm ý: (1) Ngân hàng đang đa dạng hóa thu nhập, (2)
thu nhập phi lãi càng cao.


12


Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính theo công thức:


ROE chính là chỉ số phản ánh hiệu quả của vốnchủ sở hữu, đo lường hiệu quả
đầu tư của vốn chủsở hữu, phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuậntừ một đồng vốn
mà nhà đầu tư đầu tư vào ngânhàng, cho nên luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các
nhà đầu tư.



Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA là chỉ số đo lường khả năng các NHTM

quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. ROA được tính theo công
thức:


Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả tài sản
của ngân hàng thông qua cơ cấu danh mục tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao
hàm ý rằng ngân hàng đang tạo ra nhiều lợi nhuận từ lượng tổng tài sản mà ngân hàng
đang có.
Tuy nhiên, với mục đích từ đầu của bài nghiên cứu, tôi chỉ sử dụng tỷ lệ thu
nhập lãi thuần trên tổng tài sản để phân tích thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng
cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

2.3.

Tổng quan về thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức lãi suất ròng của ngân hàng, và được

tính bằng chênh lệch giữa thu nhập từ lãi mà ngân hàng nhận được và chi phí lãi mà
ngân hàng phải trả, chia cho tổng tài sản có sinh lời của ngân hàng.


13
Trong vài năm gần đây, thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại
nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng. Cũng như các trung gian
tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế. Sự
hiệu quả của các trung gian tài chính có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Về cơ

bản, các trung gian tài chính có thể ảnh hưởng đến đầu tư và tiết kiệm của người dân
trong quốc gia đó (Demirguc – Kunt và Huizinga, 1999).
Bên cạnh đó, Demirguc – Kunt và Huizinga (1999) cũng cho rằng thu nhập lãi
cận biên của các ngân hàng có tương quan cùng chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài
sản, lạm phát, lãi suất ngắn hạn. Mặt khác, tỷ lệ tài sản không sinh lời trên tổng tài sản
có ảnh hưởng ngược chiều đến thu nhập lãi cận biên.
Theo các nghiên cứu trước đây, thu nhập lãi cận biên được miêu tả qua nhiều
cách khác nhau. Thu nhập lãi cận biên là yếu tố quan trọng trong hệ tài chính nếu thu
nhập lãi cận biên quá lớn. Do vậy, thu nhập lãi cận biên được xem như là một trong các
yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến việc mở rộng và phát triển của các trung gian tài
chính. Do việc áp dụng một mức lãi suất huy động thấp sẽ có thể làm cho các người
gửi tiền nản lòng, cũng như việc giới hạn hạn mức tín dụng cấp cho các đối tượng có
nhu cầu vay vốn, do đó sẽ làm giảm các cơ hội đầu tư và tăng trưởng tiềm tàng của nền
kinh tế (Barajas và các cộng sự, 1999). Robinson (2002) nhấn mạnh rằng,lãi suất cho
vay mà các ngân hàng thương mại áp dụng cho các khoản vay, của các đối tượng có
nhu cầu vay vốn có thể được phân tách làm hai thành phần. Thành phần đầu tiên là lãi
suất mà ngân hàng phải trả cho các khoản huy động từ người gửi tiền,và một phần khác
là phần bù rủi ro (risk premium). Thu nhập lãi cận biên có thể được xác định như là sự
chênh lệch giữa thu nhập lãi từ các khoản cho vay và các khoản tương đương,với chi
phí trả lãi cho các khoản tiền gửi và các khoản tương đương (Jayaraman và Sharma,
2003).


14
Hơn thế nữa, thu nhập lãi cận biên cũng phụ thuộc vào tình hình của nền kinh
tế. Chẳng hạn như các yếu tố lạm phát, tăng trưởng kinh tế và lãi suất thị trường, gọi
tắt là các yếu tố kinh tế vĩ mô.Jayaraman và Sharma (2003) ghi nhận rằng thu nhập lãi
cận biên bị ảnh hưởng đáng kể bởi quy mô thị trường, chi phí hoạt động và chi phícố
định, chi phí giao dịch và rủi ro của từng ngân hàng; mà các yếu tố kinh tế vĩ mô là các

yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố này. Hơn thế nữa, các tác giả cũng cho
thấy rằng ngân hàng Trung ương có thể ảnh hưởng đến lợi tức của các tín phiếu kho
bạc của một quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và lãi suất huy động và kết
quả là ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Ngoài ra, Neumark và
Sharpe (1992) cũng cho rằng vấn đề tập trung của ngành ngân hàng có ảnh hưởng đáng
kể đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, thông qua việc làm gia tăng vấn đề bất
cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay cũng như người gửi tiền và
người nhận tiền gửi.

2.4.

Lý thuyết xác định thu nhập lãi cận biên
Hai mô hình chính được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây dùng để giải

thích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên: phương pháp tiếp cận đại lý
(dealership) được thiết kế đầu tiên bởi Ho và Saunders (1981) và mô hình vi mô của
ngành ngân hàng được đề xuất bởi Zaruck (1989). Mô hình đại lý xác định các ngân
hàng như những đại lý động (dynamic dealer), có thể thiết lập lãi suất cho vay và lãi
suất huy động để cân bằng vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhu cầu vay vốn và việc
cấp tín dụng của ngân hàng. Mô hình đại lý động gần đây được phát triển bởi Maudos
và Guervera (2004) và cung cấp các lý thuyết nền tảng trong chương này. Mặt khác,
mô hình vi mô của ngành ngân hàng dựa vào mô hình của Monti (1972) là một mô
hình tĩnh (static model) trong đó nhu cầu và sự cung cấp đều đồng thời rõ ràng ở cả hai
khía cạnh huy động và cho vay. Mô hình này được mở rộng bởi Zarruck (1989), Allen
(1988) và Wong (1997). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chủ yếu tập trung vào việc


15
phân tích mô hình đại lý của Ho và Saunders (1981), do vậy trong nghiên cứu này tôi
cũng chỉ tập trung phân tích thu nhập lãi cận biên theo phương pháp tiếp cận của mô

hình đại lý.
Ho và Saunders (1981) cho rằng, thu nhập lãi cân biên ở một quốc gia nhất định
có thể được ước lượng bằng việc sử dụng mô hình lý thuyết, trong đó các ngân hàng là
các đại lý e ngại rủi ro (risk-averse) trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Các ngân hàng nhận tiền gửi từ các khách hàng trong các giai đoạn khác nhau, và sau
đó sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn. Sự
chênh lệch cốt lõi giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, là phần bù rủi ro dành cho
các ngân hàng chấp nhận sự gia tăng trong sự không chắc chắn của việc cấp tín dụng
và các yêu cầu bất thường đến từ người gửi tiền. Trong các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây, mô hình hồi quy hai bước đã được sử dụng để xác định thu nhập lãi cận
biên. Trong bước đầu, thu nhập lãi cận biên được hồi quy bởi các biến thể hiện đặc
điểm của ngân hàng, chẳng hạn như tỷ lệ tài sản không sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu, và tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản. Hệ số chặn có được từ phương trình
hồi quy bước đầu là một đo lường cho sự chênh lệch của hệ thống ngân hàng của quốc
gia này (một phần của sự chênh lệch không thuộc về các đặc điểm riêng biệt của ngân
hàng). Trong bước thứ hai, hệ số chặn có thể nắm bắt được ảnh hưởng của cấu trúc thị
trường đến việc xác định chênh lệch (phần chênh lệch này không được giải thích bởi
các đặc điểm của ngân hàng cũng như sự biến động lãi suất). Ho và Saundes (1981)
cho rằng chênh lệch lãi suất phụ thuộc vào quy mô giao dịch của ngân hàng, cấu trúc
thị trường của ngành ngân hàng, sự biến động lãi suất và mức độ e ngại rủi ro của các
nhà quản trị. Bằng việc sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại ở Mỹ, các tác
giả cho thấy rằng chênh lệch lãi suất có tương quan cùng chiều với sự thay đổi trong lãi
suất trái phiếu, như đã được dự đoán trong mô hình của các tác giả. Cũng như vậy, các
ngân hàng có quy mô nhỏ có chênh lệch trung bình xấp xỉ 1/3 so với các ngân hàng có
quy mô lớn. Sự khác biệt này do cấu trúc thị trường.


×