Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

skkn một số giải pháp nhằm làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT lê hồng phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 38 trang )

Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

Một số giải pháp nhằm làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại
trường THPT Lê Hồng Phong
I.Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở pháp lý.
Từ xưa, ông ta cha đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục
“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và
phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương trâm “Dạy người,
dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục
đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài không có đức chỉ là
người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Một trong
những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2005; luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009:
- Khoản 1 Điều 27 đã ghi: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học:
- Khoản 2 Điều 38 đã ghi: học sinh phải kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô
giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà
trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Khoản 1 Điều 40 đã ghi: Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học
phải đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học


sinh trung học.
1


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

- Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân
cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu
biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động
vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, thực dụng dễ bị phát
triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện
tượng vi phạm sa sút về đạo đức của một bộ phận học sinh THPT trong thời
gian vừa qua như: Bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi, du nhập các loại
văn hóa phẩm đồi trụy thông qua các phương tiện, phim ảnh, game, mạng
intrenet… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, đến những quan
điểm sống, quan điểm về tình bạn, tình yêu.
- Trong mục tiêu toàn diện của nhà trường đã xác định: đạo đức là phẩm
chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn
của mỗi con người, ý thức đạo đức là ý thức của cá nhân về mục đích cuộc
sống và mối quan hệ của các cá nhân trong xã hội. ý thức đạo đức cá nhân
được hình thành nhờ có giáo dục, trên cơ sở của truyền thống gia đình, truyền
thống đạo đức, văn hóa dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. trong nhiều
năm qua, các thế hệ học sinh nhà trường đã phát huy được truyền thống hiếu
học của địa phương, không ngừng cố gắng vươn lên để trở thành những người
tài đức vẹn toàn, tuy nhiên hiện nay một số bậc cha mẹ học sinh, các thầy cô
giáo đang rất lo lắng trước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng của một bộ
phân học sinh. Điều đáng lưu ý là sự sa sút đạo đức của học sinh nói chung và
học sinh THPT nói riêng không những đang tăng lên về mặt số lượng mà tăng
cả về mức độ nguy hại đến mức báo động.
2. Cơ sở lý luận.

- Về mặt lý luận, đạo đức là hình thái ý thức xã hội được phản ánh dưới
dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, quy tắc điều chỉnh (hoặc chi
phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, giữa con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản
thân mình. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của cá nhân, của con
người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hóa
những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hội thành những
phẩm chất cá nhân làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, công
2


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

dân và đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Do đó giáo dục đạo đức là một quá
trình có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn
mực, giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm phát triển nhân cách của mỗi cá nhân
và thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
- Giáo dục đạo đức học sinh là rất cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi
có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc, giúp các em
có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ
động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi các bậc cha,
mẹ, các ngành, các cấp có liên quan phối hợp.
- Trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình hội nhập đang diễn ra trên phạm vi
toàn cầu, khi việc phá hoại môi trường đang dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng đe dọa sự tồn vong của nhân loại thì nội dung của đạo đức không chỉ là
lòng yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu con người, lòng nhân ái nói chung mà
phải bao gồm các vấn đề:
+ Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: lòng yêu
nước, nhân ái, tự lực tự cường, cần – kiệm – liêm – chính, hiếu học, thủy

chung, tình nghĩa, tôn trọng người già.
+ Bảo vệ mội trường, bảo vệ sinh thái.
+ Vần đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, chống bạo lực và tệ nạn xã hội.
+ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, ổn định, bình đẳng, dân chủ và phát
triển bền vững.
3. Cơ sở thực tiễn.
Về mặt thực tiễn: bên cạnh những thành tựu của ngành giáo dục đào tạo
như: Số học sinh giỏi và chăm ngoan hàng năm tăng lên…. Đã góp phần tạo
nên những thành quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu của ngành: “nâng
cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan vẫn còn một bộ phận
học sinh có hành vi lệch chuẩn về đạo đức như: Vi phạm Luật giao thông, gây
gổ đánh nhau, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, chây lười trong học tập, bỏ học,
bỏ tiết, đi học muộn, nói tục, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm tác phong
3


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

nề nếp của học sinh…/ Bên cạnh đó một số học sinh lại có tư tưởng đạo đức
lệch chuẩn như: thích sống hưởng thụ, thích ăn chơi hoang phí, quá đề cao giá
trị tuyệt đối của vật chất, lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không
giám đấu tranh với cái sai để bảo vệ lẽ phải…. Trong nhà trường phổ thông
nói chung số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng
học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo
động. Như vậy, đạo đức học sinh đang là vấn đề nóng được xã hội hết sức
quan tâm, là niềm trăn trở của các thầy cô giáo và những người làm công tác
trồng người, là một phần trách nhiệm giáo dục của nhà trường.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, để góp phần vào công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là qua thực tiễn công tác

làm bí thư Đoàn trường và giảng dạy học sinh tại trường THPT Lê Hồng
Phong – Biên Hòa – Đồng Nai, tôi nhận thấy công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh THPT là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên và
của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Một số giải pháp nhằm làm tốt công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Lê Hồng Phong”
II. Thực trạng về công tác giáo dục đạo đức học sinh tại trường THPT
Lê Hồng Phong.
1. Thuận lợi
Trong những năm qua, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường
THPT Lê Hồng Phong được đặc biệt quan tâm, tất cả cán bộ, giáo viên, công
nhân viên trong nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác
giáo dục đạo đức học sinh đó là: Giáo dục đạo đức nhằm phát triển giáo dục
toàn diện cho học sinh, giáo dục đạo đức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân
cách học sinh, giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức bảo vệ môi trường,
giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức giữ gìn của công, giáo dục đạo đức để
học sinh tham gia giao thông có văn hóa….
Lãnh đạo nhà trường, Đoàn thanh niên, công đoàn, chi đoàn giáo viên luôn
quan tâm đến công tác giáo dục học sinh, hầu hết giáo viên chủ nhiệm rất
quan tâm đến lớp mình phụ trách, nắm rõ từng hoàn cảnh của học sinh, có
trách nhiệm cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt là giáo
4


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

viên chủ nhiệm đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và phụ huynh học
sinh nhằm làm tốt công tác giáo dục kiến thức và đạo đức học sinh. Giáo viên
chú nhiệm đã xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù
riêng của lớp mình, thường xuyên quan tâm và đầu tư công sức vào công tác

chủ nhiệm như: hàng tuần mỗi giáo viên chủ nhiệm lên lớp sinh hoạt 10 phút
đầu giờ ít nhất là 03 buổi (ngoài buổi sinh hoạt chủ nhiệm)
Đa số phụ huynh học sinh nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo
dục đạo đức học sinh, phụ huynh mong muốn giáo dục con cái trở thành
những con ngoan, trò giỏi, phát triển giáo dục toàn diện, phụ huynh đã hợp
tác, chia sẻ cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức mỗi khi học
sinh vi phạm kỷ luật.
2. Khó khăn
Do điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn cảnh khách quan, do điều kiện công
việc của cha mẹ tác động nên dẫn đến việc chăm lo cho con em mình còn hạn
chế, thiếu sự quan tâm đối với con cái. Nhiều phụ huynh thương con, nhìn
nhận về con mình một cách phiến diện bênh vực con khi nhà trường thông
báo về hành vi đạo đức không tốt của học sinh. Hoặc có những phụ huynh quá
nuông chiều con từ nhỏ, lớn lên không uốn nắn, không có biện pháp giáo dục
thường hay bất lực với con mình và phó thác trách nhiệm cho nhà trường
“Trăm sự nhờ thầy cô”.
Một số giáo viên bộ môn xem việc giáo dục ở trường là kết quả học tập văn
hóa nhiều hơn là chất lượng về đạo đức và cho rằng công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh là của giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, của lãnh đạo
nhà trường..
Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng
tuần có những lớp thực hiện rất hiệu quả nhưng nhìn chung chưa đồng bộ.
Học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sự sáng tạo, thích cái lạ,
chuộng cái đẹp, chuộng hình thức bên ngoài, có mới – nới cũ,…. Lứa tuổi
này, các em cũng rất hăng hái, nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời
nhưng cũng rất dễ bi quan, chán nản khi gặp thất bại. Một số học sinh thường
xuyên vi phạm nội quy học sinh, nội quy lớp học. Ý thức học sinh chưa cao,
5



Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

kỹ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức còn thấp, chưa phân định được danh
giới giữa cái tốt và cái sấu
III. Nhiệm vụ trọng tâm của đề tài.
1. Nhằm nâng cao ý thức đạo đức của học sinh như: chấp hành tốt nội quy
nhà trường, lễ phép với thầy cô giáo và những người lớn tuổi, chấp hành tốt
luật lệ giao thông, có ý thức bảo vệ môi trường, có ý thức giữ gìn của công.
2. Giúp cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường và
phụ huynh học sinh thấy rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức
cho học sinh.
3. Giúp cho học sinh luôn phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện
đạo đức nhằm đạt được kết quả tốt nhất đáp ứng được mong mỏi của thầy cô,
gia đình và xã hội.
IV. Nội dung và giải pháp giải quyết đề tài.
Giải pháp 1: Nhà trường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh góp phần
giáo dục đạo đức học sinh.
- Lãnh đạo nhà trường đã phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong
công tác quản lý, giáo dục học sinh. Mỗi năm nhà trường họp phụ huynh học
sinh 3 lần vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học nhằm thông báo
cho phụ huynh học sinh kế hoạch hoạt động của nhà trường, kết quả học tập –
rèn luyện học kỳ I và kết quả học tập – rèn luyện học kỳ II cũng như cả năm
học, bàn các biện pháp phối hợp để cùng giáo dục học sinh. Ban đại diện cha
mẹ học sinh các chi hội phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm như: tìm
hiểu quá trình học tập – rèn luyện của con em mình thông qua kết quả học tập
trên lớp, điểm kiểm tra tập trung, điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ và kết quả thi đua
hàng tuần của lớp mình nhằm giáo dục đạo đức học sinh.

6



Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

Hình ảnh HS toàn trường dự lễ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11

7


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong
KẾT QUẢ THI ĐUA KHỐI 12 - TUẦN 37 (Từ: 5/5/2017/ đến 11/5/2017) Trực:B8
VẮNG HỌC
LỚP

ĐIỂM

12A01

150

1

12A02

150

2

12A03

150


6

12A04

150

3

12A05

150

4

12A06

150

2

12A07

149

12A08

149

12A09


150

12A10

150

4

12A11

150

6

12A12

150

1

PHÉP

4

KHÔNG

VI PHẠM CÁ NHÂN

TẬP THỂ -


TỔNG

HẠNG

10

155

4

1

-12

136

10

36

-14

10

146

7

39,3


-3

10

167

2

-12

10

148

6

-2

10

168

1

-2

133

11


10

151

5

trễ:16

-4

156

3

-32

trệ:14,36

-4

124

12

-6

trễ:24

-2


142

9

-5

trễ:19

-2

143

8

ĐIỂM

ĐIỂM

SĐB

-2
39,3

2,9

43

-4


1

-8

Đánh bài

10

trễ:38

-10

sdb:Đức Tài

10
31,21,29,33,22,
13,14

trễ:8

dt:36

KẾT QUẢ THI ĐUA KHỐI 11 - TUẦN 37
TẬP THỂPHÉP

KHÔNG

ĐIỂM

ĐIỂM


10

10

10

(Từ:5/5/2017 đến 11/5/2017)
VI PHẠM CÁ NHÂN

Vắ
n g học
LỚP ĐIỂM

GT GHI

-5

1

ĐỒN
(Văn nghệ tổng
ĐIỂM
kết)

SĐB

GT GHI

ĐIỂM


ĐỒN
(Văn nghệ
tổng kết)

LĐ PHẠT

2,9

43

31,21,29,33,22,
13,14

10

Trực: B8

TỔNG

HẠNG

LĐ PHẠT

11B1

150

6


1

-10

trễ:8

-2

138

12

1

11B2

150

1

14

-5

dép:4,4; ph:4

-6

139


11

14,4

11B3

149

3

14,15,30

-15

10

144

8

14,15,30

11B4

150

1

36,7


-9

10

10

161

3

36,7

11B5

150

5

-5

10

10

165

2

11B6


150

7

-19

10

141

10

11B7

150

3

-3

10

157

7

11B8

150


5

10

-9

10

10

161

3

10

11B9

150

3

28,35

-11

10

10


159

5

28,35

11B10 150

1

-1

10

159

5

10

10

170

1

-4

142


9

11B11 150
11B12 150

4

13,7,9

-4

trễ:19; dép lê:12

13,9,7

8


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong
KẾT QUẢ THI ĐUA KHỐI 10 - TUẦN 37
VẮNG HỌC
LỚP

ĐIỂM

10c1

150

PHÉP

5

KHÔNG
5,5,15,31

(4/5/17 đến 10/5/2017)
VI PHẠM CÁ NHÂN

TẬP THỂ -

ĐỒN
(Văn nghệ
tổng kết)

Trực:C11

TỔNG

HẠNG

10

139

11

-5

155


5

10

170

1

-20

125

12

-2

147

9

-5

10

155

5

-15


10

145

10

-5

10

155

5

10

10

170

1

157

3

ĐIỂM

ĐIỂM


SĐB

GT GHI

-21
mang q
lên lớp:32

ĐIỂM

10c2

150

10

10c3

150

10

10c4

150

1

10c5


150

1

10c6

150

1

34

10c7

150

3

14,17,26

10c8

150

1

21

10c9


150

10c10

150

1

1,15,39

-13

10

10c11

150

2

14,14,2,4,7,16,17,22,32,34,37

-46

10

114

13


10c12

150

1

15,18

-9

10

151

8

10c13

150

-4

10

156

4

4


21

-5

đt:36,39

-1

ph:15

10

LĐ PHẠT
5,15,31
32

36,39,4

34
14,17,26
21

1,15,39
14,2,4,7,16,17,22,32,34,37

Bảng tổng kết thi đua từng tuần của 3 khối 10 – 11 – 12

Hình ảnh tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11

9



Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

Trong những năm qua, nhà trường thường xuyên liên lạc, báo cáo tình
hình học tập – rèn luyện của học sinh với gia đình 1 lần/tháng thông qua hệ
thống tin nhắn.
- Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp triển khai đến
học sinh về nội quy của nhà trường, thang điểm thi đua, những điều cấm,
những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Đối với những học
sinh vi phạm kỷ luật thường xuyên và có kết quả học tập giảm sút thì giáo
viên chủ nhiệm mời phụ huynh lên để thông báo những lỗi vi phạm và kết quả
học tập cho phụ huynh biết để cùng với nhà trường về giáo dục con em mình.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh các chi hội tại trường THPT Lê Hồng
Phong thường gồm 3 bác phụ huynh (01 hội trưởng, 01 hội phó, 01 thư ký)
ban đại diện các chi hội thay nhau lên sinh hoạt lớp cùng với giáo viên chủ
nhiệm 1 tháng/ 1 lần nhằm nắm bắt tình hình học tập – rèn luyện của con em
mình và các hoạt động của nhà trường để có những chấn chỉnh kịp thời.
Giải pháp 2: Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề, chủ
điểm hàng tuần
Buổi sinh hoạt dưới cờ vào ngày thứ hai hàng tuần, khối sáng tiết 1 từ
7h00 đến 7h45; buổi chiều tiết 5 từ 16h15 đến 17h00. Trong buổi chào cờ
ngoài việc đánh giá thi đua hàng tuần và phần triển khai của Ban giám hiệu
nhà trường, Đoàn trường có các hoạt động chủ đề, chủ điểm nhằm tuyên
truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh. Trước đây các tiết sinh hoạt dưới cờ
đầu tuần thường diễn ra một cách dập khuôn máy móc, hàng tuần cứ sau nghi
thức chào cờ là tổng kết thi đua hàng tuần của cán bộ Đoàn rồi đến phê bình
trách móc học sinh vi phạm, điển hình hành vi, thái độ không tốt của học sinh,
rồi đến nhận xét của Ban giám hiệu, đôi khi còn dư thời gian cho học sinh lên
lớp đợi đến tiết 2 vào học rất phí thời gian. Chính vì thế trong thời gian dư đó

cần để cho các bộ phận như đoàn thanh niên, công đoàn, chi đoàn gíao viên tổ
chức các hoạt động nhằm tuyên truyền giáo dục ý thức cho học sinh.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền dưới cờ theo chủ đề, chủ điểm đã
giúp học sinh có ý thức hơn trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức, tạo
hứng thú cho học sinh có ý thức vươn lên biết tôn trọng cái phải, cái tốt loại
trừ cái sấu và những hành vi gây ảnh hưởng đến người khác.
10


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

Sau đây là kế hoạch sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề, chủ điểm hàng tuần mà
Ban chấp hành Đoàn trường xây dựng trong năm học qua nhằm tuyên truyền,
giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên:
THÀNH ĐOÀN BIÊN HÒA
ĐOÀN TRƯỜNG LÊ HỒNG PHONG
Số: 15 /KH-2016
Biên hòa, ngày 10 tháng 8 năm 2016
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SINH HOẠT DƯỚI CỜ
NĂM HỌC 2016-2017
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Mục tiêu chung;
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng giúp đoàn
viên, thanh niên, học sinh toàn trường nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó tạo động lực phấn
đấu tránh xa những tác động tiêu cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường và
hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, học tập năm học 2016-2017 trong nhà
trường phổ thông
Tăng cường giáo dục lý tưởng cộng sản và các truyền thống của ĐCSVN,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Từ đó hình thành lối sống có trách nhiệm, biết xả

thân vì cộng đồng và xã hội; hun đúc những ước mơ, hoài bão tốt đẹp và ý trí
vượt khó để trở thành công dân tốt trong tương lai.
Trang bị những hành trang cần thiết, công cụ giúp học sinh biết tự định
hướng, phân biệt cái tốt-cái xấu trong cuộc sống.
2. Nội dung cụ thể.
Các nội dung chủ điểm được tổ chức thực hiện trong khỏang thời gian 2030 phút, vào các buổi chào cờ sáng thứ Hai đầu tuần. Một số chủ điểm sẽ tiến
hành trong năm học gồm:
- Hoạt động tuyên truyền các ngày lễ trong năm học.

11


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

- Giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống đạo đức của dân tộc, đặc biệt
những giá trị truyền thống có tính cấp thiết cần phải trang bị cho lớp trẻ trong
giai đoạn hiện nay.
- Nhân vật trong tháng: Giới thiệu các nhân vật lịch sử; các gương sáng
trong cuộc sống, học tập; những gương điển hình vượt qua nghịch cảnh khó
khăn…Tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập và rèn
luyện đạo đức; cá nhân có đóng góp cụ thể cho các hoạt động của nhà trường
trong tháng.
- Kỹ năng sống; giáo dục các giá trị sống nhân bản, các kỹ năng ứng sử
trong cuộc sống.
- Diễn đàn thanh niên; Khơi gợi học sinh trao đổi, đóng góp ý kiến cho
những vấn đề thiết thực, đang có tác dụng cụ thể đến giới trẻ nói chung, học
sinh trong nhà trường nói riêng.
- Câu chuyện cuộc sống; Giới thiệu các câu chuyện có tính giáo dục cao
thông qua một nhân vật, một sự kiện hoặc vấn đề thời sự.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

NỘI DUNG CHỦ ĐIỂM

THÁNG

09/2016

10/2016

-Chào năm
học mới

-Kỷ niệm
ngày thành
lập hội

PHỤ
TRÁCH

1 Học tập nội quy lớp học

T. Thuận

2 Kỹ năng sống; Đức tính lễ phép

C. Tuấn

3 Phương pháp học tập trên lớp và tự
học

C. Quyên


4 Kỷ niệm 23năm ngày thành lập
trường

T. Thuận

1 Phương pháp học tập các môn tự
nhiên

T. Thành

2 Phương pháp học tập các môn xã hội T. Ưng
12


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

LHPNVN
20/10.
-Phát động
phong trào
học tập tốt.
-Kỷ niệm
ngày Nhà
giáo Việt
Nam 20/11
11/2016
-Truyền
thống hiếu
học, tôn sư

trọng đạo.

12/2016

-Kỷ niệm
ngày thành
lập
QĐNDVN
22/12

(Văn)
3 Kỷ niệm ngày thành lập hội
LHPNVN
4 Nhân vật trong tháng:
1 Tinh thần tôn sư trọng đạo

B.T truyền

2 Các bài văn, thơ hay về mái trường;
tình thầy trò

B. T truyền

3 Tổ chức trò chơi chào mừng ngày
nhà giáo Việt Nam

B T truyền

4 Nhân vật trong tháng:


Chi đoàn
giáo viên

1 Kỹ năng sống: “HIV-AIDS, những
kiến thức cần biết” nhân ngày quốc
tế phòng chống ADIS

C. Liễu

2 Lịch sử thành lập QĐNDVN

T. Hùng

3 Tuyên truyền kỳ thi nghiêm túc đạt
kết quả cao

B T truyền

-P. động mùa
thi nghiêm
4 Phương pháp ôn tập thi học kỳ I
túc đạt kết
quả cao
-Kỷ niệm
ngày HSSV
9/1
01/2017

-Thực hiện
kỳ thi


Ban TT

C. Hằng

1 Kỹ năng sống, đức tính trung thực

C. Quyên

2 Nhân vật trong tháng: anh Trần Văn
Ơn

B.T truyền

3 Giáo dục giới tính:tình bạn, tình yêu, Chi đoàn
13


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

nghiêm túc,
đạt kết quả
cao.

02/2017

03/2017

04/2017


-Kỷ niệm 87
năm ngày
thành lập
ĐCSVN

tình dục..

giáo viên

4 Câu chuyện cuộc sống

C. Duyên

1 Lịch sử ĐCSVN

T. Thuận

2 Các kỳ Đại hội Đảng và các Tổng Bí T. Hà
thư
3 Diễn đàn: “Bạo lực học đường”

B. truyền

4 Nhân vật trong tháng

Chi đoàn
GV

1 Truyền thống vẻ vang của Đoàn và
tuổi trẻ VN


T. Hùng

-Kỷ niệm 86 2 Định hướng nghề nghiệp, chọn
năm ngày
trường
thành lập
3 Diễn đàn “phấn đấu trở thành Đoàn
Đoàn TNCS
viên Đòan TNCS Hồ Chí Minh”
Hồ Chí Minh

T. Hà

T. Thuận

4 Nhân vật trong tháng: Anh Lý Tự
Trọng

B.T truyền

-Kỷ niệm 42
năm ngày
thống nhất
đất nước.

1 Phương pháp học và ôn tập các môn
thi tốt nghiệp

Tổ trưởng


2 Tuyên truyền ngày 30/4

B. T truyền

-Thực hiện
mùa thi
nghiêm túc.

3 Tuyên truyền Biển đảo Trường sa –
Hoàng sa

C. Quyên

4 Kỳ thi nghiêm túc đạt kết quả cao

B T truyền

1 Phương pháp học và ôn tập các môn
thi tốt nghiệp

Tổ trưởng

14


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

05/2017


-Kỷ niệm
127 năm
ngày sinh
Chủ tịch Hồ
Chí Minh
19/05/2017

2 Phương pháp học và ôn tập các môn
thi tốt nghiệp

Tổ trưởng

3 Tuyên truyền thi tốt nghiệp nghiêm
túc đạt hiệu quả

B T truyền

4 Nhân vật trong tháng: “Hồ Chí
Minh-Người cộng sản đẹp”

C. Quyên

TM. BCH ĐOÀN TRƯỜNG
BÍ THƯ
Giải pháp 3: Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chủ nhiệm và hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
3.1/ Buổi sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng, nó giúp cho học
sinh nắm bắt được các hoạt động của nhà trường, các thông tin trong lớp cũng
như kế hoạch tiếp theo của lớp, của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể;
đồng thời thông qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm giúp cho giáo viên nắm bắt

kịp thời các thông tin, năng lực học tập và rèn luyện của từng học sinh để có
những định hướng và điều chỉnh kịp thời.
Tại trường THPT Lê Hồng Phong giáo viên chủ nhiệm làm các phần việc
như sau:
- Quy định một tuần giáo viên chủ nhiệm lên sinh hoạt lớp ít nhất là 3 buổi
vào thời gian 10 đấu giờ ( buổi sáng từ 6h50 đến 7h00; buổi chiều từ 12h50
đến 13h00). Trong thời gian đó giáo viên chủ nhiệm nhắc học sinh một số vấn
đề đột xuất của nhà trường (nếu có), nhắc lại những công việc trong tuần, theo
dõi học sinh ôn tập bài đầu giờ.
- Hàng ngày giáo viên chủ nhiệm đến phòng thi đua theo dõi các lỗi vi
phạm của học sinh lớp mình trong từng ngày.
- Giờ ra chơi ngày thứ 6 (lúc 8h30) tham gia họp giáo viên chủ nhiệm cùng
với ban giám hiệu, thi đua để nắm bắt các thông tin của nhà trường và của
Đoàn trường để triển khai vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm.

15


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

- Buổi sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 5 ngày thứ 6 hàng tuần, thời gian là 45
phút
- Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh đầu năm học góp phần
nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm như:
+ Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải có những thông tin khái quát về
gia đình học sinh như: Nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia
đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ
gia đình. Việc tìm hiểu này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình
trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được đặc điểm học sinh

về: Sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ học sinh
với cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô, ngoài xã
hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết, như giáo
viên chủ nhiệm phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt
động, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn
kết của lớp chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt đường lối, quan điểm của Đảng về công tác
giáo dục, mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà
trường trong năm học.
+ Để vận dụng tốt vào công tác chủ nhiệm của mình, giáo viên chủ nhiệm
phải nắm vững mục tiêu giáo dục, kế hoạch giảng dạy của nhà trường từ đó
xây dựng kế hoạch cho cá nhân mình.
+ Để cho học sinh thực hiện chủ động sáng tạo, nhiệm vụ của lớp trong các
phong trào chung, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững kế hoạch, nội dung và
cách thực hiện của nhà trường trong tuần, tháng, học kỳ và cả năm học để
triển khai phân công nhiệm vụ cho lớp mình chủ nhiệm.
3.2/ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động
quan trọng trong nhà trường, nó góp phần không nhỏ vào kết quả học tập và
rèn luyện đạo đức của học sinh. Giữa hoạt động dạy học các môn học và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động,
16


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

bổ sung cho nhau. Khi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức
thực sự với các hình thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều
thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với
yêu cầu của thời đại.

Sau đây là kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp – hướng nghiệp năm học
2016-2017 của trường THPT Lê Hồng Phong:
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 54/KH-THPT.LHP
Biên hòa, ngày 3 tháng 9 năm 2016
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – HƯỚNG NGHIỆP
NĂM HỌC 2016 – 2017
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Năm học 2016 – 2017 với chủ đề “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động giáo dục – Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi”. Đây cũng là
năm tiếp tục tập trung đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, đổi mới phương
pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. xây dựng điểm
mô hình trường trung học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả giáo dục.
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động GDNGLL – HN
phục vụ công tác giáo dục đạo đức, định hướng nghề nghiệp cho học sinh,
giúp xác định đúng động cơ, thái độ học tập, góp phần nâng cao chất lượng
học tập văn hóa.
Các hoạt động GDNGLL – HN phải có sự kết hợp giữa nội dung chương
trình của bộ giáo dục và đào tạo với tình hình thực tế nhà trường, địa phương
và nhu cầu của học sinh. Đảm bảo dạy dđủ, dạy đúng chương trình có tích

hợp, lồng ghép những vấn đề mang tính thời sự …

17


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

Tập trung nâng cao hiệu quả các tiết GDNGLL – HN tại lớp. Giáo viên chủ
nhiệm, cán bộ lớp chủ động tổ chức sinh hoạt trên cơ sở kế hoạch chung của
nhà trường.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm trên, ban hoạt động GDNGLL – HN đề
ra kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp năm học
2016 – 2017 như sau:
1. Thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL – HN (có danh sách)
2. Tổ chức các đợt sinh hoạt tập trung
*. Tháng 9-2016:
- Học tập chính trị đầu năm học các nội dung về luật ATGT và các văn bản
liên quan; phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn trường học. Phát động thang an toàn giao thông.
- Truyền thông “ Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên – Giáo dục giới
tính”
*.Tháng 10-2016: Chuyên đề giáo dục lối sống, lòng biết ơn.
*.Tháng 11-2016:
- Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; phát động thi đua, hội diễn văn
nghệ; thi làm thiệp tặng thầy cô.
- Tham quan hướng nghiệp.
* Tháng 12 – 2016:
- kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12
- Tham quan hướng nghiệp.

* Tháng 1/2017:
- Kỷ niệm ngày truyền thống HSSV 9/1.
- Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống.
* Tháng 2 – 2017:
- Kỷ niệm ngày thành lập Đảng.
18


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

- Tổ chức hội thi tìm hiểu về Đảng và anh hùng dân tộc Lê Hồng Phong.
- Ngoại khóa: Tham quan di tích lịch sử.
* Tháng 3 – 2017:
- Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn.
- Hướng dẫn công tác tuyển sinh Đại học, cao đẳng.
* Tháng 4 – 2017:
- Giỗ tổ Hùng vương, giáo dục kỹ năng sống.
- Phát động mùa thi nghiêm túc đạt kết quả cao.
* Tháng 5 – 2017:
- Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch hồ Chí Minh.
- Lễ tri ân, trưởng thành (học sinh khối 12)
3. Kế hoạch hoạt động tại lớp.
Tháng

Khối lớp

Nội dung và hình thức hoạt
động

Gợi ý thực hiện


Tuần 2: Giới thiệu các phòng Mỗi tổ một bài
ban, cơ cấu tổ chức làm việc viết
trong nhà trường

9/2016

Thanh
10
Tuần 4: Thảo luận chuyên đề
niên
“những đổi thay trên quê hương
học tập,
em”.
rèn
luyện vì
Tuần 2: Thảo luận “Bạn biết gì
sự
về sự nghiệp CNH – HĐH đất
nghiệp 11
nước”
CNH –
Tuần 4: Diễn đàn “Ước mơ của
HĐH
bạn”.
đất
nước
Tuần 2: Thảo luận về kế hoạch
học tập và rèn luyện của năm


Học sinh tìm hiểu
giới thiệu bài viết,
hình ảnh.
Mỗi tổ một bài
viết, đọc trước lớp,
thảo luận.
Mỗi tổ một bài
viết
Mỗi tổ 1 bài tham
19


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

học cuổi ở trường phổ thông.

luận.

12 Tuần 4: Tọa đàm “Lý tưởng của Cử học sinh tìm
thanh niên ngày nay”.
tài liệu và giới
thiệu trước lớp.
Tuần 2: Hỏi đáp về tình bạn,
10 tình yêu và gia đình.
Tuần 4: Thi ứng xử tình huống
giao tiếp.

10/2016

Thanh

niên với
Tuần 2: Diễn đàn “Vẻ đẹp tình
tình
11 bạn, tình yêu”.
bạn,
Tuần 4: Xây dựng tiểu phẩm về
tình yêu
tình bạn, tình yêu.
và gia
Tuần 2: Tìm hiểu luật hôn nhân
đình
12 gia đình.

Tổ chức hội thi tại
lớp.
Các tổ thi giải
quyết tình huống.
Diễn 1 tiểu phẩm
ngắn.
Học sinh thảo luận

Học sinh
luận.

thảo

Tuần 4: Thi xử lý tình huống Thi giữa các tổ.
ứng xử.
Tuần 2: Thi “Cánh thiệp tri ân”
10


11/2016

Thanh
Tuần 4: Giao lưu với thầy cô
niên với
đang giảng dạy tại lớp.
truyền
thống
Tuần 2: Thi “Cánh thiệp tri ân”.
hiếu
11
học và
tôn sư
Tuần 4: Thảo luận truyền thống
trọng
hiếu học, tôn sư trọng đạo xưa

Mỗi tổ làm tại lớp
1 thiệp tặng thầy
cô.
Mời thầy cô chuẩn
bị nội dung trao
đổi.
Mỗi tổ làm tại lớp
1 thiệp tặng thầy
cô.
Mỗi tổ trình bày 1
bài tham luận.


20


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

đạo

và nay.
Tuần 2: Thi “Cánh thiệp tri ân”.

Mỗi tổ làm tại lớp
1 thiệp tặng thầy
cô.

12 Tuần 4: Tìm hiểu nghề dạy học.
giao lưu với thầy cô đang giảng Học sinh tìm hiểu,
trình bày. Giao lưu
dạy tại lớp
với thầy cô.

Tuần 2: Tọa đàm “Lối sống Tổ chuẩn bị nội
dung; lớp diễn tiểu
10 đẹp”
phẩm.

12/2016

Tuần 4: Thảo luận về trách Học sinh sưu tầm
nhiệm của thanh niên – học sinh tài liệu giới thiệu
trong việc góp phần xây dựng trước lớp.

đất nước.

Thanh
niên với
Tuần 2: Tọa đàm “Bạo lực học
sự
đường đưới mắt bạn”
nghiệp
xây
11
dựng và
Tuần 4: Diễn đàn “Vai trò của
bảo vệ
thanh niên, học sinh trong sự
Tổ
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc
quốc”.

Học sinh chuẩn bị
phát biểu, tổ diễn
tiểu phẩm.
Mỗi tổ 1 tham
luận.

Tuần 2: Tọa đàm “Tình dục và Lớp chuẩn bị nội
dung, trình bày và
12 tình yêu”
thảo luận.
Tuần 4: Tọa đàm “Thanh niên Mỗi tổ 1 bài tham

với biển đảo quê hương, tổ luận, cả lớp góp ý.
quốc”
Tuần 2: Thi tìm hiểu những di Thi giữa các tổ
21


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

10 sản văn hóa, lịch sử Đồng Nai.

01/2017

Tuần 4: Hội thi hóa trang “các Thi giữa các tổ
dân tộc trên đất nước Việt
Nam”.

Thanh
niên với
việc giữ
Tuần 2: Nét đẹp văn hóa tuổi Mỗi tổ 1 tham
gìn bản
luận.
11 thanh niên.
sắc văn
Tuần 4: Thị tìm hiểu những di Thi giữa các tổ.
hóa dân
sản văn hóa, lịch sử Đồng Nai
tộc
Tuần 2: Nét đẹp văn hóa tuổi
12 thanh niên.

Tuần 4: Diễn đàn “Tuổi trẻ với
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc”.

Mỗi tổ 1 tham
luận.
Mỗi tổ 1 tham
luận.

Tuần 2: Thi tìm hiểu cuộc đời và Thi giữa các tổ
10 sự nghiệp của đồng chí Lê Hồng
Phong.
Tập hát và sinh
Tuần 4: Bài hát về Đảng, Đoàn. hoạt tập thể

02/2017

Thanh
niên với
Tuần 2: Thi tìm hiểu về các kỳ Thi giữa các tổ

11 Đại hội và các Tổng Bí thư
tưởng
ĐCSVN
Tập hát và sinh
cách
Tuần 4: Những bài hát về Đảng, hoạt tập thể
mạng
Đoàn.
Tuần 2: Tìm hiểu truyền thống Học sinh tìm hiểu

và giới thiệu trước
12 vẻ vang của ĐCSVN.
lớp.
Tuần 4: Tọa đàm “Thanh niên Thuyết trình và
thảo luận.
với lý tưởng cách mạng”
22


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

Tuần 2: Thi tìm hiểu về truyền Thi Giữa các tổ
10 thồng ĐTNCS Hồ Chí Minh.
Chào

03/2017

Tuần 4: Tọa đàm “ chọn nghề Thuyết trình và
của bạn”
thảo luận

mừng
tháng
Tuần 2: Thi tìm hiểu về truyền
thanh
11 thồng ĐTNCS Hồ Chí Minh
niên –
Tuần 4: Giới thiệu những ngành
Thanh
nghề bạn yêu thích.

niên với
vấn đề
lập
Tuần 2: Thi tìm hiểu về truyền
thân,
12 thồng ĐTNCS Hồ Chí Minh
lập
Tuần 4: Tọa đàm “Sự lựa chọn
nghiệp.
nghề nghiệp của bạn”

Thi Giữa các tổ

Cử học sinh chuẩn
bị và trình bày
trước lớp.
Thi Giữa các tổ

Các tổ cử học sinh
chuẩn bị và thuyết
trình.

Tuần 2: Thuyết trình “Giới thiệu Học sinh sưu tầm
tài liệu giới thiệu
10 khối ASEAN – tổ chức WTO”
trước lớp.
Tuần 4: Thi “Tìm hiểu tổ chức Lớp tổ chức thi
giữa các tổ
Liên Hợp quốc”


04/2017

Thanh
niên với
Tuần 2: Thuyết trình “Giới thiệu
hòa
11 khối ASEAN – tổ chức WTO”
bình
hữu
Tuần 4: Thi “Tìm hiểu tổ chức
nghị và
Liên Hợp quốc”
hợp tác.

Học sinh sưu tầm
tài liệu giới thiệu
trước lớp.
Lớp tổ chức thi
giữa các tổ

Tuần 2: Thuyết trình “Vai trò Học sinh sưu tầm
12 của Việt Nam trong khối tài liệu giới thiệu
23


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

ASEAN”

trước lớp.


Tuần 4: Thi “Tìm hiểu tổ chức Thi giữa các tổ
Liên hợp quốc”
Tuần 2: Tọa đàm “Tấm gương Mỗi tổ 1 câu
10 của người Thầy giáo Nguyễn chuyện về Bác.
Tất Thành”

05/2017

Thanh
niên với
Tuần 2: Thi kể những mẩu Mỗi tổ 1 câu
Bác Hồ 11 chuyện về cuộc đời hoạt động chuyện về bác
cách mạng của Bác.
12 Tuần 2: Thuyết trình “Tình cảm Các tổ chuẩn bị và
của Bác Hồ dành cho tuổi trẻ”
thuyết trình.

1. Phân công nhiệm vụ.
a) Ban chỉ đạo.
Ngoài các buổi học giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định, nhà trường
tổ chức các buổi hoạt động tập trung như mời Thạc sỹ tâm lý Nguyễn
Hoàng Khắc Hiếu – giảng viên trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh
về tư vấn và nói truyện với học sinh chủ đề định hướng nghề nghiệp trong
tương lai, tâm lý tưổi mới lớn, giáo dục giới tính vào đầu tháng 10; Tổ
chức cho học sinh tham quan Địa đạo Củ Chi – Đền Bến Rược của học
sinh khối 10 vào dịp 26/3, tham quan Dinh độc lập và tìm hiểu ngành
nghề tại các trường Đại học cho học sinh khối 12 vào dịp 20/11, tham
quan các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tại địa phương và các nhà
máy tại các khu công nghiệp cho học sinh khối 11 vào cuối tháng 10

Giải pháp 4: Tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời những gương
người tốt, việc tốt, những tập thể lớp có thành tích xuất sắc.
4.1/ Phát động các đợt thi đua nhân dịp các ngày lễ lớn.
Trong năm học nhà trường giao cho Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch
phát động phong trào thi đua học tốt nhân dịp các ngày lễ lớn như: 20/11;
24


Người thực hiện : Lê Thanh Hà – THPT Lê Hồng Phong

26/3…nhằm giúp các em học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường, vươn
lên trong học tập đạt kết quả cao, các lớp thi đua hạn chế tối đa việc học
sinh vắng nghỉ học.
Sau đây là kế hoạch thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
và chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3 mà Đoàn thanh niên đã xây dựng
trong năm học qua tại trường THPT Lê Hồng Phong:
THÀNH ĐOÀN BIÊN HÒA
ĐOÀN TRƯỜNG LÊ HỒNG PHONG
Số: 26 /KH-ĐT
Biên Hòa, ngày 20 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
THÁNG THANH NIÊN (26-03-2017)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
Thiết thực chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(26/3/1931 – 26/3/2017)
Thông qua các hoạt động phong trào, giáo dục đoàn viên, thanh niên nâng
cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ
vang của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; những gương sáng đoàn viên
qua các thời kỳ đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước đi lên trong giai
đoạn mới.

Tổ chức tuyên dương, khen thưởng những gương điển hình đoàn viên, thanh
niên học sinh đạt thành tích tốt trong học tập và công tác đoàn.
Xây dựng sân chơi văn hóa, thể dục - thể thao, tạo điều kiện giúp đoàn viên
các chi đoàn có dịp giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học
tập và kĩ năng hoạt động chi đoàn trong tháng thanh niên; đồng thời nhằm tìm
kiếm, tôn vinh tài năng của học sinh có năng khiếu nổi bật trên các lĩnh vực
văn hóa, TDTT…
Chấp hành tốt nội quy nhà trường, học tập tốt.
Lễ phép với thầy cô giáo.
25


×