Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.47 KB, 90 trang )

i NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
=====

=====

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

“NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên - 2016


ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
=====

=====

NGUYỄN THỊ THANH VÂN
“NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT

TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN”
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn


Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN

Thái Nguyên - 2016


ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
=====

=====

NGUYỄN THỊ THANH VÂN
“NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT

TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN”
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN

Thái Nguyên - 2016


LỜI CẢM ƠN


iv

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây:
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng
Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực
hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đinh Ngọc Lan, đã hướng dẫn chỉ
bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Huyện uỷ
huyện Điện Biên, UBND huyện Điện Biên, Phòng LĐ-XH huyện Điện Biên, Phòng
Thống kê huyện Điện Biên, Phòng Nông nghiệp huyện Điện Biên, Các tổ chức hội
đoàn thể huyện Điện Biên, UBND các xã Thanh Luông, Noong Hẹt, Nà Tấu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể
và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Vân



DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

v

STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

BQ

Bình quân

2

CC

Cơ cấu

3



Cao đẳng

4


CEDAW

Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

5

CNH

Công nghiệp hóa

6

CNVC

Công nhân viên chức

7

CRC

Công ước về quyền trẻ em

8

CT

Chỉ thị

9


DT

Diện tích

10

ĐVT

Đơn vị tính

11

GDI

Gender Development Index – Chỉ số phát triển giới

12

HDI

Chỉ số phát triển con người

13

HĐH

Hiện đại hóa

14




Lao động

15

LĐ – TB&XH

Lao động – Thương binh và xã hội

16

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

17

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

18

NQ

Nghị quyết

19


NS

Năng suất

20

NST

Nhiễm sắc thể

21



Quyết định

22

S.L

Sản lượng

23

SL

Số lượng

24


TC

Trung cấp


25

THCS

Trung học cơ sở

26

THPT

Trung học phổ thông

27

TTg

Thủ tướng

28

TW

Trung ương

29


UBND

Ủy ban nhân dân

vi


MỤC LỤC

vii

Trang

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
CHƯƠNG I .......................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học.............................................................................................. 3
1.1.1. Giới tính và Giới ................................................................................................... 3

1.1.1.1. Khái niệm Giới tính và Giới ..................................................................... 3
1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới .......................................... 3
1.1.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới ................................................... 4
1.1.1.4. Vai trò của giới ........................................................................................ 5
1.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội nông hộ .................. 6


1.1.2.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 6
1.1.2.2. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ............................................ 7
1.1.2.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ .... 8
1.1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tếxã hội nông hộ ..................................................................................................... 10
1.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới ...................................................... 12

1.3. Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế
ở nước ta hiện nay ............................................................................................. 13
CHƯƠNG II....................................................................................................... 18
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 18
2.1. Đối tượng, phạm vi ..................................................................................... 18
2.1.1. Đối tượng .................................................................................................. 18
2.1.2. Phạm vi ..................................................................................................... 18
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18

2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .......................................................... 18
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 19


2.3.2.1. Chọn vùng nghiên cứu ........................................................................... 19
viii
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 20

2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ........................................... 21
CHƯƠNG III ..................................................................................................... 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 22
3.1. Thực trạng chung của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Điện Biên .. 22
3.1.1. Tình hình chung của các hộ nghiên cứu ................................................ 22

3.1.2. Các yếu tố sản xuất của hộ ...................................................................... 23
3.1.2.1. Các yếu tố về con người ......................................................................... 23
3.1.2.2. Các yếu tố tự nhiên................................................................................. 26
3.1.2.3. Các yếu tố vật chất ................................................................................. 29
3.1.2.5. Các yếu tố xã hội .................................................................................... 35
3.1.3. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện Điện Biên trong phát
triển kinh tế hộ gia đình ..................................................................................... 35
3.1.3.1. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất ....................................... 35
3.1.3.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tái sản xuất và hoạt động cộng
đồng ..................................................................................................................... 40
3.1.3.3. Phụ nữ và vấn đề tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật ......................... 42
3.1.3.4. Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động.................................... 44
3.1.3.5. Sử dụng quỹ thời gian của giới .............................................................. 63
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình ...................................................................................................... 65
3.2.1. Yếu tố chủ quan........................................................................................ 65
3.2.2. Yếu tố khách quan.................................................................................... 66
3.3. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Điện Biên. ...................... 67
3.3.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ .......................... 68
3.3.2. Nâng cao trình độ cho phụ nữ................................................................. 68
3.3.3. Tăng cường khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ gia đình .................................................................. 69
3.3.4. Hỗ trợ vốn trong phát triển kinh tế hộ gia đình ..................................... 70
3.3.5. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động cộng đồng ........ 70
3.3.6. Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe của phụ nữ .................. 71
3.3.7. Trong các chính sách, kế hoạch, chương trình dự án phát triển cần đưa
vào các chỉ tiêu về giới, các công cụ giám sát và đánh giá có phân tách giới 71



iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Vân


DANH MỤC CÁC BẢNG

x

Trang
Bảng 3.1: Tình hình chung của các hộ điều tra ............................................................. 22
Bảng 3.2: Bình quân lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra .................................. 23
Bảng 3.3: Tỷ lệ dân số theo tuổi và theo giới tính ........................................................ 24
Bảng 3.4: Trình độ văn hóa của các thành viên trong gia đình ..................................... 25
Bảng 3.5: Bình quân đất đai của các hộ ........................................................................ 27
Bảng 3.6: Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của hộ gia đình ............................................ 28
Bảng 3.7: Tài sản sinh hoạt của hộ gia đình .................................................................. 29
Bảng 3.8: Phương tiện sản xuất của hộ ......................................................................... 31
Bảng 3.9: Nguồn thu nhập của các hộ ........................................................................... 32
Bảng 3.10: Mức độ đóng góp thu nhập của nữ giới so với nam giới ............................ 33
Bảng 3.11: Tỷ lệ các hộ vay vốn ................................................................................... 34
Bảng 3.12: Tình hình tham gia của chủ hộ là nữ vào các tổ chức, đoàn thể ................. 35
Bảng 3.13: Sự phân công lao động trong hoạt động trồng trọt ..................................... 36

Bảng 3.14: Tỷ lệ nữ tham gia trong hoạt động chăn nuôi ............................................. 38
Bảng 3.15: Sự phân công lao động trong các hoạt động khác ...................................... 38
Bảng 3.16: Tỷ lệ nữ tham gia trong hoạt động tái sản xuất và hoạt động cộng đồng ... 40
Bảng 3.17: Phụ nữ và vấn đề tiếp cận các nguồn thông tin .......................................... 42
khoa học kỹ thuật ........................................................................................................... 42
Bảng 3.18: Tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn của nữ giới so với nam giới trong hộ gia
đình ................................................................................................................................ 43
Bảng 3.19: Tình hình quản lý vốn vay của hộ............................................................... 45
Bảng 3.20: Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động ......................................... 61
Bảng 3.21: Thời gian lao động sản xuất hàng ngày của phụ nữ ................................... 63
Bảng 3.22: Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi hàng ngày............................................ 64
Bảng 3.23: Quan điểm của các hộ điều tra về các vấn đề ...................................... 66
liên quan đến phụ nữ ................................................................................................... 66


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động
trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình họ đã góp phần làm giàu cho xã hội,
làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò trong các lĩnh vực
đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng
trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật
chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh
vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn
hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình
thức của đông đảo phụ nữ. [19]
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã và đang ngày
càng khẳng định vị thế và vai trò to lớn của mình trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong

suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt
Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất
nước của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết,
năng động, ssáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động,
phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình, người phụ
nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy
thuốc của gia đình. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy sự đóng góp của người phụ nữ lại
chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, vẫn còn khoảng cách giữa nam giới và phụ
nữ trong phát triển. Phụ nữ và trẻ em gái nghèo, sống ở vùng sâu, vùng xa, người tàn
tật hay dân tộc thiểu số tiếp tục là những đối tượng chịu thiệt thòi. Do vậy, bất bình
đẳng giới về cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ,
chưa thật sự tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên là vấn đề đang diễn ra phức tạp. Vì
vậy, cần có những chính sách bổ sung chú trọng vào giải quyết nâng cao vai trò, vị thế
của người phụ nữ.
Điện Biên là huyện miền núi, biên giới, với 50,01% dân số là phụ nữ [9]. Lực
lượng này đã kế thừa và phát huy những giá trị cao quý của người phụ nữ Việt Nam
xưa và nay họ ngày càng có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của toàn huyện, họ tham gia trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, công việc gia đình.
Tuy nhiên, phụ nữ huyện Điện Biên vẫn còn gặp khá nhiều cản trở trong phát triển


2
kinh tế gia đình: sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng,
chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Họ hầu
như tham gia vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, nhưng họ không được hưởng nhiều
quyền lợi như ra những quyết định lớn trong gia đình, đứng tên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, bên cạnh đó còn phải đảm đương hết công việc nội trợ trong gia
đình, hy sinh nhiều quyền lợi của bản thân song những người đàn ông rất ít quan tâm
và đánh giá tích cực.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to

lớn của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hộ gia đình, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về: vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng về vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Điện Biên.
- Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Điện Biên thời gian tới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài giúp hệ thống lại một cách khoa học các kiến thức đã học, vận dụng linh
hoạt vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời giúp tìm hiểu nâng cao kiến thức chuyên môn.
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, cung cấp
thêm các cơ sở khoa học giúp cho huyện Điện Biên xây dựng các giải pháp nhằm nâng
cao vai trò của giới trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình.


3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Giới tính và Giới
1.1.1.1. Khái niệm Giới tính và Giới
* Giới tính: Theo Tổ chức lao động quốc tế: giới tính chỉ sự khác biệt về sinh
học giữa nam giới và nữ giới mang tính toàn cầu và không thay đổi. [15]
- Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ ra rằng: giới tính là
một thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt sinh học, sự khác

biệt căn bản về hình dáng bên ngoài của cơ thể, sự khác nhau về chức năng sinh học
tạo nên vai trò của giới tính như: phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa
mẹ. Về mặt sinh học, nam và nữ không giống nhau trên nhiều phương diện nhưng chủ
yếu nhất là hình dáng, giọng nói và chức năng sinh sản. [13]
Nam giới hay nữ giới trên khắp thế giới đều có có chức năng/cơ quan sinh sản
giống nhau, đều tham gia và mang các yếu tố đóng góp vào quá trình sinh sản như
nhau. Đây được gọi là tính đồng nhất. Sự khác biệt về giới tính hầu như bất biến cả về
thời gian cũng như về không gian. [6]
* Giới: Theo Tổ chức lao động quốc tế, Thúc đẩy bình đẳng giới, năm 2002: sự
khác biệt về xã hội và quan hệ (quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ
và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hóa, giữa các nền
văn hóa và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng
trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của các giới tính. [15]
Giới là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội của nữ
giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. "Giới là sản phẩm của xã hội, có tính xã
hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên
cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng trong xã hội.
1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới
* Đặc điểm về giới
- Không tự nhiên mà có


LỜI CẢM ƠN

iv

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây:
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng

Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực
hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đinh Ngọc Lan, đã hướng dẫn chỉ
bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Huyện uỷ
huyện Điện Biên, UBND huyện Điện Biên, Phòng LĐ-XH huyện Điện Biên, Phòng
Thống kê huyện Điện Biên, Phòng Nông nghiệp huyện Điện Biên, Các tổ chức hội
đoàn thể huyện Điện Biên, UBND các xã Thanh Luông, Noong Hẹt, Nà Tấu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể
và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Vân


5
Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ những điều kiện cụ
thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công lao
động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con người. Khác
với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ không
phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu giới thực tế thường là sự hưởng ứng

đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể.
*Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ nữ và
nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi
được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng. [1]
* Bình đẳng giới: Theo Trần Thị Vân Anh: nam giới và nữ giới được coi trọng
như nhau, cùng được công nhận và có vị thế bình đẳng. [1]
Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về:
- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống
Bên cạnh quy định về những quyền và nghĩa vụ chung, bình đẳng cho cả nam
và nữ, pháp luật còn xác định những đặc quyền chỉ áp dụng cho phụ nữ nhằm bù đắp
cho phụ nữ những thiệt thòi, đặt họ vào vị trí xuất phát ngang bằng với đàn ông trong
các quan hệ xã hội, đảm bảo cho họ có thể tiếp nhận các cơ hội và thụ hưởng các
quyền một cách bình đẳng như nam giới. Đây là quan điểm bình đẳng giới thực chất.
[14]
Luật Bình đẳng giới (2007) tại Điều 5 chỉ rõ: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có
vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho
sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự
phát triển đó. [13]
1.1.1.4. Vai trò của giới
- Vai trò sản xuất: là những hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện để làm
ra của cải vật chất hoặc tinh thần đem lại thu nhập hoặc để tự tiêu dùng. Ví dụ: trồng
lúa, nuôi gà, dạy học, …
- Vai trò tái sản xuất (còn gọi là công việc gia đình): Bao gồm các hoạt động
nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản


6
xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực lượng lao động cho hiện

tại và tương lai như: nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, làm
công việc nội trợ…vai trò này hầu như của người phụ nữ.
- Vai trò cộng đồng: Thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở mức
cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu cầu,
mục tiêu chung của cộng đồng. Những hoạt động tự nguyện mang lại phúc lợi cho
cộng đồng như: dọn đường sạch sẽ, bảo vệ nguồn nước sạch, hoạt động từ
thiện,…Hoạt động lãnh đạo ra quyết định như: tham gia cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, lãnh đạo đoàn thể.
Tuy phụ nữ và nam giới thực hiện ba vai trò, xong lại được phân công lao động
khác nhau. Phụ nữ thường làm những việc đơn giản, ít kỹ thuật nên thu nhập thấp và
giá trị công việc bị đánh giá thấp.
Trên thực tế, đặc điểm giới tính là một trong những cơ sở để phân công lao
động trong một xã hội nhất định. Do đó, khi xem xét vai trò giới chính là xem xét phụ
nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái sản xuất, cộng đồng. [12]
1.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội nông hộ
1.1.2.1. Một số khái niệm
* Vai trò: là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán
cho một địa vị cụ thể mà địa vị là một sự xác định vị trí xã hội trong một cơ cấu xã
hội.
* Phát triển: là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự tăng thêm
về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống. [5]
* Phát triển kinh tế: là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó
bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế
kinh tế, chất lượng cuộc sống. [5]
* Xã hội: Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với
các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể
chế và có cùng văn hóa. [12]
* Phát triển xã hội: là sự biến đổi xã hội về mặt chất lượng bao gồm tăng trưởng
kinh tế, đẩy mạnh giáo dục, y tế về số lượng cũng như chất lượng và các chỉ số về cơ



7
sở hạ tầng, các dịch vụ và có sự biến đổi theo hướng tiến bộ hơn, đẹp hơn, tốt hơn.
[12]
* Hộ: là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, họ cùng
sống chung hay không cùng sống chung dưới một mái nhà, có chung một nguồn thu
nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung. [18]
* Hộ nông dân: là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, theo nghĩa rộng
hơn bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. [6]
* Kinh tế hộ nông dân: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã
hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của
chung để tiến hành sản xuất. Mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là
tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. [18]
1.1.2.2. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội.
Người phụ nữ là người thiết tha nhất với hạnh phúc gia đình, đóng vai trò rất quan
trọng giữa gia đình và xã hội trong mọi thời đại. Qua các chặng đường lịch sử loài
người, vai trò người phụ nữ trong gia đình có những biến đổi rõ rệt. [9].
Phụ nữ vừa là người công dân, người lao động, vừa là người mẹ và người thầy
đầu tiên của con người; Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình cần tạo
điều kiện để phụ nữ kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ công dân và chức năng người mẹ
trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. [20]
Phụ nữ Việt Nam chiếm 50,8% tổng dân số, 50,6% lực lượng lao động và
khoảng 30% phụ nữ làm chủ hộ gia đình. Trên diễn đàn chính trị tỷ lệ nữ tham gia
Quốc hội (dẫn đầu các nước ASEAN) với 25,76% (nhiệm kỳ 2007-2011). Trong nhiều
ngành như nông nghiệp, giáo dục, y tế, công nghiệp nhẹ, tài chính, văn hóa, xã hội…
phụ nữ cũng luôn chiếm ưu thế. Tỷ lệ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế trên 85%, tỷ lệ
phụ nữ dành thời gian để xem ti vi/ nghe đài là 96,6%, tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là
36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%. Đội ngũ trí thức và lao động kỹ thuật nữ ngày

càng tăng lên, họ đang có mặt ở nhiều vị trí chính trị, kinh tế trọng yếu của đất nước.
Đây là một bước tiến đáng kể về bình đẳng giới, về tạo quyền năng cho phụ nữ trong
xã hội. Phụ nữ đã thực sự đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. [15]
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước cho biết: Phụ nữ là người


8
tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình. 1/4 số hộ gia đình trên thế giới do
nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ
[1]. Tuy vậy, sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt
là ở các vùng nông thôn, phụ nữ bị hạn chế về mọi mặt, đời sống, điều kiện sống và
làm việc khó khăn, địa vị trong xã hội thấp. Trong số hơn 1,3 tỷ người trên thế giới ở
trong tình trạng nghèo khổ thì có đến 70% là nữ. Có ít nhất 1/2 triệu phụ nữ tử vong do
các biến chứng về mang thai, sinh đẻ,… [15]
Theo báo cáo đánh giá thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam, 2004, tình trạng
phổ biến là công việc lao động như làm nội trợ, chăm sóc con cái do phụ nữ đảm nhận
tới 65%, có nơi cao đến 82%, còn nam giới chỉ chia sẻ công việc này, cao nhất là 14%.
Theo Quyền Đình Hà và cộng sự (2006), ngoài việc đồng áng và chăn nuôi, thời gian
dành cho nội trợ cũng chiếm 15,5% quỹ thời gian trong ngày tức 3,7 giờ/ngày cho
công tác nội trợ trong gia đình, cao nhất tới 7giờ (29%) quỹ thời gian, thấp nhất 1giờ
(4,1%) quỹ thời gian trong ngày.
Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã hội.
Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện tốt là một
trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất
nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính
trị và xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các
lĩnh vực của xã hội. [11]
1.1.2.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ
Việt nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó

dân tộc kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng lao động trên dưới một
triệu người như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer cho đến vài trăm người như dân tộc
Ơ Đu và Brâu. Dân tộc kinh sống dải rác trên khắp lãnh thổ, nhưng tập trung nhiều
nhất ở đồng bằng và châu thổ các con sông. Họ là chủ nhân của nền văn minh lúa
nước. Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ bắc vào
nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở
phía bắc và bắc trung bộ. Do đó cuộc sống của họ khắc nghiệt hơn và họ còn chịu
nhiều thiệt thòi do trình độ phát triển ở những nơi đó chưa cao, thiếu điện, đường,
trường, trạm...và ít được tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó nhận
thức của người dân còn chưa cao, còn mang nặng lễ giáo phong kiến, trọng nam khinh
nữ, bất bình đẳng giới. Nguyên nhân xuất phát từ chính những quan niệm của cộng


9
đồng người DTTS và chính bản thân người phụ nữ trong gia đình còn thấp. [11]
Theo thống kê mới nhất, nước ta có hơn một triệu trên tổng số hơn mười ba
triệu hội viên Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam là người dân tộc thiểu số. Việt Nam
cũng như nhiều quốc gia trên thế giới có những chính sách bảo đảm quyền được học
hành cho phụ nữ và trẻ em gái, trong đó có phụ nữ DTTS. Đã có rất nhiều phụ nữ
DTTS thành đạt và giữ vị trí quan trọng trong xã hội. Một số tấm gương tiêu biểu như:
Bà Tòng Thị Phóng (Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội), bà Hà Thị
Khiết (Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương)...và còn rất
nhiều tấm gương người phụ nữ DTTS nỗ lực vươn lên trong học tập để thoát nghèo và
đóng góp cho sự phát trển của quê hương. Như : chị Tráng Thị Mai, với ý chí, nghị lực
của mình, chị đã trở thành người dân tộc PuPéo đầu tiên học đại học. Chị là tấm gương
sáng cho đồng bào dân tộc Pu Péo và đồng bào các dân tộc khác nói chung và là tấm
gương cho người phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng cố gắng vượt lên hoàn cảnh để giúp
chính mình và những người khác cùng tiến bộ. Có thể nhận thấy rằng nâng cao năng
lực cho người phụ nữ DTTS có ý nghĩa rất to lớn trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo.Và việc xóa đói giảm nghèo cũng có tác động tích cực đối với sự phát triển, tiến

bộ và bình đẳng của phụ nữ, nhất là phụ nữ DTTS. Trong những năm qua, Trung ương
Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam đã tập trung nguồn lực, hướng mạnh các hoạt động về
cơ sở, nhất là về vùng sâu, vùng xa nơi có đông đảo phụ nữ dân tộc thiểu số sinh sống
nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững thông qua các hoạt động như : làm nhà
tình thương, hỗ trợ vốn kiến thức và xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo...để phụ
nữ DTTS có vốn phát triển sản xuất, Hội LHPN Việt Nam đã và đang quản lý nguồn vốn
trên 42 nghìn tỷ đồng, giúp cho gần 17 triệu lượt phụ nữ vay, đã có trên 8 nghìn gia đình
phụ nữ DTTS thoát nghèo. [11]
Đã có nhiều tấm gương phụ nữ DTTS không chỉ làm tốt công tác xã hội, làm
kinh tế giỏi mà còn giúp đỡ các chị em khác vươn lên thoát nghèo. Điển hình như chị
Mơ Nga, chủ tịch Hội phụ nữ xã Phan Sơn ( Bắc Bình - Bình Thuận), dân tộc Cơ - Ho
đã cho chị em nghèo vay vốn không lấy lãi với số tiền trên 75 triệu đồng, và giúp đỡ
nhiều chị em khác. Chị Y Nom, dân tộc Vân Kiều (Quảng Trị) đã vươn lên thoát
nghèo và hỗ trợ 15 chị khác vốn, cây, con giống để sản xuất; chị Siu Nhép dân tộc Jrai
(Gia Lai)hỗ trợ chị em cùng tổ vốn để trồng cà phê; chị Tăng Thị Đi Len (Sóc Trăng)
giúp vốn, tương trợ cho 30 phụ nữ nghèo và đã có 25 hộ thoát nghèo; chị Neáng Kim
Lương (An Giang) đã đầu tư khôi phục nghề dệt truyền thống của phụ nữ Khmer, giúp
126 chị có thu nhập ổn định...những việc làm đó đã tác động sâu sắc đến vùng đồng


10
bào DTTS, giúp nhiều chị em học tập lẫn nhau và vươn lên thoát nghèo. Cũng thông
qua những hành động giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế như trên, người phụ nữ
DTTS đã tự khẳng định được vai trò của mình trong phát triển kinh tế [11].
1.1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế- xã
hội nông hộ
* Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam
Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ công việc gì, thì
việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều
năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng

sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình. Việc
mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai
người phụ nữ. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản
xuất và các hoạt động chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không mạnh bạo,
không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội.
Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào quá trình
phát triển kinh tế. [4]
* Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn nhiều
hạn chế
Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn và sách báo
đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp cận và nắm bắt
các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài thời gian
lao động sản xuất, người phụ nữ dường như ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc
hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải
giành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về
kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là 10%. Theo thông báo của Liên
hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840 triệu người bị mù chữ, trong đó nữ
giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ em không được đi học thì có tới 70% là trẻ
em gái. [4]
Theo thống kê cho thấy tỷ lệ lao động nữ ở Việt Nam không qua đào tạo là rất
cao, chiếm tới gần 90% tổng số lao động không qua đào tạo trong cả nước; chỉ có 0,63
% công nhân kỹ thuật có bằng là nữ, trong khi chỉ tiêu này của nam giới là 3,46%. Tỷ


11
lệ lao động nữ có trình độ đại học và trên đại học 0,016%, tỷ lệ này ở nam giới là
0,077% (gấp 5 lần so với nữ giới). Điều đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn
nghề nghiệp của phụ nữ là rất thấp và thấp hơn so với nam giới. Phụ nữ bị hạn chế về
kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt

kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận
và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả công
việc và năng suất lao động của họ thấp. [1]
* Yếu tố về sức khoẻ
Với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên chức của
mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa của mình, cùng với
điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị giảm sút. Điều này
không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà còn làm vai trò của phụ nữ trong
gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế gia đình trở nên thấp hơn. [7]
* Khả năng tiếp nhận thông tin
Do phụ nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn nên cơ hội để họ giao
tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông tin rất hiếm. Ở nhiều vùng
nông thôn xa xôi hẻo lánh người dân còn chưa hề được tiếp xúc với báo chí và các
hình thức truyền tải thông tin khác. [7]
* Các yếu tố chủ quan
Một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân chủ quan do
chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về giới, ngay cả phụ nữ cũng có
cái nhìn không đúng về những vấn đề đó. Họ cũng cho rằng, những công việc nội trợ,
chăm sóc gia đình, con cái… là việc của phụ nữ. Họ tỏ ra không hài lòng về người đàn
ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô
tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản
xuất càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Ta
có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của
nhân loại. Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ trong cuộc sống.
Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là
phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng. Vì
vậy, cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với nữ trên toàn thế giới. Bình đẳng nam nữ
nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng và củng cố thêm nền văn minh nhân



DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

v

STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

BQ

Bình quân

2

CC

Cơ cấu

3



Cao đẳng

4


CEDAW

Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

5

CNH

Công nghiệp hóa

6

CNVC

Công nhân viên chức

7

CRC

Công ước về quyền trẻ em

8

CT

Chỉ thị

9


DT

Diện tích

10

ĐVT

Đơn vị tính

11

GDI

Gender Development Index – Chỉ số phát triển giới

12

HDI

Chỉ số phát triển con người

13

HĐH

Hiện đại hóa

14




Lao động

15

LĐ – TB&XH

Lao động – Thương binh và xã hội

16

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

17

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

18

NQ

Nghị quyết

19


NS

Năng suất

20

NST

Nhiễm sắc thể

21



Quyết định

22

S.L

Sản lượng

23

SL

Số lượng

24


TC

Trung cấp


13
* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến
Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết
bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Một nguyên nhân khác không
kém phần quan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hình
thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao
và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhận một cách xứng
đáng. Đấu tranh để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong xã hội ta nói
riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn nhiều khó khăn, thử thách.
Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu. Đất nước ta đã trải
qua hàng ngàn năm phong kiến, tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong
tiềm thức của một bộ phận dân chúng, nhất là ở những vùng, miền còn nặng nề về hủ
tục lạc hậu… Ngay tại các bộ, ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề
bình đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi dưỡng phát triển cán
bộ nữ có lúc, có nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn nhận
lao động nữ… Như vậy, mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vấn đề
bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn phải tiếp tục phấn đấu để đạt
được mục tiêu bình đẳng thật sự. [4]
1.3. Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế ở nước
ta hiện nay
Hiện nay trong xu thế hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã và đang cố gắng giảm
thiểu và dần đi đến xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào
DTTS. Bảo đảm quyền bình đẳng về kinh tế cho phụ nữ là một nội dung cực kỳ quan
trọng trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, tạo cơ sở để
phụ nữ có các quyền bình đẳng khác nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Vấn đề này căn bản đã
được Nhà nước công bố trong Hiến pháp, luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa trước đây, cũng như nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Nó được
coi là một nội dung cách mạng thực hiện quyền con người - quyền cơ bản, tối thượng
và bất khả xâm phạm của mọi người - mà trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng
tuyên bố với toàn thế giới. Trong quá trình thực hiện quyền bình đẳng giới giữa nữ và
nam từ năm 1945 đến nay, nhìn chung, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích quan
trọng, giảm bớt sự bất bình đẳng nam nữ do lịch sử trọng nam khinh nữ từ hàng nghìn


14
năm để lại. Tuy nhiên, do bề dày lịch sử của truyền thống, tập tục của các dân tộc,
vùng, miền có những đặc trưng khác nhau, đã từng khắc sâu vào tâm khảm, vào tư duy
của từng tộc người, từng giới, đồng thời, do trình độ học vấn, kiến thức, sự hiểu biết về
luật, về giới, bình đẳng giới, hòa nhập giới từ cán bộ đến người dân, nhất là trong khoảng
70% dân số gồm các thế hệ nam, nữ nông dân sống khắp các vùng nông thôn, đặc biệt là
các vùng núi cao, hải đảo còn hạn chế, nên còn rất nhiều vấn đề bất bình đẳng về giới
đang tồn tại. Chẳng hạn, nếu tính tất cả lượng hao phí lao động ra thời gian lao động thì
nữ nông dân đã làm nhiều hơn nam nông dân, nhưng tính chi dùng cho ăn uống thì họ chỉ
bằng 0,7 lần so với nam nông dân. Như vậy, số lượng hao phí lao động của phụ nữ nông
nghiệp là nhiều nhất, với điều kiện lao động khó khăn, nặng nhọc nhất, nhưng hưởng thụ
lại ít nhất [2]. Điều này lại diễn ra như có tính quy luật và chừng nào nền kinh tế của đất
nước, của từng vùng, từng tộc người và từng gia đình còn gặp nhiều khó khăn, thì người
nữ nông dân ở đó còn phải gánh chịu đói nghèo nhiều nhất.
Cùng với sự cố gắng của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền ở địa
phương, cùng với sự cố gắng vươn lên của bản thân người phụ nữ. Những người phụ
nữ dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tiêu biểu là sự vươn
lên của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở các tỉnh thành trên cả nước. Các phong trào “phụ
nữ giúp nhau làm kinh tế”; “ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”; “giúp phụ nữ nghèo có

địa chỉ”... đã khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái, ý
thức tự nguyện giúp nhau giống, vốn, kinh nghiêm, ngày công sản xuất trong phụ nữ
các DTTS. Các mô hình lồng ghép dân số, sức khỏe sinh sản với xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập, xóa mù chữ...đã thu hút nhiều phụ nữ các DTTS tham gia. [10]
* Những chính sách trong phát triển phụ nữ DTTS ở Việt Nam
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị
đầu tiên tháng 10/1930 đã khẳng định: “Vấn đề giải phóng phụ nữ và sự nghiệp giải
phóng phụ nữ là một trong mười nhiệm vụ quan trọng của Đảng”. Phụ nữ đã được
Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều mặt, phụ nữ không chỉ là người được hưởng lợi từ
nhiều thành quả của đất nước mà còn là nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động
sản xuất, công tác quản lý xã hội. [8]
Theo Điều 6, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm
1946 đã quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau về mọi phương diện
chính trị, kinh tế, văn hóa”. Theo điều 9, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Mọi
quyền lực trong nước thuộc về nhân dân Việt Nam, không phân biệt chủng tộc, nam,


15
nữ, giàu, nghèo, giai cấp…” và “phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương
diện”.
Hiến pháp năm 1954, Điều 24 có nêu: “Phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng
với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội”. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động phụ nữ, phụ nữ là đội
quân rất đông. Phải giữ gìn sức khỏe cho họ để chị em tham gia lao động sản xuất
được tốt”.
Hiến pháp được bổ sung và sửa đổi năm 1959, 1980 và 1992 đều thể hiện quyền
bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo quy định
của hiến pháp năm 1992, phụ nữ có quyền và ngang quyền với nam giới trong việc
tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tham gia quản lý Nhà
nước và tham gia vào các hoạt động chính trị; công dân nam nữ có quyền ngang nhau

về kinh tế. Hiến pháp năm 1992 cũng quy định phụ nữ có quyền cơ bản đối với văn
hóa, giáo dục, ghi nhận các quyền tự do cá nhân của phụ nữ như tự do tín ngưỡng,
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;
quyền bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín…
Năm 1993, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam được thành lập
(là cơ quan Nhà nước chính thức chịu trách nhiệm trong việc tăng cường bình đẳng
giới, đây là ủy ban phối hợp đa lĩnh vực cấp cao được báo cáo trực tiếp với Thủ tướng
Chính phủ) với mạng lưới các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở tất cả các bộ, ngành và
63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
kế hoạch hoạt động đến năm 2005 của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được phê
duyệt vào tháng 12/2002. Nghị quyết 04/NQ - TW ban hành ngày 12/07/1993 của Bộ
Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII “Về đổi mới và tăng cường công
tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” đã khẳng định giải phóng phụ nữ là một mục
tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta, xác định sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.
Tháng 6/1994, Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc Hội khóa IX thông qua, được sửa đổi và bổ sung một số điều vào năm
2002, đã dành một chương gồm 10 điều quy định riêng đối với lao động nữ như
quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng mọi mặt với nam giới, chăm sóc sức khỏe, tăng
cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ, mở rộng nhiều loại hình đào


×