TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần
I
Câu
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm có 05 trang)
Nội dung
ĐỌC HIỂU
1
2
3
4
Điểm
3.0
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật ở đoạn trích trên và phân tích tác
dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
- Phép lặp cấu trúc cú pháp “Có người sẽ là…”, “Hãy nói với con
rằng…”
- Phép lặp cú pháp không chỉ giúp liên kết các ý của văn bản mà còn thể
hiện giọng văn tha thiết, bộc lộ sự nhiệt thành của tác giả.
Vì sao thầy hiệu trưởng cho rằng: “Một kỳ thi hay một điểm số kém
sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các
con.”?
- Một kì thi chỉ đánh giá năng lực của học sinh tại một thời điểm, ở một
số môn thi nhất định, dù kì thi đó học sinh đạt kết quả không tốt, thì
điểm số ấy không nói lên toàn bộ năng lực của học sinh.
- “Tài năng bên trong” của học sinh là trí tưởng tượng, sự sáng tạo.
- Những ước mơ, tài năng của học sinh không thể đánh giá qua những
con số cụ thể. Ước mơ đó có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau, được phát
triển ở những thời điểm khác nhau. Những ước mơ, tài năng đó cần
được cổ vũ, động viên để toả sáng.
0.5
Anh/ Chị suy nghĩ gì về nhận định: “xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư
hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới
này.”?
Trả lời ngắn gọn, tránh chung chung hoặc sáo rỗng. Có thể trình bày
theo hướng sau:
- Câu nói đó đã nhắc tới tâm lí chung của đa số phụ huynh, bởi họ
thường mong con mình học giỏi, đạt điểm số cao để sau này trở thành
kỹ sư, bác sĩ. Họ thường khiến con mình tin rằng đó là những nghề
mang lại sự hạnh phúc, đầy đủ trong cuộc sống.
- Những kì vọng đó vô tình kìm hãm sự phát triển và tài năng của trẻ,
bởi điều hạnh phúc ở cuộc đời không phải là làm nghề được nhiều người
thích, mà là làm điều mình thích theo đúng sở trường. Hãy để các em
sống đúng với tự nhiên, thỏa sức sáng tạo và trở thành một con người có
ích theo cách của mình, đừng áp đặt con quá nhiều.
1.0
0.5
1.0
1/5
II
LÀM VĂN
1 -
-
7.0
Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó
chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao
nhiều hơn thế.”.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn
0.25
+ Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng
dấu chấm câu.
+ Với viết đoạn văn, không nhất thiết phải triển khai tất cả các ý, các
luận chứng, luận cứ như một bài làm văn. Thí sinh có thể lựa chọn một
ý nhỏ trong luận điểm để triển khai.
+ Đoạn văn phải được viết rõ ràng, có cảm xúc; diễn đạt mạch lạc, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, thí sinh
có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (quan niệm
sống của tác giả) theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn
Đảm bảo các yêu cầu bên trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giải thích
- Một kì thi: kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh thông qua điểm
số.
- Những điều lớn lao hơn thế: chỉ những ước mơ, hoài bão.
* Phân tích
- Việc học tập và kiểm tra ở nhà trường chỉ bó hẹp trong một phạm vi
nhất định, không thể đánh giá hết khả năng của học sinh. Cuộc sống
ngoài trường học lại chứa đựng muôn vàn điều mới lạ cần khám phá,
tìm hiểu.
- Việc học tập ở nhà trường và học tập ở cuộc đời có mối quan hệ như
thế nào?
+ Việc học ở trường trang bị những tri thức cơ bản để con người bước
vào cuộc đời. Việc học ở nhà trường không kéo dài nên mỗi người cần
có ý thức tự trau dồi kiến thức ở chính trường đời.
+ Đời sống không ngừng vận động là cơ hội để người học khám phá,
vận dụng, trải nghiệm và thể hiện mình.
=> Việc học ở nhà trường và học ở cuộc đời gắn bó khăng khít, bổ trợ
cho nhau, không thể tách rời.
- Học xa rời thực tiễn cuộc đời gây ra hậu quả gì?
+ Không áp dụng được vào thực tế công việc.
+ Việc học trở nên vô nghĩa.
* Rút ra bài học:
- Không chỉ học kiến thức sách vở mà còn học kiến thức xã hội.
- Gắn học lí thuyết với việc thực hành.
- Cần có kế hoạch học tập hiệu quả, tham gia các hoạt động xã hội, sống
0.25
1.0
2/5
yêu thương, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội….
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái
độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
2
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Đất Nước” và trình bày suy nghĩ
về các ý kiến nêu ra.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Phần Thân bài biết tổ chức thành
nhiều đoạn văn liên kết với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Trên cơ sở phân tích đoạn thơ, làm rõ những cảm nhận mới mẻ của tác
giả về đất nước, đồng thời cũng thấy được tiếng nói đầy trách nhiệm của
mỗi con người với quê hương, xứ sở.
c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm
được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt
các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác phân tích, bình luận, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng.
Đảm bảo các yêu cầu bên trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và các ý kiến.
* Giải thích các ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất: Hướng tới việc phân tích những cảm nhận mới mẻ,
tinh tế của nhà thơ về đất nước.
- Ý kiến thứ hai: Hướng tới tiếng nói đầy trách nhiệm của những người
dân với đất nước.
* Cảm nhận về đoạn trích “Đất Nước”.
- Đoạn trích đã thể hiện những suy tư sâu sắc của Nguyễn Khoa
Điềm: đất nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi, riêng
tư trong cuộc sống của mỗi con người, đất nước là sự hòa quyện
không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
- Đoạn thơ là lời đối thoại tâm tình giữa “anh” và “em” về sự gắn kết
giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng và tinh thần trách
nhiệm với Đất Nước, quê hương.
+ Sử dụng cách xưng hô đầy tâm tình “anh và em”, “chúng ta”, làm cho
giọng điệu bài thơ gần gũi, thân tình như cuộc nói chuyện của những
người đang yêu nhau.
+ “anh” và “em” cũng chính là những người đại diện cho thế hệ trẻ,
những chủ nhân tương lai của Đất Nước.
0.25
0.25
5.0
0.5
0.5
3.0
3/5
+ Theo tác giả, Đất Nước không ở đâu xa lạ mà hiện hữu trong chính
mỗi con người (Trong anh và em đều có một phần Đất Nước).
+ “Khi hai đứa cầm tay nhau” – hình ảnh cá nhân gắn kết với cá nhân –
thì phần Đất Nước nhỏ bé trong mỗi con người sẽ “hài hòa, nồng thắm”.
Mỗi cá nhân là một tế bào của Đất Nước.
+ “Khi chúng ta cầm tay mọi người” – thể hiện sự gắn kết giữa cá nhân
với cộng đồng – sự gắn kết ấy sẽ làm cho Đất Nước trở thành một khối
thống nhất, không thể tách rời.
+ Tình yêu với Đất Nước còn thể hiện niềm tin tưởng vào thế hệ sau,
vào tương lai của những con người sẽ dựng xây và tô điểm cho Đất
Nước.
+ Bằng giọng điệu đầy tâm tình tha thiết, tác giả tiếp tục khơi dậy niềm
tự hào và tinh thần trách nhiệm của mỗi người với quê hương, xứ sở.
+ Đất Nước là máu xương của cha ông, mỗi thước đất Tổ quốc đều in
hình bóng ông cha nên nó thiêng liêng, gần gũi hơn bao giờ hết.
- Cũng từ cái nhìn mới mẻ, sâu sắc đó, nhà thơ đã đề cập đến vấn đề
trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở: mỗi người phải
có trách nhiệm với đất nước.
+ Nhà thơ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với đất nước:
++ Đất Nước hoá thân, kết tinh trong mỗi con người (Trong anh và em
đều có một phần Đất Nước)
++ Sự sống, mối quan hệ của mỗi con người không chỉ thuộc về cá nhân
mà còn thuộc về cộng đồng (Hai đứa cầm tay nhau… Hai đứa cầm tay
mọi người..).
+ Lời nhắn nhủ phải có trách nhiệm với đất nước: Biết ơn cội nguồn, tổ
tiên; đoàn kết, giữ gìn và phát triển đất nước (phải biết gắn bó, san sẻ,
hóa thân cho đất nước).
=> Lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng rất chân thành bởi từ
ngữ xưng hô gần gũi, bởi giọng điệu tâm tình, thiết tha của nhà thơ
với thế hệ trẻ.
* Bình luận các ý kiến
- Hai ý kiến đều hợp lí, cùng thể hiện cảm nhận sâu sắc về nội dung tư
tưởng của trích đoạn “Đất Nước”.
- Hai ý kiến không đối lập nhau mà liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó,
chúng có thể bổ sung cho nhau để làm nên một cảm nhận trọn vẹn chiều
sâu tư tưởng của trích đoạn “Đất Nước”.
Học sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng phải hợp
lí, có sức thuyết phục.
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ
riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
0.5
4/5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm
Lưu ý chung
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng
quát, tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có
những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung, sáo rỗng hoặc phần thân
bài làm văn (câu 2) chỉ viết một đoạn văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
---------Hết---------
5/5