Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử THPT QG 2017 Ngữ Văn đáp án 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.45 KB, 6 trang )

TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL
ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm có 06 trang)

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0
0.5

II

Đoạn trích trên nhắc tới những tác phẩm văn học dân gian nào?
Đoạn trích nhắc tới truyền thuyết “Thánh Gióng”, sự tích “Hòn Vọng
Phu”.
2
Qua những tác phẩm văn học dân gian được nhắc tới trong đoạn


trích, nhà thơ ca ngợi phẩm chất nào của con người Việt Nam?
Qua những tác phẩm đó, nhà thơ ca ngợi con người Việt Nam lam lũ,
nghèo khổ nhưng ân tình (bà mẹ nghèo làng Gióng), thủy chung, trọn
vẹn trong đời sống tình cảm (người phụ nữ chờ chồng đến hóa đá).
3
Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Họ và tôi tưởng đã
cháy thành than lại bùng lên lửa đỏ.”
“Họ và tôi” là những người lính trẻ đã không quản khó khăn, lao vào
mưa bom bão đạn để đương đầu với kẻ thù, nhưng đạn bom không quật
ngã được họ, họ không “cháy thành than”, không gục ngã, mà ngược lại
càng tôi luyện trong họ sự kiên cường, dẻo dai, thêm lòng quyết tâm
chiến thắng kẻ thù.
4
Điều gì ở đoạn trích trên khiến anh/ chị tâm đắc nhất?
Trả lời ngắn gọn, tránh chung chung hoặc sáo rỗng.
Có thể lựa chọn nội dung:
Đất nước hoà bình tôi ước cùng bè bạn
Đi trăm nơi tìm lại dấu chân đầu.
“Dấu chân đầu” đó là những dấu chân của một con người được sống
trên đất nước độc lập, dấu chân của tuổi trẻ tự do mà họ xứng đáng được
hưởng.
LÀM VĂN
Trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ
trẻ hiện nay với quê hương, Tổ quốc.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

0.25


1

1 -

0.5

1.0

1.0

7.0

+ Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng
dấu chấm câu.
+ Với viết đoạn văn, không nhất thiết phải triển khai tất cả các ý, các
luận chứng, luận cứ như một bài làm văn. Học sinh có thể lựa chọn một
1/6


ý nhỏ trong luận điểm để triển khai.
+ Đoạn văn phải được viết rõ ràng, có cảm xúc; diễn đạt mạch lạc, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, thí sinh
có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (quan niệm
sống của tác giả) theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn
Đảm bảo các yêu cầu bên trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giải thích

- Khái niệm “Tổ quốc” với mỗi người không phải điều xa lạ, lớn lao mà
nó nằm ngay trong những điều nhỏ bé, bình dị.
* Phân tích
- Thế hệ trẻ là những người kế thừa truyền thống, phát triển tương lai.
Có thể nói, họ là nguồn lực tiềm năng của mỗi quốc gia.
- Thế hệ trẻ hôm nay cần có thái độ tri ân với quá khứ, trân trọng công
lao của thế hệ đi trước.
- Đất nước đang trong quá trình hội nhập, rất cần những bạn trẻ giàu tri
thức, phẩm chất, kĩ năng để sẵn sàng đón lấy cơ hội, đối đầu với thách
thức.
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ là học tập không ngừng, tích lũy kiến thức,
rèn luyện thể chất để có thể tiếp bước cha anh trên con đường xây dựng
và phát triển đất nước.
* Bàn luận, mở rộng
Có rất nhiều bạn trẻ có ý chí, trách nhiệm với bản thân và cộng
đồng.Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số người chưa ý thức được bổn
phận của mình, ham mê với những thú vui vô bổ, mất thời gian, thậm
chí còn gây tổn hại cho xã hội. Đó là những việc làm cần phê phán và
lên án.
* Rút ra bài học và liên hệ bản thân
Mỗi học sinh cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc trongviệc học tập, rèn
luyện tu dưỡng bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái
độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
2


Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm để
làm sáng tỏ các ý kiến.
a, Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết

0.25

1.0

0.25

0.25

5.0
0.5
2/6


dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Phần Thân bài biết tổ chức thành
nhiều đoạn văn liên kết với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Số phận nghèo khổ, bất hạnh và vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà
hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
c, Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm
được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; Sử dụng tốt
các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác phân tích, bình luận, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng.
Đảm bảo các yêu cầu bên trên; có thể trình bày theo định hướng sau:


0.5

3.0

* Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa”.
* Giải thích các ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất: Hướng tới số phận bất hạnh, khổ cực của người đàn bà
hàng chài.
- Ý kiến thứ hai: Xoáy sâu vào vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người đàn
bà hàng chài.
* Phân tích
Giới thiệu sơ qua về chân dung, lai lịch của người đàn bà hàng chài:
- Tác giả không gọi tên nhân vật vì đây chỉ là một đại diện cho những
người đàn bà hàng chài, đại diện cho những người phụ nữ khốn khổ.
Dáng vẻ, ngoại hình:
- Khi xuất hiện ở bãi xe tăng hỏng:
+ Trạc ngoài 40 tuổi.
+ Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch. => Ngoại hình
quen thuộc của những người đàn bà vùng biển.
+ Xấu xí, rỗ mặt.
+ Gương mặt mệt mỏi, tái ngắt sau một đêm thức trắng kéo lưới.
- Khi ngồi trong tòa án huyện:
+ Sợ sệt, lúng túng.
+ Thu mình, ngồi mớm ở mép ghế => Thể hiện tâm thế chông chênh,
lo lắng của một người đàn bà ít học.
Người đàn bà hàng chài là nạn nhân của bạo hành gia đình, mang
3/6



số phận khổ đau, bất hạnh:
- Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ:
+ Vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố buôn bán những
vật dụng phục vụ nghề chài lưới nhưng lại không có nhan sắc, sau một
trận đậu mùa mặt bị rỗ chằng chịt.
+ Gặp gỡ và lấy một anh con nhà hàng chài.
+ Cuộc sống chốn sông nước bấp bênh lại đẻ nhiều con nên càng bấp
bênh hơn.
+ Gia cảnh túng thiếu, nghèo đói, nhất là những khi biển động.
+ Bị bạo hành về thể xác: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng.
+ Bị giày vò về tinh thần: Cảm thấy nhục nhã trước mặt con cái, lo lắng
cho tâm hồn các con bị tổn thương hoặc có những lệch lạc trong nhận
thức, nhất là thằng Phác. Sự lo lắng luôn đeo bám khiến chị không lúc
nào cảm thấy yên ổn.
Bên cạnh đó, người đàn bà mang số phận đau khổ, bất hạnh lại là
người biết giữ gìn tổ ấm của mình:
- Chị gìn giữ tổ ấm bằng sự sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
+ Thể hiện qua câu chuyện gia đình: chị lí giải những nguyên nhân
không thể bỏ chồng.
+ Thể hiện qua cách nhìn nhận, đánh giá các giải pháp mà Phùng và
Đẩu đưa ra, xuất phát từ cơ sở là lòng tốt nhưng thiếu thực tế.
 Người đàn bà ít học có sự sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời hơn chánh
án Đẩu và nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng rất nhiều lần.
- Chị có tấm lòng nhân hậu, bao dung:
Tất cả mọi người đều yêu cầu chị bỏ gã đàn ông, riêng chị thì không.
Khi bị chồng đánh, chị sẵn sàng đứng im chịu trận, không chống trả,
không bỏ chạy bởi chị rất thấu hiểu chồng, thông cảm cho gánh nặng
mưu sinh của chồng.

- Tình mẫu tử:
+ Thể hiện ở đức hi sinh: Chị sẵn sàng cam chịu, nhẫn nhịn để chồng
đánh để vợ chồng lại tiếp tục cùng nhau chèo chống gánh nặng mưu
sinh, để đàn con được ăn no. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của chị.
++ Gửi thằng Phác lên bờ ở với ông ngoại để tách nó ra khỏi bố, để nó
không nhìn thấy bố đánh mẹ, để nó khỏi đau lòng và không có những
hành động trái với luân thường đạo lí. Hơn nữa là vì chị yêu thằng Phác
4/6


nhất trong đàn con, bởi lẽ nó giống lột bố.
++ Xin chồng đưa lên bờ đánh để không làm ảnh hưởng đến các con.
+ Thể hiện ở niềm vui giản dị của người mẹ:
++ Khi gia đình hòa thuận.
++ Khi con được ăn no, được chăm sóc về tinh thần.
+ Thể hiện ở tình yêu thương đặc biệt dành cho thằngPhác:
++ Khi thằng Phác lao đến cản bố, bị bố đánh, chị không nén được đau
đớn. Chị mếu máo gọi con, ôm chầm lấy nó…
++ Khi nói chuyện với nghệ sĩ Phùng về con, chị vẫn khóc, khóc vì
quặn thắt lo lắng: lo vì con mình đã chứng kiến rất nhiều lần cảnh bố
đánh mẹ, và sẽ còn tiếp tục phải chứng kiến, sợ rằng con mình sẽ phát
triển lệch lạc. Chị yêu con, thương con, mong con khôn lớn nhưng đau
khổ vì không thể bảo vệ được tâm hồn trong sáng của các con.
 Người đàn bà hàng chài hiện là hình ảnh đại diện cho những
con người vô danh, lam lũ, nghèo khổ nhưng lại có vẻ đẹp
tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là
hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.
Nhận xét:
- Hai nhận định trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau để làm nên
một bức tranh về số phận hẩm hiu của người đàn bà hàng chài. Tuy

cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng ở chị vẫn toát lên vẻ đẹp truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Bằng cái nhìn tinh tế và đầy cảm thông, nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã nhìn ra những góc tối, những vẻ đẹp còn lẩn khuất trong tâm hồn
người đàn bà hàng chài để thêm ngợi ca, trân trọng họ.
Học sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng phải hợp
lí, có sức thuyết phục.
d, Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ
riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e, Chính tả, dùng từ, đặt câu
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm

0.5

0.5

Lưu ý chung
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh
đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã
5/6


nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý
ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài làm

văn (câu 2) chỉ viết một đoạn văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
---------Hết---------

6/6



×