Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT QG 2017 Ngữ Văn đáp án 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.77 KB, 5 trang )

TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL
ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần
I

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm có 05 trang)

Câu

Nội dung

ĐỌC HIỂU
1

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Điểm
3.0
0.5

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ văn chương/ nghệ
thuật.
2

3


Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ
đầu tiên.
Bằng biện pháp điệp ngữ (Những chú hươu nhỏ, Cho người ta lấy,
không biết rừng là gì?), khổ thơ đã thể hiện sự tàn phá thiên nhiên của
con người và niềm xót xa của nhà thơ trước tình trạng đó.
Anh/ Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọn lửa” trong hai câu thơ
cuối bài?

0.5

1.0

- Hình ảnh “ngọn lửa” tượng trưng cho nền văn minh của nhân loại. Từ
khi phát minh ra ngọn lửa, cuộc sống con người tiến lên một bước.

4

- Tuy nhiên, “ngọn lửa” cũng mang ý nghĩa hủy diệt nếu như con người
không biết kiểm soát hành động của mình, ngày càng tàn phá thiên
nhiên nhiều hơn.
Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu thơ:
Những chú hươu nhỏ bị lớn lên xa rừng
Đẻ ra những chú hươu nhỏ không biết rừng là gì”?

1.0

HS đưa ra ý kiến của bản thân và có sự lí giải hợp lí.
Có thể tham khảo gợi ý sau:
- Những chú hươu là loài động vật hoang dã, chúng cần được sống, phát
triển trong môi trường đích thực của mình. Nhưng chúng đã bị con

người tách khỏi tự nhiên để trở thành những con vật nuôi làm “cảnh”.
- Những chú hươu nhỏ là thế hệ sau, ngày càng bị xa cách với nguồn
cội, môi trường sống của chúng, bị biến thành loài vật “công nghiệp”.
=> Câu thơ thể hiện niềm xót xa của nhà thơ khi thấy con người can
thiệp quá nhiều vào đời sống tự nhiên, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái
và cũng là tự đe dọa cuộc sống của chính mình.
1/5


II

LÀM VĂN
1

7.0

Trình bày suy nghĩ của mình về câu thơ ở phần Đọc hiểu: Chúng ta
lấy của thiên nhiên nhiều quá!

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

0.25

+ Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc
bằng dấu chấm câu.
+ Khi viết đoạn văn, không nhất thiết phải triển khai tất cả các ý,
các luận chứng, luận cứ như một bài làm văn. Học sinh có thể lựa chọn
một ý trong luận điểm để triển khai.

+ Đoạn văn phải được viết rõ ràng, có cảm xúc; diễn đạt mạch lạc,
bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,
đảm bảo về dung lượng.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0.25

- Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản thuộc phần Đọc hiểu, thí
sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận theo
nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn.
Đảm bảo các yêu cầu bên trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1.0

* Giải thích
Thiên nhiên là tổng thể nói chung những gì tồn tại xung quanh con
người mà không phải do con người tạo ra.
* Phân tích
- Từ xưa đến nay, thiên nhiên có vai trò quyết định tới cuộc sống
của con người bởi thiên nhiên cung cấp cho con người môi trường sống
và mọi nhu cầu thiết yếu khác.
- Trong quá trình phát triển, con người luôn biết khai thác thiên
nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Việc khai thác, sử dụng luôn
phải đi kèm với bảo vệ thiên nhiên. Tuy nhiên hiện nay, vì nhiều mục
đích khác nhau, chúng ta đang tàn phá thiên nhiên đến cạn kiệt, dẫn tới
những hậu quả nghiêm trọng.
- Vì sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp, con người ngày
càng phá rừng, đốt rừng, hủy hoại môi trường sống của các loài động
thực vật, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài quý hiếm.

- Khi phá hủy thiên nhiên, cuộc sống của con người cũng sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, nhưng dường như nhiều người vẫn chưa nhận ra
hậu quả đó.
2/5


* Rút ra bài học và liên hệ bản thân

2

- Thế hệ trẻ cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng tới những
hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.
- Tổ chức tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ môi
trường.
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái
độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.

0.25

Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Tuyên ngôn
Độc lập”.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận


0.5

0.25

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Phần Thân bài biết tổ chức thành
nhiều đoạn văn liên kết với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Tuyên ngôn
Độc lập”.

0.5

c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm
được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; Sử dụng tốt
các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác phân tích, bình luận, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng.

3.0

Đảm bảo các yêu cầu bên trên; có thể trình bày theo định hướng
sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận
* Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong “Tuyên
ngôn Độc lập”
Phần đầu (từ đầu đến không ai chối cãi được): Cơ sở pháp lí của
bản Tuyên ngôn.
- Trình tự lập luận: Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của

Mĩ năm 1776 về quyền con người; suy rộng ra quyền dân tộc; tiếp tục
trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791;
khẳng định đó là lẽ phải không ai chối cãi được.
3/5


- Hiệu quả lời trích dẫn:
+ Tạo ra một vị thế ngang hàng của ba bản Tuyên ngôn, của ba quốc
gia, ba cuộc cách mạng;
+ Việc trích dẫn tạo nên cơ sở pháp lí rất vững vàng, làm tiền đề cho
việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam;
+ Thể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết của tác
giả trong văn chính luận.
- Luận bàn, mở rộng, nâng cao:
+ Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra quyền sống,
quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.
+ Khẳng định đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.
Đây là thủ pháp sắc sảo, kiên quyết, nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”.
Như vậy, có thể thấy tác giả đã thể hiện một nghệ thuật lập luận
trong văn chính luận rất sắc sảo, kiên quyết, rõ ràng, mạch lạc, lập luận
chặt chẽ, lí lẽ đanh thép; không chỉ mang tính chất hiện đại mà còn tiếp
thu được những thủ pháp rất truyền thống trong nghệ thuật chính luận
của dân tộc.
Phần sau (phần còn lại): Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn: Hồ
Chí Minh chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để bác lại luận
điệu kẻ cướp của kẻ thù, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ của dân
tộc và tuyên bố độc lập.
- Bác bỏ lại tinh thần của lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà thực dân
Pháp đã tung ra để lừa bịp dư luận quốc tế khi tiến hành xâm lược Việt
Nam;

- Bác bỏ công “khai hóa” văn minh của thực dân Pháp;
- Bác bỏ sự “bảo hộ” của chính quyền thực dân;
- Bác bỏ luận điệu Việt Nam là “thuộc địa” của Pháp bị Nhật chiếm;
- Bác bỏ âm mưu nhân danh Đồng minh để lấy lại thuộc địa của
mình của thực dân Pháp;
- Lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương khi
chúng bỏ chạy.
- Sau khi bác bỏ tất cả luận điệu kẻ cướp của kẻ thù, Hồ Chí Minh
khẳng định khát vọng tự do, ý chí quyết tâm giành độc lập của toàn thể
nhân dân Việt Nam và tuyên bố nền độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
 Tóm lại, tất cả những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép,
4/5


bằng chứng hùng hồn đã bác bỏ được luận điệu kẻ cướp
của thực dân Pháp; khẳng định quyền độc lập tự do của
dân tộc Việt Nam.
* Nhận xét, đánh giá
- Khẳng định Hồ Chí Minh đã rất thành công trong nghệ thuật lập
luận. Đây cũng chính là một trong những thủ pháp góp phần làm nên
phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh;
- Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh thể hiện một trình độ tư duy
sắc sảo, một tầm nhìn bao quát và một trái tim luôn hướng về công lí, lẽ
phải, chính nghĩa.
Học sinh có thể có những cảm nhận và cách lập luận khác nhau
nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
0.5

d. Sáng tạo

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và
thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.5

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm
Lưu ý chung
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh
đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã
nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý
ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài làm
văn (câu 2) chỉ viết một đoạn văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

---------Hết---------

5/5



×