Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Cách liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.61 KB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ LINH CHI

CÁCH LIÊN KẾT CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

HÀ NỘI – 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ LINH CHI

CÁCH LIÊN KẾT CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. LÊ BÁ MIÊN

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Khách thể nghiên cứu.................................................................................. 4
6. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 4
7. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
9. Cấu trúc khóa luận .................................................................................... 4
NỘI DUNG..................................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 5
1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 5
1.1. Câu ........................................................................................................... 5
1.1.1. Định nghĩa về câu.................................................................................. 5
1.1.2. Phân loại câu tiếng Việt ........................................................................ 5
1.1.3. Thành phần câu tiếng Việt .................................................................... 6
1.2. Đoạn văn và tính liên kết trong đoạn văn ................................................ 8
1.2.1. Khái niệm đoạn văn .............................................................................. 8
1.2.2. Tính liên kết trong đoạn văn ................................................................. 9
1.3. Văn miêu tả .............................................................................................. 9
1.3.1. Khái niệm văn miêu tả .......................................................................... 9
1.3.2. Đặc điểm của văn miêu tả ................................................................... 10
1.3.3. Văn miêu tả ở Tiểu học ....................................................................... 12
1.4. Liên kết câu trong văn bản ..................................................................... 14
1.4.1. Liên kết nội dung ................................................................................ 14


1.4.1.1. Liên kết chủ đề ................................................................................. 14
1.4.1.2. Liên kết lôgic.................................................................................... 15

1.4.2. Liên kết hình thức (Phương thức liên kết) .......................................... 15
1.4.2.1. Phép lặp ............................................................................................ 16
1.4.2.2. Phép thế ............................................................................................ 17
1.4.2.3. Phép liên tưởng ................................................................................ 18
1.4.2.4. Phép nối ............................................................................................ 20
1.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 4 ................................................ 21
1.5.1. Đặc điểm sinh lí .................................................................................. 21
1.5.2. Đặc điểm tâm lí ................................................................................... 22
2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 22
2.1. Chương trình sách giáo khoa Tập làm văn lớp 4 ................................... 22
2.2. Thực trạng việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu
học ................................................................................................................. 23
CHƢƠNG 2. KHẢ NĂNG LIÊN KẾT CÂU TRONG ĐOẠN VĂN MIÊU
TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 4 ...................................................................... 25
1. Thực trạng viết đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4 ............................... 25
1.1. Khả năng liên kết câu trong đoạn văn miêu tả đồ vật ............................ 25
1.2. Khả năng liên kết câu trong đoạn văn miêu tả cây cối .......................... 28
1.3. Khả năng liên kết câu trong đoạn văn miêu tả loài vật .......................... 32
2. Biện pháp khắc phục lỗi liên kết trong đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4
....................................................................................................................... 35
2.1. Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả.................................... 35
2.2. Dạy học sinh việc sử dụng vốn từ trong khi viết văn miêu tả. .............. 39
2.3. Dạy học sinh viết đoạn văn miêu tả. ...................................................... 42
KẾT LUẬN .................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 48


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn trường

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và đặc biệt là Thạc sỹ Lê Bá Miên cùng các thầy
cô, các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục Tiểu học.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tổ bộ môn Ngôn ngữ,
thạc sỹ Lê Bá Miên đã động viên, hướng dẫn và tận tình giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành khóa luận đúng thời hạn quy định.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các bạn trong khoa
Giáo dục Tiểu học, các thầy cô giáo, các em học sinh của trường Tiểu học Thị
Trấn A (Đông Anh - Hà Nội) đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian hoàn thành
đề tài nghiên cứu.
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên
cứu hạn hẹp nên chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Linh Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đề tài: “Cách liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4” là
kết quả nghiên cứu của riêng tôi, khóa luận không sao chép từ các tài liệu có
sẵn nào và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Linh Chi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TLV
HSTH

: Tập làm văn
: Học sinh tiểu học

HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

SGK

: Sách giáo khoa

NXB

: Nhà xuất bản

CN

: Chủ ngữ

VN

: Vị ngữ


Tr

: Trang


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, chính trị… nền giáo
dục ở Việt Nam hiện nay cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
giáo dục tiểu học. Giáo dục Tiểu học được coi là giai đoạn đầu tiên, nền móng
của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào
kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. Vì vậy, giáo dục tiểu học phải chú trọng chăm
lo hình thành cho các em những tri thức ban đầu đúng đắn, vững chắc để làm
cơ sở cho những bậc học cao hơn, góp phần phát triển đạo đức, trí tuệ, hình
thành nhân cách con người mới.
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong hai môn
chính có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó hình thành và phát triển cho học sinh
các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, giao tiếp; góp phần rèn luyện các
thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt bao gồm bảy phân môn khác nhau đó là Học
vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn.
Mỗi phân môn lại chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng bổ trợ
cho nhau để học sinh học tốt tiếng Việt. Song phân môn Tập làm văn là một
phân môn rất quan trọng trong dạy học tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn có
nhiệm vụ rèn cho học sinh các kỹ năng sản sinh ngôn bản (nói và viết); sử
dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt mà
các phân môn Tiếng Việt đã hình thành. Đây là phân môn mang tính chất tổng
hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm dấu ấn cá nhân.
Chương trình Tập làm văn ở Tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay
từ lớp 2, 3 học sinh đã được làm quen với loại văn này qua các bài tập quan
sát và trả lời câu hỏi nhưng đến lớp 4 học sinh mới thực sự biết thế nào là văn

miêu tả, biết viết đoạn văn miêu tả.

1


Ở lớp 4, văn miêu tả là dạng bài dựa vào những căn cứ quan sát được,
cảm nhận về đối tượng (cây cối, con vật, đồ vật) đã để lại ấn tượng. Từ những
hình ảnh trực quan sinh động đó chuyển sang tư duy trừu tượng và sản sinh
ngôn ngữ. Để viết được một đoạn văn miêu tả đòi hỏi học sinh phải có khả
năng khái quát, tổng hợp, khả năng suy nghĩ, giao tiếp có chủ đề, và đặc biệt
là khả năng liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn.
Hiện nay, cách liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4
còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Để có biện pháp giúp học sinh biết cách liên
kết câu trong đoạn văn, phát triển kĩ năng viết đoạn văn, chúng tôi nghiên cứu
đề tài “Cách liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài có một số công trình nghiên cứu về liên kết văn
bản tiếng Việt sau:
Năm 1985 (tái bản vào năm 2006), công trình “Hệ thống liên kết văn
bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm được công bố. Đây là công trình rất có
giá trị và đánh dấu bước phát triển mới của ngôn ngữ học văn bản nói chung
và các phương thức liên kết văn bản nói riêng. Công trình gồm ba phần chính.
Phần 1 gồm ba chương, đề cập đến các khái niệm và cái nhìn khái quát về liên
kết văn bản. Ở phần 2, cũng gồm có ba chương, tác giả bắt đầu đi vào các
phương thức liên kết giữa các phát ngôn. Còn ở phần 3, tác giả đề cập đến
liên kết về mặt nội dung.
Năm 1999, nhà xuất bản Giáo dục đã ra mắt bạn đọc công trình của
Nguyễn Thị Việt Thanh về “Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt”. Đối tượng
nghiên cứu của công trình này là ngôn bản, đề cập khá sâu về những vấn đề
chung liên quan đến liên kết lời nói. Tác giả chia liên kết lời nói thành hai

phương thức: phương thức ngữ kết học và phương thức ngữ dụng học.
Phương thức liên kết ngữ kết học lại được chia thành ba tiểu loại: liên kết duy
trì chủ đề, liên kết phát triển chủ đề và liên kết logic. Nhìn chung, đóng góp

2


chủ yếu của công trình này là nghiên cứu các phương tiện liên kết trên ngữ
liệu lời nói.
Năm 2006, quyển “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp
Quang Ban được tái bản (lần thứ ba). Trong công trình này, ở phần 2, tác giả
đã đề cập đến liên kết trong tiếng Việt.
Năm 2007, NXB Đại học Sư phạm đã cho ra mắt bạn đọc quyển “Văn
bản” của tác giả Diệp Quang Ban. Công trình tuy khá bao quát các khía cạnh
của văn bản, đề cập hầu hết các phương thức liên kết, nhưng nhìn chung chỉ là
sự tổng hợp từ các công trình đi trước nên những đóng góp riêng của nó là
không đáng kể.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại xem xét tính liên kết
trong đoạn văn nói chung, chưa đi vào chi tiết, cụ thể trong đoạn văn miêu tả.
Chính vì vậy, để tìm hiểu kĩ hơn về tính liên kết câu trong văn miêu tả,
chúng tôi nghiên cứu cụ thể vấn đề trong phạm vi học sinh lớp 4 với đề tài
“Cách liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4”.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu cách liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học
sinh lớp 4, người viết định hướng mục đích nghiên cứu đề tài này là nâng cao
kĩ năng viết và nói mạch lạc, rèn luyện tư duy logic cho học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về liên kết câu trong đoạn văn miêu tả.
- Tìm hiểu thực trạng cách liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học

sinh lớp 4.
- Đưa ra nguyên nhân của việc mắc lỗi liên kết câu, đề xuất biện pháp
khắc phục nhằm rèn luyện tư duy logic, nâng cao hiệu quả viết đoạn văn miêu
tả cho học sinh lớp 4.

3


5. Khách thể nghiên cứu
Cách viết đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4.
6. Đối tƣợng nghiên cứu
Cách liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4.
7. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát đề tài ở lớp 4A và lớp 4B - trường Tiểu học Thị Trấn A
(Đông Anh - Hà Nội).
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận: tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát: dự giờ, quan sát, ghi biên bản dự giờ và rút ra
nhận xét từ các giờ Tập làm văn của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu vở bài tập Tiếng Việt,
vở Tập làm văn, bài kiểm tra của học sinh.
- Phương pháp thống kê: xử lí số liệu thu được.
9. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 2
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Khả năng liên kết câu trong đoạn văn miêu tả của học sinh lớp 4

4



NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Câu
1.1.1. Định nghĩa về câu
Trong lịch sử ngôn ngữ học, có khá nhiều định nghĩa về câu theo các
khuynh hướng khác nhau.
Hoàng Trọng Phiến cho rằng: “Với tư cách một đơn vị bậc cao của hệ
thống các đơn vị ngôn ngữ, câu là ngữ tuyến được hình thành một cách trọn
vẹn về ngữ pháp và về ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của ngôn
ngữ nhất định, là phương tiện diễn đạt, biểu hiện tư tưởng về thực tế và về
thái độ của người nói đối với hiện thực.” [5. Tr19]
Cao Xuân Hạo: “Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, của ngôn từ, của văn
bản (Benveniste, 1961). Nó là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao
tiếp. Nói cách khác, câu là ngôn bản (văn bản) nhỏ nhất.” [2.Tr12]
Hữu Quỳnh: “Câu là đơn vị ngữ pháp dùng để thông báo, có tính giao
tiếp, tính tình thái và tính vị ngữ.” [6.Tr208]
Diệp Quang Ban: “Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên
trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối
trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ,
sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng,
tình cảm. Câu đồng thời cũng là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.”
[1.Tr107]
Một quan niệm chung nhất có thể thấy: Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất
diễn đạt một nội dung thông báo tương đối trọn vẹn, có cấu tạo ngữ pháp độc lập
và có ngữ điệu kết thúc mà trên chữ viết thể hiện bằng một dấu chấm câu.
1.1.2. Phân loại câu tiếng Việt


5


Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, người ta chia câu thành hai loại lớn đó là
câu đơn và câu ghép.
Câu đơn là câu có nòng cốt đơn, do một kết cấu chủ vị (C - V) hoặc tương
đương đảm nhiệm. Câu đơn bao gồm câu đơn bình thường và câu đặc biệt.
- Câu đơn bình thường là câu có nòng cốt là một kết cấu chủ vị.
Ví dụ: Tôi đi học.
- Câu đặc biệt là câu có nòng cốt được cấu tạo bởi một từ hoặc một
cụm từ; không phân định được chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Cấm lửa!
Câu ghép là câu có nòng cốt ghép, do hai hay nhiều kết cấu C - V hoặc
tương đương không bao hàm lẫn nhau, liên kết với nhau theo một kiểu quan
hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp nhất định. Căn cứ vào kiểu quan hệ giữa các vế
câu, người ta chia câu ghép thành câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
- Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế có quan hệ bình đẳng về
quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa.
Ví dụ: Tôi quét nhà, em tôi nấu cơm.
- Câu ghép chính phụ là câu ghép mà hai vế có quan hệ chính phụ.
Ví dụ: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Mỗi kiểu câu đơn hay câu ghép đều có thể được tiếp tục chia thành các
kiểu nhỏ hơn.
1.1.3. Thành phần câu tiếng Việt
Thành phần câu là những thành tố tham gia cấu tạo nên câu với chức vụ
cú pháp nhất định. Hệ thống thành phần câu gồm thành phần chính và thành
phần phụ.
Thành phần chính của câu là những thành tố tham gia nòng cốt câu. Đây
là thành phần bắt buộc, không thể thiếu trong những câu đơn bình thường.
Thành phần chính của câu gồm chủ ngữ và vị ngữ.


6


+ Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua
lại với vị ngữ, thể hiện đối tượng được thông báo trong câu. Chủ ngữ chỉ ra
đối tượng mà câu nói đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể chấp nhận các đặc
trưng (quan hệ, tính chất, trạng thái, hành động…) sẽ được nói đến trong vị
ngữ. Trong câu, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ.
+ Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, thể hiện nội dung
thông báo của câu. Vị ngữ nêu lên những đặc trưng về hoạt động, trạng thái,
tính chất, quan hệ hay nhận xét… của đối tượng được nêu lên ở chủ ngữ.
Trong câu, vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.
Chủ ngữ hay vị ngữ đều có thể được tạo thành bởi một thực từ, một
cụm từ (chính phụ, đẳng lập, chủ - vị), hoặc một kết cấu tương đương biểu thị
“cái được thông báo” trong câu.
Ví dụ: Bạn Lan /rất xinh.
CN

VN

- Thành phần phụ của câu là thành phần không tham gia nòng cốt câu
(nằm ngoài nòng cốt câu) nhưng có quan hệ về nghĩa với nòng cốt câu. Thành
phần phụ của câu gồm trạng ngữ và đề ngữ.
+ Trạng ngữ là thành phần phụ biểu thị hoàn cảnh diễn ra sự việc ở
nòng cốt câu. Trạng ngữ do từ, cụm từ đẳng lập hay cụm từ chính phụ tạo
thành. Quan hệ giữa trạng ngữ và nòng cốt câu có thể dẫn nhập bằng quan hệ
từ hoặc dẫn nhập trực tiếp, không cần quan hệ từ.
Căn cứ vào ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo, có thể chia trạng ngữ thành
một số kiểu nhỏ sau: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ không gian, trạng

ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ điều kiện giả
thiết, trạng ngữ chỉ nhượng bộ, tương phản, trạng ngữ chỉ trạng thái, trạng
ngữ chỉ phương tiện - cách thức, trạng ngữ chỉ phạm vi, phương diện.
+ Đề ngữ là thành phần phụ của câu biểu thị chủ đề là hành động, tính
chất được nhấn mạnh để làm căn cứ xuất phát của sự việc nêu ở nòng cốt câu.

7


Đề ngữ thường đứng đầu câu, không có quan hệ từ đứng trước, có thể nối với
nòng cốt câu bằng từ thì hoặc là.
Ví dụ: Tôi thì tôi xin chịu. (Nam Cao)
Ngoài ra, trong hệ thống thành phần câu tiếng Việt còn có thành phần
phụ của từ trong câu (định ngữ, bổ ngữ) và thành phần biệt lập trong câu (tình
thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ).
1.2. Đoạn văn và tính liên kết trong đoạn văn
1.2.1. Khái niệm đoạn văn
SGK Tiếng Việt 4 định nghĩa đoạn văn như sau: “Mỗi đoạn văn miêu
tả nội dung nhất định. Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.”
[9.Tr 54] Định nghĩa của SGK rất đơn giản chỉ rõ đoạn văn là loại đoạn ý,
đoạn nội dung. Việc định nghĩa như trên chủ yếu giúp học sinh nhận ra dấu
hiệu để nhận biết đoạn văn còn chức năng của đoạn văn trong văn bản thì
không được nhắc đến.
Ở đây chúng tôi lựa chọn hiểu khái niệm đoạn văn theo quan điểm của
tác giả Lê Phương Nga trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học” thì: “Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết
với nhau chặt chẽ, thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về một tiểu chủ đề. Nó
có một cấu trúc nhất định và được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu
chấm xuống dòng và bắt đầu bằng chữ cái hoa viết thụt đầu dòng.” [3.Tr 235]
Với định nghĩa này ta thấy:

Về mặt nội dung: Đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định.
Khi đoạn văn hoàn chỉnh về mặt nội dung thì mỗi đoạn văn sẽ là đoạn ý (như
định nghĩa SGK lớp 4), còn khi đoạn văn không hoàn chỉnh về mặt nội dung
thì mỗi đoạn văn sẽ là đoạn lời.
Về hình thức: Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh dù đoạn văn có đạt được sự
hoàn chỉnh về mặt nội dung hay không. Những dấu hiệu: lùi đầu dòng, viết

8


hoa, dấu kết đoạn là dấu hiệu cần thiết giúp chúng ta nhận diện chính xác đoạn
văn trong mọi trường hợp.
1.2.2. Tính liên kết trong đoạn văn
Cũng như mọi đối tượng khác, đoạn văn là một chỉnh thể trong đó câu
chỉ là những thành tố. Ngoài những thành tố là câu, trong chỉnh thể đoạn văn
còn có cấu trúc. Cấu trúc đoạn văn quy định vị trí của mỗi câu, những mối
quan hệ và liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và toàn đoạn
văn nói chung. Biểu hiện của mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các thành tố
lớn, nhỏ của đoạn văn như các câu với nhau và toàn đoạn văn chính là tính
liên kết của nó.
Có thể nói ngắn gọn, tính liên kết chính là sự thống nhất tất cả các bộ
phận của đoạn văn nhằm đạt được tính hoàn chỉnh của nó, là sự gắn bó các bộ
phận đơn lẻ, thành một chỉnh thể đoạn văn trọn vẹn. Như vậy có thể nói tính
liên kết gắn liền với tính hoàn chỉnh: Một đoạn văn có tính liên kết là một văn
bản hoàn chỉnh.
Tính liên kết được xem là một phát hiện mới, một thuộc tính chỉ có ở
cấp độ trên câu. Xét về mặt tổ chức, cấu tạo, tính liên kết là đặc trưng cần yếu
và quan trọng nhất của đoạn văn. Sự hiện diện của tính liên kết là điều kiện
tối thiểu để làm cho chuỗi câu trở thành đoạn văn. Không có tính liên kết
đoạn văn chỉ là một chuỗi câu rời rạc, hỗn độn, một chuỗi câu “phi đoạn văn”.

Tính liên kết quy định và chi phối các đặc trưng khác của đoạn văn: tính
thống nhất, tính hoàn chỉnh,… và đặc biệt tính logic.
1.3. Văn miêu tả
1.3.1. Khái niệm văn miêu tả
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, miêu tả là “Dùng lời
văn hoặc nét vẽ mà biểu hiện cảnh vật hoặc nhân vật” [4. Tr 175] Theo SGK
Tiếng Việt 4: “Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của
cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể hình dung

9


được các đối tượng ấy”. [9. Tr 140]. Văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn
ngữ để tả sự vật, hiện tượng, con người,… một cách sinh động, cụ thể như nó
vốn có. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo của
người viết. Văn miêu tả là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tượng, con người
bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Nhờ có văn miêu tả, con người có
thể lạc vào thế giới của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động, hương
vị của những cánh đồng, khu rừng, làng quê,… thấy rõ tư tưởng, tình cảm của
mỗi con người, mỗi sự vật. Đó là sự kết tinh của các nhận xét tinh tế, những
rung động sâu sắc mà người viết thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Bất
kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể trở thành
đối tượng của văn miêu tả nhưng không phải bất kỳ một sự việc nào cũng trở
thành văn miêu tả. Miêu tả không phải là việc sao chép, chụp lại một cách
máy móc mà là sự thể hiện tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngôn từ,
trong cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối tượng miêu tả
giúp người đọc thấy rõ được những nét đặc trưng, những đặc điểm, tính
chất,…. Một bài văn miêu tả hay là khiến cho người nghe, người đọc như cảm
thấy mình đang đứng trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe,
sờ những gì mà tác giả nói đến. Khi miêu tả lạnh lùng, khách quan nhằm mục

đích thông báo đơn thuần thì đó không phải là miêu tả văn học mà là theo
phong cách khoa học.
1.3.2. Đặc điểm của văn miêu tả
Trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả”, tác giả
Nguyễn Trí đã nêu rõ ba đặc điểm của văn miêu tả: văn miêu tả mang tính
thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; văn miêu tả mang
tính sinh động, tạo hình; ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh.
Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, chứa đựng tình cảm của
người viết. Mọi sự vật hiện tượng đều có thể trở thành đối tượng của văn
miêu tả. Trong văn miêu tả, sự vật và hiện tượng không được tái hiện theo

10


kiểu sao chép một cách máy móc, khô cứng mà là kết quả của sự nhận xét,
tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Nó thể hiện cái nhìn, cái quan sát,
cách cảm nhận mới mẻ của người viết với đối tượng miêu tả. Cái mới, cái
riêng bắt đầu có thể chỉ là ở những quan sát và kết quả của sự quan sát, sau đó
tiến lên thể hiện cái mới, cái riêng trong tư tưởng, tình cảm đối với đối tượng
miêu tả. Cùng một đối tượng quan sát nhưng giữa hai người sẽ có cái nhìn,
cách cảm nhận, ý nghĩ, cảm xúc khác nhau. Vì vậy mà văn miêu tả bao giờ
cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, cảm xúc chủ quan của người viết. Đây chính
là điểm khác biệt giữa miêu tả trong văn học và miêu tả trong khoa học thường mang tính chính xác cao, nhưng lại thiếu cảm xúc, thiếu tâm hồn. Dù
đối tượng của bài văn miêu tả là gì đi chăng nữa thì bao giờ người viết cũng
đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mỹ, cũng gữi gắm vào trong
đó những suy nghĩ, tình cảm hay ý kiến nhận xét, đánh giá, bình luận của bản
thân mình. Chính vì vậy mà trong từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang
đậm dấu ấn chủ quan của người viết.
Văn miêu tả mang tính sinh động, tạo hình. Tính sinh động, tạo hình
của văn miêu tả thể hiện ở con người, phong cảnh, sự vật, đồ vật… được miêu

tả hiện lên qua từng câu văn, đoạn văn như trong cuộc sống khiến người đọc,
người nghe như được ngắm nhìn, được sờ, được nghe, được ngửi thấy những
gì mà tác giả đang cảm nhận. Muốn bài văn miêu tả được sinh động thì người
viết phải tạo nên được những câu văn, những đoạn văn, bài văn sống động,
gây ấn tượng. Điều quan trọng để có thể làm được điều đó, trước hết người
viết phải có sự quan sát tỉ mỉ, ghi nhớ được những điều mình đã quan
sát được kết hợp với khả năng sử dụng ngôn từ một cách khéo léo, các biện
pháp tu từ.
Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh. Đặc điểm nổi bật của văn
miêu tả là ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh. Đây là đặc điểm làm nên sự khác
biệt giữa văn miêu tả với các thể loại văn khác như văn bản tự sự, văn bản trữ

11


tình hay văn nghị luận. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết
bao giờ người viết cũng bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận xét, đánh
giá hay bình luận của người viết với đối tượng miêu tả. Tình cảm đó có thể là
sự yêu mến, yêu quý, thán phục hay sự gắn bó với đối tượng được miêu
tả. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thường được sử
dụng từ ngữ gợi hình như: tính từ, động từ, từ láy hay các biện pháp tu từ như:
so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… chính điều này đã tạo cho ngôn ngữ trong văn
miêu tả có sự uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả tốt cảm xúc của người viết.
Hơn thế nó có tác dụng khắc họa được bức tranh miêu tả sinh động như cuộc
sống thực. Hai yếu tố giàu cảm xúc và giàu hình ảnh gắn bó khăng khít với
nhau làm nên đặc điểm riêng biệt và làm cho những trang văn miêu tả trở nên
có hồn, cuốn hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động sâu sắc vào vị
trí tưởng tượng cũng như của người đọc.
1.3.3. Văn miêu tả ở Tiểu học
Căn cứ vào đối tượng được miêu tả, người ta chia văn miêu tả thành

nhiều kiểu bài khác nhau. Ở Tiểu học hiện nay, học sinh được học 6 kiểu bài:
tả đồ vật, tả cây cối, tả loài vật, tả cảnh và tả người.
Tả đồ vật
Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở Tiểu học là những vật học sinh
thường thấy trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em, vì vậy cũng dễ trở
thành thân thiết với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển vở, cái cặp
sách, cái bàn, cái chổi, lịch treo tường,… Chúng là những đồ vật vô tri, vô
giác nhưng gần gũi và có ích đối với học sinh.
Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể.
Học sinh cần miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những
đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng
nhất. Đó chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.

12


Đồ vật lại thường gắn liền với cuộc sống con người nên khi miêu tả phải nói
tới công dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có
như vậy đồ vật mới hiện lên trong cuộc sống một cách sinh động và có hồn.
Tả cây cối
Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh học
sinh. Đó có thể là một cây cho bóng mát, cây lấy hoa, cây ăn quả,… Chúng
đều là những cây có ích và gần gũi thân thiết với các em. Mỗi loại cây có một
hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy khi miêu tả chúng, các em phải
làm nổi bật những đặc điểm này. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình
dáng của cây, mùi vị của quả, tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa, tả cây
cho bóng mát phải làm rõ dáng cây, tán lá…
Cây cối luôn nằm trong một cái nền khung cảnh thiên nhiên. Vì vậy khi
miêu tả cần gắn chúng với miêu tả khung cảnh xung quanh như mây trời,
chim chóc, đình chùa, ao hồ và cả con người. Cần nói về lợi ích của chúng

cũng như tình cảm yêu mến, gắn bó của mình đối với từng cây.
Tả loài vật
Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc, gần gũi
với học sinh. Đó là những chú chó, bác ngan, anh mèo,… Mỗi con vật đều có
đặc điểm về hình dáng, đặc tính giống nòi riêng. Vì vậy khi miêu tả, không
nên miêu tả cái chung mà bỏ qua những nét tiêu biểu của loài vật như màu
sắc, vóc dáng, tính nết. Những con vật được miêu tả là những con vật gần gũi,
thân thiết và có nhiều lợi ích nên bài văn phải thể hiện được sự chăm sóc, tình
cảm yêu mến của học sinh với chúng.
Tả cảnh
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung
quanh các em: một dòng sông, một cánh đồng, một góc phố, những di tích
lịch sử, những danh lam thắng cảnh ở khắp mọi miền của đất nước chúng ta.

13


Mỗi cảnh đều nằm trong một không gian và thời gian, đó là cái nền cho
cảnh vật được miêu tả. Khi tả cần nêu được khung cảnh chung này, nhưng đặc
biệt cần tập trung tả nét tiêu biểu của cảnh làm cho nó khác với cảnh khác.
Khi tả cảnh có thể lồng với tả người, tả vật trong cảnh để bài văn sinh động.
Điều quan trọng nhất là tả cảnh phải làm cho người đọc thấy được cảm xúc
trước những cảnh đó. Cần tả để cho cảnh vật ấm tình người.
Tả người
Bài văn tả người trong chương trình Tiểu học thường lấy đối tượng
miêu tả là những người thân quen, những tấm gương tốt, gần gũi, thân thuộc
và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho các em. Để tả người, trước hết các em
phải tập trung quan sát trực tiếp người định tả. Khi viết bài, phải nhớ lại
những gì đã quan sát được về người đó. Khi quan sát, phải hình thành những
nhận xét về người định tả. Quan sát phải tìm ý gắn với tìm lời (từ ngữ, hình

ảnh, cách diễn đạt) để diễn tả điều quan sát được.
1.4. Liên kết câu trong văn bản
1.4.1. Liên kết nội dung
Liên kết về nội dung giữa các câu trong văn bản thể hiện ở liên kết chủ
đề và liên kết lôgic, tạo nên tính mạch lạc của văn bản.
1.4.1.1. Liên kết chủ đề
Các câu trong văn bản (gọi chung cho đoạn hoặc bài) có liên kết chủ đề
khi chúng cùng nói về một vấn đề hoặc một số vấn đề có liên quan chặt chẽ
với nhau.
Ví dụ: “Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Đầu tiên từ trong vườn,
mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi
nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi
bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh.
Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa
sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.”

14


(Tô Hoài, Mùa xuân xinh đẹp đã về)
Các câu trong đoạn văn trên đều nói về cảnh vật đầy sức sống khi mùa
xuân về.
Chủ đề của các đoạn văn, hoặc bài văn thể hiện ở khả năng đặt tên cho
đoạn hoặc bài. Ví dụ như, có thể đặt tên cho đoạn văn vừa nêu: Xuân về.
Chủ đề có thể được bộc lộ qua một hoặc một số câu nêu phạm vi hiện
thực được nói tới trong văn bản (gọi là câu chủ đề); cũng có thể toát lên qua
toàn bộ các câu liên kết với nhau.
Ví dụ: “Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song
khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vẩy xám hoa đen lốm đốm. Những
con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại

nhất nhì. Những con cá nụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một
lớp ngoài vẩy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của
trẻ lên ba, da xanh ám, hàng chân choi choi như muốn bơi.”
(Thi Sảnh, Buổi sáng ở Hòn Gai)
1.4.1.2. Liên kết lôgic
Các câu trong văn bản có liên kết lôgic khi chúng được sắp xếp theo một
trật tự nhất định, phản ánh lô gic cuộc sống hoặc lô gic nhận thức của con người.
Ví dụ: “Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thả xuống dòng nước. Một chú
nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên
đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữu thăng bằng
rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.”
(Trần Hoài Dương)
Trật tự các câu trong đoạn văn phản ánh lô gic các sự kiện diễn ra được
nói tới. Nếu đảo trật tự các câu, đoạn văn không còn là chỉnh thể nữa.
1.4.2. Liên kết hình thức (Phƣơng thức liên kết)
Quan hệ nội dung giữ các câu trong văn bản được biểu đạt bởi các dấu
hiệu hình thức nhất định. Khái quát hóa những hình thức ngôn ngữ đồng loại

15


để liên kết câu ta sẽ được các phương thức liên kết (còn gọi là phép liên kết).
Mỗi phương thức liên kết sử dụng những phương tiện liên kết nhất định.
Chẳng hạn, phương thức nối có thể sử dụng các phương tiện quan hệ từ, quán
ngữ,… Sau đây là một số phương thức liên kết câu trong văn bản tiếng Việt.
1.4.2.1. Phép lặp
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ
phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm
liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại

với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc,
gây ấn tượng... Phép lặp có ba dạng: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, lặp cú pháp.
- Lặp ngữ âm:
Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong
văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn
bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa.
Ví dụ:
“Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên Thành đồng
Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
- Lặp từ vựng:
Lặp từ vựng là nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá
xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
“Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói
quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế
mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.”
- Lặp cú pháp:

16


Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể
nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn
bản chứa chúng.
Ví dụ:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:
"Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm thán)
1.4.2.2. Phép thế

Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý
nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng
chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại
phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế
bằng đại từ.
- Thế đồng nghĩa
Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói
khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ:
“Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang
nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn
tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha
ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người
trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm...”
(Nguyễn Ðình Thi)
- Thế đại từ
Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để
thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra
tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
Ví dụ:

17


“Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống
quý báu của ta.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
1.4.2.3. Phép liên tưởng
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể
nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu,

nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ
khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ
chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ
đến cái kia (liên tưởng).
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa
những sự vật khác chất.
- Liên tưởng cùng chất:
+ Liên tưởng bao hàm là kiểu liên tưởng của những đối tượng có quan hệ
bao chứa nhau. Quan hệ bao hàm ở đây là bao hàm giữ cái chung và cái riêng,
cái bộ phận, chứ không bao hàm theo kiểu loại – hạng.
Ví dụ:
“Mặt biển mở rộng dần và đã nối liền lại. Sóng gợn man mác, cái màu
trắng buồn té bao quanh càng man mác hơn.”
(Nguyễn Khải, Họ sống và chiến đấu)
+ Liên tưởng đồng loại là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất
ngang hàng với nhau, không phân biệt cái nào bị bao hàm trong cái nào.
Chúng đều là cái riêng của cùng một cái chung, những giống của cùng một
loài. Chính nhờ những quan hệ đồng loại đó mà chúng tạo nên sự liên kết chặt
chẽ giữa hai phát ngôn.
Ví dụ:
“Bộ đội xung phong. Du kích nhào theo.”

18


×