Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Dạy học sinh lớp 3 lĩnh hội và sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.91 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TẠ THỊ MẾN

DẠY HỌC SINH LỚP 3
LĨNH HỘI VÀ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt

HÀ NỘI – 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TẠ THỊ MẾN

DẠY HỌC SINH LỚP 3
LĨNH HỘI VÀ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. PHẠM THỊ HÕA

HÀ NỘI – 2017



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hƣớng dẫn khóa luận TS. Phạm Thị Hòa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu họcTrƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn BGH cùng các thầy cô giáo giảng dạy tại
khối 3 trƣờng Tiểu học Việt Hùng, Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực trạng dạy học biện pháp
nhân hóa cho học sinh lớp 3.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Tạ Thị Mến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của
Giáo viên hƣớng dẫn là TS. Phạm Thị Hòa. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì
công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc hội đồng cũng nhƣ kết quả khóa luận của mình
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Tạ Thị Mến



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc ......................................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN....................... 6
1.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm biện pháp nhân hóa ................................................................ 6
1.1.2. Cơ chế hình thành biện pháp nhân hoá ................................................... 7
1.1.3. Hiệu quả tu từ của biện pháp nhân hóa ................................................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm của học sinh lớp 2 - 3.............................................................. 9
1.2.2. Hoạt động giảng dạy biện pháp tu từ nhân hoá cho học sinh lớp 3
trƣờng tiểu học Việt Hùng .............................................................................. 10
1.2.3 Chƣơng trình Tập làm văn lớp 3 ........................................................... 11
1.2.4 Các kiểu bài Tập làm văn lớp 3 ............................................................ 12
Chƣơng 2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN
HÓA TRONG CÁC VĂN BẢN Ở SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT
LỚP 3 .............................................................................................................. 15
2.1 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại ...................................................... 15
2.2 Phân tích kết quả thống kê và phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa .......................................................................................................... 22


2.2.1 Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất,trạng thái của con ngƣời cho đối tƣợng

không phải là con ngƣời .................................................................................. 22
2.2.2 Dùng đại từ nhân xƣng, danh từ chỉ ngôi của con ngƣời cho đối tƣợng
không phải là ngƣời........................................................................................ 30
2.2.3 Coi đối tƣợng vô tri, vô giác nhƣ con ngƣời để tâm tình trò chuyện với
chúng ............................................................................................................... 33
Chƣơng 3. HƢỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG
PHÉP NHÂN HÓA TRONG CHƢƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN LỚP 3
......................................................................................................................... 35
3.1 Hƣớng dẫn học sinh nhận biết phép tu từ nhân hóa.................................. 35
3.2 Hƣớng dẫn học sinh tìm và xây dựng các hình ảnh nhân hóa theo đề bài
tập làm văn ...................................................................................................... 39
KẾT LUẬN .................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chƣơng trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học chiếm vị trí quan
trọng. Với tính chất là một môn học công cụ, ngoài việc cung cấp các kiến
thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một kỹ năng họat động
giao tiếp bằng tiếng Việt , đồng thời môn học này còn bồi dƣỡng năng lực tƣ
duy cũng nhƣ lòng yêu quý Tiếng Việt. Do đó môn Tiếng Việt có nhiệm vụ
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em
bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Trong đó nghe, đọc là 2 kỹ năng tiếp nhận
ngôn bản; nói và viết là 2 kỹ năng sản sinh ngôn bản.
Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành và phát
triển các kỹ năng các kỹ năng sản sinh ngôn bản. Môn học này có vị trí đặc
biệt quan trọng trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì : Tập làm văn nhằm
thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy
học sinh sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt để giao tiếp, tƣ duy và học tập.

Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng của con ngƣời trong
nhiều lĩnh vực. Ngôn ngữ mang tính đa chức năng, trong đó ngoài chức năng
thông tin ngôn ngữ còn có chức năng thẩm mĩ, tạo nên “cái đẹp” bằng ngôn
ngữ. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có tính thẩm mĩ cao “… có những đặc sắc
của một thứ tiếng hay, tiếng đẹp” (Đặng Thai Mai). Từ ngữ Tiếng Việt phong
phú, đa dạng, tinh tế, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn nên việc tìm hiểu
về tính thẩm mĩ và giá trị biểu đạt của Tiếng Việt là cần thiết và có ý nghĩa
ứng dụng thực tiễn cao. Trong đó việc khai thác, phân tích giá trị các biện
pháp tu từ nói chung, các biện pháp tu từ từ vựng nói riêng góp phần không
nhỏ. Việc nhận biết, hiểu thấu đáo, cảm thụ sâu sắc các biện pháp tu từ rèn
luyện cho học sinh kỹ năng tiếp nhận và sáng tạo văn bản với cảm hứng thẩm

1


mĩ. Mặt khác còn trau dồi ngôn ngữ và nâng cao khả năng diễn đạt cho học
sinh. Thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một
cách tổng hợp kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt đã học vào việc tạo lập nên
những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật.
Một trong các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng nhiều trong tập làm văn đó
là biện pháp nhân hóa. Khi học sinh đƣợc học những kiến thức về sử dụng
phép nhân hóa trong Tập làm văn, các em sẽ thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng
trong từng cách nhân hóa
Thực tế cho thấy khả năng sử dụng biện pháp nhân hóa của học sinh
trong Tập làm văn còn nhiều hạn chế. Các bài văn viết của học sinh thƣờng ít
sử dụng biện pháp nhân hóa hoặc nếu có sử dụng thì cũng chƣa hay, chƣa phù
hợp. Vì vậy bài văn thƣờng khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ
mang tính chất liệt kê, mô tả. Trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học cũ từ lớp
1 đến lớp 5 biện pháp nhân hóa không đƣợc dạy thành bài riêng mà chỉ đƣợc
dạy cho học sinh giỏi lớp 4 - 5 và đƣợc nói đến trong các giờ tập đọc khi khai

thác nội dung bài học. Trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học mới biện pháp
tu từ nhân hóa đƣợc đƣa vào cho học sinh làm quen từ lớp 2 và đƣợc dạy chính
thức cho học sinh lớp 3 vào học kì II ở phân môn Luyện từ và câu. Điều này
giúp cho học sinh sớm vận dụng biện pháp nhân hóa trong cách nói, cách viết,
làm cho câu văn trở nên sinh động, có hình ảnh hơn. Đồng thời khắc phục tình
trạng trƣớc đây học sinh viết câu văn khô khan, không sinh động.
Vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài: “Dạy học sinh lớp 3 lĩnh hội và sử
dụng biện pháp tu từ nhân hóa”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp tu từ nói chung, biện pháp
nhân hóa nói riêng gắn liền với SGK và yêu cầu giảng dạy môn Tiếng Việt ở
Tiểu học đƣợc khai thác theo nhiều góc độ khác nhau, trên cả mặt lý thuyết

2


cũng nhƣ thực hành. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác
giả sau:
1. Lê Chân trong “Bồi dƣỡng mầm non văn học” Sở Giáo dục Hà Nội
1987 đƣa ra các ví dụ về nhân hóa giúp học sinh cảm thụ văn học.
2. Tác giả Đinh Trọng Lạc qua cuốn “Ngôn ngữ văn học qua các bài
tập đọc lớp 4,5” cung cấp một số kiến thức cơ bản, phổ thông về các biện
pháp tu từ mà học sinh thƣờng gặp trong các tác phẩm văn,thơ: So sánh, ẩn
dụ, hoán dụ… trong đó có đề cập đến nhân hóa.
Hoặc “99 phƣơng tiện và phƣơng pháp biện pháp tu từ Tiếng Việt”
NXB GDHN 2003 đã nói về biện pháp nhân hóa và tsc dụng của nó khá đầy
đủ, chi tiết ở phƣơng diện lý thuyết. Còn phƣơng diện thực hành cụ thể hóa
trong cuốn “300 bài tập phong cách học Tiếng Việt” NXB GDHN 2003.
3. SGK Tiếng Việt Tiểu học lớp 3 tập 1(sau 2000) đã đƣa ra định nghĩa
nhân hóa “ Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối…bằng những từ ngữ vốn để

gọi và tả con ngƣời là nhân hóa.
(Tiếng Việt 3 tập 1-trang 137)
Sau định nghĩa khái quát ấy toàn bộ chƣơng trình Tiếng Việt 3 tập 2 là
phần luyện tập về nhân hóa. Có thể nói Tiếng Việt 3 tập 2 là kì của “nhân
hóa”: 12 bài dạy “Nhân hóa” đƣợc xuyên suốt từ đầu đến cuối kì trong phân
môn Luyện từ và câu. Nhân hóa đƣợc giới thiệu bằng cách đƣa ra các câu hỏi
để các em trả lời, từ đó xây dựng hiểu biết ban đầu về biện pháp này
1. Nguyễn Trọng Hoàn trong “Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học
sinh Tiểu học” NXB Hà Nội 2002 cũng cung cấp một số biện pháp tu từ,
trong đó dành một số trang cho biện pháp nhân hóa thông qua việc phân tích
một số ví dụ minh họa cho lý thuyết.
2. Trần Mạnh Hƣờng qua cuốn “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu
học” NXB Hà Nội 2002 cũng đề cập một cách khái quát về biện pháp nhân

3


hóa cũng nhƣ một số biện pháp tu từ khác nhƣng không đi sâu vào một biện
pháp tu từ nào.
3. Tiến sĩ Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn trong “ Tìm vẻ đẹp bài văn
ở Tiểu học” NXB Giáo dục Hà Nội 2004 cũng nói đến cách cảm thụ văn học
thông qua một số biện pháp tu từ nổi bật trong đó có nhân hóa tức là đi vào
khai thác hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ.
Nhƣ vậy ở cả phƣơng diện lý thuyết và thực hành, biện pháp nhân hóa
cũng nhƣ giá trị tu từ của nó đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, khai
thác. Điều đó chứng tỏ nhân hóa là một biện pháp tu từ quan trọng
3. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh lớp 3 nhận biết và lĩnh hội kĩ năng sử dụng biện pháp tu
từ nhân hoá để từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy học Tiếng Việt.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát và phân tích hiệu quả sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa
trong các văn bản ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3.
- Dạy học sinh sử dụng phép nhân hóa trong tập làm văn.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động day học nhân hoá cho học sinh lớp 3
- Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở việc lĩnh hội biện pháp tu từ nhân hoá
trong các văn bản SGK Tiếng Việt lớp 3 và hƣớng dẫn học sinh lớp 3 trƣờng
tiểu học Việt Hùng (Việt Hùng - Đông Anh - Hà Nội) sử dụng biện pháp nhân
hoá trong tập làm văn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp khảo sát - thống kê - phân loại
 Phƣơng pháp hệ thống
 Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ

4


 Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh
 Phƣơng pháp khái quát hóa, tổng hợp hóa
7. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm ba chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn
Chƣơng 2: Hiệu quả sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa trong các
văn bản ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-3
Chƣơng 3: Dạy học sinh sử dụng phép nhân hóa trong Tập làm văn

5



PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái niệm biện pháp nhân hóa
Biện pháp tu từ nhân hóa nằm trong nhóm ẩn dụ tu từ thuộc các
phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa.
Nói cách khác, nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó ngƣời ta
lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời để biểu thị thuộc
tính của đối tƣợng không phải con ngƣời. Nhân hóa chỉ có thể đƣợc thực hiện
hóa trong ngữ cảnh nhất định. Nếu tách nó ra khỏi ngữ cảnh thì hiệu quả biểu
đạt của nó sẽ không còn giá trị.
Về khái niệm nhân hóa, đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau:
- Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt” Nxb GD năm 2003 định nghĩa nhân hóa: nhân hóa (còn gọi là nhân cách
hóa) là một dạng của ẩn dụ, dùng những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của
con ngƣời để biểu thị thuộc tính đối tƣợng không phải là con ngƣời nhằm làm
cho đối tƣợng đƣợc miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho
ngƣời nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tƣ, thái độ, tình cảm của mình.
- Trần Mạnh Hƣởng trong “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học”
Nxb GD năm 2002 cho định nghĩa nhân hóa: là sự biến vật thành con ngƣời
bằng cách gắn cho nó những đặc điểm mang tính cách ngƣời, làm cho nó trở
nên sinh động, hấp dẫn.
- Nguyễn Trọng Hoàn trong “Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học
sinh tiểu học” Nxb Hà Nội năm 2002 thì định nghĩa nhân hóa: là gắn cho loài
vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách, hoặc ngôn ngữ của con ngƣời, khiến
cho nội dung diễn đạt trở nên sống động, khác thƣờng.

6



- Các tác giả nghiên cứu về phong cách học cho rằng nhân hóa là một
loại hoặc biến thể của ẩn dụ. Về hình thức cấu tạo nhân hóa cũng giống nhƣ
ẩn dụ vì chỉ có một vế B đƣợc phô bày, vế này không gọi thẳng tên đối tƣợng
mà để ngƣời đọc tự gọi tên nó trong ngữ cảnh theo quy luật liên tƣởng.
Nhìn chung dù đánh giá nhân hóa theo cách nào thì các tác giả đều
chung một ý kiến: nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ. Xuất phát từ quan điểm
đó, trong “Phong cách học tiếng Việt” sách Đại học Sƣ phạm, tác giả Đinh
Trọng Lạc đã khái quát lại “Nhân hóa là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ
những vật vô sinh sang vật hữu sinh, hoặc từ thế giới vật chất sang thế giới ý
thức của con ngƣời. Nói cách khác, nhân hóa là phƣơng thức biểu hiện nghệ
thuật làm cho những vật vô sinh hay những đối tƣợng trừu tƣợng có khả năng
và thuộc tính của con ngƣời, biết nói, biết cảm, biết nghĩ nhƣ con ngƣời”.
Có thể xem đây là định nghĩa tƣơng đối hoàn chỉnh, xác đáng về biện
pháp nhân hóa.
1.1.2. Cơ chế hình thành biện pháp nhân hoá
Về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên nhân hóa là những sự liên tƣởng,
nhằm đi đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa ngƣời và đối tƣợng
không phải là ngƣời. Ở đây đòi hỏi sự quan sát tinh vi, một sự hiểu biết chính
xác về những thuộc tính của con ngƣời cũng nhƣ thuộc tính của đối tƣợng
không phải là con ngƣời. Nhƣ vậy sự thống nhất giữa tính chính xác của việc
rút ra những nét cá biệt giống nhau và tính bất ngờ của sự liên tƣởng trong
nhân hóa là căn cứ để bình giá nó.
Sự liên tƣởng rút ra nét giống nhau giữa ngƣời và đối tƣợng không phải
là ngƣời thƣờng gắn với cách nhìn và thái độ của ngƣời nói. Cho nên bằng
nhân hóa, ngƣời ta có thể bộc lộ tâm tƣ của mình một cách kín đáo. Trong
nhiều trƣờng hợp ngƣời nói dùng nhân hóa vừa là để miêu tả đối tƣợng không
phải con ngƣời, vừa là để bộc lộ thể hiện tình cảm riêng, sâu kín của mình.

7



Cũng giống nhƣ khái niệm nhân hóa việc phân loại biện pháp tu từ
nhân hóa cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau.
- Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “ 99 phƣơng tiện và biện pháp tu
từ” (Nxb GD, 1999) đã tóm gọn nhân hóa trong 2 hình thức cấu tạo.
 Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con ngƣời để biểu thị tính chất, hoạt
động cho đối tƣợng không phải là con ngƣời.
 Coi đối tƣợng không phải là ngƣời nhƣ con ngƣời để trò chuyện tâm tình.
- Tác giả Phan Thị Thạch trong “Giáo trình phong cách học Tiếng
Việt” (Nxb Hà Nội 1992) cùng các tác giả nghiên cứu về phƣơng pháp khác
thì xét các kiểu nhân hóa của Tiếng Việt chia làm 3 kiểu:
 Có thể dung những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con ngƣời để gán
cho đối tƣợng không phải là con ngƣời: chạy, nhảy, khóc, vui, cƣời…
 Có thể dung những từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con ngƣời để gọi tên
các đối tƣợng không phải là ngƣời.
 Coi sự vật không phải là ngƣời nhƣ con ngƣời để tâm tình, trò chuyện với
chúng.
- Các tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Thị Tú, Nguyễn Thái Hòa
trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” (Nxb Hà Nội 1992) thì lại cho rằng
nhân hóa có thể tổ chức bằng 2 cách:
 Dùng các tính từ miêu tả, các động từ hành vi của con ngƣời khoác lên cho
đối tƣợng không phải là ngƣời.
 Coi đối tƣợng không phải là ngƣời nhƣ con ngƣời để tâm tình, trò chuyện
với chúng.
Dù cách chia của các tác giả là khác nhau nhƣng chung quy các tác giả đều có
đồng quan điểm chia biện pháp tu từ nhân hóa thành các dạng nhƣ sau:
 Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất trạng thái của con ngƣời cho đối tƣợng
không phải là con ngƣời.

8



 Dùng đại từ nhân xƣng, danh từ chỉ ngôi của con ngƣời cho đối tƣợng
không phải là con ngƣời.
 Coi đối tƣợng vô tri, vô giác nhƣ con ngƣời để tâm tình trò chuyện với
chúng.
1.1.3. Hiệu quả tu từ của biện pháp nhân hóa
Mỗi kiểu dạng nhân hóa khi sử dụng trong những văn cảnh nhất định,
sử dụng cho những đối tƣợng nhất định sẽ đạt đƣợc những mục đích riêng,
hiệu quả riêng. Nhìn chung nhân hóa có những hiệu quả nghệ thuật sau:
- Nhân hóa làm cho thế giới tự nhiên xung quanh con ngƣời trở nên
sinh động, hồn nhiên, gắn với tình ngƣời, giúp ngƣời tiếp nhận dễ nhận biết,
nắm và ghi nhớ về các đối tƣợng của tự nhiên đƣợc làm quen qua các thông
tin văn bản.
- Nhân hóa giúp ngƣời viết thể hiện tình cảm, thái độ một cách tinh tế
và tế nhị.
- Nhân hóa có tác dụng giáo dục con ngƣời, bồi dƣỡng tình cảm tƣơi
đẹp, khơi gợi những rung động thẩm mĩ cho con ngƣời.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm của học sinh lớp 2 - 3
Muốn việc dạy và học biện pháp nhân hóa đạt hiệu quả cao ngoài nắm
vững mục tiêu giáo dục, các phƣơng pháp dạy học tích cực, phù hợp cần hiểu
một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4
nói riêng. Vì đây chính là điều kiện để lựa chọn nội dung, phƣơng pháp tổ
chức, hình thức dạy học cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng giai đoạn của học
sinh tiểu học. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi tiểu học nói chung và
học sinh lớp 3 nói riêng có một số đặc điểm nhƣ sau:
Thiếu tính kiên trì, thiếu bền bỉ do cơ thể các em chƣa hoàn thiện về
các chức năng sinh lý (hệ thần kinh, hệ xƣơng) vì vậy các em dễ bị mỏi.


9


Tính hung phấn rất cao nhƣng lại dễ dàng chán nản. Khi đƣợc khích lệ
các em dễ dàng bị kích động, dễ hƣng phấn, xuất hiện những biểu hiện hăng
hái, say sƣa, nhiệt tình, dễ cƣời, dễ khóc. Khi gặp rủi ro, thất bại các em dễ
dàng chán nản, bi quan, mất lòng tin, dễ có các hoạt động sốc nổi, buồn bã,
dỗi, khóc.
Trẻ giàu cảm xúc, cả tin, dễ tin ngƣời, dễ chia sẻ với bạn bè và ngƣời
mình tin yêu. Vì dễ có cảm xúc lại thiếu kinh nghiệm sống nên các em dễ tin
ngƣời, tin vào những điều tốt đẹp và luôn mong muốn chia sẻ, giúp đỡ ngƣời
khác và cũng mong muốn nhận lại đƣợc sự an ủi, giúp đỡ từ ngƣời khác.
Đặc điểm về năng lực hoạt động trí tuệ: Trẻ thƣờng hiếu động, thích
các hoạt động vui chơi giải trí. Tuy nhiên khả năng kiềm chế và thao tác chân
tay của trẻ còn hơi vụng về, thiếu linh hoạt.
Đặc điểm nhận thức, tƣ duy của các em: trẻ em nhận thức cảm tính là
chủ yếu, nhận thức lý tính chƣa phát triển. Tƣ duy trực quan chiếm ƣu thế, tƣ
duy trừu tƣợng còn hạn chế. Trẻ em chƣa có khả năng chú ý lâu dài, có trí
nhớ tốt nhƣng gắn với ghi nhớ máy móc, ghi nhớ cụ thể.
1.2.2. Hoạt động giảng dạy biện pháp tu từ nhân hoá cho học sinh lớp 3
trƣờng tiểu học Việt Hùng
Năm 2005 - 2006 là năm học đƣa ra chƣơng trình Sách Giáo Khoa mới
ở lớp 3 và đi vào giảng dạy ổn định cho tới những năm học hiện nay. Qua thời
gian thực tập tại trƣờng Tiểu học Việt Hùng - Đông Anh - Hà Nội và qua dự
giờ các tiết Tiếng Việt lớp 3 tôi nhận thấy tình hình giảng dạy phần kiến thức
về biện pháp nghệ thuật nhân hóa hầu hết các giáo viên đều chƣa khái quát
đƣợc các đơn vị kiến thức cho Học sinh nắm vững chính vì thế dẫn đến việc
phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật nhân hóa các em còn khá lúng túng. Từ
đó dẫn đến việc tìm hiểu các văn bản còn hời hợt chƣa đi sâu vào khám phá
những cái hay, cái đẹp, dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng biện pháp

nhân hóa trong từng dòng thơ, khổ thơ hay văn bản đó.

10


Trong các giờ Tập đọc những câu hỏi cảm thụ thƣờng dƣới dạng: Em
thích nhất khổ thơ nào? Dòng nào? Vì sao? Thì hầu hết các em đều chỉ trả lời
đƣợc vế thứ nhất của câu hỏi trên mà chƣa cảm thụ để trả lời vế thứ hai. Giáo
viên cũng chƣa khai thác đƣợc cách dùng biện pháp tu từ nhân hóa độc đáo
của tác giả trong từng khổ thơ, dòng thơ đó. Chính vì vậy dẫn đến việc khi
học trên lớp các em đều lúng túng trƣớc những câu hỏi cảm thụ nghệ thuật.
Từ việc phát hiện, hiểu cách dùng biện pháp nhân hóa trong thơ văn
chƣa đƣợc kỹ càng dẫn đến việc các em viết đoạn văn, bài văn chƣa biết sử
dụng biện pháp nhân hóa để cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Kết quả trên cho thấy việc dạy - học biện pháp tu từ nhân hóa ở lớp 3
đạt hiệu quả chƣa cao
Nguyên nhân của thực trạng trên là một phần giáo viên còn bỡ ngỡ khi
dạy mạch kiến thức này cho đối tƣợng là học sinh lớp 3. Mặc dù ở lớp 3 cũng
chỉ mới yêu cầu học sinh bƣớc đầu nhận biết biện pháp nhân hóa ở mức độ
đơn giản. Để dạy tốt phần kiến thức này giáo viên cần có một số kiến thức
nhất định về biện pháp tu từ nhân hóa và nắm vững phần kiến thức đã đƣợc
thể hiện trong Sách Giáo Khoa Tiếng Việt 3.
1.2.3 Chƣơng trình Tập làm văn lớp 3
Cả năm học sinh đƣợc học 31 tiết Tập làm văn với 54 bài tập. Số lƣợng
bài tập ít hơn so với SGK Tiếng Việt 2 đối với phân môn Tập làm văn nhƣng
nội dung có hệ thống cao hơn lớp 2. Mỗi bài học đƣợc trình bày từ 1 đến 2 bài
tập bao gồm bài tập rèn kỹ năng nói và bài tập rèn kỹ năng viết.
Chƣơng trình Tập làm văn lớp 3 trang bị cho học sinh một số hiểu biết
và kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hang ngày nhƣ : điền vào các giấy in
sẵn. làm đơn, viết thƣ…

Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kể chuyện và miêu tả.Học sinh phải kể đƣợc
một sự việc đơn giản, phải tả sơ lƣợc về ngƣời và cảnh vật xung quanh theo
gợi ý của bức tranh hoặc bằng câu hỏi.
Rèn luyện kỹ năng nghe và ghi nhớ thông qua bài tập nghe kể.

11


1.2.4 Các kiểu bài Tập làm văn lớp 3
Kiểu 1: Nghe - kể lại chuyện
Dạng bài này gồm có 10 tiết
Dạng bài

Tuần

Tên bài

Nghe - kể

4

Dại gì mà đổi

7

Không nỡ nhìn

11

Tôi có đọc đâu


14

Tôi cũng nhƣ bác

15

Giấu cày

16

Kéo cây lúa lên

19

Chàng Trai Phù Ƣng

21

Nâng niu từng hạt giống

24

Ngƣời bán quạt may mắn

34

Vƣơn tới các vì sao

Tuy nhiên từ năm học 2011 - 2012, áp dụng chƣơng trình giảm tải của

Bộ Giáo dục và Đào tạo (áp dụng 19/9/2011) thì đã cắt bỏ một số bài tập
không yêu cầu học sinh làm đó là: Nghe - kể: Tôi có đọc đâu (TLV tuần 11);
Nghe - kể: Tôi cũng nhƣ bác (TLV tuần 14); Nghe - kể: Giấu cày (TLV tuần
15); Nghe - kể: Kéo cây lúa lên (TLV tuần 16).
Dạng bài “Nghe - kể lại chuyện” yêu cầu học sinh hiểu nội dung câu
chuyện, thuật lại đƣợc câu chuyện một cách mạnh dạn, tự tin. Học sinh thấy
đƣợc cái đẹp, cái hay, cái cần phê phán trong câu chuyện. Và học sinh phải
biết diễn đạt rõ ràng, thành câu và dễ hiểu.
Kiểu 2: kiểu bài: “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
Dạng bài tập này bao gồm 15 tiết

12


Dạng bài

Tuần

Tên bài

Kể - nói - viết về

1

Nói về đội Thiếu Niên Tiền Phong

một chủ đề

5


Tập tổ chức cuộc họp

6

Kể lại buổi đầu tiên em đi học

8

Kể về ngƣời hàng xóm

11

Nói về quê hƣơng

12

Nói về cảnh đẹp đất nƣớc

15

Giới thiệu về tổ em

16

Nói về thành thị , nông thôn

20

Báo cáo hoạt động


21

Nói về tri thức

22

Nói về ngƣời lao động trí óc

25

Kể về lễ hội

26

Kể về một ngày hội

28

Kể lại một trận thi đấu thể thao

32

Nói về bảo vệ môi trƣờng

Với dạng bài “ Kể hay nói, viết về một chủ đề” yêu cầu học sinh nói
đúng và rõ ý, diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, nói theo nội dung và chủ đề cho
trƣớc, nói thành câu, biết cách dùng từ chân thực, sinh động. Bƣớc đầu yêu
cầu học sinh nói thành đoạn văn.

13



Kiểu 3: Kiểu bài “ Tập viết”
Bài tập viết bao gồm có 12 tiết
Kiểu bài

Tuần

Tên bài

Tập viết

1

Điền vào giấy in sẵn

2

Viết đơn

3,4

Điền vào giấy tờ in sẵn

10

Tập viết thƣ và phong bì thƣ

12


Viết về cảnh đẹp đất nƣớc

13

Viết thƣ

17

Viết về thành thị, nông thôn

22

Viết về ngƣời lao động trí óc

28

Viết lại một tin thể thao trên báo, đài

29

Viết lại một trận thi đấu thể thao

30

Viết thƣ

32

Viết bài bảo vệ môi trƣờng


Dạng bài tập này yêu cầu học sinh viết đủ số lƣợng câu, trình bày thành
đoạn văn. Học sinh phải biết cách chấm câu, viết câu theo mẫu đã học (Ai là
gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)

14


Chƣơng 2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA TRONG CÁC VĂN BẢN
Ở SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 3
2.1 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
Dựa trên cơ sở phát hiện các biện pháp nhân hóa và các tiêu chí phân loại
trên tôi đã khảo sát các văn bản trong SGK Tiếng Việt 3 (2 tập) bao gồm các văn
bản của phân môn Tập đọc, phân môn chính tả và phân môn Luyện từ và câu.
Hình ảnh nhân hóa xuất hiện khá phổ biến trong các văn bản tập đọc
của chƣơng trình Tiếng Việt 3. Thông qua việc khảo sát, tìm các hình ảnh
nhân hóa độc đáo trong các văn bản tập đọc Tiếng Việt 3, tôi thu đƣợc kết quả
thống kê nhƣ sau:
Các hình ảnh nhân hóa
Tên văn bản

Dùng từ chỉ hoạt
động, tính chất

Dùng từ chỉ

Coi nhƣ con

quan hệ thân


ngƣời để

thuộc

tâm tình
Ơi chích chờ

Quạt cho bà ngủ

ơi!
Chim

đừng

hót nữa
 Cái ngủ

Chị em

Cái ngủ mày
ngủ cho ngon
Chổi

ngoan

mau

quét

sạch thềm

Cuộc họp chữ  Bác chữ A dõng dạc
 Bác chữ A
viết

mở đầu
 Dấu chấm nói:

15


 Cả mấy dấu chấm đều
lắc đầu
 Bác chữ A đề nghị
Ngày khai

 Cặp sách đùa trên lƣng

trƣờng
 Chị ngựa ơi!

Lựa và ngựa
Bận

 Trời thu bận xanh
 Sông Hồng bận chảy
 Cái xe bận chạy
 Lịch bận tính ngày
 Con chim bận bay
 Cái hoa bận đỏ
 Cờ bận vẫy gió

 Chữ bận thành thơ
 Hạt bận vào mùa
 Than bận làm lửa

Tiếng ru

 Núi chê đất thấp, núi
ngồi ở đâu
 Biển chê sông nhỏ biển
đâu nƣớc còn

Mùa hoa sấu  Chiếc lá nghịch ngợm
Nhà bố ở

 Mặt trời theo về cùng
bố

Anh đom đóm  Mặt trời gác núi

 Anh Đóm

Bóng tối lan dần

 Thím Vạc

Anh Đóm chuyên cần  Chị Cò Bợ

16



 Ngoài sông thím Vạc
Lặng lẽ mò tôm
 Anh Đóm quay vòng
 Gà đâu rộn rịp
 Đóm lui về nghỉ
Ông trời bật lửa Chị mây vừa kéo đến  Chị mây
 Trăng sao trốn cả rồi  Ông sấm

 Xuống

đi

nào, mƣa ơi
 Mƣa!

Mƣa

 Đất hả hê uống nước

xuống

thật

 Ông sấm vỗ tay cười

rồi!

 Đất nóng lòng chờ đợi

 Những


Cái cầu

cái

cầu ơi, yêu
sao yêu ghê!
Đồng hồ báo  Bác kim giờ thận trọng Bác kim giờ
thức

 Anh kim phút lầm lì  Anh kim phút
 Bé

kim

tinh
 Bé kim giây

giây

nghịch
Ngày hội rừng  Gà
xanh

rừng

vòng

gọi


quanh
 Tre thổi nhạc sáo
 Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tƣơi
non
 Nấm mang ô đi học

Đi hội chùa  Rừng mơ thay áo mới
Hƣơng

Xúng xính hoa đón mời

17


 Làn gió mồ côi
 Sợi nắng đông gầy
Em thƣơng
Khói chiều

ơi,

Khói

vƣơn nhẹ lên
mây
Khói

đừng


bay quẩn làm
cay mắt bà
Suối

 Suối dang tay hát khúc

suối, suối ơi

ca hợp đồng
Cuộc chạy đua

 Ngựa cha

trong rừng

 Bác Quạ
 Ngựa con

Bé thành phi  Hồ nƣớc lùi dần
công

Em đi cùng

 Cái cây chạy ngược

Mè hoa lƣợn  Con cua áo đỏ
sóng
Cắt cỏ trên bờ
 Con cua múa cờ
 Anh Cua


Cóc kiện trời

 Cô Ong
 Chị Cáo
 Anh Cọp
 Anh Gấu


18


Rừng cọ ơi!

Mặt trời xanh
của tôi

Rừng cọ


đẹp,



ngời ngơif
Thì thầm
Mƣa

 Mặt trời lật đật


 Bác ếch

Chui vào trong mây
 Chỉ thƣơng bác ếch
Lặn lội trong mƣa
Xem từng cụm lúa
Phất cờ lên chƣa
Cua càng thổi  Cua càng đi hội
xôi

 Cậu Tép

Cõng nồi trên lƣng

 Cậu Ốc

Vừa đi vừa thổi

 Chú Tôm

Mùi xôi thơm lừng

 Bà Sam

 Cậu ốc vặn mình

 Ông Dã Tràng

 Chú Tôm lật đật
 Bà Sam cồng kềnh

 Tép chuyên nhóm lửa
 Bà Sam dựng nhà
 Cậu Ốc pha trà
 Dã tràng móm mém
Sao mai

 Sao mai ngồi học
Làm bài mải miết

Dựa vào bảng thống kê các hình ảnh nhân hóa trong các văn bản tập
đọc cùng với việc khảo sát các hình ảnh nhân hóa trong các đoạn trích của các

19


×