Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.89 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
--------------

TRƢƠNG THỊ MỸ HOA

THIẾT KẾ TRÕ CHƠI HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. ĐỖ THỊ THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
hƣớng dẫn khóa luận TS.Đỗ Thị Thu Hƣơng đã tận tình hƣớng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu họcTrƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn BGH cùng các thầy cô giáo giảng dạy tại
khối 3 Trƣờng tiểu học Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi học
tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3.
Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn khóa
luận không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến


đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Trƣơng Thị Mỹ Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của
Giáo viên hƣớng dẫn là TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
cứ cong trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trƣớc hội đồng cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Trƣơng Thị Mỹ Hoa


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Dịch nghĩa

CN

Chủ ngữ


ĐT

Động từ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

LTVC

Luyện từ và câu

SGK

Sách giáo khoa

TT

Tính từ

VN

Vị ngữ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................. 5
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học ............................................ 5
1.1.2. Khái quát về trò chơi ............................................................................... 6
1.1.2.1. Khái niệm và đặc trƣng cơ bản của trò chơi ........................................ 6
1.1.2.2. Phân loại trò chơi ................................................................................. 6
1.1.3. Trò chơi học tập ...................................................................................... 7
1.1.3.1. Trò chơi học tập và bản chất của trò chơi học tập ............................... 7
1.1.3.2. Đặc thù của trò chơi học tập ................................................................ 8
1.1.3.3. Ý nghĩa của trò chơi học tập trong dạy học Tiểu học .......................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
1.2.1. Một số vấn đề về dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ................ 10
1.2.1.1. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ................................ 10
1.2.1.2. Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ................................. 12
1.2.2. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong phân môn LTVC lớp 3 .... 16


1.2.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò, tác dụng của việc sử dụng trò chơi
trong dạy học phân môn LTVC lớp 3 ............................................................. 16
1.2.2.2. Thực trạng việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn

LTVC của giáo viên ........................................................................................ 18
1.2.3. Thực tiễn việc sử dụng trò chơi dạy học trong phân môn LTVC lớp 3 19
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 21
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ
CÂU LỚP 3 ..................................................................................................... 22
2.1. Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi ................................................. 22
2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi ................................................................ 22
2.1.2. Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập ..................................................... 22
2.1.2.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và
cách tổ chức chơi. ............................................................................................ 22
2.1.2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy đƣợc tính tích cực, độc lập, sáng tạo
của học sinh trong quá trình tổ chức trò chơi.................................................. 22
2.1.2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên không gò
bó, gò ép .......................................................................................................... 23
2.1.2.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lí ...... 23
2.1.2.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo trò chơi với tinh thần “thi đua” đồng đội .... 23
2.2. Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi .................................................... 24
2.3. Cấu trúc của trò chơi học tập ................................................................... 26
2.4. Yêu cầu chung khi tổ chức trò chơi ......................................................... 27
2.4.1. Đối với giáo viên ................................................................................... 27
2.4.2. Đối với học sinh .................................................................................... 27
2.5. Lƣu ý khi tổ chức trò chơi ........................................................................ 27
2.6. Thiết kế một số trò chơi học tập đƣợc sử dụng trong phân môn Luyện từ
và câu lớp 3 ..................................................................................................... 29


2.6.1. Trò chơi “Truyền điện” ......................................................................... 29
2.6.2. Trò chơi “Hỏi nhanh – Đáp giỏi”.......................................................... 30
2.6.3. Trò chơi “Tiếp sức”............................................................................... 31
2.6.4. Trò chơi “Trổ tài nhân hóa” .................................................................. 32

2.6.5. Trò chơi “Bông hoa đẹp nhất” .............................................................. 33
2.6.6. Trò chơi “Đúng – Sai” .......................................................................... 34
2.6.7. Trò chơi “Đặt câu với từ cho trƣớc” ..................................................... 34
2.6.8. Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”............................................................. 35
2.6.9. Trò chơi “Xếp từ theo nhóm” ............................................................... 36
2.6.10. Trò chơi “Giải ô chữ”.......................................................................... 37
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 38
CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM .................................... 39
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
3.1. Kết luận .................................................................................................... 50
3.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế phát triển của đất nƣớc đòi hỏi phải đào tạo ra một nguồn nhân
lực năng động, sáng tạo. Đáp ứng những yêu cầu đó, ngành giáo dục đã có
những đổi mới theo hƣớng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhiều
phƣơng pháp mới đã đƣợc vận dụng kết hợp với các phƣơng pháp truyền
thống nhằm tạo ra một nền giáo dục toàn diện. Sự đổi mới trƣớc hết phải thể
hiện ở bậc Tiểu học – nền móng của ngôi nhà tri thức, tạo những cơ sở ban
đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Chính vì
vậy, đòi hỏi ngƣời thầy phải đổi mới phƣơng pháp dạy học để giúp các em tự
chiếm lĩnh kiến thức trong giờ học. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách
trong công tác dạy học ở Tiểu học hiện nay.
Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn
học ở Tiểu học (đƣợc xem là môn học công cụ). Bởi lẽ môn Tiếng Việt không
những dạy cho các em biết kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp

các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ, đối với phân môn luyện từ và câu nói riêng giúp
làm giàu vốn từ cho học sinh, trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu,
cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp
và trong sáng mà lịch sử đã chứng minh rằng “Tiếng Việt trở thành vũ khí của
dân tộc Việt Nam”.
Việc vận dụng phƣơng pháp trò chơi trong quá trình dạy học là rất cần
thiết. Trò chơi xuất phát từ nội dung bài học là hoạt động góp phần làm cho
học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi tạo tâm thế
thoải mái trƣớc giờ học hay củng cố nắm chắc kiến thức đã đƣợc học, kích
thích tƣ duy sáng tạo và rèn kĩ năng. Nhƣ Giáo sƣ - Tiến sĩ Bùi Văn Huệ đã
nhận định: “Khi giảng bài, cô giáo sử dụng đồ dùng học tập đẹp, màu sắc sặc
sỡ, tổ chức các trò chơi phong phú, các em sẽ reo lên: “Đẹp quá !”, “Thích

1


quá !”. Do đó, những bài giảng khô khan không tạo dựng cho học sinh những
cảm xúc tích cực mà còn làm cho các em mệt mỏi, chán nản, căng thẳng.”
[1].
Đối với học sinh lớp 3, việc sử dụng các hình thức trò chơi học tập rất
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em, đồng thời giúp các em bộc lộ
hết năng lực của mình, gây hứng thú khi học Luyện từ và câu. Tuy nhiên, các
nguồn tƣ liệu: sách giáo viên, các sách thiết kế giáo án,... đƣa ra các trò chơi
còn chƣa có tính phong phú, rời rạc. Một số trò chơi đòi hỏi cao về công tác
chuẩn bị không phù hợp với đặc điểm cơ sở vật chất của trƣờng học khiến
giáo viên rất khó áp dụng, đối với học sinh dễ gây nhàm chán, làm giảm hiệu
quả các tiết học.
Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế trò chơi
trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3”.
2. Lịch sử nghiên cứu

Vào thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Phreben
(Đức), M.Mentori (Ý),... đã có ý tƣởng sử dụng trò chơi để làm phƣơng tiện
dạy học. Về sau ý tƣởng đó đƣợc tiếp tục phản ánh trong hàng loạt công trình
nghiên cứu của các nhà giáo dục Liên Xô: A.P.Radina, A.P.Vsova,
A.Navanhesova, A.L.Sovokia. Trong quá trình đổi mới về nội dung và
phƣơng pháp dạy học, nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế nên
các trò chơi nhằm giáo dục toàn diện tạo hứng thú học tập cho các em. Tiêu
biểu là cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực,
trí tuệ, thể lực cho học sinh” do Hà Nhật Thăng (chủ biên) [4] hay cuốn “150
trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (đồng chủ biên) [11].
Các tài liệu này đã đề cập rất rõ vai trò của trò chơi, đƣa ra những hoạt động
vui chơi chung chung chứ chƣa đi sâu vào ứng dụng của trò chơi trong môn
học cụ thể.

2


Đối với môn Tiếng Việt nói chung có nhiều công trình nghiên cứu và ý
kiến xoay quanh vấn đề “Trò chơi học tập” cũng nhƣ việc “Vận dụng trò chơi
học tập” vào dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nhƣ:
Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Khắc Tuân [12] đã nêu lên những
vấn đề cơ bản: Đƣa trò chơi vào lớp học nhằm mục đích gì? Trò chơi nào có
thể đƣa vào lớp học? Trò chơi đƣợc sử dụng vào lúc nào? Tổ chức trò chơi
trong giờ học nhƣ thế nào?
Các tác giả Trần Mạnh Hƣởng (chủ biên) khi biên soạn cuốn “Trò chơi
học tập Tiếng Việt 3” [2] đã chú ý tới trò chơi cụ thể, phù hợp với từng phân
môn, tuy nhiên các tác giả không đi sâu vào từng địa bàn, từng đối tƣợng HS
để có gợi ý sử dụng trò chơi hợp lí.



khối

lớp

5,

tác

giả

Đinh

Thị

Minh

Vân

(Website:

minhvandinh.violet.vn) với công trình nghiên cứu: “Làm thế nào để vận dụng
và thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả” nêu lên các yêu cầu,
cách thức tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt và thiết kế một số trò chơi để
vận dụng vào môn Tiếng Việt lớp 5.
Tóm lại: Điểm qua các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập nói
chung và trong phân môn LTVC nói riêng chúng tôi thấy chủ yếu các công
trình đi vào diện rộng quan tâm giới thiệu về trò chơi và một số ví dụ về cách
tổ chức. Việc xem xét các biện pháp cụ thể để tổ chức các trò chơi dạy học
trong phân môn LTVC cho một đối tƣợng học sinh xác định vẫn chƣa có công
trình nào đi sâu xem xét.

3. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC. Từ đó,
góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học phân môn LTVC ở tiểu học theo
hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3


Để đạt đƣợc mục đích trên khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC lớp 3.
- Thiết kế một số giáo án LTVC lớp 3 trong đó có sử dụng trò chơi học
tập.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Trò chơi học tập
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu phƣơng pháp trò chơi và thiết kế một số trò chơi học tập
áp dụng trong dạy học phân môn LTVC trong môn Tiếng Việt lớp 3.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu (SGK, sách tham khảo, các
bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu).
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp điều tra.
- Phƣơng pháp nghiên cứu, chọn lọc.
- Phƣơng pháp thực nghiệm.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo. Khóa luận gồm 3
chƣơng

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chƣơng 2: Thiết kế một số trò chơi trong phân môn LTVC lớp 3
Chƣơng 3: Thiết kế giáo án thử nghiệm

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học
Muốn sử dụng phƣơng pháp trò chơi có hiệu quả, đạt đƣợc mục đích đề
ra ngoài việc nắm vững mục tiêu giáo dục cần hiểu một số đặc điểm tâm sinh
lí của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Vì đây chính là
cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, đồng thời là điều kiện
lựa chọn phƣơng pháp và hình thức tổ chức trò chơi cho học sinh.
Theo giáo trình tâm lí học Tiểu học của tác giả Bùi Văn Huệ [1], đặc
điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học nói chung và của học sinh lớp 3 nói
riêng có một số đặc điểm nhƣ sau:
Tính thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ. Do cơ thể các em chƣa hoàn thiện vì
các chức năng sinh lí (hệ thần kinh, hệ xƣơng) vì vậy các em dễ bị mỏi.
Tính hƣng phấn nhƣng cũng dễ chán nản. Khi đƣợc khích lệ các em dễ
bị kích động, dễ hƣng phấn, xuất hiện những biểu hiện nhiệt tình, say sƣa, dễ
cƣời, dễ khóc. Khi gặp rủi ro, thất bại các em sẽ dễ chán nản, bi quan, mất
lòng tin, dễ có hoạt động xốc nổi, buồn, dỗi, khóc. Đây là một trong những
đăc điểm cần lƣu ý khi tiến hành các hoạt động vui chơi cho trẻ.
Trẻ giàu cảm xúc, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và ngƣời mình tin yêu.
Vì dễ có cảm xúc lại nhiều kinh nghiệm sống nên các em hay tin ngƣời, tin
vào những điều tốt đẹp và luôn mong muốn chia sẻ, giúp đỡ ngƣời khác và
cũng mong muốn an ủi, giúp đỡ từ ngƣời khác.

Đặc điểm về năng lực hoạt động trí tuệ. Trẻ em thƣờng hiếu động thích
các hoạt động mang tính chất vui chơi, giải trí. Tuy nhiên khả năng kiềm chế
và thao tác chân tay của các em còn vụng về, thiếu linh hoạt.

5


Đặc điểm nhận thức, tƣ duy của các em: trẻ em nhận thức cảm tính là
chủ yếu, nhận thức lí tính chƣa phát triển. Tƣ duy trực quan chiếm ƣu thế, tƣ
duy trừu tƣợng còn hạn chế. Trẻ em chƣa có khả năng chú ý lâu dài, có trí
nhớ tốt nhƣng gắn với ghi nhớ máy móc, ghi nhớ cụ thể.
1.1.2. Khái quát về trò chơi
1.1.2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của trò chơi
Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung
nhất định và có những quy định mà ngƣời tham gia cần tuân thủ.
Trò chơi là một hoạt động của con ngƣời nhằm mục đích trƣớc tiên và
chủ yếu là vui chơi giải trí, thƣ giãn sau giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi.
Qua trò chơi, ngƣời chơi còn đƣợc rèn luyện trí tuệ, thể lực, tạo cơ hội giao
lƣu với mọi ngƣời cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ…
Đặc trƣng cơ bản của trò chơi:
- Trò chơi là một loại hình hoạt động hoạt động sống của con ngƣời.
- Trò chơi có chủ đề, nội dung, quy tắc nhất định.
- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí vừa có ý nghĩa giáo dục
và giáo dƣỡng tích cực đối với con ngƣời.
1.1.2.2. Phân loại trò chơi
Trò chơi của trẻ em rất đa dạng, phong phú về nội dung, tính chất cũng
nhƣ cách thức tổ chức chơi. Do đó có nhiều cách phân loại khác nhau. Cụ thể:
- Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển:
+ Nhóm 1: Gồm các trò chơi thực hành
+ Nhóm 2: Gồm các trò chơi theo bản năng

- Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc gồm:
+ Các trò chơi luyện tập dành cho trẻ dƣới 2 tuổi.
+ Các trò chơi kí hiệu dành cho trẻ từ 2 – 4 tuổi.
+ Các trò chơi có luật (có quy tắc) dành cho trẻ từ 4 – 7 tuổi, 12 tuổi

6


(chủ yếu là dành cho trẻ từ 7 – 12 tuổi).
- Từ những năm 80 trở lại đây, các trƣờng Tiểu học ở Việt Nam áp dụng
hệ thống phân loại trò chơi của Liên Xô cũ, chia trò chơi thành 2 nhóm là:
+ Nhóm 1: Những trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi:
 Trò chơi đóng vai theo chủ đề.
 Trò chơi lắp ghép – xây dựng.
 Trò chơi đóng kịch.
+ Nhóm 2: Trò chơi có luật, bao gồm các trò chơi:
 Trò chơi học tập.
 Trò chơi vận động.
Cách phân loại này đã thừa nhận khả năng sáng tạo của trẻ trong khi
chơi, coi chơi là một hoạt động tự lập của trẻ. Đây là cách phân loại có nhiều
ƣu điểm hơn cả.
1.1.3. Trò chơi học tập
1.1.3.1. Trò chơi học tập và bản chất của trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một trong những phƣơng tiện giáo dục trí tuệ cho
trẻ em. Nó giúp trẻ:
- Phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác.
- Chính xác hóa những hiểu biết về sự vật, hiện tƣợng xung quanh.
- Phát triển trí thông minh, sự nhanh trí và khả năng về ngôn ngữ.
Trò chơi học tập không chỉ làm cho trẻ hứng thú hơn mà còn giúp các
em tự tin hơn, có cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học

tập. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và chất lƣợng
phân môn LTVC nói riêng.
Nhƣ vậy, trò chơi học tập ngoài mục đích giải trí còn nhằm mục đích
góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh.
Bản chất của trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt

7


động cho học sinh. Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh đƣợc hoạt
động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải
mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phƣơng pháp
học, đặc biệt là phƣơng pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
1.1.3.2. Đặc thù của trò chơi học tập
Mỗi trò chơi học tập gồm 3 phần [2]:
- Nội dung chơi: đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất nhƣ một
bài toán mà trẻ phải dựa trên những điều kiện đã cho. Nội dung chơi là thành
phần cơ bản của trò chơi học tập, nó khêu gợi hứng thú sinh động của trẻ.
- Hành động chơi: là những hành động trẻ làm trong lúc chơi. Những
hành động ấy càng phong phú, nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham
gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lí thú bấy nhiêu.
Những động tác chơi do cô giáo thực hiện cho phép cô có thể hƣớng dẫn trò
chơi thông qua “tiến trình làm thử”.
- Luật chơi: mỗi trò chơi học tập đều có luật do nội dung chơi quy định.
Những luật này có một vai trò: nó xác định tính chất, phƣơng pháp hành
động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của đứa trẻ
trong khi chơi. Những luật này là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng
hay sai.
Trong trò chơi học tập thì ba bộ phận trên có liên quan chặt chẽ với
nhau và chỉ cần thiếu một trong ba bộ phận chơi thì không thể tiến hành trò

chơi đƣợc.
Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là kết thúc
trò chơi, học sinh hình thành một nhận thức nào đó. Đối với học sinh thì kết
quả của trò chơi khuyến khích các em tích cực hơn trong các trò chơi tiếp
theo, còn đối với cô giáo thì kết quả trò chơi luôn là chỉ tiêu về mức độ thành
công hoặc sự lĩnh hội tri thức của các em.

8


1.1.3.3. Ý nghĩa của trò chơi học tập trong dạy học Tiểu học
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc sử dụng trò chơi học tập trong
quá trình dạy học sẽ làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng bớt đi vẻ
khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn. Trò chơi là phƣơng tiện rất quan
trọng để giáo dục trí tuệ cho các em. Cụ thể:
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn
học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
- Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập bằng hoạt động trí
tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là giờ học kiến thức lí
thuyết mới.
- Trò chơi học tập có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ
năng học tập hợp tác cho học sinh, tăng hiệu quả giao tiếp giữa thầy – trò, trò
– trò.
- Trò chơi học tập giúp trẻ phát triển về tính chất, trí tuệ, hoàn thiện các
quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng, sáng tạo.
- Trò chơi học tập giúp trẻ hình thành ý chí và tính cách, bồi dƣỡng cho
các em năng lực hoạt động tập thể, biết thống nhất với nhau cùng nỗ lực để
giải quyết một nhiệm vụ nào đó.
- Trò chơi học tập giúp học sinh thay đổi động hình, tăng cƣờng khả
năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói

quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận.
- Qua trò chơi học tập, học sinh có cơ hội để thí nghiệm những chuẩn
mực hành vi, tinh thần trách nhiệm và khả năng ứng xử trong cuộc sống.
Cũng trong chính trò chơi học tập trẻ học đƣợc cách đánh giá và tự đánh giá
về kết quả đã đạt đƣợc.
Nhƣ vậy, trò chơi học tập vừa là phƣơng tiện dạy học, vừa là hình thức
tổ chức dạy học cho trẻ. Trò chơi là phƣơng thức nhận biết thế giới, là con

9


đƣờng dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí. Trẻ không chỉ học trong lúc học mà còn học
cả trong lúc chơi. Trẻ em học cách tổ chức, nghiên cứu cuộc sống “Chơi với
trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc…”
(N.K.Crupxkaia).
Đánh giá cao vai trò của hoạt động chơi đối với trẻ em, nhà giáo dục
nổi tiếng A.X.Macarenco viết “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời
sống trẻ em, có một ý nghĩa giống như ý nghiã của hoạt động, công tác và sự
phục vụ của người lớn vậy. Trong khi chơi trẻ như thế nào thì sau này, khi lớn
lên, trong công tác, phần lớn trẻ sẽ như thế ấy. Do đó, việc giáo dục những
nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi.”. Văn hào lỗi lạc Nga
Macxim Goorki cũng đã nói: “Chơi là con đường dẫn trẻ nhận thức được cái
thế giới mà các em được sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh cải tạo”.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số vấn đề về dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3
1.2.1.1. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
a. Vị trí, ý nghĩa của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học
Phân môn LTVC là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng ở
trƣờng tiểu học. Ngoài việc xây dựng thành phân môn độc lập, các kiến thức
kĩ năng về từ và câu còn đƣợc tích hợp trong các phân môn còn lại của Tiếng

Việt và các môn học khác ở trƣờng Tiểu học. Vị trí quan trọng của phân môn
này đƣợc quy định bởi tầm quan trọng của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ.
Từ là một đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất
có thể thực hiện chức năng giao tiếp. Việc dạy LTVC nhằm mở rộng, hệ
thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho HS những hiểu
biết sơ giản về từ và câu, rèn cho HS kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các
kiểu câu để thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp HS vận
dụng trong giao tiếp. LTVC có vai trò hƣớng dẫn HS trong việc nghe, nói,

10


đọc, viết, phát triển trí tuệ và ngôn ngữ của các em.
b. Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học
 Mục tiêu: Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và
phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học thông qua việc phát triển
vốn từ, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ chính xác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kĩ
năng tạo lập câu và sử dụng câu phù hợp với tình huống giao tiếp. Mục tiêu
của phân môn đƣợc thể hiện đầy đủ trong tên gọi Luyện từ và câu
 Nhiệm vụ
 Về mặt luyện từ
Phân môn này có nhiệm vụ tổ chức cho học sinh thực hành làm giàu
vốn từ, cụ thể là:
- Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ): là giúp HS có thêm những từ
mới, những nghĩa mới của từ đã học, thấy đƣợc tính nhiều nghĩa và sự chuyển
nghĩa của từ.
- Hệ thống hóa vốn từ (trật tự hóa vốn từ): là giúp HS sắp xếp các từ
thành một trật tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh,
nhiều và tạo ra đƣợc tính thƣờng trực của từ.
- Tích cực hóa vốn từ (luyện tập sử dụng từ): là giúp HS biến những từ

ngữ tiêu cực (những từ ngữ hiểu nghĩa của từ nhƣng không sử dụng trong khi
nói, viết) thành những từ ngữ tích cực, đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong giao
tiếp hàng ngày.
- Văn hóa hóa vốn từ: là giúp HS loại bỏ khỏi vốn từ những từ ngữ
không văn hóa nghĩa là những từ ngữ thô tục hoặc sử dụng sai phong cách.
Mặt khác còn phải cung cấp cho học sinh một số khái niệm lý thuyết cơ
bản và sơ giản về từ vựng học nhƣ về cấu tạo từ, các lớp từ có quan hệ về
nghĩa… để học sinh có cơ sở nắm nghĩa từ một cách chắc chắn và biết hệ
thống hóa vốn từ một cách có ý thức.

11


 Về mặt luyện câu
Phân môn này phải tổ chức cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩ
năng cơ bản về ngữ pháp nhƣ kĩ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kĩ năng sử dụng
các dấu câu, kĩ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích nói, tình
huống lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp cao, kĩ năng liên kết các câu để tạo
thành đoạn văn, văn bản.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ thực hành, phân môn Luyện từ và câu
phải cung cấp cho học sinh một số khái niệm, một số quy tắc ngữ pháp cơ
bản, sơ giản và tối cần thiết: bản chất của từ loại, thành phần câu, dấu câu, các
kiểu câu, quy tắc sử dụng câu trong giao tiếp và các phép liên kết câu.
Bên cạnh đó, qua phân môn này còn giúp học sinh tiếp thu một số quy
tắc chính tả nhƣ quy tắc viết hoa, quy tắc sử dụng dấu câu.
Ngoài các nhiệm vụ trên, phân môn Luyện từ và câu phải chú trọng
việc rèn luyện tƣ duy, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
1.2.1.2. Chương trình phân môn LTVC lớp 3
a. Nội dung dạy và học phân môn LTVC lớp 3
Phân môn LTVC lớp 3 [8,9] gồm 31 tiết (học kì 1: 16 tiết, học kì 2: 15

tiết) mỗi tuần có 1 tiết gồm các nội dung:


Mở rộng vốn từ

Phần này mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho HS phù hợp với các
chủ điểm. Cụ thể là:
- Học kì I (8 tiết) gồm các bài: Thiếu nhi (chủ điểm Măng non – tuần
2); Gia đình (chủ điểm Mái ấm – tuần 4); Trƣờng học (chủ điểm Tới trƣờng –
tuần 6); Cộng đồng (chủ điểm Cộng đồng – tuần 8); Quê hƣơng (chủ điểm
Quê hƣơng tuần 11); Từ địa phƣơng ( chủ điểm Bắc – Trung –Nam – tuần
13); Các dân tộc (chủ điểm Anh em một nhà – tuần 15); Thành thị (chủ điểm
Thành thị và nông thôn – tuần 16).

12


- Học kì II (7 tiết) gồm các bài: Tổ quốc (chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc –
tuần 20); Sáng tạo (chủ điểm Sáng tạo – tuần 22); Nghệ thuật (chủ điểm Nghệ
thuật – tuần 24); Lễ hội (chủ điểm Lễ hội – tuần 26); Thể thao (chủ điểm Thể
thao – tuần 29); Các nƣớc (chủ điểm Ngôi nhà chung – tuần 31); Thiên nhiên
(chủ điểm Bầu trời và mặt đất – tuần 34).


Từ loại

- Ôn về các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm
(chủ yếu thông qua các bài tập có yêu cầu nhận diện). Cụ thể là:
+ Ôn về từ chỉ sự vật (Tuần 1 – 1 tiết).
+ Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái (Tuần 7 – 1 tiết; tuần 12 – 1 tiết).

+ Ôn tập về từ chỉ đặc điểm (Tuần 14 – 1 tiết; tuần 17 – 1 tiết).


Câu

- Ôn tập về các kiểu câu đã học ở lớp 2. Cụ thể là:
+ Ôn tập câu Ai là gì? (tuần 2 – 1 tiết; tuần 4 – 1 tiết).
+ Ôn tập câu Ai (cái gì, con gì) làm gì? (tuần 8 – 1 tiết; tuần 11 – 1 tiết).
+ Ôn tập câu Ai thế nào? ( tuần 14 – 1 tiết; tuần 17 – 1 tiết).
+ Các thành phần trong câu đáp ứng các câu hỏi Khi nào? (tuần 19 – 1
tiết); Ở đâu? (tuần 21 – 1 tiết); Như thế nào? (tuần 23 – 1 tiết ); Vì sao? (tuần
25 - 1 tiết); Để làm gì? (tuần 28 – 1 tiết).
+ Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? (tuần 30 – 1 tiết; tuần 32 – 1 tiết)


Dấu câu

- Phần này cung cấp các kiến thức sơ giản về cách sử dụng các loại dấu
câu và ôn tập về một số dấu câu cơ bản. Cụ thể:
+ Dấu chấm (tuần 3; tuần 10; tuần 22; tuần 28; tuần 32; tuần 34)
+ Dấu phẩy (tuần 6; tuần 16; tuần 20; tuần 22; tuần 24; tuần 26; tuần
29; tuần 31; tuần 34).
+ Dấu chấm hỏi (tuần 22; tuần 28).

13


+ Dấu chấm than (tuần 13; tuần 28).
+ Dấu hai chấm (tuần 30; tuần 32).



Các biện pháp tu từ (12 tiết)

- Bƣớc đầu làm quen với các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa (tuần
1; tuần 3; tuần 5; tuần 7; tuần 12; tuần 15; tuần 19; tuần 21; tuần 23; tuần 25;
tuần 28; tuần 33).
b. Định hƣớng tổ chức dạy học LTVC


Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ và câu

Phân môn LTVC mang tính chất thực hành nên các kiến thức lí thuyết
đƣợc đƣa đến cho học sinh ở mức sơ giản và tập trung chú trọng đến các quy
tắc sử dụng từ, câu.
Phần luyện tập là trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp HS củng cố và
vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào những bài tập cụ thể. Các bài
tập này có hai nhiệm vụ ứng dụng với hai dạng bài tập. Cụ thể:
- Bài tập nhận diện: giúp HS nhận ra hiện tƣợng về từ và câu cần
nghiên cứu ở mức độ thấp, những hiện tƣợng này đƣợc nêu sẵn trong các ngữ
liệu khác.
- Bài tập vận dụng: tạo điều kiện cho HS sử dụng những đơn vị từ ngữ,
ngữ pháp đã học vào hoạt động nói năng của mình.
Để chuẩn bị dạy một kiến thức lí thuyết về từ và câu, chúng ta cần đặt
khái niệm cần dạy trong hệ thống chƣơng trình để thấy rõ vị trí của nó, đồng
thời phải nắm chắc nội dung khái niệm, nghĩa là những dấu hiệu bản chất của
nó. Đây cũng chính là nội dung dạy học mà chúng ta cần đƣa đến cho HS.
Chúng ta cần hiểu rằng trƣớc một hiện tƣợng ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học
có thể có những cách lí giải, những giải pháp khác nhau. Dựa vào mục tiêu
dạy học của chính mình, các tác giả SGK đã chọn giải pháp phù hợp.
 Tổ chức dạy bài thực hành – bài tập làm giàu vốn từ


14


Làm giàu vốn từ còn đƣợc gọi là mở rộng vốn từ. Đó cũng chính là căn
cứ để chia các bài tập làm giàu vốn từ thành 3 nhóm lớn: bài tập nghĩa từ, bài
tập hệ thống hóa vốn từ, bài tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ).


Nhóm 1: Bài tập dạy nghĩa từ

Để tăng vốn từ cho HS phải cung cấp những từ mới, do đó công việc
đầu tiên của dạy từ là làm cho HS hiểu nghĩa từ. Việc dạy nghĩa từ đƣợc tiến
hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái
niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ.


Nhóm 2: Giải nghĩa bằng trực quan

Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đƣa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ
đồ để giải nghãi từ. Lúc này, vật thật, tranh ảnh, biểu bảng, sơ đồ đƣợc dùng
để đại diện cho nghĩa của từ.


Nhóm 3: Bài tập hệ thống hóa vốn từ

Trong SGK Tiếng Việt, kiểu bài tập hệ thống hóa vốn từ chiếm tỉ lệ cao
suốt từ lớp 2 đến lớp 5. Dựa vào đặc trƣng của hoạt động liên tƣởng khi tìm từ
ngữ, có thể treo bài tập hệ thống hóa vốn từ thành nhiều nhóm hạng. Cụ thể:
- Nhóm bài tập tìm từ có cùng chủ đề: các từ cần tìm ở đây thuộc cùng

một chủ điểm từ ngữ, hay nói cách khác là cùng trong một hệ thống liên
tƣởng. Vì vậy, dạng bài tập này giúp HS hình thành, phát triển tƣ duy một
cách hệ thống.
- Nhóm bài tập tìm từ cùng lớp từ vựng.
- Nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ theo các lớp từ vựng có số lƣợng
nhiều, chúng không chỉ có mặt trong các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn từ”
mà còn chiếm số lƣợng lớn trong các bài tập theo các mạch kiến thức về từ
nhƣ các bài: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. Ngay từ lớp 2 đã xuất
hiện kiểu bài tập nhƣ “Tìm từ cùng nghĩa (gần nghĩa hoặc trái nghĩa) với từ
cho sẵn”.

15


- Nhóm bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo: bài tập phân loại từ là
những bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu HS phân loại theo một căn cứ nào đó.
Bài tập có thể cho sẵn các từ rời, cũng có thể để các từ trong câu, đoạn. Căn
cứ để phân loại cũng chính là căn cứ để tìm từ trong nhóm bài tập tìm từ.


Nhóm 4: Bài tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)

Những bài tập này nhằm mục đích làm giàu vốn từ cho HS bằng quan
hệ ngôn ngữ, quan hệ liên tƣởng và quan hệ hình tuyến để lựa chọn và kết
hợp từ. Chúng mang tính chất bài tập Từ vựng – Ngữ pháp. Các bài tập sử
dụng từ sẽ giúp HS nắm đƣợc nghĩa và khả năng kết hợp của từ. Các đo
nghiệm cho thấy HS tiểu học đã nói, viết những câu nhƣ: “Hôm nay em dũng
cảm”, “Em rất đoàn kết”, “Em ở giữa Tổ quốc”,… là do không nắm chắc
nghĩa và khả năng kết hợp của từ.
1.2.2. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong phân môn LTVC lớp 3

1.2.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò, tác dụng của việc sử dụng trò
chơi trong dạy học phân môn LTVC lớp 3
Qua phân tích số liệu thu đƣợc từ “Phiếu điều tra” (Phụ lục) 70 GV
trƣờng Tiểu học Tích Sơn (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) chúng tôi thấy rằng:
- 100% GV khẳng định sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn
LTVC là cần thiết (câu hỏi 1).
- Về tác dụng của việc sử dụng trò chơi học tập trên lớp với 5 mức độ
đánh giá quy ƣớc là: 1: Hoàn toàn không có tác dụng; 2: Không tác dụng lắm;
3: Bình thƣờng; 4: Tác dụng; 5: Rất có tác dụng (câu hỏi 2), ý kiến của GV
thể hiện trên bảng 1 nhƣ sau:

16


Bảng 1: GV nhận định về tác dụng của việc sử dụng trò chơi
Ý kiến của GV
Các tác dụng của việc sử dụng trò chơi học tập
Tập trung sự chú ý của học sinh.

(%)
5

4

2

1

0


25 50 25

0

Hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi trong học tập. 75 25

3

0

0

0

20 50 25

5

0

50 50

0

0

0

75 25


0

0

25 50 25

0

0

25 70

5

0

0

Rèn luyện trí nhớ cho HS.

50 50

0

0

0

Phát triển tƣ duy sáng tạo, tìm tòi cái mới của HS.


0

50 50

0

0

Học sinh hiểu và nắm kiến thức sâu hơn.
Hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với
môn học và tạo môi trƣờng thuận lợi trong học tập.
Rèn luyện kĩ năng tƣơng tác, phối hợp giải quyết
nhiệm vụ học tập giữa học sinh với học sinh.
Nâng cao tƣơng tác giữa GV với HS trong quá trình
dạy học.
Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
ứng xử trong học tập.

0

- Nhìn vào bảng kết quả ta thấy:
100% ý kiến GV cho rằng trò chơi rất có tác dụng và có tác dụng trong
việc hình thành không kí vui vẻ, hứng khỏi trong học tập cho HS; hình thành
xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học và tạo môi trƣờng thuận
lợi trong học tập; rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng xử
trong học tập và rèn luyện trí nhớ cho HS.
Có ¼ GV (chiếm 25%) ý kiến GV lựa chọn tác dụng “bình thƣờng” của
trò chơi đối với việc giúp HS hiểu và nắm kiến thức sâu hơn; rèn luyện kĩ
năng tƣơng tác, phối hợp giải quyết nhiệm vụ học tập giữa HS với HS và


17


nâng cao tƣơng tác giữa GV với HS trong quá trình dạy học.
Có 50% ý kiến GV cho rằng trò chơi chỉ có tác dụng bình thƣờng đối với
việc tập trung sự chú ý của HS và phát triển tƣ duy sáng tạo, tìm cái mới của HS.
Đặc biệt có ý kiến GV cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học phân
môn LTVC không có tác dụng lắm trong việc tập trung sự chú ý của HS(25%)
và giúp HS hiểu và nắm kiến thức sâu hơn (5%).
Qua đây, chúng tôi cho rằng: nhận thức của GV về tác dụng của việc sử
dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC ở lớp 3 là khá phù hợp.
Tuy nhiên vẫn chƣa có sự đồng đều trong việc nhận thức một cách đúng đắn và
chính xác về tác dụng của trò chơi học tập.
1.2.2.2. Thực trạng việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn
LTVC của giáo viên
- Về tần số sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC lớp
3 (câu hỏi 3), kết quả điều tra thể hiện trên hình 1.
12
15

Rất thƣờng xuyên

29

Thƣờng xuyên
Thỉnh thoảng
Ít khi
Không bao giờ
53


Hình 1: Tần số sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC
- Có 53% GV thỉnh thoảng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân
môn LTVC lớp 3, còn 29% GV ít khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học và
15% GV thƣờng xuyên sử dụng. Tuy nhiên có 1% GV đƣa ra ý kiến là không

18


×