Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm asen trong nước ngầm ởHà Nam và các giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.2 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
----------

BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ
Nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm asen trong nước ngầm ở
Hà Nam và các giải pháp quản lý.
Nhóm 2 – K10C
1.
2.
3.
4.
5.

Phạm Thị Hoa
Đỗ Xuân Hoàn
Nguyễn Thị Hồng
Lê Văn Hiếu
Nguyễn Thị Thanh Huyền

6. Phạm Thị Hương
7. Nguyễn Thị Hưởng
8. Mai Thị Châu Linh
9. Lê Thị Giang
10. Trần Thị Hồng Vân


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................3
CHƯƠNG I. LƯỢNG GIÁ SƠ BỘ NHỮNG ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE CỦA
PHƠI NHIỄM ASEN TRONG NƯỚC NGẦM.....................................................4


1.Giới thiệu asen và những đặc điểm lý hóa cơ bản.........................................................................4
2.Độc tính của asen và lượng giá liều đáp ứng.................................................................................4
3.Tình hình ô nhiễm asen trong nước ngầm và sự phân bố của asen..............................................6
4.Tổng quan về ảnh hưởng tới sức khỏe con người do phơi nhiễm asen........................................8
5.Mức độ phơi nhiễm với asen của cộng đồng ở Hà Nam...............................................................9
6.Nguy cơ sức khỏe của người dân Hà Nam do phơi nhiễm với asen trong nước ngầm................9
7.Những hạn chế của hoạt động lượng giá.....................................................................................10

CHƯƠNG II. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ NHIỄM ASEN
TRONG NƯỚC NGẦM........................................................................................11
1.Những giải pháp đã và đang áp dụng trên thế giới và Việt Nam................................................11
2.Ưu, nhược điểm của một số giải pháp.........................................................................................11
3.Những giải pháp đã và được triển khai tại địa phương..............................................................13
4.Những giải pháp khuyến nghị áp dụng ở Hà Nam.......................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................17

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATP:

Tế bào mang năng lượng

CSF:

Cancer Slope Factor

ĐHKHTN:


Đại học khoa học tự nhiên

EU:

Liên minh Châu Âu

IARC:

International agency for research on cancer

LOAEL:

Lowest-observed adverse effect level

MRL:

Minimum Risk Level

NOAEL:

No-observed adverse effect level

WHO:

Tổ chức y tế thế giới

UNICEF:

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc


3


CHƯƠNG I. LƯỢNG GIÁ SƠ BỘ NHỮNG ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
CỦA PHƠI NHIỄM ASEN TRONG NƯỚC NGẦM.
1.

Giới thiệu asen và những đặc điểm lý hóa cơ bản.

1.1. Giới thiệu asen
Asen còn gọi là thạch tín, là một nguyên tố hình thành tự nhiên trong vỏ trái
đất có ký hiệu As. Asen là một á kim mang nhiều độc tính, thường tồn tại dưới dạng
các hợp chất asenua và asenat. Trong nước asen tồn tại ở 2 dạng hóa trị: hợp chất As
hóa trị III và V. Asen và hợp chất được dùng như thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ sâu,
diệt cỏ và trong một loạt các hợp kim.
1.2. Tính chất vật lý
-

Rắn, có màu xám kim loại; độ dẫn nhiệt: 50,2 W/(m.K)

-

Độ cứng: 3,5; điểm nóng chảy: 1.090oC; điểm sôi: 887o

-

Khối lượng riêng: 5227 kg/m3, khối lượng nguyên tử: 74,9216 đvc [1]

1.3. Tính chất hóa học

-

Asen về tính chất hóa học rất giống với nguyên tố đứng trên nó là phốtpho:

• Nó tạo thành các ôxít kết tinh, không màu, không mùi như As2O3 và As2O5
là những chất hút ẩm và dễ dàng hòa tan trong nước để tạo thành các dung
dịch có tính axít. Axít asenic, tương tự như axít phốtphoric, là một axít yếu.
• Tương tự như phốtpho, asen tạo thành hiđrua dạng khí và không ổn định, đó
là arsin (AsH3). Sự tương tự lớn đến mức asen sẽ thay thế phần nào cho
phốtpho trong các phản ứng hóa sinh học và vì thế nó gây ra ngộ độc. Tuy
nhiên, ở các liều thấp hơn mức gây ngộ độc thì các hợp chất asen hòa tan lại
đóng vai trò của các chất kích thích và đã từng phổ biến với các liều nhỏ như
-

là các loại thuốc chữa bệnh cho con người vào giữa thế kỷ 18.
Asen thăng hoa khi bị nung nóng ở áp suất tiêu chuẩn, chuyển hóa trực tiếp
thành dạng khí mà không chuyển qua trạng thái lỏng. Trạng thái lỏng xuất
hiện ở áp suất 20 átmốtphe trở lên, điều này giải thích tại sao điểm nóng chảy
lại cao hơn điểm sôi.

2.

Độc tính của asen và lượng giá liều đáp ứng

2.1. Độc tính của asen
4


-


Hợp chất asen hóa trị III độc hơn hợp chất asen hóa trị V; hợp chất asen hữu
cơ ít độc hơn các hợp chất asen vô cơ.

-

Asen phá vỡ việc sản xuất ATP, các can thiệp trao đổi chất dẫn tới cái chết từ
hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan từ cái chết tế bào do chết hoại chứ
không phải do chết tự nhiên.

-

Asen và các hợp chất của asen được phân loại là "độc" và "nguy hiểm cho
môi trường" tại Liên minh châu Âu. IARC công nhận asen nguyên tố và các
hợp chất của asen như là các chất gây ung thư nhóm 1. Asen gây ra ngộ độc

-

asen do sự hiện diện của nó trong nước uống...
Phơi nhiễm asen ở mức cao hơn trung bình có thể diễn ra ở một số nghề
nghiệp. Các ngành công nghiệp sử dụng asen vô cơ và các hợp chất của nó
bao gồm bảo quản gỗ, sản xuất thủy tinh, các hợp kim phi sắt và sản xuất bán
dẫn điện tử. Asen vô cơ cũng tìm thấy trong khói tỏa ra từ các lò cốc gắn liền
với công nghiệp nấu kim loại.

2.2. Liều – đáp ứng của asen
-

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy: Liều gây chết một
nửa( LD50) của asen theo đường ăn uống là 763 mg/kg trên chuột lang, và


-

với chuột nhà là 145 mg/kg thể trọng.
Vallee và cộng sự (1960) cũng đưa ra kết quả giống nghiên cứu của Winship
(1984) ước tính LD50 trên chuột nhắt nằm trong khoảng 1 – 4 mg/kg. Liều
này tương đương với một liều gây chết 50%, khoảng 70 – 280 mg, đối với
một người trưởng thành nặng 70kg.
Bảng: Giá trị NOAEL và LOAEL được tổng hợp từ các nghiên cứu khác nhau
Tác giả

Năm

NOAEL(mg/kg)

LOAEL( mg/kg)

Tseng

1977

0,0008

0,014

Cebrian và cộng

1983

0,0004


0,022

1983

0,0009

Không rõ ràng ảnh

sự
Southwick và
cộng sự

hưởng tại 0,006
mg/kg
5


Hindmarsh và

1977

0,0007

0,019

cộng sự
-

Theo Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO), liều tiêu thụ hàng ngày chịu đựng được
(TDI) với phơi nhiễm asen qua nước ăn uống được khuyến cáo cho người

trưởng thành là 0,001 mg/kg trọng lượng cơ thể/ ngày, tương đương với 1
µg/kg trọng lượng cơ thể/ ngày. Từ TDI, WHO và Tổ chức Nông lương thế
giới ( Food and Agriculture Organnization –FAO ) đã tính toán và đưa ra
khuyến cáo về mức tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được là 7µg/ tuần. Theo dữ
liệu của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ( năm 1991), cho thấy rằng liều tham
chiếu cho phơi nhiễm mạn tính asen theo đường uống là 0,3µg/kg/ngày,
NOAEL là 0,8 µg/kg/ngày và LOAEL 14µg/kg/ngày có thể gây chứng dày
sừng, và các biên chứng mạch máu trong một dân số sử dụng nước uống có

-

nhiễm asen.
Mức nguy cơ tối thiểu( Minimum Risk Level – MRL) được ước tính bằng
nồng độ tối thiểu của một chất hóa học mà con người tiếp xúc hàng ngày có
nguy cơ gây ung thư trong một khoảng thời gian quy định. Đối với phơi
nhiễm asen theo đường ăn uống, MRL là 0,005 mg/kg/ngày cho trường hợp
cấp tính với yếu tố không chắc chắn là 10. Trường hợp mạn tính có MRL là

-

0,003 mg/kg/ngày với yếu tố không chắc chắn là 3.
Hệ số Cancer Slope Factor (CSF) được sử dụng để ước tính nguy cơ ung thư
do phơi nhiễm với một chất ung thư hoặc có khả năng gây ung thư. Cục Bảo
vệ Môi trường Mỹ EPA đã phát hiện hệ số CSF để ước tính khả năng gây ung
thư của asen dựa trên một nghiên cứu dich tễ học ung thư da do phơi nhiễm
asen qua đường ăn uống ở Đài Loan. CSF được các tác giả sử dụng là 1,5
(mg/kg/ngày)-1[2]

3.


Tình hình ô nhiễm asen trong nước ngầm và sự phân bố của asen.
Nhiễm độc asen trong nước ngầm được coi là vụ ngộ độc tập thể lớn nhất từ
trước đến nay với trên 137 triệu người phơi nhiễm tại nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ khác nhau, trong đó nghiêm trọng nhất là tại Bangladesh, Tây
Bengal, Việt Nam, Trung Quốc.[9]
6


3.1. Trên thế giới
-

Năm 1991, lần đầu tiên thế giới phát hiện ra ô nhiễm asen trong nước ngầm tại
Đài Loan. Số người bị ảnh hưởng lên tới 100.000 người.

-

Theo số liệu của WHO về ô nhiễm Asen trong nguồn nước, Mexico từ 0,0080,624 mg/l, có tới 50% số mẫu có nồng độ Asen >0,050 mg/l.[1]

-

Ở Bangladesh có khoảng 2- 4 triệu giếng khoan khai thác nước. thử nghiệm
8000 giếng khoan ở 60/64 tỉnh cả nước cho thấy tới 51% số mẫu nước có hàm
lượng as vượt quá 0,05mg/l, ước tính tới 50 triệu dân Băngladet uống nước bị
ô nhiẽm asen.[4]

-

Hiện tượng ô nhiễm asen trong môi trường đã được phát hiện ở nhiều nơi trên
thế giới, trong đó những khu vực có hàm lượng asen trong nước rất cao như ở
Chilê 800 mg/l, Gana 175mg/l, tây Bengan 2000mg/l, Đài Loan 600mg/l….


-

Nhiều quốc gia và khu vực khác ở Đông Nam Á, như Việt Nam, Campuchia,
Tây Tạng, Trung Quốc, được coi là có các điều kiện địa chất tương tự giúp cho
quá trình tạo nước ngầm giàu asen.

-

Miền bắc Hoa Kỳ, bao gồm các phần thuộc Michigan,Wisconsin , Minnesota
và Dakota cũng có hàm lượng asen trong nước ngầm khá cao.

3.2. Tại Việt Nam
-

Từ những năm 1995-2000, nhiều công trình nghiên cứu điều tra về nguồn gốc
Asen có trong nước ngầm, mức độ ô nhiễm, chu trình vận chuyển… đã tìm
thấy nồng độ Asen trong các mẫu nước khảo sát ở khu vực thượng lưu sông
Mã , Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định,
Thanh Hóa… đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt của Quốc
Tế và Việt Nam.

-

Trong hơn 2 năm (2003-2005), Chính Phủ Việt Nam và UNICEF đã khảo sát
về nồng độ asen trong nước của 71.000 giếng khoan thuộc 17 tỉnh từ đồng
bằng miền Bắc, Trung, Nam. Kết quả cho thấy nguồn nước giếng khoan ở các
tỉnh vùng lưu vực Sông Hồng như : Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên,
Hải Dương và các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long như : An Giang,
Đồng Tháp đều bị nhiễm asen rất cao. Tỷ lệ các giếng có nồng độ asen cao

hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và WHO của các xã dao động từ 59,67


80%. Có thể thấy tình trạng ô nhiễm Asen trong nguồn nước của các giếng
khoan tại các xã là rất nghiêm trọng.[1]
3.3. Tại Hà Nam
-

Theo đánh giá của UNICEF, Hà Nam là tỉnh phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
asen trong nước ngầm ở mức trầm trọng tương tự Bangladesh - nơi được đánh
giá có độ ô nhiễm asen cao nhất thế giới.

-

62% số giếng khoan được xét nghiệm ở Hà Nam có nồng độ trên 0,05mg/l, gấp
5 lần hàm lượng cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch.

-

Tỉ lệ người mắc các chứng bệnh nguy hiểm nghi liên quan tới asen ngày càng
cao. Mặc dù người dân ở đây sử dụng nước giếng khoan chưa đến 10 năm. Kết
quả khảo sát ngẫu nhiên của Viện Y học Lao động & Vệ sinh môi trường tại ba
xã Hòa Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trụ, những nơi có 94,4% số giếng khoan có mức
asen cao hơn tiêu chuẩn cho phép, cho thấy các bệnh về da (sừng hóa, thay đổi
sắc tố da, v.v) chiếm 28,3% so với trung bình toàn quốc vốn chỉ ở mức 3-5%.

-

Nước mặt của Hà Nam cũng ở tình trạng báo động. Bốn con sông lớn chảy qua,
sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang, đoạn chảy qua Hà Nam

đều ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân do nhiều hộ dân ở Hà Nam đổ thuốc
nhuộm vải thải ra sông.

4.

Tổng quan về ảnh hưởng tới sức khỏe con người do phơi nhiễm asen.
• Nhiễm độc cấp tính
-

Qua đường tiêu hóa: gây rối loạn (đau bụng, nôn, bỏng, khô miệng, tiêu chảy
nhiểu, cơ thể mất nước,…), có thể tử vong từ 12-18h.

-

Qua đường hô hấp: kích ứng vào các đường hô hấp (ho, đau khi hít vào, khó
thở), rối loạn thần kinh, tổn thương về mắt như: viêm da mí mắt, viêm kết mạc

• Nhiễm độc mãn tính: Khi sử dụng nguồn nước nhiễm asen và kim loại nặng
hàng ngày vượt quá mức độ cho phép:
-

1-5 năm: Mệt mỏi, buồn nôn và nôn, thay đổi sắc tố da.

-

5-10 năm: Da trở nên bị sừng hóa, mạch máu bị tổn thương, ảnh hưởng đến
thai nhi khi phụ nữ mang thai (có thể gây sảy thai).

-


10-15 năm: Ung thư da, ung thư gan, nguy hại đến hệ thống thân kinh.
8


5.

Mức độ phơi nhiễm với asen của cộng đồng ở Hà Nam.
• Các đường phơi nhiễm
-

Nguồn ô nhiễm: Giếng khoan

-

Môi trường trung gian: Nước giếng, đất, cây trồng.

-

Điểm phơi nhiễm: Chủ yếu ở nhà

• Cách thức phơi nhiễm
-

Ăn uống: Tỷ lệ người dân xã Vĩnh trụ, Hòa Hậu, Bồ Đề dùng nước ngầm để
ăn uống lần lượt là: 9.4%; 32.7% và 37.5%.

-

Ngấm qua da, mắt: Ở 3 xã trên có 93.4% người dân dùng nước giếng khoan
rửa thức ăn, 46.7% tắm và 4.5% tưới cây.


• Mức độ phơi nhiễm
-

Trung bình có 70-80% giếng khoan chứa asen vượt quá quy định của Bộ y tế.

-

Theo Unicef và WHO, trong khoảng gần 1 triệu dân Hà Nam thì khoảng
300.000 người phơi nhiễm với asen.

6.

Nguy cơ sức khỏe của người dân Hà Nam do phơi nhiễm với asen trong
nước ngầm.
-

Kết quả nghiên cứu “Đánh giá nguy sơ sức khỏe do ăn uống nước giếng
khoan nhiễm Asen ở Hà Nam” thực hiện giữa năm 2013 đã chỉ ra: người
trưởng thành tại 39,9% HGĐ của xã Chuyên Ngoại tại Hà Nam bị ảnh hưởng
sức khỏe do sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm asen cho ăn uống.

-

Hàm lượng asen trong tóc người dân có 16% số mẫu không đạt tiêu chuẩn.

-

Có 33% phụ nữ bị rối nhiễu tâm trí, cao hơn nhiều so với các vùng khác


-

Hàm lượng asen niệu cao hơn bình thường ở 50/400 trường hợp nghiên cứu.

-

Trung bình cứ 100.000 người trưởng thnafh tại xã Chuyên Ngoại sẽ có 66
nhười bị ung thư nếu sử dụng nước giếng khoan có chứa asen không qua lọc
để ăn uống.[6]

9


7.

Những hạn chế của hoạt động lượng giá
Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường cho phép nhìn nhận nguy cơ sức khỏe

một cách khách quan và tổng hợp. Điểm mạnh nhất của hoạt động này là đánh giá
được mức độ phơi nhiễm,liều lượng asen được tiêu thụ trung bình từ đó đưa ra
được những ảnh hưởng đến sức khỏe, về nguy cơ ung thư. Tuy nhiên bên cạnh
những ưu điểm đó còn tồn tại một số hạn chế như sau:
• Hoạt động đánh giá nguy cơ là việc đánh giá được dựa trên nghiên cứu với cỡ
mẫu khá nhỏ và như vậy có thể không đại diện cho thực trạng tại tỉnh Hà
Nam hay nhiều địa điểm khác ở Việt Nam mà chỉ đại diện cho các xã có đặc
điểm tương đồng về địa lý, kinh tế xã hội.
• Tổng lượng asen mà người dân địa phương tiêu thụ hàng ngày được tính toán
dựa trên thể trọng trung bình của người nông thôn Việt Nam mà chưa có đo
lường về thể trọng của đối tượng.
• Thể tích nước tiêu thụ của người trưởng thành được lấy trung bình là 2 lit theo

hướng dẫn của WHO. Điều này sẽ dẫn đến những sai số vì thực tế thể tích
nước tiêu thụ của các cá nhân là khác nhau giữa các mùa trong năm.
• Mới chỉ đánh giá được phơi nhiễm chủ yếu qua đường nước,trong khi đó 1
chất có thể có phơi nhiễm qua nhiều con đường khác nhau.
• Đánh giá trên những người sống trong khu vực ô nhiễm asen nặng để đánh giá
cho toàn khu vực mà mỗi đối tượng khác nhau sẽ có sự khác nhau về độc tính
và sự chuyển hóa sinh học của 1 chất trong cơ thể như vậy tính đại diện không
cao, dẫn đến sai số.
• Cần đánh giá trên nhiều đối tượng khác nhau,các nhóm nguy cơ cao như trẻ sơ
sinh,trẻ nhỏ,người già,phụ nữ mang thai và thai nhi,người suy dinh dưỡng,đau
ốm,người bị rối loạn về gen để có những kết quả bao quát nhất.
• Quá trình lượng giá không được quan sát thực tế mà chỉ dựa vào nguồn số liệu
tìm được từ các nghiên cứu trước.
• Các thông tin sử dụng trong đánh giá Liều- Đáp ứng, đánh giá yếu tố nguy cơ
chủ yếu dựa trên các nghiên cứu trên thế giới. Đáp ứng của người Việt Nam
với asen có thể khác với đáp ứng ở một cộng đồng nước khác.[2]

10


CHƯƠNG II. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ NHIỄM ASEN
TRONG NƯỚC NGẦM
1.

Những giải pháp đã và đang áp dụng trên thế giới và Việt Nam.

1.1. Trên thế giới
-

Bangladesh: Dùng phoi sắt; nồi ánh sáng mặt trời/ không khí/ đất sét;…


-

Nhật Bản: Dùng tro núi lửa

-

Chi-lê: Dùng sữa vôi để kết tủa Asen

-

Ấn Độ: Hấp phụ bằng vật liệu Laterite

-

Lalpur, Chakdah, Tây Bengal: Hấp thụ bằng oxit nhôm hoạt hóaMột số biện
pháp khác: Kết tủa đồng; lắng phèn; bộ lọc Asen; trao đổi ion; thẩm thấu
ngược;…

1.2. Tại Việt Nam
-

-

2.

Mô hình loại bỏ asen kết hợp với sắt bằng bể lọc của trung tâm nước sạch và
vệ sinh môi trường.
Mô hình xử lý asen bằng cát/đá ong của Quỹ Liên
Mô hình loại bỏ asen trong nước ăn uống bằng vật liệu mới NC-F20

Mô hình xử lý asen bằng sắt non của trung tâm công nghệ tài nguyên nước
Mô hình xử lý asen bằng oxi hóa và kết tủa của trường ĐH KHTN Hà Nội
Ưu, nhược điểm của một số giải pháp

Giải pháp
Kết tủa

Ưu điểm

Nhược điểm

Hóa chất đơn giản, chi phí tương Đa số nồng độ Asen không đạt
đối thấp
tiêu chuẩn, cần xử lý tiếp bằng
phương pháp khác.

Keo tụ bằng Không đòi hỏi các thiết bị phức Tạo ra một lượng cặn lớn sau
hóa chất
tạp, phản ứng đơn giản.
xử lý
Hấp thụ
bằng nhôm
hoạt hóa

Chỉ cần đổ nước giếng cần xử lý Cần thay thế vật liệu lọc thường
qua lớp vật liệu lọc, đơn giản dễ xuyên khi sử dụng.
thao tác.

Trao đổi ion Có thể sử dụng dung dịch muối Công nghệ tương đối phức tạp,
đậm đặc NaCl để hoàn nguyên hạt ít có khả năng áp dụng cho từng

11


trao đổi ion đã bão hòa asen.

hộ gia đình đơn lẻ

Công nghệ
lọc màng

Có thể tách bất cứ loại chất rắn Thường rất đắt, chỉ sử dụng
hòa tan nào ra khỏi nước, kể cả trong trường hợp cần thiết, bắt
asen
buộc

Hấp phụ
bằng oxyt
nhôm hoạt
hóa

Vật liệu không độc hại. Tương đối Cần điều chỉnh lại độ pH
nổi tiếng và thương mại

Hấp thụ
Hiệu suất xử lý đạt 50-90%
Chi phí cao
bằng vật
Hiệu suất có thể đạt cao hơn khi
liệu Laterite xử lý laterite trước bằng dung dịch
HNO3 0.01M

Tráng cát có Dự kiến sẽ được giá rẻ, không tái Chưa được chuẩn hóa. Độc hại
sắt
sinh được
chất thải rắn.
Dùng phoi
sắt

Chi phí thấp, dễ thực hiện

Hiệu quả của phương pháp này
không cao.

Dùng tro núi Chi phí thấp, dễ thực hiện
lửa

Không áp dụng được cho các
nước không có núi lửa.

Dùng sửa
vôi để kết
tủa Asen

Chi phí thấp, dễ thực hiện

Kĩ thuật này cần mặt bằng đủ
rộng, không áp dụng được cho
những vùng hiếm đá vôi, vùng
chưa có điện

Dùng

khoáng vật
kết tủa asen

Chi phí thấp, dễ thực hiện

Khoáng vật trước khi sử dụng
phải được chế hoá sơ bộ để
chuyển sang dạng hoạt hoá và
phải trung tính.

Sử dụng
quặng
pyrolusite

Quặng pyrolysite có khả năng hấp Quặng có chứa nhiều tạp chất
thụ cao nhất lượng asen trong khác nhau, cần phải nghiên cứu
nước
kỹ để tránh làm thôi nhiễm
nguồn nước sau khi đã lọc sạch
12


asen.
Bể lọc chậm Tạo lớp màng giúp lọc tốt Chiếm
diện
Xử lý nước không phèn Tốc độ lọc chậm
Không
dùng
máy
móc

Đơn giản, tiện lợi
Công nghệ
nước ngầm

3.

Công nghệ đề xuất phù hợp với
đặc điểm, tính chất của nguồn
nước thải; Nồng độ các chất ô
nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy
chuẩn hiện hành; Diện tích đất sử
dụng tối thiểu.

tích

lớn

Chất lượng nước sau xử lý nước
ngầm bị ảnh hưởng nếu một
trong những công trình đơn vị
trong trạm không được vận
hành đúng các yêu cầu kỹ thuật;

Những giải pháp đã và được triển khai tại địa phương.
-

Sử dụng bể lọc nước với vật liệu lọc đơn giản như cát hoặc than hoạt tính.
Tình đã xây dựng 90 mô hình bể cát lọc asen, amoni,… trong nước, bước đầu
tiên triển khai ở 6 xã và được bà con nhiều địa phương nhân rộng. Tại xã Tiên
Phong, huyện Duy Tiên, 100% số hộ đã có nước sạch sinh hoạt thường xuyên

kể cả trong mùa khô hạn nhờ hệ thống bể lọc đạt tiêu chuẩn. UNICEFF đã hỗ

-

trợ những hộ khó khăn xây bể lọc nước.
Trung tâm chuyển giao công nghệ lắp đạt thử nghiệm 30 bình khử asen tại xã
Hòa Hậu. Kết quả ban đầu cho thấy bình lọc này nếu sử dụng đúng có thể khử

-

-

được 90-98% lượng asen trong nước ngầm, hiểu quả hơn so với bể lọc cát.
Mô hình thí điểm lọc nước lắng nghiêng và lọc áp lực công suất 1000m3/ngày
đêm phục vụ 11000 dân đang được xây dựng tại xã Hòa Hậu.
Người dân tự làm bể lọc qua cát đen, cát, sỏi. Kết quả, từ 41.1 – 63.5% nước
sau lọc đạt tiêu chuẩn để ăn uống và 83.2-97.6% mẫu nước sau lọc đạt tiêu

-

chuẩn nước sinh hoạt.
Mô hình bể lọc cát kết hợp giàn phun mưa do Viện Y học lao động và Vệ sinh
môi trường nghiên cứu đã giải quyết tương đối triệt để sắt và asen trong nước
ngầm: 100% nước sau lọc đạt tiêu chuẩn về hàm lượng asen dùng cho nước
sinh hoạt.

13


-


Hệ thống nano Vast được thiết kế, chế tạo tương đối chuyên nghiệp với các ưu
điểm nổi trội: không dùng hóa chất, điều khiển hoàn toàn tự động hoặc bán tự
động, chất lượng nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt
với hàm lượng Asen cho phép dưới 10ppb. Năm 2011, hệ thống đã được lắp
đạt và ứng dụng tại trạm y tễ xã Nhân Khang, huyện Lý Nhân (Hà Nam).

4.

Những giải pháp khuyến nghị áp dụng ở Hà Nam.

4.1. Biện pháp tăng hiệu quả thực hiện của các giải pháp sẵn có.
Mặc dù người dân nhiệt tình ủng hộ, đón nhận khuyến cáo, hướng dẫn của
UNICEF và cơ quan chuyên môn, nhưng vẫn có nhiều hộ gia đình chưa quan tâm
đến vấn đề này và hiện vẫn đang sử dụng trực tiếp các nguồn nước này mà không
quy xử lý cho các mục đích khác nhau, đặc biệt trong nông nghiệp và chăn nuôi. Vì
vậy cần đẩy mạnh truyền thông về thực trạng ô nhiễm asen trong nước ngầm, các
đường phơi nhiễm, mức độ ảnh hưởng lên sức khỏe, và đặc biệt là các biện pháp đã
và đang được áp dụng để giảm thiểu asen trong nước ngầm. Khuyến cáo nhân dân
trong vùng không sử dụng nguồn nước có nhiễm asen cao mà chưa xử lý triệt để.
4.2. Những giải pháp mới phù hợp với điều kiện thực tế ở Hà Nam:
• Không sử dụng nước nhiễm asen, thay thế bằng một số nguồn nước khác
như nước mưa trong tưới tiêu và chăn nuôi.
• Không sử dụng nước ngầm khi vừa mới bơm lên vì Arsenite [As(III)] tiếp
xúc với không khí đủ lâu sẽ bị oxy khóa thành Arsenate [As(V)], một hợp chất
hữu cơ có độc tính chỉ bằng ¼ độc tích của Arsenite. Chỉ cần vài thùng phuy,
lu,… sẵn có để chứa nước ngầm trong một vài ngày trước khi uống hoặc nấu
ăn. Hiệu quả của phương pháp này chưa được nghiên cứu sâu rộng nhưng có
thể đạt 25%
 Đơn giản, ít tốn kém nhất để làm giảm độc tính của Arsenic trong nước ngầm.

• Phơi nắng SORAS: Dùng tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời để oxy hóa và
loại trừ Asen trong nước ngầm đựng trong bình nhựa PET (Polyethylene
terephthalate) trong suốt. SORAS do viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường
Liên bang thụy sĩ và cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ ở Bangladesh sáng
chế. Kết quả thực nghiệm cho thấy SORAS có thể giảm từ 45 đến 78% nồng
độ Asen trong nước ngầm. Phương pháp SORAS có các giai đoạn:
- Cho 16 lít nước ngầm mới bơm vào bình nhựa PET dug tích 20 lít.
- Cho vào bình PET 1 muỗng cà phê nước chanh tươi.
- Lắc bình PET khoảng 30 giây.
14


- Đặt bình nằm ngang và phơi nắng trong 1 ngày.
- Lật bình đứng lên để lắng cặn trong một đêm.
- Khi cặn đã lắng, rót nước trong ra khỏi bình PET.
 Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nóng và ẩm ướt với nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23-24 oC, số
giờ nắng trung bình khoảng 1300-1500 giờ/năm. Điều kiện này khá thích hợp
để đáp ứng phương pháp phơi nắng SORAS.
• Lóng phèn
- Nước ngầm được bơm qua một máng sắt (càng rộng càng tốt) hay lưới sắt
(càng mịn càng tốt) để arsenite [As(III)] có điều kiện thuận lợi oxy hóa thành
arsenate [As(V)] và sắt có điều kiện thuận lợi oxy hóa thành Fe(OH)3; như
vậy, càng nhiều arsenate kết tủa với Fe(OH)3 và bị loại ra khỏi nước. Nếu
nước không đủ chất sắt, cần thêm nước rỉ sét bằng cách ngâm cước chùi nhôm
(steel wool) trong chai riêng.
- Sau khi hồ và lu đã đầy, nên cho một ít đất sét sạch rồi quậy đều để nước có
màu đục như nước sông. Các hạt đất sét, giống như các hạt phù sa, giúp cho
việc kết tủa và lắng đọng có hiệu quả hơn vì nó làm tăng trọng lượng và khả
năng bám dính (adsorption) của các hạt kết tủa.

 Biện pháp khá đơn giản, dễ làm, nguyên vật liệu dễ kiếm và giá thành rẻ, phù
hợp với điểu kiện kinh tế địa phương.
• Phương pháp oxy hóa kết hợp keo tụ tạo bông, lắng và lọc.
-

Hiệu quả xử lý asen đạt 100%.

-

Giá thành xử lý nước ở mức chấp nhận được với hộ gia đình nông thôn.

5. Kết luận và kiến nghị
-

Asen là một nguyên tố rất phổ biến trong tự nhiên, tồn tại dưới dang nhiều
hợp chất khác nhau (cả vô cơ lần hữu cơ). Asen là chất cực độc và có thể
xâm nhập vào cơ thể con người thông qua chuỗn thực phầm, nước uống và
không khí.[23]

-

Qua những kết quả nghiên cứu về mức độc nhiễm Asen trong môi trường
nước hiện nay, đây chưa phải là kết quả cuối cùng, nên cần có những nghiên
cứu tiếp tục.[23]

-

Để tránh nhiễm độc Asen, cần áp dụng các biện pháp tổng thể, từ quy hoạch,
quản lý, đến phát triển các công nghệ sản xuất, xử lý ô nhiễm phù hợp, cho
15



đến tuyên truyền, giáo dục, và các giải pháp y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng.
-

Cần thiết phải phân loại, khoanh vùng ô nhiễm, phân loại theo mức độ hay
nồng độ nhiễm asen => lập bản đồ kế hoạch các vùng ô nhiễm để có thể lập
bản đồ, cần bổ sung thêm số liệu phân tích trên diện rộng.[23]

-

Dựa vào các điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, cần lựa chọn một công
nghệ xử lý asen trong nước phù hợp.

-

Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu về mức độ ô nhiễm Asen và tác động của
nó đến sức khoẻ cộng đồng.[23]

-

Cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp liên ngành, với sự tham gia
của nhiều thành phần, tiến tới đạt một giải pháp phù hợp và bền vững.[4]

16


-


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GVHD.T.S. Vũ Thị Thanh Bình, Phương pháp nghiên cứu khoa học “Đề tài
ô nhiễm Asen” />2. Bùi Huy Tùng, Trần Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Việt Hùng “ Đánh giá nguy cơ
sức khỏe do ăn uống nguồn nước nhiễm asen tại Hà Nam”
3. Đỗ Văn Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh “Một số đặc điểm phân
bố arsen trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm arsen trong môi trường ở Việt
Nam” />4. Luận văn” Thực trạng ô nhiễm asen trong môi trường nước ở các thành phố
lớn hiện nay” thanh-pho-lon-hien-nay-45251/
5. Trần Thị Thanh Hương và Lê Quốc Toản” Cơ chế gây độc Arsen và khả năng
giải độc Arsen của vi sinh vật, in Hội thảo Môi trường và Phát triển bền
vững, 2010: Vườn Quốc gia Côn Đảo.p.82-92
6. Nguyễn Việt Hùng “ Ô nhiễm asen trong nước giếng khoan dùng cho ăn
uống và nguy cơ sức khỏe của người dân xã Chuyên Ngoại, Duy Tiên, Hà
Nam, 2011” />7. />arsenic_poisoning_and_its_effects_on_human_health_3v.pdf
8. Cơ chế gây độc của asen và khả năng giải độc asen của vi sinh vật
/>arsenic_poisoning_and_its_effects_on_human_health_3v.pdf
9. Tiểu luận thực trạng và biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm Asen ở Việt
Nam />10. WHO “ Water Sanitation Health”
11. />12. Luận văn thực trạng ô nhiễm asen trong môi trường nước ở các thành phố
lớn hiện nay. />13. Asen trong nước uống và giải pháp phòng trống (Trần Hữu Hoan).
/>17


14. Bùi Huy Tùng, Trần Tuyết Hạnh, Nguyễn Việt Hùng. “Đánh giá nguy cơ sức
khỏe do ăn uống nước giêngs khoan nhiễm asen ở Hà Nam” (năm 2013), tạp
chí Y học dự phòng.
15. Văn Thị Hoành, Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Phượng, Tài Thị Hương,
“ Thực trạng ô nhiễm asen trong môi trường nước ở các thành phố lớn hiện
nay”.

16. Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Việt Anh,Nguyễn Văn Tín, Ðỗ Hải. Không ngày
tháng. “Một số công nghệ xử lý arsen trong nước ngầm, phục vụ cho cấp
nước sinh hoạt đô thị và nông thôn
17. Arsenic in drinking water. Fact Sheet No 210 February 1999. Tài liệu của
WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) trên Intemet.
18. Đồng bằng sông cửu long Clark, John W., Warren Viessman, and Mark J.
Hammer. 1977. Water Supply and Pollution Control. Third Edition. Harper
& Row, Publishers. New York, New York
19. />ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3DwsLA
08jc0Njd18PI2NXQ_2CbEdFAHgZ0vc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=
%2Fwps%2Fwcm%2Fconnect%2Fsokhcn%2Fsiteofsokhcn%2Ftapchikhcn
%2F2009%2F200903%2F20090311
20. />ml
21. />22. />option=com_content&view=article&id=1043:huong-dan-ki-thuat-du-an-bexu-ly-arsen-quy-mo-ho-gia-dinh&catid=4:khoa-hoc-cong-nghe&Itemid=136
23. />24. />
18



×