Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.54 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----------------

TRƯƠNG QUỲNH ANH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ
TRUNG ĐẠI Ở NHÀ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. BÙI MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tổ chức hoạt động
đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở trường THPT”, tác giả đã thường xuyên
nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các
thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ
Phương pháp dạy học Ngữ văn và PGS.TS Bùi Minh Đức – người hướng
dẫn trực tiếp.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự cảm ơn chân
thành nhất đến các thầy cô.
Do năng lực của người nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn khóa
luận không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý
của các thầy cô và các bạn.


Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận

Trương Quỳnh Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi kết
quả nghiên cứu trong khóa luận đều là trung thực. Khóa luận này chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận

Trương Quỳnh Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

GS

: Giáo sư


GS.TS

: Giáo sư.Tiến sĩ

PGS.TS

: Phó giáo sư.Tiến sĩ

THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

ĐHSP

: Đại học sư phạm

SGV

: Sách giáo viên

THCS

: Trung học cơ sở

CNTT


: Công nghệ thông tin


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 8
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 8
1.1.1. Đọc hiểu .................................................................................................. 8
1.1.1.1. Đọc ....................................................................................................... 8
1.1.1.2. Hiểu ...................................................................................................... 9
1.1.1.3. Đọc hiểu ............................................................................................. 11
1.1.2. Hệ thống các hoạt động tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản văn học ở
nhà trường THPT ............................................................................................ 13
1.1.2.1. Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh ................................... 13
1.1.2.2. Hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức nền......................... 14
1.1.2.3. Hoạt động đọc văn bản....................................................................... 14
1.1.2.4. Hoạt động tổ chức HS phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ
thuật của văn bản văn học ............................................................................... 15
1.1.2.5. Hoạt động vận dụng ........................................................................... 16
1.1.3. Thơ - khái niệm và đặc trưng ................................................................ 16
1.1.3.1. Khái niệm chung về thơ ..................................................................... 16

1.1.3.2. Đặc trưng của thơ ............................................................................... 17


1.1.4. Đặc trưng thi pháp của thơ trung đại Việt Nam .................................... 24
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 26
1.2.1. Khảo sát thực trạng thiết kế giáo án dạy học của GV ở trường THPT . 26
1.2.2. Thực tiễn dạy học và tổ chức đọc hiểu thơ trung đại ở nhà trường THPT
......................................................................................................................... 26
Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN
BẢN THƠ TRUNG ĐẠI Ở NHÀ TRƯỜNG THPT...................................... 28
2.1. Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh ......................................... 28
2.2. Hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức nền cho việc dạy học thơ
trung đại........................................................................................................... 29
2.3. Hoạt động đọc văn bản và tìm hiểu chú thích .......................................... 35
2.3.1. Đọc văn bản........................................................................................... 35
2.3.2. Tìm hiểu chú thích ................................................................................ 37
2.4. Hoạt động tổ chức HS phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật
của văn bản thơ trung đại ................................................................................ 37
2.4.1. Kĩ thuật động não .................................................................................. 37
2.4.2. Kĩ thuật khăn phủ bàn .......................................................................... 38
2.4.3. Kĩ thuật phòng tranh............................................................................. 40
2.4.4. Kĩ thuật hỏi đáp ..................................................................................... 41
2.5. Hoạt động vận dụng ................................................................................ 43
Chương 3. THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM BÀI HỌC TỎ LÒNG (THUẬT
HOÀI) PHẠM NGŨ LÃO .............................................................................. 44
3.1. Mục đích thể nghiệm................................................................................ 44
3.2. Giáo án thể nghiệm .................................................................................. 44
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn
trong nhà trường THPT
Văn học là môn nghệ thuật ngôn từ. Nó có tác động rất lớn trong quá
trình hình thành tài năng, nhân cách của mỗi con người. Người GV khi dạy
học cần giúp cho các em hiểu đúng văn, yêu văn và quan trọng hơn không
phải cung cấp kiến thức một tiết, một bài mà cần giúp HS có phương pháp, kĩ
năng, nghị lực tiếp nhận bất cứ tác phẩm nào. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về việc đọc hiểu văn bản thơ trung đại trong nhà trường THPT
hứa hẹn nhiều thành công.
Xã hội Việt Nam đang trên bước đường hội nhập với thế giới. Nền giáo
dục gánh trên vai trách nhiệm không nhỏ trong việc tạo ra những con người
phát triển toàn diện, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ để đưa đất
nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Vậy làm thế nào để tạo ra những
con người đáp ứng được yêu cầu xã hội? Phương pháp dạy học giúp những
người GV thực hiện mục đích của mình. Bộ Giáo dục đã cải cách SGK theo
hướng tích hợp đòi hỏi tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS khi
tiếp nhận văn học.
1.2. Từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường hiện nay và việc dạy học
văn bản thơ trung đại ở nhà trường THPT
Có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh thực trạng dạy và học môn
Ngữ văn ngày nay. Hiện tượng HS chán văn, chê văn thậm chí có những bài
viết hết sức “nguy hiểm” trong cách hiểu. Song để lý giải nguyên nhân chúng
ta cần nhìn vào thực tế. Một phần do sự tác động của mặt trái cơ chế thị
trường, các nghành khối A là sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh, HS để có

1



một công việc có thu nhập cao. Thực trạng đã phản ánh bằng nhưng bài làm
văn kém chất lượng ngày một tăng lên. HS yếu cả về văn nói lẫn văn viết.
Nhưng mặt khác, chúng ta phải tự hỏi: người GV đã làm gì để dẫn tới tình
trạng HS chán văn, hiểu văn sai lệch theo kiểu “canh gà Thọ Xương”? Sự
thiếu hụt về kiến thức, cẩu thả trong phương pháp và không có trách nhiệm
nghề nghiệp cũng là nguyên nhân đẩy văn chương đến bờ vực.
Một điều đáng buồn hơn khi một bộ phận không nhỏ GV và HS cho
rằng những tác phẩm thơ trung đại không thi Đại học, không chiếm là bao
trong quỹ điểm thi học kì nên đã coi nhẹ, thậm chí bỏ bê. Vì các văn bản thơ
trung đại rất trừu tượng, khó hiểu nên tình trạng “ lướt” khá phổ biến. Nếu có
dạy đôi khi cũng không hiệu quả bởi người GV chưa có phương pháp giúp
HS tiếp cận xóa đi khoảng cách về mặt ngôn ngữ, thời gian, chưa cho HS cảm
nhận được cái hay, cái đẹp của nó. Các tác phẩm thơ trung đại đã đạt được
các thành tựu rực rỡ xong cần GV và HS hiểu ngôn ngữ, khơi ra các dấu hiệu
đặc trưng thẩm mĩ nằm ẩn sâu sau lớp ngôn từ.
Từ những vấn đề trên chúng tôi nhận thấy “Tổ chức hoạt động đọc
hiểu văn bản thơ trung đại ở trường THPT” sẽ khắc phục những điều trên.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước tới nay ở Việt Nam ta vấn đề dạy học thơ văn cổ đã được các
nhà nghiên cứu lí luận, các nhà giáo, các nhà lí luận dạy học chú ý quan tâm ở
những mức độ khác nhau. Trong phạm vi đề cương vắn tắt, tôi chỉ xin điểm
lại một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.
2.1. Các công trình nghiên cứu khoa học về đặc điểm văn học trung đại
Việt Nam
Chúng tôi rất quan tâm tới các công trình sau:
- A.Gurê vich- Các phạm trù văn hóa trung cổ - Nhà xuất bản Giáo
dục- 1996. Lê Trí Viễn - Đặc trưng văn học trung đại - Nhà xuất bản Khoa

2



học xã hội, Hà Nội, 1996.Phương Lựu- Góp phần xác lập hệ thống quan niệm
văn học trung đại Việt Nam - Thư viện ĐHSP Hà Nội. Đặng Thanh Lê Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực- Tạp
chí văn học số 1 năm 1992.Bùi Duy Tân - Mối quan hệ về thể loại giữa văn
học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp cận - cách tân sáng tạo - Tạp chí văn học số 1 - 1992.Trần Đình Sử - Thi pháp văn học trung
đại Việt Nam- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội- 2005.Trần Nho Thìn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa - Nhà xuất bản giáo dục
Việt nam - 2009.
Như vậy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thế giới đặc
điểm văn học trung đại dưới nhiều hướng nghiên cứu, nhiều góc độ tiếp cận
khác nhau: Về tiến trình phát triển, về thể loại, về nội dung hình thức, cách
tiếp nhận tiếp biến của nó .v.v... Đại bộ phận đều đi vào những vấn đề thuộc
khoa học cơ bản. Tất nhiên qua sự khảo sát các công trình nghiên cứu này
chúng tôi rút ra được những kiến thức cơ bản về phần văn học trung đại phục
vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Trở lên, chúng tôi đã điểm qua những ý kiến xung quanh về vấn đề văn
học trung đại. Mặc dù có khá nhiều bài viết về công trình nghiên cứu về phần
văn học này nhưng chưa có một công trình nào tìm hiểu cách thức tiếp cận
nào cho văn học cổ theo hướng giải mã văn bản bằng cách đặt các văn bản,
liên văn bản liên quan đến bài học để học sinh có vốn văn hóa nhất định để
cảm thụ tác phẩm văn học cổ tốt nhất. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề
tài: “Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung đại ở trường THPT”.
2.2. Các công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy phần văn học
trung đại
Nguyễn Sĩ Cẩn trong cuốn “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy thơ
văn cổ” (Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1984) đã đề xuất cách giảng dạy thơ

3



văn cổ theo hai phương pháp chính: Phương pháp dạy thơ văn cổ theo đặc
điểm đề tài và phương pháp dạy thơ văn cổ theo đặc điểm ngôn ngữ. Trong
cuốn sách này, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp dạy thơ
văn cổ xuất phát từ đặc trưng nghệ thuật, song chưa chú ý tới khả năng và
những khó khăn trong tiếp nhận của học sinh.
Phan Trọng Luận với thiết kế một số bài giảng- học tác phẩm văn
chương cổ: “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), “Chạy tây”
(Nguyễn Đình Chiểu), “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Nguyễn Du),... đã đưa ra
một số phương pháp và biện pháp cụ thể cho cả giáo viên và người học (học
sinh) khi khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm.
Các công trình nghiên cứu trên đây, tùy từng mức độ và các khía cạnh
khác nhau đã có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu văn học cổ nói riêng
cũng như phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học cổ ở nhà trường phổ
thông nói chung. Các công trình đã góp phần nêu lên, hoặc giải quyết những
khó khăn, trở ngại của việc dạy học tác phẩm văn học cổ Việt Nam trong nhà
trường. Các ý kiến nhận định trong các bài viết, công trình nghiên cứu trên là
sự gợi ý quý báu cho việc nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy có những đóng góp đáng kể, song các công trình nghiên cứu trên
mới chỉ chú ý tới con đường tiếp cận tác phẩm hoặc nêu lên những đặc trưng
cơ bản của văn học cổ mà chưa thực sự chú ý tới tâm lí, khả năng tiếp nhận
nền văn học ấy ở học sinh phổ thông.
2.3 Những công trình nghiên cứu về đọc hiểu
Những năm gần đây, đọc hiểu được quan tâm rất nhiều, được áp dụng
vào giảng dạy bởi đó là một phương pháp dạy học khá tích cực và có hiệu
quả. Thực tế, vấn đề đọc hiểu đã được nói từ rất sớm. Trên thế giới, trong công
trình nhiên cứu Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thôngcủa
V.A.Nhikônxki đã khẳng định học sinh là đọc giả của tác phẩm văn học nghĩa là

4



chỉ rõ vai trò chủ đạo của người học trong nhà trường nói chung và hoạt động
đọc trong quá trình tiếp cận tác phẩm, văn bản văn học ở trường học nói riêng.
Ở Việt Nam hiện nay, đọc hiểu được nhìn nhận như một phương dạy
học, đã trở thành đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn
chương trình, nội dung, sách giáo khoa và các nhà phương pháp. Trước đây
học văn chỉ là một trong bốn thao tác thì bây giờ nó đã được coi là một
phương pháp, một hoạt động cần tổ chức học sinh trong quá trình dạy học,
trong giờ học Ngữ văn. Vì vậy, đọc văn vừa là tiền đề, vừa là kết quả xác thực
việc học văn, đọc văn giúp ta hiểu về văn bản văn học.
G.S Trần Đình Sử trong cuốn Đọc văn và học văn cũng khẳng định
những quan điểm về đọc hiểu văn và xem đây là những năng lực đầu tiên cần
có của quá trình dạy học văn. Đọc hiểu văn bản chính là tìm hiểu những giá
trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ấy.
Và còn nhiều công trình nghiên cứu khác về vấn đề đọc - hiểu. Có thể
khẳng định rằng, các công trình ấy đã khảo sát một cách khá đầy đủ và toàn
diện về vai trò của việc đọc văn và vấn đề đọc hiểu. Đọc hiểu văn bản chính
là bước khởi đầu , là nền tảng, tiền đề, là chìa khóa mở cánh cửa tìm hiểu tác
phẩm văn học, lĩnh hội văn chương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thơ
trung đại trong nhà trường THPT nhằm góp phần hình thành và phát triển
năng lực đọc hiểu cho học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động đọc hiểu tác phẩm
thơ trung đại ở nhà trường THPT.

5



-Nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản thơ
trung đại ở nhà trường THPT.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Tập trung vào biện pháp tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản
thơ trung đại ở nhà trường THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài “Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ
trung đại ở trường THPT” người viết tập trung vào văn bản thơ trung đại ở
SGK Ngữ văn 10.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng thành tựu nhiều
nghành: nghiên cứu văn học, lí luận văn học, tâm lí học, giáo dục học.... đặc
biệt chú trong các thành tựu nghiên cứu về các công trình nghiên cứu về văn
bản thơ trung đại ở nhà trường THPT và các thành tựu về phương pháp dạy
học văn.
- Phương pháp điều tra, thăm dò, thống kê, phân tích: điều tra, thăm dò
GV, HS THPT để rút ra thực trạng dạy và học văn bản thơ trung đại ơ nhà
trường phổ thông. Từ đó, phân tích, lí giải nhìn nhận thực trạng việc dạy và
học Ngữ văn ở trường phổ thông..
- Phương pháp thực nghiệm: Thiết kế thể nghiệm bài học: Tỏ lòng.
6. Đóng góp của khóa luận
Góp phần triển khai, phát triển lý thuyết dạy học đọc hiểu văn bản văn
học vào thực tiễn.
Đưa ra một số gợi ý cho GV về việc đổi mới phương pháp dạy học thơ
trung đại ở nhà trường THPT.

6



7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Các biện pháp tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thơ trung
đại ở nhà trường THPT.
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm bài học: Tỏ lòng (Thuật hoài).

7


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đọc hiểu
1.1.1.1. Đọc
Quan niệm về đọc từ trước đến nay khá phong phú. Chẳng hạn:
- Đọc là quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất nhiên phải hiểu
ngôn ngữ của văn bản (ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thể
loại của văn bản); phải dựa vào tính tích cực của chủ thể (hứng thú, nhu cầu,
năng lực) và tác động qua lại giữa chủ thể và văn bản.
- Đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn bản (tác
giả, xã hội, văn hóa).
- Đọc là quá trình tiêu dùng văn hoá (hưởng thụ, giải trí, học tập).
- Đọc là quá trình tạo ra các năng lực người (năng lực hiểu mình, hiểu
văn hoá và hiểu thế giới).
- Đọc là dung nạp và suy nghĩ về một hay những thông tin nào đó.
- Đọc là sự tái tạo những ý tưởng của người khác.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khái quát về sự đọc của con người, có
thể tán thành định nghĩa của Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, quyển
“Giáo dục”: “Đọc là một quá trình hoạt động tâm lý nhằm tiếp nhận ý nghĩa
từ kí hiệu ngôn ngữ được in hay viết”. Gần với định nghĩa này, SGV Ngữ văn
10 (nâng cao) viết : “Đọc là hoạt động nắm bắt ý nghĩa trong các kí hiệu của
văn bản, khác với nghe là hoạt động nắm bắt ý nghĩa từ tín hiệu âm thanh”.
Đó là hoạt động lấy văn bản viết, in, khắc làm đối tượng. Khác với việc đọc
của người thoát nạn mù chữ là biết đọc chữ, đọc ở đây đòi hỏi hiểu sâu nội

8


dung tư tưởng, tình cảm, cái đẹp của văn bản và có thể sử dụng văn bản vào
đời sống cá nhân và xã hội.
Đọc đòi hỏi vận dụng một năng lực tổng hợp của con người : dùng mắt
để xem, dùng trí óc để phán đoán, liên tưởng, tưởng tượng, dùng miệng để
ngâm nga khi thích thú, dùng kinh nghiệm để thử nghiệm, dùng tay để giở
sách, dùng bút để ghi chép, dùng từ điển để tra cứu… Như thế, đọc góp phần
giúp con người phát triển toàn diện các năng lực tinh thần của mình.
Biết đọc là biết giao tiếp với đời sống văn hoá - xã hội rộng lớn, vượt ra
ngoài tầm hiểu biết trực tiếp của mỗi người và biết hưởng thụ các giá trị văn
hoá kết tinh trong văn bản. Biết đọc mới nắm bắt được thông tin trên báo chí,
trong sách vở để nâng cao tầm hiểu biết và trình độ cảm thụ; biết đọc mới biết
thưởng thức bao cái hay, cái đẹp mà loài người đã “chưng cất” trong các văn
bản nhất là văn bản nghệ thuật.
1.1.1.2. Hiểu
Đọc gắn liền với hiểu. Hiểu vừa là nguyên nhân vừa là động cơ, mục
đích của việc đọc.
Hiểu, theo Kinh Thánh, là “lặn sâu vào thế giới bí ẩn bên trong”. Còn
theo M. Bakhtin, trong sách Con người trong thế giới ngôn từ, “hiểu” trong

đọc hiểu bao gồm nhiều hành động gắn với nhau: 1/ Cảm thụ (tiếp nhận) kí
hiệu vật chất (màu sắc, con chữ…); 2/ Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý
nghĩa của nó được lặp lại trong ngôn ngữ. 3/ Hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ
cảnh. 4/ Đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối), trong nhận thức bao
gồm cả sự đánh giá về chiều sâu và chiều rộng. Bản chất tâm lý của sự hiểu là
biến cái của nguời khác thành “cái vừa của mình vừa của người khác”. Hiểu
bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái được hiểu thành kiến thức, quan
điểm, niềm tin của mình. Cũng theo M. Bakhtin, hiểu khác nhận thức và giải
thích ở chỗ hiểu không một chiều mà mang tính đối thoại. Tôi nhận ra một

9


điều khi tôi giải thích cho anh điều đó, mời anh tham gia vào cuộc đối thoại
về điều đó với tôi. Hiểu trong khoa học nhân văn không chỉ có chính xác, mà
còn phải có chiều sâu, vì ở đây không phải hiểu đồ vật, mà là hiểu con người,
hiểu sự sống. Nhà thơ Nga Manđenshtam có nói: Pasternac là người hiểu, tôi
là người rất hiểu, còn Gớt thì cái gì cũng hiểu. Hiểu là sáng tạo. Nó là sự bừng
sáng trong khoảnh khắc (giác ngộ, bừng ngộ) sau khi đã nghiền ngẫm, là sự
phát hiện cái ý nghĩa không sẵn có giữa các dòng văn và diễn đạt bằng lời của
người đọc. Như vậy, hiểu là nắm được thông tin, ý nghĩa của văn bản, là giải
thích, biểu đạt được ý tưởng và cái hay của văn bản. Hiểu là “ngộ” (giác ngộ,
bừng ngộ) ra những chân lý đời sống, những triết lý nhân sinh được người
viết gửi gắm trong văn bản (tri âm) đồng thời cũng có thể là sự bổ sung, tiếp
thêm cho văn bản những ý nghĩa, giá trị mới (kí thác).
Hiểu thường gắn liền với cảm nhất là trong các hoạt động tiếp nhận
nghệ thuật. Sở dĩ như vậy là vì hoạt động cảm thụ hay tiếp nhận văn họccần
đến nhiều năng lực tâm lý, tinh thần của con người, trong đó có sự kết hợp
giữa trí tuệ và tình cảm, lý tính và cảm tính, giữa tư duy hình tượng và tư duy
khoa học. Không thể có một nhận thức văn học thật trọn vẹn nếu người tiếp

nhận chỉ “cảm thấy” mà không “hiểu rõ” cái hay, cái đẹp của văn chương.
Vẫn biết rằng cái thi vị của văn thơ đôi khi nằm ở những điểm “mờ ơ”,
những chỗ khó tường giải, tường minh cho hết nhẽ nhưng nếu tiếp nhận luôn
luôn chỉ là như thế thì - như Biêlinxki đã nói - đó là trạng thái “thích thú đau
khổ”. Dạy học văn không thể cứ “thích thú đau khổ” để rồi phải “khổ đau” vì
không biết “thích” vì lẽ gì, “thú” bởi điều gì. GS. Đặng Thai Mai đã có lần
khẳng định : “Cảm thấy hay chưa đủ. Có hiểu là hay thì sự thưởng thức mới
có nghĩa lý và tác dụng”. Ông còn lưu ý bạn đọc nếu chịu khó suy nghĩ thì thế
nào cũng thu hoạch được nhiều điều thú vị, sâu sắc, đậm đà đằng sau cái âm
hưởng du dương, trầm bổng, đằng sau cái đẹp của hình thức, thanh điệu… Từ

10


trong tâm lý sáng tác văn học, người nghệ sĩ đã phải viết văn bằng “Khối
ólạnh lùng tê buốt – Trái tim nặng trĩu yêu thương” (A.Puskin) thì trong cảm
thụ nghệ thuật người đọc không thể đến với nhà văn bằng một “thứ tình cảm
vu vơ” mà trái lại, đó phải là “tình cảm, cảm xúc trên cơ sở một sự hiểu biết
khoa học” (Hoài Thanh). Như vậy, cảm (cảm xúc, tình cảm, những rung động
tâm hồn của con người) bổ sung cho hiểu, làm cho sự hiểu thêm sâu sắc và
ngược lại hiểu (dựa vào lý trí, trí tuệ, phân tích, diễn giải, suy luận, hành động…)
sẽ giúp cảm có được cơ sở vững chắc vì chỉ sau khi hiểu thì cảm mới sâu.
1.1.1.3. Đọc hiểu
“Đọc hiểu” hay “đọc–hiểu” (reading comprehension, understanding
reading) làm một thuật ngữ quen thuộc trong khoa học giáo dục ở nhiều nước
tiên tiến trên thế giới. Ở các nước phương Tây, đặc biệt là các nước Âu – Mĩ,
đọc hiểu và lý thuyết đọc hiểu (Theory ofreading comprehension) đã được
chú ý từ lâu. Đã có hàng trăm công trình viết về vấn đề này với các tên tuổi :
K.Goodman (1970), A.K.Pugh (1978), P.D.Pearson (1984), U.Frith (1985),
M.J.Adams (1990)… thậm chí có hẳn một tạp chí chuyên ngành về đọc

(Journal of Reading). Ở nước ta, đọc hiểu mới được quan tâm trong khoảng
mấy năm trở lại đây gắn liền với quá trình đổi mới chương trình, SGK Ngữ
văn THCS và THPT. Nhìn chung, ở ta chưa có “lý thuyết đọc hiểu” (Theory
ofreading comprehension) mà mới chỉ là những quan niệm và thể nghiệm ban
đầu về đọc hiểu và đọc hiểu văn bản.
Về khái niệm đọc hiểu, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng quan niệm: “Đọc
hiểu là một hoạt động của con người. Nó không phải chỉ là hình thức nhận
biết nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động tâm lý giàu cảm xúc có
tính trực giác và khái quát trong nếm trải của con người… Đọc hiểu mang
tính chất đối diện một mình, tự lực với văn bản. Nó có cái hay là tập trung và
tích đọng, lắng kết thầm lặng năng lực cá nhân. Đây là hoạt động thu nạp và

11


toả sáng âm thầm với sức mạnh nội hoá kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm
lịch sử, kinh nghiệm nghệ thuật và kinh nghiệm văn hoá trong cấu trúc tinh
thần cá thể”.
Còn theo PGS.TS. Nguyễn Thái Hòa : “Đọc hiểu dù đơn giản hay phức
tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ
quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung
thông tin, cấu trúc văn bản”.
TS. Nguyễn Trọng Hoàn cho rằng: “Đọc hiểu là hoạt động của con
người, người đọc tiếp xúc với văn bản ngôn từ, giải mã ngôn từ để tìm ra lớp
ý nghĩa của văn bản. Bằng toàn bộ con người tinh thần của mình bao gồm trí
tuệ và tình cảm, khối óc và trái tim, người đọc sẽ khám phá được những bí ẩn
tiềm tàng đằng sau hệ thống ngôn từ”.
Đọc hiểu, theo chúng tôi quan niệm, chỉ chung phương thức và mục
đích của việc lĩnh hội tri thức, nắm thông tin bằng đọc và gắn liền với đọc là
các thao tác tư duy, trí tuệ - cảm xúc của con người. Đọc hiểu là hoạt động

nhận thức nói chung (đọc hiểu văn bản báo chí, đọc hiểu văn bản lịch sử, xã
hội, văn hóa...), đồng thời cũng là hoạt động thưởng thức nghệ thuật, hưởng
thụ thẩm mĩ của con người (đọc hiểu văn bản văn học) – xét từ một bình diện
cụ thể. Hoạt động đọc hiểu bao gồm nhiều hành động thể chất (mắt nhìn, tay
giở sách, tra từ điển…) và thao tác tư duy (tưởng tượng, liên tưởng, phân
tích, phán đoán…) để đi đến đích là hiểu và thể nghiệm được nội dung, ý
nghĩa của văn bản.
Gắn liền với thuật ngữ đọc hiểu, gần đây trong một số tài liệu dạy học
còn thấy xuất hiện thuật ngữ phương pháp đọc hiểu (Understanding reading
method). Chúng tôi cho rằng không nên hiểu đây là một phương pháp dạy
học mà cần hiểu là “cách thức”, “con đường” tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh
hội tri thức. Đúng hơn đó là một hệ hình phương pháp dạy học bao gồm

12


nhiều phương pháp, biện pháp dạy học khác nhau được sử dụng để người dạy
và người học có thể thực thi các nhiệm vụ dạy học. Sở dĩ như vậy là vì quá
trình chiếm lĩnh tri thức từ đọc đến hiểu là một quá trình phức hợp nhiều hoạt
động, thao tác tư duy trí tuệ, cảm xúc của con người. Để HS có thể nắm được
ý nghĩa của văn bản, đồng cảm và “đồng sáng tạo” với người viết, GV không
thể chỉ tổ chức mỗi hoạt động đọc (đọc thầm, đọc to, đọc chéo, đọc hợp tác,
đọc nhanh, đọc chậm, đọc diễn cảm…) mà còn phải tổ chức nhiều hoạt động
khác nữa : tái hiện, phân tích, cắt nghĩa… với hàng loạt các phương pháp,
biện pháp : gợi mở, nghiên cứu, so sánh, thảo luận nhóm…
Tóm lại, đọc hiểu là một dạng hoạt động nhận thức, là hành trình tiến
tới nắm bắt và thể nghiệm ý nghĩa của văn bản ngôn từ.
1.1.2. Hệ thống các hoạt động tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản văn học
ở nhà trường THPT
1.1.2.1. Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh

Đây là công việc tạo tâm thế “nhập cuộc” cho học sinh. Nói đến “tâm
thế” là nói đến khái niệm “chú ý”- một khái niệm của khoa tâm lí học. Chú ý
là sự tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật,... nào đó, để định hướng
hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến
hành có hiệu quả. Nhờ sự tập trung chú ý mà trong một thời điểm, giữa sự chi
phối của nhiều hướng và nhiều vấn đề tác động, có thể tách được một phạm vi
chú ý xác định thành đối tượng để chủ thể hướng vào đó mà tiến hành hoạt
động chiếm lĩnh đối tượng ấy.
Hoạt động này một phần giúp huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm sống của HS về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Phần
khác giúp thu hút sự chú ý, kích thích sự tò mò sự khám phá bài mới của HS.
Để tổ chức hoạt động tạo tâm thế cho HS có thể thiết kế hoạt động này
với những nội dung và hình thức sau:

13


- Câu hỏi, bài tập: Trong mỗi bài học, hoạt động khởi động thường
gồm từ 1 đến 3 câu hỏi / bài tập. Các bài tập này thường yêu cầu HS quan sát
tranh ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học.
- Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát: Một số hoạt động yêu cầu HS đọc
diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Các
hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi nhằm
tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới.
- Trò chơi: Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng
thú trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi
bài học.
1.1.2.2. Hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức nền
Đây là hoạt động chuẩn bị cho đọc hiểu văn bản, hoạt động này sẽ giúp
cung cấp cho HS tri thức bên ngoài tác phẩm, có liên quan đến tác phẩm, tạo

tiền đề cắt nghĩa cho việc tìm hiểu văn bản sau này. Hoạt động này tương ứng
với mục Tiểu dẫn trong SGK. Ở hoạt động này GV cần bổ sung thêm về bối
cảnh thời đại, cung cấp thêm tri thức về thể loại, thể thơ cho HS.
GV có thể tổ chức hoạt động này bằng nhiều cách khác nhau:
- GV cho HS làm việc với SGK, có thể làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc
làm theo nhóm để thảo luận và trình bày.
- GV cũng có thể dùng phiếu học tập cung cấp cho HS thêm kiến thức
ngoài SGK cho HS.
- Ứng dụng CNTT cung cấp tranh ảnh, video clip...
1.1.2.3. Hoạt động đọc văn bản
Đọc là hoạt động tiếp cận tầng ngôn từ của văn bản, khi đọc cần lưu ý
HS đọc một lượt toàn thể văn bản để có cảm nhận chung về tác phẩm sau đó
đọc chậm từng từ, từng câu, từng dòng, từng khổ kèm theo việc tìm hiểu chú
thích để có thể hiểu được ý nghĩa của từng tác phẩm.

14


Thứ nhất là khâu đọc ở nhà của HS. Thông thường, chúng ta hay coi
nhẹ khâu này và cũng ít kiểm tra việc đọc của học trò nên nhiều HS đến lớp
mà chưa hề đọc văn bản tác phẩm. Để thúc đẩy hoạt động tri giác ngôn ngữ
nghệ thuật của HS, chuẩn bị tích cực cho việc học văn trên lớp, khâu đọc cần
đi kèm với những yêu cầu, bài tập cụ thể:
- Đọc văn bản (1-2 lần) và cho biết cảm nhận chung của mình về văn
bản đó?
- Theo em, tình điệu bao trùm tác phẩm, từng đoạn văn bản là gì? Từ
đó cần phải đọc tác phẩm bằng giọng đọc như thế nào?
- Hãy giải thích cách hiểu của em về một số câu thơ, hình ảnh, chi tiết
nghệ thuật...
- Tập đọc diễn cảm theo cảm nhận của mình.

Thứ hai là khâu đọc trên lớp. Trước tiên, HS sẽ thể hiện kết quả tri giác
thẩm mỹ của mình qua việc đọc của cá nhân hoặc phối hợp với một HS khác.
Trong một số trường hợp (những bài học đơn giản) việc đọc diễn cảm của HS
sẽ thể hiện được yêu cầu tri giác ngôn ngữ nghệ thuật mà GV đặt ra. Nhưng
trong trường hợp ngược lại, GV sẽ đọc diễn cảm hoặc hướng dẫn một HS có
khả năng đọc diễn cảm tốt, có chất giọng phù hợp với bài học thể hiện.
1.1.2.4. Hoạt động tổ chức HS phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ
thuật của văn bản văn học
GV tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS phân tích nội dung, ý nghĩa
và giá trị nghệ thuật của văn bản văn học. Mỗi văn bản sẽ có cách đọc hiểu
khác nhau. GV dựa vào các cấu trúc, kết cấu của từng bước hướng dẫn HS
phát hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Các biện pháp để hướng dẫn HS phân tích, cắt nghĩa khái quát hóa các
giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản bằng các kĩ thuật dạy học tích
cực như: Kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật động não, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật

15


phòng tranh, kĩ thuật công đoạn... giúp HS phát huy sự tham gia tích cực
vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc
của HS.
1.1.2.5. Hoạt động vận dụng
Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh
cụ thể: vận dụng nhận biết; hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là
khả năng đòi hỏi các em phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương
pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Mục đích của hoạt động này là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã
học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn ở
đây được hiểu là thực tế trong nhà trường, gia đình và trong cuộc sống của HS.

Hoạt động vận dụng tạo điều kiện để HS bộc lộ thái độ, nhận thức để
rút ra bài học và triết lý sống đúng đắn.
Có thể tổ chức hoạt động vận dụng theo các cách khác nhau:
- GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi, đưa ra những yêu cầu để HS
phát hiện và trả lời.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài
của HS và kỹ năng độc hiểu của HS.
- Ứng dụng CNTT cung cấp tranh, ảnh, video clip mở rộng kiến thức
hoặc tạo ra những bài tập luyện tập, củng cố kiến thức cho HS.
- Tổ chức các trò chơi học tập.
- Liên hệ các vấn đề được đề cập trong tác phẩm văn học với xã hội
ngày nay và trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề đó.
1.1.3. Thơ - khái niệm và đặc trưng
1.1.3.1. Khái niệm chung về thơ
Thơ là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Thơ ra đời hầu như
cùng một lúc với nhạc, họa, múa nhảy trong các cuộc tế lễ thần linh, ma thuật

16


thời nguyên thủy. Theo khảo chứng của các nhà khoa học Trung Quốc mới
đây, thi chữ “thi” trong Kinh Thi nguyễn là đồng âm với chữ “tự” (nghĩa là
chùa), nhà thơ ban đầu gợi là “ tự nhân”, tức là người trông coi việc cúng thờ,
tế lễ và các bài “tụng”, “nhã” chủ yếu là sáng tác của loại người này, sau cộng
thêm “phong” là sáng tác của dân chúng. Ở phương Tây, cội nguồn của từ thơ
– “poet” trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là sản xuất, sáng tạo chuyển vào thơ,
nghĩa là “sáng tạo trên lĩnh vực từ ngữ”. Nhưng xét về mặt lịch sử thì thơ ca
còn xuất hiện trước cả ngôn ngữ. Nhà khoa học Ý là Vico từng nói: “Ngôn
ngữ bắt nguồn từ thơ ca”, còn Hegel trong Mĩ học viết: “Lời của thơ nảy sinh
vào thời xa xưa của mỗi dân tộc, lúc đó ngôn ngữ còn chưa hình thành, phải

nhờ có thơ ca ngôn ngữ mới được phát triển”. Như vậy thơ ca là sản phẩm của
nhận thức, tưởng tượng và sáng tạo, nhờ đó mà ngôn ngữ được phát triển.
Hegel cũng nói thơ gắn với nhạc và họa. Nhà mĩ học Trung Quốc Chu Quang
Tiềm nói thơ ca cùng một nguồn gốc với nhạc và vũ, mà dấu tích còn thấy rõ
trong dân ca, ca dao, thơ ca gắn với các trò chơi chữ, câu đố, trò chơi con trẻ.
Từ đó nảy tính hình thức ngôn ngữ đặc thù của thơ ca với tính âm nhạc, nhịp
điệu, hội họa. Người ta nói “Thi trung hữu họa” (trong thơ có họa), lại nói
“Thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc) là như thế.
Thơ là dạng thức ban đầu của văn học, ngoại trừ thần thoại thời nguyên
thủy tồn tại chủ yếu dưới các hình thức cúng tế, lễ hội. Các hình thức văn học
ban đầu như sử thi, kịch, thơ trữ tình đều là thơ ca, tức là ngôn từ có nhịp
điệu. Thơ là hình thức nghệ thuật cổ xưa hơn văn xuôi rất nhiều. Trong nhiều
nên văn học, thơ ra đời rất lâu thì văn xuôi mới xuất hiện. Văn học Việt Nam
cũng như vậy.
1.1.3.2. Đặc trưng của thơ
a, Đặc trưng nội dung của thơ
Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức: tính trữ tình là đặc
trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Vần, nhịp đều cần cho thơ nhưng chưa

17


phải là bản chất của thơ. Trong Mĩ học, Hegel viết: "Đối tượng của thơ không
phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các
biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh... Đối tượng của thơ là
hứng thú tinh thần". "Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy
sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động ta, làm ta xúc
cảm trong các dục vọng và tình cảm nhân tính". Đúng như vậy. Thơ không
miêu tả sự vật bên ngoài, không kể các sự việc xảy ra mà chỉ biểu hiện các
xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc,

giúp ta hiểu xong người chủ thể ở bên trong. Chẳng hạn bài ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Bài ca dao là tâm tư của người con gái lấy chồng xa quê, bồi hồi mà bật
nói đau lên thành tiếng.
Nói đối tượng của thơ không phải là những sự việc bên ngoài không có
nghĩa là tình cảm trong thơ tự dưng nảy sinh theo kiểu không đau mà rên.
Người xưa nói cảm vật, tức cảnh. Phải có sự kiện, sự việc`, hoàn cảnh làm
chấn động tâm hồn nhà thơ thì tình cảm thơ mới này sinh. Cho nên muốn hiểu
thơ cũng phải biết suy đoán cái tình huống đã làm nảy sinh tình cảm thơ. Sự
kiện nền tảng của bài thơ nhiều khi ghi ngay trong nhan đề bài thơ, chẳng
hạn: Bình Ngô Đại Cáo. Sự kiện trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ hẳn là một mối
tình của nhà thơ với một cô gái Huế và tấm bưu ảnh in hình ảnh Huế cô gái
gửi mà nhà thơ nhận được. Sự kiện của Từ ấy là ngày nhà thơ vào Đảng, còn
sự kiện của bài Việt Bắc là ngày Đảng và Chính phủ giã từ Việt Bắc về thủ đô
Hà Nội.
Lê Quý Đôn từng nói: “Ta cho thơ có ba điều chính, một tình, hai cảnh,
ba sự”. Trước hết là tình, tình nảy sinh ra cảnh và sự. Hoặc ngược lại, “cảm

18


cảnh, cảm vật mà sinh tình”. Từ thực tế mà tình cảm bị khuấy động. Tình cảm
mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ. Hãy đọc câu thơ:
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cuời tan cuộc oán thù.
(Phan Bội Châu)
Vì vậy tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao
thượng, thấm nhuần bản chất nhân văn, chính nghĩa. Tình cảm tầm thường
không làm nên thơ. Có người nói: “Một cô gái có thể hát ca về tình yêu đã

mất của mình, còn một kẻ keo kiệt thì không thể hát ca về món tiền đã mất”.
Plekhanov giải thích: “Đó là vì tình yêu của cô gái là tình cảm cao thượng, có
thể khiến mọi người cảm động, còn tình cảm bị mất tiền thì tầm thường, chỉ
gây sự buồn cười”. Do đó những tình cảm trong thơ phải gắn với tình cảm của
nhân dân, nhân loại thì với có sức vang động trong tâm hồn người. Như vậy,
một tình cảm mãnh liệt được ý thức, siêu thoát, không lệ thuộc vào đối tượng
miêu tả cụ thể, làm cho thơ trở thành nghệ thuật đẹp, nghệ thuật tự do nhất
trong các nghệ thuật.
Thơ - nghệ thuật của trí tưởng tượng: nếu tình cảm là sinh mệnh của
thơ thì tưởng tượng là đối cảnh của thơ. Tưởng tượng là hoạt động tâm lý
phân giải, tổ hợp các biểu tượng đã có để tạo ra hình tượng hoàn toàn mới.
Mọi nghệ thuật đều cần đến tưởng tượng. Vậy tưởng tượng trong thơ có đặc
điểm gì? Thơ không xây dựng các hình tượng khách thể như nhân vật trong
truyện hay kịch, kí, mà xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm
xúc đang diễn ra, vì thế tưởng tượng ở đây chủ yếu là liên tưởng, giả tưởng,
huyễn tưởng. Liên tưởng là hoạt động tâm lý từ việc này, người này mà nghĩ
tới việc khác, người khác. Chẳng hạn, bài Tình ca ban mai của Chế Lan Viên:
Em đi như chiều chiều đi
Gọi chim vườn bay hết

19


×