Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Sử dụng các hình thức kể cho học sinh lớp 5 trong giờ kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.35 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

TRIỆU HẢI YẾN

SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC KỂ CHO HỌC SINH
LỚP 5 TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE
THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn cô
giáo Vũ Thị Tuyết - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng
em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Ban Chủ nhiệm
Khoa Giáo dục Tiểu học, Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2. Cảm ơn
sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học sinh
Trường Tiểu học Trưng Nhị - thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc trong suốt quá
trình chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực nghiệm khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp K39A - GDTH đã tạo
điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành


khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Triệu Hải Yến


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
7. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 5
NỘI DUNG .......................................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 6
1.1.1. Cơ sở tâm sinh lí ......................................................................................... 6
1.1.2. Vài nét về phân môn Kể chuyện ................................................................ 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 16
1.2.1. Khảo sát thực trạng dạy học kể chuyện kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy
cô kế trên lớp ” ở trường Tiểu học Trưng Nhị ................................................... 16
1.2.2. Kết quả điều tra......................................................................................... 17
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 22
Chƣơng 2: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN
TRONG GIỜ “KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP”

CHO HỌC SINH LỚP 5 .................................................................................. 23
2.1. Nguyên tắc khi sử dụng các hình thức kể chuyện trong giờ Kể chuyện đã
nghe thầy cô kể trên lớp ...................................................................................... 23
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................... 23
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của người học ..................... 24
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với chương trình tiểu học .................. 24


2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự hỗ trợ phương tiện kĩ thuật hiện đại trong quá
trình dạy học ....................................................................................................... 25
2.2. Các biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện trong giờ Kể chuyện đã nghe thầy cô
kể trên lớp............................................................................................................ 26
2.2.1. Giúp học sinh nghe và ghi nhớ chuyện ..................................................... 26
2.2.2. Quan sát và nhận xét tranh nêu nội dung ................................................. 27
2.2.3. Kĩ năng kể lại ............................................................................................ 27
2.2.4. Kết hợp khéo léo cử chỉ điệu bộ và nét mặt .............................................. 27
2.2.5. Nghe kể, nhận xét và đánh giá ................................................................. 28
2.2.6. Trao đổi cùng bạn sau khi kể .................................................................... 28
2.3. Biện pháp sử dụng các hình thức kể chuyện trong giờ “Kể chuyện đã nghe
thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 5 .............................................................. 29
2.3.1. Biện pháp sử dụng hình thức đóng vai .................................................... 29
2.3.2. Biện pháp sử dụng hình thức kể lại chuyện theo lời nhân vật ................. 31
2.3.3. Biện pháp kể chuyện bằng hình thức kể theo tranh .................................. 33
2.3.4. Biện pháp kể chuyện bằng hình thức trò chơi .......................................... 35
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................ 41
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 41
3.2. Thời gian, địa điểm thực nghiệm ................................................................. 41
3.3. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................ 41
3.4. Điều kiện thực nghiệm ................................................................................. 41
3.5. Nội dung thực nghiệm và tiêu chí đánh giá thực nghiệm ............................ 42

3.5.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 42
3.5.2. Tiêu chí đánh giá ...................................................................................... 42
3.6. Giáo án thực nghiệm .................................................................................... 43
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 56
PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
HSTH : Học sinh Tiểu học
SGK : Sách giáo khoa
NXB : Nhà xuất bản
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
HTDH : Hình thức dạy học
tr : trang


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể chuyện là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở
Tiểu học. Thông qua các giờ học kể chuyện, các em có cơ hội phát triển ngôn
ngữ, mở rộng vốn văn học, phát huy trí tưởng tượng cũng như những ước mơ,
hoài bão về cuộc sống. Kể chuyện rất lí thú, hấp dẫn được trải dài từ lớp 1 đến
lớp 5 và thường được các em chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng.
Bởi nó đã thay đổi bầu không khí của lớp học giúp các em giải toả căng thẳng
sau những tiết học khác, để các em có tâm lí tốt hơn cho các giờ học sau nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học. Phân môn Kể chuyện còn giáo dục cho các em tấm

lòng yêu quê hương đất nước, yêu thế giới xung quanh, giáo dục lòng yêu cái
tốt, cái đẹp, biết căm thù cái xấu, cái ác, có tấm lòng đầy vị tha, góp phần hình
thành nhân cách con người của các em.
Phân môn Kể chuyện được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 nhưng ở lớp 4 và lớp 5
cần được chú trọng hơn bởi độ khó và sự đa dạng của các kiểu bài kể chuyện,
bởi nó củng cố kĩ năng kể chuyện đã hình thành ở lớp 1, 2, 3. Đặc biệt, ở lớp 5
đây là lớp cuối cấp thì phân môn kể chuyện là môn học hết sức quan trọng. Nếu
so sánh thì thấy sự khác nhau thế hiện chủ yếu ở độ dài, độ phức tạp của câu
chuyện và mức độ tham gia chủ động của HS ở khâu trao đổi, đối thoại về nhân
vật, nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Trong giờ học Kể chuyện ở TH có nhiều hình thức khác nhau như: hình
thức đóng vai, kể nối tiếp, nhập vai nhân vật, kể chuyện theo nhóm...mỗi hình
lại đem lại cho tiết học một đặc trưng riêng, làm cho tiết học Kể chuyện chở nên
hấp dẫn, cuốn hút HS tham gia học tập và đạt kết quả cao.
Thực tế, giờ dạy học Kể chuyện ở trường tiểu học hiện nay chưa đem lại
nhiều kết quả như mong muốn. Theo đánh giá chung, giờ dạy học Kể chuyện
thiếu hấp dẫn, không gây được hứng thú và phát triển kĩ năng tiếng Việt cho
học sinh. Việc tổ chức giờ học lỏng lẻo, “tự phát”, ngẫu hứng như vậy đã làm

1


cho giờ học thiếu sôi nổi, hào hứng. Kể chuyện giáo viên chưa biết sử dụng các
hình thức kể chuyện phù hợp với câu chuyện.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng các hình thức kể
chuyện trong giờ “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp” nhưng còn khá tản
mạn và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong giờ học.
Chính vì những lí do trên, tôi xin chọn đề tài: “Sử dụng các hình thức kể
cho học sinh lớp 5 trong giờ Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp” nhằm
đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của giờ dạy kể chuyện cho

học sinh Tiếu học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Dạy và học môn Tiếng Việt là một nhiệm vụ khó khăn mà không phải bất
kì nhà giáo dục nào cũng có thể làm được. Kể chuyện là một phân môn của
Tiếng Việt, do đó việc dạy tốt phân môn này cũng góp phần thực hiện mục tiêu
dạy học môn Tiếng Việt đề ra. Tuy nhiên đế giảng dạy tốt môn học, người giáo
viên cần có những hiểu biết nhất định về môn học cũng như các phương pháp
dạy học phù hợp. Đã có rất nhiều tài liệu giáo dục nghiên cứu và chỉ ra vai trò,
tầm quan trọng của việc dạy kể chuyện, phương pháp dạy kể chuyện tuy nhiên
các tài liệu đó còn mang tính chung chung, chưa chỉ rõ vấn đề cũng như chưa
đưa ra các hình thức cụ thể để áp dụng vào thực tiễn.
Trong đề tài này, tôi đã sưu tầm, tổng hợp và kế thừa kết quả nghiên cứu
của các công trình sau đây:
- Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh, Nhà
xuất bản Giáo dục). Tài liệu này vừa là cuốn sách thực hành về Tiếng Việt, vừa
là cuốn sách rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm đối với GV Tiểu học. Cuốn
sách trình bày việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ gắn liền với các kĩ
năng nghiệp vụ ở Tiếu học như: kĩ năng đọc thầm, kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ
năng viết chữ, kĩ năng viết các loại văn bản dạy ở Tiểu học, kĩ năng nghe, kĩ
năng nói, kĩ năng kể chuyện.

2


- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiếu học (Tài liệu đào tạo GV 2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học. Cuốn sách đã
cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung chương trình SGK và phương
pháp dạy học theo chương trình mới. Cuốn sách đã trình bày một cách chi
tiết, cụ thể về cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học cho từng phân môn
trong môn Tiếng Việt. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu được một số phương
pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới như: sử dụng bộ đồ dùng học tập

trong dạy học, sử dụng máy chiếu, băng hình... nhằm phục vụ cho quá trình dạy
- học có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
- Vui học Tiếng Việt (Trần Mạnh Hưởng, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục 2002). Tác giả đã đề cập đến những kiến thức Tiếng Việt cơ bản giúp HS luyện
tập thành thạo các kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”, giúp các em sẽ có suy nghĩ lạc
quan, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của
dân tộc.
- Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiếu học theo chương trình mới (Nguyễn
Trí, Nhà xuất bản Giáo dục - 2003). Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản
của phương pháp dạy học mới ở nhà trường Tiểu học nói chung và bộ môn
Tiếng Việt 5 nói riêng. Đặc biệt, tác giả đã quan tâm đến việc truyền đạt cho
HS bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết trong phân môn Kể chuyện. Đối với,
dạy kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp” kĩ năng nghe - nói được
phát triển mạnh nhất. Dựa trên cơ sở đó, GV biết cách vận dụng linh hoạt các
phương pháp vào dạy học phân môn Tiếng Việt.
- Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiếu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự
án phát triển GV Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội - 2005). Cuốn sách
trình bày cụ thể những đổi mới trong nội dung và phương pháp dạy học theo
chương trình và SGK mới giúp nhà sư phạm nắm được bản chất của phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS; vận dụng sáng tạo,
linh hoạt những hiểu biết đã có vào thiết kế kế hoạch bài học theo hướng phát
huy tính tích cực của từng HS. Đặc biệtthực hành dạy học các phương pháp
3


như: phương pháp kể, phương pháp trục quan, phương pháp đóng vai, phương
pháp gợi mở, vấn đáp trong phân môn Kể chuyện đạt hiệu quả, chất lượng.
- Dạy học Tiếng Việt 2 (Nguyễn Trí, Lê Phương Nga, Nhà xuất bản Giáo
dục) đã đề cập đến phương pháp dạy học kể chuyện. Viết về phương pháp
dạy học kế chuyện các tác giả đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết
thực của việc dạy học kể chuyện. Đồng thời, các tác giả cũng đã xây dựng cách

tổ chức cũng như các hoạt động chủ yếu trong một tiết kể chuyện. Đặc biệt các
tác giả đã nhấn mạnh đến việc rèn kĩ năng nghe và kể cho HS.
- Trong quyển Dạy Kể chuyện ở Tiểu học, tác giả Chu Huy đã đề cập khá
rõ đến từng thể loại truyện và hướng dẫn HS tỉ mỉ về kể các câu chuyện, các
biện pháp hướng dẫn HS kể chuyện. Đây là cuốn cẩm nang phong phú dành
cho nhiều GV. Các biện pháp trình bày trong sách với tiết học kể chuyện kiểu
bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp” phù hợp với phương pháp thầy kể,
trò nghe, ghi nhớ và kể lại.
- Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Dương Thị Trang “Dạy học kiểu bài
nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 4,
người hướng dẫn Phạm Thị Hòa.
Kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu đã trình bày ở
trên, chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đề tài: “Sử dụng các hình
thức kể chuyện trong giờ Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh
lớp 5.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp sử dụng các hình thức kể chuyện trong giờ kể
chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và dạy học phân môn Kể chuyện nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về các hình thức kể chuyện trong giờ Kể chuyện
đã nghe thầy cô kể trên lớp.

4


- Tìm hiểu thực tiễn về các hình thức kể chuyện trong giờ Kể chuyện đã
nghe thầy cô kể trên lớp.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng các hình thức kể chuyện trong giờ Kể
chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp.

- Thiết kế một số giáo án có sử dụng các hình thức kể chuyện phù hợp và
tiến hành thực nghiệm.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các hình thức kể chuyện trong giờ Kể chuyện đã
nghe thầy cô kể trên lớp.
- Phạm vi nghiên cứu: trường Tiểu học Trưng Nhị, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao
gồm:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận có cấu trúc ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Biện pháp sử dụng các hình thức kể chuyện trong giờ “Kể
chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 5.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở tâm sinh lí
1.1.1.1 Cơ sở tâm lí
a, Đặc điểm chú ý

HS ở tiểu học chú ý có chủ định bắt đầu ổn định. Các phẩm chất ý chí
(độc lập, kiên trì, tự’ chủ) bắt đầu hình thành. HS có kĩ năng phân phối chú ý
và hướng chú ý vào nội dung cơ bản của bài học. Chính đặc điểm này cho phép
GV rèn luyện HS thực hiện thành thục các thao tác, các kĩ năng nói, kĩ năng
nghe trong dạy học kể chuyện. Vì vậy, GV có thể phức tạp hóa dần dần nhiệm
vụ nhận thức cho học sinh.
b, Đặc điểm tri giác
Các em thường tri giác những gì phù hợp với nhu cầu, những gì thường
được gặp, được hướng dẫn. Tri giác của các em còn gắn liền với cảm xúc. Điều
này cho thấy sự cần thiết hướng dẫn HS nghe và kể chuyện thường xuyên.
Những câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn, sinh động được các em tri giác tốt hơn,
HS sẽ hứng thú, yêu thích học Kể chuyện.
c, Đặc điểm trí nhớ
Ở giai đoạn này, trí nhớ của các em là trí nhớ không chủ định. Nó vẫn
hình thành và phát triển mạnh. Nhưng ghi nhớ ý nghĩa đang bắt đầu chiếm ưu
thế. Vì vậy, trong dạy học kể chuyện GV cần chủ động hình thành cho HS
phương pháp ghi nhớ nội dung câu chuyện theo điểm tựa, nối liền điểm tựa tạo
ra dàn ý ghi nhớ nội dung câu chuyện hoặc phân chia nội dung câu chuyện
thành các đoạn, đặt tên cho các đoạn hoặc đặt ra các câu hỏi về nhân vật, tình
huống, cốt truyện... đế HS trả lời và ghi nhớ. Ớ tuổi này, trí nhớ từ ngữ logic
phát triển hơn trí nhớ trục quan. Cho nên, các em có thể ghi nhớ được nhiều câu

6


chuyện tự tìm được bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức nói thầm để ghi
nhớ câu chuyện là chủ yếu.
d, Đặc điểm tưởng tượng
Tưởng tượng của HS cuối bậc Tiểu học hoàn chỉnh hơn về kết cấu logic.
Sự tạo ra các hình ảnh mới trong tưởng tượng bằng cách cụ thể hóa nhân vật,

nhập vai vào nhân vật sẽ giúp các em khắc sâu nhân vật và nội dung câu chuyện
từ đó bộc lộ tình cảm tự nhiên với nhân vật trong truyện, giúp cho việc kể sinh
động hơn.
e, Đặc điểm tư duy
Tư duy trừu tượng, khái quát hóa đang dần chiếm ưu thế. HS biết dựa vào
các dấu hiệu bản chất của đối tượng để rút ra nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
f, Đặc điểm ngôn ngữ
Lên tiểu học, hầu hết các em có ngôn ngữ nói thành thạo, ngôn ngữ viết
đang hoàn thiện và bắt đầu hướng tới hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và
ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận
thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin
khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lí tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được thể hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói
và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh
giá sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Ngôn ngữ của HSTH đã dần ổn định giúp HS có thể sử dụng ngôn ngữ
tham gia vào các hoạt động, các nhiệm vụ học tập mà ít gặp khó khăn trong việc
bày tỏ quan điểm, trình bày ý kiến của mình. Đặc biệt, việc sử dụng hình thức
đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện kiểu bài đã nghe đã đọc là cơ hội
để các em phát triển ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ giao tiếp của HS.
Tóm lại, với những đặc điểm về tâm lí của HSTH, thì việc sử dụng các
hình thức trong dạy học phân môn Kể chuyện kiểu bài đã nghe thầy cô kể trên
7


lớp là phù hợp, có thể thực hiện để mang lại hiệu quả tốt, giúp các em hình
thành được các kĩ năng tương ứng và có khả năng vận dụng vào trong chính
cuộc sống của các em.

1.1.1.2 Cơ sở sinh lí
Hệ xương: Còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,
xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo,
gẫy dập,... Vì thế mà trong các hoạt động học tập, vui chơi của các em cha mẹ
và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý, quan tâm
hướng các em tới các hoạt động học tập, vui chơi lành mạnh, an toàn.
Hệ cơ: Đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các hoạt
động như chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào
các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn
cho trẻ.
Hệ thần kinh cấp cao: Đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy
của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy
trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ,
các cuộc thi trí tuệ,... Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút
các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
Ở tuổi này não và hệ thần kinh của trẻ đang phát triển và dần hoàn thiện
nên các em dễ bị kích thích. Các em thích sự động viên, khen ngợi, khuyến
khích. Do đó, GV cần tránh nạt nộ, quát mắng, ngắt lời thô bạo... khi các em
học tập. GV cần hướng dẫn tế nhị trong quá trình hướng dẫn HS kể chuyện.
Nhìn chung, đặc điểm sinh lý của HSTH nói chung vẫn còn chưa vững
chắc, khá non yếu, đang trên đà phát triển. Cơ thể các em đã hoàn chỉnh về mặt
cấu trúc nhưng chưa hoàn thiện về mặt chức năng. Chức năng của các cơ quan
đang phát triển, đặc biệt là hệ xương và hệ thần kinh. Vì vậy, HSTH đã có thể
tham gia học tập các môn học ở tiểu học cũng như học tập sử dụng các hình
thức trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4,5. Đối với HS ở giai đoạn này,
các em có thể thực hiện kể được những câu chuyện đơn giản, gần gũi và hoàn
8


toàn có thể tham gia các hình thức kể chuyện trong giờ Kể chuyện. Đặc biệt với

các hình thức trong giờ Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp, các hình thức đó
giúp các em có niềm say mê, hăng hái hơn, làm cho việc kể chuyện đạt được
hiệu quả cao.
Như vậy, việc sử dụng các hình thức trong giờ “Kể chuyện đã nghe thầy
cô kể trên lớp” HS lớp 5 là hoàn toàn có thể thực hiện, là sự kết hợp hợp lý và
mang lại hiệu quả cao.
1.1.1.3. Cơ sở văn học
Phân môn Kể chuyện ở Tiểu học sử dụng các tác phẩm của văn học làm
chất liệu. Các tác phẩm văn học sử dụng trong kể chuyện còn làm thoả mãn nhu
cầu và thị hiếu thẩm mĩ của con người. Văn học thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu
thẩm mĩ của con người băng nhiều cách. Trước tiên, nó thoả mãn nhu cầu thưởg
thức cái đep của người đọc, người nghe qua việc phản ánh cái đep vốn có trong
thiên nhiên và trong cuộc sống vào trong nó. Hai là, qua lăng kính nghệ thuật,
các nhà văn đã gọt giũa , nhào năn làm cho cái đep vốn đã đep lại càng rục rỡ,
lóng lánh hơn. Nhờ tiếp xúc với tác phẩm văn học HS không chỉ nhận thức
được cái đep một cách tinh tế, nhạy bén mà còn biết khám phá cái đẹp.
Qua các câu chuyện được nghe, được kể trong chương trình Tiểu học, các
em được nhìn thấy vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người. Đồng thời, các
em cũng nhận ra được đâu là điều thiện đâu là điều ác, các em sẽ vui thích khi
điều thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác, các em cũng vui buồn và khóc cười
với nhân vật trong truyện.
Ngoài việc cảm nhận vẻ đẹp do nội dung tác phẩm mang lại, người đọc,
người nghe còn cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ.
Ngoài ra, tác phẩm văn học còn đưa ra nội dung giao tiếp cụ thể. Những
tác phẩm văn học không phải đưa ra một thứ kí hiệu giao tiếp thông thường mà
nó còn chứa đựng nội dung tư tưởng tình cảm và mang tính xã hội rất đậm nét.
Do đó, tác phẩm nghệ thuật trở thành phương tiện có hiệu quả nhất đưa con
người xích lại gần nhau hơn về tình cảm cũng như về măt tinh thần.
9



Như vậy, các tác phẩm văn học được sử dụng trong kế chuyện còn có tác
dụng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho HS. Nó giúp con người
nhận ra cái đep, cái xấu, cái đúng, cái sai, cái thật, cái giả.... Đồng thời, nó còn
gieo vào lòng ta một sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau, sự cô đơn, tủi nhục của
người khác.
Kể chuyện không chỉ là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ trong việc
giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến
sự phát triển ngôn ngữ cho HS. Kể chuyện giúp HS rèn kĩ năng nói, phát triển
ngôn ngữ mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện vạn năng đăc sắc, trọn
vẹn và có hiệu quả cao trong giao tiếp.
1.1.2. Vài nét về phân môn Kể chuyện
1.1.2.1. Khái niệm Kể chuyện
Kể là một động từ biểu thị hành động nói. Từ điển tiếng Việt (Văn Tân
chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi ở
vị trí một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
a) Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại
hình kịch) – còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết.
b) Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
c) Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.
d) Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học.
Kể chuyện là một thuật ngữ bởi nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một
phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định. Thuật ngữ kể chuyện lâu
nay vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể câu chuyện có
hình thức hoàn chỉnh, được in trong sách báo hay lưu truyền bằng miệng.Trong
phạm vi đề tài này, Kể chuyện chính là tên gọi của một phân môn Tiếng Việt ở
tiểu học. Có thể hiểu đơn giản kể chuyện nhằm mục đích phát triển lời nói cho
HS, bồi dưỡng cho các em những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, cung cấp những
kiến thức về vốn sống và văn học có tác dụng giáo dục. Hoạt động kể chuyện là
hình thức trình bày lại câu chuyện với một chuỗi các sự việc có đầu có cuối liên

10


quan đến một hay một số nhân vật bằng lời kể một cách hấp dẫn, sáng tạo, giàu
ngữ điệu và có sự phối hợp diễn xuất qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể
một cách tự nhiên nhằm truyền cảm đến người nghe.
1.1.2.2. Vị trí của phân môn kể chuyện
Phân môn Kể chuyện được xếp liền ngay sau phân môn Tập đọc của bộ
môn Tiếng Việt, sở dĩ như vậy là vì kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học
tiếng mẹ đẻ, vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động
giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và
tạo điều kiện để HS rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như:
nghe, nói, đọc, viết trong hoạt động giao tiếp. Khi nghe thầy giáo kể chuyện, HS
đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng lời nói có âm thanh. Khi HS kể chuyện là
các em đang tái sản sinh hay sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói.Vì
truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được cả sức mạnh của tác
phẩm văn học. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ thơ. Sự hiểu biết
về cuộc sống, về con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ nghèo nàn đi biết
mấy nếu không có môn học Kể chuyện trong trường học.
1.1.2.3. Nhiệm vụ của phân môn kể chuyện
- Phân môn Kể chuyên có liên quan đến nhu cầu nghe kế chuyên của trẻ
em, góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành
mạnh cho tâm hồn HS. Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ.
Sức mạnh này bắt nguồn từ sức mạnh của công cụ mà phân môn Kể chuyện sử
dụng, đó là tác phẩm văn học nghệ thuật GV dùng để kể trong lớp. Các tác
phẩm văn học có tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm xúc của trẻ em, đem lại
những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh.
- Phân môn Kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống
cho trẻ em. Giờ Kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học.
Suốt 5 năm ở bậc tiểu học, HS được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện

với đủ thể loại, gồm tác phẩm có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ truyện

11


cổ tích đến hiện đại. Do đó vốn văn học của HS được tích luỹ dần. Đây là
những hành trang quý sẽ theo các em trong suốt cuộc đời mình.
- Giờ Kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khơi gợi trí tưởng tượng cho
các em. Qua từng câu chuyện, thế giới muôn màu sắc mở rộng trước các em.
Các em gặp trong đó từ phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên, từ cách
phục trang đến kiến trúc nhà ở, và đặc biệt là cách cư xử của con người trong
muôn vàn trường hợp khác nhau.
Nói cách khác, các truyện kể đã làm tăng thêm cho HS vốn hiểu biết về
thế giới và xã hội loài người xưa và nay.Các truyện kể còn chắp cánh cho trí
tưởng tượng của HS bay bổng. Cùng với lí tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng
cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống.
- Phân môn Kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triền các kĩ năng
tiếng Việt cho học sinh.Trước hết, phân môn Kể chuyện phát triển kĩ năng nói
cho HS. Giờ kể chuyện các em dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu
chuyện trước đám đông. Việc kể lại câu chuyện trước đám đông rèn cho các em
khả năng tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng
thời, các kĩ năng: nghe, đọc, kĩ năng ghi chép cũng được phát triển trong quá
trình kể lại chuyện đã nghe, đã đọc.
1.1.2.4. Phân môn kể chuyện lớp 5
a, Các kiểu bài học kể chuyện
Kể chuyện là một trong những phân môn quan trọng của bộ môn Tiếng
Việt ở Tiểu học. Sự đa dạng của các câu chuyện kể cũng như sự phong phú về
nội dung của những câu chuyện đó mà phân môn kể chuyện cũng được chia ra
làm ba kiểu bài:
- Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp.

- Kể chuyện đã nghe, đã đọc;
- Kể chuyện đã được chứng kiến, tham gia.
b, Kiểu bài học “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”

12


Do giới hạn phạm vi đối tượng nghiên cứu là hoạt động dạy học kiểu bài
Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (kiểu 1) cho nên chúng tôi không trình
bày đặc điểm kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kiếu 2) và kiểu bài Kể
chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia (kiểu 3) mà chỉ đi sâu trình bày đặc
điểm của kiểu bài 1.
b.1. Đặc điểm kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”
- Trong tiết học này các em phải kể lại câu chuyện trong sách báo hoặc
trong đời sống hàng ngày. Trong chương trình cũ, kiểu bài này nằm trong phân
môn Tập làm văn, nay được chuyển sang phân môn Kể chuyện để thực sự rèn
khả năng nói cho HS.
- GV kể cho HS nghe trước một hoặc hai lần sau đó hướng dẫn HS trao
đổi vắn tắt về cách kể chuyện và ý nghĩa câu chuyện.
- Giờ kể chuyện ở tiết này thực sự dành cho HS làm chủ. GV chỉ có vai
trò điều hành, hướng dẫn nhận xét nhưng thực sự lại khó với GV bởi vì nhiều
tình huống bất ngờ xảy ra, nhiều khi khó thành công.
- So với các câu chuyện ở lớp 4 thì các chuyện ở lớp 5 có độ dài lớn hơn,
tình tiết phức tạp hơn, nội dung sâu sắc hơn. Những câu chuyện này nói về
những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần phải rèn luyện gắn với các chủ điểm
học tập.
- Trong kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp” có nhiều hình
thức kể chuyện như:
+ Hình thức đóng vai
+ Hình thức nhập vai nhân vật

+ Hình thức kể chuyện ở ngôi thứ ba
+ Hình thức kể nối tiếp
+ Hình thức kể chuyện theo tranh
+ Hình thức kể chuyện qua trò chơi
...

13


Do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về hình
thức đóng vai, hình thức kể chuyện qua trò chơi, hình thức kể chuyện theo tranh
và hình thức nhập vai nhân vật.
b.2. Quy trình dạy học kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”
- Nội dung: HS nghe thầy cô kể chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa
rồi kể lại. Truyện không in trong SGK.
- Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng nói và nghe.
- Mức độ yêu cầu: chỉ cần ghi nhớ lời kể của GV và kể lại.
Trước khi phân tích quy trình dạy chúng tôi xin trình bày cấu trúc thông
thường của một bài học dạy kiếu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”
trong SGK như sau:
b.2.1. Cấu trúc kiểu bài
STT

Cấu trúc thông thƣờng trong SGK

1

Tên câu chuyện

2


Bài tập 1: Nêu yêu câu HS dựa vào lời kê của thây cô giáo kê lại câu
chuyện (thường có kèm các tranh được đánh số 1, 2, 3, 4...), hoặc gợi
ý về cách kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.

3

Bài tập 2: Nêu yêu câu kê lại toàn bộ câu chuyện , họăc cách kê
chuyện đã nghe, đã đọc...

4

Bài tập 3: Nêu yêu câu trao đôi vê ý nghĩa câu.

b.2.2. Quy trình dạy học kể chuyện kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên
lớp”
Hoạt động

Nội dung hoạt động

1

Kiểm tra bài cũ: HS kê lại câu chuyện đã học trong tiêt trước, trả
lời một số câu hỏi về nội dung câu chuyện.

2

Giới thịêu bài: GV giới thiệu câu chuyện sắp kể bằng lời họăc
kết hợp lời với tranh ảnh...
14



3

HS nghe kể chuyện
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2, vừa kế vừa chỉ tranh minh họa.

4

HS tập kể chuyện:
- Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
HS tìm hiêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện

5

- Nói về nhân vật chính.
- Nói về ý nghĩa câu chuyện.
Củng cố dặn dò

6

c, Chương trình kiểu bài Nghe kể lại ở lớp 5:
TT Tuần

Tên truyện

1


1

Lý Tự Trọng

2

4

Tiếng Vĩ Cầm ở Mỹ Lai

3

7

Cây cỏ nước Nam

4

11

Người đi săn và con Nai

5

14

Paxtơ và em bé

6


19

Chiếc đồng hồ

7

22

Ông Nguyễn Khoa Đăng

8

25

Vì muôn dân

9

29

Lớp trưởng lớp tôi

10

32

Nhà vô địch

15



1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khảo sát thực trạng dạy học kể chuyện kiểu bài “Kể chuyện đã nghe
thầy cô kế trên lớp ” ở trường Tiểu học Trưng Nhị
Trong đợt khảo sát này chúng tôi khảo sát thông qua 2 tiết dạy ứng với 2
câu chuyện là: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai và Chiếc đồng hồ.
Để khảo sát thực trạng dạy học kể chuyện được chính xác và thuận lợi.
Trước tiên, chúng tôi xin đưa ra cách thức và nội dung khảo sát phù hợp.
1.2.1.1. Cách thức khảo sát và nội dung khảo sát
a) Cách thức khảo sát
Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát GV và HS.
b) Nội dung khảo sát
- Nội dung phiếu điều tra
+ Phiếu điều tra GV
Câu 1 : Thầy (cô) có thích dạy kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể
trên lớp ” không?
Câu 2: Thầy (cô) thường sử dụng hình thức dạy học nào trong dạy học
kiếu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”?
Câu 3: Những khó khăn nào thầy (cô) gặp phải trong dạy học kiểu bài “Kể
chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”?
Câu 4: Mỗi tiết học, thầy (cô) gọi được bao nhiêu HS kể chuyện trước
lớp?
+ Phiếu điều tra HS
Câu 1 : Em có hứng thú khi học kể chuyện kiểu bài “Kể chuyện đã nghe
thầy cô kể trên lớp” không?
Câu 2: Em có hay sử dụng cử chỉ, điệu bộ thường xuyên không?
Câu 3: Điều gì làm em cảm thấy khó khăn nhất khi học kể chuyện kiểu
bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”?
Câu 4: Em đã sử dụng những hình thức nào trong tiết “Kể chuyện đã

nghe thầy cô kể trên lớp”?
16


1.2.1.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi thực hiện điều tra trên hai đối tượng là: 5 GV và 60 HS lớp 2
trường TH Trưng Nhị - Phúc Yên.
1.2.2. Kết quả điều tra
Qua quá trình điều tra theo phiếu đối với GV và HS, chúng tôi xin đưa ra
8 bảng kết quả ứng với 8 câu hỏi trong phiếu điều tra.
Bảng 1: Thầy (cô) có thích dạy kiểu bài
“Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp ” không?
Số lượng GV

Mức độ

được khảo sát

a (%)

b (%)

c (%)

5

2/5 (40%)

3/5 (60%)


0/5 (0%)

Qua bảng 1, chúng tôi thấy rằng: Tỉ lệ GV thích dạy kể chuyện kiểu bài
“Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”chỉ chiếm 40%, 60% GV cho rằng bình
thường, không có GV nào không thích dạy. Điều này cho thấy GV chưa có một
quan niệm thật sự đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy phân môn Kể
chuyện. Phần lớn GV cho rằng việc dạy kể chuyện ở mức bình thường vì phân
môn Kể chuyện không là môn thi học kì như các phân môn: Luyện từ và câu,
Chính tả, Tập làm văn ,... nên GV chưa chú trọng đầu tư cho phân môn Kể
chuyện.
Bảng 2: Thầy (cô) thường sử dụng hình thức dạy học nào trong
dạy học kiếu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”?
Số lượng GV

Các hình thức dạy học

được khảo sát

a (%)

b (%)

c (%)

d (%)

5

5/5 (100%)


5/5 (%)

3/5 (60%)

2/5 (40%)

17


Qua bảng 2, ta thấy phương pháp kể diễn cảm và phương pháp trực quan
được 100% GV sử dụng, phương pháp gợi mở vấn đáp và phương pháp đóng
vai chỉ có 60% số lượng GV được hỏi sử dụng.
Bảng 3: Những khó khăn nào thầy (cô) gặp phải trong dạy học
kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”?
STT

Những khó khăn

Số lượng GV khảo sát
Đồng ý (%)

Không đồng ý
(%)

1

Chưa có hình thức dạy học

3/5 (60%)


2/5 (40%)

2/5 (40%)

3/5 (60%)

1/5 (20%)

4/5 (80%)

1/5 (20%)

4/5 (80%)

hợp lí
2

Chưa biết cách kêt hợp các
hành động phi ngôn ngữ vào
kể câu chuyện

3

Chưa biết cách sử dụng hợp
lí đồ dùng trực quan vào
trong dạy học

4

Chưa có sự hợp tác của HS


Qua bảng 3, ta thấy tất cả 5 GV được hỏi thì có tới 4 GV trả lời rằng HS
rất hợp tác với cô giáo. Việc tìm ra biện pháp dạy hợp lí cũng là một khó khăn
với GV, 60% GV được hỏi không tìm ra hình thức dạy học phù hợp đối với việc
dạy môn học. Có tới 40% GV chưa biết kết hợp các hành động phi ngôn ngữ để
kể câu chuyện, 20% GV chưa biết cách sử dụng họp lí đồ dùng trục quan vào
trong dạy học. Điều này chúng tỏ kĩ năng kể chuyện của GV còn nhiều hạn chế.
Vậy việc trau dồi kĩ năng kể chuyện cho GV cũng rất cần thiết hiện nay.

18


Bảng 4: Mỗi tiết học, thầy (cô) gọi được bao nhiêu HS kể chuyện trước lớp?
Số lượng GV

Số lượng

được khảo sát a (%)

b (%)

c (%)

5

2/5 (40%)

0/5 (0%)

3/5 (60%)


Qua bảng 4, mỗi tiết dạy kiếu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên
lớp” GV gọi ít HS lên bảng kể chuyện chiếm số lượng lớn tới 60% và không có
GV nào gọi nhiều HS lên kể chuyện trước lớp. Điều này chứng tỏ hoặc GV chỉ
dành ít thời gian cho tiết kể chuyện hoặc thời gian GV kiểm tra bài cũ và hướng
dẫn HS kể chuyện chiếm quá nhiều nên còn ít thời gian dành cho việc gọi HS
lên kể chuyện trước lớp.
Bảng 5: Em có hứng thú khi học kể chuyện kiểu bài “Kể chuyện đã
nghe thầy cô kể trên lớp” không?
Số lượng HS

Các phương án lựa chọn

được khảo sát

a (%)

b (%)

60

8/10 (13,3%)

14/60 (23.3%) 15/60 (25%)

c (%)

d (%)
23/60 (38,3%)


Số liệu trên cho thấy số lượng HS rất hứng thú với học kiểu bài “Kể
chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”rất ít:8/60 HS, chiếm 13,3%. Trong khi đó
số lượng HS không hứng thú còn chiếm số lượng lớn: 23/60 HS, chiếm 38,3%.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là vì theo các em phân môn Kể chuyện không
phải là phân môn chính, cũng không quyết định đến kết quả học tập nên các em
không chú trọng đẫn đến việc không mấy hứng thú.
Bảng 6: Em có hay sử dụng cử chỉ, điệu bộ thường xuyên không?
Số lượng HS

Mức độ

được khảo sát

a (%)

c (%)

d (%)

60

5/60 (8,3%)

30/60 (50%)

5/60 (8,3%)

19



Qua bảng 6, ta thấy mức độ HS sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện
thường xuyên và không bao giờ là như nhau: 5/60 HS, chiếm 8,3 % còn thỉnh
thoảng sử dụng thì chiếm nhiều nhất (50%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này là do trong quá trình kế chuyện GV ít khi sử dụng các cử chỉ, điệu bộ để HS
học tập hoặc khi GV kể mẫu thì HS không tập trung chú ý.
Bảng 7: Điều gì làm em cảm thấy khó khăn nhất khi học kể chuyện
kiểu bài “Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp”?
Số lượng HS được Khó khăn
khảo sát

a (%)

b (%)

c (%)

60

18/60 (30%)

30/60 (50%)

12/60 (20%)

Bảng 8 cho ta thấy trong quá trình kể chuyện, HS không biết cách thể
hiện cảm xúc, diễn tả câu chuyện chiếm số lượng lớn nhất (50%); 18/60 HS,
chiếm 30% là không nhớ được hoàn chỉnh nội dung câu chuyện; còn 12/60 HS,
chiếm 20% là sợ sai, sợ bị chê cười, rụt rè. Chính vì vậy, GV cần rèn cho HS
một số kĩ năng trong dạy học kế chuyện như: kĩ năng nghe - nhớ được câu
chuyện, kĩ năng kể trước đám đông, ...

Bảng 8: Em đã sử dụng những hình thức nào trong tiết “Kể chuyện đã
nghe thầy cô kể trên lớp”?
Số lượng HS

Các hình thức sử dụng

được khảo sát

a (%)

b (%)

c (%)

d (%)

60

60/60 (100%)

60/60 (%)

18/60 (30%)

20/60 (40%)

Nhìn vào bảng 8, ta thấy hình thức kể diễn cảm và hình thức kể chuyện
theo tranh được 100% HS sử dụng, hình thức kể chuyện qua trò chơi và hình
thức đóng vai chỉ có 30 - 40% số lượng HS được sử dụng.
Qua kết quả điều tra tôi thấy trong tiết học Kể chuyện các thầy cô đã có

các phương pháp dạy học, sử dụng nhiều hình thức dạy học làm cho tiết học đạt
20


×