Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Kết cấu nhật kí văn học khảo sát qua các tác phẩm Nhật kí Chu Cẩm Phong, nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn, nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, nhật kí Lưu Quang Vũ và nhật kí Vũ Xuân (

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.04 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

*****************

PHẠM THỊ LÂM OANH

KẾT CẤU NHẬT KÍ VĂN HỌC
KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM:
(NHẬT KÍ CHU CẨM PHONG, NHẬT KÍ NGUYỄN HUY
TƯỞNG, NHẬT KÍ NGUYỄN NGỌC TẤN, NHẬT KÍ LƯU
QUANG VŨ, NHẬT KÍ VŨ XUÂN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

HÀ NỘI, Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
Th.S Hoàng Thị Duyên - giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là
người đã hướng dẫn chu đáo, tận tình cho em trong suốt thời gian làm khóa
luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã giúp đỡ em trong quá trình học
tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khoá luận tốt nghiệp.
Để hoàn thành được bài khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn đến gia
đình, bạn bè những người đã luôn hỗ trợ, động viên em trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô, gia đình và các


bạn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Lâm Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Phạm Thị Lâm Oanh, sinh viên K39E Văn Học. Em xin cam
đoan những nội dung mà em đã trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là
kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của các thầy cô
giáo. Khoá luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu
những lời cam đoan trên là sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Lâm Oanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 4
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT CẤU VĂN HỌC, NHẬT

KÍ VĂN HỌC VÀ ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM KHẢO SÁT .......................... 7
1.1. Những vấn đề lý luận về kết cấu văn học, nhật kí văn học ....................... 7
1.1.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học .............................................................. 7
1.1.2. Nhật kí văn học ....................................................................................... 9
1.1.2.1. Quan niệm về nhật kí văn học.............................................................. 9
1.1.2.2. Một vài đặc điểm của thể loại nhật kí văn học .................................. 10
1.2. Đôi nét về tác phầm khảo sát ................................................................... 12
1.2.1. Nhật kí Chu Cẩm Phong ....................................................................... 12
1.2.2. Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn .................................................................... 13
1.2.3. Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng.................................................................. 13
1.2.4. Nhật kí Lưu Quang Vũ .......................................................................... 14
1.2.5. Nhật kí Vũ Xuân ................................................................................... 15
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾT CẤU TRONG NHẬT KÍ VĂN HỌC .... 16
2.1. Tính tự do, linh hoạt ................................................................................. 16
2.1.1. Tính tự do .............................................................................................. 16


2.1.2. Sự linh hoạt nhưng vẫn chặt chẽ ........................................................... 18
2.2. Tính phi chuẩn mực của kết cấu .............................................................. 21
2.3. Sự kết nối của các yếu tố tâm lí ............................................................... 26
2.3.1. Tâm lý của người lính ........................................................................... 26
2.3.2. Tâm lí của một nhà văn ......................................................................... 31
2.3.3. Sự kết nối của những cảm xúc, tình cảm .............................................. 34
2.3.3.1. Kết nối cảm xúc của một người con .................................................. 34
2.3.3.2. Kết nối cảm xúc của một người cha................................................... 36
2.3.3.3. Kết nối tâm lí của nguời chồng .......................................................... 37
2.4. Kết cấu theo trục thời gian, không gian ................................................... 40
2.4.1. Kết cấu theo trục thời gian .................................................................... 40
2.4.2. Kết cấu theo trục không gian ................................................................ 44
2.4.2.1. Không gian rộng................................................................................. 45

2.4.2.2. Không gian hẹp .................................................................................. 48
2.5. Sự đan xen linh hoạt của nhiều dạng kết cấu ........................................... 50
2.5.1. Đan xen giữa kết cấu không gian và kết cấu thời gian ......................... 50
2.5.2. Đan xen giữa kết cấu thời gian và kết cấu tâm lí .................................. 54
2.5.3. Đan xen giữa kết cấu không gian và kết cấu tâm lí .............................. 56
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhật kí
được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ, chân thực kể từ khi có sự xuất
hiện và công bố hai cuốn nhật kí gây sốt là: Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Mãi
mãi tuổi hai mươi. Sau hơn một phần ba thế kỷ lưu lạc, cuốn nhật kí của cô
gái bác sĩ Hà Nội đã được in ở trong nước, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên
thế giới với tiêu đề Nhật kí Đặng Thùy Trâm, đã trở thành một cuốn sách bán
chạy nhất. Cùng với Nhật kí Đặng Thùy Trâm, nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi
của Nguyễn Văn Thạc đã trở thành một sự kiện trong đời sống xã hội. Hai
cuốn nhật kí nói trên ra đời đã gây nên một hiệu ứng xã hội rộng lớn. Cùng
thời gian này, chúng ta đã được đọc rất nhiều cuốn nhật kí khác như Tài hoa
ra trận của Hoàng Thượng Lân, Sống để yêu thương và dâng hiến của Hoàng
Kim Giao, Nhật kí chiến tranh của Chu Cẩm Phong, Nhật kí - Tác phẩm của
Dương Thị Xuân Quý, B trọc của Phạm Việt Long, Nhật kí của Lê Anh Xuân,
Những lá thư thời chiến Việt Nam, Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
(1953-1955). Những cuốn nhật kí này, đặt bên cạnh sáng tác của họ càng cho
chúng ta hiểu hơn cuộc sống, con người của một thời “Tất cả cho tiền tuyến”,
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nhật kí vốn được viết ra dưới chiến
hào, trên đường hành quân, khoảng thời gian đợi chờ giữa những trận đánh,
nhật kí cho người đọc hình dung ra người viết và cả một thế hệ, một thời kỳ

lịch sử... Nhật kí chiến tranh đã thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng
như giới nghiên cứu, tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Những trang viết chân
thực chất chứa những tâm tư tình cảm của tác giả trong suốt những năm tháng
kháng chiến đã thành một trong những đề tài nghiên cứu hấp dẫn cũng như
trở thành một kho tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu.

1


Chiến tranh đã lùi xa chúng ta hơn 40 năm, cuộc sống hòa bình đã được
lặp lại khiến nhiều bạn trẻ ngày nay dần quên đi sự khốc liệt của chiến tranh
mà cha ông ta đã phải gánh chịu trong suốt những năm tháng đau thương ấy.
Chiến tranh không chỉ có vinh quang, hay đấu tranh vì chính nghĩa - chiến
tranh tóm gọn lại là sự chết chóc, sự hủy diệt. Và cho dù nhiều người trở về
sau chiến tranh không hề bị thương tích song vết thương trong lòng họ lại vô
cùng đau đớn và luôn rỉ máu. Họ, những con người đã đi qua chiến tranh, trở
về với cuộc sống hòa bình nhưng dường như không còn là họ nữa. Chiến
tranh đã lấy đi của họ sự bình yên trong tâm hồn. Sự anh dũng lòng quả cảm
hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước luôn là công ơn to lớn nhất mà các thế
hệ trẻ chúng ta sau này cần ghi nhớ. Ngày nay đề tài viết về chiến tranh không
còn phổ biến như những năm cách mạng đã khiến nhiều bạn trẻ quên đi sự tồn
tại của một thời mưa bom khói đạn, những sáng tác sau này thật chưa thể nào
có thể tái hiện lại được một cách chân thực bức tranh thời chiến. Tuy nhiên
sau khi những cuốn nhật kí chiến tranh được công bố rộng rãi khắp nơi, bạn
đọc có thể thấy được những thước phim quay chậm lại lịch sử nước nhà qua
những cuốn nhật kí của những chiến sĩ đã trực tiếp cầm súng để bảo vệ nền
độc lập một cách chân thực nhất.
Văn chương Việt Nam đã mang một diện mạo mới kể từ khi có sự góp
mặt của thể loại nhật kí chiến tranh, qua những ghi chép tỉ mỉ các tác giả đã
viết lại cho thế hệ mai sau một bức tranh chân thực và sinh động nhất về

những khó khăn, gian khổ mà cha ông ta đã vượt qua để đem lại hòa bình cho
dân tộc như hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu về nhật kí chiến tranh vừa mang
ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Với những đặc điểm riêng về thể loại, nhật kí chiến tranh đã trở thành
một trong những thể loại không thể thiếu trong nền văn học. Tuy nhiên trên
khuôn khổ còn hạn hẹp nên thể loại này chưa được nghiên cứu một cách rộng

2


rãi và phổ biến như những thể loại thuộc loại hình văn học khác. Vì lẽ đó, tôi
đã quyết định tiếp cận thể loại nhật kí văn học thông qua năm tác phẩm: Nhật
kí Chu Cẩm Phong, nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn, nhật kí Nguyễn Huy Tưởng,
nhật kí Lưu Quang Vũ và nhật kí Vũ Xuân. Chọn đề tài nghiên cứu trên tôi
mong có thể tìm hiểu thêm về thể loại nhật kí văn học cũng như qua đó phát
hiện thêm được vẻ đẹp độc đáo của thể loại này.
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,
tôi mong rằng bài nghiên cứu có thể góp một phần nhỏ vào việc tái hiện lại
cuộc sống lúc bấy giờ cũng như để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi
trước những người đã không tiếc hi sinh thân mình đem lại hòa bình cho dân
tộc như hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vì đặc điểm mang tính chất riêng tư nên trước năm 1986, thể loại nhật
kí không thực sự phát triển. Sau đó nhật kí được dùng phổ biến trong những
năm kháng chiến chống xâm lược. Sau khi được sự đồng ý từ phía gia đình và
người thân, những cuốn nhật kí đã dần được công bố và lan rộng trong giới
văn học đặc biệt là sự xuất hiện của hai cuốn nhật kí là: Nhật kí Đặng Thùy
Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi đã thực sự gây được tiếng vang lớn đối với
bạn đọc và các nhà phê bình văn học, trở thành hiện tượng văn học, hiệu ứng
xã hội đặc biệt. Những dòng tâm sự, nỗi lòng của những con người dù lăn lộn

nơi đầu sóng ngọn gió, bão đạn mưa bom nhưng luôn toát lên lòng dũng cảm,
thu hút giới nghiên cứu phê bình tham gia. Nhiều bài viết giới thiệu, phê bình
xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tuy nhiên những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về nhật kí thì còn hạn chế.
Các nghiên cứu chỉ mới chạm đến một vài vấn đề cơ bản của một số tác
phẩm tiêu biểu lớn như: Thể loại nhật kí trong đời sống xã hội và văn học của
giáo sư Trần Đình Sử, bài giới thiệu của nhà văn Thanh Quế về: Nhật kí chiến

3


tranh của Chu Cẩm Phong hay như chúng ta biết đến nhật kí chiến tranh chủ
yếu qua Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật kí chiến tranh của Tôn Phương
Lan. Các bài nghiên cứu của Ngô Thảo, Nguyễn Huy Thắng về Nguyễn Huy
Tưởng cho ra mắt cuốn sách những chân dung song hành. Một số bài báo
mang tính chất giới thiệu về hành trình của những cuốn nhật kí, về hiệu ứng
xã hội của chúng có thể kể đến như: Đọc nhật kí chiến tranh: Một tác phẩm
văn học kì lạ, thêm một cuốn nhật kí chiến tranh xúc động, có thêm một nhật
kí chiến tranh chân thật, đọc nhật kí chiến tranh để lấy tinh thần cho một
cuộc chiến mới, qua: Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm nghĩ
về văn hoá đọc, những rung chuyển từ cách sống Thuỳ Trâm... Những bài viết
này đã khẳng định ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động to lớn của nhật kí chiến
tranh tới mọi tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên những tác phẩm, công trình
nghiên cứu trên đề cập đến đặc điểm nghệ thuật, đặc trưng riêng của thể loại
còn ít mà chủ yếu khai thác những yếu tố bên lề tác phẩm.
Một số bài báo giới thiệu về nhật kí văn học như: Văn học với nhật kí
văn học đăng trên báo Bắc Giang của thầy Tạ Hiếu, bài giới thiệu của Nhà sử
học Dương Trung Quốc về nhật kí chiến tranh: Cơn sốt nhật kí chiến tranh.
Có thể thấy những bài giới thiệu về nhật kí chiến tranh tương đối phong phú
nhưng những bài viết có tính chất chuyên sâu thì còn ít.

Vì thế, khoá luận này của chúng tôi chứa đựng một hướng đi mới trong
việc nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của kết cấu trong nhật kí chiến tranh,
góp phần làm đa dạng hơn những nghiên cứu của thể loại.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
Thể loại nhật kí nói chung và thể loại nhật kí văn học nói riêng trong
những năm qua tuy đã gây được sự chú ý nhưng vẫn chưa thực sự phát triển
mạnh mẽ. Vẫn chưa có nhiều công trình lớn nói về thể loại nhật kí mà chỉ có
vài bài tản mạn xung quanh một vài tác phẩm gây được sự chú ý lớn. Điều đó

4


khiến cho việc tiếp cận thể loại mới này còn mang tính chất hạn chế. Bài khóa
luận này tôi mong rằng có thể góp một phần vào các công trình nghiên cứu
trước đó để làm rõ vấn đề kết cấu của nhật kí văn học qua các tác phẩm nhật kí
chiến tranh, góp phần hoàn chỉnh bức tranh hiện thực đời sống của con người
trên nhiều bình diện, đa chiều và đa sắc, giúp cho độc giả có cái nhìn toàn diện
hơn về con người và xã hội. Nhật kí chiến tranh nói riêng đã mở ra thế giới tâm
hồn sâu lắng cảm xúc và chất chứa suy tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo khi
đánh giá, nhận xét về hiện thực cuộc sống dưới cái nhìn trực diện.
Hơn thế nữa là bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thế hệ cha ông đi
trước, những con người đã không tiếc thân mình đem lại độc lập cho dân tộc,
bảo vệ toàn vẹn giang sơn xã tắc. Để từ đó hình thành nhân cách sống cao đẹp
xứng đáng với sự hy sinh của lớp cha anh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc.
Đề tài nghiên cứu cũng hy vọng sẽ giúp người đọc nhận thức và có cái nhìn
chân thực, rõ nét hơn về những gì cha ông ta đã đi qua và ý nghĩa của dòng
sách đặc biệt này trong đời sống văn học Việt Nam.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm thuộc thể loại nhật kí chiến tranh số lượng không đồ sộ
và một số tác phẩm đã được nghiên cứu nhiều nên tôi xin đi sâu nghiên cứu

năm cuốn nhật kí chính sau:
1: Nhật kí Chu Cẩm Phong
2: Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng
3: Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn
4: Nhật kí Lưu Quang Vũ
5: Nhật kí Vũ Xuân
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh

5


Phương pháp thống kê
6. Đóng góp của khóa luận
Với đề tài: “Kết cấu nhật kí văn học” (Khảo sát qua các tác phẩm: Nhật
kí Chu Cẩm Phong, nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn,
nhật kí Lưu Quang Vũ, nhật kí Vũ Xuân), chúng tôi mong muốn bài khóa luận
sẽ góp phần làm phong phú và chuyên sâu hơn về thể loại nhật kí văn học.
7. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được chia làm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kết cấu văn học, nhật kí văn học và
đôi nét về những tác phẩm khảo sát
Chương 2: Đặc điểm của kết cấu trong nhật kí văn học

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT CẤU VĂN HỌC, NHẬT KÍ VĂN
HỌC VÀ ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM KHẢO SÁT
1.1. Những vấn đề lý luận về kết cấu văn học, nhật kí văn học
1.1.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học
Có rất nhiều các chất kết dính để tạo nên được một tác phẩm hoàn
chỉnh. Một trong số đó phải kể đến kết cấu một phương diện cơ bản của sáng
tác nghệ thuật. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo. Để xây
dựng nên chỉnh thể đó nhà văn phải suy nghĩ tổ chức các yếu tố trong tác
phẩm nghệ thuật thống nhất: cái gì tả trước, cái gì tả sau, chi tiết như thế nào
tô đậm ra sao… cách tổ chức này gọi là kết cấu của tác phẩm văn học.
Các nhà lí luận cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về kết cấu.
Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học (1999), đưa ra khái niệm như sau: Kết
cấu tác phẩm:“Là toàn bộ tổ chức phức tạp sinh động của tác phẩm... Tổ chức
tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên
ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong,
nghệ thuật kiến trúc, nội dung cụ thể của tác phẩm…”; “Bất cứ tác phẩm nào
cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu đảm nhận các chức năng đa dạng bộc
lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, triển khai trình bày hấp dẫn cốt
truyện, cấu trúc hợp lí, hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của
tác giả, tạo ra tính cách toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ”
[3; 156 - 157].
Cũng trong Từ điển thuật ngữ văn học (bộ mới), (2000). Kết cấu được
quan niệm là: “Toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, thuật
ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó không chỉ là bố cục tác

7


phẩm, mà còn bao gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung
cụ thể của tác phẩm. [9; 131].

Trong 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cũng cho rằng:
“Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các tác phẩm hình thức nghệ thuật, tuỳ theo
nội dung và đề tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố hình thức và phối thuộc chúng
với tư tưởng” [2; 167].
Theo tác giả cuốn Lí luận văn học thì: “Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ
chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật cụ thể mà mỗi nhà văn tự đặt
ra cho mình. Kết cấu không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng
tác phẩm” [8; 152].
Soạn giả người Pháp Etienne Souriau trong cuốn Vocabulaire
d’esthétique (Từ điển mĩ học) dành một độ dài đáng kể để cắt nghĩa thuật ngữ
kết cấu (composition) và các thuật ngữ liên quan. Theo tác giả: “Trong nghĩa
bao quát, thuật ngữ kết cấu chỉ trật tự, tỉ lệ và mối liên hệ giữa các bộ phận
trong một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trật tự và mối liên hệ được tạo nên
bởi một dụng ý quan trọng của nghệ sĩ. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để
thể hiện thao tác mà nhờ nó, nghệ sĩ hiện thực hóa các liên hệ đó” [20; 447].
Như vậy, cốt lõi của khái niệm này bao gồm hai phương diện: thứ nhất, đó
là sự bố trí, sắp xếp các yếu tố, bộ phận của tác phẩm theo trình tự và nguyên
tắc nào đó; thứ hai, đó là sự liên kết giữa các yếu tố, bộ phận đó với nhau và
với tư tưởng chủ đề trong tác phẩm, là sự phù hợp giữa chất liệu, hình thức
với nội dung để tạo nên tính chỉnh thể, toàn vẹn của tác phẩm. Thi pháp học
hiện đại hết sức chú ý khảo sát, phân tích kết cấu các tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ và đặc biệt nhấn mạnh các kĩ thuật, các thủ pháp tạo nên dấu ấn riêng
của tác giả trong phương diện này.
Những cách hiểu về kết cấu trên có chút khác biệt nhưng chúng có nét
chung đều khẳng định kết cấu là cách tổ chức sắp xếp, có sự đan cài hài hòa

8


giữa nội dung và hình thức.

1.1.2. Nhật kí văn học
1.1.2.1. Quan niệm về nhật kí văn học
Theo từ điển Thuật ngữ văn học thì nhật kí: “Là một thể loại thuộc loại
hình kí”, là một dạng biến thể của kí hiện đại. So với các thể loại khác như
tiểu thuyết, thơ… thì kí xuất hiện muộn hơn, tận thế kỉ thứ XVIII khi có sự
gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự
bộc bạch, tự quan sát thì thể lọai này mới xuất hiện ở Châu Âu và phát triển
cực thịnh vào thế kỉ XIX.
Ở Nhật Bản ngay từ thời Heian thế kỷ thứ 8, nhật kí (nikki) thông
thường của giới trí thức cung đình, ban đầu là các ghi chép việc công, đã ngày
càng hướng đến là thể loại văn chương đích thực, khi nó gắn song song với
việc miêu tả sự kiện là bình luận về sự kiện, sử dụng lối văn trang nhã. Tác
phẩm nhật kí văn chương nổi tiếng đầu tiên của Nhật có thể kể đến là
cuốn Tosa nikki (Thổ tá nhật kí), do thi nhân và nhà phê bình thơ Kino
Tsurayuki viết và cho ra đời năm 935, ghi chép hành trình 55 ngày đường của
tác giả từ Tosa (nay thuộc tỉnh Kochi, phía nam Shikoku) tới kinh đô (nay
thuộc Kyoto).
Ở Việt Nam, thể kí ra đời muộn, có thể lấy điểm mốc cho sự xuất hiện
thể loại này ở thời Lý - Trần với Vũ trung tùy bút và Thượng kinh kí sự. Cũng
như ở phương Tây, thể kí ở Việt Nam cũng được coi là thể loại mở đường dẫn
tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua
nhiều giai đoạn lịch sử kí cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế phát
triển của văn học. Nhật kí chính là một dạng biến thể của kí hiện đại bên cạnh
hồi kí, tùy bút, tản mạn, phóng sự…
Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa nhật kí là: “Loại văn ghi chép sinh
hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật kí là hình thức trần thuật từ ngôi thứ

9



nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng ghi lại
những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thử nghiệm; nó ít có hồi cố được
viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng
đón nhận” [10; 1257].
Như vậy có thể thấy rằng nhật kí là những ghi chép cá nhân về những
sự kiện, những cảm xúc, những công việc nổi bật trong ngày. Vũ Xuân đã
từng viết trong nhật kí của mình rằng: “Lật trang đầu cho một cuốn nhật kí
mới. Ghi chép vào đây những chặng đường của cuộc sống. Lưu lại trong đây
tâm tình và những nghĩ suy có sức nặng, có chiều sâu để mỗi ngày sống mỗi
tốt hơn. Có ý nghĩa hơn.” [19; 15]; “Ghi tiếp những trang nhật kí nở rộ hoa
chiến công với những giọt sương long lanh trên các cánh hoa đỏ thắm” [19;
39].
1.1.2.2. Một vài đặc điểm của thể loại nhật kí văn học
Nhật kí văn học vừa dung chứa đặc điểm cá biệt do thể loại nhật kí quy
định, vừa bao hàm các đặc điểm chung của tác phẩm văn học. Giáo sư Trần
Đình Sử đã từng nói rằng: “Là một thể loại phi văn học hoặc cận văn học cho
nên nhật kí rất chân thật, chân thành, đáng tin cậy. Ngoài mục đích riêng tư
nó không có mục đích nào khác chi phối. Do vậy nhật kí thuộc vào văn học tư
liệu với giá trị tư liệu của nó” [23]. Nhật kí cũng như các thể loại khác của ký,
trước hết đều coi trọng tính chân thực đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép
lại. Mục đích ban đầu của cuốn nhật kí là ghi chép những gì đã diễn ra trong
ngày những sự vật sự việc đã trải nghiệm qua, nhật kí là một sự riêng tư viết
cho bản thân mình không hướng tới một đối tượng nào khác nên nó luôn chân
thực.
Nhật kí là lời tự bộc bạch tâm sự của tác giả mỗi khi cô đơn, muốn tự
nhìn lại mình chiêm nghiệm lại sự việc đã xảy ra, là những ghi chép thời hiện
tại. Vì thế, có thể nói nhật kí chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời

10



thường nhiều nhất. Với tư cách là những ghi chép của cá nhân, trong nhật kí
người viết có thể tự do trình bày những suy nghĩ riêng tư và cảm xúc trước sự
thật. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật kí, là điểm hấp dẫn của thể loại
này, vì nó liên quan đến những tâm tư tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt
là những nhân vật được xã hội quan tâm. Trong Mãi mãi tuổi 20, Nguyễn Văn
Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật kí như sau: “Nếu như người viết nhật kí
mà viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật kí đó sẽ chân thực nhất,
sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy
nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật kí mà có thể có người xem
nữa thì nó sẽ khác, khác nhiều. Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự
kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ nảy nở và
thai nghén trong lòng họ. Và đó chính là điều tối kị trong nhật kí. Nó sẽ dạy
cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình”
[12; 255].

Nhật kí thường viết theo ngôi thứ nhất tác giả tự độc thoại với chính
bản thân mình. Nếu như trong các thể loại như: Phóng sự, tùy bút, bút ký
trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật kí
văn học người viết luôn là trung tâm, so với các thể loại khác vai trò của cái
tôi trần thuật trong nhật kí văn học bao quát, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
Tác giả không ngần ngại xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có
mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công
chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người
đã trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên, có những khi lời độc thoại của tác giả hay
nhân vật lại chính là cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và
cuộc đời nói chung, về bản chất mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật
kí văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mỹ lớn lao.

11



Nhật kí được viết một cách linh hoạt có khi viết liên tục khi thì ngắt
quãng, tuy nhiên nó luôn được viết tại thời điểm hiện tại chứ không thể là quá
khứ viết cho tương lai. Trong nhật kí Lưu Quang Vũ ngày 31/3/1963, có đoạn
viết: “Nhớ lại ngày 27/10/1957, ngày mình vào Đội. Ừ nhỉ, đêm trước hôm
kết nạp. Không ngủ được. Lúc lên tuyên thệ rồi nhận khăn đỏ… Thôi viết nốt
chuyện chùa Thầy”. Sau đó tác giả lại về với hiện tại để viết: “Về đến nhà hầu
như kiệt sức nằm ngủ một mạch từ chập tối” [18; 15].
Đặc điểm của nhật kí là viết rất ngắn gọn tự nhiên bởi nó là tiếng nói
bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư: “Đi trại với lớp ở
chùa Thầy. Trời hơi lạnh. Cả lớp đi ô tô khá xóc và mệt. Chùa Thầy rất
đẹp…” [18; 14]. Nó kết hợp linh hoạt giữa tự sự, đời thường và trữ tình mượt
mà.
Tóm lại nhật kí vừa mang những nét chung của các thể loại văn học
khác vừa mang những nét riêng biệt mà chỉ riêng thể loại nhật kí mới có.
1.2. Đôi nét về tác phầm khảo sát
1.2.1. Nhật kí Chu Cẩm Phong
Nhật kí Chu Cẩm Phong, (NXB hội nhà văn). Nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm
Phong đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân. Đây là vinh dự không những của gia đình nhà văn mà còn là vinh
dự chung của giới văn nghệ chúng ta. Lần đầu tiên một nhà văn được phong
tặng danh hiệu anh hùng. Đời văn của Chu Cẩm Phong quá ngắn, chỉ có ba
năm rưỡi, mà lại là ba năm rưỡi chồng chất biết bao công việc ngoài văn
chương, nên anh chưa có điều kiện biểu lộ đầy đủ năng lực sáng tác trong một
số bút kí, truyện ngắn. Tuy nhiên, chỉ qua những trang nhật kí Chu Cẩm
Phong ghi vội giữa khói lửa chiến trường, chúng ta chẳng những đã được thừa
hưởng một khối tư liệu hết sức phong phú đồng thời cũng thấy rõ ở anh một
cặp mắt quan sát rất sắc sảo, một trực giác nắm bắt tâm lý bén nhạy, tinh tế,


12


với một lối ghi mộc mạc và sinh động. Tập Nhật kí chiến tranh là tập sách có
sức nặng nhất của ông. Từ những dòng nhật kí Chu Cẩm Phong viết đã hiện
lên cuộc sống, chiến đấu kiên trung bất khuất của nhân dân ta tại những vùng
đất chiến tranh ác liệt nhất của Khu V (Quảng Nam, Quảng Đà và Quảng
Ngãi). Nhiều sự việc, con người thực trong nhật kí còn gây xúc động cho ta
suốt nhiều năm qua và tôi tin sẽ còn gây xúc động lâu dài.
1.2.2. Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn
Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn, (NXB hội nhà văn), tập nhật kí được tác giả
ghi từ năm 1953 đến năm 1955, tức là vào một thời kì đẹp nhất và bi tráng
nhất của cuộc đời ông, khi Nguyễn Ngọc Tấn và Bình Trang gặp nhau ở bưng
biền Nam Bộ, họ yêu nhau cưới nhau, khi ông tiếp tục đi đánh những trận
đánh cuối cùng của cuộc kháng chiến. Đó là những trang nhật kí đẹp đẽ và bi
tráng nhất của cuộc đời Nguyễn Ngọc Tấn hết mình vì sự nghiệp đất nước vì
cuộc chiến đấu, hết mình trong tình yêu có những khát vọng có những cực
đoan hay lầm lạc chân thành, và cả những giọt nước mắt dành cho người vợ,
người mẹ mà ông yêu nhất. Song ở đây không chỉ có thế, ở đây còn là một
mảng, một bức tranh đẹp đẽ, bi tráng của dân tộc in dấu lên cuộc đời số phận
những con người cụ thể.
1.2.3. Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng
Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, (NXB Kim Đồng ). Đây có lẽ là cuốn nhật
kí “đồ sộ” nhất trong thể loại nhật kí văn học nói riêng. Bởi lẽ nó được
Nguyễn Huy Tưởng ghi lại trong suốt 30 năm cuộc đời, cho đến tận những
ngày cuối cùng trước khi tác giả ra đi mãi mãi. Tập nhật kí của ông được con
trai Nguyễn Huy Thắng biên soạn và công bố đầy đủ vào năm 2006, với ngót
1700 trang giấy. Được chia làm 3 tập, tập 1: “Nguyễn Huy Tưởng đến với văn
chương và cách mạng”; tập 2: “Nguyễn Huy Tưởng nghệ sĩ và công dân”. Và
tập 3: “Nguyễn Huy Tưởng những năm kháng chiến”. Song hành với sáng


13


tác, từ những ngày đầu tiên cầm bút viết văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết nhật
kí và thói quen đó được ông duy trì đều đặn. Cuốn nhật kí đã ghi lại cuộc đời
của Nguyễn Huy Tưởng kể từ khi mới vào cách mạng cho đến khi nằm trên
giường bệnh và ra đi mãi mãi. Nó như một người bạn đồng hành cùng ông
trong suốt nửa quãng đời người chứng kiến bao tâm trạng vui, buồn, hờn giận
cũng như những bước ngoặt lớn của cuộc đời ông.
1.2.4. Nhật kí Lưu Quang Vũ
Nhật kí Lưu Quang Vũ, (NXB Lao động), đây là những trang nhật kí
được ông viết trong khoảng 5 năm (1971- 1975). Ngay từ khi bắt đầu đi học,
Lưu Quang Vũ có thói quen ghi lại nhật kí rất đều đặn. Phần nhật kí trong
quyển sách này được Lưu Quang Vũ viết trong suốt thời gian ba năm học cấp
III, cho đến những ngày đầu tiên bước vào cuộc đời quân ngũ (từ 1963 đến
1965). Những trang nhật kí không chỉ ghi lại những sinh hoạt đời thường,
những hoạt động ở trường lớp mà còn bộc lộ những suy nghĩ về con người,
cuộc sống xã hội và văn chương nghệ thuật. Thời đi học, Lưu Quang Vũ có
ba niềm say mê lớn đó là: Ghi nhật kí, vẽ tranh và làm thơ. Những dòng nhật
kí, những bài thơ giàu suy tư và gửi gắm nhiều tâm sự, sớm già dặn đối với
cậu học trò 16 tuổi. Cái nhìn của ông về đời người vượt xa tầm hiểu biết của
một chàng thiếu niên mới lớn. Lưu Quang Vũ viết về cuộc sống và cái chết,
về cái vô hạn của thời gian và cái hữu hạn của đời người. Đây cũng là thời kì
gian khó đến cùng cực của Lưu Quang Vũ mà ít người biết đến, ông thất vọng
cô đơn và có cả những lúc bế tắc nữa. Nhưng cũng trong những năm ấy ông
nhận thức sâu sắc được nhiều điều rộng lớn hơn và nhất là khám phá ra chính
bản thân mình. Ông quyết định nhập ngũ khi mới mười bảy tuổi, phần cuối là
những nghĩ suy của một chàng trai Hà thành trước khi nhập ngũ đầy nhiệt
huyết muốn cống hiến cho Tổ Quốc.


14


1.2.5. Nhật kí Vũ Xuân
Nhật kí Vũ Xuân, (NXB Quân đội nhân dân). Được ông viết từ năm
1969 đến năm 1972. Vũ Xuân đã từng nói rằng: “Tôi chỉ muốn một câu nói
được vang lên bên tai thế hệ sau là: Đừng làm hoen ố máu của những người đi
trước” [16; 234]. Vũ Xuân đã thực hiện ba cuộc hành quân, vượt lên bao bom
đạn của kẻ thù để vào Nam đánh giặc. Cuốn nhật kí quý giá hào hùng này ghi
lại được hai trên ba cuộc hành quân đó. Cũng như những người bạn cùng
trang lứa khác Vũ Xuân ra đi với một mục tiêu rõ ràng: “Bàn giao nguyên vẹn
giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương lai”, chiến đấu hết mình, Vũ Xuân là
một người gan dạ dũng cảm, cũng là một người lãnh đạo tốt, xa quê hương
bạn bè từ khi còn là những cậu thanh niên mới lớn đối với ông đánh giặc
chính là lẽ sống của cuộc đời.
Đặc điểm chung của năm cuốn nhật kí là đều viết trong giai đoạn chiến
tranh, chính vì lẽ đó ngoài cuộc đời của tác giả còn cho ta hình dung lại bức
tranh thời chiến đầy khó khăn nhưng cũng thật oanh liệt, chỉ qua những trang
nhật kí ghi vội giữa khói lửa chiến trường, chúng ta chẳng những đã được
thừa hưởng một khối tư liệu hết sức phong phú đồng thời cũng thấy rõ ở tác
giả một cặp mắt quan sát rất sắc sảo, một trực giác nắm bắt tâm lý nhạy bén,
tinh tế, với một lối ghi mộc mạc và sinh động. Xuyên suốt những trang nhật
kí, ta bắt gặp những con người với toàn bộ cuộc sống hằng ngày, những cuộc
chiến đấu, và những ứng xử lo toan, những vui buồn yêu giận suy tư. Những
trang nhật kí với những sự thật, cái sự thật thô ráp tươi ròng và sống động.
Những con người thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật, những tâm
trạng thật, cuộc chiến tranh nhân dân ở tận thôn xóm, ở cái nơi đối đầu trực
tiếp giữa người dân thường với kẻ địch vũ trang, cuộc sống với tiếng khóc,
tiếng cười đều được viết chi tiết vào cuốn nhật kí, mà đọc lên ta thấy mỗi

trang nhật kí là một câu chuyện đẫm nước mắt. Tất cả đó đều do sự tàn khốc
của chiến tranh gây ra.

15


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾT CẤU TRONG NHẬT KÍ VĂN HỌC
2.1. Tính tự do, linh hoạt
2.1.1. Tính tự do
Trước hết phải nói đến sự tự do trong kết cấu của nhật kí văn học, nhật
kí văn học mang những đặc thù riêng mà chỉ có thể loại này mới có nên nó
mang đến một kết cấu thoải mái tự do, linh hoạt. Những trang nhật kí chứa
nội dung ghi chép những sự việc hàng ngày theo trật tự thời gian. Tuy nhiên
do nhiều nguyên nhân khác nhau nhật kí chỉ ghi lại những sự việc nổi cộm
hàng ngày, hay trong khoảng thời gian nào đó tùy theo cách viết của từng
người. Đặc điểm chung của nhật kí chiến tranh là đều được viết trong giai
đoạn kháng chiến nên nó không có điều kiện được viết liên tục thế nên nhật kí
có thể được viết thường ngày, cách ngày, một tháng hay thậm chí cả một năm
mới được viết tiếp: “Nửa tháng rồi chưa viết nhật kí - mình tiến hành kế
hoạch học tập - vì chính trị, văn nghệ văn hóa mới là bước đầu nên kinh
nghiệm chưa có nền nếp” [10; 54]. Hoặc do bận rộn với công việc: “Bận rộn
với công việc chẳng ghi liên tục được 1h24p sáng qua vượt sông Bến Hải đưa
đơn vị vào làm nhiệm vụ” [19; 35]; “Bận rộn vô chừng, công việc cứ chồng
chéo lên nhau, song song với việc kế hoạch là phải tổ chức thực hiện rồi. May
mà được chậm lại chút thời gian nữa mới có thời gian ghi vội vài dòng vào
đây” [19; 37].
Một điểm nữa là nhật kí có thể ghi lại những chuyện đã xảy ra trước đấy
mà tác giả chưa có thời gian ghi lại: “Hôm nay mới ghi lại những sự việc đã
xảy ra ngày hôm qua” [19; 44]. Điểm này khiến cho nhật kí thường bị lầm

tưởng thành hồi ký. Hồi ký là ghi chép lại những sự kiện đã diễn ra trong quá
khứ chứ không phải ghi chép lại những chuyện đang xảy ra. Còn đối với nhật

16


kí nó có thể ghi lại cả những chuyện đã xảy ra lẫn đang xảy ra, tuy nhiên nhờ
vào đặc điểm quan trọng nhất của nhật kí đó là khi viết nhật kí tác giả thường
kèm theo thời gian cụ thể, nên khi viết về câu chuyện đã xảy ra chỉ cần ước
tính thời gian ngày viết là có thể biết được sự việc đó đã xảy ra vào thời gian
nào. Còn hồi ký thì không có đặc điểm này nên những chuyện xảy ra mang
tính chất chung chung và không biết sự việc ấy xảy ra khi nào. Đặc điểm này
của nhật kí vừa mang tính linh hoạt vừa mang tính khẳng định điểm riêng biệt
mà chỉ có nhật kí mới có.
Trong ngày các sự kiện diễn ra liên tục và thường xuyên nên khi viết tác
giả ít lựa chọn sự việc, lại không trau chuốt quá nhiều câu chữ mà chỉ ghi lại
một cách chân thực nhất hầu hết những diễn biến diễn ra xung quanh cuộc đời
của tác giả. Những gì tác giả đã trải qua trong ngày hoặc trước đó mà chưa có
thời gian ghi lại sẽ được tác giả viết tiếp vào những trang nhật kí tiếp theo.
Những năm còn ngồi trên ghế nhà trường điển hình của nhật kí Lưu Quang
Vũ là lối viết ngắn gọn, cô đọng, liệt kê các sự kiện, không viết dài dòng cũng
không cầu kì miêu tả những sự việc đã xảy ra vì lúc bấy giờ Lưu Quang Vũ
mới chỉ có mười sáu tuổi cái tuổi chưa có nhiều suy nghĩ và được trải nghiệm
cuộc sống: “13-1, buổi trưa, cùng với Hiệp, Điền đi tắm, nằm ngủ dưới bóng
phi lao cao vi vu. Chiều lại tắm lần cuối cùng. Biển sóng to và xanh ngắt đi
thôi; 14-7, sáng ra ô tô sớm. Tới Hàm Rồng ăn cơm trưa. 12 giờ tàu chạy. 7
giờ về tới nhà. Ăn cơm, tắm và ngủ sớm; thứ 2 ngày 15-7, cả ngày ở nhà giặt
giũ và dọn dẹp với mẹ” [18; 34].
Vì những đặc điểm riêng tư của nhật kí ban đầu viết ra không nhằm mục
đích công bố mà chỉ là để giải bày tâm sự của bản thân nên nhật kí thường

mang tính chất chân thực. Từ nội dung cho đến hình thức đều không hề được
trau truốt hoàn thiện một cách cẩn thận, nhật kí được viết theo dòng cảm xúc
trôi vô định của tác giả, có nghĩa là nghĩ gì viết đấy, và viết lúc nào cũng

17


được, ngoài ra nhật kí thường sử dụng những câu văn ngắn gọn súc tích cô
đọng để viết. Đọc nhật kí chiến tranh bạn đọc sẽ không có cảm giác bay bổng
như trong thơ ca, hay một cốt truyện logic như trong truyện, tiểu thuyết mà
chỉ thấy những câu chuyện về cuộc sống chiến đấu cùng với cảm xúc chân
thật của tác giả. Tuy nhiên điều đặc biệt mà nhật kí mang lại đó chính là sự
mộc mạc và chân thực không hề được tô sửa của nó. Khiến cho bạn đọc có
thể yên tâm tìm hiểu và nghiên cứu không chỉ về cuộc đời của tác giả mà
thông qua đó còn tái hiện lại bức tranh đầy gian khổ của cuộc chiến đấu
chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thời bấy giờ.
2.1.2. Sự linh hoạt nhưng vẫn chặt chẽ
Phải khẳng định là nhật kí có kết cấu rất tự do, thoải mái tuy nhiên nó
vẫn rất chặt chẽ trong nội dung. Những sự việc, những con người trong nhật
kí có thể không kết thành một hệ thống, theo một cốt truyện hay một tư duy
lý luận chặt chẽ nhưng tất cả vẫn phải tuân thủ trật tự của dòng cảm xúc, các
logic bên trong của cảm hứng tác giả. Những dòng chữ có thể được viết một
cách vội vàng do không có thời gian cũng như một địa điểm hợp lí. Tuy nhiên
nhờ cách viết chân thực không dấu diếm không mỹ lệ mà qua đó bạn đọc thấy
được một cách chân thực nhất cuộc đời của tác giả, những mối quan hệ xung
quanh cuộc sống, những nhận định suy nghĩ của tác giả về thời đại hay những
câu chuyện và con người mà tác giả tiếp xúc. Nhật kí gắn chặt cuộc đời của
tác giả, nó trở thành một người bạn tâm giao để giãi bày những điều suy tư
nhất, những việc nhỏ nhặt hằng ngày hay những điều khó nói mà tưởng
chừng như không thể nói ra được. Qua nhật kí cuộc đời của tác giả được tái

hiện lại một cách chân thực nhất, ta vừa thấy được chính con người tác giả
cũng như bức tranh chân thực về xã hội lúc bấy giờ. Dù trong bất kì hoàn
cảnh nào chúng ta vẫn thấy ở những con người nhỏ bé đó sức chịu đựng phi
thường, đáng khâm phục. Họ luôn nhanh nhạy trước mọi hoàn cảnh để ghi lại

18


cảm xúc chân thực, sâu lắng nhất. Sự linh hoạt thể hiện ở nội dung của nhật kí
rất đa dạng, phong phú. Hiện thực chiến trường qua từng trang nhật kí hiện ra
với tội ác của giặc, sự ngang nhiên, trắng trợn của bọn chúng khi xâm lược
nước ta. Hình ảnh những em bé miền Nam cha mẹ đều hy sinh; những chiến
sĩ ra đi mà trên ngực là tấm khăn tay của người bạn gái với dòng chữ “Chờ
đợi anh”, những thương binh dù đau đớn nhưng trong lòng luôn canh cánh
câu hỏi còn cầm súng chiến đấu được không?... đều được tái hiện chân thực
qua từng trang nhật kí. Bên cạnh những đau thương, nhật kí chiến tranh còn
khắc họa khó khăn của quân dân ta, lầm than trong lửa đạn nhưng vẫn luôn
thật thà, chất phác, yêu thương, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau. Mặc bom đạn,
con người vẫn kiên cường vươn lên, không chỉ là trong chiến đấu, hành quân
mà còn trong cả sáng tác, công tác.
Nguyễn Huy Tưởng viết nhật kí trong suốt 30 năm cuộc đời từ năm
1930 đến năm 1960, với hơn 1700 trang giấy. Cuốn nhật kí sau này đã được
con trai của ông là Nguyễn Huy Thắng biên soạn thành ba tập và công bố để
bạn đọc hiểu được phần nào con người của tác giả. Tập nhật kí là một tư liệu
quý báu nó như một bằng chứng sống của thời chiến để kể lại cho cuộc đời,
nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã viết bài giới thiệu cho tập nhật kí rằng:
“Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng là một kho tư liệu quý giá cho việc tìm hiểu cuộc
đời và văn nghiệp của ông ngay từ những năm bắt đầu làm người và làm
văn”. Những trang nhật kí của Nguyễn Huy Tưởng ghi chép những sự kiện
diễn ra hằng ngày và qua đó cũng rèn luyện khả năng viết lách của bản thân

mình, ông luôn kiên trì viết cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất như
trong chiến tranh hay khi vào viện điều trị bệnh tại bệnh viện Việt - Xô, ông
không ngừng viết trau dồi kiến thức. Kết quả còn đọng lại hôm nay là hơn
1700 trang nhật kí về cuộc đời của ông. Tập nhật kí đã được biên soạn thành

19


ba quyển tuy nhiên người đọc vẫn dễ dàng xâu chuỗi lại với nhau, tiếp nhận
cuộc đời ông theo từng chặng với những gì cốt lõi nhất, đáng nói nhất.
Nhật kí Chu Cẩm Phong, tập nhật kí chiến tranh được ông ghi chép rất
kĩ lưỡng và cẩn thận từ năm 1967-1971, dày hơn 800 trang, sau này cuốn nhật
kí đã được hội nhà văn cho xuất bản. Qua những trang nhật kí ghi vội giữa
khói lửa chiến trường, chúng ta chẳng những thừa hưởng một khối tư liệu hết
sức phong phú đồng thời cũng thấy rõ ở ông một cặp mắt quan sát rất sắc sảo
một trực giác nắm bắt tâm lí nhạy bén, tinh tế, một lối ghi chân thực mộc mạc
và sinh động. Nhà văn Thanh Quế có nhận xét về Chu Cẩm Phong như sau:
“Chu Cẩm Phong ghi chép rất kĩ lưỡng. Trong cuốn sổ tay anh để lại anh tả
từng khuôn mặt người ghi từng câu nói từng từ lạ, những từ mang bản sắc
vùng đất cùng những vật dụng mà bà con dùng ở từng vùng… Những gì anh
viết ra chỉ là một phần rất nhỏ so với những điều anh thu nhặt được. Anh hiểu
thấu đáo nhiều việc xảy ra ở đồng bằng, miền núi khu V…Tạng của anh là
tạng của một nhà tiểu thuyết lớn. Nhưng tôi cứ nghĩ về anh như nghĩ đến Trần
Đăng”. Chu Cẩm Phong thường miêu tả rất kĩ về những con người và sự việc
ông gặp trên đường hành quân, ông miêu tả tỉ mỉ về cuộc sống và số phận của
những con người đó: “Hường đã 18 tuổi, nhưng mái tóc ngắn cũn và thưa như
tóc một em bé. Bây giờ Hường vừa làm nhiệm vụ của một du kích vừa chăm
sóc mảnh vườn của mình để nuôi ba em nhỏ dại… nghe tin tụi giặc giết chị,
Hường cảm thấy như mình vừa trúng đạn, một viên vào chỗ nào đó ở
ngực…” [10; 187]. Chu Cẩm Phong rất cẩn thận trong việc ghi chép những sự

việc diễn xung quanh mình bằng con mắt tinh tế đầy sắc sảo, với ông mỗi một
con người là một câu chuyện cảm động, ông hay viết về những bà mẹ Việt
Nam anh hùng, những con người anh dũng trẻ tuổi tận tụy vì đất nước, những
hậu phương vững trãi nhưng cũng đầy nước mắt, những anh chiến sĩ gan dạ,
dũng cảm thậm chí cả thiên nhiên cũng được Chu Cẩm Phong viết tỉ mỉ.

20


×