Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tính cá nhân riêng tư trong thể loại nhật kí văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.19 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
************

CAO THỊ HOA

TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ TRONG
THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC
(Khảo sát qua các cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi,
Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng,
Nhật ký chiến trường, Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Hoàng Thị Duyên

HÀ NỘI – 2017

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo - Thạc Sĩ Hoàng
Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học - Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói
chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng.
Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế


của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Cao Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn
trườngĐại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo - Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên.
Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên
quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự
trùng lặp với các khóa luận khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Cao Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH CÁ NHÂN
RIÊNG TƯ VÀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC ........................................ 6
1.1. Tính cá nhân riêng tư ............................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của tính cá nhân riêng tư ...................................................... 7
1.2. Khái quát chung về thể loại nhật kí văn học ........................................... 9
1.2.1. Các quan niệm về nhật kí văn học ...................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm của thể loại nhật kí văn học ................................................ 11
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ................... 18
TRONG NHẬT KÍ VĂN HỌC .................................................................... 18
2.1. Tính cá nhân trong đời tư người viết...................................................... 18
2.1.1. Những sự kiện liên quan đến đời tư người viết ................................... 18
2.1.2. Những tình cảm riêng tư của người viết.............................................. 23
2.1.3. Quan điểm cá nhân ............................................................................. 31
2.1.4. Hoài bão và lý tưởng sống .................................................................. 34


2.2. Những trăn trở của người viết ............................................................... 39
2.2.1. Những trăn trở về lẽ sống và cuộc đời ................................................ 39
2.2.2. Suy tư về đất nước và con người ......................................................... 42
2.2.3. Suy tư, trăn trở về trách nhiệm với công việc...................................... 46
2.3. Tính cá nhân thể hiện ở điểm nhìn ......................................................... 53
2.3.1. Khái niệm điểm nhìn ........................................................................... 53
2.3.2. Tính cá nhân thể hiện qua điểm nhìn .................................................. 54

KẾT LUẬN.................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhật kí là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. Nó
được biết đến như một điển hình của sự mới mẻ và chân thật. Trong những
năm gần đây, hàng loạt các cuốn nhật kí được xuất bản đặc biệt là các cuốn
nhật kí bước ra từ chiến tranh như: Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí
Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng... đã tạo nên hiệu ứng xã hội
mạnh mẽ, gây sự thu hút đối với công chúng. Tuy nhiên, so với các thể loại
văn học khác như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ… thì nhật kí xuất hiện có
phần muộn hơn nên thành tựu đạt được của thể loại này cũng chưa đáng kể.
Cũng chính điều đó mà lý luận về thể loại nhật kí trong văn học Việt Nam
hiện nay còn rất nhiều khoảng trống cần được điền vào kịp thời để góp
phần làm hoàn thiện thêm diện mạo nền văn học dân tộc.
Đối với các thể loại văn học khác, nếu mục đích của bài viết là để giao
lưu với người khác thì trái lại, nhật kí chỉ để giao lưu với chính mình, mình
viết để cho mình, nói chính mình. Họ viết nhật kí không phải để in ấn, hay để
quảng bá cho bản thân. Ở nhật kí, không phải là nơi thể hiện tài năng, mà là
sự giải tỏa tinh thần, là nơi gửi gắm tâm sự riêng tư, là chuyển tải những nỗi
niềm mà không phải khi nào cũng nói thành lời. Vì lẽ ấy, nên nhật kí được rất
nhiều người, nhiều nhà văn dùng để bộc lộ chân tình những tâm sự riêng tư,
để kí thác những suy nghĩ khó giãi bày được với người khác. Riêng tư chính
là lý do tồn tại của nhật kí. Đây là một đặc điểm mà không một thể loại văn
học nào hay không một loại hình nào khác có được. Bên cạnh đó, qua quá
trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu mới chỉ ở các
khía cạnh về kết cấu, ngôn ngữ mà vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm
hiểu về đặc điểm quan trọng này của thể loại nhật kíhồn mà

không sao làm được. Trái tim mình vẫn cứ bướng bỉnh đập theo nhịp độ của
tuổi hai mươi, tràn đầy hi vọng, tràn đầy yêu thương. Thôi hãy bình tĩnh lại
với nhịp đập yên bình của mặt biển những buổi chiều lặng gió đi tim ơi” [23,
97]. Từ sâu thẳm trong trái tim chi đã bộc bạch mọi nỗi niềm “Thùy ơi! Ô gái
giàu yêu thương kia ơi! Đôi mắt cô đang long lanh nước mắt, dù chỉ là nước

57


mắt tập trung của rất nhiều nỗi buồn đọng về trong đó. Cô hãy cười như nụ
cười luôn nở trên môi, đừng để ai đó tìm được sau nụ cười ấy một tiếng thở
dài. Hai lăm tuổi rồi, hãy vững vàng chín chắn với tuổi đó” [23, 97]. Thậm
chí khi biết tin đồng đội hi sinh chị cũng không giấu được cảm xúc tiếc
thương mà nhờ cuốn nhật kí để gửi gắm tâm tư “Khiêm đã hy sinh rồi! Nghe
tin mình bàng hoàng không tin là sự thật... người bạn bất tử trong lòng tôi”
[23, 73]. Từ điểm nhìn đó, bạn đọc thấy được những suy nghĩ riêng tư thầm
kín, cảm nhận thế giới theo lăng kính chủ quan của người viết, thấy được đầy
đủ hơn mọi góc cạnh cuộc sống mà người viết trải qua.
Qua điểm nhìn bên trong chúng ta thấy được phần sâu kín trong tư
tưởng, tình cảm, suy nghĩ, không thể biểu lộ ra bên ngoài được bộc lộ rõ nét
chân thành xúc động của các tác giả. Họ tuy là những con người vĩ đại, cao
đẹp nhưng đôi khi cũng có những suy nghĩ, trăn trở rất đỗi giản dị, bình
thường và thật đáng trân trọng.

58


KẾT LUẬN
Với đề tài khóa luận Tính cá nhân riêng tư của thể loại nhật kí văn
học, tác giả khóa luận đã triển khai, làm rõ những đặc điểm và một số phương

diện độc đáo về tính cá nhân riêng tư trong các cuốn nhật kí. Từ kết quả
nghiên cứu ban đầu, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Nhật kí là một dạng văn xuôi ghi chép những tâm tư, tình cảm,
những suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống thường nhật.
Trong bộn bề cuộc sống, có những việc đôi khi khó có thể tâm sự với người
khác thì nhật kí lại là nơi họ có thể thoải mái bộc bạch mà không cần phải e
ngại hay giấu diếm. Đến với nhật kí, con người được thật nhất với mình và
cũng thật nhất với đời. Vì vậy có thể nói, nhật kí chính là thể loại mang tính
cá nhân riêng tư, tính chân thật và rất đời thường. Từ những cuốn nhật kí,
người đọc có thể hiểu thêm phần nào về những gì họ trải qua, hiểu được đời
sống nội tâm luôn sục sôi trong họ, và điều này chỉ có ở nhật kí mà không loại
hình văn học nào có. Chính vì vậy, tính cá nhân riêng tư là một đặc điểm hấp
dẫn nhất của thể loại nhật kí.
2. Tính cá nhân riêng tư trong những cuốn nhật kí trước hết thể hiện ở
sự riêng tư trong đời tư của họ. Đó là những tình cảm riêng tư, quan điểm cá
nhân, hoài bão và lý tưởng, rồi cả những am hiểu về cuộc sống, sự việc, sự
kiện xoay quanh bản thân thân người viết, những gì mắt thấy tai nghe và còn
cả những suy tư sâu sắc về cuộc đời và con người… Họ viết nhật kí chính là
để tự giải bày, ký thác những tâm sự của mình một cách thoải mái nhất, thành
thực nhất, sòng phẳng nhất. Những trang nhật kí như một người bạn để trải
lòng mình với nó, không những vậy họ còn mạnh dạn ghi vào nhật kí những
suy nghĩ tồi tệ nhất của bản thân mà không hề e ngại. Tất cả đã được ghi lại
một cách thành thực và xúc động mang đậm chất riêng tư, như “tiểu vũ trụ”
thu nhỏ của bản thân người đó.

59


3. Bên cạnh việc gửi gắm những tình cảm riêng tư còn là những trăn trở
suy tư về cuộc đời, về những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày dù là nhỏ

nhất. Đến với nhật kí, người viết đã thẳng thắn bộc bạch những băn khoăn về
thời cuộc, có cả những giằng xé đớn đau đời thường về những vấn đề trong
đời sống chính trị xã hội như: vấn đề cải cách ruộng đất, văn hóa văn nghệ,
những thăng trầm cách mạng mà họ tham gia với tất cả sự hiến thân... một
cách thành thực không hề giấu diếm. Các tác giả đã dũng cảm nhìn thẳng vào
sự thật để cất lên tiếng nói bức thiết của đời sống nhân sinh, đấu tranh lại
những quan điểm sai lệch của một số cán bộ. Ở đây họ đã nghiêm khắc soi
vào bản thân để nhận rõ những khuyết điểm của mình.
4. Ngoài ra từ điểm nhìn bên trong người đọc có thể hiểu được một
phần về cuộc sống riêng tư của chủ thể, những nỗi niềm, tâm sự sâu kín
không dễ gì có thể chia sẻ, những suy nghĩ cá nhân hoàn toàn không giống
với nếp nghĩ của đương thời trong con người họ. Vì là những cuốn nhật kí
riêng tư những dòng cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của chủ thể trước một vấn
đề của cuộc sống mà chính bản thân họ đang chứng kiến, đã xảy ra hoặc đang
xảy ra trước mắt họ chứ không hề có ý định viết nhật kí cho mọi người cùng
đọc hay trở thành tác phẩm văn chương
Mặc dù khi viết nhật kí họ không có ý định công bố, nhưng cùng với
thời gian, những trang viết riêng tư của họ đã trở thành những tư liệu hết sức
giá trị về nhiều mặt. Trước hết là để tìm hiểu về cuộc đời, sau nữa là để bạn
đọc có thể hiểu thêm về một thời biến động của lịch sử. Qua việc tìm hiểu các
cuốn nhật kí quý giá này, chúng tôi nhận thấy nó không chỉ có ý nghĩa với
riêng người viết mà nó còn có ý nghĩa tỏa sáng cho thế hệ trẻ trên nhiều
phương diện như đạo đức, lý tưởng sống, trách nhiệm nghề nghiệp và hơn hết
là trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.

60


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Anh (2015), Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong thể

loại nhật kí văn học, Khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lí luận văn học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
2. Hoàng Thị Duyên (2015), Đặc trưng ngôn từ trong nhật kí Nguyễn
Huy Tưởng, Tạp chí Khóa học xã hội Việt Nam số 10.
3. Lê Bán Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2011),
Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng
chủ biên, 2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.
5. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (đồng chủ
biên 2009), Giáo trình tâm lí học tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Hương Lê, Xúc động nhật kí chiến trừơng,
URL: />7. Trần Thị Thanh Liêm (2007), Từ điển Hán - Việt, Nxb Đại học Kinh
tế quốc dân, Hà Nội.
8. Nguyên Ngọc, Dương Thị Xuân Quý-Nhật kí tác phẩm, An ninh thủ
đô, URL: />9. Hoàng Phê (chủ biên, 1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Huy Phòng, Quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về văn hóa
và con người trong sáng tạo nghệ thuật,
URL: />

11. Dương Thị Xuân Quý (2007), Nhật kí chiến trường, Nxb Văn nghệ
TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
12. Dương Thị Xuân Quý (2015), Chỗ Đứng, truyện ngắn Hoa Rừng,
truyện và ký Nhật ký chiến trường và thơ, Nxb Hội nhà văn.
13. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội
14. Trần Đình Sử (chủ biên), Giáo trình Lí luận văn học tập 2: Tác
phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Trần Đình Sử, Nhật kí trong đời sống xã hội và trong văn học,
URL:


/>
doi-song-xa-hoi-va-trong-van-hoc/, Blog Trần Đình Sử.
16. Nguyễn Ngọc Tấn (1997), Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn (1953-1955),
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Thạc (2005), Mãi mãi tuổi hai mươi, (Đặng Vương
Hưng sư tầm và giới thiệu), Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
18. Hoàng Thị Thảo (2014), Nhật kí như một thể loại văn học, khóa
luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
19. Lê Minh Tiến, Nghĩ về hiện tượng nhật kí chiến tranh, URL:
Báo Tuổi trẻ.
20. Nguyễn Huy Tưởng (2016), Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng tập I,
(Nguyễn Hữu Thắng biên soạn), Nxb Kim đồng, Hà Nội
21. Nguyễn Huy Tưởng (2016), Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng tập II,
(Nguyễn Hữu Thắng biên soạn), Nxb Kim đồng, Hà Nội
22. Nguyễn Huy Tưởng (2016), Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng tập III,
(Nguyễn Hữu Thắng biên soạn), Nxb Kim đồng, Hà Nội


23. Đặng Thùy Trâm (2005), Nhật kí Đặng Thùy Trâm, (Vương Trí
Nhàn giới thiệu), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
24. URL: Báo Đà Nẵng



×