TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===***===
PHÙNG THỊ THU PHƢƠNG
CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG
TRONG THỂ LOẠI NHẬT KÝ VĂN HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. Hoàng Thị Duyên
HÀ NỘI, 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt khoá luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Hoàng Thị Duyên
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn
thành khoá luận này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn với trình độ và kiến thức còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận đƣợc sự góp ý của
thầy cô và các bạn để khoá luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Thu Phƣơng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận tốt
nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của các thầy cô giáo. Khoá luận này chƣa từng đƣợc công bố trong các
nghiên cứu khác hay trên bất cứ phƣơng tiện truyền thông bất cứ nào. Nếu
những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Thu Phƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của khoá luận ............................................................................ 6
7. Cấu trúc khoá luận ..................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC .................... 7
1.1. Quan niệm và quá trình phát triển .......................................................... 7
1.1.1. Quan niệm về nhật kí ........................................................................ 7
1.1.2. Quá trình phát triển của thể loại nhật kí ........................................... 8
1.2. Phân loại nhật kí.................................................................................... 10
1.2.1. Nhật kí ngoài văn học ..................................................................... 11
1.2.2. Nhật kí văn học ............................................................................... 11
1.3. Đặc trƣng của thể loại nhật kí văn học ................................................. 12
1.3.1. Tính chân thực, đáng tin cậy........................................................... 12
1.3.2. Tính chất biên niên của thể loại nhật kí .......................................... 14
1.3.3. Nhật kí là thể loại mang tính cá nhân riêng tƣ................................ 15
Chƣơng 2. CÁI CHUNG TRONG THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC .......... 18
2.1. Ý thức hệ xã hội chi phối ...................................................................... 18
2.1.1. Lý tƣởng sống ................................................................................. 23
2.1.2. Quan niệm đạo đức ......................................................................... 27
2.2. Ý thức chính trị chi phối ....................................................................... 33
2.2.1. Nhận thức ........................................................................................ 36
2.2.2. Hành động và lời nói....................................................................... 38
Chƣơng 3. CÁI RIÊNG TRONG THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC ............ 44
3.1. Bí mật cá nhân riêng tƣ ......................................................................... 44
3.1.1. Những tình cảm cá nhân riêng tƣ của ngƣời viết ........................... 45
3.1.2. Ngôn ngữ quy ƣớc, ẩn dụ................................................................ 48
3.2. Quan điểm cá nhân của ngƣời viết........................................................ 52
3.3. Dấu ấn cá nhân ...................................................................................... 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh đã đi qua, nhƣng dƣ âm của nó vẫn còn vang vọng mãi trong
tâm thức của mỗi con ngƣời Việt Nam. Hai cuộc chiến thần thánh chống Pháp
và chống Mỹ đã đƣợc khắc họa rõ nét trong những cuốn tiểu thuyết, những
truyện ngắn đầy sức ám ảnh, những bài thơ phơi phới tinh thần lạc quan cách
mạng… Với sự đa dạng, phong phú về thể loại, dòng văn học viết về chiến
tranh đã cho ta thấy đƣợc hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên khắp dải đất
hình chữ S cũng nhƣ tinh thần chiến đấu quật cƣờng của quân và dân Việt
Nam. Trong số những thể loại văn học đó, nhật kí viết về chiến tranh đƣợc coi
là “lính mới”. Những năm gần đây, hàng loạt các cuốn nhật kí chiến tranh
đƣợc xuất bản, tƣởng chừng nhƣ xuất bản chỉ để làm tƣ liệu nhƣng bùng nổ
và tạo nên “cơn sốt” là hai cuốn nhật kí của Đặng Thuỳ Trâm và của Nguyễn
Văn Thạc đã tạo nên hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, gây sự chú ý của công chúng,
đặc biệt là thế hệ trẻ. Từ những cuốn nhật kí chiến tranh, ngƣời đọc đã khám
phá đƣợc nhiều điều còn tiềm ẩn, đã vén lên đƣợc nhiều bức màn bí mật về
cuộc chiến tranh của nhân loại nói chung, cuộc chiến tranh chống ngoại xâm
của dân tộc Việt Nam nói riêng. Không chỉ vậy các cuốn nhật kí đã đƣa
“những hình mẫu lý tƣởng trong đời thƣờng” [24] đến gần với thế hệ trẻ. Đó
cũng có thể coi là câu trả lời cho câu hỏi “vì sao trong "thời buổi thực dụng"
này mà “nhật kí chiến tranh” vẫn có sức thu hút lớn đến nhƣ vậy?” [23]. Giá
trị của nhật kí tƣởng chừng nhƣ chỉ mang tính chất riêng tƣ đối với mỗi cá
nhân ngƣời viết, song đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, nhiều cuốn nhật kí
bỗng trở thành những kỷ vật vô giá không chỉ đối với đời sống tình cảm của
con ngƣời mà là những hiện vật vô giá trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Những
trang nhật kí viết vội trên đƣờng đã biến thành những trang sử, trang văn
ngoài ý muốn. Ðó là những chứng tích bất tử về lòng yêu nƣớc của nhân dân.
1
Với những đặc điểm riêng biệt của thể loại, nhật kí chiến tranh không chỉ
góp phần làm phong phú diện mạo văn chƣơng Việt Nam mà còn cung cấp
nguồn tƣ liệu xác thực nhất về chiến tranh, về những năm tháng đấu tranh
gian khổ của quân và dân khắp mọi miền đất nƣớc. Do đƣợc nhìn, đƣợc cảm
nhận và ghi chép lại bằng con mắt của cá nhân nên những gì hiện lên qua nhật
kí là vô cùng chân thật, đôi khi nhuốm màu sắc chủ quan đầy tâm trạng. Tác
giả của những cuốn nhật kí là những ngƣời đã trực tiếp chiến đấu hoặc có mặt
tại chiến trƣờng, luôn phải đối mặt giữa ranh giới của sự sống và cái chết nên
những dòng ghi chép của họ cho chúng ta cảm nhận rõ nét nhất về sự ác liệt
của chiến tranh; đồng thời cũng phản ánh đời sống tinh thần của một thế hệ
thanh niên Việt Nam thời đó, có tác động nhất định đến xã hội hiện nay. Việc
tìm hiểu về nhật kí chiến tranh vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực
tiễn.
Từ khi Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trở về nƣớc sau hơn một phần ba thế kỷ
gây đƣợc tiếng vang vô cùng lớn thì thể loại nhật kí mới thực sự đƣợc các nhà
phê bình, nghiên cứu chú ý và quan tâm tới. Nhƣng việc nghiên cứu mới chỉ ở
các khía cạnh về ngôn ngữ, kết cấu, còn đặc điểm chung và đặc điểm riêng
trong thể loại nhật kí vẫn chƣa đƣợc khai thác và nghiên cứu vì vậy khoá luận
đã chọn nghiên cứu về đề tài Cái chung và cái riêng trong thể loại nhật kí văn
học mong đƣợc góp phần vào việc tìm hiểu một cách chuyên sâu hơn đặc
điểm của thể loại nhật kí và vị trí của thể loại này trong tiến trình phát triển
của nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Với đặc trƣng thể loại “Nhật kí” là những ghi chép mang tính chất
riêng tƣ vì thế có thể nói trƣớc những năm 1986, sự xuất hiện của chúng
không nhiều, trong đó có những cuốn đã đƣợc in thành sách hoàn chỉnh hoặc
trích in trên sách, báo, kịp thời đến với độc giả ngay sau khi tác giả mới hoàn
2
thành,... nhƣ: Nhật kí Ở rừng của Nam Cao, nhật kí của Bùi Hiển, nhật kí
Một tháng đi theo anh em pháo binh của Hoài Thanh, nhật kí của Thôi Hữu...
nhƣng chúng chƣa thu hút đƣợc sự chú ý quan tâm của độc giả và giới nghiên
cứu. Vì thế sự góp mặt của nhật kí chiến tranh trên diễn đàn văn học đƣợc cho
là của “hiếm” vì chƣa có một công trình nghiên cứu nào về khái niệm, định
nghĩa, đặc trƣng của Nhật kí chiến tranh.
Từ sau 1986, đặc biệt là từ năm 2005 với sự xuất hiện đầu tiên của cuốn
Nhật ký Đặng Thùy Trâm một nữ bác sĩ- liệt sĩ đã đƣợc công bố trong xã hội
và tạo ra một “cơn sốt” về Nhật kí chiến tranh, tiếp theo đó là Mãi mãi tuổi
hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc; Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng với trọn
bộ 3 tập, Nhật kí của Dƣơng Thị Xuân Quý… đã thực sự gây ấn tƣợng mạnh
mẽ và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, khiến các nhà nghiên cứu phải có
cái nhìn sâu rộng nghiêm túc về thể loại văn học đặc biệt này. Hàng loạt
những bài viết; giới thiệu; phê bình…xuất hiện dày đặc trên các phƣơng tiện
truyền thông, điển hình nhất là có đến hàng chục bài báo về đề tài này với
những nội dung vô cùng phong phú: Đọc nhật kí chiến tranh: Một tác phẩm
văn học kì lạ [22], Có thêm một nhật kí chiến tranh chân thật… Những bài
nói về hiệu ứng xã hội của các cuốn nhật kí: Đọc nhật kí chiến tranh để lấy
tinh thần cho một cuộc chiến mới [1], Qua Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký
Đặng Thùy Trâm nghĩ về văn hóa đọc [4]. Qua những bài viết đã khẳng định
những ảnh hƣởng mạnh mẽ và tác động tích cực của nó vào mọi giai tầng
trong xã hội, khiến chúng ta có một cái nhìn chân thực hơn về cuộc chiến vĩ
đại mà thế hệ cha anh đã đi qua; những khó khăn gian khổ và sự hy sinh vô tƣ
vì lý tƣởng tuổi trẻ. Hơn nữa, nhờ đó mà văn hóa đọc đƣợc hƣởng ứng sâu
rộng, thu hút hấp dẫn hàng triệu độc giả đón đọc và dõi theo cuộc hành trình
cùng với số phận kì lạ của những cuốn nhật kí đến đƣợc với bạn đọc ngày
hôm nay.
3
Nhật kí đã và đang đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau. Lúc này khái niệm nhật kí với tƣ cách nhƣ là một thể loại văn học mới
đƣợc đề cập đến trong các sách lí luận song dung lƣợng nội dung nói về nhật
kí chƣa nhiều và sâu. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của tập thể tác giả Lê
Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, cuốn Từ điển văn học của tập thể
tác giả Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu, giáo
trình Lí luận văn học phần Tác phẩm và thể loại văn học do tác giả Trần Đình
Sử chủ biên đều mới chỉ đƣa ra khái niệm, định nghĩa, phân loại và những đặc
điểm sơ lƣợc nhất về nhật kí. Các công trình nghiên cứu về nhật kí sau này
cũng mới chỉ dừng lại ở: hiệu ứng xã hội của nhật kí, khẳng định nhật kí nhƣ
một thể loại văn học, bƣớc đầu tìm hiểu về nhật kí chiến tranh.
Nhìn chung qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi thấy các công trình, bài viết
nghiên cứu về nhật kí còn sơ sài, mới chỉ thừa nhận nhật kí là một thể loại văn
học thuộc loại hình ký, có những đặc trƣng cơ bản là ghi chép sự kiện, cảm xúc,
suy nghĩ theo ngày, ghi chép sự việc vừa mới xảy ra hoặc đang xảy ra, những
điều ghi chép trong nhật kí có độ chân thực, tin cậy cao. Các vấn đề nói về nhật
kí mới chỉ ở bƣớc đầu, mang tính khái quát chung. Chƣa có một công trình
nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu các đặc điểm, cái chung và cái riêng giữa các
cuốn nhật kí một cách kĩ càng, cụ thể và sâu rộng. Hiện nay nhật kí đang là thể
loại thu hút đƣợc sự quan tâm của bạn đọc cũng nhƣ các nhà nghiên cứu, phê
bình văn học. Cho nên việc nghiên cứu sâu hơn nữa về cái chung và cái riêng
của nhật kí là một việc làm cần thiết, chứa đựng kỳ vọng về một hƣớng đi mới
trong việc nghiên cứu về thể loại nhật kí chiến tranh cùng giá trị văn học, hiệu
ứng xã hội, ý nghĩa tinh thần cũng nhƣ đóng góp về thể loại của dòng sách này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hƣớng tới mục đích tìm ra các đặc điểm chung và đặc điểm
riêng và những giá trị của thể loại nhật kí đặc biệt là nhật kí trong giai đoạn
1945 - 1975 để từ đó khẳng định nhật kí đích thực là một thể loại văn học.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm ra các quan niệm về nhật kí, quá trình hình thành và phát triển của
thể loại nhật kí trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Nghiên cứu các đặc điểm chung của thể loại nhật kí trong văn học giai
đoạn 1945 - 1975 và nghiên cứu những đặc điểm riêng của thể loại nhật kí
trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 để nhằm tìm ra những đánh giá và giá trị
xác đáng nhất cho thể loại nhật kí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về dòng sách nhật kí chiến tranh có các cuốn nhật kí ra đời trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy nhiên, số lƣợng nhật kí trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp không nhiều, nên khoá luận chủ yếu tập trung vào
một số nhật kí chiến tranh thời chống Mỹ.
Vì thời gian có hạn nên khoá luận lựa chọn nhật kí của 5 chiến sĩ - liệt sĩ
mà theo chúng tôi đã hội tụ đƣợc những yếu tố đƣợc coi là tiêu biểu trong
tƣơng quan với các tác phẩm cùng đề tài:
+) Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm (của Đặng Thuỳ Trâm)
+) Mãi mãi tuổi hai mươi (Của Nguyễn Văn Thạc)
+) Nhật ký chiến trường (Của Dƣơng Thị Xuân Quý)
+) Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi)
+) Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (Của Nguyễn Huy Tƣởng)
Các tác phẩm cho chúng ta cái nhìn toàn diện về thể loại trong đời sống
văn học Việt Nam và ý nghĩa của dòng sách nhật kí chiến tranh nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
Phƣơng pháp khảo sát- thống kê
Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
Phƣơng pháp hệ thống
5
6. Đóng góp của khoá luận
Nhật kí là một thể loại văn học khá gần gũi và có vai trò quan trọng
trong cuộc sống con ngƣời. Tuy nhiên cho đến nay nhật kí vẫn chƣa đƣợc
nhìn nhận sâu rộng và đánh giá toàn diện. Với đề tài Cái chung và cái riêng
trong thể loại nhật kí văn học chúng tôi mong muốn sẽ mang lại cái nhìn toàn
diện hơn về đặc điểm của thể loại nhật kí và các giá trị to lớn mà nhật kí đã
đóng góp cho nền văn học Việt Nam.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung gồm
3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Khái quát về thể loại nhật kí văn học
Chƣơng 2: Cái chung trong thể loại nhật kí văn học
Chƣơng 3: Cái riêng trong thể loại nhật kí văn học
6
NỘI DUNG
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC
1.1. Quan niệm và quá trình phát triển
1.1.1. Quan niệm về nhật kí
Nhật kí là thể loại không còn xa lạ trong đời sống văn học.Những năm
gần đây nhiều cuốn nhật kí liên tiếp đƣợc công bố đã nhận đƣợc sự đón nhận
nồng nhiệt và hào hứng từ phía độc giả. Hiện nay, việc xác định vai trò, đặc
điểm của nhật kí nhƣ một thể tài văn học vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, chƣa
thể hiện đƣợc sự thống nhất. Theo Từ điển văn học (bộ mới): “Nhật kí đích
thực là một thể tài ngoài văn học”. Giáo sƣ Trần Đình Sử lại đánh giá khá cao
về nhật kí với tƣ cách là một tiểu loại của thể loại hình ký: “Nhật kí là thể loại
ký mang tính chất riêng tƣ, đời thƣờng nhiều nhất” [17, tr.379]. Từ điển thuật
ngữ văn học cũng coi nhật kí là “một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình
thức tự sự ở ngôi thứ nhất đƣợc thực hiện dƣới dạng những ghi chép hàng
ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay
nhân vật chính là ngƣời trực tiếp tham gia hay chứng kiến” [5, tr 237]. Giáo
trình Lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do Trần Đình Sử
chủ biên thì định nghĩa nhƣ sau: “Nhật kí là thể loại ký ghi chép sự việc, suy
nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính ngƣời viết, là những tƣ liệu có giá trị về
tiểu sử và thời đại của ngƣời viết” [18, tr 261]. Nhƣ vậy, có thể nói rằng, nhật
kí chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy
nghĩ trƣớc những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm mới xảy ra.
Mặc dù, hiện nay, nhật kí đã có đƣợc một chỗ đứng nhất định trong đời sống
văn học với tƣ cách là một thể loại văn học nhƣng so với các thể loại văn học
khác, nhật kí vẫn chƣa tìm đƣợc sự nhất quán trong quan niệm, quan điểm của
các nhà nghiên cứu, các độc giả về đặc trƣng, đặc điểm của thể loại này.
7
1.1.2. Quá trình phát triển của thể loại nhật kí
So với nhiều thể loại văn học khác, thể loại kí xuất hiện muộn hơn. Ở
nhiều nƣớc trên thế giới, thể loại nhật kí đã phổ biến từ rất lâu và thực sự nhật
kí đã đƣợc coi là một thể loại văn học. Trong bài Về lối văn nhật kí đăng trên
báo Phụ Nữ tân văn, số 150, ra ngày 23/6/1932, Phan Khôi cho biết là ở
Trung Hoa, từ mấy trăm năm nay, việc viết nhật kí đã khá phổ biến; riêng ở
Nhật, nhật kí xuất hiện sớm hơn nữa: “Vào thời trung cổ của họ, từ một ngàn
năm nay, mà cũng đã có nhiều bản nhật kí truyền đạt đến bây giờ” [15]. Phan
Khôi ƣớc mong là ngƣời Việt Nam hãy tập thói quen ghi chép nhật kí. Ông
còn khẳng định: “Nhật kí, không nói quá có lẽ nó là cái thƣớc để đo trình độ
văn minh của một dân tộc” [15]. Ở Nhật, nhật kí đƣợc gọi là Nikki Bungaku,
thể loại này xuất hiện rất sớm trong giai đoạn đầu đời sống văn học trung đại.
Hiện nay, cuốn nhật kí cổ nhất còn đƣợc lƣu giữ là cuốn Tosa Diary (Nhật kí
Tosa) của Kino Tsurayuki đƣợc viết vào khoảng năm 935; nhiều cuốn nhật kí
nổi tiếng từ thời trung cổ đƣợc dịch ra tiếng Anh: Sara Shina Nikki (Khi tôi
băng qua chiếc cầu của những giấc mơ) - viết vào khoảng thế kỷ XI, cuốn
Nhật kí thơ Nhật Bản, Nhật kí của người phụ nữ Nhật cao quý,… Nhật kí ở
Nhật Bản ngày xƣa đƣợc chia thành hai loại. Loại đầu, viết bằng chữ Hán,
toàn là nhật kí công vụ, chuyên ghi chép những sự kiện xảy ra hàng ngày
trong cung đình, chỉ có ý nghĩa sử liệu. Loại thứ hai, viết bằng chữ Nhật, chú
trọng vào tâm tình và đời sống riêng tƣ, rất có ý nghĩa văn học. Ở đây, nội
dung và giá trị của các cuốn nhật kí rõ ràng là có quan hệ mật thiết đến vấn đề
văn tự.
Thế kỷ XVIII thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu và phát triển cực
thịnh vào thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, thể ký cũng ra đời muộn, có thể lấy điểm
mốc cho sự xuất hiện của thể loại này là thời Lý - Trần với Vũ trung tuỳ bút
và Thượng kinh ký sự. Tuy xuất hiện muộn nhƣng nhật kí đã bƣớc đầu manh
8
nha trong nền văn học dân tộc giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến trƣớc năm
1930. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký đã có những biến thể cho phù hợp với
xu thế phát triển của văn học. Nhật kí chính là một dạng biến thể của ký hiện
đại bên cạnh hồi ký, tuỳ bút, tản văn, phóng sự…
Trong giai đoạn 1930 đến trƣớc năm 1945 nhật kí đã bắt đầu xuất hiện
nhƣng chƣa nổi bật. Cũng đã có nhà văn viết nhật kí nhƣng giai đoạn này nhật
kí chƣa nhận đƣợc sự quan tâm của độc giả.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) nhật kí bắt đầu phát
triển và ghi lại dấu ấn của mình trong tiến trình phát triển của nền văn học
Việt Nam. Lúc này chiến tranh chính là mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ làm nảy
sinh nên một đội ngũ các nhà văn viết nhật kí để từ đó tạo nên thành tựu to
lớn của thể loại này. Các tác phẩm nhật kí tiêu biểu của các nhà văn chuyên
nghiệp trong giai đoạn này nhƣ cuốn Nhật kí Ở rừng (1948) của Nam Cao,
Một tháng đi theo pháo binh (1948) của Hoài Thanh, nhật kí của Nguyễn Huy
Tƣởng… Bên cạnh nhật kí của những nhà văn chuyên nghiệp là nhật kí của
những ngƣời viết không chuyên nhƣ những trang nhật kí của Phan Phú chính trị viên đại đội một đơn vị chủ lực đƣợc lƣu lại trong cuốn sổ tay của
Tô Hoài hay những trang nhật kí của Lê Nguyên - Đại đội trƣởng Đại đội
156, Sƣ đoàn 308 đƣợc gìn giữ cẩn thận trong ba lô của Trần Đăng…
Giai đoạn 1955 - 1975 là giai đoạn nhật kí tiếp tục phát triển và vƣơn tới
đỉnh cao nhất với nhiều cuốn nhật kí để lại giá trị to lớn cả về mặt tƣ liệu và
mặt nghệ thuật.
Nhật kí đƣợc viết trong giai đoạn này cũng có nhiều điểm tƣơng đồng so
với nhật kí đƣợc viết trong giai đoạn trƣớc: cũng có nhật kí do nhà văn viết và
có những cuốn nhật kí không phải của nhà văn. Đội ngũ nhà văn chuyên
nghiệp trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thuộc thế hệ nhà văn - chiến sĩ.
Họ không chỉ cầm bút sáng tác mà còn cầm súng trực tiếp chiến đấu với quân
9
thù nhƣ: Nguyễn Thi - Nguyễn Ngọc Tấn, Chu Cẩm Phong, Dƣơng Thị Xuân
Quý, Nguyễn Minh Châu… Ngƣời viết nhật kí không chuyên trong giai đoạn
này xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Bởi
lực lƣợng chủ đạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ không chỉ có quần chúng
nhân dân lao động mà có cả một lực lƣợng trí thức đông đảo: Học sinh, sinh
viên, bác sĩ, giáo viên, hoạ sĩ, nhạc sĩ … Nên nhật kí của họ rất gần với nhật kí
của các cây bút chuyên nghiệp, có điều vẫn có phần “hồn nhiên” hơn, cảm xúc
cá nhân đậm nét hơn so với nhật kí của các nhà văn chuyên nghiệp tiêu biểu
nhƣ: Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi
của Nguyễn Văn Thạc, nhật kí của Hoàng Thƣợng Lân, nhật kí của Vũ Xuân,
nhật kí Đường về của Phạm Thiết Kế, nhật kí của Nguyễn Văn Giá…
Sau năm 1975, đặc biệt là từ những năm gần đây nhật kí ngày càng trở
nên phổ biến và gần gũi với con ngƣời hơn nữa. Không chỉ là nơi để ghi lại
những cảm xúc những gì xảy ra xung quanh mình mà nhật kí còn đƣợc đƣa
vào áp dụng trong việc học của học sinh trong các trƣờng học nhƣ: nhật kí
học văn, nhật kí đến trƣờng thực tập…, bên cạnh đó với thời đại bùng nổ
công nghệ thông tin, ngày nay phần nhiều con ngƣời chuyển sang một dạng
khác của nhật kí đó là nhật kí điện tử nhƣ blog cá nhân… Có thể khẳng định
nhật kí ngày càng đến gần với con ngƣời hơn nữa. Nhật kí đã phát huy một
cách tích cực sức mạnh đặc trƣng của thể loại trong việc đáp ứng nhu cầu
trong đời sống tinh thần của con ngƣời cũng nhƣ tạo ra những nét mới về mặt
thể loại cho nền văn học Việt Nam.
1.2. Phân loại nhật kí
Về phân loại, tuỳ vào tính chất, mục đích mà ngƣời ta phân loại theo
những thể khác nhau của nhật kí, rõ ràng nhất là sự phân chia nhật kí văn học
và nhật kí ngoài văn học.
10
1.2.1. Nhật kí ngoài văn học
Các loại nhật kí ngoài văn học nhƣ: nhật kí riêng tƣ, nhật kí khoa học,
nhật kí công tác… Nhật kí công tác, nhật kí khoa học là những ghi chép của
cá nhân về những sự việc, hiện tƣợng diễn ra hàng ngày, hàng giờ, là lịch
trình công việc ở các công sở, các đơn vị hành chính hoặc trong nghiên cứu
khoa học. Còn nhật kí riêng tƣ (hay nhật kí cá nhân) cũng là những ghi chép
của cá nhân nhƣng đó lại là những ghi chép về các sự kiện đời tƣ, những suy
nghĩ và trải nghiệm của cá nhân ngƣời ghi trong cuộc sống hàng ngày. “Trong
các loại nhật kí ngoài văn học, nhật kí riêng tƣ gần gũi với nhật kí văn học
hơn cả. Vì thế nó thƣờng đƣợc các nhà văn sử dụng nhƣ một phƣơng tiện biểu
đạt nghệ thuật”. [5, tr 237].
Nhật kí ngoài văn học không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết dành cho
cá nhân mình; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhân
mình chứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa xã hội
rộng lớn, ý nghĩa nhân bản… Vì thế, nhật kí ngoài văn học thƣờng không thu
hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo ngƣời tiếp nhận cũng nhƣ giới nghiên cứu
văn học, không có tầm ảnh hƣởng lớn.
1.2.2. Nhật kí văn học
Nhật kí văn học vừa dung chứa đặc điểm cá biệt do thể loại nhật kí quy
định, vừa bao hàm các đặc điểm chung của tác phẩm văn học. Nhật kí văn học
thƣờng hƣớng tới các chủ đề nhất định và có sự ƣu tiên chú ý đến thế giới nội
tâm của tác giả hoặc nhân vật trƣớc những sự kiện lớn có ý nghĩa không chỉ với
cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội; nhật kí văn học thƣờng đƣợc
viết ra nhằm hƣớng tới đông đảo công chúng. Bên cạnh đó có những cuốn nhật
kí riêng tƣ viết không nhằm làm văn, không hƣớng tới đông đảo công chúng và
không chủ định xây dựng hình tƣợng văn học song khi nó “thể hiện đƣợc một
thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình của cá nhân, tác giả giúp
11
ngƣời đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” [18, tr.379] thì nó đã
mang trong mình phẩm chất văn học nhƣ: Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Đặng
Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc…
1.3. Đặc trƣng của thể loại nhật kí văn học
1.3.1. Tính chân thực, đáng tin cậy
Văn học là tấm gƣơng phản ánh hiện thực, Ký cũng là thể loại không
nằm ngoài tấm gƣơng phản ánh này. “Tính chính xác tối đa là đặc trƣng cơ
bản của ký” [18, tr.244], sức hấp dẫn, sức thuyết phục của các tác phẩm ký
thƣờng gắn chặt với tính chất có thật, xác thực của sự việc đƣợc phản ánh
trong tác phẩm. Nhật kí là một tiểu loại của ký, nhật kí mang những nét chung
nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt.
Nhƣng trƣớc tiên nhật kí mang đặc trƣng chung của thể loại kí và cũng là
đặc trƣng quan trọng nhất của mình là tính chân thực, đáng tin cậy. Giáo sƣ
Trần Đình Sử đã đánh giá: “Nhật kí là thể loại ghi chép những sự việc, suy
nghĩ cảm xúc hàng ngày của chính ngƣời viết (…). Giá trị quan trọng nhất của
nhật kí là tính chân thực do ghi chép sự việc đang diễn ra” [18, tr.261]. Nhƣ
vậy tính xác thực chính là yếu tố làm nên giá trị của nhật kí. Mất đi sự xác thực
cũng có nghĩa là nhật kí đã hoàn toàn mất đi giá trị thể loại của mình.
Với các thể loại nhật kí ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tố quan
trọng hàng đầu, ví dụ nhƣ một cuốn nhật kí công tác hay nhật kí khoa học thì
yếu tố chính xác luôn phải đƣợc đặt lên hàng đầu; hay với nhật kí riêng tƣ thì
đó chính là sự bí mật, chỉ giao lƣu với bản thân, không hƣớng tới một đối
tƣợng nào khác nên những gì viết ra luôn chân thực. Đối với nhật kí văn học,
để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi
chép phải có sự chân thực mới thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả cũng
nhƣ xã hội.
Và cho dù là nhật kí văn học hay các loại nhật kí ngoài văn học, dù viết
ra có đƣợc công bố hay không đƣợc công bố thì đều coi trọng tính chân thực,
12
đáng tin cậy của sự kiện đƣợc ghi chép lại, vì một cuốn nhật kí trƣớc hết
chính là sự giao lƣu của ngƣời viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ
ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, đã thể nghiệm qua.
Văn học phản ánh hiện thực một cách chân thực, hiện thực chiến tranh
của đất nƣớc đã đƣợc những bài thơ, những truyện ngắn, tiểu thuyết viết về
chiến tranh … lột tả rất rõ. Ta có thể thấy những nguy hiểm và thiếu thốn của
anh lính lái xe trên đƣờng Trƣờng Sơn qua Tiểu đội xe không kính của Phạm
Tiến Duật, sự hy sinh của những cô gái thanh niên xung phong qua Khoảng
trời - hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ; hay bắt gặp tinh thần đấu tranh quật cƣờng
của nhân dân đƣợc miêu tả trong Hòn Đất của Anh Đức… trong những truyện
ngắn đầy sức ám ảnh của Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh… Và hơn hết, trong
những cuốn nhật kí viết về chiến tranh, đặc biệt là những cuốn viết từ chiến
trƣờng ta có thể tìm thấy những chi tiết sống động nhất, chân thực nhất. Nhƣ
Nhật kí Ở rừng của Nam Cao là sự ghi chép chân thực những ngày tháng gian
khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó
cũng là những vất vả gian khổ của tất cả văn nghệ sỹ trong ngày đầu “nhận
đƣờng”… Những chặng đƣờng hành quân và quá trình huấn luyện đầy gian
khổ của một anh lính tân binh hiện lên rất sinh động qua Mãi mãi tuổi hai
mươi của Nguyễn Văn Thạc. Thiếu thốn thƣờng trực về vật chất, bệnh tật quật
ngã, những chuyến công tác nguy hiểm có thể nằm xuống bất cứ lúc nào, và
trên hết là sự lo lắng để viết đƣợc những tác phẩm hay phục vụ cho nền văn
nghệ nƣớc nhà… là những gì ta có thể thấy trong Nhật ký chiến tranh của Chu
Cẩm Phong và Nhật ký chiến trường của Dƣơng Thị Xuân Quý. Một bệnh xá
dã chiến nằm tại một trong những chiến trƣờng ác liệt nhất, một nữ bác sĩ anh
hùng vừa lo chống giặc vừa đảm bảo công tác chuyên môn, những trận chạy
càn vất vả với cái chết thƣờng trực ngay bên cạnh tƣởng nhƣ đƣợc tái hiện
sống động nhất trƣớc mắt chúng ta trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Và chính
13
những lời kể chi tiết về các trận đánh sinh tử trong Tài hoa ra trận hay Đường
về đã cho ta cái nhìn sâu sắc về sự gan dạ của những anh lính đặc công Việt
Nam - những ngƣời coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng hy sinh để giành
lấy độc lập tự do cho Tổ quốc. Qua các cuốn nhật kí, chúng ta cũng có cái nhìn
chân thực nhất, rõ nét nhất về những thôn xóm anh hùng nơi các anh chị đã đi
qua, về những ngƣời dân bình dị mà lại rất vĩ đại... họ đều thề quyết tử cho Tổ
quốc, không tiếc tính mạng, không màng hạnh phúc, danh lợi của bản thân.
Thêm nữa, những trang nhật kí này, các tác giả - chiến sỹ ghi lại không phải để
cho ngƣời khác đọc, càng không phải để in ra thành sách. Họ ghi cho chính họ,
thổ lộ với bản thân những buồn vui, khó khăn, lý tƣởng, tích cực và cả những
lúc bi quan… vậy nên những trang nhật kí có tính chân thực, tin cậy.
Qua nhật kí cá nhân, ngƣời ta không chỉ đọc đƣợc những cảm xúc riêng
tƣ bí mật của ngƣời viết về đời tƣ cá nhân mình, về cuộc sống đời thƣờng mà
còn thấy đƣợc những dấu ấn của một sự kiện, một thời kỳ lịch sử, một vùng
miền nào đó trên từng trang nhật kí.
1.3.2. Tính chất biên niên của thể loại nhật kí
Nếu nhƣ ở hồi ký là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng
cách hồi cố, hồi tƣởng lại thì nhật kí ghi chép bằng thời gian hiện tại. Có thể
ngắt quãng, nhƣng chắc chắn phải là thời gian của hiện tại, không thể ở thời
điểm ghi nhật kí mà ghi hộ cho thời điểm trƣớc hay sau đó đƣợc.
Theo Giáo sƣ Trần Đình Sử: “Nhật kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm
xúc theo ngày tháng, có thể liên tục nhƣng cũng có thể ngắt quãng” [17,
tr.379] tùy theo cảm hứng và thời gian công việc của ngƣời viết. Một cuốn
nhật kí trong điều kiện bình thƣờng, tác giả có thể ghi chép liên tục theo ngày
tháng nếu thấy có nhiều sự kiện, nhiều tâm trạng hoặc hứng thú, nhƣng cũng
có thể ngắt quãng nếu đang bận một việc gì đó, hoặc tâm trạng chƣa muốn ghi
chép lại ngay. Còn đối với nhật kí chiến tranh, đặc biệt là nhật kí chiến trƣờng
14
thì các tác giả đôi khi không thể theo ý mình mà phải ghi chép ngắt quãng tùy
theo hoàn cảnh. Ví dụ trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm: “14.4 [68]” [25, tr.23],
“15.4 [68]” [25, tr.24], “17.4 [68]” [25, tr.26]… Trong nhật kí của Nguyễn Văn
Thạc đôi khi ta cũng bắt gặp sự ngắt quãng này ví dụ nhƣ “23.11.1971” [21,
tr.64], “26.11.1971” [21, tr.68], “29.11.1971” [21, tr.76], “30.11.1971” [21,
tr.86]… Hay trong Nhật ký của Nguyễn Ngọc Tấn ghi rõ ngày tháng và cuối mỗi
dòng của ngày hôm đó cũng có giờ “9/2”, “10 giờ đêm” [20,tr 66], “20/2”, “9
giờ rƣỡi tối” [20,tr 70], “21/2”, “8 giờ tối” [20,tr 71]…Hay trong cuốn Nhật ký
chiến trường, Dƣơng Thị Xuân Quý ghi chép rất tỉ mỉ, cẩn thận và rõ ràng: “144-1968, Nhƣ Xuân, Thanh Hóa, 3g chiều” [16], “19-4-1968, xã Hƣơng Xuân,
Hƣơng Khê, Hà Tĩnh, 9g45 sáng” [16]…
Sự ngắt quãng này xuất hiện nhiều trong các cuốn nhật kí thời chiến.
Đây là điều khác biệt ở hoàn cảnh ra đời của những cuốn nhật kí chiến tranh
so với những cuốn nhật kí thông thƣờng khác.
Có thể nói kết cấu của sự kiện trong nhật kí thƣờng tuân thủ trật tự tuyến
tính của thời gian, làm nổi bật logic của hiện thực, tạo nên độ tin cậy, chân
thực cho những câu chuyện hay sự việc đƣợc kể, đồng thời phản ánh kịp thời
những vấn đề thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách của xã hội. Nhờ tính
chất biên niên mà nhật kí đƣợc coi là một trong những thể loại văn học bám
sát hiện thực đời sống một cách nhanh nhạy, kịp thời và chính xác nhất.
1.3.3. Nhật kí là thể loại mang tính cá nhân riêng tư
Nhật kí chính là sự thổ lộ của tác giả hay nhân vật lúc cô đơn, muốn tự
mình nhìn lại mình, chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra, là những ghi chép
thời hiện tại. Vì thế, có thể nói, nhật kí chính là thể loại ký mang tính chất
riêng tƣ, đời thƣờng nhiều nhất. “Với tƣ cách là những ghi chép của cá nhân,
trong nhật kí ngƣời viết có thể tự do trình bày những suy nghĩ riêng tƣ và cảm
xúc trƣớc sự thật” [2, tr 215]. Riêng tƣ chính là lý do tồn tại của nhật kí, là
15
điểm hấp dẫn của thể loại này, vì nó liên quan đến những tâm tƣ tình cảm, bí
mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật đƣợc xã hội quan tâm.
Giáo sƣ Trần Đình Sử - chủ biên của cuốn giáo trình Lí luận văn học
phần Tác phẩm và thể loại văn học đã khẳng định: “Nhật kí là thể loại mang
tính chất riêng tƣ, đời thƣờng nhiều nhất. Nếu mục đích của bài viết là để giao
lƣu với ngƣời khác, thì nhật kí trái lại chỉ để giao lƣu với chính mình, mình
viết để cho mình, nói với mình. Riêng tƣ chính là lí do tồn tại của nhật kí.
Tính riêng tƣ cũng là điều hấp dẫn của nhật kí, vì nó liên quan đến bí mật của
ngƣời khác, nhất là của những nhân vật đƣợc xã hội quan tâm” [17, tr.379]
Cô bé Anne Frank ghi nhật kí là vì “mình không có ngƣời bạn thật sự
nào (…) Mình không thể nói gì với bạn bè ngoài những chuyện bình thƣờng”
[3, tr 23 - 24]. Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm
về việc ghi nhật kí nhƣ sau: “Nếu nhƣ ngƣời viết nhật ký là viết cho mình,
cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm
uất nhất. Ngƣời ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà
thực sự họ có. Nhƣng nếu nhật ký mà có thể có ngƣời xem nữa thì nó sẽ khác
và khác nhiều - Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra
trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai
nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kỵ khi viết nhật ký - Nó sẽ dạy
cho ngƣời viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lƣơng tâm của mình”
[21, tr 225]. Qua những lời tâm sự này của Nguyễn Văn Thạc, chúng ta thấy
rằng, Nguyễn Văn Thạc viết nhật kí không nhằm mục đích công bố, không
nhằm mục đích cho ngƣời khác đọc. Anh chỉ muốn viết cho riêng mình và
anh luôn coi nhật kí nhƣ là một kỉ vật thiêng liêng, một “ngƣời bạn đƣờng
nghiêm khắc và tốt bụng” [21, tr 227]. Do đó những trang nhật kí của anh là
những trang viết hồn nhiên nhất, vô tƣ nhất, chân thực nhất.
Chính bởi tính cá nhân riêng tƣ này mà nhật kí cá nhân thƣờng là những
lời tâm sự, những suy ngẫm “sống để bụng, chết mang theo” của cá nhân
16
ngƣời viết mà ngƣời khác dƣờng nhƣ cũng nhận thức rõ ý thức trách nhiệm
không đƣợc xâm phạm đến. Tính riêng tƣ này trở nên không còn khi các cuốn
nhật ký vì những lí do đặc biệt khác nhau đƣợc công bố rộng rãi.
Nhật kí khác với truyện (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết)
ở chỗ trong nhật kí không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác
phẩm chủ yếu mang tính miêu tả, tƣờng thuật. Đề tài và chủ đề của nhật kí
cũng khác biệt với truyện, nó thƣờng không phản ánh vấn đề sự hình thành
tính cách của cá nhân trong tƣơng quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng
thái dân sự nhƣ kinh tế, xã hội, chính trị, và trạng thái tinh thần nhƣ phong
hóa, đạo đức của chính môi trƣờng xã hội.
Tính chất cá nhân của thể loại nhật kí đƣợc thể hiện ở phong cách mỗi
ngƣời khi viết nhật kí. Mỗi cuốn nhật kí thể hiện phong cách riêng mang dấu
ấn cá nhân của ngƣời viết. Sự phong phú của mỗi cuốn nhật kí cũng phụ
thuộc vào đời sống nội tâm và cảm xúc cá nhân ngƣời viết tạo nên. Tính riêng
tƣ của nhật kí đƣợc thể hiện ở việc mỗi ghi chép trong nhật kí là những lời
tâm sự riêng của cá nhân ngƣời viết với chính bản thân mình, bởi vậy chỉ có
ngƣời viết mới biết đƣợc nội dung trong cuốn nhật kí viết gì nếu nó không
đƣợc công bố.
Những nét riêng của nhật kí là tƣ liệu cá nhân, màu sắc cá nhân, quan
điểm cá nhân nổi lên hàng đầu. Sự phong phú của mỗi cuốn nhật kí cũng phụ
thuộc vào đời sống nội tâm và cảm xúc cá nhân ngƣời viết tạo nên. Qua
những cuốn nhật kí, ngƣời đọc sẽ khám phá và hiểu đƣợc đời sống nội tâm
của ngƣời viết nhƣ thế nào.
17
Chƣơng 2. CÁI CHUNG TRONG THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC
2.1. Ý thức hệ xã hội chi phối
“Ý thức” là kết quả của sự phản ánh hiện thực khác quan của bộ não
ngƣời. Hay nói cách khác, hoạt động phản ánh sự vật, hiện tƣợng trong thế
giới của bộ não ngƣời hình thành nên ý thức. Là con ngƣời (có bộ não phát
triển bình thƣờng) thì ai cũng có ý thức nhƣng “ý thức hệ” hay “hệ tƣ tƣởng”
chỉ là sản phẩm của những nhà tƣ tƣởng (đặc biệt là các triết gia, chính trị
gia). Vậy, khi ta nói đến một “ý thức hệ” nào đó tức là chúng ta nói đến một
chủ nghĩa nhất định. Ví dụ: ý thức hệ Nho giáo (Confucianism), ý thức hệ tƣ
sản (Capitalism),...
Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận
khác nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội nhƣ quan điểm, tƣ tƣởng, tình cảm,
tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát
triển nhất định.
“Ý thức hệ” hay “hệ tƣ tƣởng” (ideology) là hệ thống những quan
điểm triết học hay chính trị. Các sách giáo khoa triết học ở nƣớc ta đều
xem hệ tƣ tƣởng nhƣ là một trong hai cấp độ của ý thức xã hội: tâm lí xã
hội và hệ tư tưởng.
Trong cuốn Nguyên lý Triết học Mác-Lênin có định nghĩa nhƣ sau: “Hệ
tƣ tƣởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm phản ánh trực tiếp hay gián
tiếp những đặc điểm kinh tế xã hội của một xã hội, thể hiện địa vị, lợi ích và
mục đích của những giai cấp xã hội nhất định và nhằm duy trì hoặc biến đổi
chế độ xã hội hiện tồn” [12, tr.329].
V. Ivanôp có một định nghĩa tƣơng tự: “Hệ tƣ tƣởng là hệ thống
những quan điểm, quan niệm, lý luận thuộc ý thức xã hội, phản ánh tồn tại
xã hội, những quan hệ và hiện tƣợng xã hội, thể hiện lợi ích của một giai
18
cấp này hay giai cấp khác, là kim chỉ nam cho hành động của giai cấp và
đảng đó” [29, tr 109].
Theo Từ Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ
đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Ý thức hệ là hệ thống tƣ tƣởng và quan điểm
thƣờng phản ảnh quyền lợi cơ bản khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp xã
hội." [31]
Về lịch sử, khái niệm “Ý thức hệ” đã trải qua một quá trình diễn biến
đáng kể gồm bốn giai đoạn:
1) Ý thức hệ nhƣ là khoa nghiên cứu tinh thần, ý thức.
2) Ý thức hệ nhƣ là quan niệm thế giới một cách lộn ngƣợc.
3) Ý thức hệ nhƣ là ý thức giai cấp và ý thức của chính đảng.
4) Ý thức hệ nhƣ là phƣơng thức tái sản xuất con ngƣời xã hội.
Theo Giáo sƣ Trần Đình Sử trong cuốn Trên đường biên của lý luận văn
học, để xem xét thực chất ý thức hệ, phải hiểu ý thức hệ nhƣ một phạm trù
trung tính, cố gắng thoát ra khỏi tính chất ý thức hệ hóa của nó.
Xét về mặt thực thể tinh thần, “ý thức hệ là một hệ thống tri thức, tín
ngƣỡng, giá trị, lợi ích, bao gồm dục vọng, tình cảm, biểu tƣợng, diễn ngôn.
Hệ thống này mang đời sống tinh thần của con ngƣời, thấm nhuần tình cảm,
tràn đầy ảo tƣởng, mang nhiều tính chất huyền thoại, không tƣởng. Trong hệ
thống này giá trị thực tiễn là mục đích, tri thức là phƣơng tiện, là yếu tố dùng
để ngụy trang giá trị và dục vọng, biến chúng thành thiên kinh địa nghĩa,
chính đáng, hợp lí, hợp pháp. Thực thể tinh thần này thƣờng xuyên biến
động.” [19, tr35].
Xét về mặt chức năng ý thức hệ tỏ ra có một tầm quan trọng rất lớn trong
đời sống. Daniel Bel cho rằng ý thức hệ có tác dụng đòn bẩy, sức thúc đẩy,
tiềm năng định hƣớng hành động, khiến sự việc hợp pháp hóa, làm xã hội hài
hoà, có khả năng tập hợp.
19
Xét về loại hình, trong thời đại ngày nay, căn cứ vào thực tế ngƣời ta
chia ý thức hệ ra làm hai loại lớn. Một là ý thức hệ chính đảng, của đảng
cầm quyền và hai là ý thức hệ chung, chỉnh thể của đông đảo dân chúng
trong xã hội.
Xét theo chức năng, nguồn gốc, tính chất và loại hình của ý thức hệ nhƣ
trên thì văn học là một hình thái ý thức xã hội, bởi nó có chức năng hình
thành thế giới quan, nhân sinh quan cho con ngƣời nhƣ một hiện tƣợng văn
hóa. Nhƣng đó là một hình thái ý thức đặc biệt. Xét về loại hình thì văn học
thuộc loại hình ý thức hệ chỉnh thể, có ý nghĩa nhƣ văn hoá nói chung, bởi nó
tác động đến tất cả các mặt đời sống, đặc biệt là đời sống cá nhân, nhân cách,
cá tính, tình cảm con ngƣời. Nhƣng xét về chức năng và tính chất của ý thức
hệ thì văn học là hình thái ý thức xã hội ít tính chất ý thức hệ nhất, bởi nó
không có tính chất thực tiễn, thực dụng, tính chất quyền lực, tính chất giản
lƣợc, giáo điều, bởi các tính chất này mâu thuẫn với tính chất thẩm mĩ. Xét
về sự hình thành thì văn học, do tính chất phong phú nhiều mặt tuy có tƣ
tƣởng song hầu nhƣ không thể trở thành công cụ tƣ tƣởng của giai cấp thống
trị nhƣ các công trình triết học, chính trị học.
Althusser đã chỉ ra: “Mọi ý thức đều đƣợc tạo nên bởi, và bắt buộc phải
nằm trọn trong hệ tƣ tƣởng. Hệ tƣ tƣởng là thứ ta không thể ra khỏi và không
thể thiếu đƣợc, chẳng khác gì bầu không khí mà ta hít thở”. Việc loại sử ký
nào sẽ tồn tại lại phụ thuộc vào sự thay đổi của các khuynh hƣớng ý thức hệ
và các giá trị xã hội.
Vì vậy việc nhật kí phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp và giai đoạn kháng chiến chống Mỹ có mối liên hệ mật thiết với ý
thức hệ xã hội hay có thể nói nhật kí chịu sự chi phối của ý thức hệ trong giai
đoạn này.
Xã hội Việt Nam trƣớc khi Pháp xâm lƣợc là một xã hội phong kiến
chuyên chế tập quyền cao độ. Nhà Nguyễn khi lên ngôi đã duy trì Nho giáo,
20