Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 3 trong dạy học phép tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

ĐINH THỊ HUYỀN TRANG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÍNH TOÁN
CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG
DẠY HỌC PHÉP TÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy Toán Tiểu học

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Lê
Ngọc Sơn, người thầy đã tận tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu họcTrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời
gian tác giả học tập và nghiên cứu tại đây.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn BGH trường Tiểu học Tích Sơn, TP
Phúc Yên, Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
thực nghiệm sư phạm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành khóa luận nhưng
do thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo
và các bạn để nâng cao chất lượng vấn đề nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Tác giả
Đinh Thị Huyền Trang




BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

PPDH

Phương pháp dạy học

2

HSTH

Học sinh Tiểu học

3

GDPT

Giáo dục phổ thông

4


GQVĐ

Giải quyết vấn đề

5

BGH

Ban giám hiệu

6

ĐC

Đối chứng

7

TN

Thực nghiệm

8

SL

Số lượng

9


SGK

Sách giáo khoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TIỂN NĂNG LỰC
TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC PHÉP TÍNH ..... 5
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 5
1.1.1. Năng lực .................................................................................................. 5
1.1.2. Năng lực toán học ................................................................................... 5
1.1.3. Năng lực tính toán của học sinh .............................................................. 6
1.1.4. Chức năng của năng lực tính toán ........................................................... 7
1.1.5. Phát triển năng lực tính toán cho học sinh .............................................. 7
1.2. Một số quan niệm về năng lực tính toán .................................................... 8
1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3 ..................................................... 9
1.3.1 Tri giác ................................................................................................... 10
1.3.2. Chú ý ..................................................................................................... 10
1.3.3. Trí nhớ ................................................................................................... 10
1.3.4. Tư duy ................................................................................................... 11
1.3.5. Tưởng tượng .......................................................................................... 11
1.3.6. Ngôn ngữ ............................................................................................... 11
1.4. Dạy học các phép tính trong môn Toán ở lớp 3 ....................................... 12
1.4.1. Chương trình môn Toán ở Tiểu học...................................................... 12
1.4.2. Dạy học các phép tính trong chương trình môn Toán lớp 3 ................. 13
1.5. Thực trạng dạy và học các phép tính trong môn Toán lớp 3 theo hướng
phát triển năng lực tính toán............................................................................ 14
1.5.1. Thực trạng dạy học tính toán của giáo viên Tiểu học ........................... 14
1.5.2. Năng lực tính toán của học sinh Tiểu học............................................. 15

1.5.3. Nguyên nhân học sinh Tiểu học còn hạn chế về năng lực tính toán..... 15
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 16


Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC TÍNH TOÁN TRONG DẠY HỌC PHÉP TÍNH CHO HỌC SINH LỚP
3 ....................................................................................................................... 17
2.1. Định hướng đề xuất biện pháp ................................................................. 17
2.2. Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 3
trong dạy học phép tính ................................................................................... 19
2.2.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm nhằm nâng cao
năng lực tính toán cho học sinh lớp 3 ............................................................. 19
2.2.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng thực hiện tính viết trong dạy học phép
tính để nâng cao năng lực tính toán cho học sinh lớp 3 .................................. 28
2.2.3. Biện pháp 3: Tập luyện khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến tính
toán trong học tập và đời sống cho học sinh lớp 3.......................................... 38
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 44
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................ 45
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 45
3.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 45
3.3. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 45
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 46
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51
PHỤ LỤC ..................................................................................................... PL1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Xuất phát từ nhu cầu cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát triển năng lực cho học sinh tiểu học
Hiện nay khi đất nước đang tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức, tích cực chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng hơn để đến năm 2020 nước
ta trở thành một nước công nghiệp hóa với nhiều thách thức mới. Để thực
hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nước ta cần thực
hiện nhiều giải pháp trong đó có đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học
theo định hướng “ coi trọng việc bồi dưỡng phát triển năng lực của học sinh”
ở tất cả các cấp học. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực cho người học và đặc biệt là phát triển năng lực
tính toán cho học sinh nói chung và học sinh ở cấp tiểu học nói riêng chưa
được quan tâm mà vẫn dạy theo các kiến thức định sẵn, cách học thụ động,
phụ thuộc vào sách vở.
1.2. Xuất phát từ yêu cầu định hướng phát triển năng lực tính toán trong dạy
học môn Toán cho học sinh tiểu học
Toán học là một trong những môn học cơ bản, chiếm thời lượng lớn
trong chương trình giáo dục ở tiểu học , trong đó tính toán là một trong những
năng lực then chốt, quan trọng được đặt lên hàng đầu trong mục tiêu dạy học
môn Toán ở tiểu học.Thông qua quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng
lực tính toán sẽ giúp cho học sinh hình thành tư duy giải quyết vấn đề theo quy
trình nhất định.
Kiến thức, kĩ năng cơ bản về số và phép tính không những rất cần thiết
cho học sinh trong cuộc sống học tập mà còn là cơ sở không thể thiếu được để

1


chuẩn bị cho các em học ở lớp trên, và các em còn được rèn luyện nhiều mặt,
phát triển năng lực tính toán, các kĩ năng trí tuệ chung như khả năng suy luận,

ghi nhớ, lập luận, quan sát. Phát triển năng lực tính toán có vai trò quan trọng
trong việc phát triển khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh rèn tính cẩn
thận, chăm chỉ, tác phong nhanh nhẹn, chính xác và kiểm tra lại,..
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học phép tính ở tiểu học
Ở tiểu học coi trọng năng lực tính toán song học sinh còn gặp nhiều khó
khăn nhất định. Do đặc điểm học sinh tiểu học, các em thường không cẩn
thận, tính toán thiếu chính xác, mắc nhiều sai lầm trong quá trình tính. Thậm
chí có những em chưa nắm vững quy trình tính, kĩ năng tính toán chưa vững
chắc nên gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán. Cấu trúc nội dung sách giáo
khoa, các kiến thức, kĩ năng đôi khi còn lặp lại và dàn trải.
Mặt khác, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt
là máy tính bỏ túi một ngày một nhỏ gọn và hiện đại sử dụng cho những phép
tính phức tạp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển năng lực tính
toán cho học sinh vì thế dẫn tới nhiều học sinh tiểu học bấm máy tính thành
thạo hơn kĩ năng tính toán. Đây cũng là một thực trạng đáng lo ngại khiến
không ít nhà giáo dục phải suy nghĩ.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Phát
triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 3 trong dạy học phép tính”.
Mong muốn được góp phần vào việc bồi dưỡng và phát triển năng lực tính
toán cho học sinh về các phép tính.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tính toán cho học
sinh lớp 3 trong dạy học phép tính.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực trạng về dạy và học các phép tính trong
môn Toán lớp 3.

- Đề xuất một số biện pháp theo hướng tiếp cận phát triển năng lực tính
toán trong dạy học các phép tính cho học sinh lớp 3.
- Thiết kế một số kế hoạch bài học các phép tính lớp 3 theo hướng phát
triển năng lực tính toán.
- Thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Năng lực tính toán của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tích Sơn, Thành
phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc tài liệu sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học có
liên quan từ đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để xây dựng phần lý luận
về phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 3 trong dạy học phép tính.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát việc dạy học của giáo viên và
học sinh trong giờ học về năng lực tính toán.
- Phương pháp điều tra: Điều tra, phỏng vấn thực tế dạy học của giáo
viên theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 3.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Minh họa tính khả thi của việc
vận dụng các biện pháp dạy học các phép tính nhằm nâng cao năng lực tính
toán cho học sinh.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm ba chương:

3


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học phép tính.
Chương 2: Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực tính

toán cho học sinh lớp 3 trong dạy học phép tính.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

4


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TIỂN NĂNG
LỰC TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC PHÉP
TÍNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Năng lực
Theo Weinert - ( 2001): Năng lực là các khả năng và kĩ năng nhận thức
vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động
cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có
trách nhiệm với các giải pháp… trong những tình huống thay đổi.
Theo OECD - ( 2002): Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu
cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.
Theo John Erpenbeck - (1998): Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri
thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải
nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí.
Phát triển năng lực cần dựa trên cơ sở phát triển các thành phần của
năng lực. Dưới góc độ giáo dục học, có thể xem xét năng lực là kết quả của
quá trình giáo dục, rèn luyện cá nhân, thể hiện ở kiến thức, kĩ năng và thái độ
phù hợp để cá nhân có thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt động nhất
định nào đó.
1.1.2. Năng lực toán học
Theo V.A Krutetxki thì khái niệm năng lực toán học sẽ được giải thích
trên hai bình diện:
- Năng lực nghiên cứu toán học: Như là các năng lực sáng tạo ( khoa

học)- các năng lực toán học tạo ra được các kết quả, thành tựu mới, khách quan
và quý giá.

5


- Năng lực học tập toán học: Như là các năng lực học tập giáo trình
toán phổ thông, lĩnh hội nhanh chúng và có kết quả cao các kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo tương ứng.
Như vậy, năng lực toán học là các đặc điểm tâm lí cá nhân ( trước hết là
các đặc điểm hoạt động trí tuệ) đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giải toán
và tạo điều kiện lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực toán học
tương đối nhanh, dễ dàng và sâu sắc trong những điều kiện như nhau.
1.1.3. Năng lực tính toán của học sinh
Năng lực của người học được chia thành hai loại chính: Đó là năng lực
chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt:
- Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống
và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát
a các em từ lớp dưới. Khi tổ chức trò chơi này nên mời những em còn
yếu về kĩ năng tính nhẩm, những em rụt rè, nhút nhát để có thể kích thích các
em học tập tốt hơn.
Trò chơi 2: Xì điện.
- Mục đích: Luyện kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm các phép tính cộng,
trừ, nhân , chia trong bảng.
- Thời gian chơi: 7 – 10 phút.
- Luật chơi: Lớp chia thành 2 đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngòi”
đầu tiên, thầy đọc một phép tính chẳng hạn 4 x 8 rồi chỉ vào một em thuộc
một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.Nếu kết quả đúng thì em đó
có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính
nào, ví dụ 36 : 9 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay

kết quả là 4, rồi lại “xì điện” trả lại đội ban đầu. Cứ như thế cô cùng 2 thư ký
ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả
đúng thì thắng.
Chú ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không bật ngay ra được
kết quả thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn
khác bắt đầu.
Trò chơi 3. Ai đúng ?- Ai sai ?

41


- Yêu cầu: nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo các số tự nhiên có 4, 5
chữ số.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy khổ A4 để trắng,
5 bút dạ. GV phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ ( chuẩn bị vào 1 tờ, ghi
cách đọc của đội bạn vào 1 tờ). Mỗi đội 5 em học sinh lên bảng đứng thành 1
hàng. Hai đội “bốc thăm” giành quyền đọc trước.
- Thời gian chơi: 5 -7 phút.
- Luật chơi: Giáo viên cho 2 đội chuẩn bị 2 phút, 5 em sẽ bàn nhau và
mỗi em viết sẵn 1 số có từ 4 – 5 chữ số vào một mặt của tờ giấy( viết to để ở
dưới lớp có thể nhìn rõ; ghi cách đọc ở góc trên bằng chữ nhỏ, khi cầm giơ
lên đối phương không nhìn thấy). Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó,
cũng ghi cách viết ở góc trên bằng chữ cỡ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô:
“Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được đi trước sẽ nêu cách đọc số mình chuẩn
bị( mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được. Sau khi đọc đủ 5 số, thì đổi
vai trò ngược lại. Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết
rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc
và viết, giáo viên cùng cả lớp sẽ làm trọng tài để kiểm tra kết quả. Đội đọc
phải giơ đáp án lên, đội viết phải giơ kết quả. Cứ mỗi ý( đọc, viết) đúng 10
điểm, đọc chậm, vấp sửa lỗi trừ đi 2 điểm. Nếu làm đáp án sai trừ 5 điểm, đội

nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp.
b) Hướng dẫn HS liên hệ vào các tình huống trong thực tế đời sống,
vận dụng vào các hoạt động ở trường, ở gia đình.
Sau mỗi buổi học, giáo viên có thể giao thêm nhiệm vụ cho học sinh về
nhà ứng dụng vào thực tế như mô tả lại một tình huống quen thuộc, kể lại một
câu chuyện liên quan đến nội dung bài học giúp học sinh tái hiện và hình dung
trong đầu những thông tin về đối tượng, kích thích trí tưởng tượng và sự liên
tưởng của học sinh để giải quyết các tình huống mới, tương tự. Hướng dẫn học

42


sinh vận dụng kiến thức toán đã học vào những tình huống gắn với đời sống
hàng ngày.
Ví dụ 1: Em hãy giúp mẹ đi chợ mua thức ăn và một số đồ dùng sinh hoạt.
Ví dụ 2: Nói về số tuổi và năm sinh của những người thân trong gia đình.
Ví dụ 3: Thực hành đo đạc các đồ vật có ở gia đình
Ví dụ 4: Tính toán về việc lát gạch hoa cho nền nhà, sơn tường nhà, rào
vườn, tính diện tích khu vườn…
Ví dụ 5: Tính lãi suất gửi tiết kiệm; tính sản lượng,...
Ví dụ 6: Ước lượng về số đo các đại lượng như ước lượng độ dài cái bàn,
quãng đường đi từ nhà đến trường,…; ước lượng cân nặng của cặp sách, túi
đồ,…; Ước lượng về thời gian,… Tăng cường những tình huống thực tế trong
dạy học các phép tính với số tự nhiên để học sinh thấy được ý nghĩa thực tế
của các tri thức toán học, khắc sâu kiến thức và có niềm tin, sự hứng thú trong
học Toán. Tùy vào trình độ học sinh và vấn đề cần giải quyết, giáo viên
hướng dẫn một cách cụ thể theo các bước hoặc hướng dẫn tìm tòi khái quát,
theo đó giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh xây dựng phương hướng chung
GQVĐ, học sinh xây dựng kế hoạch và thực hiện.


43


Kết luận Chương 2
Từ cơ sở lý luận và dựa trên thực tiễn dạy học về tính toán ở lớp 3 chúng
tôi đã đề xuất ba biện pháp nhằm phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp
3 trong dạy học các phép tính: Rèn luyện kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm; Rèn
luyện kĩ năng thực hiện tính viết trong dạy học các phép tính; Tập luyện khả
năng GQVĐ liên quan đến tính toán trong học tập, đời sống cho học sinh lớp 3.
Với mỗi biện pháp, ngoài việc nêu rõ nội dung, cách sử dụng thì còn
được minh họa bằng các ví dụ cụ thể.
Theo chúng tôi để áp dụng các biện pháp nhằm mang lại hiệu quả, giáo
viên nên vận dụng linh hoạt các biện pháp trong dạy học phù hợp với các loại
bài học cụ thể trong môn Toán tiểu học.

44


Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Minh họa tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp
nhằm nâng cao việc “ phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 3
trong dạy học phép tính”.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã thiết kế và dạy thực nghiệm 5 tiết học nhằm phát triển
năng lực tính toán cho học sinh lớp 3 trong dạy học phép tính. Thông qua
những tiết dạy chúng tôi đã rèn luyện kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm , củng cố
kiến thức, rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo nhằm phát triển năng lực tính
toán cho học sinh.
Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài

kiểm tra đầu ra ( bài kiểm tra số 2) để đánh giá kết quả bước đầu của việc rèn
luyện năng lực tính toán cho học sinh lớp 3 thông qua biện pháp đã đề xuất.
Nội dung bài kiểm tra số 2 cũng có cấu trúc tương tự như nội dung trong bài
kiểm tra số 1.
3.3. Tổ chức thực nghiệm
- Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 6/2/2017 đến ngày 24/3/2017.
- Đối tượng thực nghiệm: Lớp 3A5 là lớp thực nghiệm, lớp 3A6 là lớp
đối chứng.
Chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra đầu vào (bài kiểm tra
số 1). Qua đó giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan hơn về năng lực tính toán
và khả năng tiếp thu của học sinh trước khi thực nghiệm. Nội dung của bài
kiểm tra số 1 là một số bài toán điển hình nằm trong phạm vi kiến thức mà
các em đã được học. Các bài có nội dung phù hợp với trình độ học sinh của
hai lớp.

45


Chúng tôi tiến hành dạy 5 tiết thực nghiệm và hướng dẫn học sinh thực
hành, luyện tập ở các lớp thực nghiệm đã được chọn lựa, còn các lớp đối chứng
vẫn dạy bình thường. Các lớp thực nghiệm do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp
đứng lớp và dạy theo hướng vận dụng một số biện pháp để phát triển năng lực
tính toán cho học sinh. Sau thực nghiệm chúng tôi tiến hành đồng thời kiểm tra
( đầu ra), tiến hành xử lí, so sánh với kết quả đầu vào. Trên cơ sở đó rút ra kết
luận về tính hiệu quả, tính khả thi của việc vận dụng một số biện pháp sư phạm
để phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 3 trong dạy học phép tính.
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành quan sát lớp
học; phỏng vấn, trao đổi với giáo viên; nghiên cứu sản phẩm; sử dụng Phương
pháp thống kê toán học. Việc đánh giá kết quả thực nghiệm được tiến hành

như sau:
- Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thường xuyên theo dõi phiếu
học tập, vở bài tập, điểm hàng ngày của học sinh thông qua sổ theo dõi và qua
dự giờ, đánh giá của giáo viên.
- Kết thúc thực nghiệm sư phạm, học sinh thực hiện phiếu học tập với
mục đích đánh giá sự tiến bộ mức độ chuyển biến về năng lực tính toán của học
sinh trong môn Toán.
Quá trình đánh giá này sẽ cho chúng tôi có thông tin về sự phát triển
năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong học tập sau
khi tiến hành thực nghiệm.
a. Kết quả trước thực nghiệm

46


Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của học sinh ở hai lớp
thực nghiệm và đối chứng
Kết quả kiểm tra
Lớp

Số HS

Giỏi

Khá

Trung bình

SL


%

SL

%

SL

%

ĐC

40

6

15%

14

35%

20

50%

TN

40


4

10%

14

35%

22

55%

Từ số liệu bảng 3.1 ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra về năng lực tính toán của học sinh
trước thực nghiệm
60

50

40

30

20

10

0
Giỏi


ĐC
Khá

TN

Trung bình

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
- Tỷ lệ học sinh nắm kiến thức và kĩ năng của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng như sau:
+ Ở mức trung bình chiếm tỉ lệ rất cao, xấp xỉ 55%.
+ Ở mức khá, chiếm tỉ lệ dưới 35%.
+ Ở mức độ giỏi chỉ chiếm tỉ lệ dưới 15%.

47


Tóm lại, trước khi thực nghiệm, kết quả học tập của nhóm thực nghiệm
và đối chứng là tương đương, học sinh ở cả hai nhóm nắm kiến thức chỉ đạt ở
mức trung bình khá. Điều đó nói lên phần nào năng lực tính toán của học sinh
nhóm thực nghiệm và đối chứng nhìn chung còn thấp và không chênh lệch
nhau nhiều.
b. Kết quả sau thực nghiệm
Bảng 3.2: Kết quả sau thực nghiệm
Kết quả kiểm tra
Lớp

Số HS

Giỏi


Khá

Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

ĐC

40

6

15%

16

40%

18


45%

TN

40

16

40%

24

60%

0

0%

Từ số liệu bảng 3.2 ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Biểu đồ kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
70
60

50
40
30
20
10
0

Giỏi

ĐC
Khá

TN

Quan sát biểu đồ ta thấy:

48

Trung bình


Năng lực tính toán của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn của học sinh lớp
đối chứng theo tỉ lệ phần trăm xếp loại tốt, khá đặc biệt là không có loại trung
bình. Điều đó khẳng định vận dụng một số biện pháp sư phạm để phát triển
năng lực tính toán cho học sinh có ưu thế và hiệu quả hơn hẳn nhóm đối
chứng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở phân tích các kết quả thu được trước và sau khi thực nghiệm
chúng tôi rút ra kết luận sau:
Việc thực nghiệm sư phạm chỉ nhằm minh họa cho tính khả thi và hiệu
quả của các biện pháp về phát triển năng lực tính toán.
Chúng tôi cho rằng nếu vận dụng hợp lý các biện pháp thì không những
giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc kiến thức mà còn phát triển năng lực tính
toán cho học sinh.
Kết quả thực nghiệm cho thấy các tiết dạy thực nghiệm không những
khai thác được vốn hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh mà còn phát huy tính
tích cực, gây hứng thú, lôi cuốn tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập,

khiến giờ học trở nên nhẹ nhàng , thoải mái và hiệu quả.

49


KẾT LUẬN
Khóa luận đã đạt được những kết quả chính sau đây:
- Khóa luận đã hệ thống một số vấn đề lý luận về dạy học các phép tính
với số tự nhiên.Làm rõ quan niệm về năng lực tính toán với một số biểu hiện
cơ bản của năng lực tính toán của HSTH và bước đầu phân chia mức độ phát
triển năng lực tính toán để làm căn cứ lí luận cho việc dạy học các phép tính
với số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát triển năng lực
tính toán.
- Phân tích khó khăn của giáo viên và học sinh trong dạy học bốn phép
tính với số tự nhiên theo hướng phát triển năng lực tính toán ở trường TH
hiện nay và chỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển năng lực tính
toán của HS trong dạy học các phép tính ở lớp 3.
- Khóa luận đã đề xuất 3 biện pháp góp phần thực hiện dạy học các
phép tính cho học sinh lớp 3 theo hướng phát triển năng lực tính toán, cụ thể:
Rèn luyện kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm nhằm nâng cao năng lực tính toán
cho học sinh lớp 3; Rèn luyện kĩ năng thực hiện tính viết để nâng cao năng
lực tính toán cho học sinh lớp 3; Tập luyện khả năng GQVĐ liên quan đến
tính toán trong học tập và đời sống cho học sinh lớp 3.
- Khóa luận đã đạt được mục tiêu đề ra.

50


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Tiểu học ban hành kèm theo

quyết định số 43/2001/ QĐ – BGDĐT, ngày 9 tháng 11 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn
Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học,
Nxb Giáo dục và Nxb Đại học Sư Phạm.
[3]. Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên) Toán 3, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[4]. Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên), Toán 3, Sách giáo viên, Nxb Giáo dục.
[5]. Bùi Văn Huệ (2006), Giáo trình tâm lý học Tiểu học, Nxb Đại học Sư
phạm.
[6]. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2013), Dạy học bốn phép tính với số tự nhiên
trong môn Toán Tiểu học – Chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng
mẹ đẻ, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 92.
[7]. Nguyễn Thị Kiều Oanh ( 2015), Phát triển năng lực tính toán cho học
sinh tiểu học, Tạp chí khoa học giáo dục, số 113.
[8]. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2013), Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh
tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 314, kì 2.
[9]. Nguyễn Thị Kim Phượng ( 2014), Dạy học các phép tính với số thập
phân theo hướng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 5, Luận văn
Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

51


PHỤ LỤC
BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Lớp 3: Thời gian làm bài 40 phút
Bài 1: Tính nhẩm:
3000 + 4000 =

8000 + 100 + 50 =


5540 – 40 =

11000 x 5 =

9000 : 3 =

4800 : 8 x 4=

3000 x 2 =

4000 : 5 : 2 =

Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 4083 + 3269

b) 547 + 137
6000 – 879

3608 x 4
c) 5759 x 4

d) 40068 : 7

2959 x 5

6004 : 5

Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 125 : 5 + 175 : 5

b) 8 x 5 x 25 x 4 x 125 x 2
c) 494 – 20 – 94
d) 178 + 157 + 22 + 43
Bài 4: Tìm x:
a) x + 168 = 342

c) 532 : x = 28

b) x ×20 + 16 × x = 972

d) x × 2 = 3998

Bài 5: Mua 5 quyển sách cùng loại phải trả 28 500 đồng. Hỏi mua 8 quyển
sách như thế phải trả bao nhiều tiền?

PL1


BÀI KIỂM TRA SỐ 2
Lớp 3: Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1: Tính nhẩm:
56 x 9 =

3000 + 2000 x 2 =

3000 x 2 : 3 =

12000 x 2 =

42000 – 2000 =


8000 – 3000 =

25000 + 3000 =

60000 : 2 =

Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 39178 + 25706

b) 86271 – 48928

4724 : 2
c) 371 x 6

6849 x 5
d) 56388 + 37294

79237 – 2778

25968 : 6

Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2
b) 9 + 9 x 3 + 18 : 2 x 6
c) 92 – 58 x ( 6 + 54 – 60)
d) 44 x 5 + 18 x 10 + 20 x 5
Bài 4: Tìm x:
a) 1990 + x = 2005
b) x : 2 = 436

c) 4557 – x = 378
d) x × 5 = 180
Bài 5: Một kho có 4720kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối, lần sau
chuyển đi 1700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiều ki-lô-gam muối?
( Giải bằng hai cách).

PL2



×