Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
DƯỚI DĨC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

PGS. TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi hồn thành khóa luận tốt
nghiệp. Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Phùng
Gia Thế, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện khóa
luận này. Cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã hỗ trợ tơi về
nguồn tư liệu để tơi có thể hồn thành khóa luận.
Khóa luận đã hồn thành song chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cơ giáo và các
bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện


Nguyễn Thị Hà


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh
thái” được thực hiện trực tiếp dưới sự hỗ trợ của PGS. TS. Phùng Gia Thế.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được
cơng bố.
Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5
7. Bố cục của khóa luận.................................................................................. 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ................................................................... 7
1.1. Tổng quan về phê bình sinh thái .............................................................. 7
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái ................................................................ 7

1.1.2. Phê bình sinh thái với văn học đương đại Việt Nam ............................. 8
1.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – sự hòa kết độc đáo giữa văn chương và
sinh thái ........................................................................................................ 11
1.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh văn hóa cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI............................................................................................... 11
1.2.2. Dấu ấn sinh thái – một đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp13
CHƯƠNG 2. SINH THÁI TỰ NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP ............................................................................. 17
2.1. Con người và thiên nhiên trong mối hòa kết .......................................... 17
2.1.1. Mĩ hóa thiên nhiên .............................................................................. 17
2.1.2. Lắng nghe, đồng cảm với thiên nhiên ................................................. 23
2.2. Con người và thiên nhiên trong mối xung đột ........................................ 27
2.2.1. Con người tận diệt tự nhiên ................................................................ 28


2.2.2. Phản ứng của thiên nhiên trước sự can thiệp của con người .............. 33
CHƯƠNG 3. SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP ............................................................................. 41
3.1. Sự chuyển biến trong quan hệ giữa người với người.............................. 41
3.1.1. Tình người trong cuộc sống thời đổi mới ............................................ 41
3.1.2. Vết rạn nhân tình giữa xốy lốc thị trường ......................................... 45
3.2. Quan hệ ứng xử của con người với những giá trị văn hóa ...................... 50
3.2.1. Quan hệ ứng xử với văn hóa truyền thống .......................................... 50
3.2.2. Quan hệ ứng xử với văn hóa hiện đại ................................................. 54
KẾT LUẬN ................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XXI là thế kỉ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con người

phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất nhưng đồng thời đây cũng là thế
kỉ sẽ nảy nở và phát triển các trào lưu sinh thái. Bởi lẽ, càng ngày con người
càng nhận ra cần phải duy trì sự hài hịa, ổn định, cân bằng hệ sinh thái thì sẽ
khiến cho nhân loại phát triển bền vững. Do vậy, phê bình sinh thái sẽ là một lí
thuyết đem lại cho thực tế nghiên cứu văn học những cách tân đáng kể, làm
thay đổi toàn bộ hệ tư tưởng đã tồn tại một cách cố hữu trong tư tưởng nhân
loại: “con người là trung tâm” để thay thế vào đó cách tiếp cận mới: “sinh thái
là trung tâm”. Phê bình sinh thái xuất hiện ở các nước Âu Mĩ nhưng các học
giả đang tìm đến phương Đơng, nơi có truyền thống gắn bó hài hịa với tự nhiên
nhưng hiện tại là khu vực có nhiều nguy cơ sinh thái.
1.2. Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá muộn trên văn đàn với nhiều mảng
sáng tác như kịch bản văn học, phê bình văn học, tiểu thuyết và đặc biệt thành
cơng ở truyện ngắn. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gây ra nhiều cuộc tranh
luận sôi nổi với các ý kiến đa chiều nhưng dù là phê bình hay khen ngợi thì giới
phê bình, nghiên cứu đều phải thừa nhận rằng Nguyễn Huy Thiệp là một tài
năng độc đáo. Trong lời giới thiệu cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp Phạm
Xuân Nguyên đã đánh giá Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng “hai lần lạ”. Bằng
tài năng của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã đóng góp rất nhiều khía cạnh mới cho
truyện ngắn từ cách chọn đề tài, cách dựng truyện, cách xây dựng nhân vật, lối
hành văn… song đặc điểm cơ bản trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là
ông thường đề cập đến các vấn đề về sinh thái, về mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên. Không giống như ở những tác phẩm trong văn học trung đại hay
hiện đại, thường chỉ khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, Nguyễn Huy Thiệp đem
đến một góc nhìn khá mới mẻ và độc đáo đó là cách ứng xử của con người với
thế giới tự nhiên.

1


Ngày nay, trước nhu cầu cấp thiết của nhân loại về cải thiện môi trường

sinh thái, khát vọng về mối giao hòa vĩnh cửu giữa con người và thiên nhiên
được phản ánh trong văn học càng thể hiện rõ rệt ý nghĩa thực tiễn và tính thời
sự của nó. Ở Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn đề cập
đến vấn đề sinh thái trong văn học sớm nhất và có thể nói là tiêu biểu và rất hấp
dẫn. Vì lí do trên chúng tơi chọn việc nghiên cứu “Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học
của mình. Bằng việc khảo sát cụ thể, chi tiết các tác phẩm chúng tơi hi vọng có
thêm những phát hiện về những nét độc đáo, sáng tạo mới mẻ của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp trên cơ sở lí thuyết phê bình sinh thái.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các cơng trình về phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học
Ở Việt Nam, khuynh hướng nghiên cứu văn chương từ lí thuyết phê bình
sinh thái hiện nay vẫn còn mới mẻ và hạn chế. Mặc dù số lượng tác phẩm văn
học sinh thái của nước ta còn rất ít nhưng vấn đề sinh thái với mn hình vạn
trạng vẫn luôn nhức nhối và được thể hiện đậm nhạt qua từng giai đoạn. Năm
2012, trong một bài nói chuyện ở Viện Văn học, nhà nghiên cứu người Mỹ
Karen Thornber đã giới thiệu về trường phái phê bình sinh thái nhưng cho đến
nay có rất ít bài viết, cơng trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Hiện nay mới
chỉ xuất hiện một vài cơng trình về sinh thái học nhưng chủ yếu gắn liền với
khoa học tự nhiên, bộ mơn sinh học và nhân học văn hóa. Một số bài viết và
cơng trình của các học giả nước ngoài đã bước đầu được dịch và giới thiệu như:
“Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học” của Karen Thornber, “Sinh
thái học nhân văn” của Georges Oliver. Về phê bình sinh thái văn học mới chỉ
có những nốt dạo đầu là các cơng trình của Trần Đình Sử, Trịnh Bích Liên, Đỗ
Văn Hiểu… Nhìn chung, sau mấy thập kỉ xuất hiện, phê bình sinh thái vẫn đang

2


trong tiến trình vận động, nó chưa hề bị giới hạn, đóng khung trong phạm vi

hay phương pháp nào cả.
2.2. Các bài viết liên quan đến sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải chỉ có một vài cơng trình
mà ơng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp thực sự gây được tiếng vang
mạnh mẽ, đánh dấu sự tìm tịi, đổi mới khơng ngừng của nhà văn trong tiến
trình văn học đương đại. Có tới 54 bài báo dài ngắn khác nhau bàn về Nguyễn
Huy Thiệp được tập hợp trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Thật hiếm trong văn chương Việt Nam xưa nay,
tơi dám chắc là chưa có một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận,
càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện
đăng rồi thì người ta tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn
tán, chốn phòng văn cũng như chốn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện… văn
đàn thời đổi mới đã khởi sắc, đã náo động càng thêm náo động bởi những cuộc
tranh luận, cả tranh cãi quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp”. Có rất nhiều ý
kiến đánh giá về tác giả, tác phẩm, về nghệ thuật, thi pháp… Về các bài viết
bàn luận đến vấn đề sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể kể
đến: “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ điểm nhìn phê bình
sinh thái” của Đặng Thái Hà; “Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp
từ lí thuyết phê bình sinh thái” của Vũ Minh Đức”.
Các đề tài tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ của các trường
đại học cũng dành nhiều sự quan tâm đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như:
- “Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Trần Thị
Ngọc Hà (Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư pham Hà Nội, 2014).
- “Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Hoàng Kim Oanh
(Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh).

3



- “Thủ pháp nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Hồ Anh Thái” của Nguyễn Thị Trang (Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà
Nẵng, 2014).
- “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ góc
độ chức năng nhân vật” của Trần Thị Diễm Hằng (Luận văn tốt nghiệp, Trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2007).
- “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”
của Phan Thanh Bình (Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, 2007)…
Khảo sát các công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp, có thể nhận
thấy, mặc dầu đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tác phẩm của ơng song
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với môi
trường trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách tập trung. Trong khuôn
khổ những bài viết ngắn, một số tác giả đã đề cập đến vấn đề phân tích truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn này nhưng trên thực tế, do hạn chế về
dung lượng nên ứng dụng phân tích chưa sâu.
Dựa trên những ý kiến bàn luận và các kết quả nghiên cứu đã có về truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tơi nhận thấy cịn một khoảng trống cần lấp đầy
để có thể có cái nhìn tồn diện hơn về truyện ngắn của ơng. Chính vì vậy chúng
tơi chọn vấn đề nghiên cứu “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn
phê bình sinh thái” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp để nhận thấy cảm quan sinh thái được thể hiện trong tác phẩm; Chỉ ra vai
trò của vấn đề sinh thái trong văn học đối với xã hội hiện nay.

4



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lí luận, thực tế, một số khái niệm liên quan.
- Khảo sát và nghiên cứu các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp viết về
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận hướng trọng tâm tìm hiểu dấu ấn của sinh thái và giá trị xã hội
- thẩm mĩ của nó trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh thái là vấn đề rộng. Ở đề tài này chúng tôi chỉ quan tâm đến hai
phương diện chính là biểu hiện của sinh thái mơi trường và sinh thái nhân văn
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Chúng tôi tập trung khảo sát một số truyện ngắn được in trong tập:
Nguyễn Huy Thiệp tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn hóa Sài Gịn, 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này người viết đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp liên ngành: văn học- sinh thái học.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận này tập trung tìm hiểu “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới
góc nhìn phê bình sinh thái” nhằm mục đích bước đầu chỉ ra sự hòa kết độc đáo
giữa văn chương và sinh thái trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Kết quả
nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần hồn chỉnh bức tranh toàn cảnh về truyện

5



ngắn Nguyễn Huy Thiệp, qua đó nhằm chỉ ra những đóng góp đặc biệt của
Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam đương đại.
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm ba phần chính, ngồi phần mở đầu và kết luận, phần nội
dung được chia làm ba chương dựa trên nội dung nghiên cứu:
Chương 1. Tổng quan về phê bình sinh thái và truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp.
Chương 2. Sinh thái tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 3. Sinh thái nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI
VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
1.1. Tổng quan về phê bình sinh thái
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái
Phê bình sinh thái (ecocritisim) còn được gọi bởi những cái tên khác như
“phê bình (văn hóa) xanh” (green (cultural) studies), “thi pháp sinh thái”
(ecopotics) hay “phê bình văn học mơi trường” (environmental literary
criticism). Tên gọi phê bình sinh thái do Wiliam Rueckert sử dụng vào năm
1978 trong khảo luận “Văn học và sinh thái học: một thử nghiệm mới trong phê
bình sinh thái” (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocritism). Mục
đích của ông là ứng dụng sinh thái học và các thuật ngữ sinh thái học vào nghiên
cứu văn học.
Theo bản dịch của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt trong bài báo “Nghiên
cứu văn học thời đại khủng hoảng môi trường” đăng trên trang web
Tapchisonghuong.com.vn, khái niệm phê bình sinh thái được nói như sau:
“Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn

học và môi trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngơn
ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Macxit mang lại ý thức của phương
thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang
đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm để nghiên cứu văn học. Phê bình
sinh thái và các nhà lí thuyết đã đặt ra nhiều vấn đề: tự nhiên được hình dung
như thế nào trong các bài thơ trữ tình? Vai trị của bối cảnh tự nhiên trong cốt
truyện của tiểu thuyết? Các giá trị thể hiện trong kịch có nhất qn với trí tuệ
sinh thái? Làm thế nào chúng ta có thể mơ tả cách viết về tự nhiên như một thể
loại? Ngoài chủng tộc, giới tính nên đặt điểm nào trở thành danh mục phê bình
mới? Nhà văn nam viết về tự nhiên khác nhà văn nữ như thế nào? Cách đọc
7


nào chịu ảnh hưởng của mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên? Ý
niệm về sự hoang dã sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới? Những cách
nào và những tác động gì mà khủng hoảng môi trường thấm vào văn học đương
thời và văn hóa đại chúng? Quan niệm về tận diệt tự nhiên nào đã thấm nhuần
trong các báo cáo của chính phủ Mĩ, những quảng cáo của các doanh nghiệp,
các tài liệu tự nhiên của truyền hình và những gì ảnh hưởng một cách rộng rãi?
Những hướng đi nào khoa học sinh thái học hướng đến trong nghiên cứu văn
học? Khoa học mở ra như thế nào trong việc phân tích văn học? Sự trao đổi lẫn
nhau giữa những khái niệm không giống nhau có thể có giữa nghiên cứu văn
học và diễn ngôn môi trường trong mối quan hệ liên ngành như lịch sử, triết
học, tâm lí, lịch sử nghệ thuật, đạo đức?” [20]
Phê bình sinh thái là một khuynh hướng phê bình văn học mới mẻ và hấp
dẫn, sự ra đời của phê bình sinh thái so với các ngành khoa học xã hội nhân văn
khác được ghi nhận là một phản ứng khá muộn màng của nghiên cứu văn học.
Nghĩa là không phải ngay từ đầu các nhà phê bình đã đánh giá đúng mức mối
quan hệ tất yếu giữa văn học với mơi trường vật chất. Lí thuyết văn học nói
chung hướng đến xem xét những mối quan hệ giữa nhà văn - văn bản và thế

giới, trong đó “thế giới” thường được đồng nhất hóa với “xã hội” hay “mơi
trường xã hội”. Tư duy phê bình sinh thái chỉ thực sự nảy sinh khi khái niệm
“thế giới” được mở rộng, trở thành ý niệm về toàn bộ sinh quyển. Chỉ đến lúc
ấy người ta mới chính thức thừa nhận rằng: văn học khơng phải cái gì trơi nổi
bên trên thế giới vật chất chúng ta đang sống như là một ý niệm mĩ học thuần
túy, ngược lại, văn học giữ một vai trị và vị trí riêng của nó trong hệ thống tồn
cầu phức tạp mà trong đó, năng lượng, vật chất và tư tưởng khơng ngừng có sự
tương tác lẫn nhau.
1.1.2. Phê bình sinh thái với văn học đương đại Việt Nam
Sinh thái văn học, hay nói cách khác là mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên trong văn học nghệ thuật cho thấy đã từ lâu nhân loại luôn kiêu hãnh

8


khi cho rằng con người là trung tâm của thế giới, con người là tinh hoa của
mn lồi và việc chinh phục tự nhiên được coi là một trong những mục đích
vĩ đại nhằm khẳng định sức mạnh và địa vị của mình trong vũ trụ. Nếu như ơng
cha ta đã sáng tạo nên những tác phẩm văn chương mang tầm văn hóa lớn khi
phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên một cách thành cơng
thì ắt hẳn khi đó con người và tự nhiên thực sự hòa hợp. Ngày nay, con người
vẫn tiếp tục khẳng định mình trong cơng cuộc chinh phục tự nhiên bằng sức
mạnh của khoa học kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên, sự hào phóng của tự nhiên đã
khơng cịn đủ của cải để đáp ứng nhu cầu ngày một nhiều của con người, nó
oằn mình trước sự khai thác ồ ạt và đau đớn khi không được bù đắp những tổn
thất mà con người gây ra. Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho xã hội hiện đại: tại
sao khi xã hội con người ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật càng tiến bộ,
nhận thức của con người về thế giới tự nhiên càng tường tận thì con người lại
càng ứng xử thiếu tôn trọng tự nhiên?. Những suy thối nghiêm trọng của mơi
trường sinh thái đã tác động không nhỏ đến cuộc sống của con người, điều này

cũng đánh thức ý thức của nhân loại và đó là vấn đề mà văn học hiện đại cần
chung tay với xã hội giải đáp bài tốn văn hóa này.
Từ năm 1992, hiệp hội nghiên cứu Văn chương và Môi trường được
thành lập. Văn học tham gia vào việc bảo vệ sức khỏe mơi trường và cũng là
bảo vệ chính con người và những giá trị thuộc về con người. Chủ nghĩa nhân
văn mới khơng cịn xem con người là “thước đo của mọi vật”, thậm chí là “chúa
tể của mn loài” mà là một thành phần cộng sinh của thiên nhiên nên phải biết
coi trọng từng đơn vị sinh thái.
Văn học hiện đại khơng hề thiếu những tác phẩm nói về mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên. Vẫn dạt dào những áng thơ viết về những vẻ đẹp
của tự nhiên, vẫn đầy ắp những trang viết trong các tác phẩm tự sự nói về tự
nhiên và con người (dù hòa hợp hay đối nghịch). Chưa thực sự làm nên một
trào lưu “xanh hóa” trong văn học, nhưng khơng thể phủ nhận được rằng văn
9


học Việt Nam sau Đổi mới đã có được một độ nhạy bén nhất định, cũng như
có được một số điểm nhấn đáng chú ý trong phản ứng trước những thực trạng
mơi trường - xã hội nói trên. Một trong số các hiện tượng sớm nhất của văn học
đương đại là Nguyễn Minh Châu - “người mở đường” cho công cuộc đổi mới
văn học. Vấn đề sinh thái - đô thị xuất hiện trên những trang văn của ông ngay
từ những năm 80 - 90 của thế kỉ trước với những truyện ngắn như: Sống mãi
với cây xanh (1983), Khách ở quê ra (1984)… Ngoài ra, phải kể đến thơ Mai
Văn Phấn, các tác phẩm của Cao Duy Sơn (Ngôi nhà xưa bên suối), Đỗ Bích
Thủy (Bóng của cây sồi), Nguyễn Ngọc Tư (Nước như nước mắt), Nguyễn
Khắc Phê (Thập giá giữa rừng sâu), Sương Nguyệt Minh (Chuyến đi săn cuối
cùng)…và nhiều tác giả, tác phẩm khác của văn học hiện đại đã khai thác có
hiệu quả các đề tài tự nhiên, nhưng khơng phải chỉ để thể hiện tình yêu với thiên
nhiên mà còn thể hiện một niềm khắc khoải với những nguy cơ sinh thái, bày
tỏ nỗi đau đớn vì những vẻ đẹp tự nhiên ngày một biến mất nhằm thức tỉnh tinh

thần sinh thái trong ý thức xã hội. Không quá sắc nét, nhưng trong văn học
đương đại Việt Nam đô thị dần dần đã trở thành một không gian sinh tồn ám
ảnh. Người ta vừa sống trong nó, vừa nỗ lực tìm đường đến với nó, lại vừa chối
bỏ nó. Những thành phố (đang phát triển theo hướng hiện đại) không chỉ là
trung tâm của sức quyến rũ mới về kinh tế - chính trị, mà còn là nơi làm nảy
sinh những chấn thương mới, những nỗi lo âu và sự khủng hoảng mới về nhân
tính. Với một cảm quan sinh thái nhất định, nhiều tác phẩm về đề tài đô thị đã
bước đầu nhận ra bên dưới mọi bất an tâm lí - xã hội này là một sự bất ổn
nghiêm trọng hơn trong quan hệ giữa con người với môi trường sống xung
quanh.
Nguyễn Huy Thiệp không phải người duy nhất viết về vấn đề sinh thái
mà có rất nhiều nhà văn khác cũng nói nhưng ơng nói sớm, nói trúng, nói hay,
nói sâu và độc đáo. Trong mảng văn xuôi miền núi, khi viết về mối quan hệ

10


giữa tự nhiên và con người Nguyễn Huy Thiệp có cái nhìn của một người miền
xi có một qng thời gian gắn bó với rừng, cái nhìn ấy khách quan và quyết
liệt trước thực trạng rừng đang chảy máu. Đó chính là điểm khác biệt với các
nhà văn khác và cũng là giá trị đáng trân trọng của các tác phẩm viết về rừng
của nhà văn tài năng này.
1.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – sự hòa kết độc đáo giữa văn chương
và sinh thái
1.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh văn hóa cuối thế kỉ
XX - đầu thế kỉ XXI
Sau 1975 và kéo dài cho đến gần chục năm, tức những năm tiếp liền sau
khi kết thúc chiến tranh, văn học Việt Nam rơi vào tình trạng mất dần độc giả.
Người ta viết nhiều hơn, các nhà văn có nhiều thuận lợi hơn so với thời chiến
tranh: thời giờ nhiều hơn, khơng cịn khơng khí ác liệt căng thẳng, vốn tích lũy

trong cuộc chiến tranh dài rất phong phú lại được mở mang giao lưu trong
ngoài… Sách in ra nhiều nhưng lại ế hẳn đi. Người đọc quay lưng lại với văn
học trong nước, người ta chỉ cịn đọc sách nước ngồi và đọc văn học cổ. Tình
hình đó kéo dài cho đến giữa những năm 80. Lúc bấy giờ báo Văn nghệ - tờ
báo chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam chuyên đăng các sáng tác mới của
các nhà văn trong nước ế đến mức bị thua lỗ nặng, khơng cịn tiền mua giấy và
trả cho nhà in. Chỉ đến khi báo Văn nghệ đăng truyện ngắn Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp thì tờ báo này “cháy” trên tất cả thị trường báo trong cả
nước. Tướng về hưu, bằng một lối viết lạnh lùng, sắc sảo, phơi bày một hiện
tượng chưa từng thấy trong văn học trước đó, đó là sự hoang mang, bất lực của
một người anh hùng trong chiến tranh trước thực trạng hỗn loạn của xã hội sau
chiến tranh. Tác phẩm này đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi trong cả
nước. Song dù có ý kiến khác nhau về Tướng về hưu và về Nguyễn Huy Thiệp
như thế nào thì cũng phải khẳng định rằng văn học Việt Nam những năm cuối

11


của thế kỉ XX đã ghi nhận một hiện tượng “hai lần lạ” trên văn đàn với những
tác phẩm đầu tay của tác giả này đã gây xôn xao dư luận. Điều này không chỉ
xảy ra với Tướng về hưu mà còn đúng với nhiều tác phẩm xuất sắc khác của
Nguyễn Huy Thiệp như: Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Kiếm
sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết…
Trong khi văn học đổi mới đang hăng hái làm công việc phơi bày, tố cáo
những hiện thực xã hội phức tạp thì Nguyễn Huy Thiệp khơng lao vào vịng
chảy chung đó. Ơng đi theo một con đường khác: rất sớm, từ nhiều góc độ khác
nhau, đa dạng đến mức nhiều khi khiến người ta kinh ngạc, khi trực tiếp, khi
qua nhiều khúc xạ phong phú, khi quyết liệt dữ dằn, khi đằm thắm đầy chất thơ,
ông cố lần ngược lên đến ngọn nguồn của những hiện tượng xã hội ấy, gợi ra
những nguyên căn tiềm ẩn lâu dài. Và như vậy ông đã khởi xướng ra trong văn

học Việt Nam hiện đại cái có thể gọi là dịng văn học tự vấn. Từ đó, mơt luồng
sinh khí mới, lành mạnh được thổi vào văn học, vào xã hội. Cũng có thể nói
cách khác: bằng nhạy cảm nghệ sĩ nhanh nhạy của mình, Nguyễn Huy Thiệp
đã “lắng nghe” được địi hỏi sâu kín mà ngày càng bức xúc tự soi tìm lại mình
của xã hội và văn học của ông là văn học thể hiện địi hỏi đó, cố gắng tìm câu
trả lời, ông đưa văn học hiện đại Việt Nam đến một bước chuyển rất quan trọng.
Một nền văn học có ý thức mạnh mẽ làm chức năng là tấm gương tự soi mình
của dân tộc và của con người.
Bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 80, Nguyễn Huy Thiệp đã bước
chân vào làng văn nhưng phải đến tháng 01 năm 1987 khi báo Văn nghệ đăng
chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát thì tên tuổi của nhà văn mới được chú ý
đến.
Năm 1988 Nguyễn Huy Thiệp cho trình làng một loạt truyện ngắn khiến
cho lí luận phê bình văn học nước nhà khởi sắc mạnh mẽ như Vàng lửa, Phẩm
tiết, Kiếm sắc, ngồi ra cịn có Giọt máu, Những bài học nông thôn, Những
người thợ xẻ.
12


Những độc đáo trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mặc dù có
những ý kiến khen chê khác nhau nhưng tất cả đều giống như một khối thuốc
nổ và có lực hấp dẫn khó cưỡng đối với độc giả.
1.2.2. Dấu ấn sinh thái – một đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nói đến sinh thái cần hiểu hai mặt của nó, một là sinh thái xã hội, hai là
sinh thái tự nhiên. Sinh thái xã hội nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con người
với con người trong xã hội, sinh thái tự nhiên là mối quan hệ giữa con người
với môi trường tự nhiên. Nguyễn Huy Thiệp không phải người đầu tiên đề cập
đến mối quan hệ ấy nhưng điều đáng ghi nhận ở tác giả là cách nói của ơng thể
hiện một cảm quan sinh thái mới mẻ, vừa nhẹ nhàng lại vừa sâu sắc, có khi lại
quyết liệt với những cái kết khiến người đọc phải giật mình nhìn nhận lại vấn

đề được tác giả nói đến trong tác phẩm. Những câu chuyện Nguyễn Huy Thiệp
kể lại tuy dung lượng khơng dài nhưng lại có sức hút kì lạ, có khả năng tác
động mạnh mẽ đến ý thức con người trước vấn đề sinh thái đang là một trong
những điểm nóng của tồn cầu. Con người đã can thiệp thô bạo vào giới tự
nhiên, làm biến đổi thuộc tính vốn có của nó, chà đạp lên những vẻ đẹp của tự
nhiên, tận diệt tự nhiên, tước đoạt cả quyền được sống trong môi trường hoang
dã của những con thú rừng…Những việc làm ấy của con người ở những chừng
mực nhất định đều đã nhận được sự đáp trả thích đáng của tự nhiên.
Nguyễn Huy Thiệp – người tạo nên “khúc ngoặt” cho văn xuôi Việt Nam
sau năm 1975, Nguyễn Huy Thiệp đã đưa ra những triết lí sinh thái thực sự có
chiều sâu. Nếu như thời kì đầu, nhà văn tập trung vào các chủ đề trực diện của
việc tự nhiên trả thù (Sói trả thù, Con thú lớn nhất…). Về sau, ông “lắng nghe”
được địi hỏi sâu kín mà ngày càng bức xúc của những bất ổn nông thôn trước
sự xâm lấn của đô thị (Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn…).
Trong truyện của ông xuất hiện nhiều nhân vật phản ứng với “văn minh”: Bạc
Kì Sinh (Chuyện tình kể trong đêm mưa) khơng thích việc người Kinh lên Tây

13


Bắc “khai hóa văn minh”, “thắp lên ánh sáng văn hóa”; thầy giáo Triệu (Những
bài học ở nơng thơn) than thở về việc “chúng ta đè gí nơng thơn bởi thượng tầng
kiến trúc với toàn bộ giấy tờ và toàn bộ khái niệm về nền văn minh”; Doanh
(Những người muôn năm cũ) phỉ báng “kết quả của việc tiếp thu văn minh đô
thị… Học vấn và tiện nghi sẽ làm móng vuốt của nó sắc nhọn ra”…Từ đó,
Nguyễn Huy Thiệp “cố gắng tìm câu trả lời” làm thế nào để sống yên ổn và hạnh
phúc. Câu trả lời của nhà văn gần với ý vị của Thiền và đậm triết lí Lão – Trang:
“Hãy để tự nhiên điểu chỉnh” (Sống dễ lắm). Do vậy, tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp ngợi ca những con người mà số phận của họ gắn với nông thôn như thầy
giáo Triệu, bỏ gốc gác thành phố về làm thầy giáo làng với niềm tự hào “Mẹ tơi

là nơng dân, cịn tơi sinh ra ở nơng thơn”, là Năng, Nhâm, Minh, Mị… Những
nhân vật đó của ông thường là những thanh niên lớn, chớm tuổi dậy thì, điều đó
như là một niềm hi vọng khấp khởi và đầy âu lo của ông về tương lai nông thôn?
Nhưng Nguyễn Huy Thiệp không hề ảo tưởng, ông trĩu nặng bất an và lo âu.
Điều đó thể hiện ở cách kết thúc truyện, là cái chết (Những bài học ở nông thôn,
Thương nhớ đồng quê…), tha phương (Những người mn năm cũ, Chuyện tình
kể trong đêm mưa…), nỗi đớn đau (Chăn trâu cắt cỏ…) và niềm cô độc (Sống
dễ lắm)… Nguyễn Huy Thiệp tạo ra một dòng “văn học tự vấn” mà có lẽ bất cứ
nhà văn nào ưu tư với cuộc đời này đều mong muốn đi tìm câu giải đáp cho cái
bất an, những vẻ đẹp tự nhiên đang dần mai một, về những chất chồng bất ổn
của đơ thị hóa…
Qua những truyện ngắn viết bằng cảm quan sinh thái nhạy bén, tinh
tường của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã đặt ra những vấn đề lớn, một trong
những vấn đề nóng của văn học đương đại nói riêng và thời sự nhân loại nói
chung. Tư tưởng, cảm quan sinh thái của Nguyễn Huy Thiệp được bộc lộ rất
sâu sắc và thấm thía. Ơng phản đối tư tưởng cao ngạo, mù quáng khi nhìn
nhận quan hệ giữa con người và tự nhiên, coi con người là linh hồn của vạn

14


vật và từ đó tùy ý bóc lột tự nhiên, coi việc chiếm đoạt, chà đạp tự nhiên là
phương thức khuếch trương bản thân. Bằng việc xây dựng những hình tượng
nghệ thuật, những chi tiết, tình huống truyện độc đáo, truyện ngắn của ông
đã rung lên một hồi chuông cảnh báo đối với con người, với văn hóa ứng xử
với tự nhiên của con người: Hành vi của con người cần được điều chỉnh khi
tác động vào tự nhiên, sao cho hành vi ấy không vượt quá sức chịu đựng của
tự nhiên.
Văn học với tư cách là bộ phận nhạy cảm, tinh tường, có khả năng tiên
cảm, dự báo đối với con người. Những tác phẩm viết về mối quan hệ giữa con

người và thiên nhiên của Nguyễn Huy Thiệp đã làm trịn sứ mệnh của mình:
vừa cảnh báo vừa dự báo. Con người tiến bộ đáng lẽ phải tôn trọng tự nhiên
nhưng họ lại đang can thiệp quá thô bạo vào tự nhiên. Chính tự nhiên đã dạy
cho con người bài học làm người. Con người cần sống hòa hợp chứ không phải
là tước đoạt, là chà đạp, là tận diệt tự nhiên – đó là thơng điệp mà Nguyễn Huy
Thiệp muốn gửi đến độc giả của hôm nay và mai sau qua các truyện ngắn của
ơng.
Tóm lại, với những khái niệm công cụ đã đưa ra, chúng tôi sử dụng làm
điểm tựa để khám phá các tầng nghĩa bên trong mỗi chi tiết nghệ thuật của
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đồng thời cũng nhờ đó để làm sáng tỏ thêm
quan điểm của mình khi đưa ra các kết quả nghiên cứu trong phạm vi khóa luận.
Có thể nói văn học Việt Nam từ dân gian đến trung đại đều đã đề cập đến
mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Trong chừng mực nhất định của sự
nhận thức cũng như quan niệm đương thời, mối quan hệ đó được xây dựng và
tồn tại trong sự hịa hợp và được điều hịa theo hướng tích cực. Điều đó tuy
không cạn kiệt trong văn học hiện đại nhưng xã hội hiện đại đang đòi hỏi văn
học phản ánh chân thực sự mâu thuẫn và xung đột đang nảy sinh trong mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đồng thời góp phần tích cực vào việc

15


điều hịa mối quan hệ đó, góp phần tạo dựng một môi trường sinh thái ổn định
và bền vững.

16


CHƯƠNG 2. SINH THÁI TỰ NHIÊN
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

2.1. Con người và thiên nhiên trong mối hòa kết
Marx khẳng định: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người. Đời
sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền khăng khít với tự nhiên vì con
người là bộ phận của tự nhiên, là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển
của giới tự nhiên, con người tuân theo các quy luật của tự nhiên và hịa vào tự
nhiên [9]. Như vậy có thể thấy giữa con người với tự nhiên có mối quan hệ hai
chiều. Vấn đề này không phải bây giờ mới được các nhà văn nói đến mà từ lâu
đã xuất hiện trong văn học dân gian cũng như văn học trung đại. Tuy nhiên, với
mỗi thời đại, cách phản ánh và nội dung phản ánh của vấn đề này có sự khác
biệt rõ rệt.
Dưới cảm quan nhạy bén và tinh tế, Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn nhận
một cách mới mẻ và thẳng thắn mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hiện
nay. Ơng đã dùng ngịi bút sắc sảo của mình thơng qua những hình tượng nghệ
thuật để chuyển những vấn đề ấy vào tác phẩm một cách khéo léo và hiệu quả.
2.1.1. Mĩ hóa thiên nhiên
Tiếp nguồn cảm hứng mn thủa của văn học tự cổ chí kim, Nguyễn Huy
Thiệp cũng dành những trang viết của mình cho thiên nhiên với tình cảm tha
thiết, tình yêu thiên nhiên tươi đẹp và rung động trước những vẻ đẹp của thế
giới tự nhiên. Khám phá ra vẻ đẹp tự nhiên, chỉ cho nhân loại thấy cái đẹp
huyền diệu của tạo hóa cũng là cách mà nhà phê bình sinh thái muốn hướng
tới. Ơng viết trong những truyện ngắn của mình những câu chuyện khác nhau
nhưng trong đó ln có những đoạn dành để ơng thả vào cái say đắm của mình
trước thiên nhiên. Tình u cuộc sống khơng chỉ u con người mà cịn là tình
u dành cho vạn vật trong thế giới tự nhiên.

17


Chảy đi sông ơi không phải là một thiên truyện ngắn chỉ dành để nói về
con sơng mà ẩn sau đó một ý nghĩa khác. Dưới cái nhìn tinh tế của Nguyễn Huy

Thiệp, dịng sơng hiện lên trong một khơng gian tươi sáng. Quang cảnh thiên
nhiên nơi bến Cốc đẹp và tràn trề nhựa sống, một bến đò mơ màng và cơ liêu
hiện diện trong tâm trí của người con bến Cốc: “Đoạn sơng chảy qua bến Cốc
lia một vịng cung đẩy những doi cát bên bồi về mãi phía Tây. Bến đị ở ngay
gốc gạo đơn độc đầu xóm. Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa
như chờ đợi, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến
lạ lùng. Nước lờ lững trơi, giữa tim dịng sơng rạch một mũi sóng dập dồn, ở
đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như mũi giáo. Mùa đơng có cả những con
sáo lơng đen chân vàng đậu trên sợi thép níu đị căng từ gốc gạo sang phía bên
kia sơng. Chúng nghiêng nghiêng đầu xuống dịng nước chảy thao thiết líu ra
líu ríu” [36; tr.7]. Vẻ đẹp của dịng sơng mang nét bình dị và yên bình đến dịu
dàng, tha thiết tựa hồ như một bản nhạc du dương làm say đắm lòng người. Đó
là một bức tranh thiên nhiên mộc mạc nhưng đẹp mê hồn bởi chính sự tự nhiên
thuần phác và hiền hậu vốn có của nó. Nó giống như một người bạn tâm giao,
tri kỉ của “tơi” bởi “ngồi giờ đi học, thỉnh thoảng tơi vẫn lang thang xuống bến
đị chơi”. Nguyễn Huy Thiệp đã đặt nhân vật của mình trước thiên nhiên, trước
vẻ bình n của dịng sơng để họ nhận ra chính mình, tìm lại khoảng lắng đọng
nhẹ nhàng cho tâm hồn mình, tìm lại chính con người thật của mình, bảo tồn
phần nhân tính thuần phác của bản thân họ trước những xô bồ ồn ã, trước những
toan tính bon chen cuồn cuộn của dịng sơng cuộc đời đang xối xả như nước
mùa lũ, đục ngầu và dữ dội.
Cũng miêu tả về sơng nhưng khác với dịng Cốc, có một con sơng q
khác lại thẹn thùng, e ấp như người thôn nữ vào mỗi buổi tinh sương thức dậy.
Con sơng có linh hồn, tâm trạng cứ sống mãi trong miền kí ức thiêng liêng của
nhà văn: “Sương mù giăng giăng trên mặt sông. Khi ánh nắng lên, sương tan

18


ra, sương tan ra rồi bay lên như khói như mây. Mặt sông lộ rõ, ngái ngủ và thẹn

thùng” (Con gái thuỷ thần). Phải là một người gắn bó với những con sơng, phải
hiểu về sơng mỗi mùa lắm thì nhà văn mới viết được những lời hay đến vậy về
sơng. Cùng viết về dịng sơng nhưng khơng dịng sơng nào giống dịng sơng
nào, chúng đẹp và có nét riêng biệt khơng thể lẫn vào nhau. Sự giao cảm giữa
lịng người và dịng sơng sao mà tha thiết đến thế. Dường như trong truyện ngắn
này, sơng cịn mang vẻ đẹp trong thế giới cổ tích bởi màn sương mù giăng trên
sơng. Nguyễn Huy Thiệp dành tình cảm nhiều cho thiên nhiên nhưng ông
không vẽ lên một bức họa mĩ miều, sặc sỡ mà đưa những nét chì mềm mại để
các đối tượng ấy hiện lên thật mộc mạc nhưng có khả năng khắc chạm vào ánh
mắt và tâm trí người xem.
Khi viết về rừng, tác giả phóng bút bởi ơng có thời gian dài hơn chục
năm sống và làm việc ở Tây Bắc nên ông hiểu về rừng lắm. Chẳng thế mà rất
nhiều truyện ngắn ông viết về con người và thiên nhiên nơi núi rừng. Trong
truyện ngắn Mưa Nhã Nam ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên huyền bí của
rừng đêm: “Đêm trong rừng mênh mơng và hư ảo lắm. Tiếng côn trùng rỉ rắc.
Mùi hương rừng nồng nàn”. Ơng u rừng, say rừng và huy động tồn bộ các
giác quan để cảm nhận hết cái tuyệt diệu của rừng nên đã thấy cái nồng nàn của
hương rừng. Cái nhìn của tác giả đối với thiên nhiên ln say sưa, trân trọng
những biểu hiện dù là bé nhỏ của tự nhiên.
Và đây là vẻ huyền ảo bảng lảng khơng khí cổ tích của một khơng gian
sống động, gợi cảm dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của tác giả: “Bản Hua Tát ở
trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng
có hồ nước nhỏ, nước gần như khơng bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến,
hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt” (Những ngọn gió Hua Tát)… Vẻ đẹp khỏe
khoắn mà tấm áo rực rỡ của thiên nhiên mang lại làm say đắm lịng người. Đó
là một khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thi vị, ngập màu sắc, thật thơ mộng.

19



Vẻ đẹp của thiên nhiên dưới con mắt của Nguyễn Huy Thiệp cịn là cái bình dị
mộc mạc của làng quê thanh bình trải dài những cánh đồng, thửa ruộng. Khi là
một cánh đồng lúa đang thì con gái: “Lúa lên địng nên có mùi thơm ngào ngạt.
Trời nắng, thứ nắng đầu mùa hạ, không khô mà dịu” (Chăn trâu cắt cỏ), khi là
cảnh trí sau vụ gặt của nhà nơng: “Phía chân trời, mây cuồn cuộn rực hồng một
màu lửa. Mặt ruộng nứt nẻ. Cả cánh đồng hực lên mùi hương đất nồng nàn”
(Những bài học nơng thơn). Đó có thể là cảnh vật về đêm nơi thơn dã trông như
một bức tranh thủy mặc dưới ánh trăng: “Ánh trăng soi rõ mồn một, trơng thấy
cả những rễ mía trông hơi giống đầu rễ si đâm tua tủa ở các đốt cây. Rặng mía
hắt bóng thẫm đen chạy dài trên mặt cát đã bị gió làm cho khơ se đi nên rất
mịn. Thỉnh thoảng gió đùa rào rào trong các bãi mía nghe lạnh cả người” (Con
gái thủy thần).
Khơng trùng lặp với bất cứ tác giả nào, Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn cho
mình hướng đi riêng, một nhãn quan riêng khi quan sát và miêu tả thiên nhiên.
Cảm quan của ông khiến người đọc nhận thấy ngay sự độc đáo và khác biệt:
không dùng nhiều mĩ từ, không phô bày chữ nghĩa mà chắt lọc, giản dị, trong
sáng và tươi mới. Trong truyện ngắn Muối của rừng, tác giả đã vẽ nên một
khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp tươi mới của mùa xuân trong khu rừng: “Sau
tết Nguyên Đán khoảng một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều
nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình
cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân. Khoảng thời gian này mà đi trong rùng,
chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở khơng khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được
thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả
những trị nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hồn tồn có thể rũ sạch bởi
một cú nhảy của một con sóc nhỏ trên cành dâu da” [36; tr.65]. Đó là tâm trạng
của ơng Diểu hay chính là của tác giả gửi vào đó. Rừng là nơi chốn bình n
cho ai đó tìm đến để hít hà cái khơng khí trong lành, để quên đi những toan

20



×