Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------

CAO THỊ HẰNG

TỪ LÁY TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến TS: Lê Thị Thùy Vinh đã tận tình
quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn tổ Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả

Cao Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích


dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Cao Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 7
1.1. Khái quát về từ láy trong tiếng Việt ........................................................... 7
1.1.1. Khái niệm từ láy ...................................................................................... 7
1.1.2. Phân loại từ láy........................................................................................ 8
1.1.2.1. Từ láy đôi. .......................................................................................... 10
1.1.2.2. Từ láy ba............................................................................................. 13
1.1.2.3. Từ láy tư ............................................................................................. 13
1.1.3. Vai trò của từ láy đối với tác phẩm nghệ thuật văn chương ................. 15
1.2. Thơ nữ Việt Nam đương đại .................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm Văn chương đương đại ........................................................ 16
1.2.2. Một số gương mặt tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam đương đại .............. 17
1.2.3. Những đặc điểm nổi bật trong thơ nữ Việt Nam đương đại ................. 20
CHƯƠNG 2. TỪ LÁY TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ... 25
2.1. Vấn đề sử dụng từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại ....................... 25

2.1.1. Kiểu láy ................................................................................................. 27
2.1.2. Về vị trí.................................................................................................. 28
2.2. Hiệu quả sử dụng từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại .................... 32


2.2.1. Từ láy góp phần miêu tả hành động, trạng thái tâm lý, tình cảm của con
người................................................................................................................ 32
2.2.2. Từ láy góp phần miêu tả thiên nhiên, âm thanh, cảnh vật .................... 39
KẾT LUẬN .................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ láy là loại từ đặc biệt xuất hiện rất nhiều trong hệ thống từ vựng
tiếng Việt. Từ láy có khả năng biểu cảm cao, có khả năng làm cho người đọc
người nghe có thể hình dung được một cách cụ thể, tinh tế và sống động màu sắc,
âm thanh, hình ảnh của sự vật mà từ biểu thị. Vì thế nó được sử dụng phổ biến
trong nghệ thuật thi ca. Không nằm ngoài quy luật ấy, các tác giả nữ của thơ
đương đại Việt Nam cũng sử dụng một loạt các từ láy trong các bài thơ của mình
để biểu đạt tâm trạng, tình cảm, cảm xúc, miêu tả thế giới xung quanh…
1.2. Văn học Việt Nam đương đại là một mảnh đất mới trù phú và đầy
tiềm năng để các nhà nghiên cứu, nhà phê bình và bạn đọc say mê khám phá.
Làm nên mảnh đất màu mỡ ấy có sự đóng góp không nhỏ của thơ nữ Việt
Nam đương đại.
Trong chế độ phong kiến, người phụ nữ đã phải chịu nhiều thiệt thòi do
quan niệm trọng nam khinh nữ, chính vì vậy họ đã tự đứng lên cất cao tiếng nói
của mình tố cáo những bất công trong xã hội, bênh vực quyền lợi cho những
người phụ nữ. Bước sang thời kỳ hiện đại giới nữ tiếp tục tham gia vào hoạt

động sáng tác thơ ca, góp phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng và phong phú
cho nền văn học nước nhà. Những gương mặt tiêu biểu cho thơ nữ Việt Nam
đương đại có thể kể đến như: Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Trần Hoàng Thiên
Kim, Bình Nguyên Trang... Thơ của họ là tiếng nói của thế hệ trẻ với nhiệt
huyết say mê cống hiến và tận hưởng triệt để cuộc sống. Bên cạnh những đề tài
quen thuộc như tình yêu, lòng thủy chung, thân phận người phụ nữ, tình mẫu tử,
các nhà thơ nữ trẻ còn đi sâu khai thác nhiều khía cạnh mới mẻ của đời sống xã
hội. Có thể thấy thơ nữ Việt Nam đương đại đang có những cách tân đổi mới
về cả nội dung và hình thức để bắt kịp những vấn đề của thi ca thế giới, tuy
nhiên nó vẫn giữ cho mình những nét thuần Việt vốn có. Một trong những cái

1


tạo nên giá trị Việt trong thơ nữ đương đại Việt Nam đó chính là hệ thống từ
láy được sử dụng trong các bài thơ của các tác giả nữ trẻ.
Để bản thân cũng như độc giả có thể hiểu được những giá trị mà từ láy
mang lại trong việc đọc và cảm nhận về thơ nữ Việt Nam đương đại chúng tôi
lựa chọn đề tài: Từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Từ lâu đề tài về từ láy đã thu hút được sự quan tâm của các nhà Việt
ngữ học. Mỗi nhà nghiên cứu lại quan tâm đến một khía cạnh của từ láy với
những đặc điểm khác nhau.
Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt cho rằng “Từ láy
là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn
bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo
quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao:
thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã,
thanh nặng - của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [2; 38]. Ở cuốn sách này,
theo tác giả Đỗ Hữu Châu khi xem xét ý nghĩa của từ láy cần phải xem xét ý

nghĩa của nó trong mối quan hệ với ý nghĩa của hình vị cơ sở. Bởi từ láy được
hình thành dựa vào phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở cho nên ý nghĩa
của từ láy cũng được hình thành dựa trên ý nghĩa của hình vị cơ sở.
Từ điển từ láy tiếng Việt do Hoàng Văn Hành chủ biên “là công trình
đầu tiên thu thập và giải thích hầu hết các từ láy được dùng trong tiếng Việt
bao gồm các từ láy thường dùng, các từ láy cổ có tính chất phương ngữ và tất
cả các từ láy mới xuất hiện gần đây” [4; 6]. Các tác giả trong cuốn sách này
cũng cho rằng láy là phương thức tạo từ đặc sắc trong tiếng Việt “Đó là
phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình vị cơ sở theo những quy tắc
nhất định. Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các
âm tiết và có tác dụng biểu trưng hóa. Vì thế, bên cạnh những đặc điểm vốn
có như bao từ khác, còn có những đặc điểm rất riêng” [4; 6].

2


Trong cuốn Từ láy trong tiếng Việt Hoàng Văn Hành đã tổng kết những
kết quả nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt để đưa ra những ưu điểm cũng
như những hạn chế, bổ sung những phần còn thiếu sót, tiếp tục nghiên cứu
những vấn đề xung quanh hiện tượng từ láy trong tiếng Việt. Trong cuốn sách
này, tác giả coi láy là một cơ chế hòa phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp”. Từ
việc coi láy là một cơ chế tác giả đi sâu nghiên cứu về cấu tạo của từ láy, các
kiểu cơ cấu nghĩa của từ láy từ đó rút ra hiệu quả nghệ thuật của từ láy. Các
đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của từ láy đều được tác giả trình bày một cách
có hệ thống.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Hữu Quỳnh phân tích ý nghĩa
của từ láy xét ở góc độ từ loại: danh từ, động từ, tính từ.
Từ láy là một trong những loại từ mang tính biểu cảm cao nhất, chính vì
vậy nó cũng được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học. Cũng từ đó
nhiều công trình nghiên cứu về từ láy trong tác phẩm văn chương xuất hiện.

Luận án tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Thị Thanh Hà, 2002 nghiên cứu
về Giá trị nghệ thuật và các phương thức sử dụng hiện tượng từ láy trong thơ
ca Việt Nam.
Trong khóa luận Từ láy và giá trị sử dụng từ láy trong truyện Kiều Nguyễn Du, Nguyễn Thị Nhu - K29H Văn đã tiến hành phân tích bức tranh
thiên nhiên và nghệ thuật khắc họa nhân vật, qua đó khẳng định tài năng sử
dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
Khóa luận Giá trị sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu của Trương Thị
Thu Thảo - K31A Văn xem xét bức tranh thiên nhiên cùng tâm trạng của
nhân vật trữ tình.
Khóa luận Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố
Hữu của Trần Thị Hồng Tuyết - K32B Văn đã chỉ ra cho bạn đọc thấy hiệu
quả biểu đạt về nội dung tư tưởng mà từ láy đem lại.

3


Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, khóa luận
tốt nghiệp của Vũ Thị Hoài - K36 Văn đã miêu tả hiện thực khốc liệt về chiến
tranh thông qua sự biểu hiện của từ láy.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam của Trần
Thị Hương - K37 Văn chứng minh hiệu quả biểu đạt thế giới nội tâm phong
phú cùng bức tranh thiên nhiên sinh động trong văn văn xuôi Thạch Lam.
Trong khóa luận này, chúng tôi xem xét, tìm hiểu Từ láy trong thơ nữ
Việt Nam đương đại nhằm khẳng định giá trị biểu đạt của từ láy, đồng thời
định hướng tìm hiểu nội dung tư tưởng của các tác phẩm thơ nữ trẻ đương đại
Việt Nam thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến việc làm rõ bản chất của từ
láy và giá trị sử dụng của từ láy trong các tác phẩm của một số nhà thơ nữ

đương đại Việt Nam. Trên cơ sở đó tìm ra được những nét đặc sắc trong cách
thể hiện thế giới quan của một số nhà thơ nữ Việt Nam đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nắm được những cơ sở lý thuyết về từ láy. Khảo sát từ láy trong 150
bài thơ nữ của ba nhà thơ nữ Việt Nam đương đại là Bình Nguyên Trang,
Phan Huyền Thư và Trần Hoàng Thiên Kim. Phát hiện việc tạo từ láy mới
trong thơ nữ Việt Nam đương đại. Tìm hiểu hiệu quả sử dụng từ láy trong các
bài thơ của ba nhà thơ nữ Việt Nam là Bình Nguyên Trang, Phan Huyền Thư
và Trần Hoàng Thiên Kim.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương
đại

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát từ láy qua một số bài thơ của ba tác
giả thơ nữ Việt Nam đương đại là Bình Nguyên Trang, Phan Huyền Thư,
Trần Hoàng Thiên Kim. Đây là ba nữ tác giả tiêu biểu của thơ nữ đương đại
Việt Nam với số lượng tác phẩm phong phú và đa dạng. Bằng nhiệt huyết, sự
say mê cống hiến cho nghệ thuật họ đã đạt được khá nhiều những thành tựu
trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật. Thơ của họ có sự cách tân, thể nghiệm,
phá vỡ thi pháp tạo ra sự độc đáo mới lạ trong nội dung và cả ngôn ngữ thơ.
Tài năng và chất lượng tác phẩm của họ đã được kiểm nghiệm bởi nhiều nhà
nghiên cứu và chính bạn đọc. Chính vì vậy, trong khóa luận này chúng tôi
quyết định khảo sát một số bài thơ của họ để thấy được hiệu quả sử dụng từ
láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Thủ pháp đối chiếu, so sánh
6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận, đề tài làm rõ bản chất của từ láy tiếng Việt cũng như
từ láy trong các sáng tác thơ nữ Việt Nam đương đại.
- Về mặt thực tiễn, thông qua hệ thống các từ láy trong các sáng tác
thơ nữ Việt Nam đương đại, đề tài giúp người đọc thấy được giá trị nghệ thuật
của các sáng tác thơ nữ Việt Nam đương đại. Từ đó định hướng cho người
đọc về nội dung tư tưởng của của các tác phẩm này.

5


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần
phụ lục, khóa luận được cấu trúc làm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về từ láy trong tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm từ láy
Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc trong tiếng Việt. Từ láy chiếm

một số lượng khá lớn trong từ loại tiếng Việt. Tính tới thời điểm hiện tại đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt của các tác giả trong
và ngoài nước. Các công trình này đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau
của từ láy và đều đem lại những ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, xoay quanh
vấn đề này vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng láy là ghép. Nguyễn Thiện Giáp quan
niệm láy là một hiện tượng ghép đặc biệt, một đơn vị được ghép với chính nó
để tạo ra một đơn vị mới. Cùng quan điểm với Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn
Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của
người Việt hiện nay, các thành tố kết hợp lại với nhau theo quan hệ ngữ âm.
Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tương
ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố
âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần) [1; 109]. Với cách
nhìn nhận này chúng ta không thấy được sự độc đáo về mặt ngữ nghĩa của
kiểu cấu tạo từ láy, không thấy được sự sáng tạo từ ngữ của nhân dân ta.
Một số nhà nghiên cứu khác lại quan niệm láy là sự hòa phối ngữ âm.
Quan niệm này được nhiều nhà nghiên cứu tán đồng. Hoàng Văn Hành cho
rằng: “Từ láy là từ đa tiết (thường gồm hai âm tiết) được tạo ra bằng phương
thức hòa phối ngữ âm giữa các âm tiết với hiệu ứng tạo ra nghĩa biểu trưng”,
“Đối với từ láy, việc các thành tố (các tiếng) tạo nên nó tự thân có nghĩa hay
vô nghĩa không quan trọng. Cái quan trọng là hình thức ngữ âm đặc thù cho

7


sự cho sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng, cái quyết định cái diện mạo của
từ láy. Hơn nữa, ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng do sự hòa phối ngữ
âm tạo ra chứ không phải là phép cộng giản đơn nghĩa của từng thành tố có
nghĩa tự thân và có khả năng hoạt động độc lập như một từ”. Đỗ Hữu Châu
cũng tán thành quan điểm này, ông cho rằng “Từ láy là những từ được cấu tạo

theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức
âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là
quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc,
thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng - của một hình
vị hay đơn vị có nghĩa” [2;38]. Ở trong phạm vi khóa luận này chúng tôi lựa
chọn quan điểm coi láy là sự hòa phối ngữ âm của Đỗ Hữu Châu.
1.1.2. Phân loại từ láy
Có nhiều cách phân loại từ láy trong tiếng Việt tùy theo cách nhìn nhận
của mỗi tác giả. Mỗi cách phân loại lại có những ưu, nhược điểm của riêng nó.
Hiện nay người ta thường phân loại từ láy dựa vào sự đồng nhất hay khác biệt
trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ
âm tạo nên và dựa vào số lượng âm tiết trong từ láy. Theo Đỗ Hữu Châu:
“Các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hòa phối
ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận (chúm chím, đủng
đỉnh, bập bồng), từ láy toàn bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm). Từ láy bộ phận chia
làm hai loại: lặp lại phụ âm đầu (chắc chắn, chí chóe, mát mẻ), lặp lại phần
vần (lênh đênh, chót vót, lè tè). Căn cứ vào số lần tác động của phương thức
từ láy có thể phân biệt thành các kiểu từ láy: từ láy đôi hay từ láy 2 âm tiết
(gọn gàng, vững vàng, vuông vắn), từ láy 3 hay từ láy 3 âm tiết (sạch sành
sanh, tẻo tèo teo, dửng dừng dưng), từ láy bốn hay từ láy bốn âm tiết (nhí nha
nhí nhảnh, vội vội vàng vàng, lam nham lở nhở, tẩn ngẩn tần ngần)”.
Phương thức láy tác động lần đầu vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ
cho các từ láy hai âm tiết

8


Ví dụ:

Bực → Bực bội

Lo

→ Lo lắng

Dắt →

Dắt díu

Phương thức láy tác động lần thứ hai vào một từ láy đôi để cho ta các
từ láy bốn âm tiết.
Ví dụ: Khểnh → khấp khểnh
Nham →
Lẩn



→ khấp kha khấp khểnh

lam nham



lẩn thẩn

→ lẩn thà lẩn thẩn

lam nham lở nhở

Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị âm tiết
cho ta một từ láy ba âm tiết.

Ví dụ:

Sát

→ sát sàn sạt

Dưng → dửng dừng dưng
Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một đơn vị âm tiết
cho ra các từ láy tư. Nhưng các từ láy tư này khác các từ láy tư nói trên ở chỗ
nó chỉ chịu tác động láy một lần.
Ví dụ: Nhà cửa



nhà nhà cửa cửa

Quần áo



quần quần áo áo

Ngày tháng →

ngày ngày tháng tháng

Để phân chia các từ láy đôi trước hết dựa vào cái được giữ lại của hình
vị cơ sở: nếu toàn bộ âm tiết được giữ nguyên thì ta có láy toàn bộ.
Ví dụ: Trắng →


trắng trắng

Xanh →

xanh xanh

Tím

tím tím



Nếu bộ phận âm tiết được giữ lại thì ta có từ láy bộ phận. Từ láy bộ phận
có thể là từ láy âm tức là láy mà phụ âm đầu được giữ lại, còn vần thì khác.
Ví dụ: Rung → rung rinh
Vỗ

→ vỗ về

9


Từ láy bộ phận có thể là láy vần, nếu vần được giữ lại còn phụ âm thì khác.
Ví dụ: Làu
Vặt

→ làu bàu
→ vặt vãnh

Như vậy, theo cách phân loại của Đỗ Hữu Châu thì có các kiểu từ láy sau:

Từ láy
Láy đôi

Hoàn toàn

Láy ba

Láy tư

Bộ phận

1.1.2.1. Từ láy đôi
Từ láy đôi là từ láy gồm hai âm tiết, có sự hòa phối ngữ âm với nhau.
Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành tố do sự hòa phối ngữ
âm mà có, khi xem xét từ láy đôi, dựa vào yếu tố ngôn ngữ có sự hòa phối
ngữ âm, có thể phân từ láy đôi thành từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.
a. Từ láy toàn bộ (từ láy hoàn toàn)
Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về cấu tạo, chỉ khác nhau về
trọng âm thể hiện ở độ nhấn và độ kéo dài khi phát âm (còn gọi là từ điệp âm,
điệp thanh, điệp vần).
Ví dụ: nao nao, xanh xanh, vàng vàng, ầm ầm, đỏ đỏ, mờ mờ, ảo ảo…
Các từ láy trên đều được nhấn ở âm tiết thứ hai của từ láy và so với từ
tố gốc nghĩa của từ tố thứ hai giảm về mức độ.
Từ láy hoàn toàn giữa từ tố có sự khác nhau về thanh điệu hay còn gọi
là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh.
Ví dụ: văng vẳng, châu chấu, dửng dưng, tàm tạm, cỏn con, trăng trắng,
đo đỏ…
Sự khác biệt về thanh điệu giữa hai tiếng được dựa trên hai đặc trưng:
bằng - trắc (thanh bằng gồm có thanh huyền và thanh ngang; thanh trắc gồm


10


thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng), âm vực cao - âm vực thấp (âm
vực cao là thanh ngang, thanh hỏi thanh sắc; âm vực thấp là thanh ngã, thanh
huyền, thanh nặng)
Bằng

Trắc

Âm vực cao

-

/, ?

Âm vực thấp

\

~, .

Sự phối hợp thanh điệu như trên hình thành quy tắc hài thanh: đối
thanh điệu trắc với thanh điệu bằng cùng âm vực.


cỏn con

trắng trắng




trăng trắng

đỏ đỏ



đo đỏ

Ví dụ: con con

Ngoài những từ láy hoàn toàn có thanh điệu phù hợp với quy tắc hài
thanh còn có một số từ láy cũng được xếp vào từ láy hoàn toàn nhưng biến
thanh không không theo quy tắc trên, quy tắc hài thanh bị phá vỡ. Những
trường hợp như vậy người ta cho nó là dạng rút gọn của từ láy ba.
Ví dụ:

tí tì tị



tí tị

rát ràn rạt



rát rạt


lép lèm lẹp



lép lẹp

mướt mườn mượt →

mướt mượt

Từ láy hoàn toàn có sự khác biệt nhau về phụ âm cuối: Tiếng độc lập
của phụ âm cuối tận cùng là phụ âm tắc-vô thanh sẽ biến thành phụ âm mũi
hữu thanh ở tiếng không độc lập. Dạng biến đổi này bị chi phối bởi quy luật
dị hóa, xảy ra trong trường hợp các tiếng gốc có phụ âm cuối là: /-p/, /-t/, /-c/.
Phụ âm tắc - vô thanh: p/t/k
Phụ âm mũi - hữu thanh: m/n/ŋ
Phụ âm tắc - vô thanh có âm /k/ gồm: “ch” và “c”

11


Phụ âm mũi - hữu thanh có âm /ŋ/ gồm: “nh” và “ng”
Ví dụ: p - m

: phầm phập, bùm bụp, thùm thụp, chèm chẹp….

t-n

: chùn chụt, san sát, tôn tốt, phần phật…


ch - nh

: anh ách, đành đạch, chình chịch…

c - ng

: dằng dặc, bàng bạc, vằng vặc…

b. Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự chi phối của từng bộ phận âm
tiết theo những quy tắc nhất định. Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác
nhau của âm tiết ta có thể chia từ láy bộ phận ra thành hai kiểu nhỏ là từ láy
âm và từ láy vần.
Từ láy âm: là từ láy trong đó âm đầu được lặp lại, còn vần của hai âm
tiết khác biệt nhau.
Ví dụ: râm ran, thấp thỏm, to tát, lạnh lùng, hấp háy, gần gũi, ngân nga,
xinh xắn, rung rinh, nhợt nhạt,…
Từ láy vần: là từ láy có phần vần khác nhau và có phụ âm đầu khác biệt nhau.
Ví dụ: sướt mướt, lênh đênh, âm thầm, triền miên, chênh vênh, trầm
ngâm, lang thang, gian nan, bơ vơ…
Sự khác biệt về phụ âm đầu, về cấu tạo rất đa dạng, phải phù hợp với
luật cùng âm vực, và cặp phụ âm đầu có “l” đi trước, “l” có thể kết hợp với
hầu hết các phụ âm khác trong kiểu láy này.
Ví dụ về các kiểu láy l, b, c, ch, h, kh…
L - b /c /ch /d /đ /h /k /m /: lạch bạch, lập cập, cheo leo, lai dai, lục đục,
lịch kịch, lơ mơ…
B - h /l /r /nh /ng /v /: bồi hồi, bảng lảng, bịn rịn, bạc nhạc, bát ngát, bơ vơ,…
C - d /nh /r /: căn dặn, càu nhàu, cập rập,…
Ch - nh / b /l /: chòm nhòm, chành bành, lanh chanh,…
H - đ /t /m /: hồ đồ, hấp tấp, hoang mang,…

Kh - l /r /n /: khéo léo, khọm rọm, khép nép,...

12


1.1.2.2. Từ láy ba
Từ láy ba là từ gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Trong
hệ thống từ tiếng Việt, từ láy ba không nhiều, có nhiều từ láy ba khi bỏ âm
tiết ở giữa sẽ cho một từ láy đôi tương ứng. Quy tắc biến đổi thanh điệu
thường gặp như sau:
Từ láy ba có âm tiết thứ hai thường mang thanh bằng.
Ví dụ: Sốt sình sịch
Rát ràn rạt
Tất tần tật
Từ láy ba có âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ ba đối lập nhau về bằng trắc hoặc đối lập nhau về âm vực cao - thấp.
Ví dụ: Sát sàn sạt
Sạch sành sanh
Tỏng tòng tong
Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít.
Ví dụ: Liêu tiêu xiêu
Lơ tơ mơ
Lù tù mù
1.1.2.3. Từ láy tư
Từ láy tư là từ láy chứa bốn âm tiết trong thành phần cấu tạo của nó.
Phần lớn từ láy tư dựa trên cơ sở từ láy đôi, còn lại một số ít có phần gốc là từ
ghép. Có thể phân từ láy tư làm hai loại:
a. Từ láy tư được tạo thành trên cơ sở láy đôi bộ phận
Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, kết hợp đổi vần của âm tiết thứ hai cho
phù hợp với thanh điệu và âm vực vần bị thay thế.
Ví dụ: Nhí nhảnh

Khấp khểnh

→ Nhí nha nhí nhảnh
→ Khấp kha khấp khểnh

13


Lúng túng



Lúng ta lúng túng

Lanh chanh



Lanh cha lanh chanh

Lò dò



Lò dà lò dò

Bắng nhắng

→ Bắng nha bắng nhắng


Chộn rộn

→ Chộn rà chộn rộn

Hai âm tiết ở phần gốc và hai âm tiết của phần láy tách xen nhau theo
thế cặp đôi cài răng lược.
Ví dụ: Xăng xít



Lăng xăng lít xít

Nhồm nhoàm →

Lồm nhồm loàm nhoàm



Hỉ hả

Hi hỉ ha hả

Lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở, kết hợp biến đổi thanh điệu sao cho hai
âm tiết đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai âm tiết sau mang thanh
điệu thuộc âm vực thấp.
Ví dụ: Bổi hổi bồi hồi
Cảu nhảu càu nhàu
Lảm nhảm làm nhàm
Bẳn hẳn bằn hằn
Láy trực tiếp từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự trong

từ cơ sở.
Ví dụ: Rộn ràng



Rộn rộn ràng rang

Ríu rít



Ríu ríu rít rít

Vội vàng



Vội vội vàng vàng

Hùng hổ



Hùng hùng hổ hổ

Hối hả



Hối hối hả hả


Lầm lì



Lầm lầm lì lì

b. Từ láy tư được tạo thành không trên cơ sở láy đôi bộ phận
Kiểu abac

14


Trong kiểu láy này, a là một từ đơn có nghĩa, bc là một khuôn láy. Khi
ab, ac đứng riêng lẻ thường thì không có nghĩa, nhưng khi abac kết hợp lại
với nhau tạo thành nghĩa riêng biệt. Trong đó, a có nghĩa còn b và c góp phần
tạo nên sắc thái về nghĩa.
Ví dụ: Xanh



Xanh ngơ xanh ngắt

Khuya →

Khuya lơ khuya lắc

Buồn




Buồn thỉu buồn thui

Xa



Xa lắc xa lơ

Kiểu abab
Trong kiểu láy này, ab là một từ ghép hoặc một tổ hợp từ.
Ví dụ: Quần áo



Quần quần áo áo

Từng lớp



Từng từng lớp lớp

Cười nói



Cười cười nói nói

Trùng điệp →


Trùng trùng điệp điệp

1.1.3. Vai trò của từ láy đối với tác phẩm nghệ thuật văn chương
Nghệ thuật nói chung đều bắt nguồn từ đời sống để phản ánh hiện thực
cuộc sống. Mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau lại sử dụng phương tiện, chất
liệu thể hiện riêng. Hội họa sử dụng màu sắc, đường nét làm phương tiện thể
hiện. Điêu khắc sử dụng phương tiện là hình khối. Văn chương là nghệ thuật
ngôn từ. Không giống như những loại hình nghệ thuật khác, văn học sử dụng
chất liệu ngôn từ nên nó không thể tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng một
cách đồng thời nhưng nó có khả năng tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng
trong toàn bộ quá trình của nó. Ngôn từ cũng có khả năng đi sâu vào miêu tả
những trạng thái tính chất, những diễn biến tinh vi nhất trong đời sống nội
tâm của con người. Văn chương sử dụng chất liệu ngôn từ, phản ánh hiện
thực cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ bằng cách
xây dựng những hình tượng nghệ thuật. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm

15


văn chương, bản thân nó mang tính hình tượng. Tính hình tượng trong tác
phẩm văn chương được biểu hiện qua nhiều phương diện, một trong số đó là
việc sử dụng các từ láy.
Từ láy được xem là chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật, làm
phương tiện cho tư duy nghệ thuật. Sở dĩ như thế vì từ láy là lớp từ giàu giá
trị biểu cảm. Các văn bản nghệ thuật bao giờ cũng rất cần những phương tiện
ngôn ngữ như thế để xây dựng các hình tượng độc đáo. Vì thế trong các tác
phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy.
Theo Đỗ Hữu Châu: “láy là một phương thức cấu tạo từ đặc sắc của
tiếng Việt. Mỗi từ láy là một “nốt nhạc” về âm thanh, chứa đựng trong một

“bức tranh” cụ thể của giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác khứu
giác… và kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của những cách
đánh giá, những thái độ của người nói trước sự việc, hiện tượng, đủ sức
thông qua các giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe, người
đọc mà tác động mạnh mẽ đến họ. Cho nên các từ láy là những công cụ tạo
hình rất đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là của thơ ca” [2; 51].
1.2. Thơ nữ Việt Nam đương đại
1.2.1. Khái niệm văn chương đương đại
Nói tới thơ nữ Việt Nam đương đại trước hết chúng ta cần phải biết tới
khái niệm văn chương đương đại. Cụm từ đương đại bản thân nó không chặt
chẽ, chỉ cái đang diễn ra của văn học, chủ yếu dùng để phân biệt với cái đã
diễn ra (quá khứ của văn học). Văn học đương đại là đối tượng chủ yếu của
Phê bình văn học, văn học quá khứ là đối tượng chủ yếu của Lịch sử văn học.
Cụm từ đương đại luôn dịch chuyển. Trước là mốc sau 1975; hiện thường
dùng với mốc từ sau 1986.
Thơ nữ được hiểu là thơ của người phụ nữ, thơ viết về phụ nữ. Người
phụ nữ tự cảm nhận và tự làm thơ về giới của mình. Thơ nữ đương đại hiểu
một cách đơn giản là thế hệ phụ nữ đương đại làm thơ về giới của mình. Chỉ

16


có người phụ nữ mới có thể viết một cách trung thực nhất, chân thành nhất về
thế giới nội tâm của chính mình.
1.2.2. Một số gương mặt tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam đương đại
Các gương mặt tiêu biểu cho thơ nữ Việt Nam đương đại phải kể đến
như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trần Hoàng Thiên Kim,
Bình Nguyên Trang… Trong phạm vi khóa luận này chúng tôi xin phép chỉ
khảo sát thơ của ba nhà thơ nữ tiêu biểu là Bình Nguyên Trang, Trần Hoàng
Thiên Kim, Phan Huyền Thư.

Phan Huyền Thư sinh năm 1972, tại Hà Nội. Tốt nghiệp đại học Tổng
hợp khoa Văn năm 1993, Phan Huyền Thư được biết đến với tư cách là nhà
thơ trẻ có các tập thơ hay như Nằm nghiêng (2002), Rỗng ngực (2005). Bên
cạnh sáng tác thơ, Phan Huyền Thư còn được biết đến với vai trò nhà báo,
biên kịch tài năng. Hiện Phan Huyền Thư là nhà biên kịch của hãng phim tài
liệu và khoa học trung ương. Chị cũng rất thành công khi đảm nhận vai trò
đạo diễn phim tài liệu. Chương trình Một phút có trong sự thật của chị nhận
được sự phản hồi tốt đẹp từ phía dư luận. Thơ Phan Huyền Thư nhiều triết
luận về những bức bối thời cuộc, cưỡng lại sự giả dối, hời hợt, dung tục nảy
sinh trong quá trình đô thị hóa vật chất và “đô thị hóa tâm hồn”. Có lẽ chính
vì vậy mà thơ chị sử dụng ngôn ngữ đời sống một cách đầy chủ ý, bỏ qua sự
mài giũa, quyết liệt từ chối sự đèm đẹp của ngôn từ. Chị đã tạo ra những cấu
trúc lạ, để rồi sáng tạo ra những câu thơ độc đáo, bất ngờ. Sự tách biệt hẳn thơ
chị với những nhà thơ đương thời trên một góc độ nào đó còn là sự giễu nhại,
giễu nhại truyền thống, giễu nhại những cái đã sáng tạo trước chị, khiến câu
thơ thường hay đặt bẫy người đọc, nhịp thơ có vẻ rời rạc, rất khó nắm bắt.
Thêm nữa, thơ Phan Huyền Thư có chút gì đó rất táo bạo, công khai nói
những điều mà các thế hệ trước hoặc không dám hoặc chỉ làm lén lút. Người
đàn bà trong thơ Phan Huyền Thư đầy nữ tính, thứ nữ tính có chút hoang dại,

17


vừa ra lệnh đồng thời vừa hạ mình, cất giấu từ những dịu ngọt nhất cho tới
liều độc dược mạnh nhất. Phan Huyền Thư là một gương mặt ấn tượng trong
thơ nữ đương đại.
Ngày mười
chín tháng
hai năm nhâm


tôi
được độc lập
với mẹ
bằng sợi dây
rốn
cắt đứt cơ thể
vết
sẹo làm người.
Vết sẹo
tôi
cái rốn
độc
lập Phan Huyền
…Thơ
(Sẹo độc lập - Phan Huyền Thư)
Bình Nguyên Trang tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang, sinh ngày
17/5/1977 tại Phú Thọ, quê gốc ở Hải Hậu, Nam Định. Tốt nghiệp Học viện
Báo chí - Tuyên truyền Hà Nội, hiện chị đang làm việc tại chuyên đề Văn
nghệ công an của báo Công an nhân dân ở Hà Nội. Chị từng là một thành viên
trong hội bút Hương đầu mùa của báo Hoa học trò. Chị là hội viên Hội nhà

18


văn Việt Nam năm 2013. Bình Nguyên Trang được biết tới với vai trò là một
nhà báo, nhà văn, nhưng có lẽ thành công nhất vẫn là thơ với các tập: Lối về
(1995), Những bông hoa đang thiền (2012), Những người đàn bà trở về
(2016). Chị từng đạt giải nhất tác phẩm Tuổi xanh báo Tiền phong năm 1997,
giải A của liên hiệp các Hội văn hóa nghệ thuật Việt Nam năm 2012 cho tập
thơ Những bông hoa đang thiền. Bình Nguyên Trang được bạn đọc nhớ đến

bởi chị đã làm thơ từ thưở còn ngồi trên ghế nhà trường. Ban đầu thơ chị là
những tình cảm tuổi học trò, những đớn đau thuở tình yêu chớm nở và cả
những hoài niệm tuổi thơ, những tình cảm thắm thiết với quê hương với gia
đình. Bình Nguyên Trang ngay từ đầu đã có giọng thơ riêng, thủ thỉ, tâm tình,
chân chất, hài hòa giữa cảm xúc và lý tưởng.
Ta ngỡ lòng đã quên
Chút tình xưa khờ dại
Thế mà dằng dặc đêm
Thế mà lòng tê tái
Thế mà chân đi mãi
Không qua mối tình đầu.
(Mối tình đầu - Bình Nguyên Trang)
Sau quãng lùi của thời gian, Bình Nguyên Trang trở lại với sự từng trải
trong từng câu chữ, xác lập một tư duy thơ mới cho mình, với giọng thơ điềm
tĩnh, những ý nghĩ sâu sắc, tinh tế trong từng cảm nhận, từng hình ảnh.
Và buổi sáng
Chính là bắt đầu từ buổi tối
Giấc mơ đêm qua
Thực ra đã mơ từ rất lâu rồi
(Buổi sáng - Bình Nguyên Trang)
Trần Hoàng Thiên Kim sinh ngày 04/3/1981 ở Đô Lương, Nghệ An.
Chị tốt nghiệp khóa 6 trường viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội. Chị bắt đầu sáng

19


tác từ thuở học sinh. Hiện chị đang là phóng viên ban chuyên đề Văn nghệ
công an báo Nhân dân tại Hà Nội. Năm 2011, chị trở thành hội viên Hội nhà
văn Việt Nam. Trần Hoàng Thiên Kim vừa là phóng viên vừa là nhà văn nhà
thơ. Thơ của chị hiện có các tập đã được xuất bản: Vọng mùa (2001), Những

trò đùa có lỗi (2004), Mưa tượng hình (2011). Chị nhận được một số giải
thưởng thơ: giải thưởng thơ Tầm nhìn thế kỉ do báo Tiền phong tổ chức năm
2001, giải thưởng Hồ Xuân Hương năm 2001, giải thưởng thơ tạp chí Văn
Nghệ Quân Đội năm 2004. Chị là một cây bút trẻ triển vọng và đầy nhiệt
huyết với thơ ca. Chị từng chia sẻ “Một vài người trẻ coi văn chương chỉ là
chiếc áo màu mè, khoác lên như một cái mốt thời thượng, còn lại, những ai đã
trót mang nặng như đó là cái nghiệp của đời mình thì có muốn cũng không dễ
dàng giũ bỏ được.”
Đây là một thế hệ thơ táo bạo và đầy tài năng. Điểm nổi bật nhất trong
những sáng tạo của họ là ở sự trẻ trung, tươi mới và giàu chất trí tuệ. Trong
sáng tác của các nhà thơ nữ, cảm hứng tìm về với đời sống cá nhân, nhu cầu
khắc họa chân dung tinh thần cái tôi là một nhu cầu rất mạnh mẽ. Chính nhu
cầu thẩm mỹ này đã tạo nên trong thơ họ chân dung một cái tôi với rất nhiều
sắc thái thẩm mỹ riêng biệt, độc đáo.
1.2.3. Những đặc điểm nổi bật trong thơ nữ Việt Nam đương đại
Tiếp nối mạnh nguồn truyền thống, thơ nữ Việt Nam đương đại vẫn
tiếp tục khai thác những đề tài cũ: quê hương, đất nước, gia đình, tình yêu,…
nhưng đã được thổi vào đó cái nhìn mới mẻ cùng ngôn từ mới lạ độc đáo làm
nổi bật lên những nét riêng của thơ nữ Việt Nam đương đại.
Thơ nữ Việt Nam đương đại nổi bật lên ở sự khát khao khẳng định nữ
quyền. Nếu như người phụ nữ trong chế độ phong kiến hoàn toàn bị lệ thuộc
vào đàn ông, thì trong xã hội dân chủ ngày nay họ đã có quyền đứng lên giành
lại quyền lợi cho chính mình. Cùng với những thay đổi lớn lao trong đời sống

20


×