Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua trường hợp Vợ chồng A Phủ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.87 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ HIỀN

NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ
TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG
ĐIỆN ẢNH TỪ PHƯƠNG DIỆN
CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
(QUA TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG
A PHỦ)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thị Kiều Anh đã hướng
dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu và các hướng
dẫn khoa học khác mà còn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa luận
một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện
để tôi hoàn thành việc nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.



Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Bố cục của khóa luận.................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỰ SỰ HỌC VÀ HIỆN
TƯỢNG CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM ....................................................... 7
1.1. Giới thiệu về tự sự học và chuyển thể tác phẩm ....................................... 7
1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học và
tác phẩm điện ảnh........................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm văn học

9

1.2.1.1.Khái niệm…………………………………………………………..... 9
1.2.1.2. Đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học............. 11
1.2.2. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh ............................... 12
1.2.2.1.Khái niệm ......................................................................................... 12
1.2.2.2. Đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong phim…………………….12
1.3. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học và

tác phẩm điện ảnh......................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học 14
1.3.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 13
1.3.1.2. Đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học ............... 15
1.3.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh 16
1.3.2.1. Khái niệm ........................................................................................ 16
1.3.2.2. Đặc trưng và vai trò của nhân vật trong phim .................................. 17


1.4. Giới thiệu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trên bình diện tác phẩm văn
học và điện ảnh ............................................................................................ 18
1.4.1. Vài nét về tác giả Tô Hoài .................................................................. 18
1.4.2. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trên bình diện tác phẩm văn học và điện
ảnh ............................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN ......................................... 22
2.1. Những tiếp thu, bổ sung và sáng tạo cốt truyện Vợ chồng A Phủ của Tô
Hoài ............................................................................................................. 22
2.1.1. Những tiếp thu từ tác phẩm văn học ................................................... 23
2.1.2. Những bổ sung và sáng tạo từ cốt truyện của tác phẩm....................... 24
2.2. Một số hạn chế ...................................................................................... 28
2.3. Xử lý tình huống truyện......................................................................... 28
2.4. Nghệ thuật chuyển qua việc xây dựng không gian – thời gian ............... 32
2.5. Nghệ thuật chuyển thể qua mở đầu và kết thúc ...................................... 44
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ NHÂN VẬT .............................................. 47
3.1. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua hệ thống ........................................ 47
3.2. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua hành động, tính cách ..................... 49
3.3. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua ngôn ngữ ...................................... 52
KẾT LUẬN ................................................................................................. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong thực tế, chúng ta thấy rằng, điện ảnh là nghệ thuật ra đời
muộn nhất. Vì vậy, nó tiếp thu được các giá trị tinh hoa của các ngành nghệ
thuật khác. Tuy nhiên ảnh hưởng lớn nhất tới điện ảnh là văn học. Các tác
phẩm văn học luôn là nguồn chất liệu dồi dào và phong phú cho những nhà
làm phim khai thác để tạo nên các tác phẩm điện ảnh. Trên thế giới hầu hết
các phim được làm ra đều dựa trên chất liệu văn học, xét riêng điện ảnh Việt
Nam cũng không ít những tác phẩm được chuyển thể từ các tác phẩm văn
học. Bởi điện ảnh khó vượt qua được sức hấp dẫn từ kho tàng văn học phong
phú và giá trị được làm đầy qua hàng nghìn năm lịch sử.
Có lẽ khán giả sẽ chẳng thể quên được những bộ sử thi đồ sộ như: bản
hùng ca Iliát và Ôđixê, Thần thoại Hi Lạp,… Hay những câu chuyện mang
đậm tính nhân văn sâu sắc trong truyện cổ Grim, truyện cổ Andersen cho đến
những tác phẩm kinh điển như: Chiến tranh và hòa bình (L. N. Tônxtôi),
Cuốn theo chiều gió (M. Mitchen),… Ngoài ra phải kể đến những đạo diễn
Trung Hoa với những bộ phim nổi tiếng như : Tam quốc diễn nghĩa (La Quán
Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân),…
Trước sự phát triển của điện ảnh thế giới, điện ảnh Việt Nam cũng đã
tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới trong việc xuất hiện mối tương tác
giữa văn học và điện ảnh. Trong các bộ phim đầu tiên của nước ta sản xuất
vào những năm 20 của thế kỉ trước như Kim Vân Kiều (1923), cho đến những
bộ phim gắn với những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của
dân tộc như Chung một dòng sông (1959), Vật kỷ niệm,… Đặc biệt người xem
khó có thể quên được hình bóng cô Mị do diễn viên Đức Hoàn đã hóa thân
thành công trong bộ phim của nhà văn Tô Hoài chuyển thể kịch bản từ tác
phẩm cùng tên Vợ chồng A Phủ (1961). Trong những năm gần đây, dưới sự


1


đầu tư công phu của các biên kịch và đạo diễn tài năng đã tạo nên nhiều bộ
phim gây tiếng vang lớn như: Hương ga (2014) chuyển thể từ tiểu thuyết
Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú, phim Quyên (2015) được chuyển thể
từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ và đáng chú ý là bộ
phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) chuyển thể từ cuốn sách cùng tên
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như mang một hương vị mới vào phim chuyển
thể của Việt Nam, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân và
hứa hẹn nhiều bất ngờ, hấp dẫn trong các bộ phim sắp tới.
1.2. Tự sự học là một ngành nghiên cứu còn non trẻ, được định hình từ
những năm 60- 70 của thế kỷ XX ở Pháp, nhưng nhanh chóng vượt ra ngoài
biên giới và có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học cơ bản.
Nó còn được vận dụng vào nhiều hình thức tự sự khác như: tôn giáo, lịch sử,
triết học, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh,… Roland Bathes đã từng nói đại ý tự
sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử loài người. Trong đó, tự sự học là đối
tượng nghiên cứu lâu đời và phức tạp nhất. Mà điện ảnh lại ra đời muộn, nên
tự sự điện ảnh là em út trong nghiên cứu tự sự học. Nhưng giữa diện ảnh và
văn học có sự kết nối tạo nên mối quan hệ hữu cơ khi so sánh tự sự văn học
với tự sự điện ảnh, mặc dù giữa chúng có nhiều điểm chung nhưng cũng có
không ít điểm khác biệt vì phương thức tác động và chất liệu của hai loại hình
nghệ thuật là khác nhau.
1.3. Mặt khác, người viết với niềm yêu thích văn chương và điện ảnh
mong muốn khám phá sâu hơn vào địa hạt của hai lĩnh vực này, bổ sung cho
mình cũng như những người yêu văn chương và điện ảnh có thêm những kiến
thức quý báu, phát hiện ra vẻ đẹp bí ẩn đằng sau “tảng băng trôi” của mỗi tác
phẩm văn học và điện ảnh. Đồng thời cũng mong muốn tìm ra bí quyết để
một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sang một tác phẩm điện ảnh có

thể thành công từ góc nhìn cốt truyện và nhân vật. Từ những lý do trên, chúng

2


tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh
nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua trường hợp Vợ chồng A Phủ)
cho khoá luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
Sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật nghe nhìn đã tạo ra cho công
chúng những nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật theo cách mới mẻ. Điện
ảnh là ngành nghệ thuật đáp ứng đầy đủ nhu cầu mới này bởi điện ảnh tích
hợp được những đặc tính ưu việt của các ngành nghệ thuật khác từ âm nhạc,
hội hoạ, văn học… Các nhà làm phim hoàn toàn có thể làm cho tác phẩm điện
ảnh của mình thành công hơn nếu biết vận dụng càng nhiều sức sáng tạo của
kỹ thuật phim ảnh cũng như sự tham gia của các: kịch gia, diễn viên, nhạc sĩ,
hoạ sĩ… để biến những con chữ trong trang văn trở thành những thực thể sinh
động, có hồn. Chính vì vậy, mối quan hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh là
một thực tế sống động không thể phủ nhận. Ngay từ những ngày đầu có mối
giao duyên ấy, nhiều nhà lí luận đã khẳng định: bên cạnh quá trình điện ảnh
hấp thụ và cải tiến những kinh nghiệm nghệ thuật của văn học, một hiện
tượng không kém phần quan trọng là tác động ngược lại rất to lớn của điện
ảnh đối với văn học. Nghiên cứu về mối quan hệ này, cuốn Văn học với điện
ảnh (Mai Hồng dịch, NXB Văn học, 1961) là cuốn sách tập hợp những bài
giảng của M.Rôm, I. Khây-phít-xơ, E. Ga-bơ-ri-lô-vi-trư đã đưa ra mấy đặc
trưng quan trọng trong việc viết truyện phim, đặc điểm thành phần văn xuôi
trong truyện phim… nhằm “nâng cao tác dụng của văn học trong điện ảnh, để
sáng tạo những truyện phim và những bộ phim kiểu mới thể hiện đời sống vô
cùng phong phú một cách chân thực”. Cuốn sách mới chỉ dừng lại ở mặt gợi mở

cho những nhà làm phim khi chuyển thể từ tác phẩm văn học chứ chưa chỉ ra
một cách có hệ thống và chuyên sâu mối quan hệ giữa văn học với điện ảnh.

3


Bên cạnh đó, cuốn Dẫn luận và nghiên cứu “ Điện ảnh và văn học”
(Timothy Corrigan) đã đưa ra khá nhiều điểm đồng thuận cũng như khác biệt
giữa văn học và điện ảnh trên cơ sở tái hiện một loạt giai đoạn lịch sử, các
phong tục văn hóa và phương pháp phê bình. Điều này giúp các nhà nghiên
cứu có được cái nhìn tổng quan về hai loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên,
xét về góc độ cốt truyện và nhân vật có ý nghĩa như thế nào trong việc chuyển
thể dường như vẫn chưa được người viết chú trọng.
Ngoài ra, báo chí cũng có một số bài viết về vấn đề này như trên báo
Người lao động online có bài Văn học – điện ảnh: Hiệu ứng cộng sinh
(http:nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoc-dien-anh-hieu-ung-cong-sinh
2010112712436129.htm) nói về ảnh hưởng của mối quan hệ này đồng thời
chỉ ra áp lực của nhà làm phim trước dư luận khi chuyển thể một bộ phim từ
tác phẩm văn học nổi tiếng,…
Mỗi công trình nghiên cứu hay bài báo của các tác giả đi trước dù là ở
góc độ nào cũng là những tư liệu quý báu để chúng tôi có có cách nhìn tổng
quát và toàn diện, sâu sắc hơn về vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang
tác phẩm điện ảnh. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, lý thuyết của ngành
tự sự học giúp chúng tôi có “bộ công cụ cơ bản nhất, sắc bén nhất giúp cho
người ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương
tiện truyền thông, nghiên cứu văn hóa” [ 2, tr.11]. Từ đó, chúng tôi có thêm
những hiểu biết trong việc so sánh giữa các nghành nghệ thuật, đây cũng là
phương tiện quan trọng để chúng tôi tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt giữa hai loại hình tự sự trên và phát hiện, lý giải được quá trình chuyển
thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh.


4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu và phân tích nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học
sang điện ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua trường hợp Vợ
chồng A Phủ), chúng tôi xem xét mối quan hệ đa chiều giữa văn học và điện
ảnh. Qua đó chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm
văn học và điện ảnh. Đồng thời thấy được những thành công và hạn chế của
kịch bản bộ phim do nhà văn Tô Hoài chuyển thể từ tác phẩm của mình và
phần nào tìm hiểu được phong cách độc đáo của nhà văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua phim truyện điện ảnh chuyển thể, mối quan hệ giữa văn học
và điện ảnh ngày càng trở nên gắn bó và giá trị của tác phẩm văn học một lần
nữa được khẳng định và thăng hoa. Cho nên, việc nghiên cứu tác phẩm văn học
và điện ảnh nhằm đúc kết lí luận và thực tiễn, đưa ra một số nhiệm vụ sau:
- Đánh giá những ảnh hưởng tác động to lớn và tích cực của lý luận văn
học và tác phẩm văn học trong việc xây dựng kịch bản văn học điện ảnh
và phim truyện chuyển thể điện ảnh qua phương diện cốt truyện và
nhân vật qua trường hợp Vợ chồng A Phủ .
- Phân tích sự tương đồng gần gũi và khác biệt cơ bản giữa tác phẩm
văn học và phim truyện điện ảnh, để từ đó thấy được quá trình sáng tạo nghệ
thuật trong văn chương và điện ảnh đều vô cùng vất vả, đòi hỏi người nghệ sĩ
phải có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao.
- Qua đó, giúp chúng ta thêm yêu nghệ thuật có thêm sự hiểu biết sâu
sắc về công việc của các tác giả sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.

5



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ phương diện
cốt truyện và nhân vật (qua trường hợp Vợ chồng A Phủ)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong Truyện Tây Bắc - Tô Hoài.
- Bộ phim chuyển thể Vợ chồng A Phủ (biên kịch: Tô Hoài; đạo diễn:
Trần Phương).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp liên ngành: vận dụng các nghiên cứu trong lĩnh vực lịch
sử, văn học,văn hóa, điện ảnh,..
- Phương pháp phân tích tổng hợp: từ việc phân tích những nghiên cứu
về nhân vật và cốt truyện trong văn học và điện ảnh, sau đó chúng tôi tổng
hợp và đưa ra những ý kiến đánh giá riêng về việc chuyển thể tác phẩm văn
học sang tác phẩm điện ảnh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: vận dụng phương pháp này giúp
người viết có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc khi phân tích tác phẩm gốc và tác
phẩm chuyển thể.
- Thao tác thống kê, phân loại được sử dụng linh hoạt trong từng luận
điểm của luận văn,…
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 phần:
Chương 1: Khái quát chung về tự sự và hiện tượng chuyển thể tác
phẩm.
Chương 2: Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn
từ cốt truyện.
Chương 3: Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn

từ nhân vật.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỰ SỰ HỌC
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM

1.1. Giới thiệu về tự sự học và chuyển thể tác phẩm
Tự sự học có nguồn gốc từ truyền thống lí luận tự sự phương Tây có
thể truy đến cùng từ thời Platon và Aristotle nhưng phải đến thời Tezvetan
Todorov, một trong những đại biểu lớn của Cấu trúc luận Pháp xuất bản Ngữ
pháp Câu chuyện mười ngày (1969), ngành nghiên cứu này mới chính thức
có danh xưng Tự sự học và trở thành một ngành nghiên cứu có tính độc lập vì
nội hàm văn hóa của nó.
Tự sự học là bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng vì “ nghiên
cứu tự sự học phải liên kết với ngôn ngữ học, sử học, nhân loại học. Tự sự
học không đóng khung trong tiểu thuyết mà vận dụng cả vào các hình thức
“tự sự” khác, như tôn giáo, lịch sử, điện ảnh,khoa học, triết học, chính trị. Nó
là một ngành văn hóa, bởi vì các hình thức tự sự khác nhau có thể chung với
nhau những nguyên tắc siêu tự sự”. [2, tr. 12]. Trải qua quá trình phát triển
lâu dài với cuộc đấu tranh của nhiều trường phái, tự sự học hiện đại bắt đầu
được hình thành từ cuối thế kỉ XX, chia làm ba thời kì: tự sự học trước chủ
nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học nghiên cứu các thành
phần và chức năng của tự sự.
Nhìn chung, có nhiều trường phái định nghĩa khác nhau về ngành tự sự
học, nhưng tóm lại nội dung chính của ngành này là nghiên cứu cấu trúc văn
bản tự sự và những vấn đề liên quan. Tự sự học phân biệt rõ giữa việc kể “cái

gì” và “kể như thế nào”. Từ đó cho thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự, vấn

7


đề ý thức của chủ thể tự sự, kết cấu của tầng bậc trần thuật, loại hình cốt
truyện,…Những điều này sẽ là cơ sở lý luận để chúng tôi khám phá việc
chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh qua lăng kính tự sự ở hai góc
nhìn: cốt truyện và nhân vật, để thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt,
kế thừa và cách tân giữa hai loại hình tự sự này.
Liên văn bản là khái niệm mà nhiều ngành nghệ thuật dùng để nói về
mối quan hệ qua lại, tác động của những tác phẩm nghệ thuật. Người ta chia
làm hai loại liên văn bản: kinh điển và hậu hiện đại. Xét trong góc độ văn học,
khái niệm này có thể được hiểu theo: chiều ngang( chủ thể - người tiếp nhận)
và chiều dọc ( văn bản – văn cảnh) được xuất hiện không chỉ trong tác phẩm
gốc mà có sự liên kết trong nhiều tác phẩm khác nhau. Liên văn bản góp phần
xóa đi ranh giới giữa các thể loại. Tiêu biểu như trong đề tài chiến tranh, khi
các nhà làm phim tái hiện lại lịch sử trên màn ảnh dựa trên tư liệu lịch sử có
sự kết hợp với các yếu tố âm nhạc, mỹ thuật, văn học cũng có điểm khác biệt
dù có khi vay mượn của nhau. Vậy nên, trong trào lưu hậu hiện đại, khái niệm
liên văn bản sẽ có những cách đọc hiểu văn bản khác nhau. Một kịch bản điện
ảnh được chuyển thể từ tác phẩm điện ảnh là một dẫn chứng điển hình cho
việc xóa nhòa đi ranh giới của văn bản.
Cải biên cũng là một dạng của liên văn bản, trong đó khai thác, sang lọc
những yếu tố cơ bản của tác phẩm gốc để sáng tạo ra một sản phẩm mới. Bằng
việc chuyển từ cách đọc này sang cách đọc khác, từ tác phẩm văn học là sản
phẩm của ngôn từ sang điện ảnh là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Cải biên là sự
sáng tạo trên cái gốc (tác phẩm văn học) để tạo ra một tác phẩm điện ảnh có
giá trị.


8


1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học
và tác phẩm điện ảnh
1.2.1. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm văn học
1.2.1.1. Khái niệm
Trong cuốn Lý luận văn học, do Hà Minh Đức chủ biên đã nhận định
rằng: “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của
cuộc sống, và nhất là những xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó, các
tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng
nhằm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề của tác phẩm” [3 , tr.29].
Theo Aristos – người đặt nền móng cho lý thuyết nghiên cứu cốt
truyện: “Cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của của bi kịch, sau đó mới đến tính
cách” [4, tr. 13]. Đến L.I.Timofeep, nhận định về cốt truyện trong sự tương
quan với các yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, ông cho
rằng, khi mà các tính cách luôn đóng vai trò “người trung gian” độc đáo giữa
nhà văn và cuộc sống do nhà văn phản ánh thì cốt truyện chính là hệ thống
biến cố mà suy cho cùng những biến cố đó phải phản ánh những mâu thuẫn
và xung đột xã hội.
Hướng nghiên cứu thứ hai là của các nhà nghiên cứu thuộc trường
phái hình thức Nga. Trên quan điểm “nghệ thuật như là thủ pháp”, “chính sự
sáng tạo ra những thủ pháp nghệ thuật sẽ làm phục sinh từ ngữ”, các nhà
nghiên cứu cho rằng để có thể tiếp cận với tính văn của tác phẩm nghệ thuật
thì chúng ta phải “đối xử với tác phẩm văn học như một đối tượng được chế
tác”, nghĩa là như một tổng số các thủ pháp. Nghệ thuật tư duy bằng hình
tượng, song phạm trù đánh dấu sự phát triển của lịch sử văn học phải là lịch
sử của những thủ pháp, chính “những hình thức nghệ thuật mới mới có thể
đem lại cho con người niềm vui sống trên thế gian này, làm phục sinh các sự
vật và thủ tiêu chủ nghĩa bi quan”.


9


B. Tomachevski với tiểu luận Hệ chủ đề, là một trong những người
đầu tiên đi sâu nghiên cứu các thủ pháp cốt truyện. B. Tomachevski phân
biệt khái niệm chuyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (sinzhet, subject) khác
với cách phân biệt của A. Veselovski, G.N.Popspelov, L.I.Timofeep. Theo
ông, chuyện kể là tập hợp những biến cố có quan hệ với nhau được thông tin
cho người đọc trong suốt chiều dài tác phẩm, nó có thể được tóm tắt theo trật
tự biên niên hay nhân quả của các biến cố mà không phụ thuộc vào thứ tự
được trình bày. Còn cốt truyện thì đi theo trình tự xuất hiện của các biến cố
trong tác phẩm. Nói cách khác, mối quan hệ giữa các biến cố trong chuyện
kể mang tính thời gian và đi từ nguyên nhân đến kết quả, còn cốt truyện lại
liên kết các môtip theo trình tự xuất hiện trong tác phẩm, và như thế nó hoàn
toàn là một sản phẩm được chế tác, có tính nghệ thuật.
V. Shklovski triển khai việc nghiên cứu các thủ pháp xây dựng văn tự
sự trong các tiểu luận: Nghệ thuật như là thủ pháp; Nghệ thuật dựng truyện
vừa, truyện ngắn và tiểu thuyết. Theo V. Shklovski, nói chung, nhiều tác
phẩm tự sự được xây dựng theo kiểu các chủ đề quán xuyến tích tụ lại thành
các trung tâm nối tiếp nhau như các “chiếu nghỉ cầu thang”. Và cấu trúc
“xoắn ốc” hay “chiếu nghỉ cầu thang” được phức tạp hoá bằng các phát triển
đa dạng, trong đó các tình tiết được sắp xếp thành những tầng nấc kế tiếp
nhau. Chủ đề quán xuyến của truyện có thể được hình thành từ những mâu
thuẫn, phát sinh trên cơ sở của sự trái ngược, của điều không thể xảy ra...
Sơ lược việc điểm qua những nét chính trong quan điểm của các nhà
lý luận trên thế giới về việc nghiên cứu cốt truyện chúng ta có thể nhận ra
tầm quan trọng cũng như sự phức tạp của vấn đề. Điều này trước hết có lẽ
bắt nguồn từ việc hiểu phạm trù khái niệm cốt truyện.


10


1.2.1.2. Đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học
Cốt truyện là thành phần nòng cốt trong văn xuôi tự sự, đặc biệt là
trong truyện ngắn. Do đó, nhà văn cần phải tiết chế việc dùng các sự kiện,
chi tiết,…để tạo ra các tình huống độc đáo. Cốt truyện là yếu tố cơ bản để
tạo nên một tác phẩm hay, hấp dẫn và có giá trị. Trong tác phẩm tự sự truyền
thống, nhà văn đặc biệt quan tâm và chuẩn bị kĩ càng trong việc tạo ra các
cốt truyện chuẩn mực. Trong văn học cổ điển, truyện phải có chuyện, cốt
truyện càng công phu bao nhiêu thì chất lượng tác phẩm càng tăng bấy
nhiêu. Chính những cốt truyện li kỳ, độc đáo đã làm nên sức lôi cuốn cho tác
phẩm tự sự. Một mặt, cốt truyện là một phương tiện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt
truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật. Mặt
khác, cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện xung đột xã hội.
Truyện ngắn hiện đại lại có những nét khác, câu chuyện được viết ra
đôi khi không cần đề cập đến những vấn đề to tát, thậm chí còn không có
chuyện để kể nhưng nó vẫn thành truyện. Có thể thấy, trong văn xuôi hiện
đại khi cốt truyện không chỉ có những hành động bên ngoài, những sự kiện
bề nổi, mà còn có những hành động bên trong, những sự kiện tâm lý. Mục
đích lớn nhất của cốt truyện hiện đại là tạo được ấn tượng sâu đậm trong
lòng độc giả và đem cho họ những suy ngẫm, liên tưởng về nhiều vấn đề của
đời sống.
Vậy nên, những quan niệm về cốt truyện sẽ thay đổi theo thời gian,
nhưng có lẽ vai trò, ý nghĩa của nó đối với tác phẩm tự sự thì không hề thay
đổi. Cốt truyện hấp dẫn, giá trị sẽ luôn thu hút các nhà làm phim đầu tư vào
việc chuyển thể tác phẩm sang điện ảnh.

11



1.2.2. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh
1.2.2.1.Khái niệm
Cốt tuyện trong phim bao gồm tất cả những sự kiện của câu chuyện
được mô tả trực tiếp trên phim, được sắp xếp một cách có tổ chức, hay “một
chuỗi những sự kiện trong một mối liên hệ nhân quả xảy ra trong không gian
và thời gian” [5, tr. 95].
Có thể có những nhìn nhận khác nhau về cốt truyện. Nhưng căn cứ vào
thực tiễn của chính phim truyện thì chúng ta có thể thấy cốt truyện của phim
(và việc xây dựng nó) chính là một khâu rất quan trọng trong sáng tác điện
ảnh. Nhận diện rõ về cốt truyện đồng thời khám phá những nguyên lý, những
khả năng căn bản phổ biến của việc xây dựng cốt truyện, người làm phim và cả
người thưởng thức phim có thể nắm vững hơn về bộ phim sắp làm, sắp xem.
Cốt truyện có vai trò cơ bản là làm tiền đề để kể tả. Người làm phim
khó có thể diễn đạt một câu chuyện nào đó mà không thông qua việc xây
dựng cốt truyện (trừ dạng phim ít dựa vào cốt truyện). Mới mẻ, độc đáo, hay,
hấp dẫn, chứa đựng ý tưởng quan trọng hoặc đặc biệt. Đây là yêu cầu một số,
đồng thời không dễ dàng đối với cốt truyện. Chính vì vậy, các nhà, các hãng
sản xuất phim luôn săn tìm, để ý đến số lượng lớn những kịch bản gửi đến
nhưng thường chỉ lọc lựa ra được không nhiều các kịch bản đáp ứng yêu cầu
này. Đối với các nhà làm phim thường thường họ cũng không nghĩ ra hoặc
làm được nhiều kịch bản cũng như phim đảm bảo yêu cầu này (trừ một vài
nghệ sĩ có tài năng lớn như Trương Nghệ Mưu hoặc S.Spielberg...).
1.2.2.2. Đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong phim
Để rút gọn hơn vào nhìn nhận của những người nghiên cứu cũng như
sáng tác chuyên nghiệp - coi phim là một tác phẩm nghệ thuật, là một sản
phẩm văn hóa cao cấp phục vụ khán giả - thì hay, độc đáo, mới mẻ, hấp dẫn là
những tiêu chí ở yêu cầu cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Đã là cao thì

12



trình độ nhìn nhận thẩm định cũng phải cao mới nhận định được. Chẳng thế
mà người ta có câu: Phải có cặp “mắt xanh”, phải biết đãi cát tìm vàng, phải
có cái đầu và cả trái tim dồi dào hiểu biết và nhiệt tâm, công tâm... trong thái
độ xem xét cũng như sáng tác thưởng thức phim. Đương nhiên bất kỳ khái
niệm và tiêu chí (trong khoa học xã hội) nào cũng đều có tính chất tương đối
và tất cả tính tương đối ấy “co dãn” đến đâu đều phụ thuộc vào trình độ nhận
thức của từng cá nhân. Điều này cho thấy có những bộ phim, những cốt
truyện rất có giá trị thoạt xem thường gây tranh cãi: Người bảo nó hay, người
chê nó dở, người tán thành ủng hộ, kẻ hết lời đả phá... Do đó, có những ý
tưởng kịch bản từng chịu số phận trắc trở long đong hoặc đành nằm im trên
giấy bởi cách nhìn nhận chưa đúng đắn về nó. Có những kịch bản cơ sở làm
phim này chê nhưng khi được cơ sở khác tiếp nhận thì đã được hoan nghênh
và phim làm theo kịch bản đó đoạt giải hoặc được dư luận thích, khán giả
hưởng ứng. Thực tiễn sáng tạo điện ảnh nước ta và thế giới chứng minh rất rõ
vấn đề này.
Từ mấy điều mở rộng ở trên có thể kết luận: Để biết thế nào là hay, độc
đáo hấp những người làm phim và cả người thưởng thức, thẩm định phim đều
cần không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về phim truyện nói riêng và văn
hóa nghệ thuật cũng như đời sống nói chung.
Một cốt truyện có giá trị còn phải là cốt truyện chứa đựng nhiều tiềm
năng tốt cho việc biểu đạt của các yếu tố cấu thành thuộc ngôn ngữ nghe nhìn.Trong vấn đề này, cốt truyện của phim mang tính đặc thù của cách biểu
đạt điện ảnh. Nó khác với cốt truyện văn học ở sự diễn đạt phong phú của
hình ảnh và âm thanh. Mỗi giây màn ảnh không chỉ thuần túy là thông tin mà
luôn là sự diễn đạt có tính hình tượng, liên hệ hữu cơ với nhau trong chuỗi
hành động kịch tính hoặc biểu hiện. Từ mấy điều mở rộng ở trên có thể kết
luận: Để biết thế nào là hay, độc đáo hấp những người làm phim và cả người
thưởng thức, thẩm định phim đều cần không ngừng nâng cao trình độ hiểu


13


biết về phim truyện nói riêng và văn hóa nghệ thuật cũng như đời sống nói
chung. Một cốt truyện có giá trị còn phải là cốt truyện chứa đựng nhiều tiềm
năng tốt cho việc biểu đạt của các yếu tố cấu thành thuộc ngôn ngữ nghe - nhìn.
Trong vấn đề này, cốt truyện của phim mang tính đặc thù của cách biểu
đạt điện ảnh. Nó khác với cốt truyện văn học ở sự diễn đạt phong phú của
hình ảnh và âm thanh. Mỗi giây màn ảnh không chỉ thuần túy là thông tin mà
luôn là sự diễn đạt có tính hình tượng, liên hệ hữu cơ với nhau trong chuỗi
hành động kịch tính hoặc biểu hiện.
1.3. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn
học và tác phẩm điện ảnh
1.3.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
1.3.1.1. Khái niệm
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác
phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả
kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần,
thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh
hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng.
Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ không chỉ
một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây,
các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không
thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật
với những nét rất gần với nguyên mẫu.


14


Trong văn học cổ điển, thông thường nhân vật chính đồng thời là nhân
vật tích cực, chính diện và ngược lại. Tuy nhiên, đối với văn học hiện đại, sự
phân chia nhân vật trong tác phẩm không rõ ràng, rạch ròi như văn học cổ
điển, có nhân vật vừa ác vừa thiện, vừa hiền vừa dữ…
1.3.1.2. Đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật khái quát tính cách của con người, khái quát hóa cuộc sống,
hiện thực được cô đặc lại, thu nhỏ lại trong cuộc sống của một nhân vật giống
như qua một giọt nước thấy cả đại dương, qua số phận của một nhân vật có
thể thấy được cả một lớp người, một thời đại, một xã hội. Đó chính là vai trò
phản ánh.
Nhân vật là yếu tố hết sức quan trọng truyền tải tư tưởng của tác giả.
Qua nhân vật, tác giả gửi gắm những tư tưởng, những thông điệp thẩm mỹ tới
người đọc. Đó chính là vai trò tư tưởng.
Nhân vật tạo nên tính thuyết phục cho tác phẩm, khiến người đọc có
cảm giác tin cậy vào những điều nhà văn viết. Vấn đề này hết sức cần thiết
trong hoạt động tiếp nhân văn học. Điều quan trọng của tính thuyết phục là
tính chân thực của tác phẩm, tức là sự phù hợp giữa tác phẩm với những qui
luật của đời sống, mà xét đến cùng, tính chân thực của tác phẩm lại phụ thuộc
vào tính chân thực của nhân vật. Vì vậy, có thể nói, nhân vật tạo nên tính
thuyết phục cho tác phẩm.
Như vậy, trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật
chính là nơi tập trung mang chở nội dung phản ánh, chủ đề, tư tưởng của tác
phẩm, là nơi ký thác quan niệm về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của
nhà văn. Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một
quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội,
một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó. Bởi thế, phân tích nhân vật trở


15


thành con đường quan trọng nhất để xác định giá trị của tác phẩm, để nhận ra
lí tưởng thẩm mĩ cùng tài năng, phong cách nghệ thuật của nhà văn.
1.3.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh
1.3.2.1. Khái niệm
Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành
công cho tác phẩm nghệ thuật. Ở bất cứ bộ môn nghệ thuật nào, việc xây
dựng nhân vật luôn được xem trọng và cần sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Đặc
biệt với nghệ thuật điện ảnh, nhân vật lại cần có sức cộng hưởng lớn với
những yếu tố khác trong phim, và có thành công hay không phụ thuộc nhiều
vào tâm huyết, sự cẩn trọng cùng khả năng sáng tạo của những người tạo ra
nó (biên kịch, đạo diễn, diễn viên).
Xây dựng thành công một nhân vật điện ảnh điển hình, khái quát với
tính thẩm mỹ cao và có tầm ảnh hưởng sâu sắc, tác động đến người xem, thực
sự không đơn giản đối với bất kỳ một nhà sáng tác nào. Công việc này đòi hỏi
người nghệ sĩ phải suy nghĩ, trăn trở, dám đi đến tận cùng của sự sáng tạo.
Là đối tượng cơ bản và quan trọng trong lý luận văn học nghệ thuật, nhân
vật được phản ánh, mô tả với những nét cá tính, đặc điểm tính cách cụ thể.
Xây dựng nhân vật là yếu tố cần thiết và quan trọng, có ảnh hưởng
nhiều đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Tác phẩm có sống
động, tồn tại lâu dài hay không tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người
nghệ sĩ, và xây dựng nhân vật của tác phẩm. Xem một tác phẩm điện ảnh
đã khá lâu, có thể quên tác phẩm ở nhiều điểm, đôi khi quên cả ý nghĩa của
tác phẩm, nhưng với nhân vật thì ta khó lòng quên được, nếu nhân vật đó
có tính cách, cá tính ấn tượng, đời sống tâm lý riêng biệt. Đó còn là môn
nghệ thuật đặc biệt khắt khe trong việc xây dựng nhân vật, điện ảnh có
những đòi hỏi cũng như kỹ thuật trong công việc này.


16


Chính khả năng vận động trên nền bối cảnh thật của hoàn cảnh, của tự
nhiên mà người xem trực tiếp cảm nhận nhân vật bằng mọi giác quan như khi
họ đối diện với những con người thật trong cuộc sống hàng ngày. Trong bối
cảnh thật đó, nhân vật điện ảnh xuất hiện với những hành vi, cử chỉ, hoạt
động đánh ngay vào mắt người xem và họ có thể hiểu hoặc ít nhất là cảm
nhận thấy nhân vật trong phim như thế nào. Nói chính xác hơn, nhân vật
trong điện ảnh giúp người xem thưởng thức chân thực nhất so với nhân vật
trong các loại hình nghệ thuật khác.
Vì vậy muốn tạo được sự chú ý, lấy được cảm xúc của người xem thì
nhân vật trong tác phẩm điện ảnh không thể đứng yên, thiên về suy nghĩ, kém
về hành động, mà phải luôn vận động và biến đổi.
1.3.2.2. Đặc trưng và vai trò của nhân vật trong phim
Xây dựng nhân vật trong tác phẩm điện ảnh có những đặc thù riêng,
nhưng chưa phải bất cứ người làm sáng tác điện ảnh nào cũng nắm bắt được.
Một điều rất căn bản là, nhân vật được người sáng tác làm ra, nhưng nó lại
không tuân theo mong muốn chủ quan của người sáng tạo ra nó mà có quy
luật, một đời sống riêng. Không thể bắt nó phải làm như thế này và nghĩ như
thế kia. Cũng không thể bắt nhân vật của mình phải suy nghĩ gì và hành động
ra sao nếu không theo quy luật phát triển tự nhiên nằm ngay trong bản thân
nhân vật đó. Nhân vật trong phim luôn phải tuân theo một cách chặt chẽ quy
luật khách quan của chính nó, nghĩa là tuân theo tiến trình phát triển của tính
cách và tâm lý của bản thân, hoàn cảnh tạo ra nhân vật đó và nhiều yếu tố nhỏ
lẻ nhưng quan trọng khác nữa. Nếu như người sáng tác bằng ý chí của mình
ép nhân vật phải có những suy nghĩ hành động và đưa ra tuyên ngôn không
phù hợp với hoàn cảnh, không đúng quy luật của cuộc sống, thì nhân vật ấy
cùng với tác phẩm của người sáng tạo sẽ rủ nhau đi vào quên lãng của người


17


xem. Nhân vật trong phim thực sự chỉ tồn tại lâu bền khi nó được sống, chết,
nghĩ và hành động… theo quy luật phát triển tự nhiên hợp logic.
1.4. Giới thiệu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trên bình diện tác phẩm
văn học và điện ảnh
1.4.1. Vài nét về tác giả Tô Hoài
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27.9.1920 trong một gia
đình thợ thủ công nghèo làm nghề dệt lụa ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức
tỉnh Hà Đông cũ nay là phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bút danh
Tô Hoài được xuất phát từ con sông Tô Lịch phủ Hoài Đức của quê ngoại nhà
văn ở phường Nghĩa Đô. Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng chính tài
năng của mình khi ông tự mình sáng tác một số những bài thơ rất lãng mạn
hay những cuốn truyện vừa, được viết theo kiểu vô hiệp, nhưng rồi ông
nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những
sáng tác đầu tay, trong đó có Dế Mèn phiêu lưu kí.
Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến
chống thực dân Pháp ông làm báo và hoạt động nghệ thuật rất sôi nổi ở Việt
Bắc. Và có thể nói Tô Hoài một người rất có duyên gắn bó máu thịt với quê
hương Tây Bắc và đồng bào các dân tộc nơi đây. Ông là một nhà văn lớn, có
số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông cho rằng:
“Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không
tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
Một người tài năng và có trái tim nóng bỏng với sự hiểu biết phong phú, sâu
rộng đặc biệt là về những văn hóa tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước
ta. Ông yêu những gì giản dị, yêu những gì thuộc về nét đẹp dân tộc và yêu
nồng hậu những con người của dân tộc ấy. Tô Hoài có biệt tài luôn thu hút
người đọc bởi chính những gì chân thật nhất mà ông đã từng trải qua và ông
viết văn như viết bằng chính máu của mình, cộng thêm lối trần thuật hóm


18


hỉnh, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ
cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn lạ thường động lòng biết
bao trái tim bạn đọc.
Để hiểu hơn về Tô Hoài ta phải nhắc đến nơi đã gắn bó với ông suốt
bao năm tháng, nơi xứ sở của hoa ban, hoa mơ, hoa đào của những đêm tình
mùa xuân lãng mạn, những chợ tình đắm say. Nơi ấy, Tô Hoài sau tám tháng
sống và gắn bó máu thịt đã thốt lên: cảnh và người Tây Bắc đã để thương để
nhớ để cho tôi quá nhiều, niềm thương nỗi nhớ ấy đã thăng hoa thành truyện
ngắn Vợ chồng A Phủ là kiệt tác bất hủ giàu giá trị nhân đạo, ám ảnh lòng
người đến muôn đời.
1.4.2. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trên bình diện tác phẩm văn học và
điện ảnh
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc được
nhà văn Tô Hoài viết năm 1952. Sáng tác từng giúp Tô Hoài nhận Giải
thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 đã được đưa lên màn ảnh nhỏ và trở
thành một trong những phim kinh điển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.
Hai nhân vật chính là A Phủ và Mỵ - một đôi nam nữ thanh niên nghèo bị
thống lý Pá Tra, một chúa đất gian ác, cấu kết với Pháp, áp bức bóc lột đến
cùng cực. Hắn bắt Mỵ về làm vợ lẽ cho con trai là A Sử, và bắt A Phủ đến ở
không công suốt đời để trả nợ. Khi A Phủ bị trói vì tội đánh mất bò, sắp chết
đau, chết đói, chết rét, Mị cắt dây trói cứu thoát anh. Hai người trốn đến
Phiềng Sa rồi nên vợ nên chồng. Sau này, nhờ có Đảng lãnh đạo, A Phủ và
Mỵ đã vùng dậy, đấu tranh để tự giải phóng, cùng nhân dân xây dựng một
cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của
nhà văn Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung. Truyện là

bức tranh miêu tả chân thực và sinh động cuộc sống vùng cao, nơi có những

19


thân phận khổ đau, những con người nghèo khó sống dưới ách áp bức, bóc lột
của thực dân, phong kiến.Truyện không chỉ phản ánh nỗi khổ của những
người như Mị, như A Phủ, truyện còn là bài ca ca ngợi những phẩm chất cao
đẹp, sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do cháy bỏng của những người con
nơi núi rừng Tây Bắc.
Nếu trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài nổi tiếng với tác phẩm Dế
mèn phưu lưu ký, thì sau Cách mạng tháng Tám, sau khi đã đi theo kháng chiến,
Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng của mình bằng tập Truyện Tây Bắc..
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn
viết về đề tài Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm chứa đựng cả giá trị
nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Cùng với những bộ phim nổi tiếng như Làng Vũ Đại ngày ấy, Chị Dậu,
Rừng xà nu, Số đỏ…, Vợ chồng A Phủ là một trong những “bộ phim văn học”
xuất sắc nhất của điện ảnh Việt Nam. Trong bộ phim chuyển thể từ truyện
ngắn, có nhiều chi tiết khác với nguyên tác văn học. Tuy vậy, những giá trị
hiện thực, giá trị nhân đạo vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.
Giá trị hiện thực của tác phẩm đã được thể hiện trong cuộc sống của
người dân lao động miền núi Tây Bắc, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực
dân, phong kiến.
Nam chính A Phủ do NSND, đạo diễn Trần Phương thể hiện. Ông sinh
năm 1930, là diễn viên – đạo diễn kiệt xuất của nền điện ảnh Việt Nam.
Ngoài Vợ chồng A Phủ, Trần Phương từng tham gia đóng nhiều phim Cách
mạng, để lại nhiều dấu ấn như Chị Tư Hậu, Tiền tuyến gọi, Vợ chồng anh
Lực... Những bộ phim do ông đạo diễn cũng để lại nhiều tiếng vang, giành
được nhiều giải thưởng lớn: Hy vọng cuối cùng, Tội lỗi cuối cùng, Dòng

sông trắng…

20


×