Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.8 KB, 34 trang )

CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
KHÁI QUÁT GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC PHẨM
VHDG TRONG CHƯƠNG TRÌNH PT
Hoạt động của GV và HS
H: Nội dung chính của sử

Nội dung cần đạt
I. Sử thi “Đăm Săn”

thi Đăm Săn là gì? Lấy dẫn

1. Nội dung

chứng để chứng minh.

a) Xây dựng hình tượng Đăm Săn - người anh hùng
đại diện cho vẻ đẹp và sức mạnh cộng đồng
* Ngoại hình phi thường
- Đăm Săn nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc
chàng là một cái nong hoa
- Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa.
- Ngực quân chéo 1 tấm mền chiến, mình khoác áo
chiến, tai đeo nụ, mắt long lanh như mắt chim ghếch
ăn hoa tre, bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to
bằng ống bễ.

Ngoại hình của 1 người anh hùng phi thường được
miêu tả bằng phép phóng đại
* Sức mạnh phi thường
- Đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó..
- Sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy,


nằm sấp thì gẫy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc, ngang
tàng từ trong bụng mẹ.

Sức mạnh và sự hiên ngang phi thường, không ai
địch nổi, có thể bách chiến bách thắng
* Vẻ đẹp và sức mạnh phi thường đó được thể hiện
rõ nhất qua cuộc chiến đấu với Mtao Mxây
- Đăm Săn nhường cho Mtao Mxây múa trước, điềm tĩnh

1


nhìn.
- Khi múa khiên, nếu như Mtao Mxây múa, khiên kêu
lạch xạch như quả mướp khô, thì Đăm Săn múa vang
lên đĩa khiên đồng, vang lên đĩa khiên kênh. Chàng múa
trên cao, gió như bão, chàng múa dưới thấp gió như lốc.
Chàng lao vun vút qua phía Đông, qua phía Tây, một lần
xốc tới chàng vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô .
Khi chàng chạy, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật
rễ bay tung.Dũng mãnh phi thường. Vẻ đẹp và sức
mạnh của Đăm Săn tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức mạnh
của cộng đồng.
* Danh tiếng
- Danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đâu đâu
cũng nghe danh tiếng ĐS
- Khách đến chúc mừng từ khắp mọi miền
- Cả miền Êđê Êga đều ca ngợi ĐS là một tù trưởng
chắc chết mười mươi cũng không lùi bước.
* Được cộng đồng ủng hộ và thần linh phù trợ.

=> Hình tượng Đăm Săn tiêu biểu cho kiểu nhân vật
anh hùng sử thi: Có vẻ đẹp và sức mạnh phi thường,
được cộng đồng và thần linh giúp đỡ. Đó là người anh
hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng, kết tinh phẩm
H: Hình tượng cộng đồng

chất, ý chí và khát vọng của cả cộng đồng.
b) Hình tượng cộng đồng

trong sử thi “Đăm Săn”

- Đông vui nhộn nhịp: Tôi tớ chật ních cả nhà ngoài,

được thể hiện như thế nào?

các chàng trai cô gái đi lại đụng chạm vào nhau.
- Tổ chức tiệc mừng chiến thắng linh đình, thịt lợn thịt
trâu ăn không ngớt…, kéo dài suốt cả mùa khô, đến
mức cả một vùng nhão ra như nước, lươn trong hang,

2


giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai chui lên cao sưởi nắng.
- Chiêng lắm la nhiều: trống to, la, cồng hlong, chũm
choẹ xoa… Chiêng lại có âm thanh vang vọng: chiêng
có tiếng đồng, tiếng bạc, tiếng chiêng vang lên khiến
vỡ toác các cây đòn nghạch, gãy nát các cây xà ngang,
vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng
quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kì

nhông ngoài bãi phải ngừng kêu…
 Thể hiện sự giàu mạnh của cộng đồng Êđê (Chiêng
không chỉ là tài sản vật chất mà còn là tài sản tinh thần
quí giá của người Tây Nguyên)
- Tôi tớ của Đăm Săn và của Mtao Mxây không có sự
phân biệt, cùng nhau tổ chức ăn mừng chiến thắng. Sự
hợp nhất đó thể hiện người Êđê nói riêng, người Tây
Nguyên nói chung rất chuộng hoà bình, khao khát xây
dựng một cộng đồng yên bình, sung túc, vững mạnh.
H: Hãy nêu những nét chính 2. Nghệ thuật
về nghệ thuật của sử thi

- Giọng điệu: Giọng kể linh hoạt: nhanh, gấp gáp,

“Đăm Săn”. Chứng minh nó hùng mạnh khi miêu tả cuộc chiến đấu; trang trọng,
là tiêu biểu cho nghệ thuật

chậm rãi khi miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng

sử thi?

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Đặt nhân vật vào tình
huống căng thẳng, gay cấn để nhân vật thể hiện rõ nét
phẩm chất. Tô đậm vẻ đẹp, sức mạnh, phẩm chất của
nhân vật bằng các thủ pháp so sánh, tương phản, phóng
đại, liệt kê, trùng điệp  thể hiện cái nhìn ngợi ca, tôn
vinh người anh hùng cộng đồng.
- Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo
+ Miếng trầu tăng thêm sức mạnh.
+ Ông Trời mách cho điểm yếu của kẻ thù.


3


- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ đối thoại chiếm số lượng lớn.
+ ĐS nói với Mtao Mxây: Câu ngắn, nhịp nhanh 
Thể hiện thái độ quyết liệt, dứt khoát.
+ ĐS nói với dân làng: câu dài, nhịp chậm hơnthể hiện niềm
vui chiến thắng
- Ngôn ngữ người kể chuyện: có dạng đối thoại (bà
con xem..), câu ngắn, nhịp gấp khi miêu tả cuộc chiến,
câu dài, trang trọng khi miêu tả cảnh ăn mừng chiến
thắng.
- Ý nghĩa của những con số:
+ Con số 3, 5, 7, nghìn, vạn…lặp lại nhiều lần  con
số ước lệ, chỉ số nhiều, thể hiện sự hùng mạnh, giàu
có.
H: GV liên hệ: Nghệ thuật

=>Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích tiêu biểu

sử thi đó có chi phối như

cho nghệ thuật sử thi nói chung, lôi cuốn sự chú ý của

thế nào đến khuynh hướng

người nghe, người xem, thể hiện sự thán phục của người

sử thi và cảm hứng lãng


kể chuyện.

mạn trong văn học VN

* Liên hệ đến khuynh hướng sử thi trong VHVN hiện

1945 – 1975?

đại.
VHVN hiện đại, giai đoạn 45-75 phát triển theo khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đó là một khuynh
hướng sáng tác hình thành và phát triển trong hoàn cảnh
chiến tranh giải phóng dân tộc 45-75.
- Khuynh hướng sử thi
+ Đề tài, chủ đề: Lúc này, những gì thuộc về cái Tôi
riêng đều bị xem là nhỏ mọn, tầm thường, con người
luôn đứng trước những vấn đề có tầm cỡ lịch sử: Tổ
Quốc còn hay mất, độc lập-tự do hay nô lệ, ngục tù?
Câu hỏi ấy khiến mọi công dân đề phải dẹp đi tất cả mọi

4


lợi ích cá nhân. Hy sinh tất cả, kể cả tính mệnh của
mình.
“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…” (Chế Lan

Viên)
Ra đời và phát triển trong không khí lịch sử đó, văn
học giai đoạn 45-75 là văn học của những sự kiện lịch
sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng.
+ Nhân vật trung tâm của VHVN 45-75 là những con
người đại diện cho cho giai cấp, dân tộc, thời đại, những
con người sống chết với cộng đồng và kết tinh một cách
chói lọi những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng, tiêu
biểu cho phẩm chất, khát vọng, ý chí của cộng đồng.
Nhân vật được lí tưởng hoá.
. VD: Nhà thơ Tố Hữu không nhìn chị Trần Thị Lý là
một cá nhân mà là một con người của dân tộc, của nhân
loại. Trái tim em là một “trái tim vĩ đại” “Còn một giọt
máu tươi còn đập mãi / Không phải cho em. Cho lẽ phải
trên đời / Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!”.
Tố Hữu không gọi chị là Trần Thị Lý mà là “người con
gái anh hùng”, “người cọn gái quang vinh” và “Người
con gái Việt Nam”.
. VD: Anh hùng Núp hay Tnú, chị Út Tịch đâu phải
những cá nhân mà là “Đất nước đứng lên”, là cả làng Xô
Man, cả Tây Nguyên vùng dậy, là “Người mẹ cầm
súng”.

5


. VD: Hình ảnh anh giải phóng quân hi sinh trên đường
bay Tân Sơn Nhất được Lê Anh Xuân hình dung là một
“Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.

Khái quát: Đây là thời mà cái cá nhân, riêng tư cơ hồ
mất vị trí trong cảm quan thẩm mỹ, thời mà Chế Lan
Viên gọi là “Những năm đất nước có một tâm hồn, có
chung khuôn mặt”.
+ Bút pháp: VHVN 45-75 thường xây dựng những hình
tượng kì vĩ, lớn lao, những hình ảnh thiên về vẻ đẹp
tráng lệ hào hùng.
VD: “Những đường VB của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quan đi điệp điệp trùng trùng.
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay...”
VD: Hình ảnh cụ Mết trong “Rừng xà nu” hô vang núi
rừng Tây Nguyên: “Chúng nó cầm súng thì mình phải
cầm giáo”, “Đốt lửa lên! ĐỐt lửa lên!”
+ Giọng văn: GIọng văn sử thi thường trang nghiêm và
thiên về ngợi ca với thái độ chiêm ngưỡng đầy cảm phục
VD: Câu chuyện về cuộc đời Tnú, về cuộc nổi dậy của
dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại trong một không
khí trang trọng.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Đây là thời kì cả dân tộc sống với tâm lý lãng mạn một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh thần lạc quan
chiến thắng.
+ Cảm hứng lãng mạn sôi nổi cả trong thơ và văn xuôi.

6


Nhìn chung, hướng vận động của ý thơ, cốt truyện,

mạch văn, của số phận nhân vật, của dòng cảm nghĩ
của tác giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ
gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa
hẹn. Con người trong chiến đấu nghĩ về ngày chiến
thắng, trong gian khổ nghĩ về niềm vui, tương lai tươi
sáng, vượt lên trên hiện thực khắc nghiệt gian khổ của
chiến tranh. Niềm tin ở tương lai là nguồn sức manh tinh
thần to lớn khiến dân tộc ta có thể vượt lên trên mọi thử
thách, tạo nên những chiến công phi thường.
VD: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”
VD: HÌnh ảnh rừng xà nu vượt lên trên bom đạn với vẻ
đẹp khoẻ khoắn, đầy chất thơ: “Cạnh một cây xà nu mới
ngã gục, đã có 4,5 cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình
nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời…Nó phóng lên rất
nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi
từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô
H: Nội dung chính của

số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng…”
II. “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng

truyền thuyết “Truyện ADV Thuỷ”
và MC TT” là gì? Lấy các

1. Nội dung


dân chứng để minh hoạ cho

a) KHẳng định công lao của An Dương Vương, nêu

đặc điểm nội dung đó?

lên bi kịch mất nước, bi kịch tình yêu.
- ADV đã có công lớn đối với đất nước: Dời đô từ

7


vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng, đã tìm mọi cách để
có thể xây thành Cổ Loa. Ban đầu gặp nhiều khó khăn
nhưng bằng sự kiên trì, tìm tòi, được sự ủng hộ của nhân
dân mà ADV đã xây được thành. Chi tiết kì ảo về sự
giúp đỡ của thần kim quy có ý nghĩa khẳng định: Việc
làm của ADV là hợp với ý trời, lòng dân nên được thần
linh ủng hộ. ADV còn cho chế tạo vũ khí để đối phó với
giặc khi có ngoại xâm (nỏ thần).
=>ADV là một vị vua anh hùng, là một thủ lĩnh anh
minh, sáng suốt, có lòng yêu nước, ý chí quyết tâm, tinh
thần trách nhiệm cao.
- Tuy nhiên, về sau, vì lơ là mất cảnh giác mà chính
ADV đã để mất nước, dẫn đến bi kịch mất nước và bi
kịch tình yêu.
+ Cách kết thúc thể hiện thái độ của nhân dân đối với
người anh hùng: Sau khi chém MC như một sự nhận ra và
hối hận muộn màng, ADV cầm sừng tê, theo Rùa vàng đi

xuống biển. Có lẽ trong thực tế ADV bị chết. Nhưng
nhân dân không muốn người anh hùng bị chết như vậy.
Vì thế, chi tiết ADV cầm sừng tê đi xuống biển thể hiện
tình cảm yêu mến, thái độ tôn kính, ngưỡng vọng người
anh hùng của nhân dân, mong muốn người anh hùng là
bất tử. (Cũng như Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời
hay Bà Trưng về trời làm phúc thần).
+ Kết thúc, đồng thời là nhà tan. ADV phải tự tay chém
người con gái yêu quí của mình. Cơ đồ của nhà nước Âu
Lạc bị sụp đổ, sự nghiệp của ADV tan thành mây khói.
Bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Thuỷ lồng trong bi kịch
mất nước.

8


H: Truyền thuyết này rút ra

b) Bài học lịch sử lớn lao

bài học lịch sử như thế nào? - Quyết tâm, kiên trì xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù,
luôn tỉnh táo, sáng suốt, không để tình yêu lấn át lí trí,
khiến cho mù quáng.
- Bài học về sự giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc
của cá nhân và trách nhiệm đối với cộng đồng, giữa
hạnh phúc cá nhân với vận mệnh của dân tộc. Cần
phải biết đặt cái chung lên trên cái riêng tư, vận mệnh
H: Hãy chỉ rõ những đặc


đất nước lên trên hạnh phúc cá nhân.
2. Nghệ thuật

sắc nghệ thuật của truyền

- Kết hợp hài hoà giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố kì ảo,

thuyết này?

hoang đường, khiến truyện li kì, hấp dẫn.
+ Cốt lõi lịch sử: ADV dựng nước và giữ nước, bi
kịch mất nước.
+ Yếu tố hoang đường kì ảo: Thần Rùa vàng giúp vua
xây thành, tặng ADV cái vuốt để làm nẫy nỏ, nỏ thần
bắn một phát ra hàng ngàn mũi tên, giết hàng ngàn
quân gặic, ADV cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển,
máu của Mị Châu chảy xuống biển, trai ăn được biến
thành ngọc trai, xác của nàng biến thành ngọc thạch…
- Thời gian quá khứ - xác định. Nếu thời gian trong thần
thoại là buổi hồng hoang, khi trời đất chưa phân chia,
con người chưa đông đúc, thời gian trong cổ tích thường
là quá khứ phiếm định (ngày xửa, ngày xưa) thì thời
gian trong truyền thuyết là quá khứ - xác định:
- Kết cấu truyện theo thời gian tuyến tính, không có sự
đồng hiện và sự quay trở lại.
- Gắn với di tích vật chất (thành Cổ Loa)

9



=> Đây cũng là những đặc trưng thể loại của truyền
thuyết.
* Nhấn mạnh chi tiết Ngọc trai - giếng nước
- Hình ảnh ngọc trai: là sự minh oan, chiêu tuyết cho danh
dự, nhân phẩm của MC, rằng nàng vì quá cả tin, ngây thơ
mà làm lộ bí mật quốc gia, làm mất nước, chứ không có
rắp tâm bán nước.
- Hình ảnh giếng nước: Giếng nước có hồn TT, TT tự tử,
thể hiện sự hối hận muộn mằn của TT. TT vì nhìn thấy
hình MC dưới giếng mà nhảy xuống giếng.
- Ngọc trai đem rửa vào nước giếng trong thành thì ngọc
càng sáng hơn: Dường như MC đã phần nào tha thứ cho
TT ở thế giới bên kia, mối oan tình được hoá giải, thể
hiện sự bao dung của nhân dân đối với MC và TT, sự
H: Truyện “Tấm Cám” viết

cảm thông đối với một mối tình nhiều oan trái.
III. “Tấm Cám”

về cuộc đời, số phận của

1. Nội dung

những con người như thế

a) Cuộc đời, số phận bất hạnh của cô Tấm

nào?

- Tấm mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở với dì ghẻ. Tấm phải

làm lụng vất vả suốt ngày, không lúc nào được nghỉ
tay, trong khi Cám – con của dì ghẻ thì ăn trắng mặc
trơn.
- Tấm bị tước đoạt, bị cướp mất cả những niềm vui bé
nhỏ. Tấm phải cặm cụi cả ngày mong có được yếm
đào, nhưng Cám gian xảo đã lừa Tấm, trút sạch giỏ
tôm tép, khiến Tấm bị dì ghẻ mắng. Trong gia đình ấy,
Tấm không khác nào con ở, còn không được bằng con ở.
Tấm cô đơn. Tấm chỉ có một người bạn nhỏ bé là chú cá
bống còn sót lại nhưng mẹ con Cám cũng đang tâm giết

10


thịt. Ngày hội, cả làng đi xem. Đó là niềm vui đời thường
ai cũng có quyền được hưởng. Mẹ con Cám cũng sắm
sửa quần áo mới đi xem hội, nhưng lại trộn thóc với gạo
bắt Tấm nhặt, không cho Tấm đi, không cho Tấm được
hưởng chút niềm vui nào. Đúng là “Mấy đời bánh đúc có
xương / Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”. Tấm thật
bất hạnh.
- Khi thử giầy và trở thành hoàng hậu, sống trong cung, xa
mẹ con Cám, tưởng rằng mẹ con Cám sẽ để Tấm yên.
Nhưng không, lòng ghen ghét, đố kị đã ăn sâu vào máu, trở
thành bản chất của chúng, nên chúng không từ một cơ hội
nào để có thể cướp đoạt mọi niềm hạnh phúc của Tấm,
thậm chí tìm cách hãm hại Tấm hết lần này đến lần khác.
+ Nhân ngày Tấm về giỗ bố, mẹ con Cám bầy mưu
giết Tấm rồi đưa Cám vào thay.
+ Mỗi lần Tấm hoá thân, mẹ con Cám đều tìm cách tiêu diệt

tận gốc (giết thịt chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt
khung cửi). Mẹ con Cám không để cho Tấm có một con
đường nào để có thể trở về. Sự tàn ác của mẹ con Cám lên
đến đỉnh điểm. Cũng đồng thời cho thấy sự bất hạnh của
Tấm. Tấm khổ không chỉ lúc còn sống mà ngay cả khi đã
chết.
Kể về cuộc đời của Tấm, tác giả dân gian muốn
phản ánh số phận nghèo khổ và nhiều bất hạnh của
những con người có thân phận nhỏ bé trong xã hội
xưa: người con riêng, mồ côi, cuộc đời trăm đắng
H: Qua truyện “Tấm Cám”,

nghàn cay.
b) Phản ánh ước mơ của nhân dân

nhân dân muốn thể hiện

* Ước mơ đổi đời

11


ước mơ gì?

- Cô Tấm sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nghèo
khó, phải làm lụng quần quật suốt ngày, quần áo rách
rưới.
- Chi tiết Tấm thử giày và trở thành hoàng hậu, bước
vào cuộc sống sung sướng thể hiện ước mơ được đổi
đời nhanh chóng của người dân lao động. Họ mong

muốn có được cuộc sống sung túc, giàu có. Họ ao ước
không phải ở địa vị thấp hèn nữa mà ở địa vị cao sang
(hoàng hậu). Đó là ước mơ hoàn toàn chính đáng.
* Ước mơ hạnh phúc
- Trong gia đình, sống với mẹ con Cám, Tấm không
chỉ vất vả, bị bóc lột sức lao động mà còn rất cô đơn,
khổ sở.
- Việc Tấm trở thành hoàng hậu, được vua yêu mến
chính là thể hiện ước mơ có cuộc sống hạnh phúc vẹn
toàn. Chiếc giày, miếng trầu chính là những vật đưa
họ đến với nhau, giúp họ nhận ra nhau để giữ gìn hạnh
phúc.
Tấm thành hoàng hậu, sống hạnh phúc là phần thưởng
xứng đáng cho sự chăm chỉ, hiền lành, cho sự đấu tranh
để giành và giữ hp.
Tuy nhiên, vì là trong xã hội phong kiến nên những ước
mơ đó của Tấm, của nhân dân lao động phải gửi gắm vào

H: Qua mâu thuẫn giữa

sự trợ giúp của các lực lượng thần kì, các yếu tố kì ảo.
c) Phản ánh cuộc đấu tranh Thiện – Ác, thể hiện

Tấm và mẹ con Cám, qua

quan niệm nhân sinh của nhân dân

cuộc đấu tranh để giành và

- Tấm là đại diện cho cái Thiện. Mẹ con Cám là đại


giữ hạnh phúc của Tấm,

diện cho cái Ác. Sự mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và

cho biết, truyện phản ánh

mẹ con Cám phản ánh cuộc đấu tranh Thiện – Ác.

12


cuộc đấu tran giữa những

- Cuộc đấu tranh đó diễn ra vô cùng quyết liệt. Cái Ác

thế lực nào trong XH xưa?

rất mạnh và nó ra sức chèn ép, thậm chí tiêu diệt cái

Qua đó thể hiện quan niệm

Thiện bằng mọi cách. Cái Thiện ban đầu yếu thế, chỉ

gì của nhân dân?

còn biết trông chờ vào sự giúp đỡ của lực lượng siêu
nhiên. (Ban đầu, khi bị mẹ con Cám áp bức, Tấm chỉ
biết ngồi bưng mặt khóc, và Bụt xuất hiện giúp đỡ
Tấm). Nhưng cái Thiện không thể chịu đựng mãi được.

Cái Thiện ý thức được cần phải đấu tranh. Cái Thiện
vùng dậy đấu tranh chống cái ác đến cùng. (Sau khi bị
hãm hại, Tấm liên tục hoá thân trở về để đấu tranh
giành và giữ hạnh phúc: hoá thành chim vàng anh,
xoan đào khung cửi, cây thị quả thị). Đó là sự đấu
tranh không ngừng, không mệt mỏi. Tấm không còn
ngồi khóc, chờ một lực lượng siêu nhiên nào giúp mà
Tấm tự hoá thân, tự đấu tranh cho hạnh phúc của mình.
Chỉ có tự đấu tranh giành lấy, hạnh phúc mới lâu bền.
- Cái Thiện cuối cùng đã thắng.

 Giá trị nhân đạo của tác phẩm
+ Cảm thông và thương xót cho số phận bất hạnh của
những con người có thân phận nhỏ bé trong xã hội
+ Đề cao những phẩm chất đẹp đẽ, những giá trị của
con người (Cô Tấm hiền lành, xinh đẹp, hiếu thảo,
thuỷ chung….
+ Trân trọng những ước mơ, khát vọng hạnh phúc của
con người (ước mơ đổi đời, ước mơ có được cuộc
sống hạnh phúc)
+ Tố cáo, lên án các thế lực đen tối đã chà đạp lên
quyền sống và cướp đoạt hạnh phúc của con người
(mẹ con Cám)

13


 Quan niệm của nhân dân:
+ Ở hiền gặp lành, Ác già ác báo. Đó là một triết lí nhân
sinh sâu sắc.

+ Tin tưởng vào sự chiến thắng tất yếu của cái Thiện.
Cái Thiện có thể ban đầu yếu thế nhưng sức mạnh sẽ
tăng dần, lại bền bỉ đấu tranh nên chắc chắn sẽ giành
chiến thắng, thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả dân
gian.
H: Hãy nêu những nét chính 2. Nghệ thuật
nghệ thuật của truyện “Tấm

- Thuộc kiểu truyện người mồ côi - một kiểu truyện

Cám”? CHứng minh đó

phổ biến của truyện cổ tích.

cũng là những đặc trưng

- Nhân vật được giới thiệu trực tiếp, phân tuyến rõ

nghệ thuật của thể loại

ràng, miêu tả nhân vật chủ yếu qua hành động.

truyện cổ tích?

- Kết cấu theo mạch thời gian tuyến tính. Cốt truyện
nhiều chi tiết li kì, cấu tạo theo đường thẳng.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo hoang đường. Lực lượng
siêu nhiên là lực lượng phù giúp cho người bất hạnh
- Thời gian, không gian phiếm chỉ, mang tính khái quát
hoá: Ngày xửa ngày xưa.

- Có xen vào những câu có dáng dấp ca dao tục ngữ, vần

H: Nội dung chính của

vè dễ thuộc dễ nhớ.
IV. “Chử Đồng Tử”

truyện “CĐT” là gì?

1. Nội dung
a) Đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người.
* Chử Đồng Tử: Là một người con hiếu thảo (cha
chết, nhường chiếc khố duy nhất cho cha), là một
người lao động chăm chỉ, cần cù (hàng ngày đi bắt
tôm cá về đổi lấy gạo của thuyền bè qua lại). Tiêu
biểu cho những người lao động nghèo có phẩm chất

14


tốt.
* Tiên Dung: Tiên Dung hiện thân cho những cô gái ở
địa vị cao sang quyền quí có phẩm chất tốt đẹp, gần
gũi với thiên nhiên, tính cách tự do phóng khoáng,
muốn bứt phá khỏi những trói buộc của lễ giáo phong
kiến, có lòng thương người. (đến tuổi lấy chồng nhưng
chỉ thích đi đó đây ngắm sông núi, yêu và muốn lấy
H: Qua câu chuyện tình yêu

Chử Đồng Tử - một chàng trai nghèo khó).

b)Thể hiện những ước mơ của nhân dân

kì lạ của CĐT – TD, tác giả

- Ước mơ hôn nhân tự do, hạnh phúc

dân gian thể hiện ước mơ gì Tiên Dung đã dũng cảm bước qua rào cản phong kiến,
của nhân dân?

đến với Chử Đồng Tử bằng tình yêu, cho dù bị vua cha
rất mực phản đối. Nàng sẵn sàng tử bỏ tất cả (địa vị,
giàu sang, sung sướng) để được sống với Chử Đồng
Tử, cho dù cuộc sống vô cùng khó khăn. Đây là một
hành động tấn công mạnh mẽ vào lễ giáo phong kiến
(Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, Môn đăng hộ đối), cất lên
tiếng nói đòi tự do hôn nhân - hạnh phúc, xoá đi ranh
giới giàu nghèo – sang hèn trong tình yêu, hôn nhân,
người con gái được quyền chủ động trong tình yêu.
- Ước mơ đổi đời
Chử Đồng Tử - Tiên Dung sống với nhau trên đảo,
cuộc sống ngày càng khá giả. CĐT gặp sư Phật
Quang, được truyền cho phép lạ. được ban cho một
cây gậy và một cái nón. Trong một đêm mưa gió,
CĐT và TD cắm gậy xuống, che nón lên ngồi ngủ.
Đến nửa đêm tỉnh dậy thấy mình đang nằm trong một
toà lâu đài lộng lẫy, có đủ người hầu kẻ hạ, dân chúng
đông đúc. Chỉ trong chốc lát, cuộc sống đột nhiên thay

15



đổi. Đó là phần thưởng cho CĐT – TD, cũng là thể
hiện ước mơ được đổi đời của nhân dân. Những người
tốt bụng, chăm chỉ sẽ được sống cuộc sống ấm no, sung
túc, hạnh phúc.
- Ước mơ chinh phục thiên nhiên
Khi toà lâu đài cùng cả vùng đất cát bay về trời, để lại
bãi đất không ở giữa đầm. Bãi ấy về sau gọi là bãi Tự
Nhiên và đầm đó gọi là đầm Nhất Dạ. Chỉ Trong chốc
lát đã biến thành bãi, đầm như vậy. Chi tiết này thể hiện
H” Những nét chính về

ước mơ cải tạo tự nhiên của nhân dân.
2. Nghệ thuật

nghệ thuật của truyện là gì?

- Sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường
- Cốt truyện li kì, kể theo mạch thời gian tuyến tính.
- Ngôn ngữ giản dị
- Có những yếu tố lịch sử - dấu ấn của một truyền

truyền thuyết còn vương lại
H: Hãy so sánh sự xuất hiện *. So sánh
của yếu tố kì ảo trong 3 thể

a. Yếu tố kì ảo trong 4 thể loại tự sự dân gian: Thần

loại: thần thoại, sử thi,


thoại, sử thi, truyền thuyết và truyện cổ tích

truyện cổ tích

- Giống nhau:
+ Yếu tố kì ảo đa dạng: Thần linh, vật thần kì, sự hoá
thân kì diệu (thần trụ trời, Bụt, con gà, cá bống, nồi
cơm Thạch Sanh, cây đàn, cây nón, ADV cầm sừng tê
đi xuống biển, Rùa vàng giúp ADV xây thành, miếng
trầu của HơBhị…)
+ Yếu tố kì ảo góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển,
khiến câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn.
- Khác nhau: (về mục đích)
+ Thần thoại: Sự xuất hiện các yếu tố kì ảo nhằm lí

16


giải sự xuất hiện của các hiện tượng tự nhiên, của loài
người. (VD: Thần trụ trời, quả bầu mẹ), thể hiện khao
khát chinh phục thiên nhiên.
+ Sử thi: Yếu tố kì ảo xuất hiện (Ông trời, miếng trầu
trong “Đăm Săn”) để trợ giúp người anh hùng, khẳng
định và đề cao vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng
cộng đồng.
+ Truyền thuyết: Yếu tố kì ảo xuất hiện bên cạnh cốt
lõi lịch sử, là phương tiện để gửi gắm và thể hiện thái
độ, tình cảm của tác giả dân gian đối với nhân vật
truyền thuyết. (VD: Chi tiết ADV cầm sừng tê đi
xuống biển…………)

+ Truyện cổ tích:
. Yếu tố kì ảo xuất hiện để phù giúp cho con người nhỏ
bé, bất hạnh khi họ lâm vào hoàn cảnh bế tắc. Yếu tố kì
ảo tạo ra một thế giới trong mơ ước, giúp họ thực hiện
ước mơ - điều mà họ kh thể thực hiện trong thế giới thực
tại, trong xã hội hiện tại.
. Thể hiện quan niệm nhân sinh và tinh thần lạc quan của
nhân dân lao động: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo…
H: Hãy so sánh sự xuất hiện b. So sánh sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong VHDG
của yếu tố kì ảo trong

và một số tác phẩm VH viết.

VHDG và VH viết?

- Trong VHDG (Thần thoại, sử thi,truyền thuyết,
truyện cổ tích):
Yếu tố kì ảo nhìn chung thường xuất hiện khi nhân vật
rơi vào hoàn cảnh không biết phải làm thế nào hoặc tác
giả của nó - người bình dân lao động không biết lí giải
thế nào về một hiện tượng. Vì thế:
+ Yếu tố kì ảo trong VHDG thể hiện trình độ tư duy

17


hiểu biết còn thô sơ của người dân. (VD: Trong “Thần
trụ trời”: họ kh thể lí giải vì sao có trời, có đất, có
sông, biển, núi, các vì sao…nên tưởng tượng ra các vị
thần để lí giải).

+ Thể hiện ước mơ của con người khi trong hoàn cảnh
hiện thời ước mơ đó không thể thực hiện được.
(TCTích)
- Trong một số tác phẩm VH viết.
VD: (Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên)
+ Yếu tố kì ảo xuất hiện như một phương tiện góp
phần tô đậm hiện thực xã hội đương thời. VD: Yếu tố
kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”: Vũ
Nương được cứu sống ở thuỷ cung, nàng chỉ hiện về
trong chốc lát rồi biến mất: khiến cho câu chuyện bớt
đau buồn nhưng mặt khác lại tô đậm hiện thực: Vũ
Nương không có được hạnh phúc trần thế trong
XHPK vô nhân đạo  Đó là bi kịch của người phụ nữ
nói chung dưới chế độ PK.
VD: Trong “Chuyện chức phán sự đền TV”, thế giới
dưới Minh Ti là sự phản ánh thế giới trên trần gian.
Cuộc đấu tranh của hồn Tử Văn với hồn ma tên bách
hộ họ Thôi dưới Minh Ti là phản ánh cuộc đấu tranh
H: Hãy khái quát nội dung

giữa Thiện và Ác trên trần gian.
V. Truyện cười

chính của hai truyện cười

1. Nội dung

“Tam đại con gà” và


* Chế giễu, đả kích những hiện tượng xấu trong xã

“NHưng nó phài bằng hai

hội

mày”?

- Chế giễu, phê phán việc xử kiện bằng tiền ở chốn

18


công đường trong xã hội phong kiến suy tàn. Quan
(thầy lí) xử kiện bằng tiền. Công lí được tính bằng số
lượng tiền đút lót là ít hay nhiều. (Trong tay sẵn có
đồng tiền - Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì)
- Châm biếm thói giấu dốt, sĩ hão của anh học trò làm
thầy đồ. Anh học trò đã dốt nhưng lại hay khoe
khoang, dốt nhưng lại giấu dốt, mê tín dị đoan, giỏi
bao biện cho cái dốt của mình.
Phản ánh sự thối nát của xã hội phong kiến, xã hội mà
quan lại thì vì tham tiền mà làm đảo lộn trắng đen, thầy
đồ thì dốt, thần linh bị biến thành công cụ để kiếm tiền,
H: Nêu những nét chính

để bao che, bao biện của những tên dốt nát
2. Nghệ thuật

nghệ thuật của truyện?


- Truyện ngắn gọn, gói kín mở nhanh, kết thúc bất ngờ.
Dường như không thừa một chữ nào, không thừa nhân
vật nào, chi tiết nào, rất ngắn gọn, hàm súc. Cách kết
thúc bất ngờ tạo nên tiếng cười.
- Kết cấu chặt chẽ. Các chi tiết móc nối chặt chẽ vào
nhau, đều hướng tới thể hiện cái đáng cười.
- Ngôn ngữ vừa giản dị vừa sắc sảo, đặc biệt là những câu
cuối truyện.
- Sử dụng lối chơi chữ, từ đa nghĩa nhưng không khó
hiểu, không lỉnh kỉnh, khiến cho người nghe dễ nhận
ra và bật cười.
Hai truyện này là tiêu biểu cho truyện cười trào phúng

H: VH viết đã kế thừa và

VN
Liên hệ với Nghệ thuật trào phúng trong VH viết

tiếp thu yếu tố trào phúng

- Nghệ thuật trào phúng: Là nghệ thuật tạo tiếng cười

trong truyện cười dân gian

bằng việc phát hiện và tô đậm các mâu thuẫn gây cười

19



như thế nào?

của đối tượng được miêu tả.
- Tiếng cười trong VHDG gồm có tiếng cười mua vui
và tiếng cười châm biếm, đả kích. Thể hiện sức
chiến đấu, óc hài hước, trí tuệ sắc sảo của tác giả dân
gian, gắn liền với tinh thần lạc quan của nhân dân lao
động
- Tiếng cười trào phúng trong VHDG được tiếp nối
trong VH viết.
+ Về bản chất, tiếng cười trào phúng trong VH viết
vẫn được tạo ra trên cơ sở khai thác sự mâu thuẫn
giữa các yếu tố, đặc điểm của đối tượng. Đó là mâu
thuẫn giĩa hiện tượng và bản chất, giữa nội dung và
hình thức, giữa vẻ bề ngoài và bản chất bên trong,
giữa lời nói và suy nghĩ….
+ Về mặt biểu hiện, do có dung lượng dài hơn truyện
cười dân gian (truyện cười ngắn gọn, yêu cầu gói kín mở
nhanh), nên trong các tác phẩm trào phúng của VH viết,
các mâu thuẫn gây cười được thể hiện chi tiết, cụ thể
hơn, phản ánh được nhiều mặt của hiện thực
Nghệ thuậ trào phúng được biểu hiện ở:
. Cách đặt nhan đề
. Tình huống trào phúng (mâu thuẫn trào phúng)
. Xây dựng bức chân dung biếm hoạ (cá nhân hoặc
tập thể)
. Giọng điệu, ngôn ngữ
. Biện pháp NT thường sử dụng: đối lập, phóng đại,
nói ngược (ca dao hài hước có những câu nói ngược).
VD: “Hạnh phúc của một tang gia”

. Nhan đề: Hạnh phúc >< tang gia

20


. Mâu thuẫn trào phúng: Khai thác mâu thuẫn giữa
hiện tượng và bản chất, giữa vẻ bên ngoài và bản chất
bên trong.
. Chân dung biếm hoạ: Cụ cố Hồng, ông Văn Minh,
bà Văn Minh, cô Tuyết, ………
. Giọng điệu: giễu cợt, mỉa mai
VD: “Ba hôm sau ông cụ già chết thật”, “cái chết kia
đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, “tình cờ
gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội
nhỏ, một cái ơn to…”
VD: Từ ngữ mang tính trào phúng. MinĐơ, MinToa,
Typn..(học đòi Âu hoá), câu nói ngược (Thật là một
đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong
quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không
H: Đoạn trích “Lời tiễn

gật gù cái đầu)
VI. Tiễn dặn người yêu

dặn” khẳng định một tình

1. Nội dung

yêu như thế nào của chàng


a) Khẳng định tình yêu mặn nồng, thắm thiết, chung

trai ,cô gái Thái?

thuỷ
* Cô gái
- Hết hạn ở rể, cô gái phải theo về nhà chồng, trong
khi người yêu của cô vẫn chưa trở về. Cô gái bước đi
trong tâm trạng day dứt đau khổ (vừa đi vừa ngoảnh
lại, vừa đi vừa ngoái trông, mỗi bước đi là một bước
đau, nhớ). Cô đang trông ngóng một điều gì đó vào
những giây phút cuối cùng. Dường như trong lòng cô
vẫn nuôi một niềm hi vọng mong manh.
- Bước đi nhưng cô gái vẫn đợi chờ chàng trai. Những
từ “đợi, chờ, ngóng trông” được sử dụng liên tiếp ở 3

21


câu thơ, khắc sâu sự mong mỏi của cô gái. Cô đợi ở
rừng ớt, rừng cà, rừng lá ngón. Rừng ớt gợi lên vị cay,
rừng cà gợi lên vị đắng, rừng lá ngón gợi sự chết chóc.
Những hình ảnh góp phần thể hiện tâm trạng của cô
gái: cay đắng, day dứt, vò xé tâm can.
=>Tâm trạng của cô gái: Vừa chờ đợi, ngóng trông,
vừa khổ đau bế tắc, vừa day dứt xót xa.
Chứng tỏ tình yêu của cô gái dành cho chàng trai là
tình yêu chân thành thắm thiết và sâu nặng
* Chàng trai
- Chàng mong muốn được nhủ đôi lời, dặn đôi câu

mới đành lòng quay lại. Trong lời tiễn dặn, chàng thể
hiện một tình yêu tha thiết, chung thuỷ (quấn quanh
vai ủ lấy hương người, cho mai sau lửa xác đượm
hơi). Người anh yêu thương nhất là cô gái, đến chết
cũng không thay đổi.
- Chàng an ủi động viên cô gái. Khen, nựng, quan tâm
đến con của cô gái cũng chính là sự tôn trọng, an ủi cô
gái
- Ước hẹn chờ đợi cô gái. Cách tính đếm thời gian rất
đặc sắc (tính bằng mùa vụ, tính bằng đời người), cho
thấy chàng trai đã ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi
thời gian, mọi tình huống thể hiện tình cảm chân thực,
bền vững của chàng trai Thái.
- Chàng theo về nhà cô gái ở một thời gian, chứng
kiến thấy cô gái bị đối xử tàn nhẫn. Chàng đã vô cùng
đau xót. Chàng trai quan tâm chăm sóc ân cần, hết
mực yêu thương: gọi cô gái dậy bằng lời âu yếm thiết
tha, “rũ áo, chải đầu, búi tóc, lam ống thuốc” cho cô

22


gái ốm. Những hành động ấy cũng ẩn chứa nỗi đau
trong lòng khi thấy người mình yêu bị đánh mà không
làm gì được.
- Chàng an ủi, vỗ về, chia sẻ: Tơ rối ta cùng gỡ, Tơ vò
ta vuốt lại quay guồng. Cùng gỡ mối tơ vò để
vượtqua ngang trái của cuộc hôn nhân này.
- Khẳng định tình yêu mặn nồng, bền chắc như vàng
như đá, yêu nhau trăm lớp nghìn trùng.

=>Cho thấy:
- Tình yêu chàng trai dành cho cô gái là một tình yêu
chân thành thắm thiết, bền chắc, chung thuỷ.
- An ủi cô gái mà trong lòng lưu luyến, đau xót và đầy
H: Đồng thời, đoạn trích

bất lực khi phải đưa cô gái về nhà chồng.
b) Thể hiện khát vọng tình yêu tự do, phá bỏ nhữg

còn thể hiện khát vọng gì

tập tục lạc hậu để giải phóng con người trong tình

của chàng trai, cô gái Thái

yêu.

trong tình yêu?

- Chàng trai muốn bứt phá sợi dây ràng buộc của tập
tục để cùng người yêu được sống bên nhau.
+ Lời tiễn dặn nổi bật với chữ “cùng” với mong muốn
thoát khỏi tập tục để gắn bó: đôi ta cùng gỡ, ta vuốt
lại, ta trôi nổi ao chung, chung một mái song song, ta
thương nhau, ta yêu nhau…
+ Hình ảnh cái chết được lặp lại 6 lần cũng là 6 lần
khẳng định sự gắn bó, khẳng định không thể sống xa
nhau, dù phải chết cũng nguyện được chết cùng nhau.
- Khẳng định khát vọng tự do, khát vọng được giải
phóng, được sống trong tình yêu mãi mãi (Yêu

nhau……….không nghe). Câu thơ gọn chắc, các điệp
từ thể hiện khát vọng tự do yêu đương và quyết tâm
trước sau như một, không gì thay đổi được của chàng

23


trai. Khát vọng đó như tạc vào gỗ, đá, dẫu vũ trụ xoay
vần cũng không thay đổi.
=>Giá trị của tác phẩm
- Giá trị hiện thực
+ Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Thái thời xưa
- một xã hội với những hủ tục lạc hậu đã tước đoạt
quyền và hạnh phúc của con người, khiến nhiều đôi
trai gái rơi vào hoàn cảnh chia lìa, đau đớn.
- Giá trị nhân đạo
+ Cảm thương với nỗi khổ đau của những chàng trai,
cô gái Thái khi bị lễ giáo phong kiến đẩy vào hoàn
cảnh bất hạnh
+ Đề cao, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ
(chung thuỷ, son sắt, yêu thương)
+ Bênh vực và nêu cao khát vọng hạnh phúc, tình yêu
tự do
H:Nét chính về nghệ thuật

+ Tố cáo, lên án hủ tục PK lạc hậu.
2. Nghệ thuật

của đoạn trích là gì?


- Kết hợp hài hoà yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm, thể hiện sâu sắc
tình cảm của nhân vật
- Hình ảnh gần gũi, đượm màu sắc văn hoá dân tộc Thái. (ớt, cà,
ngón, tục hoả táng…)
- Sử dụng nhiều điệp từ có vai trò nhấn mạnh, khắc sâu tình cảm,
tâm trạng của nhân vật.

H: Nội dung chính của ca

Chú ý: Nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật
VII. Ca dao

dao yêu thương tình nghĩa

1. Nội dung

là gì? Chứng minh qua

a) Ca dao yêu thương tình nghĩa

những bài ca dao cụ thể đã

 Ca dao yêu thương tình nghĩa là những bài ca dao diễn tả tình

24


học?


cảm yêu thương, ân tình, nghĩa tình như tình cảm gia đình, tình
bạn bè, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước con người.
Đó là những truyền thống tình cảm tốt đẹp của dân tộc, thể hiện

H: Trong bài1, nhân vật trữ

một đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta.
*. Bài 1

tình là ai? Bài ca sử dụng

- Nhân vật trữ tình: Bài ca dao là lời của chàng trai nói với cô gái

những hình ảnh nghệ thuật

- Hình ảnh nghệ thuật:

gì? Hình ảnh đó có đặc

+ Hình ảnh: Cô kia đứng ở bên sông là hình ảnh thực Câu thơ vừa

điểm như thế nào?

chỉ ra hoàn cảnh, vị trí đứng của cô gái, vừa là lời gọi để cô gái chú ý
đến mình, đến lời mình đang nói.
+ Hình ảnh “Chiếc cầu – cành hồng” là một hình ảnh không có
thực, là sự hư cấu, tưởng tượng đầy tình ý của chàng trai. Đó là sự
đặt bày rất đẹp, rất tinh nghịch và tinh tế. Cành hồng vốn tượng
trưng cho tình yêu nồng thắm. Hình ảnh cầu cành hồng phải chăng
là cầu tình yêu mà anh muốn bắc. Hay đó cũng chính là tình yêu

anh muốn nói tới, muốn gửi đến cô gái?
- Cách nói kín đáo. Anh muốn thể hiện tình yêu nhưng ý muốn ấy

H: Bài ca sử dụng cách nói

được che giấu rất sâu, chưa thể và chưa muốn bộc lộ hoàn toàn. Chàng

như thế nào?

trai hỏi cô gái có muốn sang bên này không, hay phải chăng chínCám
chàng muốn cô gái sang? Mà qua con sông bằng chiếc cầu cành hồng
phải chăng là để đến với tình yêu của chàng trai?
- Cách xưng hô: anh – cô kia vừa có sự thân mật, gần gũi, vừa có
chút hóm hỉnh, tinh nghịch, nghe như một câu bông đùa nhưng rất
chân thành và ẩn chứa nhiều tình ý tinh tế. Đó là cách mà nhiều

H: Qua đó, cho biết bài ca

chàng trai nông thôn thời xưa chọn để thổ lộ tình cảm, thể hiện sự

dao là lời tỏ tình như thế

chất phác mà khéo léo, sự chân thành, vui tính.

nào của chàng trai?
Lời tỏ tình táo bạo mà kín đáo, tinh tế.
H: Trong bài 2, nhân vật trữ *. Bài 2
tình là ai? Sử dụng công

- Nhân vật trữ tình: Bài ca dao là lời cô gái nói với chàng trai


25


×