Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 15 trang )

TÓM TẮT
Luận văn cao học với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” được tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2016 đến
tháng 12/2016 trên địa bàn huyện Vũng Liêm, nghiên cứu một cách hệ thống các
khoản thu, chi phạm vi huyện Vũng Liêm. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, đồng thời sử dụng phương pháp đánh giá bằng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu: Phương pháp luận, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
– tổng hợp, phương pháp so sánh. Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về
bản về NSNN và công tác quản lý ngân sách cấp huyện: khái niệm NSNN, hệ thống
NSNN, vai trò NSNN, quản lý NSNN và kinh nghiệm quản lý ngân sách ở một số
địa phương từ đó củng cố thêm hệ thống lý luận và rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho địa phương và đất nước. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà
nước cấp huyện luận văn phân tích đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước
huyện Vũng Liêm giai đoạn 2013 – 2015: Bộ máy tổ chức quản lý, công tác lập dự
toán, công tác quản lý thu chi ngân sách, công tác quyết toán ngân sách, công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát thu, chi ngân sách và chỉ ra được những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước huyện
Vũng Liêm. Để khắc phục những hạn chế yếu kém và tăng cường công tác quản lý
ngân sách trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp
cơ bản để tăng cường quản lý NSNN huyện Vũng Liêm đến năm 2020. Các giải pháp
được đưa ra, đề cập khá toàn diện đến các yếu tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách địa phương nhằm tạo mọi điều kiện tăng cường khai thác các nguồn
thu, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi tiêu đảm bão lành mạnh hóa các cấp ngân
sách nhà nước, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của địa phương trong
giai đoạn tiếp theo.

iii


ABSTRACT
The Master thesis on a detail: "Complete solution for managing state budget


in Vung Liem District, Vinh Long Province" was conducted from April, 2016 to
December, 2016 in Vung Liem District. It systematically studies both revenues and
expendituresin Vung Liem District. The thesis uses qualitative research methodology,
as well as the method of valuation by synthesizing research methods such as
methodology, statistical method, synthetical and analytical method and comparison
method. The thesis systematizes some basic issues on the state budget and the
management of the budget in the district such as the concept, the system, the role, the
management and the experience of the management in some areas in order to
strengthen the theoretical system and drawing some valuable lessons for the areas and
the whole country. Based on the theory and practice of the state budget management
in the limit of the district, the thesis has analyzed as well as valued the state of
managing the state budget in Vung Liem District in the period from 2013 to 2015:
The organizational apparatus of managing, putting in an estimate, managing budget
income and expenditure, drawing budget account, inspecting budget account,
monitoring and controlling budget income and expenditure all of which show the
results, the shortcomings and the causes of managing state budget in Vung Liem
district. To overcome the weaknesses and strengthen the budget management in the
district to achieve higher results. The thesis has provided some basic solutions to
strengthen the state management of Vung Liem district until 2020. The solutions
introduced completely become the factors which affect the improvement of managing
the budget account efficiently. Local budgets are intended to create conditions to
enhance the exploitation of the sources of income, as well as use them efficiently and
economically to make the levels of the state budget healthy and to fulfill all of the
socio-economic tasks of the area in the next period.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa

Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu liên quan ................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
7. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ......................................................................................7
1.1. Ngân sách Nhà nước và vai trò của ngân sách nhà nước .................................7
1.1.1. Khái niệm ngân sách nước .........................................................................7
1.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước ....................................................................8
1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước ...............................................................11
1.2. Quản lý ngân sách nhà nước ...........................................................................11
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................11
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước .................................12
1.2.2.1. Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn ..............................................................12

v



1.2.2.2. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN .....................................12
1.2.2.3. Nguyên tắc cân đối ngân sách ............................................................13
1.2.2.4. Nguyên tắc công khai hóa NSNN ......................................................13
1.2.2.5. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác .........................................13
1.2.3. Nội dung của quản lý ngân sách cấp huyện .............................................13
1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp huyện ở một số địa phương ..................18
1.3.1. Thực tiễn quản lý ngân sách cấp huyện ở một số địa phương .................18
1.3.1.1. Huyện Long Hồ..................................................................................18
1.3.1.2. Thành phố Vĩnh Long ........................................................................20
Các ngành, các cấp của Thành phố Vĩnh Long đã tập trung chỉ đạo ngay từ
những tháng đầu năm đối với công tác thu, công tác tuyên truyền chính sách,
pháp luật trong đó có chính sách thuế đã được quan tâm đúng mức. .............20
1.3.1.3. Huyện Bình Tân .................................................................................21
1.3.2. Mô hình quản lý ngân sách.......................................................................22
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm .....................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG ...........................................26
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội huyện Vũng Liêm ...................................26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................26
2.1.2. Đặc điểm kinh tế.......................................................................................28
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Vũng Liêm ...........................30
2.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý ............................................................................30
2.2.1.1. Chức năng của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vũng Liêm .......30
2.1.1.2. Tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động .............................................31
2.2.2. Công tác lập dự toán ngân sách ................................................................34
2.2.3. Công tác quản lý thu, chi ngân sách .........................................................34
2.2.3.1. Quản lý thu ngân sách ........................................................................34
2.2.3.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước ........................................................43
2.2.2.3. Cân đối ngân sách nhà nước ..............................................................51


vi


2.2.4. Công tác quyết toán ngân sách .................................................................54
2.2.5. Công tác thanh kiểm tra, giám sát thu chi ngân sách ...............................54
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách của huyện Vũng Liêm ........54
2.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................54
2.3.1.1. Bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện ................................................54
2.3.1.2. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước. ........................................55
2.3.1.3. Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước .........................................55
2.3.1.4. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước..........................................56
2.3.1.5. Công tác quyết toán ngân sách...........................................................57
2.3.1.6. Công tác thanh kiểm tra, giám sát thu, chi ngân sách ........................57
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...............................................................57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG .......63
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội huyện Vũng Liêm đến
năm 2020 ...............................................................................................................63
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội huyện Vũng Liêm giai đoạn 2016 – 2020..63
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vũng
Liêm đến năm 2020 ............................................................................................64
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long .......................................................................................................65
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách nhà nước địa phương .................65
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán .....................................66
3.2.3. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các khoản thu ngân sách nhà nước ........67
3.2.4. Tăng cường kiểm soát quyết toán chi ngân sách nhà nước địa phương ..68
3.2.5. Chú trọng chất lượng công tác quyết toán ngân sách nhà nước ...............69
3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước ...............................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................71

1. Kết luận ..............................................................................................................71

vii


2. Một số kiến nghị đối với tỉnh Vĩnh Long ..........................................................72
3. Hạn chế của luận văn .........................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT:

An toàn giao thông

CSHT:

Cơ sở hạ tầng

CPKD:

Cấp phép kinh doanh

DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

HĐND:


Hội đồng nhân dân

KTTT:

Kinh tế tập thể

NQD:

Ngoài quốc doanh

NSĐP:

Ngân sách địa phương

NSNN:

Ngân sách nhà nước

SDĐ:

Sử dụng đất

SNKT:

Sự nghiệp kinh tế

SXKD:

Sản xuất kinh doanh


TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

TNCN:

Thu nhập cá nhân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

GTGT (VAT):

Giá trị gia tăng (Value Added Tax)

XDCB:

Xây dựng cơ bản

XSKT:

Xổ số kiến thiết

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 2.1

Tên bảng
Chỉ tiêu đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X nhiệm kỳ 2010
– 2015

Trang
28

Bảng 2.2

Thu – chi ngân sách huyện Vũng Liêm năm 2010– 2015

30

Bảng 2.3

Thu ngân sách huyện Vũng Liêm năm 2013

35

Bảng 2.4

Thu ngân sách huyện Vũng Liêm năm 2014

37


Bảng 2.5

Thu ngân sách huyện Vũng Liêm năm 2015

40

Bảng 2.6

Tổng hợp thu ngân sách huyện Vũng Liêm giai đoạn
2013 - 2015

43

Bảng 2.7

Chi ngân sách huyện Vũng Liêm năm 2013

45

Bảng 2.8

Chi ngân sách huyện Vũng Liêm năm 2014

46

Bảng 2.9

Chi ngân sách huyện Vũng Liêm năm 2015


48

Bảng 2.10

Bảng 2.11

Bảng 3.1

Tổng hợp chi ngân sách huyện Vũng Liêm giai đoạn
2013 – 2015
Cân đối quyết toán ngân sách huyện Vũng Liêm năm
2013 – 2015
Chỉ tiêu đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ
2015 – 2020

x

50

53

63


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang


Hình 1.1

Cơ cấu hệ thống ngân sách nhà nước

9

Hình 2.1

Bộ máy tổ chức Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vũng Liêm

31

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Song song với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước là một
trong những công cụ quan trọng với tính chất là nội lực cho sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân. Sự tồn tại và phát triển của một Nhà nước luôn luôn cần thiết phải có
nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động chi tiêu thường xuyên, chi đầu tư xây
dựng cơ bản của những tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước. Để
đáp ứng nguồn kinh phí đó Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu để đảm bảo, đó là các
nguồn thu từ các loại thuế và các nguồn khác. Tất cả quá trình thu nộp và sử dụng
nguồn kinh phí đó của Nhà nước đều phải được phản ánh qua NSNN. Ngân sách nhà
nước là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách huyện, xã là
một bộ phận cấu thành NSNN và là công cụ để chính quyền cấp huyện, xã thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng. Luật NSNN năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý NSNN

nói chung và ngân sách cấp huyện, xã nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới
đất nước. Song thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chưa được tạo lập
đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả còn thấp, chưa đáp
ứng được hết yêu cầu mà Luật ngân sách đặt ra. Quản lý ngân sách cấp huyện là hoạt
động quản lý thu chi của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định với mục tiêu thực
hiện tốt các khoản thu và phân bổ dự toán các khoản chi hiệu quả. Nâng cao tính chủ
động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng
NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản
của Nhà nước. Thực tế tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long công tác quảnlý ngân
sách cấp huyện còn nhiều bất cập, việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách cấp
huyện đã thực hiện tốt, tuy nhiên cũng còn chậm, chưa đổi mới; tình trạng quản lý
thu, chi vẫn còn thất thoát do chưa bao quát hết các nguồn thu và khoản chi, chưa có
quan điểm xử lý rõ ràng về các khoản chi sai qui định của Nhà nước hoặc chưa tập
trung đúng mức về quản lý chi ngân sách; công tác quyết toán là khâu rất quan trọng,

1


nhưng chưa được quan tâm đúng mức; đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách còn hạn chế
về chuyên môn, chậm đổi mới nên dẫn đến nhiều sai sót trong quản lý.
Như vậy, có rất nhiều việc cần phải làm trong việc quản lý ngân sách tại huyện
Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết nêu trên, tác giả
đã chọn “Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan tài liệu liên quan
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện
Phù Cát” tác giả Phạm Văn Thịnh (2011). Luận văn tập trung làm rõ những cơ sở
lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách huyện, thực trạng quản lý ngân
sách huyện cho thấy những tồn tại và hạn chế trong các khâu: xây dựng và lập dự
toán ngân sách, về chấp hành thực hiện ngân sách, về chế độ công khai tài chính

đối với NSNN, về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN, về kiểm tra, thanh
tra và giám sát tình hình quản lý ngân sách, công tác quản lý ngân sách huyện thật
sự chưa đáp ứng các quy định của Luật NSNN, đồng thời chưa sử dụng ngân sách
tiết kiệm, hiệu quả. Luận văn phản ảnh thực trạng công tác quản lý NSNN qua đó
chỉ ra những mặt đạt được: công tác xây dựng và lập dự toán NSNN nhìn chung
đáp ứng yêu cầu cơ bản, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương,
công tác thu, chi ngân sách huyện đã sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo
đúng và kịp thời, bên cạnh đó là những tồn tại hạn chế cần khắc phục: công tác
xây dựng và lập dự toán hàng năm của các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị dự toán
thuộc huyện còn chậm, chưa sát, dự toán giao còn mang tính ấn định, còn trình
trạng thất thu ở các xã, nợ đọng XDCB vẫn còn tồn tại, công tác thanh tra, kiểm
tra và giám sát tình hình quản lý ngân sách chưa mạnh, từ đó đưa ra một số giải
pháp cơ bản để góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Phù Cát trong
giai đoạn hiện nay.
Đề tài nghiên cứu “Quản lý ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh” tác giả Phạm Hải Hà (2015), luận văn hệ thống hóa được một số vấn
đề lý luận cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó là: khái niệm NSNN, NSĐP;

2


vai trò của NSNN, NSĐP; các căn cứ và nội dung quản lý NSĐP; các nhân tố ảnh
hưởng tới quản lý NSĐP, kinh nghiệm quản lý NSĐP của một số địa phương ở Việt
Nam. Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học, phong
phú, toàn diện, cập nhật qua phương pháp tiếp cận hệ thống và thống kê tổng hợp.
Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện
trên địa bàn, những mặt yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện, từ đó đã đưa ra một số
giải pháp cơ bản để tăng cường quản lý NSNN cấp huyện.
Nghiên cứu của Tô Thiện Hiền (2012), “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách
nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”, luận án góp

phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý
ngân sách nhà nước và các hình thức quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang, trên
cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh và kinh nghiệm một
số nước trên thế giới và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, luận án nêu ra mục
tiêu và quan điểm về quản lý thu, chi ngân sách ở An Giang và cơ sở cơ bản để đề ra
những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trong thời gian tới
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh An Giang, cụ thể: góp phần làm
sáng tỏ bản chất, chức năng, vai trò của NSNN và hệ thống hóa, phân tích các quan
điểm về hiệu quả quản lý NSNN, cơ chế phân cấp quản lý NSNN trong giai đoạn hiện
nay, khái quát hóa những nét chính về thực trạng hiệu quả quản lý NSNN theo Luật
NSNN, phân tích nguyên nhân, kết qủa đạt được và những tồn tại về hiệu quả quản
lý NSNN của tỉnh An Giang. Tác giả luận án hy vọng sẽ cung cấp thêm những thông
tin cần thiết và góp tiếng nói của mình vào việc hoàn thiện chiến lược quản lý NSNN
của địa phương, với những giải pháp và biện pháp hữu hiệu đề ra Luận án sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời gian tới, phục vụ
cho việc quản lý điều hành NSNN ở An Giang được tốt hơn, chặt chẽ và hiệu quả
hơn góp phần thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đất nước.
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện
Đức Phổ” tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liêm (2011), luận văn tập trung làm rõ những
vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý NSNN cấp huyện (Quận), thực trạng

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 97/2013/TT-BTC ngày 13/7/2013 của Bộ Tài
chính quy định sửa đổi, bổ sung mục lục ngân sách nhà nước, Hà Nội.
[2]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 217/2012/TT-BTC ngày 17/12/2012 của Bộ
Tài chính quy định sửa đổi, bổ sung mục lục ngân sách nhà nước, Hà Nội.
[3]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ

Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà
nước qua kho bạc nhà nước, Hà Nội.
[4]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 110/2012/TT-BTC ngày 03/7/2012 của Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày
02/06/2008 của bộ trưởng Bộ Tài chính về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước,
Hà Nội.
[5]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ
Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, thị
trấn, Hà Nội.
[6]. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN, Hà Nội.
[7]. Chi cục thống kê huyện Vũng Liêm (2016), Niên giám thống kê huyện Vũng
Liêm năm 2015, Vĩnh Long.
[8]. Chi cục thống kê huyện Vũng Liêm (2015), Niên giám thống kê huyện Vũng
Liêm năm 2014, Vĩnh Long.
[9]. Chi cục thống kê huyện Vũng Liêm (2014), Niên giám thống kê huyện Vũng
Liêm năm 2013, Vĩnh Long.
[10]. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.
[11]. Đảng bộ huyện Vũng Liêm (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ huyện,
lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

74


[12]. Phạm Hải Hà (2015), Quản lý ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[13]. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An
Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ, Đại học

Ngân hàng Thành phố Hồ Chính Minh.
[14]. Huỳnh Thị Cẩm Liêm (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước
huyện Đức Phổ, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[15]. Quốc hội (2002), Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH ngày 16/12/2002,
Hà Nội.
[16]. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày
26/11/2003.
[17]. Đoàn Công Tâm (2014), Quản lý ngân sách nhà nước cấp thị trấn ở quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[18]. Phạm Văn Thịnh (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước
huyện Phù Cát, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[19]. Ủy ban nhân dân (2016), Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2015, huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long.
[20]. Ủy ban nhân dân (2016), Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2015, huyện Long
Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
[21]. Ủy ban nhân dân (2016), Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2015, Thành Phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
[22]. Ủy ban nhân dân (2016), Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2015, huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
[23]. Ủy ban nhân dân (2015), Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2014, huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
[24]. Ủy ban nhân dân (2014), Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2013, huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
[25]. Ủy ban nhân dân (2013), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất kì đầu (2011 - 2015) của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
75


[26]. Nguyễn Thị Nhàn (2015), Quản lý ngân sách nhà nước huyện Sóc Sơn, thành

phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[27]. Mẫn Quý Yên (2012), Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008-2012, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học
Thái Nguyên.

76



×