Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thực trạng việc ra quyết định ở địa phương ST dành cho các lớp TCCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.92 KB, 2 trang )

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
1) Giới thiệu sơ lược về cơ quan mình đang công tác
Địa phương mà tôi lớn lên và công tác là tại Sóc Trăng, là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành
phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định
An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2.
Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp,du lịch và vận tải biển;
Có 03 dân tộc chính sinh sống là Kinh, Hoa, Khmer

2) Giới thiệu về bộ mãy lãnh đạo
Bộ máy tổ chức cơ quan Nhà nước của tỉnh Sóc Trăng cũng tương tự các tỉnh khác.
- Bí thư Tỉnh ủy là người đứng đầu cơ quan Đảng.
- Chính quyền: gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Hội đồng nhân dân là cơ quan lập pháp.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
+ Tòa án, viện kiểm sát là cơ quan tư pháp của tỉnh.
3) Ưu điểm
- Khi ra quyết định, các lãnh đạo có bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, các
chính sách, pháp luật của NN và chỉ đạo của cấp trên.
- Khi ra quyết định, các lãnh đạo có tham mưu ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
- Một số quyết định còn trùng lặp, chồng chéo, không đủ căn cứ pháp lý.
- Các quyết định đặc biệt là quyết định trúng tuyển công chức, viên chức và thi tuyển
có niên yết công khai tại trụ sở; được nhanh chóng chuyển đến các cơ quan, đơn vị có liên
quan.
- Cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền, mặt trận và các hội, đoàn thể cùng phối hợp, phổ
biến, tuyên truyền nội dung các quyết định đến toàn thể đoàn viên, hội viên và quần chúng
nhân dân; tiếp thu ý kiến phản hồi cua3nha6n dân để tiếp tục đưa ra những ý kiến chỉn sửa,
bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý đã chú trọng nhiều đến việc kiểm tra thực
hiện quyết định. Việc kiểm tra thực hiện quyết định được tiến hành thường xuyên, liên tục,
từ đó kịp thời nắm bắt những thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó có điều chỉnh kịp thời, đảm


bảo quyết định phù hợp với tình hình thực tế, đem lại hiệu quả cao.
- Nhìn chung, nhiều quyết định lãnh đạo, quản lý đã tập trung hướng vào những vấn
đề bức thiết do cuộc sống đặt ra, bước đầu đáp ứng tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
4) Hạn chế
- Đôi khi một số công việc người lãnh đạo tự quyết định mà không trưng cầu ý kiến
của chuyên viên hoặc khi chuyên viên có đề xuất cũng không chấp nhận.
- Việc ra quyết định xử lý kỷ luật những nhân viên, những tổ chức vi phạm chưa
nghiêm khắc, không nêu gương cho những đơn vị khác.
- Khi lãnh đạo lấy ý kiến đóng góp để chuẩn bị ban hành quy định, quyết định, quy
chế thì một số cơ quan , nhân viên không tham gia góp ý, đến khi ban hành thực hiện thì lại
có ý chống đối, không muốn thực hiện.


- Một số quyết định ban hành không phù hợp với thực tế, khó thực hiện, giải quyết vấn
đề một cách chung chung, không đảm bảo khách quan và công bằng, có thể hiểu và làm
khác nhau.
- Vẫn còn tình trạng “lạm phát” các quyết định lãnh đạo, quản lý, các quyết định còn
mang tính dàn trải chưa đi vào vấn đề cấp bách, có tính dột phá của địa phương.
- Một số nơi còn tình trạng “mô phỏng” nghị quyết của cấp ủy đảng cấp trên, nghị
quyết của hội đồng nhân dân cấp trên, quyết định của UBND ấp trên mà thiếu tính sáng tạo,
vận dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương mình.
- Nhiều lãnh dạo còn tình trạng quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không xem xét,
nghiên cứu kỹ lưỡng, không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, người phản biện, hay quá
tin vào những hiểu biết chủ quan của mình.
- Đôi khi ra quyết định lãnh đạo, quản lý còn nể nang, thỏa hiệp, dựa dẫm cấp trên một
cách thụ động, không tự chịu trách nhiệm.
- Đôi khi, Ra quyết định lãnh đạo, quản lý không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ
pháp lý, quyết định có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngày trong bản thân quyết định hoặc
những quyết định đã ra trước đó.
5) Giải pháp

- Phải nắm vững cơ sở pháp lý khi ban hành quyết định, quyết định phải phù hợp với
chủ trương của cấp trên, phải đúng thẩm quyền ban hành.
- Khi ban hành quyết định cần chú trọng công tác lấy ý kiến tập thể, lắng nghe ý kiến
tập thể, xem xét tham mưu của cơ quan chuyên môn, đảm bảo dân chủ, công bằng, sâu sát
nhân dân.
- Khi ban hành quyết định phải nắm vững thông tin, có tầm nhìn chiến lược, xem xét
về nguồn lực thực hiện, tránh việc quá tin tưởng vào cấp trên, tránh chủ quan, duy ý chí,
nóng vội.
- Phải đảm bảo quyết định ban hành có thể thực hiện được trong thực tế.
- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định, đảm bảo thực hiện
có hiệu quả.
- Công tác soạn thảo quyết định cần chú ý tránh đa nghĩa; tránh hiểu và làm theo
nhiều cách khác nhau; văn phong, ngôn ngữ phải phù hợp; phải đúng hình thức và thể thức
theo quy định.



×