Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

THỰC TRẠNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.26 KB, 2 trang )

THỰC TRẠNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Ở CƠ QUAN
1) Giới thiệu sơ lược về cơ quan mình đang công tác
Cơ quan tôi công tác là Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng, tọa lạc tại số 01 Bis đường Hồ
Hoàn Kiếm, khóm 1, phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Sở Tài chính là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý NN về tài chính; ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà
nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính NN, đầu tư tài chính; tài chính DN; giá và các hoạt
động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2) Giới thiệu về bộ mãy lãnh đạo
Lãnh đạo của đơn vị gồm có 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và 07 phòng chức năng.
Phòng tôi công tác là Phòng Quản lý Ngân sách và Tài chính hành chính sự nghiệp. Bộ máy
hoạt động của phòng gồm 01 Trưởng phòng, 03 Phó Trưởng phòng và 07 chuyên viên được
phân công phụ trách theo từng lĩnh vực cụ thể. Để thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý, với
công việc mang tính nhạy cảm, đòi hỏi các lãnh đạo, các trưởng bộ phận phải sử dụng kết hợp
các phong cách lãnh đạo hiệu quả, nhằm giúp cho cơ quan đạt được hiệu quả cao nhất.
3) Ưu điểm
- Người lãnh đạo luôn quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, đời sống nhân viên, thông cảm,
chia sẻ, yêu thương cấp dưới.
- Nhà lãnh đạo phân bổ quyền hạn, nhiệm vụ cho cấp dưới, không ôm đồm.
- Người lãnh đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên
mới.
- Một số lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, am hiểu nhiều lĩnh vực, cẩn thận trong
công việc, luôn tạo được niềm tin đối với nhân viên.
- Lãnh đạo có tham mưu ý kiến của cấp dưới khi xử lý công việc chuyên môn.
- Lãnh đạo luôn nêu cao tính thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, không
cho phép tổ chức tiệc, tổ chức liên hoan.
- Nhà lãnh đạo luôn chia sẻ thông tin, trao đổi cách xử lý công việc với lãnh đạo cấp
dưới.
- Nhà lãnh đạo luôn tự rèn luyện kiến thức, thường xuyên xem các Luật, các quy định,
nắm bắt nhanh sự thay đổi các quy định để áp dụng cho phù hợp.
- Nhà lãnh đạo tiếp thu, tôn trọng và khen ngợi những sáng kiến của các nhân viên được


công nhận. Công việc thẩm định sáng kiến cơ sở được công khai, dân chủ và đạt hiệu quả.
- Nhà lãnh đạo có tác phong dân chủ, một số công việc luôn tham khảo ý kiến nhân
viên, xem xét ý kiến góp ý của nhân viên để tăng hiệu quả công việc.
4) Hạn chế
- Trong phòng thường xuyên thay đổi nhân sự dẫn đến nhiều khó khăn trong phân công
công việc, xử lý công việc thiếu kinh nghiệm, hiệu quả tham mưu chưa cao.
- Do một số nhân viên chưa có ý thức trách nhiệm, chưa có tính tự giác, còn thái độ
quan liệu dẫn đến nhà lãnh đạo không an tâm giao công việc, công việc đạt hiệu quả không
cao.
1


- Trong một số công việc, người lãnh đạo nóng tính, độc đoán, không lắng nghe ý kiến
của cấp dưới, dẫn đến bầu không khí căng thẳng trong khi làm việc, làm nhân viên chán nản,
hiệu quả công việc không cao.
- Đánh giá xếp loại cuối năm chưa thật sự chính xác, chưa phù hợp, người lãnh đạo còn
vị nể, chưa có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng đối với những nhân viên không làm việc
hiệu quả.
- Đối xử giữa các nhân viên chưa thật sự công bằng.
- Có những quy định đặt ra chung cho tập thể nhưng người lãnh đạo không tuân thủ
theo quy định đó do có lý do riêng, không thể hiện tính tiên phong, gương mẫu cho cấp dưới.
- Các lãnh đạo phòng chức năng có phong cách lãnh đạo khác nhau, ý kiến bất đồng với
nhau, dễ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ.
- Chỉ có trưởng phòng và 01 phó phòng nắm công việc chung của phòng, trực tiếp lãnh
đạo phòng, nên khi 02 đồng chí này đi họp thì dẫn đến không ai trong phòng nắm công việc
mà cấp trên muốn tham khảo.
- Khi lãnh đạo vắng mặt thì các nhân viên mất tập trung, hay nói chuyện riêng .
- Một số công việc người lãnh đạo chỉ đạo cấp dưới xử lý chưa thống nhất, còn chồng
chéo.
- Các nhà lãnh đạo có khối lượng công việc nhiều, bận rộn nên không có thời gian để

thực hiện công tác kiểm tra đột xuất cấp dưới, đi khảo sát tại các phòng làm việc.
- Các trưởng bộ phận gặp khó khăn khi chỉ đạo những người cấp dưới lớn tuổi hơn
mình.
- Một số người lãnh đạo không tôn trọng nhân viên, có thái độ ganh ghét những người
tài giỏi, trù dập những người giỏi hơn mình; không được đồng nghiệp tôn trọng, quý mến.
5) Giải pháp (phương hướng sách trang 42)

2



×