Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.11 KB, 55 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỄN HỮU NỘI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
THEO QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Nguyễn Hữu Nội
Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị K40 (2014-2016) – Hà Nội
Chức vụ:

Bí Thư

Đơn vị công tác: Đảng ủy- UBND xã Tiên Dược
Huyện ủy Sóc Sơn



HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2016

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tham gia học lớp Cao cấp chính trị tại Học viện chính
trị khu vực I, tôi được học và tiếp thu rất nhiều kiến thức từ các môn học do
các giảng viên của Trường giảng dạy.
Các thầy cô rất tận tình và truyền đạt cho chúng tôi khối lượng kiến
thức rất lớn, giúp cho tôi có thêm lượng vốn tri thức để phục vụ tốt hơn cho
công việc nơi công tác, có được khả năng nghiên cứu độc lập và có năng lực
để tham gia vào công tác quản lý trong tương lai.
Xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác, với vốn kiến thức
được học và qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản qui định của pháp
luật, Nhà nước, các tài liệu chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản,
tôi đã lựa chọn đề tài đề án tốt nghiệp với tiêu đề “Nâng cao hiệu quả quản
lý xây dựng đô thị theo Quy hoạch trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn
2016-2020”
Với thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã được sự tận tình giúp đỡ
của các đồng nghiệp mà đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo
học viện Chính trị khu vực I.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhà trường, các giảng viên hướng
dẫn và Sở Quy hoạch Kiến trúc hà Nội, Viện quy hoạch xây dựng hà Nội đã
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thiện đề án này./.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2016
Học viên

Nguyễn Hữu Nội

MỤC LỤC
2.4.Dự báo phát triển huyện.............................................................................................27


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Sóc Sơn là một Huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ
đô Hà Nội có nhiều lợi thế về mặt địa lý, cách trung tâm Hà Nội khoảng
35km, có nhiều đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia, của Vùng và
Thủ đô Hà Nội như: Sân bay quốc tế Nội Bài, tuyến đường quốc lộ 18, quốc
lộ 3, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tuyến đường Nội Bài –
Nhật Tân,... Đây cũng là địa bàn còn nhiều quỹ đất để xây dựng phát triển,
cảnh quan tự nhiên phong phú với những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể
đa dạng, là những tiền đề quan trọng để Huyện Sóc Sơn phát triển phù hợp
với định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 và Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng
Chính phù phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của
Thủ tướng Chính Phủ đã xác định khu vực Thị trấn trung tâm huyện lỵ Sóc
Sơn dự kiến phát triển thành đô thị vệ tinh, là 1 trong 5 thành phố vệ tinh
trong tương lai, kết hợp với việc hình thành một sổ cụm công trình tập trung
về: y tế, giáo dục, cập nhật bổ sung nghĩa trang tập trung của Thành phố tại xã
Minh Phú, mở rộng cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo Quyết định số
590/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, điều chỉnh quy hoạch
rừng Sóc Sơn...).
Quá trình phát triển đô thị hoá nhanh dẫn đến nhiều khó khăn, thách

thức đặc biệt là công tác Quản lý đô thị: Công tác Quy hoạch và quản lý Quy
hoạch còn nhiều bất cập, manh mún, hệ thống hạ tầng giao thông kỹ thuật


2

chưa được đầu tư đồng bộ, mặt cắt ngang các tuyến đường đã, đang đầu tư ở
một số dự án còn hẹp, lạc hậu chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị. Các dự
án Quy hoạch của huyện điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt còn
rất chậm.
Do đó công tác Quản lý nhà nước trong lĩnh vực Quy hoạch Quản lý
đô thị được Huyện uỷ, HĐND,UBND xác định là nhiệm vụ trọng tâm, mang
tính xã hội hoá cao, cần có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ của các ngành, cấp
từ Trung ương đến địa phương hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng
đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX:
Với lý do đó, tôi chọn đề án: “Nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng
đô thị theo quy hoạch trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2016 - 2020 ”,
làm đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
- Hiệu quả quản lý đô thị trên địa bàn huyện Sóc Sơn được nâng lên
trong giai đoạn 2016-2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đảm bảo 100% các văn bản hướng dẫn thực thi đến các xã thị trấn, các
đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện Sóc Sơn tuân thủ công tác đầu tư xây
dựng quy hoạch, kiến trúc đúng theo trình tự xây dựng cơ bản.
- 100% các đề án, đồ án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt công
khai minh bạch để người dân biết thuận lợi và triển khai tổ chức thực hiện.
- Tiến tới 100% các cán bộ chuyên môn về quy hoạch, xây dựng quản
lý đô thị được trang bị, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ.
- 100% số lượng công trình trên địa bàn được kiểm tra, giám sát quản
lý chất lượng công trình theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.


3

3. Giới hạn của đề án
3.1. Giới hạn về đối tượng
Hiệu quả quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch thuộc thẩm quyền
huyện Sóc Sơn quản lý.
3.2. Giới hạn về không gian
Trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
3.3. Giới hạn về thời gian: Giai đoạn 2016-2020.


4

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở lý luận khoa học
1.1.1. Một số các khái niệm
• Quản lý: Là sử dụng các công cụ kinh tế-hành chính làm cho sự phát
triển có trật tự và hiệu quả
• Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng: Công tác quản lý nhà
nước về quy hoạch xây dựng bao gồm các nội dung sau:
1) Ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu
hút đầu tư xây dựng theo thẩm quyền;
2) Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng;
3) Quản lý các mốc giới ngoài thực địa;

4) Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
5) Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những
công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân
theo quy hoạch xây dựng.
• Quy hoạch xây dựng (theo Luật Xây dựng): là việc tổ chức không
gian đô thị và điểm dân cư¬ nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các
vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng
đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh,
bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
• Quy hoạch đô thị: Là khoa học tổng hợp nhằm đảm bảo việc xây
dựng và phát triển đô thị theo trật tự và đáp ứng những mục tiêu đề ra từ trước
theo một giai đoạn cụ thể. Theo luật Quy hoạch đô thị, Quy hoạch đô thị là


5

việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị bao gồm 03 cấp độ: Quy hoạch chung, quy
hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
• Quy hoạch chung xây dựng đô thị: là việc tổ chức không gian đô thị,
các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc
phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.
• Quản lý phát triển đô thị: Các nội dung cơ bản của công tác quản lý
phát triển đô thị bao gồm các nội dung sau:
- Quản lý quy hoạch, bao gổm cả QHXD, Quy hoạch chuyên ngành,

Kinh tế-xã hội, văn hóa, dân cư.
- Quản lý đất xây dựng, tài nguyên thiên nhiên
- Quản lý đầu tư xây dựng (dự án, giao đất, kết nối, hạ tầng kỹ thuật)
- Quản lý khai thác, sử dụng (kiến trúc công trình, môi trường…)
- Thanh tra, xử lý vi phạm
• Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì hoạt
động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.
Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của
nhiều khoa học chuyên ngành bao gồm: Hệ thống chính sách cơ chế, biện pháp
và phương tiện được chính quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện
quản lý và kiểm soát quá trình phát triển đô thị. Theo một nghĩa rộng thì quản
lý đô thị là quản lý con người và không gian sống (ăn ở, làm việc, nghỉ ngơi).
Hiệu quả quản lý xây dựng là sự tác động của chủ thể quản lý nên đối
tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới
mục tiêu kinh tế- xã hội đã đặt ra trong đó chủ thể quản lý là những tổ chức


6

và cá nhân, những nhà quản lý cấp trên còn đối tượng quản lý hay còn gọi là
khách thể quản lý là những tổ chức cá nhân người lao động. Sự tác động
trong mối quản hệ quản lý mang tính hai chiều và được thực hiện thông qua
các hoạt động tổ chức lãnh đạo, lập kế hoạch kiểm tra điều chỉnh…
Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cấu thành đối tượng quản lý một
hiệu quả quản lý hay điều xem như một hệ thống với hai phân hệ chủ yếu đó
là: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong nhiều trường hợp mỗi phân hệ
có thể được coi như một hệ thống phức tạp.
• Quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiết kế hệ thống chức năng,
nguyên tắt, phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý đồng thời

xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và bảo đảm nguồn lực thông tin, vật chất
cho các quyết định quản lý được thực thi.
Mục tiêu của quản lý là huy động tối đa các nguồn lực mà trước hết là
nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả để phát triển lợi ích con người.
• Quy hoạch chung đô thị:
Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho các đô thị loại đặc
biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các huyện của thành phố trực thuộc
Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương
đương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức
năng đặc biệt.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho giai đoạn ngắn hạn là
05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm.
Đồ án Quy hoạch chung đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/5.000 1/25.000.
• Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:
- Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát
triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển
của đô thị đến 20 năm;


7

- Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải xác định những khu vực phải
giải toả, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải
được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.
• Quy hoạch chi tiết
Đối tượng và thời gian lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng
trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu

bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác
định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.
Đồ án Quy hoạch chi tiết đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/2.000 1/500.

• Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch

chi tiết;
-Xác định danh mục các công trình cần đầu tư xây dựng bao gồm: các
công trình xây dựng mới, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn
tạo trong khu vực quy hoạch;
-Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ
tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết kế
đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.
1.1.2. Thẩm quyền của UBND huyện Sóc Sơn về Quản lý đô thị
1. Chức năng: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn về
xây dựng, kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị;
nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a/ Thực hiện quản lý nhà nước về QH, QLĐT, về quản lý đầu tư xây
dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng;


8

b) Thực hiện cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công
trình theo phân cấp;
c) Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát,
thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình thuộc thẩm quyền quản
lý của UBND huyện;

d) Trình UBND thành phố thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch
xây dựng, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II theo phân cấp. Hướng dẫn,
kiểm tra việc xây dựng các công trình theo Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công bố, công
khai các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng;
Cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc
giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp;
đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, duy tu,
bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hoạt động
vận tải trên địa bàn theo phân cấp. cấp giấy phép sử dụng các công trình hạ
tầng kỹ thuật theo phân cấp;
e) Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý
quỹ nhà ở và quyền sử dụng công sở; tổ chức thực hiện công tác điều tra,
thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở trên địa bàn huyện;
f) Quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và
hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội và các tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn
huyện theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi
xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông;
phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải toả lấn chiếm hành lang
an toàn giao thông trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.


9

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý đô thị và
Quy hoạch
a- Về quy hoạch cần phải nâng cao tính hiệu quả của quy hoạch giữa quy
hoạch được xây dựng trên văn bản, trên bản đồ quy hoạch với thực tế phát triển

của đô thị Thành phố với huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Quy hoạch không gian (quy hoạch tổng thể) cần kết hợp với những
quy hoạch kinh tế – xã hội và quy hoạch ngành của thành phố và Trung ương.
- Quy hoạch cần mang tính chiến lược và không quá cứng nhắc.
- Tất cả những bên tham gia bao gồm cả người dân và các nhà đầu tư tư
nhân nên được tham gia vào quá trình chuẩn bị.
- Quy hoạch cần dựa trên các mức độ sẵn có nguồn lực có thể cho việc
triển khai.
- Quy hoạch cần mở rộng sự tham gia của công chúng và công khai tất
cả các quyết định về quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành.
- Cần có sự phân loại kế hoạch để có sự chỉ đạo triển khai đúng nội
dung và tiến độ thực hiện.
- Cần quán triệt đường lối chủ trương và pháp luật có liên quan đến
quy hoạch nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, thực tiễn và tính khả thi
của quy hoạch.
b- Về quản lý đô thị: Tiêu biểu cho công việc quản lý đô thị tiêu chí
hàng đầu là xây dựng bộ máy công quyền, một chính quyền đô thị vững mạnh
về mọi mặt để đảm bảo được các yêu cầu:
- Quy hoạch cho sự ổn định và phát triển của huyện phải được coi là
nhiệm vụ hàng đầu, đảm bảo tính toàn diện và sự tham gia đông đảo của
người dân và các doanh nghiệp.
- Xây dựng mô hình chính quyền đô thị thể hiện rõ mối quan hệ với
chính quyền Thành phố và bộ máy chính quyền đô thị cấp dưới, quyền lực và
giới hạn.
- Về đội ngũ, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền đô
thị. Đội ngũ này nhất thiết phải qua đào tạo về trình độ chuyên ngành và về
quản lý hành chính công. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để họ toàn tâm toàn ý


10


phục vụ trong phạm vi phần hành được giao, thực sự là công bộc của dân
trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phải có sự quy hoạch phân cấp và quản lý tốt nhất nhằm đảm bảo cho
nhân dân có cuộc sống văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc dân tộc, tiếp biến
nhanh với văn hóa đô thị toàn cầu hóa.
- Vấn đề xóa đói giảm nghèo dưới sự quản lý của chính quyền đô thị sẽ
có những bước đột phá, tư nhân hóa một số lớn các dịch vụ công sẽ là cơ sở
của việc giải quyết công ăn, việc làm cho người dân tiến đến xóa bỏ các đối
tượng thất nghiệp.
- Chính quyền đô thị với vấn đề bảo vệ môi trường, an sinh xã hội
cũng là một thách thức lớn, trong sự phát triển bền vững của Huyện.
1.1.4. Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị
- Cụ thể hóa định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia
và các quy hoạch vùng liên quan; phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh; đảm bảo tính
thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; đảm bảo
công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia cộng đồng và
cá nhân.
- Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu
thế phát triển của đô thị; tuần thủ về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có
liên quan.
- Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm họa ảnh hưởng đến cộng đồng,
cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử và nét đặt trưng địa
phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập
quy hoạch đô thị.
- Khai thức và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạnc hế sử dụng
đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đô thị nhằm tạo ra nguồn lực
phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an
ninh và phát triển bền vững.



11

- Đảm bảo tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã
hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm, phát triển hài hòa giữa các
khu vực trong đô thị.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hóa,
thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã
hội khác.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông,
cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất
thải, thông tin liên lạc và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên
lạc thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vừng, quốc gia và quốc tế.
* Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý xây dựng đô thị:
- Tổ chức sản xuất: Phân bố hợp lý các khu sản xuất trong đô thị cần
giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt dộng sản xuất của các khu công
nghiệp với bên ngoài và các hoạt dộng khác của khu chức năng trong đô thị
đó là mối quan hệ giữa các khu ở dân cư với hoạt động sản xuất trong môi
trường và làm việc.
- Tổ chức đời sống;
+ Tạo cơ cấu hợp lý trong phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị
+ Tổ chức tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng khu nhà ở, khu tập thể
và dịch vụ công cộng, khu nghỉ ngơi giải trí cũng như việc đi lại và giao tiếp
của người dân đô thị.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị.
+Tạo cho đô thị một đặc trưng riêng và hình thái kiến trúc đpự, hài hòa
với thiên nhiên, môi trường và cảnh quan.
+ Xây dựng bố cục không gian kiến trúc, xây dựng vị trí và hình khối
kiến trcs của các công trình chủ đạo, xây dựng tầng cao, màu sắc và một số

chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch.
+ Để đô thị phát triển bền vững cần chú ý mối liên hệ con người với
thiên nhiên.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở pháp lý


12

- Luật xây dựng 2014;
- Luật Quy hoạch đô thị 2009;
- Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;
- Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Chương trình 06-CTr/TU ngày 08/11/2011 của Thành ủy về Đẩy
mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị thành phố Hà Nội giai
đoạn 2011-2015;
- Các số liệu điều tra khảo sát và các tài liệu có liên quan.
- Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/10.000 của huyện Sóc Sơn..
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:
2008/BXD; Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn:
QCVN 14:2009/BXD; Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam có liên
quan khác;
- Các đồ án, dự án trên địa bàn huyện đã được phê duyệt và đang
nghiên cứu;
- Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đến năm

2030 - Tỷ lệ 1/5000 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn lập;
- Quy hoạch chung Thị trấn Nỉ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 - Tỷ lệ 1/5000 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị
và nông thôn lập;
- Các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện;
- Các đồ án quy hoạch ngành, quy hoạch mạng lưới (giáo dục đào tạo,
xăng dầu, nghĩa trang, giết mổ gia súc gia cầm....)


13

1.2.2. Cơ sở chính trị
Nghị quyết số : 20/NQ-ĐH ngày 24/7/2015 của Đảng bộ huyện sóc sơn
lần thứ IX về tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch trên địa bàn
Huyện sóc sơn.
Kế hoạch số 119 ngày 01/8/2015 của UBND Huyện Sóc sơn về triển
khai thực hiện tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch trên địa bàn
huyện Sóc sơn.
Đề án tăng cường công tác quản lý đất đai, quy hoạch, Trật tự xây dựng
trên địa bàn Huyện Sóc sơn giai đoạn (2016-2020).
Như vậy từ các nghị quyết, kế hoạch, đề án trên đã nhấn mạnh đến vị trí
vai trò của công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
1.2.3. Cơ sở thực tiễn
- Xác định các cơ sở thực tiễn để đổi mới nâng cao hiệu quả công tác
quy hoạch và quản lý phát triển đô thị Hà Nội chung và huyện Sóc Sơn nói
riêng góp phần xây dựng các luận cứ cho việc hoạt động của chủ trương
chính sách và kế hoạch, chương trình phát triển KTXH giai đoan 2016 2020 và tiếp theo.
- Đề xuất quy trình quy hoạch, Quản lý đô thị và các giải pháp cơ chế
chính sách đặc thù của huyện được thành phố giao phó.
2. Nội dung thực hiện đề án

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện Sóc Sơn có bước tăng
trưởng nhanh liên tục. Tổng GTSX trên địa bàn hội tăng từ 33.055, 7 tỷ đồng
tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 15 - 18%
năm ( Là một trong những địa phương có tốc độ tăng t nhanh của thành phố).
- Về dân số: Theo số hiệu của Cục thống kê huyện Sóc Sơn đến hết năm
2015 dân số huyện Sóc Sơn có 25 xã, 1 thị trấn với tổng số 296.416 người với


14

73.686 hộ. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 2015 - 2020 là 2,2 %/ năm giảm
nhanh qua các năm, cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ lệ dân
số nông nghiệp giảm.
- Về quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn:
+ Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố huyện Sóc Sơn đã tiến hành
lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2015
- 2020 để được thành phố phê duyệt.
+ Xây dựng công viên du lịch nghỉ dưỡng – lâm viên đền Sóc Sơn, hồ
Đồng Quan, hồ Đạc Đức, hồ Thanh Trì, kết hợp dự án lâm viên Sóc Sơn
khoảng 2,5 ha gồm: Trạm bảo vệ Động vật hoang dã, khu du linh nghỉ dưỡng
đền Sóc Sơn và các công trình phụ trợ nghỉ dưỡng đây là công viên rừng du
lịch, nghỉ dưỡng của thành phố.
- Quy hoạch khu xung quanh hồ Đồng Quan do trung tâm quỹ đầu tư Hà
Nội làm chủ đầu tư đồng triển khai quy hoạch.
- Quy hoạch công viên cây xanh các khu đô thị, khai thác các lạch hồ
nước Lương Châu, Lương Phúc, Đồng Đò và các hồ điều hòa thoát nước mưa
cho khu vực tạo thành mạng lưới cây xanh công viên thể dục thể thao cho các
khu vực phát triển đô thị. Các công viên này sẽ liên kết với khu công viên cây
xanh du lịch hồ Đồng Quan ở phía Tây và Núi Đôi ở phí đông bắc khu đồi

Tượng Đài Phòng Không ở phía tây và Núi Đôi ở phía đông thành hệ thống
khu công viên mặt nước liên hoàn.
- Các khu vực phát triển du lịch: Kết hợp kế hoạch phủ xanh đồi trọc và
tưới tiêu thủy lợi có nhiều khu vực có thể khai thác du lịch nghỉ ngơi như:
Núi hồ Bàn Tiện, Đồng Đò, Đồng Đắp, sông Công, Dốc Dây Diều, Kèo Cà,
Xuân Bảng …


15

- Các khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Phú Cường, Phú Minh,
Mai Đình, ven đường 131, khu công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình, quốc lộ
3B, ga Đa Phúc dự kiến đến năm 2020 được lấp đầy.
2.2. Thực trạng hiệu quả Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch
trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian qua
2.2.1. Thực trạng Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch trên địa bàn
huyện Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà
Nội và cách khu vực trung tâm thành phố Hà Nội 35km
Khu vực nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ phạm vi địa giới hành
chính huyện hiện nay, có giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên
+ Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
+ Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh.
+ Phía Nam giáp huyện Mê Linh và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
2.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất
Sóc Sơn là một trong những Huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ 2
Hà Nội. Địa hình phong phú có đồi gò cùng với hệ thống hồ đập, thủy lợi
phong phú và quần thể các di tích lịch sử. Theo số liệu từ cục Thống kê Hà
Nội, quỹ đất của huyện Sóc Sơn là 30.651,3 ha, trong đó:

Diện tích đất nông nghiệp là 18.000,83 ha chiếm tỷ lệ 58,73% diện tích đất
tự nhiên toàn Huyện bao gồm các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp chiếm một tỷ
lệ rất lớn so với diện tích đất tụ nhiên của Huyện. Tuy nhiên thế mạnh phát triển
kinh tế của Huyện không phải là nông nghiệp do phần lớn đất nông nghiệp đều
là đất bạc màu, khó để trồng các loại cây nông nghiệp phổ biến.
Diện tích đất phi nông nghiệp là 11.592,48 ha, chiếm tỷ lệ 37,82% diện


16

tích đất tự nhiên toàn Huyện, bao gồm các loại đất:
+ Đất ở có diện tích 3.531,34ha chiếm tỷ lệ 11,52% chủ yếu là đất ở
nông thôn (3.501,86ha) còn lại đất ở đô thị không đáng kể (29,48ha).
+ Đất chuyên dùng có diện tích 6.297,86 ha chiếm tỷ lệ 20,55% diện
tích đất tự nhiên bao gồm các loại đất như: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất
có mục đích công cộng...
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích 54,84ha chiếm tỷ lệ 0,18% diện
tích đất tự nhiên.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 219,21 ha chiếm tỷ lệ 0,72%
diện tích đất tự nhiên.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 1.486,61ha
chiếm tỷ lệ 4,85% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp khác có diện tích 2,80ha chiếm tỷ lệ rất nhỏ
0,01% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng có diện tích 1.057,99ha chiếm tỷ lệ 3,45% diện tích
đất tự nhiên.
2.2.1.2.Hiện trạng giao thông
Hệ thống giao thông của huyện gồm 4 hình thức: Đường hàng không, đường

bộ, đường sắt và đường sông.
a. Giao thông hàng không:
+ Là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự , nằm cách trung tâm
huyện 7km về phía Tây - Nam. Sân bay là đầu mối giao thông rất quan trọng,
là của ngõ giao lưu quốc tế cũng như trong nước của thành phố Hà Nội
+ Sân bay Nội Bài đạt tiêu chuẩn cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân
bay quân sự cấp I. Sân bay có hai đường hạ cất cánh đang hoạt động: Đường
cất hạ cánh 1A có kích thước 3200x45m, đường cất hạ cánh 1B có kích thước


17

3800x45m và một đường băng phụ có kích thước 1000x23m, năm 2010 hành
khách thông qua đạt 9.5 triệu HK và có khả năng tiếp nhận các loại máy bay
lớn như Boeing 747, Airbus 380 hạ cất cánh.
b. Giao thông đường bộ
Quốc lộ 18: Tuyến đường có vai trò rất quan trọng cả về kinh tế và quốc
phòng, kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc. Tuyến đường chạy phía
Nam của huyện, kết hợp với quốc lộ 3 tạo thành trục giao thông đối ngoại
chính của huyện, kết nối huyện với trung tâm thành phố Hà Nội và các tỉnh lân
cận. Đoạn chạy qua huyện có tổng chiều dài 15.9 km, đã được cải tạo nâng cấp
theo tiêu chuẩn đường 4 làn xe, mặt đương bêtông nhựa chất lượng tốt.
Quốc lộ 3: Là trục giao thông chính của huyện, chạy dọc theo hướng
Bắc - Nam kết nối huyện với trung tâm thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Hiện nay, tuyến đường đang bị xuống cấp nghiêm trọng, lưu lượng giao thông
quá lớn thường xuyên dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Đoạn chạy qua
huyện có tổng chiều dài 16.18km, quy mô mặt cắt ngang đạt đường cấp III
đồng bằng.
Quốc lộ 2: Chạy theo hướng Đông - Tây, điểm đầu kết nối với quốc lộ
3 tại xã Phủ Lỗ, kết nối huyện với các tình phía Tây và Tây Bắc, kết nối các

xã phía Tây của huyện với thị trấn Sóc Sơn. Đoạn chạy qua huyện có chiều
dài 13.6km, quy mô mặt cắt ngan đạt đường cấp III đồng bằng, kết cấu bê
tông nhựa chất lượng kém. Theo quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội Bài,
đoạn chạy qua xã Phú Cường và Phú Minh sẽ được nằm trong dự án và trở
thành đường nội bộ của sân bay.
Cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài: Tuyến đường có vai trò quan trọng
kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm thành phố Hà Nội, đoạn
chạy qua huyện có chiều dài 5km, quy mô mặt cắt ngang 22.5 m, mặt đường bê
tông nhựa chất lượng tốt. Hiện nay, lưu lượng giao thông trên tuyến khá cao,
chạy qua khu dân cư nên thường xuyên ùn tắc và xảy ra tai nạn giao thông.


18

Tỉnh lộ 35: nối từ đầu xã Thanh Xuân tới quốc lộ 3 tại Thị trấn Nỷ,
tuyến đường này được cải tạo nâng cấp bề rộng nền đạt 7 - 9m, bề rộng mặt 67m. Đoạn chạy qua huyện có tổng chiều dài tuyến này khoảng 16.3 km.
Tỉnh lộ 131: Nối từ xã Thanh Xuân tới quốc lộ 3 tại trung tâm thị trấn
huyện lỵ. Tuyến đường này hiện kết nối với một trong những khu công
nghiệp tập trung chính của huyện vị trị phía Bắc Sân bay có chiều dài 9.4km,
mặt đường rộng 7m bằng bê tông nhựa.
Tỉnh lộ 16: Nối từ quốc lộ 3 đi Bắc Ninh. Tuyến này hiện không được
đầu tư do giao thông chủ yếu tập trung trên tuyến quốc lộ 18 chiều dài tuyến
7.25km. Mặt cắt đường đạt cấp IV đồng bằng.
Hệ thống huyện lộ: Hệ thống đường huyện gồm 30 tuyến với tổng
chiều dài 230 km.
Hệ thống giao thông nông thôn: Đường giao thông trục chính thôn xóm
và đường ngõ xóm có tổng chiều dài 1325.3km, đã bê tông hóa 90%.
Hệ thống giao thông công cộng:
Hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn huyện gồm các loại hình:
xe buýt, xe taxi và xe khách.

Hệ thống xe buýt hoạt động trên địa bàn hoạt động trên địa bàn huyên
gồm 4 tuyến:
+ Tuyến số 7: Bến xe Kim Mã - Sân bay Nội Bài
+ Tuyến số 15: Long Biên - Phố Ni
+ Tuyến sô 17: Long Biên - Nội Bài
+ Tuyến 56: Nam Thăng Long - Núi Đôi
Hiện nay, hệ thống xe buýt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải
hành khách, chất lượng phục vụ vẫn còn thấp. Trong 4 tuyến xe buýt hoạt
động trong huyện chi có tuyến sô 15 và tuyến số 56 chạy qua trung tâm
huyện, các tuyến buýt khác chi đến sân bay Nội Bài do vậy khả năng kết nối


19

giao thông công cộng của huyện với trung tâm thủ đô Hà Nội còn rất nhiều
hạn chế.
c.Giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên: Tuyến đường sắt từ Hà Nội
đến Thái Nguyên, nối với khu công nghiệp Gò Đầm, khu gang thép Thái
Nguyên, khu mỏ than Núi Hồng làng cẩm. Đoạn đường sắt từ Hà Nội đến
Quán Triều dài 75km, đoạn chạy qua huyện Sóc Sơn có tổng chiều dài 16km
với 2 ga quan trọng là ga Đa Phúc và ga Trung Giã. Đoạn từ Gia Lâm đến
Lưu Xá là đường lồng 3 ray (hai khổ đường l000mm và 1435mm), từ Lưu Xá
đến Núi Hồng khổ đường l000mm.
Tuyến hiện tại đang khai thác sử dụng chỉ với 01 đôi tàu từ ga Long
Biên đến ga Quán Triệu (Thái Nguyên) và ngược lại.
Hiện nay, ga Trung Giã và ga Đa Phúc đón 50 - 60 hành khách/ngày.
d. Giao thông đường sông
Trên địa bàn huyện có 3 hệ thống sông chính: Sông Công, Sông cầu và
sông Cà Lồ, dọc theo hai bên sông là hệ thống bến thuyền, bãi vật liệu hoạt

động tự phát, phương tiện lưu thông trên sông chủ yếu là các phương tiện thô
sơ, tải trọng nhỏ.
Tổng chiều dài các tuyến sông chính là 90 km với 4 bến chính: Bến
Trung Giã, bến Việt Long, bến Cốc, bến Đông Bắc. Các bến đều chưa có hệ
thống cầu cảng, chỉ có bến Trung Giã có kho bãi ngoài trời (khoảng 2000 tấn)
và phục vụ các thuyền có trọng tải nhỏ dưới 100 tấn.
Tại khu vực cầu Đa Phúc có cảng Trung Giã, phục vụ các thuyền có
trọng tải nhỏ dưới 100 tấn.
2.2.2. Đánh giá hiệu Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch của
huyện Sóc Sơn trong thời gian qua
2.2.2.1. Thành công


20

Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội lần thứ
XIV Đảng bộ thành phố và Chương trình 11-CTr/TU của Thành ủy, 5 năm
qua công tác xây dựng, phát triển, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi
trường Hà Nội đã có nhiều cố gắng, đạt được kết quả quan trọng, một số lĩnh
vực có chuyển biến tích cực, bộ mặt đô thị ngày càng khởi sắc, nổi bật là:
- Huyện đã tập trung chỉ đạo, tích cực, triển khai với đơn vị Thành phố
nghiên cứu lập, phê duyệt, điều chỉnh đồ án quy hoạch chung huyện, Quy
hoạch vệ tinh, quy hoạch cục bộ thị trấn Sóc sơn, quy hoạch các khu đô thị,
trục đường chính, quy hoạch các khu đất giãn dân, tái định cư dự án GPMB
và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị: QH nông thôn mới
25/25 xã được phê duyệt, ..Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây
dựng vùng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là các công trình giao thông
trọng điểm được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, phát triển theo hướng đồng bộ,

hiện đại. Trên địa bàn có khoảng hơn 160km đường giao thông Thành phố,
Trưng ương quản lý; hơn 150 km đường trục huyện; gần 200 km đường trục
xã; 1041 km đường giao thông nội đồng.
Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông, hạ tầng của huyện có
bước chuyển biến rõ nét nhiều công trình giao thông trọng điểm được triển
khai như: Đường giao thông thuỷ lợi nội đồng 25/25 xã = 1041 km, đường
Ql3 - Khu Công nghiệp- 131, đường Đông Tây, đường Bắc Sơn- Minh Trí,
Đường Hồng Kỳ - Bắc Sơn, đường 131- Quang Tiến - Minh Phú (đường
Kênh N2); đường giao thông 3 xã ảnh hưởng bãi rác Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc
Sơn; các dự án đường giao thong xã Minh Phú; nhiều dự án giao chuẩn bị đầu
tư đường Núi đôi - Bắc Phú, Núi Đôi- Thá - Tiên Tảo, đường Ql3 đi Đức Hoà,
đường giao thông khu Tâm Linh đền Sóc...các dự án Trung ương, Thành phố


21

làm chủ đầu tư đường Nội Bài Nhật Tân, QL3b, đường xuyên á Nội Bài- Lào
Cai, đường Ql3, TL35, 16, Ql2 và nhiều tuyến đường giao thông nông thôn
khác trên địa bàn đã, đang triển khai…. Lĩnh vực vận tải hành khách công
cộng tiếp tục phát triển, số lượng hành khách ngày càng tăng, số lượng xe
Buýt những năm tới sẽ gia tăng các tuyến, lượt người, chất lượng dịch vụ
ngày càng cao.
- Các dịch vụ đô thị được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt
của nhân dân. Các công trình, dự án thoát nước đô thị được tích cực triển
khai, giảm bớt tình trạng ngập ứng cục bộ khi có mưa lớn xảy ra trên các
tuyến đường QL3, QL2, và một số đoạn trên tuyến giao thông trục huyện, xã.
Đã hoàn thành dự án cấp nước sạch thị trấn, mở rộng mạng lưới cấp nước tại
25/25xã nông thôn mới ưu tiên cấp nước 4 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn Minh Trí. công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải có chuyển biến tốt hơn,
theo hướng mở rộng thực hiện xã hội hóa.
- Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị được triển khai thực hiện

đồng bộ, có hiệu quả, nhiều cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
được ban hành; phân cấp cho xã Thị trấn được mở rộng. Nhiều vấn đề đô thị
bức xúc, một số việc phức tạp, tồn đọng kéo dài được quan tâm giải quyết, xử
lý dứt điểm…
2.2.2.2. Hạn chế, khuyết điểm và bất cập
- Vì chưa có Quy hoạch chi tiết, nên Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội và Quy hoạch ngành ở các địa phương chưa có phân định rõ ràng,
không phát huy được thế mạnh trong vùng dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu
trọng điểm, mang tính dàn trải trùng lập, gây lang phí lớn.
- Tầm nhìn Quy hoạch chưa đủ dài, các quy hoạch ngành chưa được
lồng ghép vào Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, đặc biệt là Quy hoạch giao
thông nông thôn, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá


×