Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

“Nâng cao hiệu quả quản lý đô thị thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2015 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.76 KB, 48 trang )

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Ký hiệu
ATGT
GPXD
HĐND
HTKT
QLĐT
QL
TT ATGT
UBND

Nội dung viết tắt
An toàn giao thông
Giấy phép xây dựng
Hội đồng nhân dân
Hạ tầng kỹ thuật
Quản lý đô thị
Quốc lộ
Trật tự an toàn giao thông
Ủy ban nhân dân



1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chän ®Ò ¸n
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn (Theo Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12). Trong đô thị có các vấn
đề luôn tiềm ẩn như tệ nạn, tội phạm xã hội, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường…, các thách thức kinh tế luôn được đặt ra như cung cấp
dịch vụ, xây dựng, đất đai, nhà ở, đảm bảo công ăn việc làm, giao thông, đi
lại… Chính vì vậy cần phải tìm hiểu rõ những đặc điểm của đô thị, nhằm
khắc phục những yếu kém và phát huy những điểm mạnh để từ đó tổ chức bộ
máy quản lý và phân công công tác cho các thành viên một cách hợp lý
Trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra ngày càng
nhanh. Mười năm nay tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị cả nước năm nào cũng
vượt quá 3,5%, có năm gần đây là 4%. Mỗi năm có thêm gần 1 triệu dân sống
trong đô thị. Số dân này do tăng tự nhiên chỉ khoảng 1/3, số còn lại là do tăng
cơ học, bằng 2 cách: Hoặc là người nông thôn nhập cư đô thị, hoặc là ranh
giới đô thị mở rộng ra các vùng ngoại thị.
Nền kinh tế thị trường đã sản sinh ra “hiệu ứng mặt tiền”: các nhà mặt
phố trở thành các cửa hàng; các tường rào cơ quan, bệnh viện, trường học,
thậm chí cả doanh trại quân đội được thay bằng dẫy cửa hàng; xuất hiện phố
xá ven quốc lộ, nhiều chợ xanh tràn ra đường, thậm chí chiếm hết đường lòng
đường, vỉa hè. Đi kèm với hiệu ứng mặt tiền là một số đường phố có tình
trạng “nhà không số, phố không tên” mà trước đây chỉ tồn tại trong ngõ xóm.
Bên cạnh các hoạt động kinh tế chính thức còn có các hoạt động kinh tế



2

không chính thức. Các hoạt động kinh tế không chính thức tập trung nhiều
nhất ở đô thị. Địa bàn quan trọng của các hoạt động này thường là vỉa hè và
một phần mặt đường, quanh các chợ, các bến xe, bến tầu, nhà ga và nhà dân.
Hoạt động không chính thức một mặt tạo ra số lượng việc làm đáng kể, giúp
người nghèo đô thị có thêm thu nhập nhưng mặt khác lại tạo ra nhiều vấn đề
cho công tác quản lý đô thị về vệ sinh môi trường, về mỹ quan đô thị, về an
toàn giao thông và trật tự trị an.
Mặt khác, kết cấu hạ tầng đô thị chưa đồng bộ, ô nhiễm môi trường khu
vực nông thôn chưa được xử lý kịp thời có chiều hướng gia tăng, quy hoạch
xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Quản lý xây dựng, TT ATGT, vệ
sinh môi trường chưa chặt chẽ. Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật
tự đô thị, vệ sinh môi trường của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thực
sự chuyển biến tích cực, chưa trở thành nề nếp, nét đẹp văn hoá đô thị.
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, cách Hà Nội 30km về
phía Bắc, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Nam. Với địa giới hành
chính: Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Phía Đông giáp huyện
Quế Võ; Phía Nam giáp huyện Tiên Du; Phía Tây giáp huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 9/10/2013, tỉnh Bắc Ninh tiến tới
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21,
trong đó thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du sẽ là đô thị lõi
với chức năng là trung tâm tổng hợp, giữ vai trò là "đầu tầu và hạt nhân" thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Từ Ngày 29 tháng 12 năm 2013,
Nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ thành lập các phường Khắc Niệm,
Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên tương ứng, điều chỉnh đơn vị

hành chính thành phố Bắc Ninh thành 16 phường và 3 xã, dân số: 163.307


3

người; Diện tích: 8.260,88 ha. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân
thành phố Bắc Ninh đã phấn đấu giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực: Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch mang tính chất đô thị, tập chung cho thương mại dịch vụ, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; cơ sở hạ tầng được đầu tư theo
quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị và phù hợp với phát triển của địa
phương. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và quy hoạch chung xây dựng thành
phố đã được phê duyệt, thành phố được ưu tiên đầu tư phát triển, xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nâng cao năng lực QLĐT. Hệ thống
giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị đã được
cải thiện rõ ràng. Dân trí ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ý thức của
nhân dân trong việc thực hiện nếp sông văn minh đô thị. Diện mạo của Thành
phố đã được thay đổi rất nhiều. Tình hình thực hiện hiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội thành phố năm 2014 đạt được:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,14%;
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ: 16.190 tỷ đồng;
- Giá trị sản xuất công nghiệp: 16.443 tỷ đồng;
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: 217 tỷ đồng;
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 92 triệu đồng;
- Thu ngân sách Nhà nước: 558,586 tỷ đồng;
- Tỷ lệ hộ nghèo: 1,98%;
- Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động: 56%;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,05%;
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 9,93%;
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà văn hóa: 101/114;
- Tỷ lệ khu phố, làng văn hóa đạt trên 60%; trên 90% gia đình văn hóa;
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác QLĐT, thành phố Bắc

Ninh còn một số điểm hạn chế: Tốc độ đô thị hóa cao, hạ tầng kỹ thuật chưa


4

đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng; hệ thống các công trình công
cộng, khu vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch chưa nhiều. Công tác
quản lý nhà nước về đô thị còn nhiều bất cập từ thành phố đến phường, xã;
vai trò của chính quyền trong công tác QLĐT theo phân cấp còn nhiều hạn
chế còn để xẩy ra vi phạm về QLĐT trên các lĩnh vực: Xây dựng, giao
thông, hạ tầng kỹ thuật, đất đai, môi trường. Đồng thời chính quyền các cấp
chưa xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý trật
tự đô thị, quản lý đất đai; một số UBND phường, xã còn né tránh, buông
lỏng chưa thường xuyên xử lý các vi phạm trật tự đô thị, TT ATGT, vệ sinh
môi trường, quản lý đất đai, xây dựng công trình trái phép trên hành lang
công trình thủy lợi…
Nhận thức được yêu cầu cấp thiết trên, là một cán bộ làm công tác
QLĐT, với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận đã tiếp thu
trong thời gian học tập, nghiên cứu ở lớp Cao cấp lý luận Chính trị và
những hiểu biết từ thực tiễn công tác của bản thân, tôi chọn vấn đề
“Nâng cao hiệu quả quản lý đô thị thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2015 2020” làm đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính
trị khu vực I.
2. Môc tiªu cña ®Ò ¸n
2.1. Môc tiªu chung
Nâng cao hiệu quả việc quản lý đô thị thành phố Bắc Ninh trong giai
đoạn 2015 - 2020 nhằm đáp ứng tốc độ đô thị hóa ngày càng cao trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
* Về lĩnh vực xây dựng
- Đảm bảo 100% người dân có nhà ở với tiện nghi sinh hoạt cần thiết
phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh. Diện tích nhà ở bình

quân đầu người khu vực đô thị đạt từ 20-25m2/người vào năm 2020;


5

- 100% hộ gia đình khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn
Thành phố có GPXD (do UBND thành phố cấp) và tổ chức thực hiện xây
dựng theo đúng nội dung giấy phép được cấp;
- 100% cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn có GPXD khi xây dựng mới,
cải tạo, nâng cấp...
* Về lĩnh vực giao thông
- 100% các hộ gia đình cam kết không bầy bán hàng hóa trên vỉa hè;
không sử dụng vỉa hè, lòng đường để sản xuất, kinh doanh; 100% tổ chức, hộ
kinh doanh bầy hàng, bán hàng đúng quy định. Các phương tiện của khách
được để gọn gàng theo qui định;
- 100% tất cả người dân tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe
điện đều đội mũ bảo hiểm;
- Giảm thiểu tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết, số
người bị thương.
* Về lĩnh vực văn hóa
- Trên 50% tuyến đường, phố đạt tiêu chí “Tuyến phố văn minh đô thị”;
- Tỉ lệ số làng, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 80% vào năm 2020;
số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt từ 93% trở lên vào năm 2020;
- Năm 2020, 100% phường, xã cơ quan, trường học… có thư viện hoặc
tủ sách đồng thời các thư viện, tủ sách ở các đơn vị cơ sở được tăng cường về
số lượng và đa dạng về chủng loại ấn phẩm;
* Về công tác quản lý môi trường, cây xanh
- Thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất
thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế, xử lý 85% nước thải đô thị và làng
nghề vào năm 2020.

- 100% hộ gia đình cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường- Trên 95% các
hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh;


6

- Đảm bảo 100% rác thải khu vực nội thành được thu gom trong ngày;
3. Giíi h¹n Đề án
* Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực xây dựng, giao thông, văn hóa và
công tác quản lý môi trường, cây xanh.
* Không gian: Thành phố Bắc Ninh.
* Thời gian: 2015 - 2020.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở x©y dùng ®Ò ¸n
1.1.Cơ sở khoa học
- Khái niệm QLĐT: Là quá trình tác động bằng cơ chế chính sách của
chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở ban
ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổ hoặc duy trì hoạt
động đó
Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp
bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định
hướng nhất định.
- Khái niệm bộ máy Nhà nước đối với QLĐT: Là hệ thống cơ quan nhà
nước từ trung Ương đế địa phương, tổ chức và hoạt động theo những nguyên
tắc thống nhất tạo thành một cơ chế hoạt động đồng bộ, ăn khớp, thông suốt
để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
- Đối tượng QLĐT: Xây dựng các cơ chế, chính sách, đưa ra các biện
pháp và khả năng thực hiện các cơ chế, chính sách các chủ thể của QLĐT
nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động của các lĩnh vực kinh tế - xã hội đô thị.

- Các đặc trưng cơ bản của QLĐT:
+ Quản lý đô thị là khoa học về quản lý;
+ Quản lý đô thị không tách rời quản lý nền kinh tế quốc dân;


7

+ Qun lý ụ th l mt ngh.
- Chc nng ca QLT:
+ QLT theo quỏ trỡnh qun lý bao gm cỏc chc nng: k hoch; t
chc; ch o phi hp; kim soỏt.
+ QLT theo cỏc lnh vc qun lý bao gm cỏc chc nng: kinh t ụ
th; xõy dng ụ th; t ai v nh ụ th; kt cu h tng k thut ụ th;
kt cu h tng xó hi ụ th; dõn s, lao ng v vic lm ụ th; mụi trng
ụ th.
+ Kt hp QLT theo quỏ trỡnh v lnh vc.
- Cỏc mụ hỡnh qun lý ụ th:
+ Mụ hỡnh QLT ly qun lý xó hi lm ch o
+ Mụ hỡnh QLT ly qun lý kinh t lm ch o
+ Mụ hỡnh QLT hn hp.
- Bn yu t mi ca QLT:
+ Qun lý cỏc mi quan h gia khi t nhõn v Nh nc
+ i mi cõu trỳc v chc nng ca chớnh quyn qun lý ụ th
+ Sp xp t chc ni b cho quỏ trỡnh qun lý ụ th
+ i mi trong h thng ti chớnh ụ th Nh nc
1.2. Cỏc c s phỏp lý
Luật tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003;
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Lut bo v mụi trng 2005 v cỏc vn bn hng dn thi hnh;

Lut t ai nm 2003 v cỏc vn bn hng dn thi hnh; Lut t ai
s 45/2013/QH13 ngy 29/11/2013 sa i, b sung mt s iu sú vi Lut
t ai 2003;


8

Quyết định số 141/QĐ-UB ngày 21/10/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Bắc Ninh giai
đoạn (2005-2020);
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII,
nhiệm kỳ 2010-2015;
Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 17/4/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về
việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Quyết định số 138/QĐ-SXD ngày 04/10/2013 của Sở xây dựng Bắc
Ninh về việc phê duyệt và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị thành phố Bắc Ninh.
1.3. Cơ sở thực tiễn
- Ngày 25 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số
1044/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh
Bắc Ninh.
- Nghị quyết đại hội Đại biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII và của Đảng
bộ thành phố Bắc Ninh lần thứ XX năm 2010 đã đề ra mục tiêu “Tiếp tục đầu
tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội ở trình độ cao trong giai đoạn tiếp theo, xây dựng
thành phố Bắc Ninh thành đô thị loại II, là thành phố vệ tinh của thủ đô Hà
Nội”; phát triển đô thị gắn với phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội và bảo vệ cảnh quan, môi trường. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
2. Nội dung thực hiện của Đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án

Thành phố Bắc Ninh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh, nằm trong
vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, và là một đô thị
lớn trong Vùng thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang
và 1 vành đai kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng


9

Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai
4 của Vùng Thủ đô. Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, cách Hà
Nội 30km về phía Bắc, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Nam, có các
trục Quốc lộ 1A, 1B, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và Quốc lộ 18 đi qua. Địa
giới hành chính thành phố Bắc Ninh:
- Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
- Phía Nam giáp huyện Tiên Du;
- Phía Tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Thành phố Bắc Ninh với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các
tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có các tuyến giao thông huyết
mạch: đường bộ có QL1, QL18, QL38; đường sắt có tuyến Hà Nội - Lạng
Sơn, Lim - Phả Lại; đường thủy nội địa có 3 cảng trên sông Cầu; có hệ thống
núi đồi tạo nên vị trí quốc phòng quan trọng. Thành phố Bắc Ninh có các tính
chất như sau:
- Là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh;
- Là đô thị nằm trong vùng ảnh hưởng của Thủ đô Hà Nội;
- Là đầu mối giao thông trong khu vực Bắc Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội Hải Phòng - Hạ Long. Có vị trí quốc phòng quan trọng và là cửa ngõ bảo vệ
của Thủ đô Hà Nội về phía Bắc.
Những năm gần đây, thành phố Bắc Ninh có những bước phát triển vượt
bậc về kinh tế
- Là một trong những trung tâm đào tạo, du lịch tâm linh, thương mại,

dịch vụ trong khu vực. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 9/10/2013, tỉnh Bắc Ninh
tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế


10

kỷ 21, trong đó thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du sẽ là Đô
thị lõi với chức năng là trung tâm tổng hợp, giữ vai trò là "đầu tầu và hạt
nhân" thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2. Thực trạng công tác QLĐT thành phố Bắc Ninh
2.2.1. Thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý đô thị trên
địa bàn Thành Phố
Công tác quản lý đô thị luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng và chính quyền thành phố; Ban thường vụ Thành ủy, UBND thành phố
ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định để chỉ đạo, cụ thể:
Các Quyết định về quy định sử dụng vỉa hè, lòng đường, treo biển hiệu
trên địa bàn thành phố: số 995/2007/QĐ-UBND ngày 30/7/2007; số
2073/2012QĐ-UBND ngày 28/12/2012;
Các Quyết định về việc ban hành quy chế phối hợp giữa UBND xã,
phường và các ngành chức năng trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng các
vông trình trên địa bàn thành phố: số 1145/2009/QĐ-UBND ngày 27/7/2009;
số 2561/2014/QQĐ-UBND ngày 15/10/2014;
Ban hành và thực hiện các Đề án: Đề án cây xanh; Đề án Nâng cao năng
lực quản lý đô thị đối với UBND các phường, xã trên địa bàn Thành phố.
Hàng năm UBND Thành phố chỉ đạo Ban ATGT Thành phố xây dựng, tổ
chức thực hiện kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, lập
kế hoạch và tổ chức ra quân thực hiện tháng an toàn giao thông trên địa bàn;
xây dựng kế hoạch và tổ chức giải tỏa các điểm lấn chiếm hành lang an toàn

giao thông, duy trì đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu vực: trọng
yếu trên địa bàn Thành phố.
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý đô thị trong lĩnh vực xây dựng:
- Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng:


11

Quy hoạch xây dựng đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian có
mục tiêu trọng tâm là nghiên cứu những vấn đề về phát triển và quy hoạch
xây dựng đô thị, các điểm dân cư kiểu đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị có
liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành nhằm giải quyết tổng
hợp những vấn đề về tổ chức sản xuất, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần và
nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân. Quy hoạch đô thị là những hoạt động định
hướng của con người có tác động vào không gian kinh tế và xã hội, vòa môi
trường tự nhên và nhân tạo, vào cuộc sống cộng đồng xã hội nhằm thỏa mãn
nhu cầu của con người.
Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị có chuyển biến rõ rệt, kiến trúc
và cảnh quan đô thị đã được quan tâm đầu tư đã xuất hiện ngày càng nhiều
các quần thể kiến trúc, mảng đô thị hiện đại, các công trình cao tầng trên địa
bàn thành phố là những điểm nhấn kiến trúc đô thị có chất lượng cao. Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư đảm bảo đúng quy hoạch.
- Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị:
Cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng nhằm nâng cao ý thức, trách
nhiệm của người dân và trách nhiệm của chính quyền các cấp; xử lý kiên
quyết những công trình vi phạm. Tập trung chỉ đạo bằng nhiều giải pháp đồng
bộ kết hợp với tuyên truyền, giáo dục; phân cấp quản lý, quy định trách nhiệm
quản lý trật tự xây dựng đô thị cho chính quyền thành phố và phường, xã... Bộ
máy và cán bộ quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị được củng cố, kiện

toàn; Thành phố có Đội Trật tự đô thị, phường, xã có tổ trật tự đô thị để tăng
cường kiểm tra và xử lý các vi phạm. Công tác cấp phép xây dựng và quản lý
xây dựng công trình theo giấy phép được tăng cường, kiểm tra thường xuyên
các công trình sau cấp phép. Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng
đô thị của nhân dân, của các chủ công trình ngày càng tốt hơn. Các cơ quan


12

báo, đài của tỉnh và thành phố đã tích cực vào cuộc, phản ánh kịp thời những
vụ việc vi phạm và góp phần đôn đốc việc xử lý vi phạm. Số lượng công trình
xây dựng được UBND thành phố cấp phép hàng năm tăng lên (năm 2012:
75%; năm 2013: 85%; từ năm 2014 đến nay đạt 95%); Số vụ vi phạm về trật
tự xây dựng có chiều hướng giảm; Nhiều công trình xây dựng vi phạm đã
được kiểm tra, xử lý: Xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công; xây dựng cơi
nới, lấn chiếm, xây dựng mới không phép; xây dựng sai với giấy phép xây
dựng.
- Công tác quản lý sử dụng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị:
Trong những năm gần đây, nhiều dự án lớn về công trình hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội được triển khai đầu tư xây dựng phần nào đáp ứng yêu
cầu phát triển của đô thị thành phố cũng như tạo cảnh quan cho đô thị:
+ Cấp nước:
Tỷ lệ cung cấp nước sạch từ nhà máy trên địa bàn khu vực nội thành
phục vụ các hộ dân là 94%, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hợp vệ sinh khu
vực nội thành đạt 100%, tỷ lệ thất thoát dưới 16,5%.
+ Thoát nước thải:
Tổng chiều dài đường cống thoát nước chính là 221,05km, các tuyến
cống chính có kích thước từ Φ600÷Φ2000mm. Mật độ đường ống thoát nước
chính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 7,31 km/km2. Các khu vực mới

xây, các khu công nghiệp tập trung đều đã xây dựng hệ thống cống riêng thoát
nước mưa. Nước thải của các nhà máy công nghiệp được xử lý theo quy định
sau đó xả ra hệ thống mương thoát nước ngoài nhà máy. Tỷ lệ các cơ sở sản
xuất mới có trạm xử lý nước thải đạt 84%.
+ Điện chiếu sáng công cộng:


13

Đã triển khai lắp đặt hệ thống chiếu sáng trên nhiều đường, phố, ngõ,
hẻm, góp phần phục vụ đời sống dân sinh của thành phố. Hệ thống chiếu sáng
công cộng được thiết kế phù hợp, hiệu quả cao, tác động tích cực đến cuộc
sống người dân, cụ thể. Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng 95%, tỷ lệ
ngõ hẻm được chiếu sáng đạt trên 89,5%. Hệ thống đèn trang trí tại các giao
lộ chính và các khu công viên trong đô thị đã và đang được triển khai, góp
phần tạo cảnh quan chung cho đô thị.
+ Thông tin liên lạc:
Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh được
trang bị hiện đại, công nghệ cao và chất lượng tương đối đồng bộ, nối mạng
hoàn chỉnh đến tất cả các đơn vị hành chính trong tỉnh Bắc Ninh. Mạng bưu
chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch
vụ bưu chính cơ bản. Các dịch vụ viễn thông và mạng thông tin di động áp
dụng phương thức truyền dẫn bằng cáp quang và vi ba nhằm cung cấp dịch vụ
tốt nhất cho khách hàng. Tổng dung lượng tăng rất nhanh, tổng số thuê bao
điện thoại di động, điện thoại cố định, internet... khu vực nội thành năm 2013
đạt 95.253 thuê bao, mật độ 40,7 thuê bao/100 dân.
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý đô thị trong lĩnh vực giao thông:
Tình hình trật tự an toàn giao thông của thành phố luôn được duy trì,
hàng năm UBND thành phố đã chỉ đạo Ban ATGT thành phố xây dựng, tổ
chức thực hiện kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, lập

kế hoạch và tổ chức ra quân thực hiện tháng an toàn giao thông trên địa bàn;
xây dựng kế hoạch và tổ chức giải tỏa các điểm lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông. Tháo dỡ lều, nán, mái che, mái vẩy; phát quang hàng nghìn cây
nằm trong hành lang an toàn đường bộ... và duy trì đảm bảo trật tự an toàn
giao thông tại tất cả các khu vực trên địa bàn Thành phố.
* Giao thông đối ngoại:


14

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn khổ 1m chạy qua
thành phố có chiều dài 8,75 km, chia thành phố thành hai khu vực Đông và
Tây. Dọc theo tuyến qua thành phố có 4 ga hành khách và ga hàng hóa: ga
Bắc Ninh, ga Thị Cầu, ga Nam Sơn, ga Phong Khê.
- Đường bộ: Trên địa bàn thành phố có tuyến quốc lộ chạy qua:
+ QL1A cũ (nay là TL295B): Chạy song song với đường sắt về phía
Đông, đoạn qua thành phố có chiều dài 9,02 km.
+ QL1 mới: Là tuyến đường mới được xây dựng, đoạn qua thành phố có
chiều dài 11,85 km, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc.
+ QL18: Đoạn qua thành phố có chiều dài 4,07 km, nối thành phố Bắc
Ninh với thành phố Uông Bí và thành phố Hạ Long.
+ QL18 mới: từ thành phố Bắc Ninh đi sân bay Nội Bài
+ QL38: Đoạn qua thành phố có chiều dài 2,87 km nối Thành phố với
huyện Thuận Thành. Ngoài ra, trên địa bàn đô thị còn có một số tuyến tỉnh lộ
như: Đường tỉnh 278, đường tỉnh 286, đường tỉnh 290.
* Giao thông đối nội:
Các tuyến giao thông chính khu vực nội thành có mặt cắt từ 14-53m,
tổng chiều dài mạng lưới khoảng 215,85 km. Kết cấu mặt đường nhựa và cấp
phối đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn giao thông và cảnh quan đô thị.
Diện tích đất giao thông chính đô thị 429,54 ha; mật độ đường chính trong

khu vực nội thành là 7,14 km/km2.
2.2.4 Thực trạng công tác quản lý đô thị trong lĩnh vực môi trường;
công viên, cây xanh, nghĩa trang:
Công tác vệ sinh môi trường; công viên, cây xanh của thành phố trong
những năm qua đã được quan tâm đúng mức, đã đạt được những kết quả nhất
định góp phần tạo nên diện mạo đô thị.
- Vệ sinh môi trường:


15

+ Cách trung tâm Thành phố 18km là Hợp phần xử lý chất thải rắn.
Được xây dựng trên diện tích 32ha, tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh. Được sử dụng công nghệ cơ học kết hợp sinh học của Cộng Hòa Liên
Bang Đức, công suất 300 tấn rác/ngày và đạt 450 tấn rác/ngày vào năm 2030,
Hợp phần này không những đã xử lý được toàn bộ phần rác thải thu gom của
Thành phố mà còn xử lý đến hơn 70% rác thải thu gom của Tỉnh. Tỷ lệ chất
thải rắn sau xử lý để chôn lấp không vượt quá 15% tổng lượng chất thải rắn
thu gom.
+ Thành phố đã tiến hành xây dựng và đưa vào xử dụng hơn 20 bãi thu
gom rác thải nông thôn tại 19 phường, xã phường nhằm tập kết rác thải khu
vực nông thôn, hướng nhân dân khu vực nông thôn vào nếp sống văn minh,
môi trường xanh, sạch, đẹp
- Công tác quản lý công viên cây xanh, nghĩa trang:
+ Công viên cây xanh: Hiện nay thành phố Bắc Ninh nhìn chung về diện
tích cây xanh toàn đô thị tương đối lớn. Một số không gian cây xanh trên địa
bàn thành phố như: Công viên Nguyễn Văn Cừ, Công viên Hoàng Quốc Việt,
Công viên Ngân Hàng, Công viên Chợ Nhớn Bắc Ninh, Công viên Hồ điều
hòa Văn Miếu, Công viên Văn Miếu, Vườn ươm công ty môi trường, Đài
tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tỉnh, Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan... Ngoài

ra có khoảng 20-25 vườn hoa nhỏ với diện tích 3.000-6.000 m2 trong các khu
đô thị mới, phù hợp với đô thị văn minh, hiện đại, phục vụ cho nhu cầu hoạt
động thể dục thể thao và vui chơi giải trí của người dân.
+ Nghĩa trang nhân dân: Trong quy hoạch tổng thể về phát triển đô thị,
thành phố Bắc Ninh đã đầu tư xây dựng khu nghĩa trang Đồng Má phục vụ
cho việc an táng người quá cố nhằm hạn chế tác động ô nhiễm môi trường và
tiết kiệm quỹ đất chuyên dùng. Tuy nhiên do ý thức tín ngưỡng và phong tục
tập quán chi phối nên việc an táng tại nghĩa trang tập trung này hầu như mới


16

chỉ dừng lại ở cư dân một số phường nội thành. Đối với các xã vùng ven như
Hòa Long, Kim Chân, Nam Sơn, mỗi khu dân cư hiện vẫn tồn tại một nghĩa
trang nhân dân riêng; trong thời gian tới sẽ từng bước ngừng sử dụng, xây
dựng thành công viên nghĩa trang. Hiện nay thành phố được Tỉnh cho phép
khảo sát mở rộng nghĩa trang nhân dân (diện tích 16,5 ha) giáp với nghĩa
trang hiện nay theo hướng xây dựng công viên nghĩa trang.
2.2.5 Thực trạng công tác quản lý đô thị trong lĩnh vực văn hóa liên
quan đến trật tự cảnh quan đô thị:
Việc tổ chức các hoạt động văn hóa như tổ chức lễ hội, các hoạt động
nghệ thuật, thể thao trên địa bàn thành phố cơ bản đúng với quy định của
pháp luật, truyền thống văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán của địa
phương, không để các hành vi lợi dụng lễ hội để tuyên truyền phản cách
mạng, hành nghề mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, không để lợi dụng hoạt
động tôn giáo để tuyên truyền trái pháp luật. Cơ bản thực hiện tốt nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã góp phần xây dựng nếp sống
văn hóa mới cho người dân thành phố.
Thành phố đã xây dựng Chương trình phối hợp chỉ đạo thực hiện Cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” giai

đoạn 2012-2015. Năm 2013, đã biên tập và phát sóng 375 chương trình phát
thanh; Thực hiện tuyên truyền và sản xuất 3 phim tài liệu về 3 xã lên phường
(Khắc Niệm, Khúc Xuyên, Phong Khê). Sản xuất 24 trang truyền hình, 07
chương trình phát thanh địa phương). Dự kiến hoàn thành lắp đặt trang thiết
bị thực hiện Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phát thanh Truyền thanh thành phố". Đưa hệ thống cổng thông tin điện tử của thành phố
chính thức đi vào hoạt động. Đời sống văn hoá của người dân hiện nay đang
dần được nâng cao. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. Về
công tác thông tin, Đài phát thanh với kỹ thuật tiên tiến và hệ thống phát


17

thanh được lắp đặt tại các khối phố, kịp thời tuyên truyền đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến cán bộ và quần chúng nhân dân,
phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương...
2.2.6. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
* Tồn tại, hạn chế:
- Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn vẫn còn
nhiều bất cập, công tác quy hoạch chưa thật sự đi trước một bước. Việc lập và
quản lý quy hoạch mới chỉ chú trọng vào các khu đô thị mới; các dự án mang
tính xã hội như quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ, khu vực nhạy cảm về
kiến trúc cảnh quan, các trục đường chính của thành phố chưa được quan tâm
đúng mức. Việc triển khai cắm mốc quy hoạch ngoài thực địa (chỉ giới đường
đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng…) và quản lý mốc giới sau quy hoạch
trên thực tế chưa được thực hiện nghiêm túc, nên việc quản lý quỹ đất, quản
lý và triển khai đầu tư xây dựng các dự án gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức
cắm mốc giới xây dựng chưa bảo đảm đúng quy định.
- Quản lý trật tự xây dựng hai bên đường phố: Việc đào đường, vỉa hè
thường xuyên xẩy ra do việc đầu tư không đồng bộ. Các dự án thuộc ngành
nào thì ngành đó quản lý thiếu sự bàn bạc để thống nhất tránh chồng chéo.

Nhà nước cấp vốn cho ngành nào thì ngành đó thi công trước cho nên hiện
tượng ngành vừa lấp đi thì ngành khác khác lại bắt đầu đào lên vẫn thường
xẩy ra. Thời gian thực hiện dự án thường kéo dài gây cản trở giao thông, ô
nhiễm môi trường.
- Tình trạng xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép vẫn xảy ra, việc kiểm
tra phát hiện chưa kịp thời, xử lý thiếu kiên quyết. Một số trường hợp vi phạm
chưa được xử lý triệt để, chưa thực sự có biện pháp kiên quyết, đã dẫn đến
tình trạng coi thường kỷ cương pháp luật


18

- Năm 2014, Thành phố đã tổ chức kiểm tra, tổng rà soát các công trình
vi phạm trật tự đô thị, lập biên bản 480 trường hợp vi phạm, xử lý đình chỉ
xây dựng 152 trường hợp. Tổ chức cưỡng chế theo quy định tại các công trình
xây dựng vi phạm tại phường Võ Cường, Thị Cầu, Vũ Ninh và Đại Phúc. Các
xã chậm triển khai cấp phép xây dựng cho các hộ gia đình ở nông thôn dẫn tới
việc xây dựng không phù hợp với quy hoạch, còn xẩy ra nhiều trường hợp
xây dựng trên đất 03.
- Trật tự hè phố nhìn chung chưa đi vào nề nếp; tình trạng tái lấn chiếm
hè phố để kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra; việc quảng cáo còn chưa đúng
theo quy định còn mang tính tự phát; các mái che, mái vẩy, lều bạt lắp dựng
trái quy định vẫn tồn tại cản trở việc đi lại, sinh hoạt bình thường của nhân
dân và làm xấu không gian đô thị như các tuyến đường phố: Ngô Gia Tự,
Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Gia Thiều, Trần Hưng Đạo… trên một số đường
phố, vật liệu, chất thải xây dựng, rác thải sinh hoạt tồn đọng cả ngày gây ô
nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị: Đường Ngô Tất Tố, Hoàng Hoa
Thám, Nguyễn Cao, Ngọc Hân Công Chúa…; nhiều hộ gia đình bám mặt phố
chưa có ý thức chấp hành về trật tự đô thị như dựng xe trên vỉa hè, lòng
đường không đúng quy định gây lộn xộn mất mỹ quan đô thị; xâm phạm, lấn

chiếm các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; tình trạng đào bới lòng đường,
vỉa hè không đúng giấy phép; treo biển quảng cáo, dán tờ rơi không đúng quy
định; tự ý xây cầu cho xe cơ giới lên vỉa hè...., không tự vệ sinh đường phố,
thậm chí còn xả rác ngay phía trước nơi ở của mình, coi đây là trách nhiệm
hoàn toàn của các đơn vị dịch vụ công.
- Kết cấu hạ tầng ở một số phường chưa đồng bộ, ô nhiễm môi trường
khu vực nông thôn chưa được xử lý kịp thời có chiều hướng gia tăng, quy
hoạch xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Quản lý xây dựng, trật tự an
toàn giao thông, vệ sinh môi trường chưa chặt chẽ. Nhận thức, ý thức chấp


19

hành pháp luật về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường của một bộ phận cán bộ và
nhân dân chưa thực sự chuyển biến tích cực, chưa trở thành nề nếp, nét đẹp
văn hoá đô thị.
- Công tác vệ sinh môi trường: Bãi đổ rác không ổn định, đã quá tải gây
nhiều khó khăn cho công tác thu gom rác. Công tác thu gom rác chưa triệt để
100% về khối lượng, trong các khối xóm, dân cư, nơi công cộng vẫn còn tồn
tại rác thải gây ô nhiễm môi trường, đổ rác chưa đúng giờ, đúng điểm qui
định, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, gây sự khó chịu cho nhân dân và
người tham gia giao thông.
Nhiều trường hợp đổ chất thải xây dựng ra khu vực công cộng; xe chở
vật liệu xây dựng rơi vãi trên đường phố; xe ô tô, xe buýt đỗ, dừng trái quy
định chưa được xử lý kịp thời. Tình trạng họp chợ trên đường phố, trưng bày
hàng hoá, quảng cáo sai quy định, lấn chiếm vỉa hè gây mất trật tự đô thị,
không đảm bảo vệ sinh môi trường còn diễn ra ở nhiều nơi.
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở các xã chưa được đầu tư
nhiều; chưa tổ chức được khu chăn nuôi tập trung, ô nhiễm môi trường ở khu
vực nông thôn có chiều hướng ra tăng.

- Công tác quản lý trật tự giao thông: Tai nạn giao thông trên địa bàn
thành phố vẫn xẩy ra, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tính mạng, vật chất cho
con người và xã hội; cơ sở hạ tầng giao thông còn bất cập, thiếu đồng bộ; ý
thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa cao; công tác
quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, công tác đảm bảo TT ATGT chủ yếu dựa
vào lực lượng chức năng là chính, chưa có sự vào cuộc của các cấp các ngành
từ thành phố xuống địa phương.
- Tình hình TT ATGT đường bộ trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến
phức tạp, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến
phố ngày một gia tăng, nhất là phương tiện xe ô tô, xe gắn máy tập trung vào


20

các giờ cao điểm, ngày lễ, tết. Tình trạng người tham gia giao thông vi phạm
trật tự an toàn giao thông trên các tuyến phố, các tuyến đường như: Không đội
mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, lạng lách đánh võng, uống rượu
bia quá nồng độ qui định; ô tô dừng đỗ không đúng qui định. Các hành vi vi
phạm hành lang an toàn giao thông như lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh
doanh, tập kết vật liệu xây dựng, họp chợ vẫn xẩy ra.
- Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, có nhiều trường hợp thắc
mắc, khiếu kiện; tình trạng sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất, xây
dựng nhà trên đất nông nghiệp (đất 03)... vẫn còn diễn ra.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Thành phố Bắc Ninh là thành phố trẻ (được công nhận đô thị loại III
và năm 2007) tốc độ đô thị hóa nhanh, điểm xuất phát về kinh tế còn thấp, kết
cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ; Thành phố đang trong quá trình
phát triển đô thị hóa cùng một lúc phải giải quyết nhiều công việc trong điều
kiện khó khăn về nguồn lực, chất lượng nhân lực.

+ Nguồn lực về kinh tế của thành phố: Tài nguyên khoáng sản, vị trí địa
lý, nguồn lực về con người chưa đáp ứng cho sự phát triển của đô thị.
+ Cơ chế, chính sách ưu đãi giành cho thành phố chưa cao.
+ Một số quy hoạch xây dựng của tỉnh trên địa bàn tiến độ chậm: Khu đô
thị DABACO Vạn An; Dự án mở rộng công viên nghĩa trang Thành phố, Trụ
sở UBND Thành phố… đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển đô thị.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy từ thành phố đến cơ sở chưa
triệt để, hiệu quả chưa cao; hệ thống chính trị chưa thật sự vào cuộc; việc cụ
thể hóa các nghị quyết, chỉ thị còn chậm. Một số lĩnh vực quản lý nhà nước
còn thiếu quyết liệt, chồng chéo, hiệu quả thấp; vi phạm trong QLĐT, đất đai,


21

vệ sinh môi trường, kết cấu hạ tầng đô thị chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm.
Công tác quản lý nhà nước và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức phường, xã
còn nhiều hạn chế, đôi khi thực hiện nhiệm vụ chưa tốt. Sự phối hợp giữa các
cơ quan chuyên môn, các ban, ngành, đoàn thể với cơ sở hiệu quả chưa cao,
còn đùn đẩy, né trách trách nhiệm. Một số cán bộ còn thiếu rèn luyện, ý thức
trách nhiệm chưa cao…
+ Công tác tuyên truyền chưa được chú trọng đúng mức, chưa duy trì
thường xuyên; hình thức - nội dung - cách làm đơn điệu, dàn trải, không có
trọng tâm, trọng điểm, chưa tạo được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo
các tầng lớp nhân dân.
+ Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp tốc độ phát
triển đô thị; thiếu các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội
thiết yếu như: chợ, bãi đỗ xe tĩnh, khu vui chơi giải trí, bãi tập kết rác tạm
thời, nhà máy xử lý rác công nghệ cao, trạm xử lý nước thải.
+ Tốc độ đô thị hoá nhanh, tổ chức bộ máy quản lý trật tự đô thị chưa

đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội, năng lực cán bộ, năng lực
quản lý của các cấp chính quyền chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã
hội.
+ Một số UBND phường, xã còn né tránh, buông lỏng, chưa thường
xuyên kiểm tra xử lý các vi phạm; Cấp ủy đảng và chính quyền phường, xã
chưa thực sự vào cuộc, coi công tác QLĐT là của thành phố. Bên cạnh đó, ý
thức chấp hành quy định về quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường của
người dân đô thị còn hạn chế. Cư dân đô thị phần lớn chưa thoát khỏi tư duy
tiểu nông, chưa sẵn sàng với cơ chế đô thị; những cán bộ được đào tạo về
chuyên môn QLĐT từ thành phố đến phường, xã cũng chưa đáp ứng được
mức độ đòi hỏi của khối lượng công việc. Việc quan tâm giải quyết các vấn
đề đô thị của chính quyền các cấp chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả, cùng


22

với quyền lực được giao của chính quyền đô thị trong công tác quản lý còn
nhiều hạn chế. Lực lượng tham gia làm công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi
phạm còn thiếu và chưa đáp ứng được theo yêu cầu nhiệm vụ. Đội trật tự đô
thị chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn còn chưa phù hợp với thực tế, gặp khó
khăn trong công việc; tinh thần, ý thức trách nhiệm chưa được nâng cao.
+ Tổ chức bộ máy quản lý trật tự đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
nhanh chóng của xã hội; một số trường hợp vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi
trường chưa được phát hiện, xử lý kịp thời; có trường hợp vi phạm xử lý thiếu
kiên quyết, thậm chí một số trường hợp thiếu công khai, minh bạch; việc phối
hợp giữa các cơ quan, đơn vị, UBND phường, xã chưa đạt sự đồng bộ, hiệu
quả cao.
+ Sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành của thành phố với UBND
phường, xã chưa chặt chẽ, còn đùn đẩy trách nhiệm.
2. 3. Nội dung cụ thể Đề án cần thực hiện:

* Về lĩnh vực xây dựng:
- Thực hiện quy hoạch nhà ở, đất ở khu vực nông thôn hợp lý, xây dựng
môi trường sống tốt và điều kiện làm việc thuận tiện theo tiêu chí xây dựng
nông thôn mới, văn minh, hiện đại và thân thiện.
- Vận động các cơ quan, đơn vị và nhân dân nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật trong việc xây dựng nhà các công trình.
- Vận động nhân dân tham gia xã hội hóa các công trình công cộng.
- Chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và
tham gia quản lý, khai thác các công trình hạ tẩng kỹ thuật đô thị.
* Về lĩnh vực giao thông:
- Cung cấp xe đẩy, bán hàng cho người dân có nhu cầu bán hàng rong và
phải quy định rõ ràng những địa điểm được bán và không được bán.


23

- Nghiêm cấm các hành vi làm mái che, mái vẩy trước trụ sở cơ quan,
cửa hàng kinh doanh; xử lý triệt để hiện tượng lấn chiếm vỉa hè để sử dụng
vào mục đích khác ngoài việc dành cho người đi bộ, đồng thời phải bố trí các
điểm giữ xe công cộng phù hợp, đúng qui định.
- Hoàn chỉnh hệ thống biển báo hiệu đường bộ và kết cấu hạ tầng giao
thông trên địa bàn Thành phố;
- Xã hội hóa việc lát đá vỉa hè các trục đường trung tâm cảu Thành phố.
* Về lĩnh vực văn hóa:
- Tăng cường, hợp tác, giao lưu văn hóa tới các vùng, miền trong cả
nước và bạn bè quốc tế.
- Nâng cao được nhận thức của các cấp, các nghành và của toàn xã hội
về nếp sống văn minh đô thị; có thói quen hành sử theo pháp luật về QLĐT.
- Thường xuyên mở các cuộc thi với những chủ đề về văn hóa như:
“phong trào nghìn việc tốt; sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh…)
* Về công tác quản lý môi trường, cây xanh:
Thành lập các tổ tự quản về sinh môi trường tại các khu phố, có cam kết
phối hợp thống nhất giữa tổ thu gom rác với tổ dân phố về giờ thu gom rác,
đồng thời có biện pháp phân loại rác. Yêu cầu các hộ gia đình không để rác
thải trước cửa nhà và vỉa hè, đổ rác thải đúng giờ lên xe thu gom rác;
- Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải tại
các phường, xã.
- Vận động các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố vào
chiều thứ 6 hàng tuần tổ chức dọn vệ sinh trong đơn vị và phần vỉa hè trước
cổng.
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án:
2.4.1. Về lĩnh vực xây dựng:


24

* Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng:
- Quản lý tốt quy hoạch xây dựng chi tiết thành phố Bắc Ninh và vùng
phụ cận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu trước mắt là thực
hiện Dự án mở rộng công viên nghĩa trang Thành phố; Khu hành chính tập
trung Thành phố; Công trình nhà văn hóa Thành phố; lát đá toàn bộ vỉa hè các
trục đường chính trung tâm;... Tăng cường việc lập, phê duyệt quy hoạch xây
dựng, nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch: cần ưu tiên bố trí các nguồn vốn:
từ ngân sách và các nguồn vốn khác để đầu tư lập quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và quy hoạch chi tiết
điểm dân cư nông thôn, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước
để làm cơ sở cho việc giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, xem xét
chấp thuận đầu tư các dự án và cấp giấy phép xây dựng. Quy hoạch xây dựng
phải sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội để nâng cao tính khả thi của đồ án.
- Tăng cường nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng trong đó đưa
thiết kế đô thị vào nội dung của quy hoạch chỉnh trang, cải tạo và xây dựng
mới đô thị coi công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đường phố là nhiệm vụ
không thể thiếu trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.
- Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch: Tổ chức thực hiện đồng bộ
các biện pháp: Công bố, công khai quy hoạch xây dựng tại những nơi công
cộng, và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, thực hiện
và giám sát việc thực hiện quy hoạch; Tổ chức tiến hành cắm mốc giới theo
đúng quy định. Quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng bằng việc cấp phép xây
dựng đến tận các công trình.
* Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị:
- Tập trung tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về
xây dựng; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của


×