Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.29 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT PHÚ BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HÒA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:

/BC-THTH

Tân Hòa, ngày…tháng….năm 2017

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
* Thuận lợi:
Trường Tiểu học Tân Hòa thuộc xóm Vực Giảng – Tân Hòa – Phú Bình – Thái Nguyên.
- Nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện Phú Bình, Phòng GD&ĐT, sự quan
tâm ủng hộ của Đảng uỷ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương và Hội cha mẹ học
sinh.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên luôn đoàn kết, nhiệt tình trách nhiệm, tâm huyết với
nghề, có ý tức vươn lên, hết lòng vì học sinh, được phụ huynh học sinh và nhân dân tin tưởng.
- Chi bộ Đảng, các đoàn thể phát huy vai trò làm chủ, cùng chính quyền quản lý chỉ đạo thực
hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Luôn
quan tâm tới việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và ngày càng có những bước chuyển
mới tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực
công tác, đời sống kinh tế, xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị của nhà trường, địa phương. Các hoạt động thực hiện công tác bình đẳng
giới bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ, công tác bình đẳng giới ngày càng có
những bước chuyển mới.


* Khó khăn:
- CSVC của nhà trường vẫn còn nhiều thiếu thốn.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên hợp đồng nhiều, GV cao tuổi còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp
vụ, sử dụng công nghệ thông tin.
- Tuy là trường trung tâm của huyện song số học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, học sinh có
hoàn cảnh éo le, học sinh khuyết tật còn nhiều, chính vì vậy phần nào ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


1. Công tác ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật
Hàng năm nhà trường đã cụ thể hóa các văn bản, chỉ thị về bình đẳng giới do cấp trên phát
động. Đồng thời, lập kế hoạch và triển khai công tác thi hành luật bình đẳng giới, tháng hành
động bình đẳng giới…triển khai tới 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường.
2. Công tác quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
luôn được nhà trường quan tâm chú trọng và đẩy mạnh, được lồng ghép với nhiều hình thức
và nội dung khác nhau về các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước liên quan đến công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện đồng bộ, thường xuyên với những nội
dung, hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm của nhà trường đã góp phần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của mọi người đối với công tác bình đẳng giới; quan tâm, chăm lo cho hoạt
động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
3. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình
đẳng giới tại nhà trường
Cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ của nhà trường thường xuyên
được kiện toàn, phù hợp với thực tế của nhà trường.
4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới

Nhà trường luôn chú trọng công tác tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực và bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng lồng ghép giới cho các đồng chí Ban chấp hành Công đoàn, cán bộ
Đoàn. Tích cực tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác
bình đẳng giới do trên phát động
5. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở đơn vị
Nhà trường luôn tích cực bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức cho cán bộ phụ trách công
tác bình đẳng giới, luôn sát sao trong việc kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, xử lý vi
phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới, trong đó
có Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bình đẳng giới.
6. Công tác đảm bảo thực hiện các quy định bình đẳng giới trong công tác tổ chức và hoạt
động tại nhà trường
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trường TH Thị trấn Hương Sơn hiện nay với sự quan tâm về bình đẳng giới nên đội ngũ Cán
bộ Giáo viên làm công tác quản lý chiếm đa số cụ thể là: 01 nữ là Hiệu trưởng; 01 nữ là Phó
Hiệu trưởng, 4/4 tổ trưởng là nữ; 01 tổng phụ trách, 01 Bí thư ĐTN và 01 Phó bí thư ĐTN là
nữ; 100% Ban chấp hành Công đoàn là nữ.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT BÌNH
ĐẲNG GIỚI
1. Việc triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo từng lĩnh vực quy
định tại Luật
Việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đã giúp cho số lượng và chất lượng đội
ngũ cán bộ nữ làm công tác quản lý tăng lên rõ rệt và động viên sự cống hiến của đội ngũ giáo
viên nữ trong toàn trường.
2. Cơ chế, chính sách thúc đẩy bình đẳng giới tại Nhà trường
Trong những năm qua nhìn chung chưa có cơ chế, chính sách cụ thể nào được áp dụng trong
nhà trường. Tuy nhiên nhà trường luôn quan tâm, chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe, động

viên khích lệ kịp thời và thường xuyên đến đội ngũ giáo viên nữ.
3. Công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản tại nhà trường
Nhà trường làm tốt công tác lồng ghép việc tuyên truyền luật bình đẳng giới vào trong các
văn bản, cuộc họp hội đồng, họp chuyên môn và các văn bản chỉ đạo khác trong các năm học.
4. Công tác thống kê số liệu có tách biệt giới trong từng lĩnh vực tại nhà trường
Hằng năm, nhà trường làm tốt công tác thống kê số liệu có tách biệt giới trong các bảng biểu,
kế hoạch và báo cáo của nhà trường một cách cụ thể, rõ ràng.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Đánh giá tóm tắt các kết quả đạt được tại nhà trường
Sau 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới: Đội ngũ cán bộ nữ tăng lên rõ rệt và năng lực công
tác tốt; hàng năm số giáo viên dạy giỏi các cấp đều chiếm tỷ lệ cao. Tham gia các hội thi do
Phòng giáo dục và cấp trên tổ chức đều đạt được giải cao, trong đó đội ngũ cán bộ nữ tham
gia dự thi là chủ yếu.
Hiện tại việc thực hiện bình đẳng giới đã có tác động tốt đến sự phát triển chung của nhà
trường, chất lượng cuộc sống của các cá nhân và các gia đình tăng lên rõ rệt.
2. Những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện các quy định trong Luật
Bình đẳng giới tại nhà trường
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Các giải pháp hoàn thiện thể chế
- Đề nghị Ban VSTBPN cấp trên tổ chức tập huấn về kỹ năng hoạt động cho các thành viên
Ban VSTBPN cấp trường.
- Ban VSTBPN cấp trên thực hiện xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng hoạt động cho cơ
sở.
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật bình đẳng giới tại đơn vị
Về tổ chức bộ máy, biên chế tại đơn vị: Cần tính qui ra tiết cho người làm công tác về bình
đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
Về nguồn kinh phí thực hiện bình đẳng giới tại đơn vị: Thực tế gần như chưa có khoản kinh

phí nào dành cho hoạt động này của nhà trường nên công tác hoạt động còn chưa hiệu quả,
vậy cần có các văn bản chỉ đạo cụ thể của các cấp có thẩm quyền cho vấn đề này.
Trên đây là Báo cáo tổng kết công tác bình đẳng giới của Trường TH Tân Hòa. Rất mong
được sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thể nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật
chất tinh thần của nữ nhà giáo, tạo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực đời
sống văn hóa, xã hội, tạo cơ hội để phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực của đời sống văn hóa,
tham gia và hưởng thụ bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, nâng cao vị thế của phụ nữ.
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT(b/c);
- Lưu VT.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×