Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

báo cáo tổng kết 10 năm PCGDTHCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.02 KB, 10 trang )

UBND XÃ HÁT LỪU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ ĐẠO PCGD THCS Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:13/BC-UBND. Hát Lừu ngày 25 tháng 09 năm 2010
BÁO CÁO
Tổng kết quá trình thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở
xã Hát Lừu từ năm 2001 đến 2010
Thực hiện nghị quyết 41/QH 10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8.
Chỉ thị số 61/CT-TW ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ chính trị về việc
trình thực hiện Phổ cập giáo dục (PCGD) Trung học cơ sở (THCS).
Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của chính phủ.
Các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh Ủy- Hội đồng nhân dân - UBND tỉnh -
Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Yên Bái , Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - UBND
huyện Trạm Tấu.
Ban chỉ đạo PCGD THCS xã Hát Lừu đánh giá kết qủa thực hiện 10 năm
thực hiện PCGD THCS giai đoạn 2001- 2010 như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
I/ Đặc điểm tình hình
Xã Hát Lừu là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của Huyện Trạm Tấu- Tỉnh
Yên Bái. Là xã có truyền thống cách mạng từ lâu đời, nằm cách trung tâm huyện
khoảng 3,5km với 5 thôn bản.
Địa bàn rộng, có nhiều đồi núi sông suối chia cắt nên việc đi lại tương đối
khó khăn. Toàn xã có: 605 hộ với 2852 nhân khẩu ( Nguồn PCGDTHCS) 100% bà
con là người dân tộc thiểu số.
Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống của người dân còn
nhiều khó khăn, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Những
năm gần đây, nhờ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, đời sống kinh tế tuy có nâng
lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với các xã trong huyện.
Xã Hát Lừu hiện có 01 trường THCS, 02 trường tiểu học. Chất lượng giáo


dục ở các bậc học của xã trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực,
ổn định về số lượng và chất lượng đào tạo. Số học sinh khá giỏi ở các cấp và học
1
sinh lên lớp thẳng ngày càng cao. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm.
Phong trào thi đua trong các trường được đẩy mạnh.
Công tác PCGD THCS là nhiệm vụ quan trọng mà toàn Đảng toàn dân thực
hiện nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nguồn nhân lực nội tại, khai thác tiềm
năng sẵn có góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Với ý
nghĩa quan trọng đó Ban chỉ đạo PCGD THCS. Quyết tâm thực hiện duy trì, giữ
vững công tác PCGD THCS.
II/ Công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng , HĐND, UBND
1. Văn bản chỉ đạo của tỉnh:
Sau khi tiếp thu các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, tỉnh,
Huyện Ủy - UBND huyện, Ban chỉ đạo PCGD THCS huyện, Đảng Uỷ - UBND xã
đã đề ra chương trình hành động. Nghị quyết, kế họach của Ban chỉ đạo về việc
thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, tỉnh, huyện, Đảng ủy - UBND xã đã
triển khai sâu rộng từ trong nội bộ Đảng - Đoàn thể quần chúng nhân dân quán triệt
nhận thức tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục THCS nhằm nâng cao
trình độ dân trí. Đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, ban ngành,
đoàn thể các cấp. Đặc biệt là đối với các trường học chủ động làm công tác tham
mưu trong công tác PCGDTHCS. Đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế – văn hóa - xã hội của xã.
2. Tổ chức chỉ đạo của UBND xã.
Xã đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo PC GDTHCS hàng năm có kiện
toàn Ban chỉ đạo khi có thay đổi nhân sự. Ban chỉ đạo xã phân công trách nhiệm
các thành viên trong Ban chỉ đạo xuống các thôn bản; đồng thời chỉ đạo các thôn
bản, Hiệu trưởng các trường học cơ sở, Tiểu học thực hiện tốt các Nghị quyết
Trung ương, tỉnh, huyện trong công tác PCGD.
Chỉ đạo Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS xã thường xuyên kiện toàn
BCĐ , phân công trách nhiệm cho từng thành viên – Trưởng ban chỉ đạo là Chủ

tịch UBND xã. Tổ chức xây dựng kế họach, sơ kết theo từng quí, năm; hàng năm
tổng kết và triển khai các công việc thực hiện công tác phổ cập GDTHCS trong
thời gian tiếp theo.
Chỉ đạo cho Ban chỉ đạo xã, hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS hàng
năm tiến hành phúc tra cập nhật trình độ văn hóa thanh thiếu niên trong độ tuổi từ
11 – 18 tuổi cập nhật số liệu hoàn chỉnh và hoàn thành các lọai hồ sơ biểu mẫu
ngay từ đầu năm. Trên cơ sở có trình độ văn hóa đã được điều tra tiến hành vận
động mở lớp phổ cập THCS hoàn tất chương trình để dự thi tốt nghiệp hoặc xét tốt
nghiệp từng kỳ hàng năm.
Những thuận lợi và khó khăn sau trong quá trình thực hiện công tác
PCGDTHCS :
2.1/. Thuận lợi:
2
Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương đẩy mạnh công tác CMC – Sau
XMC – PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGDTHCS, tỉnh Ủy, UBND tỉnh, huyện
Ủy, UBND huyện có các văn bản cụ thể hóa công tác PCGD THCS trên địa bàn
tòan tỉnh và huyện.
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS xã Hát Lừu đã triển khai các văn bản
kịp thời đến cán bộ đảng viên, nhân dân trong xã và chuẩn bị điều kiện cho các lớp
CMC- Sau XMC- PCGD tiểu học đúng độ tuổi và THCS ra lớp, tiến hành tổ chức
ra lớp giảng dạy đúng thời gian quy định.
Các đơn vị trường học trong xã đã thể hiện vai trò nòng cốt của mình trong
việc vận động học viên ra lớp, tích cực làm công tác tham mưu với cấp Ủy và
chính quyền địa phương nhằm tạo mọi điều kiện để các đơn vị hòan thành nhiệm
vụ.
Nhân dân lao động và con em trong xã với tinh thần chịu khó, ham học tập
nâng cao trình độ, hiểu biết để vận dụng vào vào cuộc sống, lao động sản xuất và
xây dựng quê hương.
Ban chỉ đạo PCGDTHCS xã được kiện toàn kịp thời với thành phần cơ cấu,
đối tượng phối hợp phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra và nhiệt tình với phong trào đã

góp phần từng bước đưa công tác PCGDTHCS đi vào chiều sâu và hiệu quả cao.
Các đơn vị trường học đã làm tốt công tác tham mưu Đảng ủy, chính quyền
phối hợp các ngành, đoàn thể và huy động toàn lực lượng xã hội tham gia có hiệu
quả. Xác định công tác PCGDTHCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
các đơn vị, coi đó cũng là một trong những tiêu chí thi đua từng đơn vị, từ đó nó
cũng là động lực cho phong trào duy trì và phát triển giáo dục.
2.2. Khó khăn.
Địa bàn xã qúa rộng có nhiều đồi núi, sông suối, nên việc đi lại gặp rất nhiều
khó khăn nhất là vào mùa mưa. Phần lớn học sinh là con em gia đình nghèo, thu
nhập bình quân đầu người còn thấp, việc huy động học sinh còn gặp nhiều khó
khăn. Đội ngũ cán bộ giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau, nên
việc dạy các lớp phổ cập bị hạn chế.
Nhận thức của một bộ phận nhân dân nhất là các hộ nghèo, nơi hẻo lánh về
việc học tập còn hạn chế, tư tưởng ngại học, mặc cảm trong đối tượng thanh thiếu
niên ( độ tuổi 15 đến 18) khá phổ biến.
Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học tuy giảm nhưng vẫn còn cao so với chỉ tiêu
quy định hàng năm của ngành giao.
Ban chỉ đạo phổ cập của xã thường xuyên thay đổi do tình hình công tác của
địa phương.
III. Công tác tham mưu của ngành giáo dục .
1. Phát triển mạng lưới giáo dục:
1.1/ Phát triển mạng lưới giáo dục.
3
- Từ 2000 – 2005 toàn xã có 2 trường PTCS đến 2006 xã tách ra thành 2 trường
TrH gồm: Trường Tiểu học là trường TH Lê Hồng Phong và trường TH Nguyễn
Bá Ngọc ; 2 trường THCS là Trường THCS Lý Tự Trọng (Bản Hát )và trường
THCS Tô Hiệu(Bản Lừu ); và 01 trung tâm học tập cộng đồng. Năm 2009 – Xã sát
nhập 2 trường THCS lấy tên : Trường THCS Lý Tự Trọng.
- Hiện toàn xã có 2 trường TH và 1 trường THCS, 1 TTHTCĐ, 2 trường TH đã
được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

1.2 Cơ sở vật chất thiết bị.
Hiện toàn xã có 02 trường tiểu học, 01 trường THCS với 2 điểm trường được
bố trí rộng khắp trên địa bàn xã tạo thuận lợi cho việc đi lại học tập của học sinh.
Các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học được bổ sung tạo điều kiện tốt cho
Giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập.
- Tiểu học: Có 15 phòng học, trong đó : phòng học cấp III: 15.
- THCS: Có 20 phòng học cấp III.
- Riêng các phòng chức năng, phòng thư viện, phòng thư viện tại các nhà
trường hiện nay chưa có. Hầu hết phải dùng phòng học để thực hiện nên rất khó
khăn .
2. Đội ngũ giáo viên:
*/ Năm học 2010 - 2011 toàn xã có 63 cán bộ giáo viên tiểu học và THCS .
Trong đó :
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy tiểu học: 24 đ/c, số giáo viên đạt chuẩn: 24
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy THCS: 24 đ/c, giáo viên đạt chuẩn: 23
- Tất cả các cán bộ giáo viên, nhân viên trong xã đều tích cực tham gia công
tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Cơ cấu giáo viên làm công tác PCGDTH và PCGDTHCS trong xã có 05 cán
bộ nhưng điều là kiêm nhiệm.
Tổng số cán bộ giáo viên là Đảng viên 2 cấp trong toàn xã 38 đồng chí
trong đó đảng viên nữ 25 đồng chí.
3. Việc huy động, tổ chức giảng dạy các lớp PCGD THCS:
- Năm 2001 xã chỉ đạo tập trung tổ chức điều tra cập nhật đối tượng Phổ
cập giáo THCS ( 15-18 tuổi).
- Năm 2002: Toàn xã huy động được 134 học viên ra lớp
- Năm 2003: Toàn xã huy động được 126 học viên
Tốt nghiệp năm 2003 là:123 học viên
- Năm 2004: Toàn xã huy động được 67 học viên
4
Tốt nghiệp năm 2004 là: 18 học viên

- Năm 2005: Toàn xã huy động được 59 học viên
Tốt nghiệp năm 2005 là: 59 học viên
- Năm 2006: Không còn học viên trong hệ bổ túc
- Năm 2007: Không còn học viên trong hệ bổ túc
- Năm 2008: Không còn học viên trong hệ bổ túc
- Năm 2009: Không còn học viên trong hệ bổ túc
- Năm 2010: Không còn học viên trong hệ bổ túc
Tính chung từ năm 2001 đến nay đã huy động được : 252 học viên
IV. Kinh phí hỗ trợ chương trình PCGD THCS.
Trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của chương trình
PCGDTrHCS , của chính quyền địa phương cũng như sự đóng góp của nhân dân,
Kinh phí chi cho công tác phổ cập THCS theo từng năm là:
*Năm 2002:
- Chiết tính giảng dạy và quản lý cấp:……………
*Năm 2003:
- Chiết tính giảng dạy và quản lý cấp:…………..
*Năm 2004:
- Chiết tính giảng dạy và quản lý cấp: ………….
* Từ năm 2005 đến 2010 đơn vị không có nhận kinh phí do không mở lớp.
* Công chung từ khi thực hiện PCGDTHCS đến nay:
- Xã đã hỗ trợ cho công tác PCGDTHCS : ………..đồng.
V. Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục THCS:
1. Kết quả các tiêu chí từ năm 2001 đến 2010:
a. Tiêu chuẩn chống mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học.
* Công tác chống mù chữ:
- Năm 2001:
Tổng số người trong độ tuổi từ 15 đến 35: 712 người
Số người biết chữ trong độ tuổi: 703 người
Đạt tỷ lệ : 98,7%
- Năm 2010:

Tổng số người trong độ tuổi từ 15 đến 35: 1333 người
Số người biết chữ trong độ tuổi: 1333 người
Đạt tỷ lệ :100 %
* Công tác phổ cập giáo dục tiểu học :
+ Đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học: .
+ Tổng số trẻ em 6 tuổi : 649
5

×