Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

rủi ro trong đầu tư dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.45 KB, 6 trang )

 Khái niệm về rủi ro:
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với những rủi ro, đó là điều không
thể tránh khỏi.
Rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của đối tượng sử dụng và gây ra những
thiệt hại về thời gian, vật chất, tiền của, sức khỏe, tính mạng con người.
Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau và do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra. Có
những rủi ro do môi trường tự nhiên như rủi ro do lũ lụt, động đât, khô hạn, gây thiệt hại
lớn về của cải, vật chất và tính mạng con người; có những rủi ro do môi trường kinh tế –
xã hội, chính trị gây ra như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh làm
ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người; có những rủi ro do bản thân hoạt động của
con người gây ra như rủi ro do tai nạn hoặc rủi ro thua lỗ do trình độ quản lý, trình độ
kinh doanh yếu kém; có những kỹ thuật lạc hậu dẫn đến hậu quả là năng suất lao động
thấp, giá thành sản phẩm cao hoặc có những rủi ro do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây rồi
như rủi ro hao mòn vô hình quá lớn, không kịp thu hồi vốn đầu tư (VĐT) trong trang thiết
bị máy móc thiết bị và tài sản cố định (TSCĐ), các rủi ro này thường xuất hiện trong lĩnh
vực sản xuất đặc biệt là lĩnh vực sản xuất xây dựng (XD). Hầu hết các rủi ro xảy ra đều
nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người.
Nói đến rủi rủi ro, bất định không thể không nhắc tới Frank Knight (1895-1973) – nhà
khoa học, nhà kinh tế học người Mỹ. Ông có đóng góp quan trọng vào phương pháp luận
của kinh tế học cũng như đối với việc định nghĩa và giải thích chi phí xã hội. Đóng góp
lớn nhất của ông đối với kinh tế là tác phẩm rủi ro, sự không chắc chắn và lợi nhuận
(1921). Có thể coi ông là trong những nhà khoa học hiện đại đầu tiên nghiên cứu sâu về
rủi ro và bất định. Mục tiêu cơ bản của ông là giải thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh
doanh dưới dạng một hàm số của rủi ro bất định. Vào thời kỳ của ông, đây không phải là
một vấn đề mới mà ngược lại nó đã được một nhà khoa học trước đó nói tới khi nghiên
cứu về mối quan hệ trong sở hữu đất đai. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại
phát triển, sự nghiên cứu của Frank Knight đã có tác dụng gắn kết những vấn đề về mặt
lý thuyết giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vĩ mô. Ban đầu, khi đưa ra những khái niệm và sự
phân biệt giữa rủi ro và bất định, F.Knight đã nhận được sự phản đối gay gắt của các nhà
khoa học thời đó (do bối cảnh của nền kinh tế lúc đó) nhưng dần dần các nghiên cứu của
ông đã có sức thuyết phục lớn và được thừa nhận do đã giải thích được mối liên hệ về


mặt lý thuyết giữ thị trường và các xí nghiệp kinh doanh .
Có rất nhiều khái niệm khác nhau của các nhà khoa về rủi ro nhưng chủ yếu được phân
thành hai nhóm.
Theo một số nhà khoa học, rủi ro là tình trạng xảy ra một số biến cố bất lợi nhưng có thể
đo lường được bằng xác suất. Cụ thể:
Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được .
Theo Irving Pfeffer, rủi ro là những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất .
Theo Marilu Hurt McCarty, rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai
có thể xác định được .

Phần mềm Primavera Risk Analysis cua Oracle là một phần mềm quản lý hiệu quả các rủi
ro trong quá trình thi hành dự án.
Oracle | Primavera Risk Analysis là giải pháp phân tích rủi ro toàn diện, tích hợp với giải


pháp quản lý rủi ro tiến độ và chi phí. Phần mềm này cung cấp cho các doanh nghiệp một
phương tiện toàn diện để xác định mức độ thành công của dự án cùng với các ứng dụng
nhanh gọn để định đoạt những kế hoạch dự phòng khi cần thiết. Nhờ đó các nhà quản lý
sẽ có được tầm nhìn mang tính khách quan với những thay đổi bất ngờ về ngân sách, chi
phí, tiến độ cũng như phân tích được hiệu quả về chi phí cho kế hoạch dự phòng. Tất cả
những thay đổi trên đều được kết hợp dựa trên nền tảng là “điều chỉnh rủi ro trong tiến
độ” mà ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn trong quá trình lập kế hoạch thực hiện dự án.
/>
Phân tích độ nhạy
2. Phân tích hòa vốn
3. Những phương pháp phân tích rủi ro dựa trên xác suất
4. Mô phỏng
5. Cây quyết định
6. Phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp


Phân tích rủi ro trong dự án đầu tư?
Phân tích rủi ro trong Dự án đầu tư thường có các bước như sau:
- Tổng hợp thông tin thị trường (liên quan mục đích đầu tư).
- Lập ma trận (swotd), so sánh lợi thế và yếu điểm.
- Đánh giá tình hình đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng.
- Dự báo tình huống diễn biến của thị trường tương lai.
- Các tác động ảnh hưởng ngành, tác động tình hình tài chính, chính trị..v.v.
- Sự tương thích giữa nhu cầu thị trường và sản phẩm Dự án, chiến lược của Dự án.
- Các yếu tố rủi ro khác (môi trường, thời tiết, địa lý..v.v.).
Riêng về phần mềm bạn hỏi. Theo mình biết thì có lẽ bạn phải đặt mua tại các DN
chuyên viết phần mềm chứ không gặp trên thị trường.
Bạn có thể vào Google tìm kiếm qua mạng thử xem.

PHÂN TÍCH RỦI RO


1. Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis)
Định nghĩa: Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố có tính bất
định (VD: MARR, chi phí, thu nhập, tuổi thọ dự án,…) đến:
· Độ đo hiệu quả kinh tế của các phương án so sánh, và
· Khả năng đảo lộn kết luận về các phương án so sánh, nghĩa là từ đáng giá trở thành
không đáng giá và ngược lại. Nói một cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ
“nhạy cảm” của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một hay một số tham số đầu
vào.
Nếu biến nào thay đổi mà không ảnh hưởng đến kết quả thì các biến này không được
dùng trong phân tích rủi ro. è Phân tích độ nhạy giúp người ra quyết định trả lời câu hỏi
“What …If” (Cái gì sẽ xảy ra nếu như) Ví Dụ: Aûnh hưởng của suất chiết khấu MARR
đến NPV
Mô hình phân tích độ nhạy thuộc loại mô hình mô tả, kết quả của mô hình sẽ cung cấp
thêm thông tin có liên quan cho người ra quyết định để lựa chọn phương án hoặc yêu cầu

phải tổ chức thêm về một số tham số kinh tế nào đó. Trong phân tích độ nhạy cần đánh
giá được biến số quan trọng, là biến số có ảnh hưởng nhiều đến kết quả và sự thay đổi
của biến số có nhiều tác động đến kết quả.
Nhược điểm của phân tích độ nhạy:
· Chỉ xem xét từng tham số trong khi kết quả lại chịu tac động của nhiều tham số cùng
một lúc.
· Không trình bày được xác suất xuất hiện của các tham số và xác suất xảy ra của các kết
quả.
Ghi chú: Có thể thực hiện phân tích độ nhạy theo một tham số trên EXCEL bằng cách sử
dụng bảng phân tích một chiều với các lệnh DATA à TABLE.
2 Phân tích độ nhạy theo nhiều tham số (Scenario Analysis) - Còn được gọi là phân
tích các tình huống (Scenario Analysis).- Để xem xét khả năng có sự thay đổi tương tác
giữa sự thay đổi của các tham số kinh tế, cần phải phân tích độ nhạy của nhiều tham số.
Phương pháp tổng quát trong trường hợp này tạo thành các vùng chấp nhận và vùng bác
bỏ
Trong VD về bán hàng thì - trường hợp tốt nhất là : + giá bán cao nhất + giá mua thấp
nhất - trường hợp xấu nhất là: + giá bán thấp nhất + giá mua cao nhất Nếu trong trường
hợp xấu nhất mà TIỀN LỜI > 0 thì nên thực hiện PA Ghi chú: Có thể thực hiện phân tích
độ nhạy theo hai tham số trên EXCEL bằng cách sử dụng bảng phân tích hai chiều với
các lệnh DATA à TABLE


3 Phân tích rủi ro (Risk Analysis)
a. Phân tích rủi ro theo phương pháp giải tích Phân tích rủi ro là phân tích mô tả các ảnh
hưởng đối với độ đo hiệu quả kinh tế của các phương án đầu tư trong điều kiện rủi ro.
Mô hình tổng quát của bài toán phân tích rủi ro Giả sử ta có m phương án Ai (i = 1,m)
mang tính loại trừ lẫn nhau và có n trạng thái Sj (j = 1,n). Nếu ta chọn phương án Ai và
trạng thái xảy ra là Sj thì ta sẽ có một kết quả Rij. Trong phân tích rủi ro, chúng ta biết
được xác suất để cho các trạng thái Sj xảy ra là Pj ; còn trong điều kiện bất định chúng ta
không xác định được Pj.

Mô hình tổng quát của bài toán phân tích rủi ro
Trạng thái Sj Phương án Ai S1 S2 … Sj … Sn
A1 R11 R12 … R1j … R1n
A2 R21 … … … … …
…………………
Ai Ri1 … … Rij … Rin
…………………
Am Rm1 … … … Rmn
Xác suất của các trạng thái Pj P1 P2 … Pj … Pn
b. Phân tích rủi ro theo phương pháp mô phỏng MONTE - CARLO
Mô phỏng MONTE – CARLO, còn gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê (Method of
Statistics) là một phương pháp phân tích mô tả các hiện tượng có chứa yếu tố ngẫu nhiên
(như rủi ro trong dự án) nhằm tìm ra lời giải gần đúng.Mô phỏng được sử dụng trong
phân tích rủi ro khi việc tính toán bằng cách giải tích quá phức tạp, thậm chí không thực
hiện được – chẳng hạn: chuỗi CF là một tổ hợp phức tạp của nhiều tham số có tính chất
ngẫu nhiên phải ước tính qua dự báo như: số lượng bán, giá bán, tuổi thọ, chi phí vận
hành, …
Vì vậy việc ước lượng phân phối xác suất của chuỗi dòng tiền tệ rất khó khăn, nhất là khi
các biến ngẫu nhiên đó lại tương quan với nhau. Trong trường hợp này, sử dụng phương
pháp mô phỏng sẽ đơn giản hơn nhiều.Thực chất của mô phỏng MONTE CARLO là lấy
một cách ngẫu nhiên các giá trị có thể có của các biến ngẫu nhiên ở đầu vào và tính ra
một kết quả thực nghiệm của đại lượng cần phân tích.Quá trình đó lặp lại nhiều lần để có
một tập hợp đủ lớn các kết quả thử nghiệm. Tính toán thống kê các kết quả đó để có các
đặc trưng thống kê cần thiết của kết quả cần phân tích (E, Cv).


Quản lý rủi ro là một phần trong việc lập kế hoạch dự án nhằm xác định những nguy cơ
chủ yếu, từ đó xây dựng các kế hoạch phòng chống hay giảm thiểu những tác động bất
lợi.
Trên thực tế có hai hình thức quản lý rủi ro: (1) giả định khả năng xảy ra sự cố nào đó có

thể ảnh hưởng xấu đến kế hoạch hay lịch trình và (2) thừa nhận rằng không thể dự báo tất
cả mọi sự cố bất lợi.
Có thể không cần lập kế hoạch đối phó với những sự cố bất ngờ, mà biện pháp duy nhất
là thiết lập một cơ cấu quản lý vững chắc có thể đối phó với bất kỳ sự cố nào. Chương
này tập trung vào hình thức quản lý rủi ro đầu tiên, còn hình thức thứ hai sẽ được đề cập
ở phần sau.
Theo nghĩa truyền thống, hình thức quản lý rủi ro theo kiểu giả định khả năng xảy ra sự
cố có ba mục tiêu chính yếu sau đây:
1. Nhận biết và xác định mức độ của các nguy cơ rủi ro
2. Có hành động phòng tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro chính
3. Triển khai kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ và xử lý những thất bại có thể xảy ra
Nhận biết và xác định mức độ của các nguy cơ rủi ro
Cách rõ ràng nhất để đối phó với rủi ro là kiểm định một cách có hệ thống tất cả những
việc có thể diễn biến sai lệch trong dự án của bạn. Việc kiểm định rủi ro gồm ba bước
sau:
1. Thu thập ý kiến khách quan. Quan điểm của mọi người về rủi ro thường có sự khác
biệt đáng kể. Một số người có khả năng thấy trước những mối nguy hiểm mà người khác
hoàn toàn bỏ qua. Bằng cách trò chuyện với nhiều người như các thành viên trong nhóm
dự án, nhân viên thuộc các phòng ban trong công ty, khách hàng, nhà cung ứng… bạn có
thể thu thập được một số thông tin có giá trị. Chẳng hạn, một nhà cung ứng có thể tiết lộ
với nhà quản lý dự án phát triển sản phẩm rằng đối thủ của anh ta đang nghiên cứu sản
phẩm tương tự, và quá trình hoạt động của đối thủ có vẻ nhiều triển vọng hơn. Có khả
năng đối thủ sẽ đánh bại anh ta để chiếm lĩnh thị trường.
2. Nhận diện các rủi ro nội bộ. Bố trí nhân sự mỏng cũng có thể là một nguyên nhân gây
rủi ro. Ví dụ, quyết định về hưu của một nhân vật then chốt có thể khiến cho dự án quan
trọng sụp đổ. Nhân viên kiểm tra chất lượng có chuyên môn kém lại là một nguồn gốc rủi
ro khác. Công việc kém chất lượng của họ có thể bỏ sót những sản phẩm bị lỗi khiến
công ty phải thu hồi sản phẩm, giải quyết kiện tụng, thậm chí còn thất bại trong công tác
quan hệ công chúng.
3. Nhận diện các rủi ro bên ngoài công ty. Rủi ro bên ngoài có thể hiện diện dưới hình

thức một công nghệ mới đang trỗi dậy khiến dòng sản phẩm mới của bạn trở nên lỗi thời.


Sự thay đổi quy chế có thể là một rủi ro khác. Có rất nhiều rủi ro bên ngoài và chúng
thường là những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, một số công ty công nghệ lớn còn duy trì các bộ
phận “tin tức tình báo kinh doanh” để nhận diện sớm những mối đe dọa này.
Khi kiểm định rủi ro, bạn hãy đặc biệt chú ý đến những lĩnh vực có nhiều khả năng gây
tổn hại cho dự án nhất. Tùy theo từng dự án mà các lĩnh vực này có thể bao gồm các vấn
đề như sức khỏe và môi trường, các bước đột phá kỹ thuật, sự biến đổi về kinh tế và thị
trường, mối quan hệ với khách hàng và nhà cung ứng... Hãy tự hỏi liệu dự án dễ bị tác
động bất lợi nhất ở khía cạnh nào. Sau đó, bạn hãy xem xét các câu hỏi sau: Những điều
tồi tệ nhất có thể phát sinh trong các lĩnh vực này là gì? Những rủi ro nào có nhiều khả
năng xảy ra nhất?
Phương pháp định lượng rủi ro
Việc kiểm định có thể phát hiện ra vô số rủi ro cho dự án của bạn. Tất nhiên, một số rủi
ro có vẻ nguy hiểm hơn những rủi ro khác – tức là khả năng gây tổn thất của chúng sẽ
cao hơn. Bên cạnh đó lại có một số rủi ro nhiều khả năng xảy ra hơn các nguy cơ khác.
Do đó, có hai yếu tố liên quan đến rủi ro mà bạn cần phải xem xét là (1) khả năng gây tác
động bất lợi và (2) khả năng xảy ra. Bạn có thể sử dụng hai yếu tố này để xác định mức
độ ưu tiên trong danh sách kiểm định của bạn. Sau đây là bốn bước kiểm định rủi ro:
1. Ước tính tác động tiêu cực của mỗi rủi ro. Hãy biểu thị ước tính này dưới dạng tiền tệ.
Ví dụ: “Việc chậm trễ một tháng sẽ làm chúng ta tiêu tốn 25.000 đô la”.
2. Quy khả năng xảy ra rủi ro về tỷ lệ phần trăm (từ 0% đến 100%). Ví dụ: “Khả năng có
thể chậm trễ một tháng là 40%”.
3. Nhân lượng tác động được biểu thị bằng tiền với số phần trăm khả năng có thể xảy ra.
Ví dụ: 25.000 đô la x 0,4 = 10.000 đô la. Trên thực tế, tác động được biểu thị bằng tiền sẽ
được tính bằng khả năng mà tác động đó có thể xảy ra.
4. Sắp xếp thứ tự danh sách kiểm định theo giá trị ước tính.
Một danh sách được sắp xếp theo thứ tự sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những rủi ro mà bạn
phải đương đầu.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×